Tiêu chuẩn ngành 20 TCN 104:1983 về quy phạm kỹ thuật thiết kế đường phố, đường quảng trường đô thị (năm 1983) (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 20 TCN 104:1983
- Loại văn bản: TCVN/QCVN
- Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựng
- Ngày ban hành: 08-01-1983
- Ngày có hiệu lực: 30-11--0001
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 30-11--0001
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Ngày hết hiệu lực: 30-11--0001
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
TIÊU CHUẨN NGÀNH
QUY PHẠM KỸ THUẬT THIẾT KẾ ĐƯỜNG PHỐ, ĐƯỜNG QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ
(Ban hành theo Quyết định số 08BXD/KHKT ngày 8/1/1983 của Bộ Xây dựng)
I. QUY TẮC CHUNG
I.1. Quy phạm kỹ thuật thiết kế đường phố, đường, quảng trường đô thị để thiết kế mới và thiết kế cải tạo đường phố, đường quảng trường các đô thị. Quy phạm này xác định các yêu cầu và chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể để thiết kế chi tiết các tuyến đường phố, đường và quảng trường trong đề án quy hoạch đô thị.
Chú thích:
1) Đô Thị: Tên chung cho thành phố, thị xã, thị trấn
2) Đường phố: Là đường trong đô thị, hai bên có xây dựng nhà cửa, phục vụ nhân dân đi lại, sinh hoạt (được gọi là phố)
3) Đường: Là đường trong đô thị, hai bên không xây dựng nhà cửa, phục vụ giao thông vận tải là chủ yếu (đường nối giữa các xí nghiệp, kho tàng, bến bãi....)
1.2. Với những đô thị chưa có quy hoạch mà vẫn phải tiến hành cải tạo hoặc làm mới đường phố, đường, quảng trường thì căn cứ theo chức năng và các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của chúng ghi trong nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt mà tiến hành thiết kế theo quy phạm này.
1.3. Quy phạm có các yêu cầu và chỉ tiêu cụ thể để thiết kế những phần cơ bản của đường phố, đường, quảng trường của đô thị; những phần cơ bản đó bao gồm:
- Phần xe chạy
- Đường giao nhau và quảng trường
- Hè phố và đường đi bộ
- Đường xe đạp
- Cây xanh
- Bãi đỗ xe, trạm dừng xe ôtô công cộng, bến ôtô công cộng
- Hệ thống công trình ngầm
- Thoát nước mưa
- Thoát nước ngầm
1.4. Phân loại đường phố, đường và quảng trường theo các chỉ tiêu vận doanh, khai thác và qui hoạch; và việc xác định tổng chiều rộng đường phố, đường trong phạm vi đường đó (chỉ giới xây dựng) được tiến hành theo” Tiêu chuẩn và qui phạm thiết kế quy hoạch, xây dựng đô thị” hiện hành.
1.5. Khi thiết kế đường phố, đường và quảng trường ở những vùng có địa hình, địa chất thủy văn đặc biệt (vùng đầm lầy, vùng hang động cas – tơ, qua sông ngòi, núi cao...) phải xét tới các yêu cầu của quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng.
1.6. Nội dung, trình tự tiến hành thiết kế, xét duyệt các quy định mới hoặc cải tạo công trình đường phố, quảng trường của đô thị phải tuân theo trình tự kiến thiết cơ bản quy phạm trong các văn bản hiện hành của Nhà nước.
1.7. Phân biệt áp dụng các yêu cầu và chỉ tiêu kỹ thuật khi xây dựng mới và cải tạo:
Với các công trình làm mới, phải tôn trọng đầy đủ các yêu cầu và chỉ tiêu kỹ thuật. Tùy theo điều kiện về đầu tư vốn và yêu cầu sử dụng mà có thể thiết kế thành một đợt hay nhiều đợt (phân kỳ xây dựng)
Với các công trình cải tạo, thường bị nhà cửa, công trình... có sẵn khống chế, cần có phương án so sánh về kinh tế, kỹ thuật để quyết định chọn các chỉ tiêu thích hợp. Cần phải chú ý hết sức hạn chế cách giải quyết tạm thời không phù hợp quy cách chung, không chú ý tới cái yếu tố kỹ thuật của cấp, đường, quảng trường, và vi phạm các điều kiện kỹ thuật của các loại công trình khác nằm trên đường.
1.8. Phân loại đường phố và đường của đô thị theo chức năng giao thông và tốc độ tính toán. Xem bảng 1
Bảng 1
Loại đường phố |
Cấp đường phố đô thị |
Chức năng chính của đường, phố |
Tốc độ tính toán (km/h) |
|
Đường cao tốc |
Xe chạy tốc độ cao, liên hệ giữa các khu của đô thị loại I, giữa các đô thị và các điểm dân cư trong hệ thống chùm đô thị. Tổ chức giao thông khác cao độ |
120 |
Đường phố các đô thị |
Đường phố chính cấp I |
Giao thông liên tục, liên hệ giữa các khu nhà ở, khu công nghiệp và các trung tâm công cộng nối với đường cao tốc trong phạm vi đô thị. Tổ chức giao nhau khác cao độ. |
100 |
|
Đường phố chính cấp II |
Giao thông có điều khiển liên hệ trong phạm vi đô thị giữa các khu nhà ở khu công nghiệp và trung tâm công cộng đối với đường phố chính cấp I Tổ chức giao nhau khác cao độ |
80 |
Cấp khu vực |
Đường khu vực |
Liên hệ trong giới hạn của nhà ở, nối với đường phố chính cấp đô thị. |
60 |
|
Đường vận tải |
Vận chuyển hàng hóa công nghiệp và vật liệu xây dựng ngoài khu dân dụng, giữa các khu công nghiệp và khu kho tàng bến bãi. |
80 |
Đường nội bộ |
Đường khu nhà ở |
Liên hệ giữa các tiểu khu , nhóm nhà với đường khu vực (không có giao thông công cộng) |
60 |
|
Đường khu công nghiệp, và kho tàng |
Chuyên chở hàng hóa công nghiệp và vật liệu xây dựng trong giới hạn khu công nghiệp, khu kho tàng, nối ra đường vận tải và các đường khác |
60 |
|
Ngõ phố tiểu khu. |
Liên hệ trong giới hạn tiểu khu. |
|
|
Đường xe đạp |
Giao thông bằng xe đạp, đi tới nơi làm việc, xí nghiệp, trung tâm công cộng, khu nghỉ ngơi.... |
|
|
Đường đi bộ |
Người đi bộ tới nơi làm việc, cơ quan, xí nghiệp, nơi nghỉ ngơi giải trí và bến xe ô tô công cộng |
|
Chú thích:
1. Phân loai đường phố, đường như trên chỉ áp dụng cho các đô thị loại I, các đô thị loại II, III không có loại đường cao tốc và đường phố chính loại I. Các đô thị loại IV tùy theo tính chất và qui mô dân số có thể lấy chiều rộng của đường phố chính của đô thị tương đương với đường khu vực hay đường khu nhà ở có cùng số dân (*).
2. Tốc độ tính toán ở các đô thị miền núi cho phép giảm bớt:
- Với đường phố chính và đường khu vực : V = 60 km/h
- Với đường nội bộ: V = 30 km/h
1.9. Phân loại quảng trường của đô thị theo chức năng – xem bảng 2.
Bảng 2
Loại quảng trường |
Chức năng của quảng trường |
Quảng trường chính |
Nơi đi bộ đến công trình công cộng và làm chỗ mít tinh, duyệt binh trong những ngày hội, ngày lễ |
Quảng trường trước các công trình công cộng (sân TDTT, triển lãm, cửa hàng ...) và các địa điểm tập trung công cộng. |
Nơi giao thông công cộng và người đi bộ tới nơi công trình cộng cộng, nơi bố trí đến nơi xe ô tô công cộng và bãi đổ xe. |
Quảng trường trước cầu quãng trường giao thông |
Để phân luồng xe chạy, bố trí chỗ giao nhau cùng độ cao, khác độ cao, tổ chức đầu mối giao thông |
Quảng trường trước ga |
Nơi để xe và hành khách đi tới công trình giao thông đối ngoại, nơi tổ chức giao thông cùng độ cao và khác độ cao, bố trí bến xe công cộng và bãi đỗ xe |
Quảng trường đầu mối các công trình giao thông |
Nơi bố trí công trình công cộng, công trình giao thông ngoài và trong đô thị công trình chuyển tiếp các phương tiện giao thông khác. |
(*) Cấp hạng của đô thị xem “Qui phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế đồ án qui hoạch xây dựng đô thị”.
Điều 1.10. Đô thị được phân theo qui mô dân số như sau:
Loại |
Tính chất đô thị |
Quy ước dân số |
I |
Đô thị đặc biệt |
Trên 500.000 dân |
II |
Đô thị rất lớn |
Từ 300.000 – 500.000 dân |
III |
Đô thị lớn |
Từ 150.000 – 300.000 dân |
IV |
Đô thị trung bình |
Từ 50.000 – đến 150.000 dân |
V |
Đô thị nhỏ |
Từ 20.000 đến 50.000 dân |
Chú thích: khi xét thấy cần thiết, UBND thành phố Hà Nội và UBND thành phố Hồ Chí Minh cùng với Bộ Xây dựng có thể đệ trình Nhà nước duyệt mốt số tiêu chuẩn cho phù hợp với tính chất đặc biệt của 2 đô thị này .
1.10. Kích thước mặt bằng của quảng trường, sơ đồ tổ chức giao thông trên quảng trường và các qui định về xây dựng xung quanh quảng trường phải lấy phù hợp với thiết kế qui hoạch chung của toàn đô thị.
1.11- Xác định kích thước và dạng mặt cắt ngang của đường, đường phố phải căn cứ vào:
- Cấp loại đường, đường phố.
- Tính chất và lưu lượng tính toán của tất cả các loại phương tiện giao thông và lưu lượng đi bộ trên đường phố, đường.
- Cách tổ chức phân luồng xe chạy
- Cách bố trí hệ thống công trình ngầm
- Địa hình, địa chất thủy văn của khu xây dựng
- Công trình xây dựng 2 bên đường
- Các yêu cầu về thoát nước mưa, thoát nước ngầm, vệ sinh....
- Trồng cây xanh.
- Chiếu sáng đường, đường phố.
1.12. Trên mặt cắt ngang của đường phố gồm có: phần xe chạy, hè phố, đất trồng cây xanh, cột điện chiếu sáng, biển báo tổ chức giao thông. Khi cần thiết còn có: dải để đạt công trình ngầm, dải giành cho xe điện, dải phân cách giao thông giữa các chiều khác nhau và cho giao thông địa phương, đường xe đạp, đường cho xe thô sơ đi riêng, dải trồng cây chống ồn, chống bụi....
1.13. Tại những đô thị còn tồn tại loại xe thô sơ (xe bò kéo, xe ba gác) tùy theo mật độ các loại phương tiện, chiều rộng đường hiện có mà từng đô thị qui định biện pháp tổ chức giao thông thích hợp trên nguyên tắc bảo đảm an toàn và ưu tiên tốc độ xe cơ giới.
1.14. Để giải quyết giao thông quá cảnh qua đô thị của đường giao thông ngoài đô thị nên chọn những đường phố có lưu lượng giao thông địa phương nhỏ
Khi giao thông địa phương chiếm hơn 30% giao thông quá cảnh, phải thiết kế thêm dải xe chạy phụ hoặc bố trí thêm đường phố (hoặc đường) theo hướng song song.
1.15. Khi thiết kế đường phố, đường phải có phần thiết kế chiều đứng phù hợp với giai đoạn trước mắt và tương lai theo qui định hoặc san nền chiều đứng toàn khu vực, toàn đô thị.
II . PHẦN XE CHẠY CỦA ĐƯỜNG PHỐ, ĐƯỜNG VÀ QUẢNG TRƯỜNG
2.1. Phần xe chạy của đường phố, đường và quảng trường tùy theo (thành phần) qui mô, tốc độ và điều kiện tổ chức an toàn xe chạy có thể thiết kế thành 1 dải chung, hoặc thiết kế thành những dải riêng biệt ngăn cách dành cho từng loại phương tiện, từng cấp độ, hoặc từng chiều chuyển động.
TỐC ĐỘ TÍNH TOÁN
2.2. Tốc độ tính toán khi thiết kế phần xe chạy lấy theo bảng 1 (Điều 1 – 8)
Chú thích:
1. Tốc độ tính toán trong chỉ dẫn là tốc độ của xe đơn
2. Với các đô thị ở vùng núi, tốc độ tính toán được giảm bớt xem ở Điều 1 – 8
CHIỀU RỘNG LÀN XE VÀ SỐ LÀN XE
2.3. Chiều rộng phần xe chạy của đường phố, đường và quảng trường xác định theo tính toán lưu lượng xe dự kiến cho tương lai và khả năng thông hành của một làn xe, nhưng không được nhỏ hơn trị số ghi ở bảng 4.
Bảng 4
Cấp , loại đường phố, đường |
Chiều rộng một làn xe (m) |
Số làn xe hai chiều |
Dải ngăn cách giữa phần xa chạy với bó vỉa (m) |
|
Tối thiểu |
Kể cả dự trữ |
|||
Đường cao tốc |
3,75 |
6 |
8 |
100 |
Cấp đô thị |
|
|
|
|
Đường phố chính cấp I |
3,75 |
6 |
8 |
0,75 |
Đường phố chính cấp II |
3,75 |
4 |
6 |
0,50 |
Cấp khu vực |
|
|
|
|
Đường khu vực |
3,75 |
4 |
6 |
|
Đường – vận tải |
3,75 |
2 |
4 |
|
Cấp nội bộ |
|
|
|
|
Đường khu nhà ở |
3,75 |
2 |
4 |
|
Đường khu công nghiệp kho tàng |
3,75 |
2 |
4 |
|
Ngõ phố |
Xem chi tiết các điều 2-5, 2-14 |
|||
Đường xe đạp |
Xem chi tiết phần V – Đường xe đạp. |
Chú thích:
1- Chiều rộng của làn xe trong phần xe chạy làng tính theo sự thông qua của phương tiện xe ô tô đi một hàng dọc theo một chiều
2 - Số xe tối thiểu của làn xe theo chỉ dẫn chưa kể đến làn xe để làm chỗ đỗ tạm thời. Dải đất dự trữ được sử dụng trồng cây xanh.
3- Lưu lượng xe chạy trong tương lai lấy theo dự kiến của quy hoạch dài hạn của đô thị. Nếu chưa đủ căn cứ để dự kiến thì phải quy định trong nhiệm vụ thiết kế được phệ duyệt.
2.4. Phần xe chạy của đường phố, đường của các đô thị chưa phát triển giao thông công cộng mà phương tiện giao thông chủ yếu là xe đạp, cho phép tính đổi xe đạp về xe ô tô tính toán để xác định chiều rộng (tính theo bội số của số làn xe ô tô).
Nếu kết quả tính toán lớn hơn trị số ghi ở bảng 4 thì lấy bằng, và phải có biện pháp tổ chức giao thông xe đạp và xe cơ giới để đảm bảo an toàn và phát huy tốc độ của các loại phương tiện.
2.5. Khi tiến hành phân kỳ xây dựng, đợt đầu cho phép chiều rộng phần xe chạy với đường phố chính có ô tô buýt chạy 2 chiều giảm xuống 9,00m; các đường phố chính không có ô tô buýt giảm xuống 6,00m.
Với các đường khác còn lại giảm xuống 3,50m và có bố trí chỗ tránh xe, đỗ xe tạm thời.
2.6. Chiều rộng phần xe chạy tại quảng trường phải tính đến thành phần và qui mô vận tải trên các hướng dẫn tới, các tổ chức giao thông tại quảng trường.
Riêng với quảng trường giao thông vòng xuyến liên tỉnh, tự điều chỉnh chiều rộng của phẩn xe chạy lấy trong khoảng 10,50 ÷ 14,00m có xét tới các luồng rẽ phải cắt qua. Trên quảng trường không được đỗ xe, nếu cần thiết bố trí trạm đỗ xe công cộng thì cho phép mở rộng thêm phần xe chạy và bố trí gianh giới của trạm đỗ phải rõ ràng, tách biệt với phần xe chạy của quảng trường.
