cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư số 234/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Về giá dịch vụ kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng tàu biển, công trình biển; sản phẩm công nghiệp lắp đặt trên tàu biển, công trình biển; đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn và phê duyệt, kiểm tra, đánh giá, chứng nhận lao động hàng hải

  • Số hiệu văn bản: 234/2016/TT-BTC
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
  • Ngày ban hành: 11-11-2016
  • Ngày có hiệu lực: 01-01-2017
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2885 ngày (7 năm 11 tháng )
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

 

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 234/2016/TT-BTC

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2016

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ GIÁ DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ CHẤT LƯỢNG TÀU BIỂN, CÔNG TRÌNH BIỂN; SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP LẮP ĐẶT TRÊN TÀU BIỂN, CÔNG TRÌNH BIỂN; ĐÁNH GIÁ, CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ PHÊ DUYỆT, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ, CHỨNG NHẬN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI

Căn cứ Bộ Luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về giá dịch vụ kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng tàu biển, công trình biển; sản phẩm công nghiệp lắp đặt trên tàu biển, công trình biển; đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn và phê duyệt, kiểm tra, đánh giá, chứng nhận lao động hàng hải.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về giá dịch vụ kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng tàu biển, công trình biển; sản phẩm công nghiệp lắp đặt trên tàu biển, công trình biển; đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn và phê duyệt, kiểm tra, đánh giá, chứng nhận lao động hàng hải thuộc phạm vi trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được Cơ quan đăng kiểm thực hiện việc kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng tàu biển, công trình biển; sản phẩm công nghiệp lắp đặt trên tàu biển, công trình biển; đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn và phê duyệt, kiểm tra, đánh giá, chứng nhận lao động hàng hải chịu trách nhiệm thanh toán cho Cơ quan đăng kiểm giá dịch vụ theo quy định tại Thông tư này.

2. Cơ quan đăng kiểm: bao gồm Cục Đăng kiểm Việt Nam và các đơn vị trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam.

3. Tổ chức, cá nhân có liên quan khác.

Điều 3. Giải thích thuật ngữ

1. Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC) là số đơn vị giá được xác định theo các loại hình công việc kiểm định thực hiện và các thông số đặc trưng của tàu biển và công trình biển. Số ĐVGTC được nêu ở các phần tương ứng của Biểu mức giá ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Số đơn vị giá theo thời gian thực hiện công việc kiểm định (ĐVGTG) được xác định theo công thức: ĐVGTG = 400 x k.

Trong đó:

- 400: Số đơn vị giá tính cho 01 lần thực hiện công việc kiểm định;

- Tàu biển mang cấp của Cục Đăng kiểm Việt Nam, hệ số k = 1;

- Tàu biển mang cấp của Đăng kiểm nước ngoài, hệ số k = 1,5;

- Công trình biển, hệ số k = 2,5.

3. Giá trị của một đơn vị giá (α) được xác định như sau:

a) Đối với tàu biển thuộc phạm vi giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam: α = 1.700 đồng.

b) Đối với tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam hoặc mang cờ quốc tịch nước ngoài mang cấp của Đăng kiểm nước ngoài và công trình biển thuộc phạm vi giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam: α = 0,50 Đô la Mỹ.

Điều 4. Giá dịch vụ kiểm định

1. Giá dịch vụ kiểm định thực hiện theo quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.

Giá dịch vụ quy định tại Thông tư này đã gồm thuế giá trị gia tăng nhưng không bao gồm lệ phí cấp Giấy chứng nhận theo quy định của công ước quốc tế hoặc theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho tàu biển, công trình biển theo mức quy định của Bộ Tài chính, chi phí khác (CPK) như: chi phí ăn ở, đi lại, thông tin liên lạc để phục vụ công tác kiểm tra ở những nơi xa trụ sở Cơ quan đăng kiểm trên 100 km và các khoản chi phí mà chủ tàu phải nộp theo quy định pháp luật của quốc gia mà tàu, công trình biển mang cờ quốc tịch. Chi phí ăn ở, đi lại, thông tin liên lạc để phục vụ công tác kiểm tra ở những nơi cách xa trụ sở Cơ quan đăng kiểm trên 100 km (nếu có) thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Khi thu tiền dịch vụ, Cơ quan đăng kiểm sử dụng hóa đơn cung ứng dịch vụ theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Cơ quan đăng kiểm có nghĩa vụ công khai thông tin và niêm yết giá dịch vụ, nộp thuế đối với số tiền thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền còn lại sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Công thức tính giá kiểm định

1. Công thức tính giá kiểm định tiêu chuẩn (GKĐTC): Áp dụng cho tất cả các công việc kiểm định có số đơn vị giá tiêu chuẩn nêu trong các Biểu giá dịch vụ ban hành kèm theo Thông tư này.

Giá kiểm định tiêu chuẩn được xác định theo công thức:

GPKĐTC = GTC + CPK

Trong đó:

- GTC: Giá tiêu chuẩn;

+ Đối với tàu biển và sản phẩm công nghiệp: GTC = α x ĐVGTC

+ Đối với công trình biển: GTC được tính bằng 1,5 lần ứng với các loại hình kiểm tra và các đối tượng kiểm tra tương ứng của tàu biển.

- CPK: Chi phí khác.

2. Phương pháp tính giá kiểm định theo thời gian thực hiện công việc kiểm định (GKĐTG), áp dụng cho các công việc kiểm định sau:

a) Kiểm tra sửa chữa tàu biển, kiểm tra bất thường và kiểm tra liên tục máy.

b) Kiểm định sản phẩm công nghiệp, giám định tai nạn và sự cố hàng hải, giám định trạng thái kỹ thuật tàu và các công việc kiểm định chưa được nêu trong các Biểu mức giá quy định kèm theo Thông tư này.

c) Đối với trường hợp thời gian giám sát đóng mới, hoán cải tàu biển, công trình biển bị kéo dài quá thời gian quy định trong hợp đồng giám sát kỹ thuật được ký kết giữa Cơ quan đăng kiểm với khách hàng thì giá kiểm định phải được tính thêm phần giá kiểm định tính theo thời gian thực hiện công việc thực tế trong giai đoạn thời gian kéo dài.

d) Đối với tính giá kiểm định kiểm tra tàu đang khai thác, nếu đăng kiểm viên phải tăng số lần thực hiện công việc kiểm định do phải thực hiện giám sát, kiểm tra bổ sung thì giá kiểm định phải được tính thêm phần giá kiểm định tính theo thời gian thực hiện công việc bổ sung thực tế.

Giá kiểm định theo thời gian được tính theo công thức:

GKĐTG = GTG + CPK

Trong đó:

- GTG = α x ĐVGTG x n: Là giá tính theo số lần thực hiện công việc kiểm định.

n: Là số lần thực hiện công việc kiểm định. Một lần thực hiện công việc kiểm định tối đa trong thời gian 4 giờ. Nếu thời gian thực hiện một công việc kiểm định trên 4 giờ, được tính thêm như sau: Số lẻ dưới 2 giờ tính bằng 0,5 lần; số lẻ từ 2 giờ đến 4 giờ tính là một lần. Thời gian đi lại, chờ đợi thực hiện công việc kiểm định và thời gian lập hồ sơ kiểm định không được tính vào số giờ để xác định số lần thực hiện công việc kiểm định.

- CPK: Chi phí khác.

3. Các trường hợp tính giá kiểm định khác

a) Đối với các tàu biển hoặc công trình biển Cục Đăng kiểm Việt Nam không thực hiện việc phân cấp mà chỉ thực hiện việc kiểm tra an toàn kỹ thuật, thì việc tính giá kiểm định các hạng mục tương ứng được thực hiện như đối với tàu, công trình biển được phân cấp.

b) Đối với các công việc kiểm định được thực hiện theo nội dung thỏa thuận giữa Cục Đăng kiểm Việt Nam và Đăng kiểm nước ngoài thì giá kiểm định được xác định theo thỏa thuận giữa Cục Đăng kiểm Việt Nam với Đăng kiểm nước ngoài và tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thanh toán giá kiểm định.

c) Đối với dịch vụ giám sát, kiểm tra các công trình biển chưa nêu trong các Biểu giá dịch vụ quy định tại Thông tư này, giá kiểm định được tính theo hợp đồng thỏa thuận giữa Cục Đăng kiểm Việt Nam và khách hàng. Mức giá kiểm định được tính theo ngày làm việc và tối thiểu bằng 60% mức giá kiểm định của Đăng kiểm nước ngoài tham gia thực hiện đối với công việc tương ứng.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế Thông tư số 165/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng kiểm tàu biển, công trình biển; phí đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn, an ninh tàu biển, công trình biển và phí phê duyệt, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận lao động hàng hải thuộc phạm vi giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Uỷ ban nhân dân, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Cục Thuế, Kho Bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cục Đăng kiểm Việt Nam;
- Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, QLG.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Hiếu

 

 

(Ban hành kèm theo Thông tư số 234/2016/TT-BTC ngày 11/11/ 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

PHẦN THỨ NHẤT

BIỂU MỨC GIÁ DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ CHẤT LƯỢNG TÀU BIỂN, CÔNG TRÌNH BIỂN

Chương I

GIÁ DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÓNG MỚI TÀU BIỂN

I. Giá kiểm định giám sát đóng mới phần phân cấp

1. Giá kiểm định giám sát đóng mới phần thân tàu, trang thiết bị

Số đơn vị giá tiêu chuẩn xác định theo công thức: ĐVGTC = A x B

Trong đó:

- A: Số đơn vị giá căn cứ tổng dung tích của tàu trong Biểu số 1.1.

- B: Hệ số căn cứ theo kiểu tàu được nêu trong Biểu số 1.2.

Biểu số 1.1:

Số TT

Tổng dung tích (GT)

Số đơn vị giá (A)

1

Đến 50

1.250

2

Trên 50 đến 100

1.250 + (GT-50) x 35

3

Trên 100 đến 300

3.000 + (GT-100) x 30

4

Trên 300 đến 600

9.000 + (GT-300) x 25

5

Trên 600 đến 1.000

16.500 + (GT-600) x 22

6

Trên 1.000 đến 2.000

25.300 + (GT-1.00H0) x 20

7

Trên 2.000 đến 4.000

45.300 + (GT-2.000) x 18

8

Trên 4.000 đến 8.000

81.300 + (GT-4.000) x 15

9

Trên 8.000 đến 12.000

141.300 + (GT-8.000) x 12

10

Trên 12.000 đến 22.000

189.300 + (GT-12.000) x 8

11

Trên 22.000 đến 35.000

269.300 + (GT-22.000) x 6

12

Trên 35.000 đến 50.000

347.300 + (GT-35.000) x 4,5

13

Trên 50.000 đến 80.000

414.800 + (GT-50.000) x 3

14

Trên 80.000

504.800 + (GT-80.000) x 2

Biểu số 1.2:

Số TT

Kiểu tàu

Hệ số (B)

1

Tàu không tự hành

0,85

2

Tàu chở hàng tổng hợp

1,00

3

Tàu chở hàng rời, tàu chở quặng, tàu chở gỗ, tàu chở xi măng, tàu chở ô tô, tàu chở container

1,10

4

Tàu kéo, tàu hoa tiêu, tàu công tác, tàu công trình, tàu tuần tra, tàu vỏ hợp kim nhôm, tàu vỏ phi kim loại

1,20

5

Tàu chở dầu, tàu chở hàng hỗn hợp quặng/dầu, tàu chở hàng nguy hiểm, tàu chở nhựa đường

1,40

6

Tàu chạy bằng buồm hoặc buồm và động cơ, tàu nghiên cứu biển, tàu dịch vụ dầu khí, kho chứa nổi và công trình biển di động, tàu cao tốc, cần cẩu nổi, ụ nổi, tàu có từ hai thân trở lên, tàu khách, du thuyền

1,50

7

Tàu chở xô hóa chất nguy hiểm, tàu chở xô khí hóa lỏng

2,00

2. Giá kiểm định giám sát đóng mới phần hệ thống máy tàu

Số đơn vị giá tiêu chuẩn được xác định theo công thức:

ĐVGTC = A x B x C

Trong đó:

- A: Số đơn vị giá căn cứ theo tổng công suất (sức ngựa) của các máy chính và các máy phụ được nêu trong Biểu số 1.3;

- B: Hệ số căn cứ theo số lượng máy chính được nêu trong Biểu số 1.4;

- C: Hệ số căn cứ theo số lượng đường trục chân vịt trong Biểu số 1.5.

Biểu số 1.3:

Số TT

Tổng công suất máy chính và các máy phụ, Ne (sức ngựa)

Số đơn vị giá (A)

1

Đến 50

450

2

Trên 50 đến 90

450 + (Ne-50) x 20

3

Trên 90 đến 200

1.250 + (Ne-90) x 16

4

Trên 200 đến 400

3.010 + (Ne-200) x 10

5

Trên 400 đến 600

5.010 + (Ne-400) x 8

6

Trên 600 đến 1.000

6.610+ (Ne-600) x 6

7

Trên 1.000 đến 2.000

9.010 + (Ne-1.000) x 5

8

Trên 2.000 đến 5.000

14.010 + (Ne-2.000) x 4

9

Trên 5.000 đến 8.000

26.010 + (Ne-5.000) x 3

10

Trên 8.000 đến 12.000

35.010+ (Ne-8.000) x 2

11

Trên 12.000 đến 20.000

43.010+ (Ne-12.000) x 1,5

12

Trên 20.000 đến 30.000

55.010+ (Ne-20.000) x 1,3

13

Trên 30.000

68.010+ (Ne-30.000) x 1,1

Biểu số 1.4:

Số TT

Số lượng máy chính

Hệ số (B)

1

1

1,00

2

2

1,10

3

3

1,20

4

Từ 4 trở lên

1,30

Biểu số 1.5:

Số TT

Số lượng đường trục chân vịt

Hệ số (C)

1

1

1,00

2

2

1,10

3

3

1,15

4

Từ 4 trở lên

1,20

3. Giá kiểm định giám sát đóng mới phần nồi hơi

Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 1.6.

Biểu số 1.6:

Số TT

Sản lượng hơi, E (tấn/giờ)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 0,5

650

2

Trên 0,5 đến 1

950

3

Trên 1 đến 2

1.500

4

Trên 2 đến 4

2.250

5

Trên 4 đến 6

2.750

6

Trên 6

2.750 + (E-6) x 200

4. Giá kiểm định giám sát đóng mới phần trang thiết bị điện

Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 1.7.

Biểu số 1.7:

Số TT

Tổng công suất định mức của các máy phát điện, P (kVA)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 20

320

2

Trên 20 đến 50

320 + (P-20) x 31

3

Trên 50 đến 100

1.250 + (P-50) x 25

4

Trên 100 đến 250

2.500 + (P-100) x 11,5

5

Trên 250 đến 500

4.225 + (P-250) x 9,5

6

Trên 500 đến 1.000

6.600+ (P-500) x 6,0

7

Trên 1.000 đến 2.000

9.600 + (P-1.000) x 3,2

8

Trên 2.000 đến 4.000

12.800 + (P-2.000) x 2,0

9

Trên 4.000

16.800 + (P-4.000) x 1,5

Chuyển đổi giữa kW và kVA theo công thức sau: 1,00 kW = 1,25 kVA

5. Giá kiểm định giám sát đóng mới phần hệ thống tự động và điều khiển từ xa: Số đơn vị giá tiêu chuẩn được xác định theo công thức:

ĐVGTC = A x B x C

Trong đó:

- A: Số đơn vị giá căn cứ theo tổng công suất máy chính và cấp tự động hóa được nêu trong Biểu số 1.8;

- B: Hệ số căn cứ theo số lượng máy chính nêu tại Biểu số 1.4;

- C: Hệ số căn cứ theo số lượng đường trục chân vịt tại Biểu số 1.5.

