Thông tư số 12/2016/TT-BGTVT ngày 09/06/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn Nghị định 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
- Số hiệu văn bản: 12/2016/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Ngày ban hành: 09-06-2016
- Ngày có hiệu lực: 01-08-2016
- Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 3023 ngày (8 năm 3 tháng 13 ngày)
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2016/TT-BGTVT | Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 2016 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 132/2015/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa (sau đây viết tắt là Nghị định 132/2015/NĐ-CP) về việc xác định hành vi vi phạm hành chính; thủ tục, hình thức xử phạt; xác định thẩm quyền xử phạt.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa bao gồm các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định 132/2015/NĐ-CP.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người có thẩm quyền xử phạt, lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 132/2015/NĐ-CP.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa; tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
Điều 3. Nguyên tắc xử phạt
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa tuân thủ theo quy định tại Điều 3 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt, lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 132/2015/NĐ-CP và Thông tư này.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Phương pháp xác định trọng tải, công suất của phương tiện không đăng kiểm, không đăng ký
Đối với các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân quy định tại Nghị định 132/2015/NĐ-CP liên quan đến phương tiện không đăng ký, không đăng kiểm thì phương pháp xác định trọng tải toàn phần, công suất của phương tiện để áp dụng xử phạt, như sau:
1. Trọng tải toàn phần của phương tiện ký hiệu là T (tấn) và được tính theo công thức T = A x K, trong đó:
a) A là giá trị của số đo chiều dài boong chính, đo từ mũi đến lái phương tiện nhân với số đo chiều rộng mép boong ở giữa phương tiện nhân với số đo chiều cao mạn, đo từ đáy đến mặt boong ở giữa phương tiện, được tính theo công thức A = L x B x D, trong đó:
L (m): Chiều dài boong chính đo từ mũi đến hết lái phương tiện;
B (m): Chiều rộng mép boong đo ở giữa phương tiện;
D (m): Chiều cao mạn đo từ đáy đến mặt boong ở giữa phương tiện.
b) K là hệ số tương ứng với giá trị A và áp dụng như sau:
Giá trị của A từ 4,55 m3 đến 18,76 m3 thì hệ số K = 0,26;
Giá trị của A từ trên 18,76 m3 đến 49,80 m3 thì hệ số K = 0,29;
Giá trị của A từ trên 49,80 m3 đến 387,20 m3 thì hệ số K = 0,35;
Giá trị của A từ trên 387,20 m3 đến 1.119,80 m3 thì hệ số K = 0,51;
Giá trị của A trên 1.119,80 m3 thì hệ số K = 0,57.
2. Trường hợp không xác định được trọng tải toàn phần theo quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền đề nghị Cơ quan đăng kiểm xác định trọng tải toàn phần của phương tiện để làm căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Nếu phương tiện không phải là phương tiện vận tải hàng hóa, hành khách thì căn cứ vào tổng công suất máy chính lắp trên phương tiện để áp dụng hình thức, mức phạt.
4. Đối với phương tiện như: bến nổi hoặc kết cấu nổi khác mà trên đó đặt thiết bị thi công cuốc, hút để nạo vét luồng, khai thác khoáng sản, xếp dỡ hàng hóa nếu không đủ căn cứ để xác định trọng tải toàn phần hoặc công suất của phương tiện thì xác định như sau:
a) Phương tiện có chiều dài lớn nhất đến 10 m hoặc có chiều rộng lớn nhất đến 4 m thì được xác định như phương tiện có trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn;
b) Phương tiện có chiều dài lớn nhất trên 10 m hoặc có chiều rộng lớn nhất trên 4 m thì được xác định như phương tiện có trọng tải toàn phần trên 15 tấn;
c) Chiều dài của phương tiện được tính từ điểm ngoài cùng của mũi phương tiện đến điểm ngoài cùng của lái phương tiện hoặc từ hai điểm ngoài cùng của phương tiện nơi có mặt cắt lớn nhất trên mặt boong;
d) Chiều rộng của phương tiện được tính từ mép boong bên này đến mép boong bên kia, ở vị trí có kích thước lớn nhất.
Điều 5. Cách đổi các đơn vị ra dung tích (GT)
Trường hợp giấy chứng nhận của phương tiện không ghi dung tích thì dung tích của phương tiện được tính như sau:
1. Phương tiện thủy có động cơ: 1,5 tấn trọng tải đăng ký bằng 01 GT.
2. Phương tiện thủy không có động cơ: 01 tấn trọng tải đăng ký tính bằng 01 GT.
3. Tàu kéo, tàu đẩy: 01 sức ngựa bằng 0,5 GT.
Điều 6. Vi phạm quy định về xây dựng, bảo vệ và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
1. Phương tiện, thiết bị bị tịch thu được quy định tại điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 132/2015/NĐ-CP là: xáng cạp, cuốc, hút, cẩu ngoạm và thiết bị máy nổ, máy bơm, máy hút, đường ống, các máy móc, thiết bị, dụng cụ khác được sử dụng trực tiếp khai thác cát sỏi hoặc khoáng sản khác.