KHẢ NĂNG THÔNG XE
2.7. Khả năng thông xe của một làn xe xác định theo tính toán phụ thuộc vào loại phương tiện giao thông, tốc độ tính toán, độ dốc dọc, số lượng làn xe, lưu lượng giao thông của một làn, số xe rẽ phải, số xe rẽ trái...
Để tính toán gần đúng khả năng thông xe của một làn cho phép áp dụng theo bảng 5
Bảng 5
Loại phương tiện |
Số lượng xe thông qua tối đa, gần đúng cho một làn xe theo một chiều (xe/h) |
||
Khi giao nhau khác độ cao |
Khi giao nhau cùng độ cao |
||
Đường cao tốc |
Đường phố chính |
||
Ô tô du lịch |
1200-1500 |
1000-1200 |
600-700 |
Ô tô vận tải |
600-800 |
500-650 |
300-400 |
Ô tô buýt |
200-300 |
150-250 |
100-150 |
Ô tô điện |
|
110-130 |
70-90 |
Chú thích: Khả năng thông xe với đường giao nhau cùng cao độ xác định với điều kiện có đèn tín hiệt ở chỗ giao nhau và không có xe rẽ trái.
2.8. Khi tính khả năng thông xe phải đổi các phương tiện giao thông khác nhau về loại xe tiêu chuẩn (xe du lịch) và áp dụng các hệ số qui đổi dưới đây:
- Ô tô du lịch;
- Ô tô vận tải các cấp tải trọng sau:
Dưới 2 tấn: Trên 2 đến 5 tấn: Trên 5 đến 8 tấn: Trên 8 đến 14 tấn: Trên 14 tấn: - Xe ô tô có kéo rơ moóc: - Ô tô buýt: - Ô tô điện: - Ô tô buýt và ô tô điện có khe nối co dãn: - Mô tô: - Xe đạp, xe máy: |
1,5 2,0 3,0 3,5 3,5 6,0 2,5 3,0 4,0 0,5 0,3 |
2.9. Khả năng thông xe của phần xe chạy có nhiều làn xe phải xét đến hệ số phân phối giao thông, phụ thuộc vào số làn xe cùng chiều – xem bảng 6
Bảng 6:
Làn xe chạy cùng chiều |
Hệ số phân phối giao thông |
|
Cho từng làn xe |
Cho toàn phần xe chạy |
|
Làn xe thứ nhất |
1,0 |
1,0 |
Làn xe thứ hai |
0,9 |
1,9 |
Làn xe thứ ba |
0,8 |
2,7 |
Làn xe thứ tư |
0,8 |
3,5 |
2.10. Trên đường phố chính, tại những chỗ giao nhau có điều kiện cần phải mở rộng phần xe chạy trêm một làn xe ở mỗi bên với chiều dài không nhỏ hơn 50m kể từ vạch dừng xe trước đèn tín hiệu. Làn xe mở rộng này cho phép lấy đất của dải phân cách, dải cây xanh.
TẦM NHÌN TRÊN BÌNH ĐỒ VÀ MẶT CẮT DỌC
2.11. Tầm nhìn trên bình đồ và mặt cắt dọc phải đảm bảo không nhỏ hơn các trị số ghi trong bảng 7.
Bảng 7
Loại đường, đường phố |
Tầm nhìn tối thiểu |
|
Một chiều |
Hai chiều |
|
Đường cao tốc |
175 |
350 |
Đường phố chính cấp I |
140 |
280 |
Đường phố chính cấp II |
140 |
200 |
Đường khu vực |
100 |
200 |
Đường vận tải |
100 |
200 |
Đường khu nhà ở |
75 |
150 |
Đường khu công nghiệp, kho tàng |
75 |
150 |
Ngõ phố |
40 |
80 |
Chú thích:
1) Tầm nhìn lấy theo điều kiện vị trí của điểm nhìn (mắt người lái xe) ở độ cao 1,2m trên làn xe ngoài cùng bên phải và cách mép phần xe chạy (mép bó vỉa) khoảng cách 1,5m
2) Phạm vi không gian đảm bảo nhìn phải được thể hiện các hồ sơ thiết kế đường phố, đường, quảng trường; không cho phép xây dựng công trình và trồng cây cao quá 0,5m trong phạm vi này.
2.12. Với đường phố cải tạo, do khống chế bởi các công trình và với các đường phố làm mới do khống chế địa hình, nếu có căn cứ kinh tế kỹ thuật cho phép giảm trị số tầm nhìn ghi trong bảng 7 phù hợp tốc độ tính toán được chấp nhận. Và khi đó phải có biển báo để đảm bảo an toàn giao thông.
BÁN KÍNH CONG TRÊN BÌNH ĐỒ
2.13. Ở các chỗ chuyển hướng, trục tim phần xe chạy của đường phố đường được nối cong điều đặn, bán kính cong đều phải theo loại đường phố, đường, tốc độ thiết kế, đặc điểm địa hình và các điều kiện tại chỗ khác, ... được chọn trong phạm vi các trị số ghi trên bảng 8.
Bảng 8
Loại đường, đường phố |
Bán kính đường cong bình đồ (m) theo trục tim |
|
Tối thiểu |
Nên dùng |
|
Đường cao tốc |
600 |
3.000-5000 |
Đường phố chính cấp I |
400 |
2.000-5.000 |
Đường phố chính cấp II |
250 |
1.000-5.000 |
Đường khu vực |
250 |
1.000-5.000 |
Đường vận tải |
250 |
300-3.000 |
Đường khu nhà ở |
125 |
500-5.000 |
Đường khu công nghiệp kho tàng |
125 |
|
Ngõ phố |
30 |
|
Chú thích:
1) Với đường phố cải tạo do khống chế bởi các công trình, với các đường phố xây dựng mới do khống chế bởi địa hình, nếu có luận chứng kinh tế kỹ thuật có thể giảm các trị số nên dùng, nhưng không được nhỏ hơn trị số tối thiểu ghi trong bảng.
2) Bán kính cong của mép phần xe chạy khi có cấu tạo bó vỉa xem Điều 4 -10
2.14. Phần xe chạy của đường cụt hay phố cụt được kết thúc bằng một vòng xuyến quay xe có bán kính không nhỏ hơn 10m, hoặc bằng bãi quay xe có kích thước bình đồ không nhỏ hơn 12mx12m. Trường hợp bãi quay xe ở sát tường nhà (hay tường rào) không nhỏ hơn 1,5m. Không cho phép sử dụng bãi quay xe làm nơi đỗ xe.
TRỊ SỐ MỞ RỘNG PHẦN XE CHẠY TRÊN ĐƯỜNG CONG
2.15. Phần xe chạy của đường, đường phố có 1 và 2 làn xe chạy cùng chiều về phía đường cong có bán kính nhỏ phải mở rộng theo các trị số ghi trong bảng 9.
Bảng 9
Bán kính đường cong (m) |
750-550 |
550-400 |
400-300 |
300-200 |
200-150 |
150-90 |
90-60 |
Trị số mở rộng cho 1 làn xe (m) |
0,2 |
0,25 |
0,30 |
0,35 |
0,50 |
0,60 |
0,70 |
Chú thích:
1) Với đường phố cải tạo trong trường hợp khó khăn cho phép chăm chước trị số mở rộng phần xe chạy khi có căn cứ kinh tế kỹ thuật thích đáng.
2) Phạm vi dành cho việc mở rộng phải được chú ý khi bố trí hệ thống thoát nước mưa, trồng cây xanh và đặt các công trình ngầm khác.
ĐỘ DỐC DỌC
2.16. Độ dốc dọc tối đa theo tim phần xe chạy của đường, đường phố vận dụng theo bảng 10
Bảng 10
Loại đường, đường phố |
Độ dốc dọc tối đa (‰) |
Đường cao tốc |
40 |
Đường phố chính cấp I |
50 |
Đường phố chính cấp II |
60 |
Đường khu vực |
60 |
Đường vận tải |
40 |
Đường khu nhà ở |
80 |
Đường khu công nghiệp, kho tàng |
60 |
Ngõ phố |
80 |
Chú thích:
1) Trị số ghi trong bảng tính cho phương tiện xe ô tô.
2) Trong vùng núi và vùng đặc biệt khó khăn, ngay cả ở vùng cải tạo nếu có căn cứ kinh tế kỹ thuật thích đáng cho phép tăng độ dốc dọc tối đa thêm:
Với đường phố chính và đường vận tải: 10‰
Với đường khu vực và đường nội bộ: 20‰
2.17. Khi vận dụng trị số độ dốc tối đa để thiết kế cụ thể đường, đường phố phải căn cứ vào loại phương tiện giao thông chủ yếu đã được quy định trong đồ án qui hoạch giao thông của đô thị mà quyết định.
- Đồ án qui hoạch giao thông chọn phương tiện giao thông chú yếu là ô tô buýt thì vận dụng Điều 2-16.
- Đồ án qui hoạch giao thông chọn phương tiện giao thông chủ yếu là xe đạp thì vận dụng Điều 5- 6 (phần đường xe đạp).
2.18. Với các đô thị trong đồ án qui hoạch giao thông chọn ô tô buýt là phương tiện chủ yếu, nhưng trong thời kỳ quá độ còn tồn tại xe đạp trong 1 thời gian nhất định thì cần phải vận dụng linh hoạt.
- Trong điều kiện địa hình thuận lợi, khối lượng đào đắp không lớn, thì nên lấy độ dốc tối đa của đường xe đạp (điều 5-6) để áp dụng.
- Nếu địa hình khó khăn, khối lượng đào đắp lớn thì cần phải lập phương án luận chứng kinh tế kỹ thuật một cách toàn diện mà quyết định xe đạp đi riêng hay đi chung với xe ô tô.
Nếu đi chung thì lấy tốc độ dốc dọc tối đa của đường xe đạp (Điều 5 – 6) để áp dụng.
Nếu đi riêng, phần đường ô tô áp dụng độ dốc dọc tối đa của đường ô tô (điều 2 – 16); còn phần đường xe đạp áp dụng độ dốc dọc tối đa của đường xe đạp (điều 5 – 6).
Chú thích: Tổ chức đường xe đạp đi riêng có thể dùng giải pháp thiết kế bình đồ (tách thành 2 tuyến biệt lập) hoặc giải pháp thiết kế mặt cắt dọc kết hợp với mặt cắt ngang (chung cả hai đường vào 1 tuyến); và v.v....
2.19. Với đường 2 làn xe, tại các đoạn dốc lớn hơn hoặc bằng 40% có chiều dài lớn hơn 300m cần phải bổ sung làn thứ ba.
Đoạn chuyển tiếp từ 2 làn đến 3 làn không nhỏ hơn 30m.
2.20. Trên bình đồ (ở nhánh rẽ phải và đoạn dẫn đến chỗ giao nhau trước quảng trường) có bán kính nhỏ, độ dốc dọc tối đa phải giảm bớt theo trị số ghi trong bảng 11.
Bảng 11
Bán kính cong bình đồ (m) |
30-35 |
30 |
25 |
20 |
15 |
Trị số giảm dốc dọc (‰) |
10 |
15 |
20 |
25 |
30 |
2.21. Độ dốc dọc tối thiểu của tim phần xe chạy khi thiết kế song song với rãnh, dọc thoát nước là 5‰ hoặc 4‰ tùy theo loại mặt đường (chi tiết xem bảng 24 phần mặt đường và điều kiện thực hiện)
2.22. Khi điều kiện địa hình quá bằng phẳng không thể đảm bảo theo Điều 2.21 thì độ dốc dọc của rãnh dọc thiết kế theo kiểu mặt cắt răng cưa.
Mặt cắt răng cưa thực hiện bằng cách dốc dọc đan rãnh lần lượt đổi dốc về các hướng bảo đảm độ dốc dọc tối thiểu 5‰, còn phần xe chạy thiết kế bằng phẳng với độ dốc dọc nhỏ hơn 5‰, nhưng phải cấu tạo 1 dải chuyển tiếp rộng 1,0 – 1,50 sát với mép đan rãnh thiết kế độ dọc dốc ngang biến đổi gắn với mép đan rãnh.
Chú ý: Trên đường xe chạy với tốc độ cao (lớn hơn hoặc bằng 80 km/h) không được dùng dạng mặt cắt răng cưa.
2.33. Chiều dài tối thiểu tương ứng với độ dốc dọc tối đa.
- Với đường phố chính: 50m
- Với đường khu vực: 20m
ĐỘ DỐC NGANG
2.24. Độ dốc ngang phần xe chạy của đường phố, đường quảng trường tùy theo loạI mặt đường, lấy theo bảng 12.
Bảng 12
Loại mặt đường |
Độ dốc ngang phần xe chạy(‰) |
|
Trên đường phố và đường |
Trên quảng trường, bến xe |
|
Loại cấp cao chủ yếu: |
|
|
Bê tông áp ban, bêtông xi măng |
15-25 |
15 |
Bê tông cốt thép lắp ghép |
20-30 |
15-20 |
Loại cấp cao thứ yếu |
15-25 |
15-20 |
Loại quá độ |
20-30 |
|
Loại giản đơn |
25-40 |
|
Chú thích:
(1) Loại mặt đường cụ thể xem Điều 2 -54
(2) Trong trường hợp cải tạo nâng cấp mặt đường bằng biện pháp úp phủ lên mặt đường cũ, cho phép tăng độ dốc ngang thêm 10‰ cho các loại mặt.
2.25. Cấu tạo siêu cao theo qui phạm thiết kế đường ô tô hiện hành của Bộ Giao thông.
Trên đường cao tốc có bán kính đường cong nhỏ hơn 2.000m trên đường, đường phố cấp đô thị có bán kính cong nhỏ hơn 1200m; trên các đường, đường phố còn lại có bán kính cong nhỏ hơn 800m đều phải cấu tạo siêu cao.
BÁN KÍNH ĐƯỜNG CONG ĐỨNG
2.26. Chỗ đổi dốc trên mặt cắt dọc phải được nối liền, bằng đường cong đứng, phụ thuộc vào hiệu đại số của 2 độ dốc kế tiếp nhau, áp dụng theo bảng 13
Bảng 13
Loại đường phố |
Hiệu đại số 2 độ dốc (‰) |
Bán kính tối thiểu đường cong đứng (m) |
|
Đường cong lồi |
Đường cong lõm |
||
Đường cao tốc |
5, và lớn hơn |
10.000 |
2.000 |
Đường phố chính |
7, và lớn hơn |
6.000 |
1.500 |
Đường khu vực |
10, và lớn hơn |
4.000 |
1.000 |
Đường vận tải |
7, và lớn hơn |
6.000 |
1.500 |
Đường nội bộ |
15, và lớn hơn |
2.000 |
500 |
Chú thích: Cá biệt tại những chỗ rất khó khăn, khi có căn cứ kinh tế kỹ thuật thích đáng có thể giảm bớt các trị số bán kính qui định trong bảng.
MẶT CẮT NGANG PHẦN XE CHẠY
2.27. Tùy theo qui hoạch chiều đứng của đường, đường phố, và theo điều kiện xe chạy mà mặt cắt ngang phần xe chạy của đường, đường phố thiết kế dạng 1 mái hay dạng 2 mái.
Chú thích:
1) Khi chiều rộng phần xe chạy lớn hơn 10,5m, không được dùng dạng cắt ngang 1 mái.
2) Trong đường nhánh, trên đường phố có giao thông cá biệt khi có căn cứ cho phép thiết kế mặt cắt ngang dạng lõm.
2.28. Để đảm bảo thoát nước tốt nhất ra khỏi phần xe chạy cho phép thiết kế với dạng mặt cắt ngang dạng lồi với mỗi bên mái dốc dùng 1 đến 2 độ dốc.
2.36. Chỉ cho phép dùng đất sét béo (mỡ) ở phần dưới của nền đắp có chiều cao không quá 4m. Đất sét bụi, á sét bụi nặng chỉ được dùng để đắp phần lõi của nền đường đắp không ngập nước, có chiều cao đến 5m, và bắt buộc phủ quanh nó bằng đất không thấm nước dày 1,5m.