Biểu số 1.8:

Số TT

Tổng công suất máy chính, Ne (sức ngựa)

Số đơn vị giá (A)

MO

MC

M0.A/M0.B/M0.C/M0.D

1

Đến 500

850

550

1.000

2

Trên 500 đến 1.000

850 + (Ne-500) x 1,2

550 + (Ne -500) x 1,0

1.000 + (Ne -500) x 1,2

3

Trên 1.000 đến 2.000

1.450 + (Ne-1.000) x 0,8

1.050 + (Ne-1.000) x 0,6

1.600 + (Ne-1.000) x 0,8

4

Trên 2.000 đến 5.000

2.250 + (Ne-2.000) x 0,6

1.650+ (Ne-2.000) x 0,4

2.400 + (Ne-2.000) x 0,6

5

Trên 5.000 đến 10.000

4.050 + (Ne-5.000) x 0,4

2.850 + (Ne-5.000) x 0,2

4.200 + (Ne-5.000) x 0,4

6

Trên 10.000

6.050 + (Ne-10.000) x 0,2

3.850 + (Ne-10.000) x 0,12

6.200 + (Ne-10.000) x 0,2

6. Giá kiểm định giám sát đóng mới phần hệ thống lạnh bảo quản hàng: Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 1.9

Biểu số 1.9:

Số TT

Tổng thể tích buồng lạnh, V (m3)

Đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 50

700

2

Trên 50 đến 100

756

3

Trên 100 đến 300

798

4

Trên 300 đến 500

840

5

Trên 500 đến 1.000

874

6

Trên 1.000 đến 3.000

916

7

Trên 3.000

944

7. Giá kiểm định giám sát đóng mới phần hệ thống lầu lái

Số đơn vị giá tiêu chuẩn căn cứ theo tổng dung tích của tàu và cấp hệ thống lầu lái được nêu trong Biểu số 1.10.

Biểu số 1.10:

Số TT

Tổng dung tích (GT)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

BRS

BRS1, BRS1A

1

Đến 500

752

892

2

Trên 500 đến 1.000

787

927

3

Trên 1.000 đến 2.000

857

997

4

Trên 2.000 đến 5.000

903

1.067

5

Trên 5.000 đến 10.000

945

1.120

6

Trên 10.000 đến 20.000

1.050

1.242

7

Trên 20.000

1.050 + (GT-20.000) x 0,012

1.242 + (GT-20.000) x 0,012

8. Giá kiểm định giám sát đóng mới phần bình chịu áp lực

Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 1.11

Biểu số 1.11:

Số TT

Tổng thể tích các bình, V (m3)

Đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

 Đến 0,05

68

2

Trên 0,05 đến 0,1

135

3

Trên 0,1 đến 0,5

310

4

Trên 0,5 đến 1,0

310 + (V-0,3) x 20

5

Trên 1,0 đến 2,5

324 + (V-1,0) x 10

6

Trên 2,5 đến 5,0

339 + (V-2,5) x 8

7

Trên 5,0 đến 10

359 + (V-5,0) x 6

8

Trên 10 đến 25

389 + (V-10) x 4

9

Trên 25 đến 50

449 + (V-25) x 3

10

Trên 50 đến 75

524 + (V-50) x 2,5

11

Trên 75 đến 100

586,5 + (V-75) x 2

12

Trên 100, thể tích tăng trong khoảng từ 1 đến 50 so với mức 100

636

+75

Tối đa 1.200

II. Giá kiểm định giám sát đóng mới phần theo công ước quốc tế và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan

1. Giá kiểm định giám sát đóng mới phần mạn khô

Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 2.1

Biểu số 2.1:

Số TT

Tổng dung tích (GT)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 50

220

2

Trên 50 đến 100

220 + (GT-50) x 10

3

Trên 100 đến 500

720 + (GT-100) x 5

4

Trên 500 đến 1.000

2.720 + (GT-500) x 4

5

Trên 1.000 đến 2.000

4.720 + (GT-1.000) x 2

6

Trên 2.000 đến 5.000

6.720 + (GT-2.000) x 1,8

7

Trên 5.000 đến 10.000

12.120 + (GT-5.000) x 1,6

8

Trên 10.000 đến 22.000

20.120 + (GT-10.000) x 1,2

9

Trên 22.000 đến 35.000

34.520 + (GT-22.000) x 1,05

10

Trên 35.000 đến 50.000

48.170 + (GT-35.000) x 0,80

11

Trên 50.000 đến 80.000

60.170 + (GT-50.000) x 0,60

12

Trên 80.000

78.170 + (GT-80.000) x 0,40

2. Giá kiểm định giám sát đóng mới phần trang thiết bị an toàn

Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo công thức: ĐVGTC = A x B

Trong đó:

- A: Số đơn vị giá căn cứ theo tổng dung tích của tàu trong Biểu số 2.2;

- B: Hệ số căn cứ theo công dụng của tàu được nêu trong Biểu số 2.3.

Biểu số 2.2:

Số TT

Tổng dung tích (GT)

Số đơn vị giá (A)

1

Đến 50

300

2

Trên 50 đến 100

300 + (GT-50) x 6

3

Trên 100 đến 300

600 + (GT-100) x 5

4

Trên 300 đến 500

1.600 + (GT-300) x 4

5

Trên 500 đến 1.000

2.400 + (GT-500) x 3

6

Trên 1.000 đến 2.000

3.900 + (GT-1.000) x 1,5

7

Trên 2.000 đến 4.000

5.400 + (GT-2.000) x 1,3

8

Trên 4.000 đến 8.000

8.000 + (GT-4.000) x 1,2

9

Trên 8.000 đến 12.000

12.800 + (GT-8.000) x 1,0

10

Trên 12.000 đến 22.000

16.800 + (GT-12.000) x 0,5

11

Trên 22.000 đến 35.000

21.800 + (GT-22.000) x 0,3

12

Trên 35.000 đến 50.000

24.800 + (GT-35.000) x 0,15

13

Trên 50.000 đến 80.000

27.050 + (GT-50.000) x 0,06

14

Trên 80.000

28.850 + (GT-80.000) x 0,02

Biểu số 2.3:

Số TT

Kiểu tàu

Hệ số (B)

1

Tàu khách

2,0

2

Tàu chở xô khí hóa lỏng, hóa chất nguy hiểm

1,8

3

Tàu dầu

1,5

4

Các loại tàu khác

1,0

3. Giá kiểm định giám sát đóng mới phần trang bị vô tuyến điện

a) Đối với tàu trang bị vô tuyến điện theo GMDSS

Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 2.4

Biểu số 2.4:

Số TT

Vùng hoạt động

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

A1 + A2 + A3

2.000

2

A1 + A2

1.500

b) Đối với tàu trang bị vô tuyến điện không theo GMDSS

Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 2.5

Biểu số 2.5:

Số TT

Loại tàu

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Tàu khách,

Tàu không phải là tàu khách có GT>300

750

2

Tàu không phải là tàu khách 100<GT≤300

500

3

Tàu không phải là tàu khách GT≤100

300

4. Giá kiểm định giám sát đóng mới phần hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm do dầu

a) Hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm khu vực chứa hàng của tàu chở dầu

Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 2.6

Biểu số 2.6:

Số TT

Trọng tải toàn phần, DWT (tấn)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

Không có hệ thống rửa bằng dầu thô

Có hệ thống rửa bằng dầu thô

1

Đến 50

1.250

 

2

Trên 50 đến 100

1.750

 

3

Trên 100 đến 200

2.250

 

4

Trên 200 đến 500

3.450

 

5

Trên 500 đến 1.000

4.350

 

6

Trên 1.000 đến 2.000

4.732

 

7

Trên 2.000 đến 5.000

5.194

 

8

Trên 5.000 đến 10.000

13.550

 

9

Trên 10.000 đến 20.000

15.230

 

10

Trên 20.000 đến 30.000

17.835

25.835

11

Trên 30.000 đến 50.000

18.750

27.750

12

Trên 50.000

18.750 + (DWT-50.000) x 0,0011

27.750 + (DWT-50.000) x 0,0012

b) Hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm khu vực buồng máy

Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 2.7

Biểu số 2.7:

Số TT

Tổng dung tích của tàu (GT)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 50

150

2

Trên 50 đến 100

150 + (GT-50) x 3

3

Trên 100 đến 200

300 + (GT-100) x 2,5

4

Trên 200 đến 500

550 + (GT-200) x 2,0

5

Trên 500 đến 1.000

1.150 + (GT-500) x 1,8

6

Trên 1.000 đến 5.000

2.050 + (GT-1.000) x 1,0

7

Trên 5.000 đến 10.000

6.050 + (GT-5.000) x 0,8

8

Trên 10.000 đến 20.000

10.050 + (GT-10.000) x 0,6

9

Trên 20.000

16.050 + (GT-20.000) x 0,4

c) Giá kiểm định giám sát đóng mới hệ thống rửa bằng dầu thô

Số đơn vị giá được nêu trong Biểu số 2.8

Biểu số 2.8:

Số TT

Trọng tải toàn phần, DWT (tấn)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 30.000

8.000

2

Trên 30.000 đến 40.000

8.540

3

Trên 40.000 đến 70.000

8.960

4

Trên 70.000 đến 100.000

10.500

5

Từ 100.000 trở lên, mức trọng tải toàn phần tăng trong khoảng từ 1 đến 10.000 so với mức 100.000

10.500

+ 90

Ghi chú:

- Cách tính giá tại điểm 5 Biểu nêu trên cụ thể như sau: Đối với tàu có tải trọng toàn phần cao hơn mức 100.000 tấn thì Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC) = 10.500 (ĐVGTC của tàu 100.000 tấn) + 90 ĐVGTC cho mỗi khoảng 10.000 tấn tải trọng tăng thêm (tải trọng biến động tăng trong khoảng 1 đến 10.000 tấn so với mức 100.000 tấn).

Ví dụ: Các tàu có tải trọng toàn phần trong khoảng từ 100.001 đến 109.999 tấn thì ĐVGTC = 10.500 + 90 = 10.590. Các tàu có tải trọng toàn phần trong khoảng từ 110.001 đến 119.999 tấn thì ĐVGTC = 10.500 + 90 + 90 =10.680.

Các Biểu giá tại Chương I (trừ các Biểu số: 1.20, 1.22, 1.24B, 1.24C, 1.28) và Biểu số 2 Chương II Phần thứ hai có cách tính tương tự.

- Trong trường hợp kiểm tra hệ thống rửa bằng dầu thô được thực hiện mà không phải vào trong két dầu hàng, số đơn vị giá tiêu chuẩn sẽ được tính theo tiết a.4 điểm 5 mục II chương IV Phần này.

5. Giá kiểm định giám sát đóng mới phần hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm do chất lỏng độc chở xô

Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 2.9.

Biểu số 2.9:

Số TT

Tổng dung tích của tàu (GT)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 300

1.002

2

Trên 300 đến 500

1.358

3

Trên 500 đến 1.000

1.684

4

Trên 1.000 đến 2.000

1.924

5

Trên 2.000 đến 5.000

2.260

6

Trên 5.000 đến 10.000

2.568

7

Trên 10.000

2.568 + (GT-10.000) x 0,0012

6. Giá kiểm định giám sát đóng mới phần hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải

Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 2.10

Biểu số 2.10

Số TT

Tổng dung tích của tàu (GT)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 1.000

250

2

Trên 1.000 đến 2.000

350

3

Trên 2.000 đến 5.000

550

4

Trên 5.000 đến 10.000

850

5

Trên 10.000

1.050

7. Giá kiểm định giám sát đóng mới phần hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm không khí: Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 2.11

Biểu số 2.11:

Số TT

Tổng công suất máy chính, Ne (kW)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 1.000

1.225

2

Trên 1.000 đến 3.000

1.225 + (Ne-1.000) x 0,38

3

Trên 3.000 đến 5.000

1.985 + (Ne-3.000) x 0,33

4

Trên 5.000 đến 7.000

2.645 + (Ne-5.000) x 0,30

5

Trên 7.000 đến 10.000

3.245 + (Ne-7.000) x 0,28

6

Trên 10.000 đến 15.000

4.085 + (Ne-10.000) x 0,23

7

Trên 15.000 đến 20.000

5.235 + (Ne-15.000) x 0,18

8

Trên 20.000

6.135 + (Ne-20.000) x 0,10

Ghi chú:

- Đối với các tàu không tự hành, lấy tổng công suất các động cơ lai máy phát điện.

- Nếu tàu được trang bị hệ thống thu gom hơi hữu cơ (VOC) phải cộng thêm số đơn vị giá tiêu chuẩn là 1.000.

- Nếu tàu được trang bị hệ thống làm sạch khí thải đối với ô xít lưu huỳnh (SOx) và/hoặc ô xít Ni tơ (NOx) phải cộng thêm số đơn vị giá tiêu chuẩn là 1.000.

8. Giá kiểm định giám sát đóng mới phần sử dụng năng lượng hiệu quả (EE) theo Phụ lục VI Công ước MARPOL

Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong

Biểu số 2.12

Số TT

Trong tải toàn phần, DWT (tấn)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 1.000

5.000

2

Trên 1.000 đến 2.000

5.800

3

Trên 2.000 đến 4.000

6.600

4

Trên 4.000 đến 6.000

7.400

5

Trên 6.000 đến 8.000

8.200

6

Trên 8.000 đến 10.000

9.000

7

Trên 10.000 đến 15.000

9.800

8

Trên 15.000 đến 20.000

10.600

9

Trên 20.000 đến 30.000

11.400

10

Trên 30.000 đến 50.000

12.200

11

Trên 50.000 đến 70.000

13.000

12

Trên 70.000 đến 100.000

13.800

13

Trên 100.000 đến 150.000

14.400

Ghi chú:

- Trường hợp tàu có cùng thiết kế với tàu đã được đóng trước đó và đã có báo cáo kiểm tra xác nhận sơ bộ EEDI do Cơ quan đăng kiểm thực hiện, đơn vị giá tiêu chuẩn được lấy bằng 60% đơn vị giá theo Biểu số 2.12.

- Đối với các trường hợp đặc biệt được áp dụng khi tính toán EEDI đạt được, phải nhân với hệ số 1,5.

9. Giá kiểm định giám sát đóng mới phần hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm do rác thải

Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 2.13.

Biểu số 2.13:

Số TT

Tổng dung tích của tàu (GT)

Đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 1.000

185

2

Trên 1.000 đến 2.000

235

3

Trên 2.000 đến 5.000

370

4

Trên 5.000 đến 10.000

570

5

Trên 10.000

700

10. Giá kiểm định giám sát đóng mới phần chứng nhận điều kiện sinh hoạt của thuyền viên

Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 2.14

Biểu số 2.14:

Số TT

Tổng dung tích của tàu (GT)

Đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 500

2.175

2

Trên 500 đến 1.000

2.225

3

Trên 1.000 đến 3.000

2.450

4

Trên 3.000 đến 5.000

2.650

5

Trên 5.000 đến 7.500

2.925

6

Trên 7.500 đến 10.000

3.200

7

Trên 10.000 đến 15.000

3.750

8

Trên 15.000 đến 20.000

3.975

9

Trên 20.000 đến 30.000

4.175

10

Trên 30.000

4.375

11. Giá kiểm định giám sát đóng mới phần hệ thống chống hà của tàu

Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 2.15

Biểu số 2.15

Số TT

Tổng dung tích của tàu (GT)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 500

1.235

2

Trên 500 đến 1.000

1.715

3

Trên 1.000 đến 2.000

1.815

4

Trên 2.000 đến 5.000

1.965

5

Trên 5.000 đến 10.000

2.115

6

Trên 10.000

2.265

12. Giá kiểm định giám sát đóng mới phần thiết bị nâng hàng

Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 2.16

Biểu số 2.16

Số TT

Tải trọng làm việc an toàn, SWL (tấn)

Đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 5

300

2

Trên 5 đến 25

950

3

Trên 25 đến 50

1.550

4

Trên 50

1.550 + (SWL-50) x 3

Đối với sàn nâng và thang máy, số đơn vị giá tiêu chuẩn bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn nêu ở Biểu số 2.16 nhân với hệ số 3.