2. Phạm vi bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa quy định tại điểm đ khoản 9 Điều 5 Nghị định 132/2015/NĐ-CP là phạm vi bảo vệ công trình kè, đập, báo hiệu, mốc thủy chí, mốc đo đạc, mốc giới hạn hành lang bảo vệ luồng và những công trình khác, trừ luồng và hành lang bảo vệ luồng.
3. Chủ thể vi phạm quy định tại Điều 7 Nghị định 132/2015/NĐ-CP là tổ chức, cá nhân được giao hoặc trúng thầu làm nhiệm vụ quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
Điều 7. Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện
1. Hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 132/2005/NĐ-CP là hành vi kẻ, gắn số đăng ký trên phương tiện không đúng một trong các quy định sau đây:
a) Số đăng ký phương tiện gồm 2 nhóm, nhóm chữ và nhóm số.
b) Kích thước chữ và số kẻ trên phương tiện phải đảm bảo điều kiện: Chiều cao tối thiểu 200 mm, chiều rộng nét tối thiểu 30 mm và khoảng cách giữa các chữ hoặc số là 30 mm;
c) Màu của chữ và số đăng ký phải khác màu nền nơi kẻ chữ và số đăng ký;
d) Vị trí số đăng ký của phương tiện:
Số đăng ký của phương tiện phải được kẻ ở nơi không bị che khuất tại bên trái, bên phải và phía trước cabin của phương tiện;
Trường hợp phương tiện không có cabin thì kẻ tại phần mạn khô ở hai bên mũi của phương tiện;
Trường hợp phương tiện không có cabin và chiều cao mạn khô không đủ để kẻ, gắn số đăng ký theo quy định thì được phép thu nhỏ kích thước khi kẻ, nhưng phải kẻ tại nơi dễ nhìn nhất.
2. Hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Nghị định 132/2015/NĐ-CP là hành vi kẻ vạch dấu mớn nước an toàn không đúng vị trí trên mạn phương tiện hoặc vạch dấu mớn nước mờ hoặc màu của vạch dấu mớn nước trùng với màu của vỏ phương tiện.
3. Xử lý hành vi không có hoặc không mang giấy tờ quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 11 Nghị định 132/2015/NĐ-CP như sau:
a) Trường hợp tại thời điểm kiểm tra, chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện không xuất trình được các loại giấy tờ theo quy định như: giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thì người có thẩm quyền lập biên bản về hành vi không có giấy tờ. Trong thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu người vi phạm xuất trình được bản chính các giấy tờ hoặc giấy xác nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực đối với trường hợp phương tiện đang thế chấp thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ và phải phô tô, lưu lại giấy tờ đó trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính;
b) Trường hợp giấy tờ của phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện đã bị tạm giữ để bảo đảm việc thi hành quyết định xử phạt, nếu người vi phạm xuất trình biên bản vi phạm hành chính có ghi giấy tờ bị tạm giữ còn thời hạn, thì được xem như phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện có giấy tờ theo quy định. Nếu thời hạn biên bản vi phạm hành chính đã quá quy định, thì bị xử phạt với hành vi không có giấy tờ theo quy định.
4. Xử phạt đối với hành vi không lắp đặt thiết bị an toàn quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 132/2015/NĐ-CP
a) Thời gian áp dụng xử phạt đối với hành vi không lắp thiết bị nhận dạng tự động - AIS trên phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định khi hoạt động trên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo là từ ngày 01 tháng 01 năm 2017;
b) Đối với hành vi không có phao vô tuyến chỉ báo sự cố qua vệ tinh - S.EPIRB trên tàu hàng mang cấp VR-SB dung tích từ 300 GT trở lên và tàu khách hoạt động tuyến vận tải ven biển chỉ bị xử phạt khi có quy định của pháp luật về việc bắt buộc phải lắp phao vô tuyến chỉ báo sự cố qua vệ tinh - S.EPIRB.
5. Hành vi vi phạm quy định về niên hạn sử dụng của phương tiện quy định tại Điều 14 Nghị định 132/2015/NĐ-CP
Khi kiểm tra và trước khi ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm quy định về niên hạn sử dụng của phương tiện, người có thẩm quyền phải đối chiếu với thời hạn sử dụng phương tiện quy định tại Điều 4 và Điều 13 Nghị định số 111/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa và niên hạn sử dụng của phương tiện thủy được phép nhập khẩu để áp dụng xử phạt.
Điều 8. Vi phạm quy định về điều kiện của thuyền viên, người lái phương tiện
1. Những trường hợp không có bằng thuyền trưởng, máy trưởng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng hoặc chứng chỉ chuyên môn quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2015/NĐ-CP, gồm:
a) Không có bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn do cơ quan hoặc cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện có thẩm quyền cấp;
b) Sử dụng bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn trong lĩnh vực hàng hải, thủy sản để đảm nhiệm chức danh thuyền viên trên phương tiện thủy nội địa hoặc bằng, chứng chỉ chuyên môn khác không thuộc hệ thống bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định của pháp luật giao thông đường thủy nội địa.
2. Trường hợp thuyền viên có bằng thuyền trưởng, máy trưởng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng nhưng không phù hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2015/NĐ-CP là thuyền viên đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng, máy trưởng cao hơn hạng bằng thuyền trưởng, máy trưởng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng theo quy định.
3. Bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 132/2015/NĐ-CP, bao gồm:
a) Bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng hạng nhất, hạng nhì, hạng ba, hạng ba hạn chế;
b) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng được phân thành bốn hạng: hạng nhất (T1), hạng nhì (T2), hạng ba (T3), hạng tư (T4);
c) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được phân thành ba hạng: hạng nhất (M1), hạng nhì (M2), hạng ba (M3);
d) Chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản (ATCB);
đ) Chứng chỉ nghiệp vụ: Chứng chỉ thủy thủ hạng nhất (TT1), hạng nhì (TT2); chứng chỉ thợ máy hạng nhất (TM1), hạng nhì (TM2); chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất (LPT1), hạng nhì (LPT2);
e) Chứng chỉ chuyên môn đặc biệt: Chứng chỉ đĐiều khiển phương tiện loại tốc độ cao (ĐKTĐCI); chứng chỉ điều khiển phương tiện loại II tốc độ cao (ĐKTĐCII); chứng chỉ điều khiển phương tiện đi ven biển (ĐKVB); chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện đi ven biển (ATVB); chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở xăng dầu (ATXD); chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở hóa chất (ATHC); chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở khí hóa lỏng (ATKHL).
4. Trường hợp phương tiện được phép chở hành khách và hàng hóa, nếu thuyền viên, người lái phương tiện có vi phạm quy định về hạng bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thì căn cứ vào quy định đảm nhiệm chức danh, loại chứng chỉ chuyên môn áp dụng cho phương tiện chở khách để xử phạt.
Điều 9. Vi phạm quy định đối với chủ phương tiện, người thuê phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện
Hành vi vi phạm sử dụng người không đủ điều kiện theo quy định làm thuyền viên quy định tại điểm d khoản 2 Điều 17 Nghị định 132/2015/NĐ-CP là hành vi chủ phương tiện sử dụng người không có bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn; không đảm bảo sức khỏe; chưa đủ tuổi hoặc quá tuổi theo quy định.
Điều 10. Vi phạm quy định về hoạt động của phương tiện trong phạm vi cảng, bến thủy nội địa
Điều khiển phương tiện vào cảng, bến thủy nội địa mà không có giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa quy định tại điểm c khoản 1 Điều 24 Nghị định 132/2015/NĐ-CP là hành vi khi phương tiện vào cảng, bến mà không có giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa theo quy định tại cảng, bến nơi phương tiện xuất phát trước khi đến cảng, bến đến.
Điều 11. Xử phạt vi phạm hành chính đối với đoàn lai
1. Đoàn lai gồm nhiều phương tiện được ghép lại, trong đó có phương tiện lai và phương tiện bị lai. Trọng tải toàn phần của đoàn lai bao gồm tổng trọng tải toàn phần của các phương tiện bị lai.
2. Xử phạt đối với hành vi chở quá vạch dấu mớn nước an toàn của đoàn lai quy định tại Điều 28 của Nghị định 132/2015/NĐ-CP
Trường hợp trong đoàn lai có nhiều phương tiện chở quá vạch dấu mớn nước an toàn, khi xác định hành vi vi phạm phải căn cứ phương tiện bị lai có mức chìm quá mạn khô lớn nhất.
Điều 12. Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 và Điều 42 của Nghị định 132/2015/NĐ-CP và theo quy định sau đây:
1. Đối với những vi phạm hành chính xảy ra tại cảng, bến thủy nội địa không thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Cảng vụ Đường thủy nội địa, Cảng vụ Hàng hải thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lực lượng Thanh tra giao thông, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đường thủy nội địa, Công an nhân dân.
2. Trên địa bàn giáp ranh hoặc trên cùng một tuyến có nhiều lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, lực lượng nào có thẩm quyền xử phạt phát hiện hành vi vi phạm trước thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lực lượng đó.
Điều 13. Tạm giữ giấy tờ để bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính
1. Trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ và chỉ tạm giữ bản chính một trong các giấy tờ theo thứ tự sau đây cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt:
a) Bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng, chứng chỉ lái phương tiện;
b) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện hoặc Giấy xác nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực đối với trường hợp phương tiện thế chấp;
c) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện;
d) Bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của máy trưởng;
đ) Giấy tờ liên quan đến tang vật, phương tiện khác.
2. Người có thẩm quyền tạm giữ giấy tờ phải ghi đầy đủ thông tin của giấy tờ bị tạm giữ, thời gian tạm giữ trong biên bản vi phạm hành chính và giao cho người vi phạm có giấy tờ bị tạm giữ.
Điều 14. Chế độ thông tin
1. Trường hợp tạm giữ giấy tờ phương tiện, bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn để bảo đảm việc xử phạt, nếu quá thời hạn ghi trong biên bản vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức không thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày hết hạn tạm giữ ghi trong giấy tờ tạm giữ hoặc biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản hoặc bằng các hình thức khác về Cục Cảnh sát giao thông. Các trường hợp đã thông báo nhưng sau đó tổ chức, cá nhân đến thi hành quyết định xử phạt thì đơn vị xử phạt phải thông báo lại cho Cục Cảnh sát giao thông.
2. Trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép, bằng, chứng chỉ chuyên môn, chứng chỉ hành nghề thì phải thông báo ngay bằng văn bản hoặc hình thức khác cho cơ quan cấp giấy tờ đó và Cục Cảnh sát giao thông.
3. Thông báo gửi cho cơ quan cấp giấy tờ, Cục Cảnh sát giao thông phải ghi rõ loại giấy tờ tạm giữ hoặc bị tước quyền sử dụng: tên, số, ký hiệu của giấy tờ, số đăng ký phương tiện, thời gian tạm giữ, thời gian tước quyền sử dụng, họ tên, địa chỉ của người có giấy tờ bị tạm giữ hoặc bị tước quyền sử dụng và hành vi vi phạm hành chính.
Điều 15. Mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng xử phạt vi phạm hành chính
Ban hành kèm theo Thông tư này một số mẫu biên bản, mẫu quyết định thường xuyên sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa. Mẫu biên bản, mẫu quyết định khác áp dụng theo quy định tại Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2016.
Điều 17. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
MẪU BIÊN BẢN, MẪU QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2016/TT-BGTVT ngày 09 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Mẫu 01 | Quyết định xử phạt vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa theo thủ tục xử phạt không lập biên bản |
Mẫu 02 | Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa (dùng cho cả trường hợp một hoặc nhiều cá nhân/tổ chức thực hiện một hoặc nhiều hành vi vi phạm hành chính) |
Mẫu 03 | Quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa |
Mẫu 04 | Quyết định giảm/miễn (phần còn lại hoặc toàn bộ) tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa |
Mẫu 05 | Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa (trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính) |
Mẫu 06 | Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa |
Mẫu 07 | Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa |
Mẫu 08 | Biên bản về việc cá nhân/tổ chức vi phạm hành chính không nhận Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa |
Mẫu 09 | Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa |
Mẫu 10 | Văn bản giao quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa |
Mẫu 01
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../QĐ-XPVPHC | ...2, ngày ... tháng... năm ... |
QUYẾT ĐỊNH
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa theo thủ tục xử phạt không lập biên bản
Căn cứ Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25/12/2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Văn bản giao quyền số …/… ngày ... tháng ... năm ... (nếu có),
Tôi:…………………………………………, Chức vụ: …………………………………………
Đơn vị: ……………………………………………………………………………………………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục xử phạt không lập biên bản đối với:
Ông (bà)/Tổ chức: ...........................................................................................................
Ngày ... tháng ... năm sinh………… Quốc tịch: ...............................................................
Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ....................................................................................
Địa chỉ: ............................................................................................................................
Giấy CMND hoặc hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ..................................
Cấp ngày:……………………… Nơi cấp: ..........................................................................
Đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính3a ……………………… quy định tại3b ..............
Địa điểm xảy ra vi phạm: ..................................................................................................
Các tình Tiết liên quan đến giải quyết vi phạm (nếu có): ..................................................
Điều 2. Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng:
1. Hình thức xử phạt chính:4a ..........................................................................................
Mức phạt4b: .....................................................................................................................
2. Hình thức xử phạt bổ sung: .........................................................................................
.........................................................................................................................................
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:.....................................................................................
.........................................................................................................................................
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Quyết định này được:
1. Giao cho ông (bà)/tổ chức……………………………………… để chấp hành Quyết định xử phạt.
Trong trường hợp bị xử phạt tiền, ông (bà)/tổ chức nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt; trường hợp không nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp trực tiếp hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước/Ngân hàng thương mại5:……………………… trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao Quyết định này.
Thời hạn thi hành hình thức xử phạt bổ sung là ………ngày; thời hạn thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả là ………ngày, kể từ ngày được giao Quyết định này.
Nếu quá thời hạn trên mà không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Ông (bà)/tổ chức bị tạm giữ6……………………… để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
Ông (Bà)/Tổ chức có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2. Gửi cho7……………………………………………………………………… để thu tiền phạt
3.8……………………………………………………………… để tổ chức thực hiện Quyết định này.
4. Gửi cho9………………………………………………………để biết./.
Nơi nhận: | NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH |
_______________
1 Ghi tên theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
2 Ghi địa danh theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
3a Ghi tóm tắt hành vi vi phạm;
3b Ghi điểm, khoản, Điều của nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.
4a Ghi rõ một trong các hình thức xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính (cảnh cáo hoặc phạt tiền);
4b Trong trường hợp xử phạt tiền, thì trong Quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt bằng số và bằng chữ.
5 Ghi rõ tên, địa chỉ Kho bạc nhà nước (hoặc Ngân hàng thương mại do Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu) hoặc số tài khoản của Kho bạc nhà nước mà cá nhân/tổ chức vi phạm phải nộp tiền phạt.
6 Ghi trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ bao gồm hình thức phạt tiền mà cá nhân/tổ chức vi phạm không có tiền nộp phạt tại chỗ (các loại giấy tờ tạm giữ cho đến khi cá nhân/tổ chức chấp hành xong Quyết định xử phạt này là một trong các giấy tờ quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
7 Ghi tên, địa chỉ Kho bạc nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại do Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu.