Chú thích: Phần dưới của nền đắp xem Điều 2-39.
2.37. Nền đường đắp thiết kế thành từng lớp đất đồng nhất suốt cả chiều rộng, chiều dày của mỗi lớp lựa chọn tùy theo biện pháp đầm nén, công cụ đầm nén, và tùy theo từng loại đất.
2.38. Khi thiết kế nền đắp bằng đất không đồng nhất thì lớp bên trên đắp bằng đất có khả năng thoát nước tốt hơn. Khi đắp lớp đất thoát nước tốt lên trên lớp đất thoát nước kém hơn thì bề mặt lớp đất thoát nước kém hơn phải cấu tạo dốc ngang không nhỏ hơn 40‰ về phía mái nền đắp hoặc về phía có phương tiện thoát nước (kênh, mương, ống thu nước...)
2.39. Nền đường phải rắn chắc và bền vững dưới tác dụng của tải trọng và thiên nhiên trong mọi điều kiện thời tiết. Tùy theo điều kiện về nước ngầm, nước mặt mà dự tính các biện pháp đặc biệt về thi công, về gia cố và thoát nước như sau:
1. Độ chặt của nền đường khi đắp bằng đất đồng nhất, ổn định có phân lớp để đầm nén lấy theo qui định của bảng 15. Độ chặt này phải kiểm tra ở hiện trường bằng phao kava – li – ép hoặc bằng phương pháp đốt cồn.
Bảng 15
Lớp đất đắp |
Độ chặt nền đường dưới phần xe chạy, đường xe đạp, hè phố |
|
|||
Mặt đường cấp cao chủ yếu |
Mặt đường cấp cao thứ yếu và quá độ |
|
|||
Chiều sâu của lớp trong nền (m) |
Độ chặt yêu cầu % |
Chiều sâu của lớp trong nền (m) |
Độ chặt yêu cầu % |
|
|
Lớp trên |
dưới 1,5 |
98-100 |
dưới 1,5 |
95-98 |
|
Lớp giữa và lớp dưới (ngập nước và không ngập nước ) |
1,5-6,0 |
95-98 |
1,5-6,0 |
90-95 |
Chú thích: Độ chặt của lớp đất trên ở các đoạn cá biệt không được chênh lệch quá 2% so với độ chặt yêu cầu:
2. Trong nền bố trí lớp chặn mao dẫn bằng vật liệu khoáng to hạt (sỏi, xỉ, đá dăm)
3. Dưới móng của kết cấu các đường bố trí lớp đệm thoát nước bằng vật liệu thấm nước để thoát nước thấm vào móng, nước mao dẫn và nước ở thể hơi làm ẩm phần trên bề mặt nền. Vật liệu thấm (cát, xỉ ...) đã đầm nén phải có hệ số thấm không nhỏ hơn 3mm/ngày đêm (xem phần X –Thoát nước ngầm)
4. Mở rộng lề gia cố bên phải xe chạy dùng loại đất ít thấm nước, lu lèn với độ chặt yêu cầu đạt 98 – 100 % để hạn chế nước thấm từ 2 bên vào kết cấu áo đường và đọng trên mặt nền.
5. Bố trí rãnh ngầm đặt sâu để hạ mức nước ngầm. Chiều sâu đáy rãnh phải đảo bảm khoảng cách tính từ mực nước nhầm hạ xuống tới lớp nền của kết cấu áo đường sẽ lớn hơn chiều cao có thể dâng lên của nước mao dẫn trong loại đất đó (xem phần; thoát nước ngầm).
2.40. Độ cao của mặt nền đường so với mặt đất thiên nhiên được xác định trên cơ sở khảo sát thổ nhưỡng, địa chất thủy văn có xét tới các đặc điểm khí hậu của địa phương, mức nước ngầm và mực nước mặt cao nhất, mặt cắt ngang thiết kế và các điều kiện cụ thể khác. Các yêu cầu kỹ thuật của nước ngầm, nước mặt hai bên đường phải theo đúng qui định ở điều 2-38 và 2-39. Trường hợp không thể nâng đường theo cao độ tính toán thì phải xét tới các biện pháp nêu ở Điều 2-39.
Với đô thị mới, hệ thống thoát nước chưa hoàn chỉnh, hoặc với đô thị cải tạo thực hiện các biện pháp quá khó khăn phải lập các phương án trên cơ sở so sánh kinh tế kỹ thuật để chọn cao độ thích hợp (kể cả việc thay đổi về mặt kiến trúc, qui hoạch)
2.41. Khi thiết kế đường, đường phố, quảng trường qua khu vực lầy phải căn cứ vào loạt đường, đặc điểm vùng lầy (độ sâu và thành phần cấu tạo lớp bùn lầy), loại đất đắp để chọn kết cấu nền đắp phù hợp. Để đảm bảo nền ổn định cần dự kiến các biện pháp kỹ thuật sau:
1. Tháo khô đoạn lầy bằng hệ thống thoát nước kín, hở và rãnh ngầm.
2. Thay đất than bùn bằng đất ổn định với nước. Phải nạo vét lớp bùn với chiều sâu 3m cho đường cao tốc và đường phố chính, chiều sâu 2m cho các đường còn lại.
Ở những nơi lớp than bùn tựa lên lớp bùn bán hữu cơ và những nơi có than bùn lỏng thì nền đắp phải trực tiếp tựa lên đáy thiên nhiên của đầm lầy.
2.42. Nền đắp qua đầm lầy thiết kế bằng cát, sỏi hay đất á sét chiều cao nền đắp trên đầm so so với mực nước ngầm và nước mặt thường xuyên không nhỏ hơn trị số qui định ở điều 2 -40, hoặc phải áp dụng các biện pháp để chống sự quá ẩm ở phần trên của nền đường do nước thấm từ dưới lên.
Trên đầm lầy nếu có dòng nước chảy ngang qua phải bố trí công trình thoát nước. Khi không bố trí các công trình đó, nền đường phải đắp bằng vật liệu có độ rỗng lớn, thoát nước tốt (sỏi, đá dăm, cát,...)
Độ dốc ngang đáy thiên nhiên của đầm lầy là 1:10 và lớn hơn, cần áp dụng các biện pháp đặc biệt để đảm bảo độ ổn định chống trượt nền đắp.
2.43. Khi thiết kế đường phố, đường và quảng trường trong vùng có castơ, vùng đất trồi, và cả ở trên sườn dốc trượt phải dự liệu các biện pháp cần thiết để đảm bảo ổn định nền đường phù hợp với qui định hiện hành.
ĐỘ DỐC MÁI NỀN ĐƯỜNG
2.44. Độ dốc mái nền đường đào và đắp chọn tùy theo tính chất đất, các điều kiện địa chất, địa chất thủy văn và khí hậu của địa phương; phương pháp thi công; cũng như phụ thuộc vào chiều cao nền đắp, chiều sâu nền đào.
Trong điều kiện địa chất công trình thuận lợi, độ dốc của mái nền đường chọn theo bảng 16 và bảng 17
Bảng 16
Tính chất nền đào có chiều sâu dưới 12m |
Độ dốc mái nền |
- Nền đào trong đất sét, á cát và cát xếp theo từng lớp đồng nhất. |
1:1,5 |
- Nền đào trong đất có lẫn hạt lớn (sói, cuội) tùy theo cách sắp sếp của lớp hạt, tính chất đất và chiều sâu mái. |
1 : 1 đến 1 – 1,5 |
- Nền đào trong đá bị phong hóa nhẹ, thì không có lớp nghiêng độ dốc về phía nền đường |
1 : 0,2 |
- Các nền đào trong đá khác, tùy theo tính chất đá và chiều sâu nền. |
1 : 0,2 đến 1 : 0,5 |
Chú thích: Độ dốc mái nền đào có chiều sâu trên 12m, và nền đào thi công bằng nổ phá phải có thiết kế đặc biệt.
Bảng 17
Tính chất nền đắp |
Độ dốc mái nền |
- Nền đắp bằng đá từ các nham thạch bi phong hóa nhẹ |
|
+ Chiều cao đắp dưới 6m |
1 : 1,3 |
+ Chiều cao đắp từ 6m đến 20m |
1 : 1,5 |
- Nền đắp bằng sỏi cuội, đá dăm và đá vụn từ các nham thạch phong hóa nhẹ. Khi chiều cao đắp dưới 12m |
1 : 1,5 |
+ Chiều cao đắp dưới 6m |
1 : 1,5 |
+ Chiều cao đắp dưới 12m |
1 |
* Ở phần trên với chiều cao dưới 6m |
1 : 1,5 |
* Ở phần dưới |
1 : 1,75 |
- Nền đắp bằng cát hạt lớn, hạt vừa, hạt nhỏ |
1 : 1,2 đến 1 : 1,5 |
Chú thích: Đường cong mái nền đắp có chiều cao lớn hơn chỉ dẫn trong bảng, cũng như nền đắp thi công bằng thủy lực có thiết kế đặc biệt. Khi thiết kế nền đắp bằng cát hạt nhỏ tròn cạnh thì độ dốc của mái chọn phù hợp với góc nghi tự nhiên của loại cát đó.
2.45. Đối với nền đắp qua vùng nước ngập sâu dưới 4m, độ dốc của mái trong phần ngập và 0,5m bên trên mực nước tính toán lấy không dốc hơn 1: 2, và bắt buộc phải kiểm tra lại sự ổn định với hệ số ổn định là 1,5
Khi mái dốc nền đắp hay bờ sông đổ bằng đá để chống xói lở, độ dốc của mái là:
Khi nước sâu dưới 2m là: 1:1
- Từ 2m đến 6m: 1:1,5
- Trên 6m: 1,2
2.46. Khi đã có tính toán chứng minh rằng đất mái dốc nền đắp và nền đào như thông thường là không được hoặc không kinh tế, thì tùy theo sự ổn định của mái dốc mà làm tường chắn bằng đá xếp khan, đá xây, bê tông hoặc bê tông cốt thép.
Chú thích: Các bước tính toán, hồ sơ thiết kế mẫu thực hiện theo qui phạm thiết kế tường chắn đất của Ủy Ban kiến thiết cơ bản Nhà nước và tham khảo tập thiết kế định hình tường chắn đất trên đường ô tô của Viện Thiết kế - Bộ Giao Thông.
2.47. Tại chỗ nền đường đắp cao hơn 12m, tại chỗ nền đắp trên sườn dốc lớn hơn 1:3, ở bãi sông có dòng lũ cắt qua, ở bãi lầy sâu hơn 4m hay có độ sâu nhỏ hơn nhưng không tổ chức vét bùn lầy, ở sườn dốc có hiện tượng trượt sườn không ổn định, và ở các điều kiện địa chất thủy văn bất lợi khác phải có thiết kế riêng biệt
NỀN ĐƯỜNG VÀ NƯỚC NGẦM, NƯỚC NGẬP
2.48. Chiều cao mặt dưới của kết cấu áo đường đối với mực nước ngầm được qui định sao cho chênh lệch cao độ giữa mặt dưới của kết cấu áo đường và cao độ mực nước ngầm không nhỏ hơn khoảng cách tối thiểu ghi ở bảng 18
Bảng 18
Đất nền đường hay đất thiên nhiên |
Khoảng cách tối thiểu (m) |
Cát trung, cát nhỏ và á cát nhẹ |
0,4 |
Cát bụi, á cát nặng |
0,7 |
Á cát bụi, á cát bụi nặng/ á sét nhẹ sét bụi nặng/ á sét bụi nhẹ |
0,7 |
Á sét nặng, sét bụi, sét cát , sét béo |
1,0 |
Chú thích:
1) Khoảng cách tối thiểu tính từ mực nước ngầm đến chỗ thấp nhất của mặt dưới kết cấu mặt đường.
2) Với cát hạt lớn, ổn định trong tình trạng thái ẩm chiều cao nền đắp không qui định trong bảng này.
2.49. Tại những nơi không bảo đảm thoát hết nước mặt, ngoài những yêu cầu ở Điều 2 – 48 cần đảm bảo chênh lệch về cao độ mặt dưới kết cấu áo đường với mặt đất thiên nhiên dọc 2 bên đường theo trị số ghi trong bảng 19
Bảng 19
Loại đất đắp nền |
Chiều cao tối thiểu (m) |
Cát trung, cát nhỏ và á cát nhẹ |
0,2 |
Cát bụi, á cát nặng |
0,3 |
Á cát bụi, á cát bụi nặng á sét nhẹ á sét bụi nhẹ, sét bụi nặng |
0,4 |
Á sét nặng, sét bụi, sét cát và sét béo |
0,4 |
Chú thích: Chiều cao tới thiểu tính từ mặt đất 2 bên đến chỗ thấp nhất của mặt dưới của kết cấu ảo đường.
2.50. Để thoát nước mặt và bảo vệ nền đường khỏi quá ẩm ướt cần bố trí hệ thống kênh rãnh thoát nước và rãnh ngầm thoát nước, Mặt cắt kênh xác định theo tính toán thủy lực, đáy kênh phải thấp hơn mặt dưới rãnh ngầm ít nhất 20mm. Độ dốc dọc đáy kênh tối thiểu 3‰.
2.51. Tại những vùng thường bị ngập sau những cơn mưa lớn, hoặc dọc theo sông có lũ, trước các cống có mực nước dâng.... chiều cao nền tại mép ngoài phải cao hơn mực nước tính toán ít nhất 50cm, chiều cao này phải cộng thêm chiều cao ống thoát nước nếu có.
2.52. Ngoài những điều qui định trên, các qui định về tính toán biện pháp xử lí trong thiết kế nền đường phải thực hiện theo đúng qui định phạm kỹ thuật về thiết kế nền đường ô tô của Bộ Giao thông vận tải.
KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG PHẦN XE CHẠY CHỈ DẪN CHUNG
2.53. Phần xe chạy của đường phố, đường, quảng trường phải kết cấu áo đường phù hợp với các yêu cầu vận chuyển
Kết cấu áo đường phải có lớp mặt đáp ứng những yêu cầu về vệ sinh, bảo đảm xe cộ thông qua không ngừng với tốc độ, tải trọng, tính toán không phụ thuộc vào thời tiết trong năm, cũng như không phụ thuộc vào sự thay đổi của chế độ thủy nhiệt nền đường.
2.54. Kết cấu áo đường thông thường có các lớp:
Lớp mặt: là lớp trên cùng của kết cấu áo đường, nó có thể phân thành một lớp vật liệu hay 2 lớp vật liệu mà lớp vật liệu bên dưới dùng để liên kết giữa lớp mặt với lớp móng.
Ngoài ra trên lớp mặt có thể có lớp vật liệu ma hao (ma sát, hao mòn) trong quá trình khai thác phải định kỳ khôi phục lại.
Loại và chất lượng lớp mặt (lớp vật liệu trên cùng) quyết định các đặc trưng vận doanh khai thác và vệ sinh của kết cấu áo đường.
Các loại lớp mặt thường dùng xem bảng 20
Bảng 20
Loại mặt |
Tên lớp mặt |
Cấp cao chủ yếu |
- Bê tông xi măng, bê tông cốt thép (lắp ghép, toàn khối) - Bê tông asphan rải ở trạng thái nóng và ẩm - Đá dăm đen (đá cường độ cấp I, II) có thành phần được chọn lọc trộn với nhựa đặc theo phương pháp trộn nóng rải mỏng. |
Cấp cao thứ yếu |
Bê tông asphan rải nguội - Hỗn hợp đá dăm đen rải nguội - Đá dăm, sỏi cuội trộn nhựa theo phương pháp trộn trên đường - Đá dăm thâm nhập nhựa |
Quá độ |
- Đá dăm nước - Đất, xỉ lò, tro lò gia cố bằng nhựa lỏng hoặc nhũ tương hoặc chất liên kết vô cơ (vôi, xi măng) bên trên có lớp hao mòn bằng vật liệu đá gia cố nhựa |
Cấp thấp |
- Cấp phối hay đất gia cố vật liệu hạt to cứng. - Đá dăm xô bồ, xỉ lò. |
Lớp móng: Là bộ phận chịu lực của áo đường, nó cùng lớp mặt truyền tải trọng xuống lớp đất (hoặc lớp đệm nếu kết cấu áo đường có cấu tạo thêm)
Lớp móng có thể là một hay nhiều lớp vật liệu, cấu tạo các lớp này xuất phát từ điều kiện đảm bảo chiều dày tổng cộng đã được tính toán của kết cấu áo đường và yêu cầu phân lớp theo điều kiện công nghệ thi công.