13. Giá kiểm định giám sát đóng mới phần hệ thống xử lý nước dằn

Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 2.16

Biểu số 2.16

Số TT

Tổng dung tích của tàu (GT)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 400

1.150

2

Trên 400 đến 1.000

1.150 + (GT-400) x 1,8

3

Trên 1.000 đến 5.000

2.050 + (GT-1.000) x 1,0

4

Trên 5.000 đến 10.000

6.050 + (GT-5.000) x 0,8

5

Trên 10.000 đến 22.000

10.050 + (GT-10.000) x 0,6

6

Trên 22.000 đến 35.000

16.050 + (GT-22.000) x 0,4

7

Trên 35.000 đến 50.000

21.250 + (GT-35.000) x 0,2

8

Trên 50.000

24.250

14. Giá kiểm định giám sát đóng mới phần kiểm soát tiếng ồn

Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 2.17

Biểu số 2.17

Số TT

Tổng dung tích của tàu (GT)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 500

1.235

2

Trên 500 đến 1.000

1.715

3

Trên 1.000 đến 2.000

1.815

4

Trên 2.000 đến 5.000

1.965

5

Trên 5.000 đến 10.000

2.115

6

Trên 10.000 đến 22.000

2.265

Chương II

GIÁ DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ TÀU BIỂN

1. Giá thẩm định thiết kế đóng mới: Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính bằng 10% số đơn vị giá tiêu chuẩn thẩm định an toàn kỹ thuật và chất lượng đóng mới tương ứng.

2. Giá thẩm định thiết kế cho các tàu cùng loại, thiết kế duyệt lại, thiết kế sửa đổi: Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính bằng 30% số đơn vị giá tiêu chuẩn thẩm định thiết kế đóng mới tương ứng.

3. Giá thẩm định thiết kế hoán cải: Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính bằng 50% số đơn vị giá tiêu chuẩn thẩm định thiết kế đóng mới tương ứng.

Chương III

GIÁ DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ CHẤT LƯỢNG ĐO VÀ TÍCH DUNG TÍCH TÀU BIỂN

Số đơn vị giá tiêu chuẩn được xác định theo công thức:

ĐVGTC = A x B x C x D

Trong đó:

- A: Số đơn vị giá căn cứ tổng dung tích tàu nêu trong Biểu số 3.1;

- B: Hệ số căn cứ theo kiểu tàu được nêu trong Biểu số 3.2;

- C: Hệ số căn cứ quy định đo dung tích được nêu trong Biểu số 3.3;

- D: Hệ số căn cứ loại công việc đo dung tích nêu trong Biểu số 3.4.

Biểu số 3.1:

Số TT

Tổng dung tích (GT)

Số đơn vị giá (A)

1
Đến 50
300
2
Trên 50 đến 100
300 + (GT-50) x 2
3
Trên 100 đến 500
400 + (GT-100) x 0,8
4
Trên 500 đến 1.000
720 + (GT-500) x 0,7
5
Trên 1.000 đến 2.000
1.070 + (GT-1.000) x 0,6
6
Trên 2.000 đến 5.000
1.670 + (GT-2.000) x 0,5
7
Trên 5.000 đến 10.000
3.170 + (GT-5.000) x 0,4
8
Trên 10.000
5.170 + (GT-10.000) x 0,3

Biểu số 3.2:

Số TT

Kiểu tàu

Hệ số (B)

1

Tàu khách, tàu nghiên cứu khoa học, tàu chế biến hải sản

1,50

2

Tàu kéo, cần cẩu nổi

1,20

3

Các kiểu tàu khác

1,00

Biểu số 3.3:

Số TT

Quy định đo dung tích

Hệ số (C)

1

Quy định đo dung tích Panama, kênh Suez

2,00

2

Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển 1969

1,00

3

Quy định đo dung tích quốc gia

0,80

Biểu số 3.4:

Số TT

Loại công việc đo dung tích
Hệ số (D)
1
Đo dung tích lần đầu
1,00
2
Đo lại dung tích
0,80
3
Đo dung tích cho chiếc tàu thứ 2 trở lên của các tàu cùng loạt
0,75
Ghi chú: Tàu cùng loạt là tàu được đóng theo cùng một thiết kế và tại cùng một cơ sở đóng tàu.

Chương IV

GIÁ DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ CHẤT LƯỢNG TÀU BIỂN ĐANG KHAI THÁC

I. Giá kiểm định phần phân cấp

1. Giá kiểm định phần thân tàu và trang thiết bị

a) Giá kiểm tra hàng năm: Số đơn vị giá tiêu chuẩn được xác định theo công thức: ĐVGTC = A x B x C

Trong đó:

- A: Số đơn vị giá căn cứ theo tổng dung tích của tàu trong Biểu số 4.1;

- B: Hệ số căn cứ theo tuổi tàu được nêu trong Biểu số 4.2;

- C: Hệ số căn cứ theo kiểu tàu được nêu trong Biểu số 4.3.

Biểu số 4.1:

Số TT

Tổng dung tích (GT)

Số đơn vị giá (A)

1

Đến 50 

130

2

Trên 50 đến 100

130 + (GT-50) x 3,0

3

Trên 100 đến 300

280 + (GT-100) x 1,80

4

Trên 300 đến 600

640 + (GT-300) x 1,0

5

Trên 600 đến 1.000

940 + (GT-600) x 0,40

6

Trên 1.000 đến 2.000

1.100 + (GT-1.000) x 0,20

7

Trên 2.000 đến 4.000

1.300 + (GT-2.000) x 0,19

8

Trên 4.000 đến 8.000

1.680 + (GT-4.000) x 0,16

9

Trên 8.000 đến 12.000

2.320 + (GT-8.000) x 0,10

10

Trên 12.000 đến 22.000

2.720 + (GT-12.000) x 0,07

11

Trên 22.000 đến 35.000

3.420 + (GT-22.000) x 0,05

12

Trên 35.000 đến 50.000

4.070 + (GT-35.000) x 0,02

13

Trên 50.000 đến 80.000

4.370 + (GT-50.000) x 0,008

14

Trên 80.000

4.610 + (GT-80.000) x 0,005

Biểu số 4.2:

Số TT

Tuổi tàu (năm)

Hệ số (B)

1

Đến 5

1,00

2

Trên 5 đến 10

1,10

3

Trên 10 đến 15

1,25

4

Trên 15 đến 20

1,50

5

Trên 20 đến 25

1,75

6

Trên 25

2,00

Biểu số 4.3:

Số TT

Kiểu tàu

Hệ số (C)

1

Tàu không tự hành

0,85

2

Tàu chở hàng tổng hợp

1,00

3

Tàu chở hàng rời, tàu chở quặng, tàu chở gỗ, tàu chở xi măng, tàu chở đá vôi, tàu chở ô tô, tàu chở container

1,10

4

Tàu kéo, tàu hoa tiêu, tàu công tác, tàu công trình, tàu tuần tra, tàu vỏ hợp kim nhôm, tàu vỏ phi kim loại

1,20

5

Tàu chở dầu, tàu chở hàng hỗn hợp quặng/dầu, tàu chở hàng nguy hiểm, tàu chở nhựa đường

1,40

6

Tàu chạy bằng buồm hoặc buồm và động cơ, tàu nghiên cứu biển, tàu dịch vụ dầu khí, kho chứa nổi, công trình biển di động, tàu cao tốc, cần cẩu nổi, ụ nổi, tàu có từ hai thân trở lên, tàu khách, du thuyền

1,50

7

Tàu chở xô hóa chất, tàu chở xô khí hóa lỏng

2,00

b) Giá kiểm tra trung gian: Số đơn vị giá tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân hệ số 1,35.

c) Giá kiểm tra định kỳ: Số đơn vị giá tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 1,50.

Nếu đợt kiểm tra định kỳ kết hợp với kiểm tra tăng cường để chứng nhận trẻ hóa thân tàu thì số đơn vị giá tiêu chuẩn của đợt kiểm tra này được tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra định kỳ nhân với hệ số 1,20.

2. Giá kiểm định phần hệ thống máy tàu

a) Giá kiểm tra hàng năm: Số đơn vị giá tiêu chuẩn được xác định theo công thức sau: ĐVGTC = A x B x C x D

Trong đó:

- A: Số đơn vị giá căn cứ theo tổng công suất (sức ngựa) của các máy chính và các máy phụ được nêu trong Biểu số 4.4;

- B: Hệ số căn cứ theo tuổi tàu được nêu trong Biểu số 4.2;

- C: Hệ số căn cứ theo số lượng máy chính được nêu trong Biểu số 4.5;

- D: Hệ số căn cứ số lượng đường trục chân vịt nêu trong Biểu số 4.6.

Biểu số 4.4:

Số TT

Tổng công suất máy chính và các máy phụ, Ne (sức ngựa)

Số đơn vị giá (A)

1

Đến 50

44

2

Trên 50 đến 90

44 + (Ne-50) x 0,65

3

Trên 90 đến 200

70 + (Ne-90) x 0,60

4

Trên 200 đến 400

136 + (Ne-200) x 0,55

5

Trên 400 đến 600

246 + (Ne-400) x 0,52

6

Trên 600 đến 1.000

350 + (Ne-600) x 0,50

7

Trên 1.000 đến 2.000

550 + (Ne-1.000) x 0,28

8

Trên 2.000 đến 5.000

830 + (Ne-2.000) x 0,13

9

Trên 5.000 đến 8.000

1.220 + (Ne-5.000) x 0,11

10

Trên 8.000 đến 12.000

1.550 + (Ne-8.000) x 0,10

11

Trên 12.000 đến 20.000

1.950 + (Ne-12.000) x 0,06

12

Trên 20.000 đến 30.000

2.430 + (Ne-20.000) x 0,03

13

Trên 30.000

2.730 + (Ne-30.000) x 0,01

Biểu số 4.5:

Số TT

Số lượng máy chính

Hệ số (C)

1

1

1,00

2

2

1,10

3

3

1,20

4

Từ 4 trở lên

1,30

Biểu số 4.6:

Số TT

Số lượng đường trục chân vịt

Hệ số (D)

1

1

1,00

2

2

1,10

3

3

1,15

4

Từ 4 trở lên

1,20

b) Giá kiểm tra trung gian: Số đơn vị giá tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân hệ số 1,35.

c) Giá kiểm tra định kỳ

Tàu không áp dụng kiểm tra liên tục hệ thống máy tàu: Số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra định kỳ được tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 1,5.

Tàu áp dụng kiểm tra liên tục hệ thống máy tàu: Số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra định kỳ được tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 1,2.     

3. Giá kiểm định phần trang thiết bị điện

a) Giá kiểm tra hàng năm: Số đơn vị giá tiêu chuẩn trong Biểu số 4.7.

Biểu số 4.7:

Số TT

Tổng công suất định mức của các máy phát điện, P (kVA)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 50

50

2

Trên 50 đến 100

50 + (P-50) x 0,9

3

Trên 100 đến 250

95 + (P-100) x 0,7

4

Trên 250 đến 500

200 + (P-250) x 0,5

5

Trên 500 đến 1.000

325 + (P-500) x 0,38

6

Trên 1.000 đến 2.000

515 + (P-1.000) x 0,35

7

Trên 2.000 đến 4.000

865 + (P-2.000) x 0,28

8

Trên 4.000

1.425 + (P-4.000) x 0,22

Chuyển đổi giữa kW và kVA theo công thức sau: 1,00 kW = 1,25 kVA

b) Giá kiểm tra trung gian: Số đơn vị giá tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân hệ số 1,35.

c) Giá kiểm tra định kỳ: Số đơn vị giá tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 1,5.

4. Giá kiểm định trên đà và gia hạn kiểm định trên đà

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra trên đà được tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm thân tàu và trang thiết bị.

b) Số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra gia hạn kiểm tra trên đà được tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm thân tàu và trang thiết bị nhân với hệ số 0,7.

5. Giá kiểm định nồi hơi và gia hạn kiểm định nồi hơi

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra nồi hơi được nêu trong Biểu số 4.8

Biểu số 4.8:

Số TT

Sản lượng hơi, E (tấn/giờ)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

Kiểm tra bên trong

Thử áp lực

Kiểm tra bên ngoài

1

Đến 0,5

150

150

110

2

Trên 0,5 đến 1

215

215

160

3

Trên 1 đến 2

270

270

200

4

Trên 2 đến 4

315

315

230

5

Trên 4

315 + (E-4) x 15

315 + (E-4) x 15

230 + (E-4) x 5

b) Đối với việc gia hạn kiểm tra bên trong nồi hơi, số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra bên trong nồi hơi nhân với hệ số 0,7.

c) Đối với nồi hơi có bộ quá nhiệt, số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính tăng thêm 10% so với số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng nêu tại Biểu số 4.8.

d) Đối với kiểm tra thiết bị hâm dầu nóng (Thermal oil heater), số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 4.8 nêu trên. Hệ số chuyển đổi giữa sản lượng hơi (tấn/giờ) và công suất của thiết bị hâm dầu như sau:

E (tấn/giờ) = Công suất của thiết bị hâm dầu (kW) x 1,43 x 103.

6. Giá kiểm định bình chịu áp lực, gia hạn kiểm định bình chịu áp lực

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra bình chịu áp lực trong Biểu số 4.9

Biểu số 4.9:

Số TT

Thể tích bình chịu áp lực, V (m3)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

Kiểm tra bên trong

Thử áp lực

Kiểm tra bên ngoài

1

Đến 0,05

75

75

50

2

Trên 0,05 đến 0,1

100

100

75

3

Trên 0,1 đến 0,5

100+(V-0,1) x 100

100+(V-0,1)x100

75 +(V-0,1) x 30

4

Trên 0,5 đến 1,0

140+(V-0,5) x 70

140+(V-0,5) x 70

87 + (V-0,5) x 25

5

Trên 1,0 đến 2,5

175+(V-1) x 40

175+(V-1) x 40

99,5 + (V-1) x 20

6

Trên 2,5 đến 5,0

235+(V-2,5) x 25

235+(V-2,5) x 25

129,5+(V-2,5) x 15

7

Trên 5 đến 10

297,5+(V-5) x 15

297,5+(V-5) x 15

167+(V-5) x 10

8

Trên 10 đến 25

372,5+(V-10) x 13

372,5+(V-10) x 13

217+(V-10) x 7

9

Trên 25 đến 50

567,5+(V-25) x 10

567,5+(V-25) x 10

322+(V-25) x 5

10

Trên 50 đến 75

817,5+(V-50) x 7

817,5+(V-50) x 7

397+(V-50) x 3

11

Trên 75 đến 100

992,5+(V-75) x 4

992,5+(V-75) x 4

472+(V-75) x 2

12

Trên 100, thể tích tăng trong khoảng từ 1 đến 50 so với mức 100

1092,5

+100

tối đa 1.600

1092,5

+100

tối đa 1.600

522

+50

Tối đa 1.200

b) Số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra gia hạn kiểm tra bên trong/thử áp lực bình chịu áp lực được tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra bên trong/tháp lực bình chịu áp lực nhân với hệ số 0,7.

7. Giá kiểm định trục chân vịt và gia hạn kiểm định trục chân vịt

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra trục chân vịt trong Biểu số 4.10

Biểu số 4.10:

Số TT

Đường kính trục chân vịt, D (mm)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 100

350

2

Trên 100 đến 200

350 + (D-100) x 0,8

3

Trên 200 đến 600

430 + (D-200) x 0,5

4

Trên 600

630 + (D-600) x 0,3

b) Số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra gia hạn kiểm tra trục chân vịt tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra trục chân vịt nhân với hệ số 0,7.

c) Đối với tàu được trang bị chân vịt biến bước số đơn vị giá tiêu chuẩn được nhân với hệ số 1,5.

d) Đối với tàu hệ trục đặc biệt, số đơn vị giá tiêu chuẩn nhân với 1,8.

8. Giá kiểm định hệ thống tự động và điều khiển từ xa (áp dụng đối với các tàu có dấu hiệu cấp tàu bổ sung MO, MC, MO.A, MO.B, MO.C hoặc MO.D)

a) Kiểm tra hàng năm: Số đơn vị giá tiêu chuẩn được xác định theo công thức: ĐVGTC = A x B x C x D

Trong đó:

- A: Số đơn vị giá căn cứ theo tổng công suất các máy chính được nêu trong Biểu số 4.11;

- B: Hệ số căn cứ theo tuổi tàu được nêu trong Biểu số 4.2;

- C: Hệ số căn cứ theo số lượng máy chính được nêu trong Biểu số 4.5;

- D: Hệ số căn cứ theo số lượng đường trục chân vịt trong Biểu số 4.6.

Biểu số 4.11:

Số TT

Tổng công suất máy chính, Ne (sức ngựa)

Số đơn vị giá (A)

1

Đến 500

182

2

Trên 500 đến 1.000

182 + (Ne-500) x 0,36

3

Trên 1.000 đến 2.000

362 + (Ne-1.000) x 0,24

4

Trên 2.000 đến 5.000

602 + (Ne-2.000) x 0,12

5

Trên 5.000 đến 10.000

962 + (Ne-5.000) x 0,08

6

Trên 10.000 đến 20.000

1.362 + (Ne-10.000) x 0,06

b) Kiểm tra định kỳ: Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 2,0.