8 Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị người thi hành Quyết định; cơ quan, tổ chức có liên quan.
9 Cha mẹ hoặc người giám hộ (ghi rõ họ tên, địa chỉ...) của người chưa thành niên trong trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Mẫu 02
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../QĐ-XPVPHC | ...2, ngày ... tháng... năm ... |
QUYẾT ĐỊNH
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa 3
Căn cứ Điều 57, Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25/12/2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số .../BB-VPHC do ………………… lập hồi... giờ ... ngày ... tháng ... năm .... tại……………………………;
Căn cứ kết quả xác minh và các tài liệu có trong hồ sơ;
Căn cứ Biên bản phiên giải trình số ……/…… ngày ... tháng ... năm ... tại……………;
Căn cứ Văn bản giao quyền số ……/…… ngày ... tháng ... năm ... (nếu có),
Tôi:…………………………………………………… Chức vụ: ……………………………
Đơn vị: …………………………………………………………………………………………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:
Ông (Bà)/Tổ chức: ........................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh:………………………… Quốc tịch: ............................................
Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ..................................................................................
Địa chỉ: ...........................................................................................................................
Giấy CMND hoặc hộ chiếu: ...........................................................................................
Hoặc quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ....................................................................
Cấp ngày:……………………………… Nơi cấp: .............................................................
1. Đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính4 ................................................................
quy định tại5 ....................................................................................................................
- Các tình Tiết tăng nặng/ giảm nhẹ (nếu có):
.........................................................................................................................................
*Bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Hình thức xử phạt chính6a:………………………………………… Cụ thể6b: .................
.........................................................................................................................................
- Hình thức phạt bổ sung (nếu có)7: ................................................................................
- Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có): ................................................................
Thời hạn thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả8…………………………, kể từ ngày nhận được Quyết định này.
Cá nhân/tổ chức vi phạm phải hoàn trả kinh phí cho việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) là:…………………………………………, vì chi phí khắc phục hậu quả đã được cơ quan có thẩm quyền chi trả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính9a…………………………………………………… quy định tại9b………………………………………………;
- Các tình Tiết tăng nặng/giảm nhẹ (nếu có)....................................................................
* Bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Hình thức xử phạt chính 10a: ........................................................................................
Cụ thể 10b: ......................................................................................................................
- Hình thức phạt bổ sung (nếu có)11: ..............................................................................
- Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có): ................................................................
Thời hạn thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là:12……………………………, kể từ ngày nhận được Quyết định này.
Cá nhân/tổ chức vi phạm phải hoàn trả kinh phí cho việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) là:………………………………, vì chi phí khắc phục hậu quả đã được cơ quan có thẩm quyền chi trả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày .. tháng .. năm ...
Điều 3. Quyết định này được:
1. Giao/Gửi cho ông (bà)/tổ chức……………………………… để chấp hành Quyết định xử phạt.
Ông (bà)/Tổ chức phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt này. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Trường hợp không nộp tiền phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính, ông (bà)/tổ chức phải nộp tiền phạt trực tiếp hoặc nộp tiền vào tài khoản của Kho bạc nhà nước/ Ngân hàng thương mại13b:…………………… trong thời hạn…………………… kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt.
Ông (Bà)/Tổ chức bị xử phạt có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2. Gửi cho14 ……………………………………………………để thu tiền phạt.
3. 15………………………………………………………… để tổ chức thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận: | NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH |
_______________
1 Ghi tên theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
2 Ghi địa danh theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
3 Mẫu này được sử dụng trong trường hợp xử phạt một hoặc nhiều cá nhân/tổ chức thực hiện một hoặc nhiều hành vi vi phạm hành chính.
4 Ghi tóm tắt hành vi vi phạm;
5 Ghi điểm, khoản, Điều của nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.
6a Ghi rõ hình thức xử phạt chính được áp dụng (phạt tiền/tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn/Tịch thu tang vật, phương tiện, vi phạm hành chính).
6b Ghi chi Tiết theo hình thức xử phạt chính đã áp dụng (trường hợp phạt tiền thì ghi rõ mức tiền phạt bằng số và bằng chữ; trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, thì ghi rõ thời hạn, thời điểm tước hoặc đình chỉ; trường hợp tịch thu tang vật, phương tiện thì ghi rõ số lượng, giá trị tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu, nếu có biên bản kèm theo thì phải ghi rõ).
7 Ghi chi Tiết hình thức xử phạt bổ sung (trường hợp phạt tiền thì ghi rõ mức tiền phạt bằng số và bằng chữ; trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, thì ghi rõ thời hạn, thời điểm tước hoặc đình chỉ; trường hợp tịch thu tang vật, phương tiện thì ghi rõ số lượng, giá trị tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu hoặc số tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu (ghi cả bằng số và bằng chữ) do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính (và nếu có biên bản kèm theo thì phải ghi rõ).
8 Ghi rõ thời hạn thi hành của từng biện pháp khắc phục hậu quả.
9a Ghi tóm tắt hành vi vi phạm;
9b Ghi điểm, khoản, Điều của nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.
10a Ghi rõ như Mục 6a.