Lớp đệm: Là lớp vật liệu bên dưới của kết cấu áo đường để truyền tải trọng xuống nền đất và để thực hiện một số nhiệm vụ khác cần thiết theo điều kiện cụ thể của địa phương. Tùy theo mục đích lớp đệm có thể là lớp thoát nước, lớp cách nhiệt...
Trường hợp cá biệt, phần lớn là những kết cấu áo đường loại quá độ, nhất là loại cấp thấp, số lớp cấu tạo có thể giảm xuống, thậm chí có thể chỉ còn một lớp đảm nhiệm tất cả các nhiệm vụ của kết cấu áo đường phần xe chạy.
2.5. Kết cấu áo đường và loại mặt của phần xe chạy được lựa chọn và tính toán phù hợp với mật độ và thành phần xe chạy, cấp loại đường, đường phố (xem bảng 21), điều kiện khí hậu xây dựng đường, thời hạn phục vụ có thể của kết cấu áo đường và một số điều kiện địa phương khác.
Bảng 21
Cấp loại đường phố, đường |
Loại mặt và kết cấu áo đường phần xe chạy nên dùng |
Đường cao tốc, đường phố chính thành phố, đường vận tải |
Mặt đường cấp cao chủ yếu (bê tông xi măng, bê tông cốt thép, bê tông asphan trên móng cứng; đá phiến trên nền bê tông, nền đá, đá phiến lớn trên nền gia cố chất kết dính) |
Đường khu vực |
Mặt đường cấp cao chủ yếu, cấp cao chủ yếu (hỗn hợp bitum, khoáng chất hoặc asphan nguội trên móng đá dăm, móng xỉ, móng đất gia cố chất kết dính, móng sỏi, đá phiến lớn trên móng cát) |
Đường công nghiệp kho tàng |
Mặt đường cấp cao chủ yếu, cấp cao thứ yếu quá độ (bê tông asphan đá dăm sỏi, xỉ có tráng mặt bằng vật liệu kết dính, đất đá dăm, đất đá sỏi có tráng mặt bằng vật liệu kết dính) |
Đường khu nhà ở ngõ phố |
Mặt đường cao cấp thứ yếu, quá độ, cấp thấp (đá sỏi, đá dăm, xỉ,đất có gia cố bằng khoáng chất tại chỗ) |
Tính đúng đắn của việc lựa chọn kết cấu áo đường được chứng minh bằng tính toán kinh tế kỹ thuật và bằng kiểm tra cường độ.
Trong mỗi trường hợp đều phải xét tới lợi ích của việc phần kỹ thuật nâng cao dần chất lượng vận doanh khai thác của kết cấu áo đường.
Chú thích: Thời gian tương lai để xác định lưu lượng xe tính toán là thời gian trung bình của tuổi thọ (khi phải đại tu) loạt kết cấu sử dụng.
Tuổi thọ của mặt đường: Cấp cao chủ yếu là 15 năm, cấp cao thứ yếu là 10 năm, quá độ là 5 năm.
Năm đầu của thời gian tương lai là năm thi công xong đường của toàn tuyến, hay tính cho từng đoạn độc lập của tuyến.
2.56. Lựa chọn loại mặt đường cần thích hợp các điều kiện sau:
- Bê tông xi măng: Theo tải trọng tính toán (xem bảng 3)
- Bê tông cốt thép: Theo tải trọng tính toán (xem bảng 3) trong điều kiện nền móng và nước ngầm phức tạp
- Bê tông asphan rải nóng: Lưu lượng xe tính toán trên 3000xe/ngày đêm
- Đá lát, bê tông lắp ghép: nền móng chưa ổn định, nước ngầm cao
- Bê tông asphan rải nguội: đá dăm đen trộn nóng: Lưu lượng xe tính toán từ 1.500 đến 3.000 xe /ngày đêm
- Đá dăm đen trộn nguội, đá dăm thấp nhập nhựa: Lưu lượng xe tính toán từ 500 đến 1.500 xe/ ngày đêm
- Đá dăm, xỉ lò có gia cố chất kết dính: lưu lượng xe tính toán từ 100 đến 500 xe/ngày đêm
- Các loại mặt cấp thấp còn lại: Lưu lượng xe tính toán dưới 100 xe / ngày đêm.
Chú thích: Xe tính toán là loại xe tải trọng H.10
2.57. Lớp tráng mặt cấu tạo thành lớp hao mòn dùng để chống thấm cho loại mặt cấp cao thứ yếu, chống bụi cho mặt đường quá độ, cấp thấp
2.58. Lớp mặt bê tông xi măng phải cấu tạo lớp móng bằng sỏi, đá dăm và các vật liệu ổn định nước khác, hoặc bằng đất gia cố các chất kết dính. Lớp móng cát chỉ cho phép trong điều kiện thiên nhiên thuận lợi, nền đường không quá ẩm.
2.59. Lớp móng bằng vật liệu hạt lớp đặt trên nền sét, á sét phải cấu tạo lớp đệm cát có chiều dầy không nhỏ hơn 5cm
2.60. Lớp thoát nước nền đường được thiết kế cho đường ở vùng khí hậu ẩm ướt cá biệt và ẩm ướt thường xuyên khi nền đường đắp bằng đất dính (á sét, á sét bột, á cát bột).
Lớp thoát nước được thiết kế với mức nước tự do trong đó không nhỏ hơn 10-15cm, và cách mặt trên của lớp khoảng cách 10cm với cát hạt lớn, 15 cm cho cát hạt nhỏ và hạt trung.
Lớp thoát nước bố trí trên toàn bộ chiều rộng nền đường có thể chỉ bố trí lớp thoát nước trên chiều rộng phần xe chạy với các biện pháp thoát nước thích hợp kèm theo.
LỀ GIA CỐ
2.61. Trên đường cao tốc, 2 bên mép phần xe chạy phải được gia cố bằng tấm bê tông, vật liệu sỏi, đá dăm gia cố các chất kết dính, hoặc đặt bó vỉa.
Khi áp dụng lề gia cố có dạng mặt đường mềm cho phép lề có cường độ thấp hơn cường độ kết cấu áo đường, với tính toán sao cho khi ô tô (không rơ móoc) đi lên lề không gây nên phá hoại mặt lề.
2.62. Với các đường có lớp mặt cấp cao thứ yếu và lớp mặt quá độ cần phải gia cố 2 mép phần xe chạy bằng đá vỉa.
TÍNH TOÁN KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG
2.63. Theo đặc tính chịu lực của mặt đường phân thành 3 loại:
- Mặt đường loại mềm: mặt đường nhựa trên móng là vật liệu rời, hay vật liệu rời được gia cố chất liên kết hữu cơ.
- Mặt đường loại cứng: mặt đường bê tông xi măng.
- Mặt đường loại nửa cứng: mặt đường nhựa trên móng bằng vật liệu được gia cố chất liên kết vô cơ (vôi, xi măng).
Phương pháp tính toán cho mỗi loại mặt đường theo những tài liệu chỉ dẫn riêng.
2.64. Tải trọng tính toán, mô đun yêu cầu tối thiểu khi tính kết cấu áo đường xem bảng 23
Bảng 23
Loại đường phố |
Tải trọng tính toán |
Trị số tới thiểu của mô đun đàn hồi yêu cầu (N/cm2) |
|
Mặt đường cấp cao chủ yếu |
Mặt đường cấp cao thứ yếu |
||
Đường cao tốc |
H30 |
22.000 |
|
Đường phố chính cấp I |
H10-H30 |
18000-20000 |
15000-17000 |
Đường phố chính cấp II |
H10-H30 |
16000-18000 |
13000-15000 |
Đường khu vực |
H10 |
15000 |
12000 |
Đường vận tải |
H10-H30 |
13000-15000 |
11000-12000 |
Đường khu nhà ở |
H10 |
12.000 |
10.000 |
Đường khu công nghiệp, kho tàng |
H10 |
12.000 |
10.000 |
Ngõ phố |
H10 |
8.000 |
6.000 |
Chú thích: Với mặt đường quá độ có thể tính kết cấu áo đường theo quy trình tính toán mặt đường mềm của Bộ Giao thông vận tải Việt Nam – 1972
MẶT ĐƯỜNG VÀ ĐIỆU KIỆN THỰC HIỆN
2.65. Khi làm đường mới cũng như khi cải tạo, nếu số liệu về dự kiến mật độ xe theo tổ chức qui hoạch đòi hỏi loại kết cấu cao hơn khả năng thực hiện có thể khi lựa chọn cần theo khả năng hiện có và xét tới khả năng phối hợp tăng cường (nâng cấp) cho mặt đường ở thời kỳ tương lai mà lợi dụng được tối đa lớp mặt hiện tại để làm lớp móng. Cần quan tâm thích đáng tới đan rãnh, bó vỉa, lát hè kết hợp trước mắt với tương lai.
2.66. Trên đường, đường phố cải tạo, cao độ mặt đường bị khống chế bởi hè và công trình dọc 2 bên đường nên hạn chế việc tôn cao mặt đường khi tăng cường (nâng cấp)
Có thể tôn cao mặt đường khi cải tạo từ 5-10cm với điều kiện:
- Độ dốc ngang phù hợp với điều 2 -24
- Đảm bảo hệ thống rãnh thoát nước mặt đường không bị tắc.
2.67. Với đường, đường phố còn tồn tại xe đạp đi chung với xe ô tô, kết cấu áo đường làm lại hay mở rộng đều tính toán thống nhất một loại kết cấu cho toàn bộ chiều rộng phần xe chạy tính theo lưu lượng xe và trọng ải xe phù hợp với tương lai. Nếu chưa có điều kiện thực hiện ngay, thì theo qui định của Điều 2 -65
2.68. Nên chọn 1 loại đường thống nhất cho 1 đường phố (hay đường) và quảng trường
2.69. Trên những đoạn kéo dài của đường phố, đường ra khỏi phạm vi của đô thị nối tiếp với đường ô tô của mạng lưới chung phải thiết kế kết cấu áo đường không kém hơn kết cấu áo đường của đường ô tô thuộc mạng lưới chung đó.
2.70. Tùy theo trị số độ dốc dọc mà chọn loại mặt như bảng 24
Bảng 24
Loại mặt đường được chọn |
Trị số độ dốc dọc tương ứng (‰) |
||
Tối thiểu (theo rãnh) |
Lớn nhất |
Ngoại lệ |
|
* Cấp cao chủ yếu: |
|
|
|
+ Bê tông xi măng và bê tông cốt thép (lắp ghép và toàn khối) |
4 |
60 |
80 |
+ Bê tông asphan |
|
|
|
- Không tráng mặt |
4 |
50 |
60 |
- Có tráng mặt |
4 |
70 |
80 |
+ Lát đá cấp cao |
5 |
70 |
90 |
* Cấp cao thứ yếu: |
|
|
|
+ Hỗn hợp đá nhựa trên máng đá hoặc đất gia cố vật liệu kết dính |
4 |
70 |
80 |
+ Đá dăm (sỏi) gia cố nhựa trên móng đá dăm (sỏi), xỉ lò |
4 |
70 |
80 |
+ Lát đá phiến diện móng cát |
5 |
80 |
90 |
* Mặt đường quá độ |
|
|
|
+ Đá dăm tráng nhựa |
5 |
80 |
90 |
+ Lát đá quá độ |
5 |
100 |
110 |
Chú thích: Độ dốc ngoại lệ cho phép dùng ở vùng đặc biệt khó khăn khi có lập luận thích đáng bằng tính toán.
2.71. Khi công tác xây dụng lớp mặt bê tông xi măng và bê tông asphan làm ngay sau khi thi công nền đường (giới hạn thời gian trong vòng 1 năm) hệ số đầm nén của nền đường trong mọi trường hợp đều dùng trị số lớn của bảng 15
Với nền đắp cao trên 6m, hay với nền đắp trên sườn dốc hơn 1:3 và trong tất cả các trường hợp có khả năng lún nền đường thì cấm thiết kết hợp có tính liên khối. Ở trường hợp này phải cấu tạo lớp mặt kiểu lắp ghép hay bằng vật liệu rời.
III. ĐƯỜNG GIAO NHAU VÀ ĐẢO GIAO NHAU CÁC ĐƯỜNG Ô TÔ
3.1. Lựa chọn hình thái và sơ đồ giao nhau phải trên cơ sở so sánh kính tế kỹ thuật các phương án, phụ thuộc vào cấp loại đường phố, đường giao nhau, lưu lượng xe, việc phân luồng giao thông và biện pháp tổ chức, an toàn giao thông.
3.2. Chỗ giao nhau nên bố trí trên đoạn thẳng của đường, đường phố, mặt bằng nơi giao nhau không bị vướng, cản tầm nhìn. Nếu các đường giao nhau có cấp loại khác nhau, phải xử lý trên nguyên tắc bảo đảm đường có cấp cao đạt các yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông, còn các tuyến đường còn lại có cấp hạng thấp hơn được phép giảm yêu cầu kỹ thuật hoặc dùng các biện pháp tổ chức giao thông để hạn chế cho thích hợp.
3.3. Chỗ giao nhau giữa các đường đô thị tùy theo cấp loại đường được tổ chức như sau:
- Đường cao tốc giao với đường phố chính cấp I: giao nhau khác độ cao.
- Đường cao tốc và đường phố chính cấp I với đường phố chính cấp II và đường vận tải phải giao nhau ở khác độ cao ở một số vị trí quan trọng đảm bảo giao thông liên tục theo hướng chính, và giao nhau này độ cao theo hướng phụ.
- Đường phố chính cấp II giao với nhau, hoặc giao với đường vận tải, đường cấp nội bộ cho phép giao nhau cùng độ cao.
3.4. Bán kính đường cong tại vị trí giao nhau khác độ cao lấy theo quy định sau:
- Với hướng rẽ phải: R = 100m (ứng với tốc độ tính toán 50km/h)
- Với hướng rẽ trái: R = 30m (ứng với tốc độ tính toán 30 km/h)
3.5. Khoảng tính không khí bố trí giao nhau khác độ cao giữa các đường ô tô, giữa đường ô tô với đường sắt, lấy theo bảng 25
Bảng 25
Loại đường giao nhau |
Tính không yêu cầu (m) |
- Đường phố với đường phố |
Lớn hơn hoặc bằng 4,5 |
- Đường phố dưới, đường sắt trên |
Lớn hơn hoặc bằng 4,5 |
- Đường phố trên, đường sắt dưới |
Lớn hơn hoặc bằng 6,1 |
3.6. Đợt đầu xây dựng chỗ giao nhau khác độ cao được phép làm giao nhau khác độ cao chưa hoàn chỉnh, hoặc giao nhau cùng độ cao nhưng phải dự trữ đất và khoảng không gian cần thiết để sau này có đủ điều kiện làm chỗ giao nhau khác độ cao hoàn chỉnh.
3.7. Quảng trường tròn tự điều chỉnh chỉ cho phép khi tổng số xe ở các hướng ít hơn 2.000 xe/h. Kích thước quảng trường tính toán theo lưu lượng giao thông ở các hướng.
ĐẢO
3.8. Tác dụng của đảo là đảm bảo tại chỗ giao nhau cùng độ cao tổ chức giao thông của tất cả các phương vận chuyển và giao thông đi bộ qua phần xe chạy của đường, đường phố và quảng trường được bình thường và an toàn.
3.9. Có thể chia đảo thành các loại:
- Đảo trung tâm: Thiết kế trên quảng trường và chỗ giao nhau cùng độ cao, xe chạy thành luồng liên tục theo hình xuyến.