9. Giá kiểm định hệ thống lạnh bảo quản hàng

a) Giá kiểm tra hàng năm: Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 4.12

Biểu số 4.12:

Số TT

Tổng thể tích buồng lạnh, V (m3)

 Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 50

70

2

Trên 50 đến 100

70 + (V-50) x 0,9

3

Trên 100 đến 300

115 + (V-100) x 0,3

4

Trên 300 đến 500

175 + (V-300) x 0,27

5

Trên 500 đến 1.000

229 + (V-500) x 0,16

6

Trên 1.000 đến 3.000

309 + (V-1.000) x 0,06

7

Trên 3.000

429 + (V-3.000) x 0,03

b) Kiểm tra định kỳ: Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 2,0.

10. Giá kiểm định hệ thống lầu lái (Áp dụng cho các tàu có dấu hiệu cấp tàu bổ sung BRS, BRS1 hoặc BRS1A)

a) Kiểm tra hàng năm: Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 4.13

Biểu số 4.13:

Số TT

Tổng dung tích (GT)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 500

294

2

Trên 500 đến 1.000

294 + (GT-500) x 0,18

3

Trên 1.000 đến 2.000

384 + (GT-1.000) x 0,07

4

Trên 2.000 đến 5.000

454 + (GT-2.000) x 0,062

5

Trên 5.000 đến 10.000

640 + (GT-5.000) x 0,05

6

Trên 10.000 đến 20.000

890 + (GT-10.000) x 0,008

7

Trên 20.000

970 + (GT-20.000) x 0,004

b) Kiểm tra định kỳ: Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 2.

II. Giá kiểm định phần theo công ước quốc tế và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan

1. Giá kiểm định phần mạn khô

a) Giá kiểm tra hàng năm: Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 5.1

Biểu số 5.1:

Số TT

Tổng dung tích (GT)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 50

90

2

Trên 50 đến 100

90 + (GT-50) x 1,5

3

Trên 100 đến 500

165+ (GT-100) x 0,3

4

Trên 500 đến 1.000

285 + (GT-500) x 0,06

5

Trên 1.000 đến 2.000

315 + (GT-1.000) x 0,035

6

Trên 2.000 đến 5.000

350 + (GT-2.000) x 0,01

7

Trên 5.000 đến 10.000

380 + (GT-5.000) x 0,006

8

Trên 10.000

410 + (GT-10.000) x 0,003

b) Giá kiểm tra định kỳ: Số đơn vị giá tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 1,5.

2. Giá kiểm định phần an toàn kết cấu

a) Nếu đợt kiểm tra an toàn kết cấu được tiến hành đồng thời với kiểm tra phân cấp thì không tính giá kiểm tra an toàn kết cấu.

b) Nếu đợt kiểm tra an toàn kết cấu được tiến hành riêng, không trùng với kiểm tra phân cấp, số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính bằng tổng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra phân cấp thân tàu và trang thiết bị, hệ thống máy tàu, trang thiết bị điện và hệ thống tự động và điều khiển từ xa của đợt kiểm tra tương ứng.

c) Số đơn vị giá kiểm tra trên đà theo yêu cầu kiểm tra an toàn kết cấu được tính bằng số đơn vị giá kiểm tra trên đà phân cấp.

3. Giá kiểm định phần an toàn trang thiết bị

a) Giá kiểm tra hàng năm

Số đơn vị giá tiêu chuẩn xác định theo công thức: ĐVGTC = A x B

Trong đó:

- A: Số đơn vị giá căn cứ theo tổng dung tích của tàu trong Biểu số 5.2;

- B: Hệ số căn cứ theo công dụng của tàu được nêu trong Biểu số 5.3.

Biểu số 5.2:

Số TT

Tổng dung tích (GT)

Số đơn vị giá (A)

1

Đến 50

80

2

Trên 50 đến 100

80 + (GT-50) x 2,2

3

Trên 100 đến 300

190 + (GT-100) x 1,3

4

Trên 300 đến 600

450 + (GT-300) x 0,8

5

Trên 600 đến 1.000

690 + (GT-600) x 0,3

6

Trên 1.000 đến 2.000

810 + (GT-1.000) x 0,17

7

Trên 2.000 đến 4.000

980 + (GT-2.000) x 0,15

8

Trên 4.000 đến 8.000

1.280 + (GT-4.000) x 0,13

9

Trên 8.000 đến12.000

1.800 + (GT-8.000) x 0,08

10

Trên 12.000 đến 22.000

2.120 + (GT-12.000) x 0,04

11

Trên 22.000 đến 35.000

2.520 + (GT-22.000) x 0,02

12

Trên 35.000 đến 50.000

2.780 + (GT-35.000) x 0,01

13

Trên 50.000 đến 80.000

2.930 + (GT-50.000) x 0,008

14

Trên 80.000

3.170 + (GT-80.000) x 0,005

Biểu số 5.3:

Số TT

Công dụng của tàu

Hệ số (B)

1

Tàu chở khách

2,0

2

Tàu chở khí hóa lỏng, tàu chở hóa chất

1,8

3

Tàu chở dầu, tàu chở hàng nguy hiểm

1,5

4

Các loại tàu khác

1,0

b) Giá kiểm tra chu kỳ, kiểm tra định kỳ: Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 1,5.

4. Giá kiểm định phần an toàn vô tuyến điện

a) Đối với tàu trang bị vô tuyến điện theo GMDSS

Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 5.4

Biểu số 5.4:

Số TT

Vùng hoạt động của tàu

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

Kiểm tra lần đầu

Kiểm tra chu kỳ/định kỳ

1

A1+A2+A3

2.000

1.000

2

A1+A2

1.500

750

b) Đối với tàu trang bị vô tuyến điện không theo GMDSS

Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 5.5

Biểu số 5.5:

Số TT

Loại tàu

Đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

Kiểm tra định kỳ

Kiểm tra hàng năm

1

Tàu khách

Tàu không phải là tàu khách có GT>300

400

300

2

Tàu không phải là tàu khách 100<GT≤300

300

200

3

Tàu không phải là tàu khách GT≤100

200

150

5. Giá kiểm định phần hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm do dầu

a) Giá kiểm tra hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm khu vực chứa hàng của tàu dầu

a.1) Giá kiểm tra hàng năm: Số đơn vị giá tiêu chuẩn được xác định theo công thức: ĐVGTC = A x B

Trong đó:

- A: Số đơn vị giá căn cứ theo trọng tải toàn phần trong Biểu số 5.6;

- B: Hệ số căn cứ theo trang bị ngăn ngừa ô nhiễm khu vực chứa hàng của tàu được nêu trong Biểu số 5.7.

Biểu số 5.6:

Số TT

Trọng tải toàn phần, DWT (tấn)

Số đơn vị giá (A)

1

Đến 50

90

2

Trên 50 đến 100

90 + (DWT-50) x 1,32

3

Trên 100 đến 200

156 + (DWT-100) x 0,9

4

Trên 200 đến 500

246 + (DWT-200) x 0,5

5

Trên 500 đến 1.000

396 + (DWT-500) x 0,3

6

Trên 1.000 đến 2.000

546 + (DWT-1.000) x 0,18

7

Trên 2.000 đến 5.000

726 + (DWT-2.000) x 0,15

8

Trên 5.000 đến 10.000

1.176 + (DWT-5.000) x 0,08

9

Trên 10.000 đến 20.000

1.576 + (DWT-10.000) x 0,06

10

Trên 20.000 đến 30.000

2.176 + (DWT-20.000) x 0,014

11

Trên 30.000 đến 50.000

2.316 + (DWT-30.000) x 0,008

12

Trên 50.000

2.476 + (DWT-50.000) x 0,005

Biểu số 5.7:

Số TT

Trang bị ngăn ngừa ô nhiễm khu vực chứa hàng của tàu

Hệ số (B)

1

Tàu được trang bị hệ thống rửa bằng dầu thô (COW) và hệ thống theo dõi và kiểm soát thải dầu (ODM)

1,3

2

Tàu được trang bị hệ thống theo dõi và kiểm soát thải dầu (ODM)

1,1

3

Các tàu khác

1,0

a.2) Giá kiểm tra trung gian: Số đơn vị giá tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân hệ số 1,35.

a.3) Giá kiểm tra định kỳ: Số đơn vị giá tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 1,5.

a.4) Giá kiểm tra xác nhận hiệu quả của hệ thống rửa bằng dầu thô (COW): Đối với các tàu được trang bị hệ thống rửa bằng dầu thô, số đơn vị giá tiêu chuẩn khi thực hiện kiểm tra xác nhận hiệu quả của hệ thống này được tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân hệ số 0,5.

b) Giá kiểm tra hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm khu vực buồng máy

b.1) Giá kiểm tra hàng năm

Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 5.8

Biểu số 5.8:

Số TT

Tổng dung tích (GT)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 50

50

2

Trên 50 đến 100

50 + (GT-50) x 0,6

3

Trên 100 đến 200

80 + (GT-100) x 0,5

4

Trên 200 đến 500

130 + (GT-200) x 0,3

5

Trên 500 đến 1.000

220 + (GT-500) x 0,2

6

Trên 1.000 đến 5.000

320 + (GT-1.000) x 0,1

7

Trên 5.000 đến 10.000

720 + (GT-5.000) x 0,05

8

Trên 10.000 đến 22.000

970 + (GT-10.000) x 0,03

9

Trên 22.000 đến 35.000

1.330 + (GT-22.000) x 0,015

10

Trên 35.000 đến 50.000

1.525 + (GT-35.000) x 0,01

11

Trên 50.000

1.675 + (GT-50.000) x 0,006

b.2) Giá kiểm tra trung gian: Số đơn vị giá tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân hệ số 1,35.

b.3) Giá kiểm tra định kỳ: Số đơn vị giá tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 1,50.

6. Giá kiểm định phần hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm do chất lỏng độc chở xô

a) Giá kiểm tra hàng năm: Số đơn vị giá tiêu chuẩn trong Biểu số 5.9

Biểu số 5.9:

Số TT

Tổng dung tích (GT)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 300

150

2

Trên 300 đến 500

150 + (GT-300) x 0,5

3

Trên 500 đến 1.000

250 + (GT-500) x 0,3

4

Trên 1.000 đến 2.000

400 + (GT-1.000) x 0,08

5

Trên 2.000 đến 5.000

480 + (GT-2.000) x 0,01

6

Trên 5.000 đến 10.000

510 + (GT-5.000) x 0,006

7

Trên 10.000

540 + (GT-10.000) x 0,004

b) Giá kiểm tra trung gian: Số đơn vị giá tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân hệ số 1,35.

c) Giá kiểm tra định kỳ: Số đơn vị giá tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 1,5.

7. Giá kiểm định phần hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải

Số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra định kỳ hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm nước thải của tàu được nêu trong Biểu số 5.10.

Biểu số 5.10:

Số TT

Tổng dung tích (GT)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 1.000

135

2

Trên 1.000 đến 2.000

160

3

Trên 2.000 đến 5.000

250

4

Trên 5.000 đến 10.000

300

5

Trên 10.000

400

8. Giá kiểm định phần hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm không khí

a) Giá kiểm định hàng năm: Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 5.11.

Biểu số 5.11:

Số TT

Tổng công suất máy chính, Ne (kW)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 1.000

490

2

Trên 1.000 đến 3.000

490 + (Ne-1.000) x 0,2

3

Trên 3.000 đến 5.000

890 + (Ne-3.000) x 0,15

4

Trên 5.000 đến 7.000

1.190 + (Ne-5.000) x 0,1

5

Trên 7.000 đến 10.000

1.390 + (Ne-7.000) x 0,09

6

Trên 10.000 đến 15.000

1.660 + (Ne-10.000) x 0,06

7

Trên 15.000 đến 20.000

1.960 + (Ne-15.000) x 0,03

8

Trên 20.000

2.110 + (Ne-20.000) x 0,01

Ghi chú:

- Đối với các tàu không tự hành, lấy tổng công suất các động cơ lai máy phát điện.

- Nếu tàu được trang bị hệ thống thu gom hơi hữu cơ (VOC) thì cộng thêm số đơn vị giá tiêu chuẩn là 450.

- Nếu tàu được trang bị hệ thống làm sạch khí thải đối với ô xít lưu huỳnh (SOx) và/hoặc ô xít ni tơ (NOx) thì cộng thêm số đơn vị giá tiêu chuẩn là 450.

b) Giá kiểm tra trung gian: Số đơn vị giá tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân hệ số 1,35.

c) Giá kiểm tra định kỳ: Số đơn vị giá tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 1,5.

9. Giá kiểm định phần chứng nhận điều kiện sinh hoạt của thuyền viên

a) Giá kiểm tra định kỳ: Số đơn vị giá tiêu chuẩn trong Biểu số 5.12

Biểu số 5.12:

Số TT

Tổng dung tích (GT)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 500

1.625

2

Trên 500 đến 1.000

1.775

3

Trên 1.000 đến 3.000

1.950

4

Trên 3.000 đến 5.000

2.125

5

Trên 5.000 đến 7.500

2.350

6

Trên 7.500 đến 10.000

2.550

7

Trên 10.000 đến 15.000

2.740

8

Trên 15.000 đến 20.000

2.900

9

Trên 20.000

3.000

10. Giá kiểm định phần hệ thống chống hà của tàu

Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 5.13.

Biểu số 5.13:

Số TT

Tổng dung tích (GT)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 500

930

2

Trên 500 đến 1.000

1.290

3

Trên 1.000 đến 2.000

1.365

4

Trên 2.000 đến 5.000

1.475

5

Trên 5.000 đến 10.000

1.585

6

Trên 10.000

1.700

Ghi chú: Nếu tàu không thay mới hoặc thay đổi hệ thống chống hà tại các đợt kiểm tra trên đà thì chỉ tính Giá kiểm định phần trên đà (tại điểm 4 mục I Chương này), không tính Giá kiểm định hệ thống chống hà.

11. Giá kiểm định phần thiết bị nâng hàng

a) Giá kiểm tra thiết bị nâng hàng

Số đơn vị giá tiêu chuẩn được xác định theo công thức:

ĐVGTC = A x B x C x n

Trong đó:

- A: Số đơn vị giá căn cứ theo tải trọng làm việc an toàn của thiết bị nâng được nêu trong Biểu số 5.14;

- B: Hệ số căn cứ theo kiểu làm việc của thiết bị nâng hàng được nêu trong Biểu số 5.15;

- C: Hệ số căn cứ theo tuổi của thiết bị nâng trong Biểu số 5.16;

- n: Số lượng thiết bị nâng có cùng tải trọng làm việc an toàn.

Biểu số 5.14:

Số TT

Tải trọng làm việc an toàn, SWL (tấn)

Số đơn vị giá (A)

Tổng kiểm tra hàng năm

1

Đến 3

150

2

Trên 3 đến 5

250

3

Trên 5 đến 10

350

4

Trên 10 đến 20

450

5

Trên 20 đến 35

550

6

Trên 35 đến 50

750

7

Trên 50 đến 100

1.120

8

Trên 100 đến 150

1.500

9

Trên 150 đến 300

1.700

10

Trên 300

1.700 + (SWL-300) x 2,0

Biểu số 5.15:

Số TT

Kiểu làm việc của thiết bị nâng hàng

Hệ số (B)

1
Làm việc đơn

1,0

2

Làm việc ghép đôi

1,5

Biểu số 5.16:

Số TT

Tuổi thiết bị nâng

Hệ số (C)

1

Đến 12 năm

1,0

2

Trên 12 năm đến 24 năm

1,2

3

Trên 24 năm

1,5

b) Thử tải thiết bị nâng hàng: Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 5.17 cho mỗi thiết bị nâng.

Biểu số 5.17:

Số TT

Tải trọng làm việc an toàn, SWL (tấn)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC) (cho mỗi thiết bị nâng)

1

Đến 5

100

2

Trên 5 đến 25  

150

3

Trên 25 đến 50

196

4

Trên 50

196 + (SWL-50) x 2,0

12. Giá kiểm định phần hệ thống xử lý nước dằn

1) Giá kiểm tra hàng năm: Số đơn vị giá tiêu chuẩn được xác định theo công thức: ĐVGTC = A x B

Trong đó:

- A: Số đơn vị giá căn cứ theo trọng tải toàn phần trong Biểu số 5.18;

- B: Hệ số căn cứ theo trang bị ngăn ngừa ô nhiễm khu vực chứa hàng của tàu được nêu trong Biểu số 5.18.