11 Ghi chi như Mục 6b.
12 Ghi rõ thời hạn thi hành của từng biện pháp khắc phục hậu quả.
13a Ghi rõ tên, địa chỉ Kho bạc nhà nước (hoặc Ngân hàng thương mại do Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu) mà cá nhân/tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt.
13b Ghi rõ tên, địa chỉ và số tài khoản của Kho bạc nhà nước (hoặc của Ngân hàng thương mại do Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu) mà cá nhân/tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt.
14 Kho bạc nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại đã ghi ở (13a).
15 Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị người thi hành Quyết định; cơ quan, tổ chức có liên quan.
Mẫu 03
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../QĐ-HTHQĐPT | ...2, ngày... tháng... năm ... |
QUYẾT ĐỊNH
Hoãn thi hành quyết định phạt tiền trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
Căn cứ Điều 76 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số..../QĐ-XPVPHC ngày ... tháng ... năm ... do ………………………………ký;
Xét Đơn đề nghị ngày ... tháng ... năm .... của Ông/Bà: ……………………………………… được3………………………………………………xác nhận,
Tôi:……………………………………… Chức vụ: …………………………………………
Đơn vị: …………………………………………………………………………………………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hoãn thi hành quyết định phạt tiền tại Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ………/QĐ-XPVPHC ngày ... tháng ... năm ...... do ………………ký.
Thời gian hoãn từ ngày ... tháng ... năm ..... đến ... ngày ... tháng ... năm ...
Ngay sau khi hết thời hạn được hoãn trên, ông/bà: ……………………………… phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định phạt tiền, nếu không sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Ông/Bà được nhận lại4 ………………………………………………………
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Quyết định này được giao cho5……………………………… để tổ chức thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận: | NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH |
_______________
1 Ghi tên theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
2 Ghi địa danh theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
3 Ghi rõ tên xã, phường, thị trấn nơi cá nhân vi phạm cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc đã thực hiện xác nhận.
4 Ghi giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ theo quy định của khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
5 Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị người thi hành Quyết định; cơ quan, tổ chức có liên quan.
6 Ghi rõ họ tên của cá nhân vi phạm được hoãn chấp hành.
Mẫu 04
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../QĐ- ………2 | ...3, ngày... tháng... năm ... |
QUYẾT ĐỊNH
Giảm/miễn tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
Căn cứ Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ………/QĐ-XPVPHC ngày ... tháng ... năm ... do ………………………………………………ký;
Căn cứ Quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền số …………/QĐ-HTHQĐPT ngày ... tháng ... năm ........ do ………………………………ký;
Xét Đơn đề nghị giảm/miễn tiền phạt vi phạm hành chính 4 ngày ... tháng... năm……… của ông (bà)……………………………… được5……………………………… xác nhận,
Tôi:……………………………………………… Chức vụ: ……………………………………
Đơn vị: ……………………………………………………………………………………………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giảm/Miễn 6tiền phạt vi phạm hành chính theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số .../QĐ-XPVPHC ngày ... tháng ... năm ...
do ………………………………………………ký.
Số tiền phạt mà Ông/Bà: ……………………………………………………………… được giảm/miễn là: đồng (bằng chữ:………………………………………………)
Lý do giảm/miễn: ………………………………………………………………………………
Ông/Bà được nhận lại7 ………………………………………………………………………..
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Giao cho:8 ……………………………………… tổ chức thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận: | NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH |
_______________
1 Ghi tên theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
2 Ghi theo trường hợp cụ thể giảm/miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt (riêng(2) là viết tắt: GTXPVPHC/MTXPVPHC).
3 Ghi địa danh theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
4 Ghi theo trường hợp cụ thể giảm/miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt (riêng (2) là viết tắt: GTXPVPHC/MTXPVPHC).
5 Ghi rõ tên xã, phường, thị trấn nơi cá nhân vi phạm cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc đã thực hiện xác nhận.
6 Ghi theo trường hợp cụ thể giảm/miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt (riêng(2) là viết tắt: GTXPVPHC/MTXPVPHC).
7 Ghi giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ theo quy định của khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
8 Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị người thi hành Quyết định; cơ quan, tổ chức có liên quan.
9 Ghi rõ họ tên của cá nhân vi phạm được giảm/miễn.
Mẫu 05
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../QĐ-KPHQ | ...2, ngày ... tháng... năm... |
QUYẾT ĐỊNH
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa 3
Căn cứ Điều 28, Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số .../BB-VPHC do……………………… lập hồi... giờ ... ngày ... tháng ... năm .... tại ………………………;
Để khắc phục triệt để hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra,
Tôi:……………………………………… Chức vụ: ………………………………………
Đơn vị: ………………………………………………………………………………………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ông (Bà)/Tổ chức: ........................................................................................................
Ngày ... tháng ... năm sinh……………… Quốc tịch: .....................................................
Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: .................................................................................
Địa chỉ: ..........................................................................................................................
Giấy CMND hoặc hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ................................
Cấp ngày: ……………………………… Nơi cấp: ...........................................................
Phải thực hiện khắc phục hậu quả do đã có hành vi vi phạm hành chính:4...................
........................................................................................................................................
Những tình Tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm: .............................................
........................................................................................................................................