- Đảo dẫn hướng: Thiết kế tại những vị trí giao nhau phức tạp, dẫn hướng cho xe đi đúng luồng qui định
- Đảo an toàn: Thiết kế trên quảng trường và cả trên trục đường phố để người đi bộ chờ ở đó khi đi cắt qua
3.10. Phải căn cứ vào công dụng của đảo hình dạng của quảng trường hoặc chỗ giao nhau, hình thức, chiều hướng và quy mô giao thông mà thiết kế trên bình đồ các hình thức và kích thước khác nhau của đảo.
Bán kính đường cong của đảo elíp, các đảo khác không nhỏ hơn 15m
Thông thường đảo phải cao hơn mật phần xe chạy 15-20cm. Nếu đảo làm càng cao độ với mặt phần xe chạy thì được đánh dấu cũng bằng những đường kế trên mặt của phần xe chạy.
3.11. Trên đảo có thể đặt cột đèn chiếu sáng, tín hiệu và dấu hiệu của đường; kể cả cột điện, cột đèn hoặc các công trình loại nhỏ nếu thấy không cản trở tầm nhìn cần thiết và không gây trở ngại tới giao thông đi bộ.
3.12. Đảo trung tâm thiết kế theo hình tròn, hình elíp hay là hình vuông các góc gọt tròn.
Kích thước hình học của đảo tính toán theo lưu lượng giao thông trên các hướng. Để xác định gần đúng bán kính cong của đảo tròn có thể tham khảo bảng 26
Bảng 26
Tên gọi |
Số lượng đường phố dẫn tới |
|||
3 |
4 |
5 |
6 |
|
Bán kính tối thiểu bố trí tại chỗ giao nhau có tổ chức giao thông liên tục (m) |
20 |
25 |
30 |
40 |
3.13. Đảo an toàn cho giao thông đi bộ chỉ bố trí khi chiều rộng phần xe chạy lớn hơn 14m. Chiều rộng của đảo là: 2-5m hoặc bằng chiều rộng của dải phân cách trung tâm, còn chiều dài của đảo lấy bằng chiều rộng của dải đi bộ đến tới đảo.
GIAO NHAU VỚI ĐƯỜNG SẮT
3.14. Chỗ giao nhau của đường, đường phố với đường sắt thiết kế ngoài phạm vi ga đường sắt và những chỗ đường sắt tránh nhau.Tốt nhất bố trí trên những đoạn thẳng
Góc giao nhau cùng cao độ không được nhỏ hơn 60o
3.15. Giao nhau với đường sắt khác cao độ trong những trường hợp sau:
- Giao nhau giữa đường cao tốc và đường phố chính cấp I với đường sắt.
- Các cấp đường còn lại với những chỗ giao nhau số 4 đường tàu chính, hoặc khi có 8 đoàn tàu đi qua trong 1 giờ.
3.16. Tại chỗ giao nhau với đường sắt cùng mức, thiết kế đường phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tầm nhìn của đường ô tô phải lớn hơn 400m
- Cao độ của đường trùng cao độ đỉnh ray. Nếu gặp đường sắt ở đoạn cong, thì mặt cắt dọc phải khớp với siêu cao của đường sắt.
- Kể từ mép đường ray ngoài cùng, với khoảng cách 5m nếu là nền đáp, 10m nếu là đường đào, không được phép đặt đường cong đứng trên đường ô tô
- Bán kính đường cong bình đồ được tính toán theo tốc độ hoặc chọn bán kính theo quy định Điều 2.13
- Trên phạm vi 50m từ chỗ giao nhau, độ dốc dọc của đường không vượt quá 50‰
- Khi không bảo đảm tầm nhìn, hoặc lưu lượng xe ô tô lớn hơn 100xe /ngày đêm, thì chỗ giao nhau phải bố trí người gác và thiết bị chắn trên đường ô tô.
IV. HÈ PHỐ VÀ ĐƯỜNG ĐI BỘ
4.1. Chiều rộng hè xác định theo cấp loại đường , lưu lượng người đi bộ và các loại vật cản (cây xanh, cột điện) bố trí trên hè. Khi tính toán lấy tiêu chuẩn bề rộng của 1 làn là 0,75m
Chú thích:
1) Không cho phép bố trí các loại vật cản khác ngoài cây xanh và cột điện trên hè
2) Không được bố trí mương thoát nước hở và hạn chế dùng mương đậy nắp đan. Riêng với hè phố cũ, còn tồn tại kiểu rãnh thoát nước từ trong nhà ra đan rãnh của phần xe chạy có thể được đậy bằng nắp đan bê tông nhưng miệng xả của chúng phải có lưới chắn rác.
4.2. Khả năng thông hành của 1 làn đi bộ trên hè phố và đường đi bộ lấy theo bảng 27
Bảng 27
Điều kiện đi bộ |
Khả năng thông hành của 1 làn đi bộ (người /h) |
Dọc hè có cửa hàng, nhà cửa |
700 |
Hè tách xa nhà, cửa hàng |
800 |
Hè trong dải cây xanh |
1000 |
Đường dạo chơi |
600 |
Dải đi bộ cắt qua đường ô tô (giao thông cùng cao độ) |
1200 |
Bảng 28
Cấp loại đường phố |
Chiều rộng tối thiểu của hè (m) |
|||
Đợt đầu |
Tương lai |
|||
Số làn |
Chiều rộng |
Số làn |
Chiều rộng |
|
Đường phố chính cấp I , II |
6 |
4,50 |
10 |
7,50 |
Đường khu vực |
4 |
3,00 |
8 |
6,00 |
Đường khu nhà, ở |
3 |
2,25 |
6 |
4,50 |
Đường trong khu công nghiệp |
2 |
1,50 |
6 |
4,50 |
Đường đi bộ |
4 |
3,00 |
6 |
4,50 |
Chú thích: Nếu số người đi bộ ít hơn 100 người/h theo cả 2 hướng, cho phép làm hè rộng 1m
4.4. Khi trong phạm vi hè đi bộ và đường đi bộ có đặt cột điện chiếu sáng, trụ dây dẫn điên tiếp xúc của đường xe điện,... chiều rộng chỉ dẫn ở bảng 28 phải tăng thêm từ 0,5 ÷ 1,2 m tùy trường hợp cụ thể :
Trường hợp những cột trụ nói trên nằm trong dải trồng cây xanh riêng thì không cần tăng
4.5. Chiều rộng hè phố ở gần ga ,rạp chiếu bóng, cửa hàng bách hóa và các điểm đầu mối khác được xác định theo tính toán phụ thuộc vào quy mô giao thông và được mở rộng bằng cách lùi nhà cửa ra ngoài phạm vi đường đó sâu vào trong khu xây dựng.
4.6. Khi thiết kế hè phố lát bằng tấm bê tông, để khỏi phải thay đổi quy cách các tấm bê tông, cho phép tăng thêm chiều rộng tính toán của hè phố bằng chiều rộng bó vỉa hè và cho phép lần vào chiều rộng của bãi cỏ kề đó
4.7. Trên đường phố và quảng trường khu dân cư cần tách biệt giao thông đi bộ với giao thông cơ giới bằng hè phố; đường người đi bộ phải có dải phân cách để tách biệt.
Thông thường trên bình đồ, hè phố đi song song với phần xe chạy, còn đường đi bộ có thể đi theo hướng riêng tùy theo công dụng của nó.
4.8. Để đảm bảo an toàn cho người đi bộ, mép hè chỗ tiếp giáp với phần xe chạy phải bó vỉa hè hàng đá vỉa hè bê tông hay đá vỉa đá. Cao độ đỉnh bó vỉa thiết kế cao hơn phần xe chạy không nhỏ hơn 15cm
Trên các đoạn rãnh làm theo kiểu mặt răng cưa, cao độ đỉnh bó vỉa cao hơn đáy rãnh 15-30cm
Tại lối rẽ vào nhà có xe cơ giới ra vào cắt ngang hè phố, cao độ đỉnh bó vỉa không cao hơn đáy rãnh 5-8cm
4.9. Giữa hè và rãnh biên, cũng như giữa hè và mái dốc nền đắp có chiều cao trên 1m, cần phải bố trí dải an toàn kiểu thềm, có chiều rộng không dưới 0,5m. Hè bố trí trên mái dốc có chiều cao trên 2m thì về phía mái dốc còn phải cấu tạo lan can chắn
Trong nền đường đào, khi nối tiếp hè với mái dốc cần cấu tạo rãnh mép hè.
4.10. Bán kính cong của bó vỉa tại các vị trí giao nhau của đường phố ít nhất là 12m. Tại quảng trường giao thông lấy ít nhất là 15m. Ở các đô thị cải tạo cho phép giảm xuống còn 5-8m
4.11. Độ dốc dọc của hệ phố và đường đi bộ:
- Không được vượt quá 60‰ với vùng núi không vượt quá 80‰ với chiều dài dốc không quá 300m.
- Khi chiều dài dốc, độ dốc dọc lớn hơn quy định trên cần làn bậc thang. Bậc thang có ít nhất 3 bậc, mỗi bậc cao không quá 12cm, rộng không nhỏ hơn 38cm, độ dốc dọc bậc thang không dốc hơn 1:3, sau mỗi đoạn 10-15 bậc làm một chiếu nghỉ rộng không nhỏ hơn 1m.
4.12. Độ dốc ngang của hè phố và đường đi bộ 10-20‰
4.13. Cấu tạo nền đất dưới hè, nền của đường đi bộ phải theo các yêu cầu trình bày trong phần nền của phần xe chạy
4.14. Trên vỉa hè và đường đi bộ, khi có ô tô và máy móc quét dọn vệ sinh chạy lên thì phải kiểm tra lại với xe có áp lực trên trục ít nhất là 5,5 tấn
4.15. Bó vỉa, tấm lát hè dùng theo thiết kế mẫu, với bê tông có số liệu không nhỏ hơn 200
Khi điều kiện cho phép dùng bó vỉa đá và lát hè bằng gạch.
4.16. Kết cấu mặt, móng của hè phố và đường đi bộ cần áp dụng kết cấu mẫu trong định hình
4.17. Chiều rộng đường đi bộ qua phần xe chạy ở cùng độ cao, và khoảng cách giữa 2 đường đi bộ qua phần xe chạy xác định theo tính toán, không nhỏ hơn trị số ghi trong bảng 29
Bảng 29
Loại đường phố |
Chiều rộng nhỏ nhất (m) |
Khoảng cách nhỏ nhất (m) |
Đường phố chính cấp II |
6 |
300 |
Đường khu vực |
4 |
200 |
Chú thích: Trên đoạn không có đèn tín hiệu dùng cho giao thông đi bộ qua đường và trong khu tam giác nhìn không được bố trí công trình và trồng cây xanh.
4.18. Cần tổ chức giao nhau khác độ cao giữa đường đi bộ với đường ô tô khi có những đặc điểm sau:
- Đường cao tốc và đường phố chính cấp I
- Đường phố có phần xe chạy rộng 14m trở lên, lưu lượng người đi bộ cắt qua lớn hơn 3000 người/h
- Đường phố chính loại I có:
Lưu lượng xe ô tô: 600 xe/h (hoặc 1000 xe/h cả hai chiều với đường có dải phân cách)
Lưu lượng người đi bộ: 1500 người/h
- Tại chỗ giao nhau có lưu lượng xe rẽ phải là 300 xe/h
- Tại quảng trường và chỗ giao nhau có tổ chức đảo mà số lượng người đi bộ qua đường và xe cộ nhiều đến mức cần phải bố trí đèn tín hiệu.
4.19. Khoảng cách giữa các hầm đi bộ và cầu đi bộ ngắn nhất là 400m, dài nhất là 600m. Chiều rộng hầm và cầu này phải tính toán theo lưu lượng ở giờ cao điểm.
Khả năng thông qua trung bình cho 4m bề rộng cầu, hầm là 2000 người/h, và các bậc thang là 1500 người/h
Chiều rộng của hầm đi bộ nhỏ nhất là 3m, của cầu thang lên xuống 2 chiều là 2,5m.
Lối vào hầm hay lối lên cần bố trí trên hè hay dải cây xanh. Nơi có nhiều nhà kiên cố cho phép bố trí ở tầng 1 của nhà.
4.20. Hầm đi bộ qua đường phải thiết kế với độ sâu nhỏ nhất và tĩnh không nhỏ nhất là 2,3m. Độ dốc dọc hầm lớn nhất là 40‰ độ dốc ngang lớn nhất là 1.
Trong hầm phải có chỗ bố trí điện, nước, trạm bơm, chỗ đặt thiết bị.....
V. ĐƯỜNG XE ĐẠP
5.1. Đường xe đạp thiết kế tách riêng với đường ô tô khi:
- Lưu lượng ô tô bằng và lớn hơn 2000 xe/ngày đêm
- Lưu lượng xe đạp, xe đạp máy bằng và lớn hơn 250 xe/ngày đêm.
Đường xe đạp tách biệt với đường ô tô bằng bó vỉa, dải cây xanh có chiều rộng không nhỏ hơn 0,8m; hoặc dải an toàn thiết bị an toàn chuyên dùng.
5.2. Khả năng thông hành của 1 làn xe đạp: 300 xe/h
5.3. Đường xe đạp thiết kế giao thông 1 chiều, thông thường bố trí cả 2 bên đường phố.
Chỉ thiết kế đường xe đạp 2 chiều ở vùng công viên, ngoài đô thị
5.4. Cấu tạo nền đường xe đạp theo đúng yêu cầu như nền đường của phần xe ô tô chạy
5.5. Kết cấu áo đường của đường xe đạp
- Khi mật độ giao thông lớn nên dùng loại mặt bê tông xi măng, hoặc đá dăm sỏi, dính kết hữu cơ.
- Khi mật độ giao thông nhỏ, nên sử dụng vật liệu ổn định nước có cường độ thấp và sẵn có tại địa phương (xỉ lò đầm chặt, gạch vỡ, đá có cường độ thấp)
5.6. Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của đường xe đạp lấy theo bảng 30
Bảng 30
Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của đường xe đạp |
Trị số tính toán |
|
Khi xây dựng mới |
Khi xây dựng trong điều kiện hạn chế |
|
Tốc độ tính toán (km/h) |
25 |
|
Bán kính cong tối thiểu trên bình đồ (m) |
|
|
Khi không cần siêu cao |
150 |
60 |
Khi có siêu cao |
50 |
15 |
Bán kính đường cong đứng tối thiểu (m) |
|
|
Đường cong lồi |
600 |
400 |
Đường cong lõm |
150 |
100 |
Độ dốc dọc tối đa ứng với chiều dài dốc ‰ |
|
|
- Dốc dài 50m |
40 |
40 |
- Dốc dài 100m |
35 |
35 |
- Dốc dài 150m |
30 |
30 |
- Dốc dài 200m |
25 |
25 |
- Dốc dài hơn 200m |
20 - 5 |
20 – 5 |
Độ dốc dọc tối thiểu (theo rãnh dọc) |
5 |
5 |
Độ dốc ngang mặt đường (‰) |
15-20 |
15-20 |
Chiều cao tĩnh không tối thiểu |
2,5 |
|
Bề rộng phần xe chạy (m) |
|
|
1 làn xe cho 1 chiều |
1,00 |
0,70 |
2 làn xe cho 1 chiều |
1,75 |
1,50 |
2 làn xe cho 2 chiều |
2,0 |
1,70 |
VI. DẢI PHÂN CÁCH VÀ CÂY XANH, DẢI PHÂN CÁCH.
6.1. Dải phân cách dùng để phân cách các yếu tố khác nhau của mặt cắt ngang đường phố, quảng trường đô thị.
Dải phân cách có thể trồng cây xanh, đặt cột điện chiếu sáng, cột điện tiếp xúc của mạng lưới xe điện và bố trí hệ thống công trình ngầm. Chiều rộng tối thiểu của dải phân cách, lấy theo bảng 31
Bảng 31
Vị trí, chức năng của dải phân cách |
Chiều rộng tối thiểu của dải phân cách (m) |
|||
Cấp, loại đường phố |
||||
Đường cao tốc |
Cấp đô thị |
Cấp khu vực |
Cấp nội bộ |
|
Phân cách luồng giao thông chính khi: |
|
|
|
|
- Giao thông nội bộ |
8 (5) |
6(2) |
|
|
- Giao thông xe điện |
6 (2) |
3 (2) |
3 (2) |
|
- Giao thông xe đạp |
|
3 |
2 |
2 |
- Giao thông đi bộ |
3 |
3 |
3 |
2 |
Phân cách hè với đường xe điện |
|
3 |
2 |
|
Phân cách hè với đường xe đạp |
|
2 |
2 |
2 |
Phân cách hướng ngược chiều trong luồng giao thông chính. |
4 |
3 |
|
|
Chú thích:
Với tốc đô thị cho phép giảm trị số chiều rộng tối thiểu của dải phân cách – Lấy theo trị số ghi trong ngoặc.