Biểu số 5.18:

Số TT

Tổng dung tích (GT)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 400

220

2

Trên 400 đến 1.000

220 + (GT-400) x 0,2

3

Trên 1.000 đến 5.000

320 + (GT-1.000) x 0,1

4

Trên 5.000 đến 10.000

720 + (GT-5.000) x 0,05

5

Trên 10.000 đến 22.000

970 + (GT-10.000) x 0,03

6

Trên 22.000 đến 35.000

1.330 + (GT-22.000) x 0,015

7

Trên 35.000 đến 50.000

1.525 + (GT-35.000) x 0,01

8

Trên 50.000

1.675 + (GT-50.000) x 0,006

2) Giá kiểm tra trung gian: Số đơn vị giá tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân hệ số 1,35.

3) Giá kiểm tra định kỳ: Số đơn vị giá tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 1,50.

Chương V

GIÁ DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH GIA HẠN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ

Số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra gia hạn kiểm tra định kỳ được tính bằng số đơn vị giá kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 0,8.

Chương VI

GIÁ DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH BẤT THƯỜNG

Số đơn vị giá kiểm tra bất thường được tính theo thời gian thực hiện công việc kiểm định (ĐVGTG). Cách tính giá này được áp dụng cho tất cả các loại kiểm tra bất thường, kiểm tra liên tục máy tàu nếu đợt kiểm tra không trùng với bất kỳ đợt kiểm tra chu kỳ nào của tàu. Trong một lần kiểm tra bất thường, không phụ thuộc vào đối tượng được kiểm tra bất thường hoặc số hạng mục kiểm tra liên tục máy, số đơn vị giá được xác định theo tổng số giờ thực hiện công việc kiểm định.

Chương VII

GIÁ KIỂM ĐỊNH LẦN ĐẦU TÀU BIỂN ĐANG KHAI THÁC

1. Đối với tàu đang mang cấp của Đăng kiểm nước ngoài được Cục Đăng kiểm Việt Nam công nhận, số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra lần đầu được tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra định kỳ nhân với hệ số 1,5.

2. Đối với tàu không được phân cấp hoặc được phân cấp bởi Đăng kiểm nước ngoài không được Cục Đăng kiểm Việt Nam công nhận, số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra lần đầu được tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra định kỳ nhân với hệ số 2,0.

3. Trong trường hợp kiểm tra lần đầu bao gồm cả việc phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật của tàu, số đơn vị giá tiêu chuẩn phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật được tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn phê duyệt thiết kế đóng mới nhân với hệ số 0,7.

Chương VIII

GIÁ DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH GIÁM ĐỊNH TRẠNG THÁI KỸ THUẬT TÀU BIỂN

Số đơn vị giá tiêu chuẩn giám định trạng thái kỹ thuật tàu, giám định tai nạn và sự cố hàng hải được tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm đối tượng tương ứng.

Chương IX

GIÁ DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH TRẠNG THÁI KỸ THUẬT TÀU BIỂN

Số đơn vị giá tiêu chuẩn cho thẩm định trạng thái kỹ thuật tàu dựa trên hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ đăng kiểm được tính bằng 400 cho mỗi một tàu.

Chương X

GIÁ DỊCH VỤ PHÊ DUYỆT TÀI LIỆU, HƯỚNG DẪN KHAI THÁC AN TOÀN CỦA TÀU BIỂN

Số đơn vị giá tiêu chuẩn xác định theo công thức: ĐVGTC = A x B

Trong đó:

- A: Số đơn vị giá căn cứ theo tổng dung tích của tàu trong Biểu số 6.1;

- B: Hệ số căn cứ theo loại công việc phê duyệt được nêu ở Biểu số 6.2;

Biểu số 6.1:

Số TT
Tổng dung tích (GT)
Số đơn vị giá (A)
1
Trên 300
80
2
Trên 300 đến 500
100
3
Trên 500 đến 1.000
200
4
Trên 1.000 đến 10.000
400
5
Trên 10.000
400 + (GT-10.000) x 0,004
Biểu số 6.2:
Số TT
Loại công việc phê duyệt
Hệ số (B)
1
Phê duyệt lần đầu
1,00
2
Phê duyệt lại
0,80
3
Phê duyệt cho chiếc tàu thứ 2 trở lên của các tàu cùng loạt
0,70
Ghi chú:
- Tàu cùng loạt là tàu được đóng theo cùng một thiết kế và tại cùng một cơ sở đóng tàu.
- Đối với tàu đóng mới, các tài liệu khai thác an toàn đã được phê duyệt cùng với hồ sơ thiết kế tàu thì không tính giá phê duyệt tài liệu này.
Chương XI
GIÁ DỊCH VỤ GIÁM SÁT SỬA CHỮA, HOÁN CẢI TÀU BIỂN

1. Giá kiểm định an toàn kỹ thuật, chất lượng hoán cải được tính bằng giá kiểm định trong đóng mới đối với hạng mục tương ứng được nêu trong Chương I (Giá kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng đóng mới tàu biển).

2. Đối với các hạng mục khác giá kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng hoán cải sẽ được tính bằng phương pháp tính giá kiểm định theo thời gian thực hiện công việc thực tế có xác nhận của đại diện chủ tàu.

3. Giá kiểm định chất lượng sửa chữa tàu biển được tính theo giá kiểm định theo thời gian thực hiện công việc thực tế có xác nhận của đại diện chủ tàu.

4. Trong trường hợp sửa chữa, hoán cải tàu trùng với các đợt kiểm tra lần đầu, định kỳ, hàng năm, trên đà, rút trục chân vịt, bất thường thì ngoài giá kiểm định tính theo quy định đối với loại hình kiểm tra này, phải tính bổ sung thêm giá kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng sửa chữa, hoán cải.

PHẦN THỨ HAI

BIỂU GIÁ DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP LẮP ĐẶT CHO TÀU BIỂN, CÔNG TRÌNH BIỂN

1. Động cơ đốt trong (Máy chính và Máy phụ)

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 1

b) Đối với động cơ có bộ giảm tốc, số đơn vị giá tiêu chuẩn tăng thêm 20% so với số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 1

c) Số đơn vị giá tiêu chuẩn đối với tua bin tăng áp được tính riêng.

d) Đối với động cơ đốt trong chế tạo hàng loạt số đơn vị giá tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 1.

Biểu số 1: Động cơ đốt trong

Số TT

Công suất liên tục lớn nhất

(kW)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Dưới 25

1.800

2

Từ 25 đến dưới 40, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 5 so với mức 25

1.800

+100

3

Từ 40 đến dưới 50

2.200

4

Từ 50 đến dưới 80, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 10 so với mức 50

2.200

+125

5

Từ 80 đến dưới 100

2.700

6

Từ 100 đến dưới 400, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 20 so với mức 100

2.700

+300

7

Từ 400 đến dưới 450

7.500

8

Từ 450 đến dưới 700, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 50 so với mức 450

7.500

+750

9

Từ 700 đến dưới 800

12.000

10

Từ 800 đến dưới 1.500, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 100 so với mức 800

12.000

+1.000

11

Từ 1.500 đến dưới 1.600

20.000

12

Từ 1.600 đến dưới 3.000, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 100 so với mức 1.600

20.000

+900

13

Từ 3.000 đến dưới 3.100

33.500

14

Từ 3.100 đến dưới 4.500, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 100 so với mức 3.100

33.500

+700

15

Từ 4.500 đến dưới 4.600

44.000

16

Từ 4.600 đến dưới 6.000, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 100 so với mức 4.600

44.000

+600

17

Từ 6.000 đến dưới 6.100

53.000

18

Từ 6.100 đến dưới 7.500, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 100 so với mức 6.100

53.000

+500

19

Từ 7.500 đến dưới 8.000

60.500

20

Từ 8.000 đến dưới 15.000, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 500 so với mức 8.000

60.500

+2.000

21

Từ 15.000 đến dưới 15.500

90.500

22

Từ 15.500 đến dưới 20.000, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 500 so với mức 15.500

90.500

+1.600

23

 Từ 20.000 đến dưới 21.000

106.500

24

 Từ 21.000 đến dưới 40.000, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 1.000 so với mức 21.000

106.500

+2.100

25

Từ 40.000 đến dưới 42.000

153.500

26

Từ 42.000 trở lên, mức công suất tăng trong khoảng từ 1 đến 2.000 so với mức 42.000

153.500

+1.900

2. Tuabin hơi (Máy chính và Máy phụ)

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 2

b) Số đơn vị giá tiêu chuẩn của tua bin hơi nước gồm cả hộp giảm tốc.

c) Số đơn vị giá tiêu chuẩn của thiết bị ngưng được tính riêng.

d) Đối với tuabin hơi nước phụ được chế tạo hàng loạt, số đơn vị giá tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 2.

Biểu số 2: Tuabin hơi

Số TT

Công suất liên tục lớn nhất (kW)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 420

4.500

2

Từ 420 đến dưới 700, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 70 so với mức 420

4.500

+600

3

Từ 700 đến dưới 900

7.500

4

Từ 900 đến dưới 3.500, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 200 so với mức 900

7.500

+1.000

5

Từ 3.500 đến dưới 3700

21.500

6

Từ 3.700 đến dưới 7.500, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 200 so với mức 3.700

21.500

+750

7

Từ 7.500 đến dưới 8.200

36.500

8

 Từ 8.200 đến dưới 11.000, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 700 so với mức 8.200

36.500

+2.000

9

 Từ 11.000 đến dưới 11.800

46.500

10

 Từ 11.800 đến dưới 15.000, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 800 so với mức 11.800

46.500

+2.000

11

 Từ 15.000 đến dưới 16.000

56.500

12

 Từ 16.000 đến dưới 20.000, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 1.000 so với mức 16.000

56.500

+1.500

13

 Từ 20.000 đến dưới 21.000

64.000

14

 Từ 21.000 đến dưới 30.000, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 1.000 so với mức 21.000

64.000

+1.600

15

 Từ 30.000 đến dưới 31.000

80.000

16

 Từ 31.000 đến dưới 40.000, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 1.000 so với mức 31.000

80.000

+1.300

17

 Từ 40.000 đến dưới 41.000

93.000

18

 Từ 41.000 đến dưới 60.000, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 1.000 so với mức 41.000

93.000

+1.100

19

 Từ 60.000 đến dưới 61.500

115.000

20

 Từ 61.500 đến dưới 75.000, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 1.500 so với mức 61.500

115.000

+1.300

21

 Từ 75.000 đến dưới 77.000

128.000

23

 Từ 77.000 trở lên, mức công suất tăng trong khoảng từ 1 đến 2.000 so với mức 77.000

128.00

+1.800

3. Chi tiết động cơ đốt trong (nắp xi lanh, xi lanh, piston, đỉnh piston)

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 3

b) Đối với các chi tiết của động cơ đốt trong được giám sát và được tính giá theo quy định tại Biểu số 1, không áp dụng Biểu số 3

c) Đối với vòi phun nhiên liệu, số đơn vị giá tiêu chuẩn là 100/chiếc.

d) Đối với bơm phun nhiên liệu, số đơn vị giá tiêu chuẩn là 175/chiếc.

đ) Đối với thân máy lắp xi lanh, số đơn vị giá tiêu chuẩn của một xi lanh nhân với số lượng xi lanh thực tế.

e) Đối với các chi tiết động cơ đốt trong được chế tạo hàng loạt, số đơn vị giá tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 3.

Biểu số 3: Chi tiết động cơ đốt trong

Số TT

Đường kính xi lanh (mm)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

đến 250

175

2

Trên 250 đến 500

275

3

Trên 500 đến 750

375

4

Trên 750 đến 1.000

400

5

Trên 1.000 đến 1.250

625

6

Trên 1.250, đường kính xi lanh tăng trong khoảng từ 1 đến 250 so với mức 1.250

625

+220

4. Tuabin tăng áp khí xả

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 4

b) Đối với tuabin tăng áp mà sản lượng định mức đầu ra tính bằng kg, khi đó sản lượng này được quy đổi bằng 0,8 m3 cho mỗi kg.

c) Trong trường hợp thực hiện giám sát cho từng bộ phận của tuabin tăng áp, số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính (từng phần) như sau:

- Vỏ ngoài được tính bằng 25% số đơn vị giá tiêu chuẩn quy định tại Biểu số số 4.

- Roto được tính bằng 45% số đơn vị giá tiêu chuẩn quy định tại Biểu số 4.

- Phục hồi lại roto được tính bằng 25% số đơn vị giá tiêu chuẩn quy định tại Biểu số số 4.

d) Đối với tuabin tăng áp khí xả được chế tạo hàng loạt, số đơn vị giá tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng tại Biểu số 4.

Biểu số 4: Tuabin tăng áp khí xả

Số TT

Sản lượng (m3/phút)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 25

270

2

Trên 25 đến 50

530

3

Trên 50 đến 100

800

4

Trên 100 đến 250

1.350

5

Trên 250 đến 500

2.100

6

Trên 500 đến 750

2.650

7

Trên 750 đến 1.000

3.150

8

Trên 1.000, sản lượng khí xả tăng trong khoảng từ 1 đến 250 so với mức 1.000

3.150

+275

5. Máy phát điện và Mô tơ

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 5

b) Biểu số trên chưa bao gồm giá áp dụng cho động cơ và thiết bị điều khiển.

c) Máy phát điện và mô tơ phòng nổ, số đơn vị giá tiêu chuẩn tăng thêm 30% so với số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 5.

d) Đối với máy phát điện và mô tơ có điện áp định mức vượt quá 500V, số đơn vị giá tiêu chuẩn tăng thêm 30% so với số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 5.

đ) Đối với máy phát điện và mô tơ được chế tạo hàng loạt số đơn vị giá tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng tại Biểu số 1.5.

e) Nếu sản lượng định mức của máy phát điện tính theo kW, khi đó phải chuyển thành kVA (1kVA = 1kW x 1,25).

Biểu số 5: Máy phát điện và Mô tơ

Số TT

Công suất định mức

(kVA hoặc kW)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

Máy phát điện (kVA)

Môtơ (kW)

1

Đến 5

475

130

2

Trên 5 đến 10

475

235

3

Trên 10 đến 25

475

370

4

Trên 25 đến 50

610

475

5

Trên 50 đến 75

730

610

6

Trên 75 đến 100

850

725

7

Trên 100 đến 250

1.100

950

8

Trên 250 đến 500

1.450

1.200

9

Trên 500 đến 750

1.800

1.425

10

Trên 750 đến 1.000

2.125

1.675

11

Trên 1.000 đến 1.500

2.400

+ 275 (công suất định mức tăng trong khoảng từ 1 đến 500 so với mức 1.000)

 

12

Trên 1.500 đến 2.000

2.850

13

Trên 2.000 đến 2.500

3.075

14

Trên 2.500 đến 3.000

3.325

15

Trên 3.000 đến 4.000

3.600

16

Trên 4.000

+ 235 (công suất định mức tăng trong khoảng từ 1 đến 1.000 so với mức 4.000)

6. Bảng điện và thiết bị điều khiển

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 6A và Biểu số 6B.

b) Thiết bị điều khiển phòng nổ, số đơn vị giá tiêu chuẩn tăng thêm 30% so với số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 6.

c) Đối với bảng điện và thiết bị điều khiển có điện áp định mức vượt quá 500V, số đơn vị giá tiêu chuẩn tăng thêm 30% so với số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 6.

d) Đối với bảngđiện riêng cho máy phát hoặc cấp nguồn, số đơn vị giá tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng tại Biểu số 6.

e) Đối với bảng điện và cơ cấu điều khiển điện được chế tạo hàng loạt, số đơn vị giá tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 6.