Lý do không ra quyết định xử phạt:5
........................................................................................................................................
Biện pháp để khắc phục hậu quả phải thực hiện gồm:6a
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Thời hạn thực hiện6b………………, kể từ ngày nhận được Quyết định này.
Chi phí thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do: ………………………chi trả.
Cá nhân/tổ chức vi phạm phải hoàn trả kinh phí cho việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) là:………………………………………, vì chi phí khắc phục hậu quả đã được cơ quan có thẩm quyền chi trả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ... tháng ... năm ...
Điều 3. Quyết định này được giao cho:
1. Ông (Bà)/Tổ chức………………………………………………………để thi hành.
Ông (bà)/tổ chức có tên trên phải chấp hành Quyết định này. Nếu quá thời hạn quy định tại Điều 1 Quyết định này mà không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Ông (Bà)/Tổ chức có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2.7 ………………………………………………………để tổ chức thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận: | NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH |
_______________
1 Ghi tên theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
2 Ghi địa danh theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
3 Quyết định này được áp dụng trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
4 Ghi tóm tắt hành vi vi phạm; điểm, khoản, Điều của nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.
5 Ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt (theo các trường hợp và quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
6a Ghi cụ thể từng biện pháp khắc phục hậu quả và thời hạn thi hành của từng biện pháp.
6b Ghi cụ thể từng biện pháp khắc phục hậu quả và thời hạn thi hành của từng biện pháp.
7 Ghi họ tên, cấp bậc, chức vụ người tổ chức thực hiện Quyết định; cơ quan, tổ chức có liên quan.
Mẫu 06
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../QĐ-TGTVPTGPCC | ...2, ngày ... tháng... năm ... |
QUYẾT ĐỊNH
Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
Căn cứ Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Văn bản giao quyền số ……/…… ngày ... tháng ... năm ... (nếu có),
Tôi:…………………………………… Chức vụ: ………………………………………………
Đơn vị: ……………………………………………………………………………………………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tạm giữ tang vật, phương tiện, chứng chỉ hành nghề của:
Ông (Bà)/Tổ chức: .........................................................................................................
Ngày ... tháng ... năm sinh………… Quốc tịch: .............................................................
Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ..................................................................................
Địa chỉ: ...........................................................................................................................
Giấy CMND hoặc hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ................................
Cấp ngày:…………………… Nơi cấp: ............................................................................
Tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề gồm:3
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được niêm phong gồm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Lý do tạm giữ4: .................................................................................................................
Thời hạn tạm giữ: ……ngày, từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng… năm....
Địa điểm tạm giữ: .............................................................................................................
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, được giao cho:
1. Ông (Bà)/Tổ chức:…………………………………… để chấp hành.
Ông (Bà)/Tổ chức có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2.5…………………………………………………… để tổ chức thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận: | NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH |
_______________
1 Ghi tên theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
2 Ghi địa danh theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
3 Ghi rõ tên, số lượng, trọng lượng, đặc điểm, tình trạng, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại tang vật, phương tiện; giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Nếu nhiều lập bản thống kê riêng.
4 Ghi rõ lý do tạm giữ theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
5 Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị người tổ chức thực hiện việc tạm giữ.
Mẫu 07
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../BB-VPHC | ...2, ngày ... tháng... năm ... |
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
Căn cứ........................................................................................................................... 3
Hôm nay, hồi... giờ ... ngày ... tháng ... năm………, tại ..................................................
Chúng tôi gồm:4
Ông:……………………………………………, Chức vụ:................................................... ;
Ông:……………………………………………, Chức vụ:................................................... ;
Với sự chứng kiến của:5 ..................................................................................................
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với:6
Ông (Bà)/Tổ chức: ...........................................................................................................
Ngày ... tháng ... năm sinh…………… Quốc tịch: ...........................................................
Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: .....................................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................................
Giấy CMND hoặc hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ...................................
Cấp ngày: ……………………………… Nơi cấp: ..............................................................
Đã có các hành vi vi phạm hành chính:7 ..........................................................................
Quy định tại8 .....................................................................................................................
Cá nhân/tổ chức bị thiệt hại:9 ...........................................................................................
Ý kiến trình bày của cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ý kiến trình bày của người chứng kiến:
.........................................................................................................................................
Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức bị thiệt hại:
.........................................................................................................................................
Chúng tôi đã yêu cầu ông (bà)/tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.
Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm xử lý vi phạm được áp dụng gồm:
.........................................................................................................................................
Tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ gồm:10
.........................................................................................................................................
Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Hẹn ông (bà)……………………… đúng ………… giờ, ngày …/…/… có mặt tại…………………, địa chỉ……………………………………… để giải quyết vụ vi phạm.
Biên bản lập xong hồi giờ ... ngày ... tháng ... năm ..., gồm ... tờ, được lập thành ... bản có nội dung, giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.11
Lý do không ký biên bản: ………………………………………………………………………………
Cá nhân/Tổ chức vi phạm gửi văn bản yêu cầu được giải trình đến ông/bà12…………………… trước ngày ... tháng ... năm……… để thực hiện quyền giải trình.