6.2. Dải phân cách tách phần xe chạy với các yếu tố khác phải cao hơn phần xe chạy 15-20cm.
6.3. Để phân cách giao thông theo các chiều khác nhau trên một dải xe chạy, dải phân cách có thể cao hơn, hoặc ở cùng cao độ mặt phần xe chạy. Khi có cùng cao độ với mặt phần xe chạy được kẻ chỉ thành 1 hoặc 2 vật song song với tim phần xe chạy bằng đá màu trắng, bằng đinh hay bằng vạch sơn màu rộng 10 – 15 cm.
6.4. Chiều rộng tối thiểu của dải phân cách trên phần xe chạy cần căn cứ vào tác dụng của nó mà xác định. Khi dải phân cách chỉ dùng để phân luồng giao thông và phục vụ cho người đi bộ qua đường thì chiều rộng tối thiểu là 1m.
6.5. Trên dải phân cách của phần xe chạy không được bố trí cột điện chiếu sáng, biển quảng cáo và các công trình khác không liên quan tới việc bảo đảm an toàn giao thông.
6.6. Dải phân cách có cấu tạo khác cao độ với mặt phần xe chạy có chiều dài tối đa là 500m. Tổ chức bố trí phân đoạn dải phân cách tại những vị trí có đường giao thông (ô tô, xe đạp, đi bộ) cắt ngang, hoặc nơi cần tổ chức xe rẽ sang chiều khác.
Dải phân cách dùng cho việc hướng dẫn làn xe phải đặt đèn báo hiệu, biển báo hiệu; và đặt cột bảo hiểm tại những chỗ ngoặt bất ngờ.
CÂY XANH
6.7. Cây xanh ở đường phố, đường cần tạo được bóng mát cho hè và phần xe chạy, bảo vệ cho nhà ở hai bên đường bớt tiếng ồn, bụi hơi độc do ô tô xả ra và thỏa mãn các yêu cầu về kiến trúc, mỹ thuật, đồng thời đáp ứng yêu cầu vệ sinh (do hoa quả, lá cây gây ra) và màu sắc trang trí theo các mùa trong năm.
Để cách ly nhà cửa khỏi ảnh hưởng của xe cộ và bộ hành. Tốt nhất nên dùng cây có bụi, tán rộng.
6.8. Tất cả các đường, đường phố, nhất là những đường trục theo hướng Đông – Tây, dải đường xe đạp và dải đường đi bộ phải được trồng cây tại những vị trí quy định.
Với những đường cải tạo, bị khống chế nhiều mặt bằng và không gian thì cần tận dụng những cây hiện có, đồng thời có thể giảm bớt cây hoặc chỉ trồng tại những vị trí thưa công trình ít vướng đường dây trên không và không gây phá hoại các công trình sẵn có.
6.9. Thiết kế cây xanh trên đường phố, đường, quảng trường tùy thuộc vào cấp, loại và chiều rộng của chúng; tính chất của nhà cửa (làm trang trí, làm dải ngăn cách,...) được trồng theo các dạng như sau :
- Trồng cây thành hàng trên vỉa hè
- Trồng thành hàng trên các dải được tách riêng (có bãi cỏ, hoặc không có bãi cỏ)
- Hàng rào bụi cây.
- Dải trồng cỏ, trồng hoa với những cây riêng lẻ hay khóm cây và bụi cây.
- Vườn hoa
KÍCH THƯỚC CHÍNH CỦA DẢI CÂY XANH TRÊN BÌNH ĐỒ
6.10. Kích thước chính của dải cây xanh trên bình đồ lấy theo bảng 32, tùy theo chiều rộng và công dụng của dải đất giành lại có xét tới chiều rộng tối thiểu để trồng các loại cây khác nhau.
Bảng 32
Loại cây |
Chiều rộng tối thiểu (m) |
Cây trồng 1 hàng |
2 |
Cây trồng 2 hàng |
5 |
Dải cây bụi, bãi cỏ |
1 |
Vườn cây trước nhà 1 tầng |
4 |
Vườn cây trước nhà nhiều tầng |
6 |
6.11. Chiều rộng của bãi cỏ khi lựa chọn phải xét tới khả năng bố trí công trình ngầm ở dưới đó.
6.12. Kích thước chỗ trống không lát hè để trồng cây theo từng hàng phải lấy như sau:
- Chỗ trống hình vuông, không nhỏ hơn 1,2m x 1,2m.
- Chỗ trống hình tròn, đường kính không nhỏ hơn 1,2m
6.13. Khi thiết kế cây xanh trên đường phố, đường và quảng trường cần phải xét đến sự bố trí các công trình ngầm, công trình nổi, mạng lưới đường dây trên không, cũng như điều kiện giao thông của các phương tiện, người đi bộ.
6.14. Khoảng cách gần nhất của cây xanh tới nhà cửa, công trình phần xe chạy, và các cấu tạo khác – xem bảng 33
Bảng 33
Tên loại công trình nhà cửa |
Khoảng cách tối thiểu (m) |
|
Tới tim gốc cây |
Tới bụi cây |
|
Mép ngoài tường nhà, công trình |
5 |
1,5 |
Mép ngoài của kênh, mương, rãnh |
2 |
1 |
Chân mái dốc đứng, thềm đất |
1 |
0,5 |
Chân hoặc mép trong của tường chắn |
3 |
1 |
Hàng rào cao dưới 2 m |
2 |
1 |
Cột điện chiếu sáng, cột xe điện cầu cạn |
1 |
1 |
Mép ngoài hè, đường đi bộ |
0,75 |
0,5 |
Ống cấp nước, thoát nước |
1,5 |
|
Dây cáp điện lực, điện thông tin |
2 |
0,5 |
Mép ngoài phần xe chạy, lề gia cố |
2 |
1 |
Chú thích: Tiêu chuẩn ghi trong bảng 33 là tính với cây mà tán có đường kính không quá 5m. Các loại cây có tán rộng hơn 5m, và rễ cây ăn ngang ra xa thì khoảng cách phải tăng thêm cho thích hợp.
6.15. Khi bố trí cây xanh trên bình đồ và trên mặt cắt của đường phố và quảng trường phải chú ý bảo đảm tầm nhìn tối thiểu
6.16. Độ dốc ngang của vùng cây xanh 5 – 50 %.
VII. BÃI ĐỖ XE Ô TÔ, BẾN XE Ô TÔ VÀ TRẠM DỪNG XE Ô TÔ CÔNG CỘNG
7.1. Vị trí, qui mô, tính chất bãi đỗ ô tô, bến xe ô tô, trạm dừng xe ô tô công cộng được xác định theo dự kiến qui hoạch đô thị, phụ thuộc vào sơ đồ giao thông, đối tượng phục vụ, thành phần ô tô, điều kiện mặt bằng, khả năng vốn đầu tư.
7.2. Khi thiết kế sơ bộ bãi đỗ xe, bến xe và trạm dừng xe ô tô công cộng ngoài trời cần áp dụng chỉ tiêu diện tích cho 1 xe – xem bảng 34
Bảng 34
Loại xe |
Diện tích dành cho 1 xe ô tô (m2) |
|
Xếp xe theo 1 hàng |
Xếp xe theo nhiều hàng |
|
Xe ô tô du lịch |
20 |
25 |
Xe mô tô 3 bánh |
|
8 |
Xe mô tô |
|
3 |
Xe đạp |
0,6 |
0,9 |
Ô tô buýt |
32 |
40 |
Ô tô tải |
25 |
30 |
Xe đặc biệt |
(Tính toán theo kích thước của xe) |
Chú thích: Tiêu chuẩn diện tích trên chưa kể lối ra, lối vào, cây xanh bóng mát.
7.3. Loại lớp mặt và kết cấu áo đường của bãi đỗ xe, bến xe và trạm dừng xe thường được chọn bằng hoặc đơn giản hơn loại lớp mặt trên phần xe chạy kế cận đó.
Tùy theo loại ô tô chọn tải trọng tính toán phù hợp để kiểm tra lại kết cấu.
BÃI ĐỖ XE Ô TÔ
7.4. Bãi ô tô phục vụ các công trình công cộng, xí nghiệp công nghiệp,... cần được tập trung thành từng nhóm để thỏa mãn lớn hơn hoặc bằng 20 xe cho 1 bãi đỗ.
Bãi đỗ xe phải bố trí lối ra, lối vào tách biệt nhau. Chỉ cho phép bố trí lối ra lối vào đi chung khi bãi đỗ có dưới 20 xe và bề rộng lối ra vào tối thiểu là 6m.
7.5. Bãi đỗ xe ô tô công cộng, trong điều kiện cho phép có thể bố trí trên phần xe chạy nếu đường phố có 4 làn xe trở lên và không gây cản trở cho giao thông, xe chạy an toàn. Nếu lưu lượng xe lớn hơn 90 xe/h thì phải tách thành dải đỗ xe riêng.
7.6. Hình thức bố trí xe trên bãi có thể thành 1 hay nhiều hàng xe xếp song song, hay tạo góc 45o, 60o, 90o, với hướng của hè phố
Bãi đỗ nhiều xe, thì cứ 2 hàng xe phải bố trí 1 lối xe vào cửa hàng xe.
7.7. Khoảng cách tối thiểu từ bãi đỗ xe tới nhà ở và các công trình công cộng lấy theo bảng 35
Bảng 35
Tên công trình |
Khoảng cách ứng với số lượng ô tô ở bãi (m) |
||||
Lớn hơn 100 |
100 - 50 |
50 - 20 |
26 - 11 |
nhỏ hơn 11 |
|
Bệnh viện, trường học, nhà trẻ |
|
|
50 |
25 |
25 |
Các công trình công cộng khác |
20 |
20 |
15 |
10 |
10 |
Nhà ở |
50 |
25 |
25 |
15 |
15 |
Chú thích:
Với trường học, nhà trẻ, bệnh viện, nhà điều dưỡng đường khoảng cách được tính từ giới hạn khu đất của công trình.
7.8. Bãi ô tô bố trí ngay cạnh đường phố nhưng phải cách chỗ giao nhau với đường phố khác với cự li nhỏ hơn 30m.
7.9. Độ dốc dọc và độ dốc ngang của bãi đỗ xe không vượt quá 20‰.
BẾN XE Ô TÔ CÔNG CỘNG
7.10. Trạm cuối cùng của tuyến giao thông công cộng phải xây dựng thành bến xe. Trên bến phải có phòng cách đợi, nơi lên xuống xe, chỗ phục vụ cho nhân viên quản lý, phục vụ, bãi riêng để đỗ xe và quay xe, nhà vệ sinh, quầy ăn uống giải khát....
7.11. Các tiêu chuẩn để thiết kế bến xe ô tô công cộng – Xem bảng 36
Bảng 36
Tiêu chuẩn thiết kế |
Trị số tính toán |
Bán kính quay xe tối thiểu của ô tô buýt và xe điện bánh hơi |
13m |
Số lượng xe cho phép cùng một lúc đỗ ô tô trên bến của ô tô buýt và xe điện bánh hơi |
30% tổng số xe chạy trên tuyến |
Diện tích 1 chỗ xe |
40m2 |
Độ dốc dọc tối đa của bến đỗ |
20‰ |
7.12. Tính toán chi tiết khi thiết kế bến xe phải tuân theo các quy phạm hiện hành của Bộ Giao thông.
TRẠM DỪNG XE Ô TÔ CÔNG CỘNG
7.13. Trạm dừng xe ô tô công cộng đặt cách nhau không quá 600m, nếu xe chạy với tốc độ cao, thì không quá 1000m.
Vị trí xây dựng, trạm dừng xe ở dải trồng cây nằm giữa phần xe chạy với vỉa hè, hoặc có thể ở ngay làn xe ngoài cùng của phần xe chạy của đường, đường phố.
7.14. Để đảm bảo an toàn cho người đi bộ, trạm dừng xe phải bố trí cách ngã giao nhau 15 – 20 m lui về phía sau nếu là tuyến đường có tín hiệu điều khiển giao thông.
7.15. Chiều rộng của trạm dừng xe ô tô công cộng tại chỗ lấn vào dải cây xanh tiếp giáp với phần xe chạy phải đủ để bố trí cho xe đỗ, với chiều rộng ít nhất là 3m; chỗ chờ xe rộng 1m – 1,5m tùy theo số khách đợi xe nhiều hay ít; hay có thiết bị ngăn hay không. Chiều dài trạm dừng xe của 1 tuyến chạy theo 1 hướng là 20m. Với tuyến có nhiều hướng cần được xác định dựa trên cơ sở tính toán nhưng không nhỏ hơn 30m.
7.16. Chỗ chờ và lên xuống xe phải cao hơn chỗ xe đỗ tối thiểu 20cm và được bảo vệ bằng đá vỉa, bề mặt chỗ chờ và lên xuống xe có độ nhám tốt, bảo đảm thoát hết nước.
7.17. Độ dốc dọc của trạm dừng xe không lớn hơn 20‰. Độ dốc ngang tùy thuộc loại mặt đường, nên dùng 10-15‰ hoặc bằng độ dốc ngang của phần xe chạy và phải bảo đảm thoát nước tốt.
7.18. Các kiểu trạm dừng xe: Kiểu túi hở, kiểu túi kín, kiểu không có túi.
7.19. Trên các trạm dừng xe cần làm ghế ngồi, mái che cho khách cũng như phải trồng cây bóng mát
VIII. MẠNG LƯỚI CÔNG TRÌNH NGẦM
8.1. Trong phạm vi đường đỏ của đường phố, quảng trường có thể đặt toàn bộ hay một phần các công trình ngầm, thông thường có các loại ống dẫn nước, cáp thông tin, cáp điện lực, …
Lúc giành chỗ để bố trí các công trình ngầm trong mạng lưới tổng hợp đường dây đường ống phải xét tới sự phát triển của chúng trong tương lai theo dự kiến của qui hoạch đô thị.
8.2. Công trình ngầm chỉ được đặt ở dưới hè, dải phân cách, dải đất trống dự phòng giữa đường đỏ và chỉ giới xây dựng.
Khi chiều rộng đường phố từ 60m trở lên, phải bố trí hệ thống thoát nước 2 bên.
Trên những đoạn đường, đường phố cải tạo, nếu phải nâng cấp mặt đường cần di chuyển các công trình ngầm dưới phần xe chạy vào dải phân cách, hè phố. Khi có căn cứ vững chắc và ở trường hợp thật đặc biệt, chỉ cho phép để lại dưới phần xe chạy những đường ống tự chảy (thoát nước mưa, thoát nước bẩn).
8.3. Mạng lưới công trình ngầm có thể đặt riêng rẽ hay đặt chung trong 1 hào hay một cô lếch tơ tùy theo điều kiện kinh tế kỹ thuật cho phép. Lựa chọn Cô lếch tơ trong những trường hợp sau:
+ Các công trình, kỹ thuật như đường ống cấp nhiệt có Φ500m đến Φ900mm đường ống cấp nước Φ500mm, có 10 đường cáp điện thi công cùng một lúc.
+ Khi cải tạo đường giao thông chính của đô thị và hệ thống công trình ngầm phức tạp, hoặc trên mặt cắt ngang đường phố không đủ chỗ bố trí tất cả các công trình ngầm.
+Trên đoạn giao nhau với đường phố chính cấp đô thị, đường cao tốc, đường sắt.