Biểu số 6A: Bảng điện

Số TT

Tổng công suất (kVA)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 50

475

2

Trên 50 đến 75

550

3

Trên 75 đến 100

610

4

Trên 100 đến 250

850

5

Trên 250 đến 500

1.175

6

Trên 500 đến 750

1.375

7

Trên 750 đến 1.000

1.550

8

Trên 1.000 đến 1.750

1.800

9

Trên 1.750 đến 2.500

2.025

10

Trên 2.500 đến 3.750

2.225

11

Trên 3.750 đến 5.000

2.400

12

Trên 5.000, tổng công suất tăng trong khoảng từ 1 đến 2500 so với mức 5.000

2.400

+375

Biểu số 6B: Thiết bị điều khiển

Số TT

Công suất định mức (kW)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

đến 5

70

2

Trên 5 đến 10

135

3

Trên 10 đến 25

200

4

Trên 25 đến 50

235

5

Trên 50 đến 75

310

6

Trên 75 đến 100

375

7

Trên 100 đến 250

475

8

Trên 250 đến 500

600

9

Trên 500 đến 750

725

10

Trên 750 đến 1.000

850

11

Trên 1.000, công suất định mức tăng trong khoảng từ 1 đến 2.500 so với mức 1.000

 850

+125

7. Máy biến áp

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 7.

b) Trường hợp máy biến áp gồm ba máy biến áp một pha, số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính bằng số đơn vị giá tiêu chuẩn của máy biến áp một pha quy định tại Biểu số 7 nhân với hệ số 3.

c) Đối với máy biến áp phòng nổ, số đơn vị giá tiêu chuẩn tăng thêm 30% so với số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 7.

d) Đối với máy biến áp có điện áp định mức vượt quá 500V, số đơn vị giá tiêu chuẩn tăng thêm 30% so với số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 7.

đ) Đối với máy biến áp được chế tạo hàng loạt, số đơn vị giá tiêu chuẩn được bằng 50% số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 7.

Biểu số 7: Máy biến áp

Số TT

Công suất định mức (kW)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

đến 5

135

2

Trên 5 đến 10

205

3

Trên 10 đến 25

235

4

Trên 25 đến 50

310

5

Trên 50 đến 100

375

6

Trên 100 đến 250

450

7

Trên 250 đến 500

550

8

Trên 500, công suất định mức tăng trong khoảng từ 1 đến 500 so với mức 500

550

+85

8. Cáp điện

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 8.

b) Đối với cáp điện có nhiều lõi được bọc cách điện riêng biệt, số đơn vị giá tiêu chuẩn là 17,5/cuộn, không phân biệt số lõi hoặc chiều dài.

c) Đối với cáp điện cách điện vô cơ có số lõi nhiều hơn 4, số đơn vị giá tiêu chuẩn tính theo cáp thông tin quy định tại Biểu số 8.

d) Đối với cáp điện dùng cho bảng điện, số đơn vị giá tiêu chuẩn là 23,5/100 mét, không phân biệt tiết diện của dây cáp.

e) Đối với cáp điện dùng cho thiết bị điều khiển điện, số đơn vị giá tiêu chuẩn là 13/100 mét, không phân biệt tiết diện của dây cáp.

Biểu số 8: Cáp điện

Số TT

Tiết điện (mm2)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (cho 100m chiều dài) (ĐVGTC)

Cáp nguồn và đèn

Cáp thông tin

1 lõi

2 hoặc 3 lõi

đến 10 lõi

trên 10 đến 25 lõi

trên 25 lõi

1

Đến 8

23

40

 

 

 

2

Trên 8 đến 22

28

45

63

90

118

3

Trên 22 đến 50

30

50

 

 

 

4

Trên 50 đến 100

40

60

 

 

 

5

Trên 100 đến 150

45

65

 

 

 

6

Trên 150

53

75

 

 

 

9. Máy nén khí

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 9.

b) Đối với động cơ, số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính riêng theo quy định tại Biểu số 5.

c) Đối với máy nén khí chế tạo hàng loạt, số đơn vị giá tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 9.

Biểu số 9: Máy nén khí

Số TT

Sản lượng (Nm3/h)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

 đến 25

175

2

Trên 25 đến 50

270

3

Trên 50 đến 75

340

4

Trên 75 đến 100

410

5

Trên 100 đến 150

525

6

Trên 150 đến 200

625

7

Trên 200 đến 250

725

8

Trên 250 đến 300

800

9

Trên 300 đến 400

950

10

Trên 400 đến 500

1.100

11

Trên 500 đến 600

1.225

12

Trên 600 đến 700

1.350

13

Trên 700 đến 800

1.450

14

Trên 800 đến 900

1.550

15

Trên 900 đến 1.000

1.650

16

Trên 1.000 đến 1.250

1.900

17

Trên 1.250 đến 1.500

2.125

18

Trên 1.500 đến 1.750

2.325

19

Trên 1.750 đến 2.000

2.525

20

Trên 2.000 đến 2.500

2.900

21

Trên 2.500 đến 3.000

3.225

22

Trên 3.000 đến 3.500

3.550

23

Trên 3.500 đến 4.000

3.850

24

Trên 4.000 đến 4.500

4.125

25

Trên 4.500 đến 5.000

4.400

26

Trên 5.000 đến 5.500

4.675

27

Trên 5.500 đến 6.000

4.900

28

Trên 6.000 đến 6.500

5.200

29

Trên 6.500, sản lượng tăng trong khoảng từ 1 đến 500 so với mức 6.500

5.200

+250

10. Máy lái

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 10.

b) Đối với động cơ, số đơn vị giá tiêu chuẩn sẽ được tính riêng, theo quy định tại Biểu số 5.

Biểu số 10 Máy lái

Số TT

Mô men xoắn (kN.m)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Dưới 100

 

375

2

Từ 100 đến dưới 200, mô men xoắn tăng trong khoảng từ 1 đến 50 so với mức 100

375

+125

3

Từ 200 đến dưới 400

750

4

Từ 400 đến dưới 1.000, mô men xoắn tăng trong khoảng từ 1 đến 200 so với mức 400

750

+250

5

Từ 1.000 đến dưới 1.500

1.750

6

Từ 1.500 đến dưới 5.000, mô men xoắn tăng trong khoảng từ 1 đến 500 so với mức 1.500

1.750

+325

7

Từ 5.000 đến dưới 6.000

4.350

8

Từ 6.000 đến dưới 10.000, mô men xoắn tăng trong khoảng từ 1 đến 1.000 so với mức 6.000

4.350

+500

9

Từ 10.000 đến dưới 11.000

 6.850

10

Từ 11.000 trở lên, mô men xoắn tăng trong khoảng từ 1 đến 1.000 so với mức 10.000

6.850

+500

 

 

 

 

11. Tời, tời neo, tời cuốn dây

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 11.

b) Đối với động cơ và thiết bị điều khiển, số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 5 với động cơ và Biểu số 6A với thiết bị điều khiển.

c) Đối với tời kéo tự động, số đơn vị giá tiêu chuẩn tăng thêm 20% so với số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 11.

Biểu số 11: Tời, tời neo, tời cuốn dây

Số TT

Tải trọng (kN)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

Tời dẫn động bằng khí

Tời điện hoặc thuỷ lực

1

Đến 50

375

235

2

Trên 50 đến 100

610

375

3

Trên 100 đến 250

850

610

4

Trên 250 đến 500

1.175

950

5

Trên 500, tải trọng tăng trong khoảng từ 1 đến 250 so với mức 500

1.175

+250

950

+250

12. Bơm

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 12.

b) Đối với bơm có cột áp định mức cao từ 500 mét trở lên, số đơn vị giá tiêu chuẩn tăng thêm 20% so với số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 12.

c) Đối với bơm được chế tạo hàng loạt, số đơn vị giá tiêu chuẩn được bằng 50% số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 12.

Biểu số 12: Bơm

Số TT

Lưu lượng (m3/h)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

Bơm dùng hơi nước

Các loại bơm khác

1

đến 5

235

130

2

Trên 5 đến 10

375

235

3

Trên 10 đến 25

475

375

4

Trên 25 đến 50

600

475

5

Trên 50 đến 100

850

600

6

Trên 100 đến 250

1.100

850

7

Trên 250 đến 500

1.425

1.075

8

Trên 500 đến 1.000

1.875

1.425

9

Từ trên 1.000 đến 2.000

2.175

1.675

10

Trên 2.000, lưu lượng tăng trong khoảng từ 1 đến 500 so với mức 2.000

2.175

+375

1.675

+375

13. Van

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 13.

b) Đối với van an toàn hoặc van xả áp suất của nồi hơi, hệ thống LPG và LNG và van có thiết kế đặc biệt, có yêu cầu các loại thử đặc biệt, khi đó số đơn vị giá tiêu chuẩn tăng thêm 100% so với số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng nêu tại Biểu số 13.

c) Đối với bộ lọc (của van), số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính như số đơn vị giá áp dụng với van tương ứng quy định tại Biểu số 13. Đối với bộ lọc kép (loại chữ H), số đơn vị giá tiêu chuẩn tăng thêm 20% so với số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng nêu tại Biểu số 13.

Biểu số 13: Van

Số TT

Đường kính (mm)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

Áp suất đến 1 MPa

Áp suất lớn hơn 1 đến 2 MPa

Áp suất lớn hơn 2 đến 5 MPa

Lớn hơn 5 MPa

1

Đến 50

12,5

23,5

50

65

2

Trên 50 đến 100

23,5

50

66

95

3

Trên 100 đến 200

50

65

115

140

4

Trên 200 đến 500

95

140

235

285

5

Trên 500, đường kính tăng trong khoảng từ 1 đến 200 so với mức 500

95

+35

140

+35

235

+35

285

+35

14. Bộ lọc dầu

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 14.

b) Đối với động cơ, số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính riêng theo Biểu số 5.

c) Đối với bộ lọc dầu được chế tạo hàng loạt, số đơn vị giá tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng nêu tại Biểu số 14.

Biểu số 14: Bộ lọc dầu

Số TT

Công suất định mức của động cơ (kW)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 5

130

2

Trên 5 đến 10

235

3

Trên 10 đến 25

375

4

Trên 25 đến 50

610

5

Trên 50, công suất tăng trong khoảng từ 1 đến 30 so với mức 50

610

+ 205

15. Két chứa dầu: Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 15 (Biểu số này không áp dụng đối với két chứa dầu liền vỏ).

Biểu số 15: Két chứa dầu

Số TT

Dung tích (m3)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 5

130

2

Trên 5 đến 10

235

3

Trên 10 đến 25

375

4

Trên 25 đến 50

475

5

Trên 50 đến 75

610

6

Trên 75, dung tích tăng trong khoảng từ 1 đến 25 so với mức 75

 610

+125

16. Chân vịt

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 16.

b) Đối với chân vịt làm bằng thép đúc hoặc gang đúc, số đơn vị giá tiêu bằng 50% số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 16.

c) Trọng lượng để tính số đơn vị giá tiêu chuẩn là trọng lượng của chân vịt đã thành phẩm.

Biểu số 16: Chân vịt

Số TT

Trọng lượng (tấn)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 0,5

275

2

Trên 0,5 đến dưới 2

450

3

Từ 2 đến dưới 10, trọng lượng tăng 1 so với mức 2

450

+350

4

Từ 10 đến dưới 11

3.600

5

Từ 11 đến dưới 20, trọng lượng tăng 1 so với mức 11

3.600

+250

6

Từ 20 đến dưới 21

6.100

7

Từ 21 đến dưới 50, trọng lượng tăng 1 so với mức 21

6.100

+ 200

8

Từ 50 đến dưới 51

12.100

9

Từ 51 trở lên, trọng lượng tăng 1 so với mức 51

12.100

+140

17. Hệ trục và bộ giảm tốc

a) Đối với trục chân vịt và trục trung gian làm bằng thép rèn, số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo điểm 25 Phần thứ hai của Phụ lục này (những trục này được tính giá như đối với giá vật liệu).

b) Đối với áo lót trục và ống bao, số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 17A.

Biểu số 17A: Áo lót trục và ống bao

Số TT

Đường kính trong

(mm)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

Ống bao trục, áo lót trục bằng kim loại

Áo lót trục phi kim loại

(ví dụ như cao su)

1

 Đến 250

205

310

2

Trên 250 đến 500

310

475

3

Trên 500 đến 750

400

625

4

Trên 750 đến 1.000

480

725

5

Trên 1.000 đến 1.250

550

825

6

Trên 1.250 đến 1.500

625

 825 + 95 (mức tăng đường kính từ 01 đến 250 so với mức 1.250)

 

7

Trên 1.500 đến 1.750

675

8

Trên 1.750 đến 2.000

725

9

Trên 2.000

725 +60 (mức tăng đường kính từ 01 đến 250 so với mức 2.000)

d) Đối với chân vịt biến bước và hệ trục có kết cấu đặc biệt, số đơn vị giá tiêu chuẩn tính theo Biểu số 17B.

Biểu số 17B: Chân vịt biến bước và hệ trục có kết cấu đặc biệt

Số TT

Công suất liên tục lớn nhất của máy chính (kW)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 300

850

2

Trên 300 đến 600

1.175

3

Trên 600 đến 1.000

1.650

4

Trên 1.000 đến 1.500

2.150

5

Trên 1.500 đến 2.000

2.625

6

Trên 2.000 đến 3.000

3.450

7

Trên 3.000 đến 4.000

4.200

8

Trên 4.000 đến 5.000

4.900

9

Trên 5.000 đến 6.000

5.500

10

Trên 6.000 đến 7.000

6.150

11

Trên 7.000 đến 8.000

6.700

12

Trên 8.000 đến 9.000

7.200

13

Trên 9.000 đến 10.000

7.750

14

Trên 10.000 đến 12.000

8.750

15

Trên 12.000 đến 14.000

9.700

16

Trên 14.000, công suất tăng trong khoảng từ 01 đến 2.000 so với mức 14.000

9.700

+ 850

đ) Đối với bộ giảm tốc độc lập, số đơn vị giá tiêu chuẩn tính như sau:

- Bộ giảm tốc cho động cơ đốt trong: bằng 30% số đơn vị giá tiêu chuẩn tính cho động cơ đốt trong tại điểm 1 Phần thứ hai của Phụ lục này;

- Bộ giảm tốc cho tuabin hơi nước: bằng 40% số đơn vị giá tiêu chuẩn tính cho động cơ đốt trong tại điểm 2 Phần thứ hai của Phụ lục này;

- Đối với bộ giảm tốc được chế tạo hàng loạt số đơn vị giá tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng quy định tại điểm 1 và điểm 2 Phần thứ hai của Phụ lục này.

e) Đối với khớp nối trục (bao gồm cả khớp li hợp), số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính như sau:

- Bằng 7% số đơn vị giá tiêu chuẩn tính cho động cơ tại điểm 1 hoặc điểm 2 Phần thứ hai của Phụ lục này.

- Đối với khớp nối trục (bao gồm cả khớp li hợp) được chế tạo hàng loạt, số đơn vị giá tiêu chuẩn bằng 3,5% số đơn vị giá tiêu chuẩn tính cho động cơ tại điểm 1 hoặc điểm 2 Phần thứ hai của Phụ lục này.

18. Neo

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 18.

b) Số đơn vị giá tiêu chuẩn tính theo Biểu số 18 đã bao gồm số đơn vị giá tiêu chuẩn tính cho vật liệu chế tạo.

c) Trong trường hợp có hai neo trở lên, một chiếc được lấy đại diện để thử, số đơn vị giá tiêu chuẩn được xác định để tính là tổng trọng lượng của những neo đó.

d) Đối với neo thông thường, số đơn vị giá tiêu chuẩn được xác định trên cơ sở là bao gồm trọng lượng của neo và cán neo.

Biểu số 18: Neo

Số TT

Trọng lượng (tấn)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Dưới 2

200

2

Từ 2 đến dưới 15, trọng lượng tăng 1 so với mức 2

200

+200

3

Từ 15 đến dưới 16

3.000

4

Từ 16 đến dưới 20, trọng lượng tăng 1 so với mức 16

3.000

+175

5

Từ 20 đến dưới 21

3.875

6

Từ 21 trở lên, trọng lượng tăng 1 so với mức 21

3.875

+165

19. Xích neo

Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 19 (đã bao gồm số đơn vị giá tiêu chuẩn thử vật liệu).

