Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 337:1986 về cát xây dựng - phương pháp lấy mẫu (năm 1986) (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: TCVN 337:1986
- Loại văn bản: TCVN/QCVN
- Cơ quan ban hành: ***
- Ngày ban hành: 30-11--0001
- Ngày có hiệu lực: 30-11--0001
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-01-1970
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 0 ngày (0 năm 0 tháng 0 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 01-01-1970
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 337: 1986
TUYỂN TẬP TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG CỦA VIỆT NAM TẬP X PHƯƠNG PHÁP THỬ CỐT LIỆU XÂY DỰNG
CÁT XÂY DỰNG - PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU
Sand for construction works - Method of sampling
Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 337 : 1970. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu cát và quy định chung về tiến hành thử.
1. Lấy mẫu thử
1.1. Mẫu cát dùng để kiểm tra chất lượng cát được lấy từ các lô cát.
Trên các bãi khai thác, lô cát là khối lượng cát do một cơ sở sản xuất trong một ngày và được giao nhận cùng một lúc. Nếu cát được sản xuất theo từng cỡ hạt riêng biệt thì lô cát là khối lượng cát của cùng một cỡ hạt được sản xuất trong một ngày.
Lô cát tại các kho được quy định với khối lượng không quá 500T (350m3)
1.2. Lấy mẫu ban đầu
1.2.1. Trên các băng chuyền mẫu ban đầu được lấy theo định kỳ từ 0,5 đến l giờ và lấy trên suốt chiều ngang băng chuyền cát. Nếu cát đồng nhất thì thời gian giữa hai lần lấy có thể kéo dài hơn.
1.2.2. Mẫu ban đầu của cát chứa trong kho được lấy từ nhiều điểm khác nhau theo chiều cao đống cát từ đỉnh xuống tới chân, sao cho mẫu lấy ra đại diện cho cả lô cát.
Nếu cát ở trong các bể chứa thì phải lấy cả trên mặt và dưới đáy bể. Mỗi lô cát lấy từ 10 đến 15 mẫu ban đầu.
1.3. Các mẫu ban đầu sau khi đã lấy theo mục l.2 được gộp lại, trộn kỹ và rút gọn theo phương pháp chia tư hoặc phương pháp chia đôi mẫu bằng thùng chứa có máng nhỏ để được mẫu trung bình. Khối lượng mẫu trung bình không ít hơn 40 kg.
1.3.1. Rút gọn mẫu theo phương pháp chia tư. Đổ cát lên một tấm kính hay đĩa tròn, san phẳng và kẻ hai đường thẳng vuông góc để chia mẫu thành bốn phần đều nhau. Lấy hai phần bất kỳ đối đỉnh nhau, gộp lại làm một. Sau đó lại trộn kỹ và rút gọn như trên cho tới khi đạt được khối lượng cần thiết.
1.3.2. Rút gọn mẫu bằng thùng chứa có hai máng nhỏ theo hình vẽ. Đổ mẫu cát vào thùng chứa, san phẳng rồi mở máng cho cát chảy theo hai phía ra ngoài. Dùng một nửa (khối lượng cát của một máng) để tiếp tục rút gọn như thế cho tới khi đạt được khối lượng cần thiết kích thước mỗi máng nhỏ phải lớn hơn l,5 lần kích thước hạt cát lớn nhất.
1.4. Từ mẫu trung bình theo l.3 lấy ra mẫu thí nghiệm cho từng chi tiết theo bảng sau:
Cho phép xác định nhiều chỉ tiêu từ một mẫu thử nếu trong quá trình thử tính chất của cát không bị thay đổi.
Tên phép thử |
Khối lượng mạt mẫu thí nghiệm |
1.Xác định thành phần khoáng vật
2. Xác định khối lượng riêng 3. Xác đinh khối lượng thể tích xốp và độ xốp 4. Xác đinh độ ẩm 5. Xác đinh hàm lượng cỡ hạt và mô đun độ lớn... 6. Xác đinh hàm lượng chung bùn, bụi sét 7. Xác đinh hàm lựơng sét... 8. Xác đinh hàm lượng tạp chết hữu cơ 9. Xác định hàm lượng sunfua trioxit (SO3) 10. Xác đinh hàm lượng mica... |
Đảm bảo khối lượng mẫu đối với từng cỡ hạt theo TCVN 338:86 0,03 5-10 (tuỳ theo hàm lượng sỏi chứa trong cát).
1 2 2 0,5 0,25 0,40 0,30 |
Thí dụ:
Dùng mẫu cát sau khi đã xác định khối lượng thể tích để xác định tiếp các chỉ tiêu hàm lượng cỡ hạt và hàm lượng chung bùn, bụi, sét.
Khối lượng cát còn lại được dùng làm mẫu lưu.
1.5. Mẫu cát được cân chính xác đến 0,1%.
1.6. Khối lượng không đổi của mẫu khi sấy trong tủ từ l05 đến 1100C, là khối lượng mà hiệu số giữa hai lần cân kế tiếp nhau, không lớn hơn 0,1% khối lượng mẫu. Thời gian hai lần cân kế tiếp nhau không nhỏ hơn 3 giờ.
1.7. Trước khi tiến hành thí nghiệm phải để các thiết bị thử, cát và nước có nhiệt độ phòng rồi mới thử.