8.4. Với một số đường cải tạo, mặt đường được nâng cấp thành cấp cao chủ yếu, khi không có thể, hay khi điều kiện kinh tế kỹ thuật không có lợi để chuyển các công trình ngầm ra khỏi mặt đường thì phải xét tới trường hợp làm lớp mặt (hay chỉ làm lớp móng) tháo lắp được bằng các tấm bê tông cốt thép đặt bên trên vị trí có các công trình ngầm. Có thể tìm cách bảo vệ công trình ngầm để chịu được tác dụng của xe chạy, kéo dài thời gian sử dụng cho đến khi hủy bỏ công trình ngầm này mà không gây hư hại tới kết cấu áo đường đã được nâng cấp ở bên trên nó.
8.5. Chỉ tiêu thiết kế vị trí các công trình ngầm trên mặt cắt theo các bảng 37, 38
Bảng 37
Loại công trình ngầm |
Chiều sâu tối thiểu đặt công trình ngầm tính từ đỉnh ống (m) |
Ống cấp nước đặt dưới vỉa hè |
0,5 |
Ống cấp nước đặt dưới phần xe chạy |
|
Đường kính ống bằng và nhỏ hơn 300mm |
0,8 |
Đường kính ống bằng và lớn hơn 300mm |
1,0 |
Cáp (tới vỏ cáp ) đặt dưới hè |
0,7 |
Cáp (tới vỏ cáp ) đặt dưới lòng đường |
1,0 |
Bảng 38
Tính không tối thiểu đặt công trình ngầm tới móng nhà cửa, thiết bị (m) |
|||||||
Loại công trình ngầm |
Mép móng nhà và công trình |
Cột điện (chiếu sáng tiếp xúc thông tin) |
Tới ray đường sắt gần nhất nhưng không nhỏ hơn chiều sâu hào, tính từ chân nền đắp |
Đường xe điện (tính từ đường ray ngoài cùng) |
Tường hay trụ cầu vượt hầm tính trên cao độ nền của móng hay thấp hơn |
Tới bó vỉa |
Tới mép ngoài của rãnh bên hay chân của nền đắp |
Ống cấp nước |
5 |
1,5 |
|
2 |
5 |
2 |
1 |
Ống thoát nước |
3 |
3 |
4 |
1,5 |
3 |
1,5 |
1 |
Cáp điện cáp thông tin |
0,6 |
0,5 |
3 |
2 |
0,3 |
1,5 |
1 |
Chú thích:
1- Với ống dẫn nước có áp, khoảng cách tới nhà ở, công trình, thiết bị chọn như ống cấp nước.
2- Khi đặt ống cấp thoát nước cao hơn nền của cầu vượt hay hầm với khoảng cách lớn hơn hay bằng 0,5m thì khoảng cách của ống này tới móng không nhỏ hơn 2m.
Bảng 39
Tính không tối thiểu giữa các công trình ngầm (m) |
||||
Loại công trình |
Ống cấp nước |
Ống thoát nước |
Cáp điện lực |
Cáp thông tin |
Ống cấp nước |
1,5 |
|
0,5 |
0,5 |
Ống thoát nước |
|
0,4 |
0,5 |
0,5 |
Cáp điện lực |
0,5 |
0,5 |
0,1 – 0,5 |
0,5 |
Cáp thông tin |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
|
Chú thích:
1) Khi cao độ của mạng lưới so với móng của nhà cửa bảng công trình chênh lệch nhiều thì những khoảng cách ghi trong các bảng trên phải kiểm tra lại có tính đến góc nghỉ tự nhiên của đất móng hào cạnh đó.
2) Trong điều kiện đặt mạng lưới có khó khăn, khoảng cách ghi trong chỉ dẫn của bảng có thể giảm xuống khi có các căn cứ xác đáng.
3) Khi đặt ống nước ăn uống song song với ống thoát nước thì khoảng cách giữa các ống không được nhỏ hơn 1,5m khi đường kính ống 200mm và không nhỏ hơn 3,0m khi đường kính ống lớn hơn 200mm. Trường hợp này ống cấp nước phải là ống kim loại.
Cũng như trường hợp trên, nhưng khi ống cấp nước đặt thấp hơn ống thoát nước thì khoảng cách trong bảng phải tăng thêm một trị số bằng hiệu số chiều sâu đặt các ống đó
4) Trong điều kiện thi công khi đặt đường ống dẫn nước khoảng cách giữa đường cáp điện lực và ống cấp nước tối thiểu là 1m khi đồng thời đặt song song
Trong cùng 1 hào có 2 đường ống dẫn trở lên thì khoảng cách tối thiểu tĩnh không giữa chúng phải lấy:
- Với ống có đường kính quy ước dưới 300mm thì lấy không nhỏ hơn 0,4m
- Với ống có đường kính quy ước trên 300mm thì lấy không nhỏ hơn 0,5m
8.6. Khoảng tĩnh không khi giao nhau của mạng lưới ngầm, đường ống cấp nước với đường ống khác, với đường phố, đường phải lấy không nhỏ hơn
a) Giữa ống cấp nước hoặc cáp điện với phần xe chạy tính từ mặt đường tới đỉnh ống (hoặc đỉnh vỏ bọc ống), mặt trên của cáp điện là 1,0m
b) Giữa đường ống cấp nước với cáp, kể cả giữa cáp điện lực, cáp thông tin là 0,5m
c) Giữa các thành của đường ống có công dụng khác nhau (trừ các mạng tiêu nước cắt qua mạng cấp nước và các đường ống dẫn các chất lỏng độc hại, khó ngửi) là 0,2m.
d) Giữa mạng lưới cấp nước uống, sinh hoạt và mạng tiêu nước khi ống cấp nước có vỏ bọc đặt bên trên ống tiêu nước (tính theo thành ống) là 0,15m
Chú thích:
1) Các chỉ dẫn ghi ở trên có thể khác đi khi đặt ống cấp nước bằng kim loại có vỏ bọc ống. Chiều dài của đoạn bọc ống này phải lấy về mỗi bên của chỗ giao nhau:
- Trong đất sét, không dưới 5m
- Trong đất thấm nước, không dưới 10m
2) Nếu như tại chỗ giao nhau đường ống thoát nước nằm trên đường ống cấp nước bằng ống kim loại có vỏ bọc ống, thì chiều dài đoạn có bọc này phải lấy về mỗi bên của chỗ giao nhau là:
- Trong đất sét, không dưới 5m
- Trong đất thấm nước, không dưới 10m
IX. THOÁT NƯỚC MƯA
9.1. Công trình thoát nước mưa dùng chung cho toàn đô thị hoặc riêng từng khu vực được thiết kế theo “quy phạm thiết kế hệ thống thoát nước mưa đô thị”
9.2. Thoát nước mưa của đường phố, đường, quảng trường nằm trong hệ thống thoát nước toàn đô thị phải đảm bảo:
- Thu, thoát nước ở các nguồn xung quanh đổ vào không để xảy ra hiện tượng úng ngập
- Thu, thoát nhanh nước trên bề mặt đường (phần xe chạy, dải đi bộ, hè phố, dải cây xanh....)
- Đưa nước ra khỏi đường, dẫn vào đường ống chính hoặc địa điểm thu nước của hệ thống thoát nước toàn đô thị.
9.3. Công trình thoát nước mưa trên đường phố, đường quảng trường gồm có:
- Rãnh dọc (dạng hở) chạy song song trục tim đường.
- Giếng thu, giếng thăm, giếng tiêu năng, giếng chuyển bậc.
- Cống ngang đường nối các giếng.
- Cống dọc đường thoát nước theo hệ thống
- Các công trình điều tiết dòng chảy, trạm bơm.
9.4. Hệ thống thoát nước mưa trong đô thị có thể là:
- Thoát nước mưa đi chung, thoát nước mưa đi riêng, hoặc thoát nước mưa của đường phố, đường quảng trường đi riêng sau đó đổ vào hệ thống đi chung.
Hình thức dùng dạng kín, dạng hở, hoặc hỗn hợp...
Chú thích:
1) Thoát nước mưa đi riêng là chỉ dùng cho nước mưa và nước sạch (nước tưới rửa đường, nước rửa xe, nước sạch trong sản xuất).Thoát nước mưa đi chung là dùng chung với nước bẩn (nước sinh hoạt, nước sản xuất không có hóa chất)
2) Thoát nước mưa dạng kín là theo hệ thống đường ống (có kể cả rãnh dọc), còn dạng hở là thoát nước theo mương, rãnh, kênh máng có nắp đậy hoặc không có nắp.
9.5. Tại các khu vực nhà ở cao tầng, trong thời kỳ xây dựng đợt đầu, trên các đường phố và đường mới xây dựng xong nền hoặc mặt đường, mạng lưới thoát nước mưa có thể dùng dạng hở, sau đó khi hoàn thiện đường phố và đường sẽ thay bằng dạng kín.
Tại khu vực có đất rộng, mât độ xây dựng thưa, nhà ở thấp tầng địa hình xây dựng dốc không nhỏ hơn 4‰ có thể dùng hệ thống hở và hỗn hợp.
9.6. Chiều dài chảy tự do của dòng nước mưa theo rãnh dọc đường, đường phố tính từ điểm phân thủy tới giếng thu nước đầu tiên không vượt quá trị số sau:
- Khi độ dốc nhỏ hơn 5‰ là 100m
- Khi độ dốc dọc bằng và lớn hơn 5‰ là 200m.
- Trên đường qua vùng công viên là 300m
Chiều dài chảy tự do thông thường trong từng đô thị xác định căn cứ vào sơ đồ tổng thể của mạng lưới thoát nước của đô thị.
9.7. Chiều sâu dòng chảy lớn nhất của nước trong kênh, mương tại khu vực có nhà ở không được quá 1 m.
- Chiều sâu dự trữ bên trên mực nước tính toán:
- Với mạng nhỏ là 0,2m
- Với mạng lớn 0,4m
9.8. Trong khu vực đông dân, đáy và mái dốc của kênh, mương, rãnh cần gia cố theo chu vi ướt hoặc toàn bộ chu vi bằng gạch, đá, bê tông hoặc bê tông cốt thép lắp ghép.
9.9. Khi tuyến nước cắt qua lối xe ra vào các sân bãi phải dùng cống có đường kính tối thiểu là 0,5m; cá biệt cho phép 0,4m nhưng phải thỏa mãn lưu lượng tính toán.
9.10. Vận tốc lớn nhất cho phép của nước chảy trong kênh, mương máng và rãnh, độ dốc của mái dốc lấy theo “quy phạm thiết kế hệ thống thoát nước”
Nước vận tốc chảy lớn hơn vận tốc cho phép ứng với loại kết cấu gia cố thì phải làm bậc nước, dốc nước, giếng tiêu năng, hay cấu tạo đường ống dạng kín.
GIẾNG THU GIẾNG THĂM
9.11. Giếng thu nước mưa được đặt ở các vị trí sau đây để thu nước tới rãnh dọc các đường phố, đường và quảng trường vào hệ thống.
- Các chỗ trũng của rãnh (buộc phải có)
- Các ngã giao nhau ở phía dòng nước chảy tới dải đi bộ qua đường.
- Cạnh đường rẽ vào nhóm nhà hoặc tiểu khu.
- Trên bề mặt của đường phố theo các khoảng cách được chọn để bố trí giếng thu nước
- Khi có hè rộng, giếng thu được đặt vào dải trồng cỏ tiếp giáp với bó vỉa của hè
9.12. Khoảng cách thông thường bố trí các giếng thu nước mưa – bảng 40
Bảng 40
Độ dốc của đường, đường phố ‰ |
Khoảng cách thông thường (m) |
Dưới 5 |
50 |
Trên 5 đến 6 |
60 |
Trên 6 đến 10 |
70 |
Trên 10 đến 30 |
80 |
Trên 30 |
60 |
Chú thích:
1) Khi chiều rộng phần xe chạy 1 mái lớn hơn 14m, và 2 mái lớn hơn 24m thì khoảng cách giữa các giếng thu không vượt quá 60m.
2) Trường hợp cá biệt (đường đi trên đường phân lưu) dọc 2 bề rộng đường, đường phố hẹp thì khoảng cách giữa các giếng thu nước mưa có thể lên tới 100 – 120 m
3) Ở những chỗ có lưu lượng nước mưa lớn, cũng như ở những chỗ trũng số lượng giếng thu nước xác định theo yêu cầu bảo đảm hoàn toàn thu hết nước.
9.13. Loại giếng thu trực tiếp hoặc gián tiếp (kiểu hàm ếch) đều nên cấu tạo có lưới chắn rác
Chắn song lưới chắn rác đặt thấp hơn mép rãnh dọc là 2 – 3cm.
9.14. Chiều sâu của đáy giếng thu nước lấy phù hợp với chiều sâu tối thiểu đã chọn để đặt cống nối và cống dọc. Chiều sâu tối thiểu này phải đảm bảo cho vị trí cống nối có đủ sâu để chịu được tải trọng xe lu khi công mặt đường và trong giếng có cấu tạo hồ chứa sâu ít nhất 30cm.
9.15. Đường kính của cống nối (từ giếng thu về giếng thăm) thông thường là 300mm
Trong trường hợp giếng thu đặt ở vị trí, nơi tập trung nhiều nước, hay là khi thu nước từ mạng lưới hở thì nên chọn loại đường kính lớn hơn.
Chiều dài lớn nhất của ống nối là 40m, khi chiều dài lớn hơn phải đặt các giếng thăm ở trung gian.
Độ dốc dọc của đường ống nối nên dùng 20 – 50‰ tối thiểu là 5‰.
9.16. Ống nối dẫn nước về giếng thăm của cống dọc.
- Khi cống dọc có đường kính nhỏ hơn 600mm thì đáy cống nối vào khoảng phần ba chiều cao trên cùng của đường kính cống dọc.
Khi cống dọc có đường kính bằng và lớn hơn 600mm thì đáy cống nối vào khoảng phần ba chiều cao trên cùng của đường kính cống dọc
Đối với ống nối dẫn nước từ giếng thu nước mưa của các sân lớn về cống cái mà chiều dài ống nối không quá 15m thì chỗ nối không cần làm giếng thăm, hoặc khi chiều dài lớn hơn 15m nhưng đường kính cống dọc lớn hơn 1,5m thì chỗ nối cũng không cần làm giếng thăm.
Không nên nối liên tiếp nhiều hơn 2 giếng thu bằng 1 ống nối:
9.17. Ống dẫn nước từ trong nhà và rãnh ngầm đặt nông ở dưới đường được đổ trực vào giếng thu.
Không cho phép nối cống trong nhà, cống nội bộ tiểu khu và rãnh ngầm đặt sâu (rãnh hạ nước ngầm) đổ trực tiếp vào giếng thu.
Nước từ mạng lưới hở mương, máng, ... đổ vào giếng thu tùy theo điều kiện cụ thể mà đặt lưới chắn rác, đá.... ở cửa thu nước.
THIẾT KẾ CỐNG THOÁT NƯỚC TRÊN BÌNH ĐỒ
9.18. Bố trí cống trên đường, đường phố cũng như các khoảng cách, tĩnh không giữa cống thoát nước và các công trình khác phù hợp với phần VIII – Mạng lưới công trình ngầm.
9.19. Tuyến của cống thoát nước nền thiết kế thẳng với ít chỗ chuyển hướng nhất
Đặt giếng thăm tại chỗ chuyển hướng của cống có đường kính bằng và nhỏ hơn 0,6m. Tại chỗ đó góc giữa 2 đường ống không được nhỏ hơn 90o. Khi trong giếng có bậc nước, dốc nước góc chuyển hướng giữa 2 ống không có giới hạn.
Đặt giếng thăm tại chỗ chuyển hướng của cống có đường kính lớn hơn 0,6m khi góc chuyển hướng của đường ống không nhỏ hơn 160o. Khi góc nhỏ hơn 1600 chỗ chuyển hướng làm thành đường cong với bán kính cong chọn bằng 5 lần đường kính hay chiều rộng cống.
Trong trường hợp riêng biệt khi có căn cứ cho phép giảm bán kính chuyển hướng, nhưng không nhỏ hơn 3 lần đường kính.