Biểu số 19. Xích neo

Số TT

Đường kính của xích neo (mm)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

(đối với mỗi đoạn 27,5m)

1

Đến 10

50

2

Trên 10 đến 20

75

3

Trên 20 đến 30

100

4

Trên 30 đến 40

125

5

Trên 40 đến 50

 162,5

6

Trên 50 đến 60

225

7

Trên 60 đến 70

275

8

Trên 70 đến 80

325

9

Trên 80 đến 90

 362,5

10

Trên 90 đến 100

 412,5

11

Trên100, đường kính tăng trong khoảng từ 01 đến 10 so với mức 100

 412,5

 + 45

20. Dây cáp

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 20.

b) Đối với dây cáp có chiều dài lớn hơn 250 mét, số đơn vị giá tiêu chuẩn sẽ được tăng theo tỷ lệ là 20% cho mỗi 100m chiều dài vượt quá.

Biểu số 20: Dây cáp

Số TT

Loại dây cáp

Đường kính dây cáp (mm)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Dây cáp thép

Đến 20

125

Trên 20 đến 30

150

Trên 30 đến 40

200

Trên 40 đến 50

250

Từ 51 đến 70

300

Trên 70

330

2

Dây cáp sợi gai Manila

Đến 40

125

Trên 40 đến 70

150

Trên 70

200

3

Dây cáp sợi tổng hợp

Đến 40

150

Trên 40 đến 70

200

Trên 70

250

21. Mắt nối (Maní) và mắt xoay

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính cho mắt nối (maní) và mắt xoay là 13,5/100 kN tải trọng thử đứt (đã bao gồm số đơn vị giá tiêu chuẩn thử vật liệu).

b) Trong trường hợp thử mắt nối (maní) cùng với xích khi đó không phải tính cho mắt nối (maní).

22. Nắp hầm hàng

a) Đối với nắp hầm hàng không phải dạng pông tông, số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính là 70/10m2.

b) Đối với nắp hầm hàng dạng pông tông, số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính là 55/10m2.

c) Trong trường nắp hầm hàng được được chế tạo bởi nhà máy đóng tàu, khi đó không tính giá đối với nắp hầm hàng.

23. Quạt thông gió

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 21.

b) Đối với động cơ, số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 5.

c) Đối với quạt thông gió được chế tạo hàng loạt số đơn vị giá tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 21.

Biểu số 21: Quạt thông gió

Số TT

Công suất định mức của động cơ (kW)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn

(ĐVGTC)

1

Đến 5

130

2

Trên 5 đến 10

225

3

Trên 10 đến 25

375

4

Trên 25 đến 50

610

5

Trên 50 đến 75

825

6

Trên 75 đến 100

950

7

Trên 100 đến 150

1.200

8

Trên 150 đến 200

1.325

9

Trên 200 đến 300

1.550

10

Trên 300 đến 500

1.675

11

Trên 500, công suất tăng trong khoảng từ 1 đến 100 so với mức 500

1.675

+125

24. Vật liệu cán, kéo: Số đơn vị giá tiêu chuẩn theo Biểu số 22.

Biểu số 22: Vật liệu cán, kéo

Số TT

Loại vật liệu

(tấn)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Thép cán dùng cho vỏ tàu

Thép thường, thép có độ bền cao, thép độ bền cao tôi và thép ram

23,5

2

Thép tròn dùng cho xích

Thép thanh cán dùng cho nồi hơi

Thép làm đinh tán dùng cho đóng tàu

Thép làm đinh tán dùng cho nồi hơi

31,5

3

Thép tấm cán dùng cho nồi hơi

Thép tấm cán dùng bình chịu áp lực

Thép cán dùng trong nhiệt độ thấp

40

4

Thép không gỉ

Thép Niken dùng trong nhiệt độ thấp

52,5

5

Hợp kim nhôm

275

6

Ống chịu áp lực (ống thép cacbon)

65

7

Ống chịu áp lực (ống thép hợp kim)

Ống hợp kim khác (ống thép không gỉ.…)

Thép ống dùng cho nồi hơi và bộ trao đổi nhiệt

Đầu nối ống dùng ở nhiệt độ thấp

100

8

Ống đồng và ống đồng hàn

Ống hợp kim đồng và ống đồng hàn

277,5

25. Thép đúc và thép rèn

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 23.

b) Đối với thép hợp kim và kim loại mầu đúc hoặc rèn, số đơn vị giá tiêu chuẩn tăng thêm 100% so với số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng tại Biểu số 23.

c) Đối với gang xám đúc, số đơn vị giá tiêu chuẩn tăng thêm 60% so với số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng tại Biểu số 23.

d) Khi thực hiện kiểm tra sản phẩm ở gia công tiện hoặc kiểm tra thành phẩm của thép đúc hoặc thép rèn, số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính tăng thêm 10% đối với kiểm tra gia công tiện và tính tăng thêm 20% đối với kiểm tra thành phẩm so với số đơn vị giá tiêu chuẩn nêu tại Biểu 23.

e) Trong trường hợp khi lô vật liệu giống nhau, một mẫu đại diện lấy để thử, số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính toán trên cơ sở tổng trọng lượng của lô đó.

Biểu số 23: Thép đúc và thép rèn

Số TT

Trọng lượng (tấn)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Dưới 1

85

2

Tại 1

170

3

Trên 1 đến dưới 2, trọng lượng tăng trong khoảng nhỏ hơn hoặc bằng 1 so với mức 1

170

+ 65

4

Từ 2 đến dưới 3

300

5

Từ 3 đến dưới 20,

 trọng lượng tăng 1 so với mức 3

300

+ 150

6

Từ 20 đến dưới 21

3.000

9

Từ 21 đến dưới 50 tấn,

trọng lượng tăng 1 so với mức 21

3.000

+ 125

10

Từ 50 đến dưới 51

6.750

13

Từ 51 trở lên,

trọng lượng tăng 1 so với mức 51

6.750

+ 125

26. Nồi hơi

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo các Biểu số 24A, Biểu số 24B và Biểu số 24C.

b) Sản lượng hơi nêu tại Biểu số 24A và Biểu số 24B là sản lượng thiết kế liên tục lớn nhất đối với kiểu được phê duyệt.

c) Đối với nồi hơi được chế tạo hàng loạt thì số đơn vị giá tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng qui định tại biểu số 24A

Biểu số 24A: Nồi hơi

Số TT

Sản lượng hơi

(tấn/giờ)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Dưới 1

2.400

2

Từ 1 đến dưới 2

2.800

3

Từ 2 đến dưới 5,

sản lượng hơi tăng 1 so với mức 2

2.800

+ 850

4

Từ 5 đến dưới 7,5

6.200

5

Từ 7,5 đến dưới 10, sản lượng hơi tăng trong khoảng từ 1 đến 2,5 so với mức 7,5

6.200

+1.050

6

Từ 10 đến dưới 20

8.300

7

Từ 20 đến dưới 100, sản lượng hơi tăng trong khoảng từ 1 đến 10 so với mức 20

8.300

+ 2.550

8

Từ 100 đến dưới 120

31.250

9

Từ 120 đến dưới 200, sản lượng hơi tăng trong khoảng từ 1 đến 20 so với mức 120

31.250

+2.700

10

Từ 200 đến dưới 250

44.750

11

Từ 250 trở lên, sản lượng hơi tăng trong khoảng từ 1 đến 50 so với mức 250

44.750

+1.950

c) Đối với nồi hơi có bộ quá nhiệt, số đơn vị giá tiêu chuẩn được nhân với hệ số trong Biểu số 24B.

Biểu số 24B: Hệ số đối với bộ quá nhiệt

Sản lượng hơi (tấn/giờ)

đến 20

lớn hơn 20

Hệ số

1,2

1,25

d) Đối với nồi hơi có áp suất làm việc được duyệt vượt quá 6 MPa, số đơn vị giá tiêu chuẩn sau khi nhân với hệ số quy định tại Biểu số 24B tiếp tục được nhân với hệ số quy định tại Biểu số 24C.

Biểu số 24C: Hệ số đối với bộ quá nhiệt với nồi hơi vượt 6 MPa

Áp suất làm việc (MPa)

lớn hơn 6 đến 8

9, 10

lớn hơn 10

Hệ số

1,1

1,2

1,3

e) Đối với nồi hơi có cả bộ quá nhiệt và bộ tiết kiệm nhiệt, số đơn vị giá tiêu chuẩn được tăng thêm 10% trên cơ sở tiết c và tiết d nêu trên.

27. Bộ trao đổi nhiệt

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 25.

b) Đối với bộ trao đổi nhiệt dạng tấm phẳng được chế tạo hàng loạt số đơn vị giá tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 25.

Biểu số 25: Bộ trao đổi nhiệt

Số TT

Diện tích (m2)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đến 5

236

2

Trên 5 đến 10

376

3

Trên 10 đến 25

476

4

Trên 25 đến 50

610

5

Trên 50 đến 100

726

6

Trên 100 đến 250

950

7

Trên 250 đến 500

1.426

8

Trên 500 đến 1.000

1.800

9

Trên 1.000 đến 1.500

2.150

10

Trên 1.500 đến 2.000

2.526

11

Trên 2.000 đến 2.500

2.826

12

Trên 2.500, diện tích tăng trong khoảng từ 1 đến 500 so với mức 2.500

2.826

+375

28. Bình chịu áp lực

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 26.

b) Đối với bồn khí hoá lỏng, số đơn vị giá tiêu chuẩn tăng thêm 50% so với số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 26.

c) Đối với bình chịu áp lực được chế tạo hàng loạt số đơn vị giá tiêu chuẩn được bằng 50% số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 26.

Biểu số 26: Bình chịu áp lực

Số TT

Thể tích (m3)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

Nhóm I (PV-1)

Nhóm II (PV-2)

Nhóm III (PV-3)

1

 Đến 0,05

235

130

68

2

Trên 0,05 đến 0,1

475

235

135

3

Trên 0,1 đến 0,5

700

375

175

4

Trên 0,5 đến 1,0

950

475

235

5

Trên 1,0 đến 2,5

1.200

600

285

6

Trên 2,5 đến 5

1.425

725

375

7

Trên 5 đến 10

1.675

825

430

8

Trên 10 đến 25

2.125

1.075

525

9

Trên 25 đến 50

2.875

1.450

725

10

Trên 50 đến 75

3.600

1.800

900

11

Trên 75 đến 100

4.250

2.150

1.075

12

Trên 100, thể tích tăng trong khoảng từ 01 đến 50 so với mức 100

4.250

+ 750

2.150

+ 375

1.075

+ 185

29. Thiết bị nâng

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn đối với thiết bị nâng được tính theo Biểu số 27.

b) Đối với thiết bị nâng được chế tạo hàng loạt số đơn vị giá tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng tại Biểu số 27

Biểu số 27: Thiết bị nâng

Số TT

Tải trọng làm việc an toàn - SWL (tấn)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1. Cần trục và máy trục

1.1

Đến 5

4.620

1.2

Trên 5 đến 10

7.000

1.3

Trên 10 đến 20

10.640

1.4

Trên 20 đến 30

13.650

1.5

Trên 30 đến 40

16.170

1.6

Trên 40 đến 50

18.620

1.7

Trên 50 đến 60

20.790

1.8

Trên 60 đến 70

22.750

1.9

Trên 70 đến 80

24.710

1.10

Trên 80 đến 100

28.210

1.11

Trên 100 đến 125

32.340

1.12

Trên 125 đến 150

36.050

1.13

Trên 150 đến 175

39.620

1.14

Trên 175 đến 200

42.910

1.15

Trên 200 đến 250

49.280

1.16

Trên 250 đến 300

54.600

1.17

Trên 300 đến 350

59.920

1.18

Trên 350 đến 400

65.240

1.19

Trên 400 đến 450

70.000

1.20

Trên 450 đến 500

74.340

1.21

Trên 500 đến 550

78.680

1.22

Trên 550 đến 600

83.020

1.23

Trên 600 đến 650

87.360

1.24

Trên 650 đến 700

91.210

1.25

Trên 700 đến 750

95.200

1.26

Trên 750 đến 800

99.050

1.27

Trên 800 đến 850

102.480

1.28

Trên 850 đến 900

106.330

1.29

Trên 900, sức nâng tăng từ 01 đến 50 so với mức 900

106.330

+12.040

 

2. Các thiết bị nâng khác

STT

Tên thiết bị nâng

Tải trọng làm việc an toàn - SWL (tấn)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

2.1

Tời, Trục tải, cáp treo vận chuyển người, Tời thủ công có tải trọng từ 1.000 kg trở lên

Tải trọng đến 1,0 tấn và góc nâng từ 0 độ đến 35 độ.

1.100

Tải trọng trên 1 tấn và góc nâng trên 35 độ đến 90 độ.

1.200

Cáp treo vận chuyển người

15 / mét dài cáp

Tời thủ công có tải trọng 1.000 kg trở lên.

600

2.2

Máy vận thăng nâng hàng, nâng hàng kèm người, nâng người ; Sàn nâng người, nâng hàng

Tải trọng nâng dưới 3 tấn

410

Tải trọng nâng từ 3 tấn trở lên

900

Nâng người có số lượng đến 10 người

1.500

Nâng người có số lượng trên 10 người

1.800

2.3

Thang máy các loại

Thang máy dưới 10 tầng dừng

1.200

Thang máy từ 10 tầng dừng đến 20 tầng dừng

1.800

Thang máy trên 20 tầng dừng

2.700

2.4

Palăng điện, xích kéo tay

Palăng điện tải trọng đến 3 tấn, palăng xích kéo tay tải trọng nâng từ 1 tấn đến 3 tấn

450

Palăng điện, palăng xích kéo tay tải trọng nâng từ trên 3 tấn đến 7,5 tấn

800

Palăng điện, xích kéo tay tải trọng nâng trên 7,5 tấn

1.100

2.5

Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng từ 1,0 tấn trở lên, xe tự hành nâng người.

Tải trọng nâng từ 1 tấn đến 3 tấn

650

Tải trọng nâng từ trên 3 tấn đến 7,5 tấn

950

Tải trọng nâng từ trên 7,5 tấn đến 15 tấn

1.200

Tải trọng trên 15 tấn

1.500

Xe tự hành nâng người (không phân biệt tải trọng)

850

2.6

Thang cuốn, băng tải chở người, chở hàng

Thang cuốn không kể năng suất

1.300

Băng tải không kể năng suất

1.500

30. Vật liệu hàn

a) Kiểm tra lần đầu và định kỳ: Đối với mỗi kiểu vật liệu hàn số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC) = 2.800. Trong trường hợp có nhiều hơn 1 kiểu vật liệu hàn trong cùng một lần đánh giá, số đơn vị giá tiêu chuẩn là:

ĐVGTC = 2.800 + (n x 1.120), trong đó: n = số lượng kiểu

b) Kiểm tra chu kỳ số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính bằng 50% số đơn vị giá tiêu chuẩn kiểm tra định kỳ.

31. Vật liệu phi kim, cửa, sản phẩm cứu sinh, cứu hỏa, phòng chống ô nhiễm, thiết bị hàng hải

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 28.

b) Đối với sản phẩm được chế tạo hàng loạt, số đơn vị giá tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 28.