9.20. Giếng thăm đặt ở các vị trí thay đổi về hướng tuyến, thay đổi đường kính ống, thay đổi độ dốc, ở vị trí có cống nối đổ vào hệ thống cống dọc, vị trí có bậc nước, vị trí giao nhau với các công trình ngầm khác và tại cửa xả vào hè theo kiểu chảy ngập.
Khi cống có đường kính bằng và lớn hơn 1,2m; chỗ thay đổi độ dốc không cần làm giếng thăm.
Chỗ chuyển hướng của cống nếu là đường cong thì có thể đặt giếng thăm ở giữa đường cong đó thì khi bảo đảm công tác nạo vét cống bằng cơ giới. Nếu không bảo đảm thì phải đặt giếng thăm ở cả 2 đầu đoạn cong đó.
Khoảng cách giữa các đường cong xem bảng 41.
Bảng 41
Đường kính cống (m) |
Khoảng cách giữa các giếng (m) |
|
Bình thường |
Tối đa |
|
Dưới 0,3 |
50 |
55 |
Từ 0,4 đến 0,6 |
60 |
60 |
0,7 - 1,0 |
60 |
70 |
1,1 -1,5 |
75 |
85 |
Trên 1,5 |
Theo thiết kế , chú ý theo điều kiện nạo vét |
Chú thích:
Khi cống có đường kính nhỏ hơn 0,6m và dốc nhỏ hơn 4‰ thì khoảng cách giữa các giếng thăm không được lớn hơn 50m.
THIẾT KẾ CỐNG THOÁT NƯỚC TRÊN MẶT CẮT
9.21. Chiều dày tối thiểu của lớp đất đắp trên đỉnh cống:
- Dưới mặt đường xe ô tô là 0,8m
- Các nơi khác: 0,5m
Khi chiều dày đất trên cống ít hơn, cống phải được bảo vệ chịu được tác động của xe chạy
9.22. Đường kính tối thiểu của cống thoát nước:
- Đặt dọc theo đường, đường phố cấp đô thị: 300mm
- Đặt dọc theo đường, đường phố cấp khu vực, cấp nội bộ 200mm.
9.23. Độ dốc của đoạn ống (giữa 2 giếng) nên lấy phù hợp với địa hình và xét tới độ dốc cho phép của cống.
9.24. Khi tăng đường kính của đoạn cống hạ lưu thì chỗ nối tiếp của ống cống tại giếng thăm bố trí như sau:
- Thông thường đỉnh cống hạ lưu trùng đỉnh cống thượng lưu
- Khi độ dốc nhỏ thì nối trục cống hạ lưu trùng trục cống thượng lưu
- Cá biệt cho phép nối đáy cống hạ lưu trùng đáy cống thượng lưu.
9.25. Bố trí bậc nước ở trong cống trong những trường hợp sau:
- Khi tránh phải giao nhau cùng mức với công trình ngầm khác.
- Để khắc phục tổn thất cục bộ khi gặp sức cản lớn.
- Tại chỗ cống có độ chênh cao lớn, tránh xảy ra vận tốc lớn hơn vận tốc cho phép.
- Hạ thấp miệng xả để tạo thành nước chảy ngập.
Khi bậc nước cao dưới 0,5m trong cống có đường kính dưới 1,5m và vận tốc dưới 4,5m dùng giếng thăm thông thường.
Trường hợp các tiêu chuẩn trên không thỏa mãn phải bố trí bậc nước trong giếng tiêu năng đặc biệt.
9.26. Miệng xả của cống thoát nước mưa đổ ra sông, hồ thường có cao độ hơn mực nước trung bình của sông, hồ và chảy theo chế độ chảy không ngập.
Thiết kế miệng xả chảy ngập trong các điều kiện sau:
1) Chống gây xói lở bờ sông, lòng sông, cần hạn chế tốc độ nước chảy ra khỏi miệng xả.
2) Do yêu cầu kiến trúc không cho phép miệng xả chảy không ngập.
9.27. Khi cống giao nhau với công trình ngầm khác cần theo đúng các quy định của phần VIII- hễ thống công trình ngầm
Khi không bảo đảm các yêu cầu đó thì sửa lại thiết kế công trình bị cống cắt qua, hoặc thiết kế cống có khoang đặc biệt. Các khoang đặc biệt để làm chỗ giao nhau với các công trình ngầm giải quyết theo một trong các sơ đồ sau:
1- Giảm bớt chiều caoo để công trình ngầm có thể đi qua trên cống
2- Cho công trình chui dưới bằng cách làm vỏ bọc công trình, vỏ bọc phải kéo dài ra ngoài cống về mỗi phía chiều dài 0,5m (với ống cấp nước chiều dài là 1,00m)
Khi chọn kích thước ngang của khoang không được để công trình cắt qua thu hẹp tiết diện ướt tính toán.
9.28. Không cho phép cấu tạo cống thoát nước mưa kiểu xiphông
CẤU TẠO CỐNG THOÁT NƯỚC MƯA
9.29. Cấu tạo cống thoát nước mưa (ống cống, móng cống, mối nối cống,....) thường bằng các cấu kiện lắp ghép theo các thiết kế định hình.
Khi tải trọng tác dụng vượt quá tải trọng tính toán của thiết kế định hình phải xét tới các biện pháp tăng cường hay thay thế bằng các kết cấu đặc biệt.
Các giếng thu giếng thăm hiện nay thường dùng dạng xây tại chỗ. Hướng phát triển là dùng dạng giếng lắp ghép bằng các vật liệu đúc sẵn.
Nắp của giếng thăm và lưới chắn rác của giếng thu cần làm bằng gang để đảm bảo có trọng lượng vừa phải, mà vẫn chịu được tác động trực tiếp của xe chạy. Cần loại bỏ dần các nắp đậy giếng thăm bằng bê tông cốt thép đặt dưới phần xe chạy.
- Giếng thu hàm ếch có van thủy lực dùng trong hệ thống thoát nước chung (nước mưa, nước bẩn thoát chung trong 1 hệ thống).
- Giếng thu trực tiếp dùng trong hệ thống thoát nước riêng (nước mưa chảy riêng trong 1 hệ thống)
Thông thường kích thước các bộ phận của các giếng dùng theo định hình.
9.30. Khi đặt cống trong môi trường bị xâm thực thì vật liệu làm cống phải có biện pháp phòng hộ thích hợp.
9.31. Ống cống thoát nước mưa thông thường làm bằng bê tông cốt thép hoặc xi măng amiăng. Chỉ trong trường hợp đặc biệt có luận chứng kinh tế kỹ thuật mới được sử dụng ống cống bằng sành hay bằng gang.
Khi không có điều kiện làm ống cống bê tông cốt thép đường kính lớn hơn có thể thiết kế cống có tiết diện chữ nhật lắp ghép bằng các khối hoặc đỗ tại chỗ.
9.32. Khi đặt sâu (trên 5m) và cả khi đặt tại phố xá đã hoàn chỉnh tại chỗ qua đường sắt, đường tàu điện bánh sắt, đường ô tô cao tốc... cống thoát nước có thể làm kiểu kín bằng phương pháp đào lò có giàn chống, hoặc phương pháp ép ngang đẩy cống vào.
X. THOÁT NƯỚC NGẦM, ỐNG THOÁT NƯỚC NGẦM ĐẶT NÔNG (ỐNG THOÁT NƯỚC NGẦM).
10.1. Ống thoát nước ngầm đặt nông được dùng để làm khô lớp cát đệm đảm bảo ổn định nước cho kết cấu áo đường. Ở những khu vực mạng lưới thoát nước mưa kém phát triển (mật độ thưa), hoặc không có thì không bố trí ống thoát nước ngầm đặt nông; khi đó chỉ cấu tạo lớp cát đệm theo nguyên tắc tự điều chỉnh lưu lượng trong bản thân lớp cát đó.
10.2. Ống thoát nước ngầm đặt nông đặt dọc theo đường khi đường có độ dốc dọc bằng và lớn hơn 5‰.
Điều kiện đặt ống thoát nước ngầm.
1- Lòng đường có 2 mái rộng bằng hoặc lớn hơn 7,00m thì phải đặt 2 ống dưới 2 rãnh dọc của đường.
2- Lòng đường có một mái, hoặc có bề rộng nhỏ hơn 7,00m thì đặt một ống dưới một rãnh, đồng thời bề mặt của nền cấu tạo dốc ngang về phía có đặt ống.
10.3. Với chiều dài không quá 200m, tuyến thoát nước ngầm đặt dọc đường phải xả vào cống thoát nước mưa hoặc hồ ao, ruộng trũng
10.4. Khi độ dốc dọc của đường lớn hơn 30‰ thì tuyến nước ngầm đặt ngang đường tạo với trục đường góc 60 – 70o.
Khi xả nước ngầm vào ống thoát nước mưa (dạng kín) thì khoảng cách giữa các đường ống thoát nước ngầm lấy theo tính toán, nhưng không quá 40m, xả vào giếng thu .
Khi hệ thống thoát nước mưa là kênh mương (dạng hở) thì khoảng cách giữa các ống thoát nước ngầm không quá 40m, tại những chỗ trũng của mặt cắt dọc bắt buộc phải đặt đường ống thoát nước ngầm để thu nước và cho xả vào kênh mương.
10.6. Ống thoát nước ngầm đặt nông có độ sâu tùy theo chiều dày của kết cấu áo đường, nhưng không sâu quá 1 mét kể từ bề mặt của áo đường.
10.7. Độ dốc dọc của đường ống thoát nước ngầm phải bằng độ dốc dọc rãnh dọc, không nhỏ hơn 5‰.
10.8. Thông thường dùng ống xi măng amiăng có đường kính 100mm làm ống thoát nước ngầm. Ống có cấu tạo các lỗ để thu nước và được bọc xung quanh 2 lớp bọc và phủ lên một lớp vải gai (bao tải).
10.9. Khi chưa có điều kiện làm miệng xả vào cống thoát nước mưa thì trên cống thoát nước ngầm không quá 50m phải cấu tạo giếng kiểm tra.
Giếng kiểm tra làm theo thiết kế định hình.
ỐNG THOÁT NƯỚC NGẦM ĐẶT SAU
(ỐNG HẠ MỰC NƯỚC NGẦM)
10.10. Khi cần hạ mực nước ngầm phải thiêt kế ống thoát nước ngầm đặt sâu (ống hạ mực nước ngầm).
10.11. Tùy theo yêu cầu thiết kế nền đường, yêu cầu về trồng cây, yêu cầu đặt công trình ngầm mà xét chọn tiêu chuẩn làm khô đất (chiều sâu hạ mực nước ngầm).
10.12. Tuyến hạ nước ngầm của đường phố đặt ở phía có nước ngầm chảy tới. Khi đường phố rộng và địa chất thủy văn không thuận lợi thì trên 1 đường phố có thể đặt 2 đường ống hạ mực nước ngầm.
Khoảng cách của đường ống hạ mực nước ngầm tới nhà ở, công trình và các thiết bị khác lấy theo bảng chỉ dẫn trong phần VIII.
HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH NGẦM
10.13. Ống hạ mực nước ngầm trên đường phố thông thường đặt cùng vị trí mặt bằng với cống thoát nước mưa. Khi độ sâu đạt yêu cầu thì đặt ống hạ mực nước ngầm ngay trên ống thoát nước mưa (trong cùng mặt phẳng đứng), ở từng giếng thăm của hệ thống thoát nước mưa đều là cửa xả của ống hạ mực nước ngầm và cống thoát nước mưa.
Khi độ sâu đường ống thoát nước mưa không đủ điều kiện để đặt ống hạ mực nước ngầm lên trên, thì cho phép ống hạ nước ngầm đặt song song ngang mức với ống thoát nước mưa và được đặt trong cùng 1 hào.
Nếu phạm vi có nước ngầm không rộng thì chừa kẽ hở ở phía trên của từng mối nối cống thoát nước mưa làm chỗ hạ mực nước ngầm.Tại các kẽ hở này phải cấu tạo lớp bọc.
10.14. Độ dốc dọc tối thiểu của ống hạ nước ngầm là 2‰ nếu đặt trên đất sét: là 3‰ nếu đặt trên đất cát.
Độ dốc lớn nhất tính toán theo tốc độ lớn nhất cho phép chảy trong ống là 1m/s.
10.15. Nước từ ống hạ mực nước ngầm thoát ra sông, hồ ...Thông thường ống hạ mực nước ngầm nối vào đỉnh ống thoát nước mưa.
Không cho phép ống hạ nước ngầm nối vào chỗ thấp hơn mực nước trong cống thoát nước mưa có chu kỳ tính toán p = 0,33 năm.
Miệng xả của ống hạ mực nước ngầm phải bảo đảm không bị ngập.
Khi ống hạ mực nước ngầm không có khả năng tự chảy vào cống thoát nước mưa hay hồ ao, …. thì làm trạm bơm tự động để bơm.
10.16. Các kết cấu chính của ống hạ nước ngầm (ống dẫn kích thước lỗ thu nước, lớp lọc, móng .....) theo thiết kế định hình.
10.17. Thường dùng ống xi măng amiăng làm ống hạ nước ngầm. Khi có nước ngầm xâm thực thì dùng ống sành. Thành ống phải có lỗ thu nước.
10.18. Dùng sỏi, đá dăm rắn chắc không bị phong hóa làm lớp lọc cho ống hạ nước ngầm. Bên ngoài sỏi, đá dăm dùng cát sạn làm lớp bọc bên ngoài. Lớp lọc thoát nước ngầm phải lực chọn sao cho các hạt đất thấm nước không bị trôi, lớp lọc không bị chết lại, ống thoát nước không bị đọng rác.
10.19. Đất đắp trên ống hạ nước ngầm dùng đất thấm nước tốt. Khu lớp đất chứa nước ngầm cấu tạo phức tạp thì phải đắp cát vào hào cao hơn mực nước ngầm 0,3-0,5m. Khi đất có cấu tạo đồng nhất mà hệ số thấm nhỏ hơn 5m/ngày đêm, thì phải đắp cát có chiều cao 0,6 – 0,7 (làm chiều cao từ đáy ống hạ nước ngầm tới mực nước ngầm). Cát dùng để đắp hào phải có hệ số thấm nước lớn hơn 5m/ngày đêm.
10.20. Trong đô thị thông thường hạ mực nước ngầm bằng ống có các giếng kiểm tra.
Giếng kiểm đặt tại những vị trí chuyển hướng tuyến thay đổi đường kính ống, thay đổi độ dốc dọc, chỗ nối với đường ống nhánh.
Trên đoạn thẳng, cứ 50m phải cấu tạo 1 giếng.
Giếng kiểm tra của đường ống hạ nước ngầm thường làm bằng bê tông cốt thép lắp ghép. Để tránh cho ống hạ nước ngầm không bị đọng rác, giếng kiểm tra phải có nắp phụ.
Khu cửa xả của ống hạ nước ngầm đặt thấp hơn mực nước cao nhất trong giếng thì miệng ống phải cấu tạo van 1 chiều.
10.21. Đường kính tối thiểu của ống hạ nước ngầm là 150mm.
10.22. Tính toán địa chất thủy văn để xác định lưu lượng, nước ngầm và đường mặt nước của nước ngầm trong phạm vi ảnh hưởng của ống hạ nước ngầm.
10.23. Tính toán thủy lực để xác định đường kính, chiều sâu ngập và vận tốc nước chảy trong ống với việc chọn lưu lượng nước ngầm lớn nhất có thể thoát được theo chu kỳ mực nước ngầm cao nhất.
Khi tính kiểm tra dùng vận tốc nhỏ nhất cho phép trong mùa khô.
Không cho phép ống hạ nước ngầm chảy theo chế độ có áp.
10.24. Vận tốc nước ngầm cho phép 0.15-1,m/s
Ống hạ nước ngầm đặt trong đất sét thì tốc độ nhỏ nhất cho phép 0,15 – 0,20 m/s, trong cát là 0,30 – 0,35m/s.
Vận tốc lớn nhất là 0,5 ÷ 0,7 m/s.