Biểu số 28: Vật liệu phi kim, cửa,các sản phẩm cứu sinh, cứu hỏa, phòng chống ô nhiễm và thiết bị hàng hải

Số TT

Tên sản phẩm

Đơn

 vị

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Vật liệu phi kim loại

m2, tấn

15/m2 hoặc 35/tấn

2

Cửa ra vào hoặc cửa sổ

Bộ

65

3

Hệ thống chữa cháy cố định

Chiếc

600

4

Ống cứu hỏa

Bộ

8

5

Quần áo người chữa cháy

Bộ

100

6

Thiết bị thở

Bộ

75

7

Quần áo bảo vệ

Bộ

25

8

Thiết bị thở thoát hiểm sự cố

Bình

25

9

Vòi phun (gồm kiểu mở và kiểu đóng)

Cái

15

10

Quạt gió

Chiếc

200

11

Van thông hơi tốc độ cao

Cái

300

12

Hệ thống khí trơ

Bộ

8.500

13

Cảm biến cháy, đèn chỉ báo sự cố

Cái

5

14

Thiết bị phát hiện và báo động cháy

Bộ

250

15

Hệ thống báo động xả chất dập cháy

Bộ

320

16

Xuồng cứu sinh - kín một phần(≥25 người)

Chiếc

2.920

17

Xuồng cứu sinh - kín một phần(<25 người)

Chiếc

2.190

18

Xuồng cứu sinh - kín toàn phần(≥25 người)

Chiếc

3.060

19

Xuồng cứu sinh - kín toàn phần(<25 người)

Chiếc

2.290

20

Bè tự thổi (≥25 người)

Chiếc

950

21

Bè tự thổi (<25 người)

Chiếc

500

22

Xuồng cứu sinh - chống xuyên lửa(≥25 người)

Chiếc

3.390

23

Xuồng cứu sinh - chống xuyên lửa(<25 người)

Chiếc

2.540

24

Xuồng cấp cứu

Chiếc

2.190

25

Cẩu nâng hạ xuồng

Bộ

1.010

26

Tời nâng hạ xuồng

Bộ

770

27

Đường trượt cho xuồng tự phóng

Chiếc

730

28

Thiết bị phụ trợ cho hạ xuồng

Bộ

730

29

Quần áo bơi, bộ quần áo bảo vệ kín

Bộ

20

30

Áo phao (gồm đèn chiếu của áo phao)

Bộ

8

31

Phao tròn

Chiếc

8

32

Đèn tự phát sáng của phao tròn

Chiếc

5

33

Dụng cụ chống mất nhiệt

Bộ

10

34

Đuốc cầm tay

Bộ

5

35

Thiết bị phóng dây (gồm súng, đầu phóng)

Bộ

110

36

Thang cho người lên/xuống tàu

Chiếc

55

37

Dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân

Chiếc

8

38

Dụng cụ nổi cứu sinh tập thể

Chiếc

16

39

Thiết bị phân ly dầu nước 15 ppm

Bộ

650

40

Thiết bị báo động 15 ppm

Bộ

500

41

Thiết bị phát hiện ranh giới dầu nước

Bộ

800

42

Hệ thống điều khiển và kiểm soát xả dầu, kể cả đo nồng độ dầu

Bộ

4.800

43

Máy rửa dầu thô

Bộ

500

44

Hệ thống xử lý nước thải

Bộ

4.000

45

Thiết bị đốt chất thải

Bộ

3.000

46

Thiết bị VHF đàm thoại 2 chiều

 Bộ

40

47

Thiết bị phát báo ra đa

 Bộ

70

48

Hệ thống truyền thanh công cộng

Bộ

400

49

Máy thu NAVTEX hàng hải

 Bộ

110

50

Trạm thông tin vệ tinh INMARSAT

 Bộ

980

51

Phao vô tuyến định vị sự cố

 Bộ

70

52

Thiết bị vô tuyến điện sóng trung/sóng ngắn

 Bộ

600

53

GPS

 Bộ

60

54

Đèn hành hải, đèn tín hiệu (đèn mất chủ động, đèn neo và đèn hạn chế hoạt động)

 Bộ

70

55

Thiết bị phát tín hiệu âm thanh

Bộ

100

56

Trang bị vô tuyến điện VHF

Bộ

400

57

La bàn từ (gồm vòng ngắm phương vị)

 Bộ

450

58

La bàn điện (gồm vòng ngắm phương vị và bộ lặp)

 Bộ

2.950

59

Ra đa (Gồm hệ thống theo dõi và đồ giải tự động)

 Bộ

3.500

60

Thiết bị đo tốc độ và khoảng cách hành trình

 Bộ

750

61

Hệ thống thu nhận âm thanh

Bộ

400

62

Đèn tín hiệu ban ngày

 Bộ

150

63

Thiết bị đo sâu

 Bộ

350

64

Hệ thống nhận dạng tự động (AIS)

Bộ

350

65

Thiết bị chỉ báo vòng quay và chiều quay chân vịt (chế độ hoạt động)

 Bộ

600

66

Hệ thống điện thoại trực tiếp

Bộ

200

67

Hệ thống thông tin và hải đồ điện tử (ECDIS)

Bộ

3.100

68

Thiết bị ghi dữ liệu hành trình (VDR/S-VDR)

 Bộ

2.800

69

Hệ thống báo động an ninh

Bộ

400

70

Hệ thống báo động sự cố chung

 Bộ

290

71

Hệ thống truy và nhận dạng tầm xa

 Bộ

400

72

Hệ thống để hoa tiêu lên xuống tàu

Bộ

400

73

Hệ thống trực ca hàng hải buồng lái

Bộ

400

32. Công ten nơ (Container)

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn trong kiểm tra giám sát chế tạo, công nhận kiểu được tính theo Biểu số 29.

b) Đối với công te nơ được chế tạo hàng loạt số đơn vị giá tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị giá tiêu chuẩn tương ứng tại Biểu số 29.

Biểu số 29: Công ten nơ

Số TT

Loại công ten nơ (chiếc)

Công dụng công ten nơ

Đơn vị giá

(ĐVGTC)

1

Loại 20 feet

 Chở hàng khô

400

Đẳng nhiệt, Chở hàng lỏng, Các loại khác

500

2

Loại 40 feet

 Chở hàng khô

600

Đẳng nhiệt, Chở hàng lỏng, Các loại khác

750

c) Đối với kiểm tra định kỳ 5 năm: Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính bằng 50% số đơn vị giá tiêu chuẩn quy định tại Biểu số 29.

d) Đối với kiểm tra định kỳ 30 tháng: Số đơn vị giá tiêu chuẩn tính bằng 70% số đơn vị giá tiêu chuẩn quy định tại mục c điểm này.

e) Đối với kiểm tra bất thường: Số đơn vị giá tiêu chuẩn được tính theo mục a điểm này.

33. Giá kiểm tra bằng phương pháp không phá hủy

Số đơn vị giá tiêu chuẩn cho kiểm tra bằng phương pháp không phá huỷ được tính theo Biểu số 30.

Biểu số 30. Kiểm tra không phá huỷ

Số TT

Phương pháp kiểm tra

(điểm đo hoặc mét)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Đo chiều dày

8

2

Phát hiện khuyết tật

80

34. Giá kiểm tra chứng nhận tay nghề thợ hàn, quy trình hàn và nhân viên kiểm tra không phá hủy

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn cho kiểm tra chứng nhận tay nghề thợ hàn

- Số đơn vị giá tiêu chuẩn cho kiểm tra chứng nhận thợ hàn lần đầu tính theo Biểu số 31.

- Số đơn vị giá tiêu chuẩn cho kiểm tra hàng năm thợ hàn được tính bằng 50% số đơn vị giá tiêu chuẩn quy định tại Biểu số 31.

Biểu số 31: Kiểm tra tay nghề thợ hàn

Bậc

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

Cấp F, V, H, O

Cấp Z

Cấp P

Bậc 1

400

500

600

Bậc 2

Tính bằng 1,2 lần bậc 1

Bậc 3

 Tính bằng 1,5 lần bậc 1

b) Số đơn vị giá tiêu chuẩn cho duyệt quy trình hàn là 300/quy trình hàn.

c) Số đơn vị giá tiêu chuẩn cho kiểm tra chứng nhận nhân viên kiểm tra không phá huỷ được tính theo Biểu số 32.

Biểu số 32: Nhân viên kiểm tra không phá huỷ

Nhân viên kiểm tra không phá huỷ (NDT) (1 phương pháp/1 người)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

Kiểm tra chứng nhận lần đầu

600

Kiểm tra chứng nhận gia hạn

Tính bằng 50% số đơn vị giá tiêu chuẩn lần đầu

Đối với các lĩnh vực đăng kiểm khác có tính chất nghiệp vụ tương tự được áp dụng mức giá tại điểm này.

35. Giá đánh giá chứng nhận năng lực cơ sở chế tạo, cung cấp dịch vụ, sửa chữa, bảo dưỡng và giá đánh giá công nhận thiết kế, công nhận kiểu, công nhận quy trình chế tạo, thẩm định thiết kế

a) Số đơn vị giá tiêu chuẩn đánh giá chứng nhận năng lực cơ sở chế tạo, cung cấp dịch vụ, sửa chữa, bảo dưỡng, trạm thử, phòng thí nghiệm:

- Số đơn vị giá tiêu chuẩn đánh giá lần đầu, định kỳ tính theo Biểu số 33.

- Số đơn vị giá tiêu chuẩn đánh giá chu kỳ được tính bằng 50% số đơn vị giá tiêu chuẩn quy định tại Biểu số 33.

Biểu số 33: Đánh giá năng lực cơ sở

Số TT

Số lượng cán bộ công nhân viên (người)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

1

Dưới 10

3.200

2

Từ 11 đến 25

4.800

3

Từ 26 đến 45

6.400

4

Từ 46 đến 65

8.000

5

Từ 66 đến 85

9.600

6

Từ 86 đến 125

11.200

7

Từ 126 đến 175

12.800

8

Từ 176 đến 275

14.400

9

Từ 276 đến 425

16.000

10

Từ 426 đến 625

17.600

11

Từ 626 đến 875

19.200

12

Từ 876 đến 1.175

20.800

13

Từ 1.176 đến 1.550

22.400

14

Từ 1.551 đến 2.025

24.000

15

Từ 2.026 đến 2.675

25.600

16

Từ 2.676 đến 3.450

27.200

17

Từ 3.451 đến 4.350

28.800

18

Từ 4.351 đến 5.450

30.400

19

Từ 5.451 đến 6.800

32.000

20

Từ 6.801 đến 8.500

33.600

21

Từ 8.501 đến 10.700

35.200

22

Trên 10.700, số lượng cán bộ công nhân tăng từ 01 đến 100 so với 10.700

35.200

+ 3.200

b) Đơn vị giá tiêu chuẩn đánh giá công nhận thiết kế, công nhận kiểu, công nhận qui trình chế tạo, thẩm định thiết kế:

- Số đơn vị giá tiêu chuẩn đánh giá lần đầu, định kỳ được tính theo giá giám sát các thiết bị tương ứng nêu trong các điểm từ điểm 1 đến điểm 32 Phần thứ hai của Phụ lục này nhưng không nhỏ hơn 400.

- Số đơn vị giá tiêu chuẩn đánh giá chu kỳ được tính bằng 50% số đơn vị giá giám sát các thiết bị tương ứng nêu trong các điểm từ điểm 1 đến điểm 32 Phần thứ hai của Phụ lục này nhưng không nhỏ hơn 400.

- Số đơn vị giá tiêu chuẩn thẩm định thiết kế được tính bằng 30% số đơn vị giá giám sát các thiết bị tương ứng nêu trong các điểm từ điểm 1 đến điểm 32 Phần thứ hai của Phụ lục này nhưng không nhỏ hơn 400.

36. Giá kiểm định giám sát đóng mới phần hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm không khí của động cơ (EIAPP) theo Phụ lục VI Công ước MARPOL

Số đơn vị giá tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số

Biểu số 34:

Số TT

Tổng công suất máy chính, Ne (kW)

Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC)

 

 

Động cơ mẫu

Động cơ thành phần

1

Đến 1.000

3.290

960

2

Trên 1.000 đến 2.000

4.340

1.240

3

Trên 2.000 đến 3.000

5.390

1.320

4

Trên 3.000 đến 4.000

6.140

1.600

5

Trên 4.000 đến 5.000

7.190

1.880

6

Trên 5.000 đến 6.000

8.240

2.160

7

Trên 6.000 đến 7.000

9.290

2.440

8

Trên 7.000 đến 8.000

10.340

2.720

9

Trên 8.000 đến 9.000

11.390

3.000

10

Trên 9.000 đến 10.000

12.440

3.280

11

Trên 10.000 đến 11.000

13.490

3.560

12

Trên 11.000 đến 12.000

14.540

3.840

13

Trên 12.000 đến 13.000

15.590

4.120

14

Trên 13.000 đến 14.000

16.640

4.400

15

Trên 14.000 đến 15.000

17.690

4.680

Ghi chú:

- Trường hợp thực hiện nhiều chu trình thử, với mỗi một chu trình thử bổ sung phải cộng thêm số đơn vị giá tiêu chuẩn là 960.

PHẦN THỨ BA

BIỂU GIÁ DỊCH VỤ ĐÁNH GIÁ VÀ CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THEO BỘ LUẬT QUẢN LÝ AN TOÀN QUỐC TẾ (BỘ LUẬT ISM) VÀ GIÁ PHÊ DUYỆT, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ CHỨNG NHẬN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI

I. Giá đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn theo Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế (Bộ luật ISM)

1. Giá đánh giá Hệ thống quản lý an toàn của Công ty:

Đơn vị tính: Đồng/lần

Số TT

Loại hình đánh giá

Mức giá

Công ty loại I

Công ty loại II

1

Đánh giá lần đầu để cấp Giấy chứng nhận phù hợp (DOC)

34.600.000

51.500.000

2

Đánh giá hàng năm để xác nhận Giấy chứng nhận phù hợp (DOC)

17.700.000

22.800.000

3

Đánh giá cấp mới Giấy chứng nhận phù hợp (DOC)

22.800.000

28.700.000

4

Đánh giá sơ bộ để cấp Giấy chứng nhận phù hợp (DOC) tạm thời

17.700.000

22.800.000

5

Đánh giá bất thường hệ thống quản lý an toàn Công ty

17.700.000

22.800.000

2. Giá đánh giá Hệ thống quản lý an toàn của Tàu biển

Đơn vị tính: Đồng/lần

Số TT

Loại hình đánh giá

Mức giá

Tàu nhóm I

Tàu nhóm II

1

Đánh giá lần đầu để cấp Giấy chứng nhận quản lý an toàn (SMC)

11.400.000

13.000.000

2

Đánh giá trung gian để xác nhận Giấy chứng nhận quản lý an toàn (SMC)

11.400.000

13.000.000

3

Đánh giá cấp mới Giấy chứng nhận quản lý an toàn (SMC)

11.400.000

13.000.000

4

Đánh giá sơ bộ để cấp Giấy chứng nhận quản lý an toàn (SMC) tạm thời

11.400.000

13.000.000

5

Đánh giá bất thường hệ thống quản lý an toàn tàu

11.400.000

13.000.000

II. Giá phê duyệt Bản công bố phù hợp Lao động Hàng hải phần II, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận lao động hàng hải theo Công ước Lao động Hàng hải năm 2006

 Đơn vị tính: Đồng/lần

Số TT

Loại hình đánh giá

Mức giá

Tàu nhóm I

Tàu nhóm II

1

Phê duyệt Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần II

5.000.000

5.000.000

2

Phê duyệt Bản công bố phù hợp lao động hàng hải phần II khi có bổ sung, sửa đổi lớn

2.000.000

2.000.000

3

Kiểm tra, đánh giá lần đầu để cấp Giấy chứng nhận Lao động hàng hải

10.000.000

12.000.000

4

Kiểm tra, đánh giá trung gian để xác nhận vào Giấy chứng nhận Lao động hàng hải

10.000.000

12.000.000

5

Kiểm tra, đánh giá để cấp mới Giấy chứng nhận Lao động hàng hải

10.000.000

12.000.000

6

Kiểm tra, đánh giá sơ bộ để cấp mới Giấy chứng nhận Lao động hàng hải tạm thời

9.000.000

10.500.000

7

Kiểm tra, đánh giá bất thường để duy trì Giấy chứng nhận Lao động hàng hải

9.000.000

10.500.000

Các từ ngữ trong Biểu số mức thu giá được giải thích như sau:

1. “Tàu nhóm I” là tàu biển hoạt động tuyến quốc tế có tổng dung tích từ 500 trở lên và không phải là tàu thuộc nhóm loại II.

2. “Tàu nhóm II” là tàu chở khách, tàu chở dầu, tàu chở hóa chất, tàu chở khí hóa lỏng, và công trình biển.

3. “Công ty loại I” là Công ty có từ 7 cán bộ, nhân viên trở xuống tham gia trong Hệ thống quản lý an toàn.

4 “Công ty loại II” là Công ty có từ 8 cán bộ, nhân viên trở lên tham gia trong Hệ thống quản lý an toàn.

5. “Sản phẩm công nghiệp” là máy, vật liệu và trang thiết bị dùng cho đóng mới và sửa chữa tàu biển, công trình biển.

6. “Công nhận kiểu” là quá trình kiểm tra đánh giá của Cục Đăng kiểm Việt Nam để thẩm định thiết kế, đánh giá việc chế tạo sản phẩm và xác nhận năng lực của cơ sở chế tạo khi chế tạo các sản phẩm giống nhau thỏa mãn các yêu cầu của quy chuẩn hoặc các tiêu chuẩn liên quan được chấp nhận khác.