NGƯỜI HOẶC ĐẠI DIỆN | NGƯỜI CHỨNG KIẾN | NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN | |
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN | NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI | ||
|
|
|
|
_______________
1 Ghi tên theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
2 Ghi địa danh theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
3 Ghi các căn cứ của việc lập biên bản (như: kết luận thanh tra, biên bản làm việc, kết quả ghi nhận của phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính....).
4 Ghi họ tên, cấp bậc, chức vụ, đơn vị của người lập biên bản.
5 Ghi họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ của người chứng kiến. Nếu có đại diện chính quyền ghi rõ họ tên, chức vụ.
6 Ghi họ tên người vi phạm hoặc họ tên, chức vụ của đại diện tổ chức vi phạm.
7 Ghi tóm tắt hành vi vi phạm (ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm, xảy ra vi phạm, mô tả hành vi vi phạm; đối với vi phạm trên các vùng biển cần ghi rõ tên tàu, công suất máy chính, tổng dung tích/trọng tải toàn phần, tọa độ, hành trình).
8 Ghi điểm, khoản, Điều của nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính.
9 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức bị thiệt hại.
10 Ghi rõ tên, số lượng, trọng lượng, đặc điểm, tình trạng, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại tang vật, phương tiện (nếu nhiều thì lập bản thống kê riêng).
11 Nếu cá nhân vi phạm là người chưa thành niên, gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó 01 bản.
12 Họ tên, chức vụ, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Mẫu 08
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../BB-VVKNQĐ | ...2, ngày... tháng... năm... |
BIÊN BẢN
Về việc cá nhân/tổ chức vi phạm hành chính không nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa 3
Hôm nay, ngày ... tháng ... năm………………, tại4 …………………………………………
Chúng tôi gồm:5
Ông: ………………………………………………, Chức vụ:…………………………………;
Ông: ………………………………………………, Chức vụ:…………………………………;
đã đến giao Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ……/QĐ-…… ngày ... tháng ... năm…… do ông/bà:………………………………, chức vụ:……………………… ký
cho ông (bà)/tổ chức vi phạm hành chính có tên trong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ………/QĐ-………… ngày ... tháng ... năm .... để thi hành nhưng ông (bà)/tổ chức này cố tình không nhận Quyết định.
Vì vậy, tiến hành lập biên bản này với sự chứng kiến của6:
Và có xác nhận của chính quyền địa phương là:7 ……………………………………………
Biên bản gồm ………trang, được lập thành ………bản có nội dung, giá trị như nhau; được công nhận là đúng và được lưu trong hồ sơ và giao cho chính quyền địa phương 01 bản./.
NGƯỜI CHỨNG KIẾN | NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN |
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN |
_______________
1 Ghi tên theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
2 Ghi địa danh theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
3 Áp dụng đối với trường hợp giao quyết định xử phạt trực tiếp theo quy định tại Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4 Ghi địa chỉ nơi lập biên bản.
5 Ghi rõ họ tên, cấp bậc, chức vụ, đơn vị của người giao Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
6 Nếu người chứng kiến cũng là người của chính quyền địa phương thì ghi rõ họ tên, chức vụ của họ.
7 Ghi rõ tên xã, phường, thị trấn nơi cá nhân vi phạm cư trú/tổ chức vi phạm có trụ sở.
Mẫu 09
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../BB-TGTVPT | ...2, ngày... tháng... năm ... |
BIÊN BẢN
Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
Để thi hành Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ vi phạm hành chính số ……/QĐ-TGTVPTGPCC ngày ... tháng ... năm……… do……………………… ký,
Hôm nay, hồi ... giờ ... ngày ... tháng ... năm ………, tại3 ………………………………
Chúng tôi gồm: (họ tên, chức vụ, đơn vị)
……………………………………………………………………………………………………
Với sự chứng kiến của: (họ tên, địa chỉ, chức vụ, CMND số nếu có)4
……………………………………………………………………………………………………
Tiến hành tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề vi phạm hành chính của:5
Ông (bà)/tổ chức:
Ngày ... tháng ... năm sinh………… Quốc tịch: ……………………………………………
Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ……………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………
Giấy CMND hoặc hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ………………………
Cấp ngày:……………………… Nơi cấp: ……………………………………………………
Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ6:
……………………………………………………………………………………………………
Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ:………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………
Ngoài những tang vật, phương tiện, giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Ý kiến của cá nhân/đại diện hành chính vi phạm:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Ý kiến trình bày của người làm chứng:7
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Ý kiến bổ sung khác (nếu có):
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Biên bản lập xong hồi ... giờ ... ngày ... tháng ... năm………, gồm ………… trang, được lập thành ..... bản có nội dung, giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng, cùng ký tên dưới đây; lưu trong hồ sơ của cơ quan/đơn vị người ra quyết định tạm giữ và đã giao cho người/đại diện tổ chức có tang vật, phương tiện bị tạm giữ 01 bản.
NGƯỜI HOẶC ĐẠI DIỆN | NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN |
NGƯỜI LÀM CHỨNG | NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH TẠM GIỮ |
_____________
1 Ghi tên theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
2 Ghi địa danh theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
3 Ghi địa chỉ nơi lập biên bản.
4 Nếu người làm chứng là đại diện chính quyền địa phương thì ghi rõ họ tên, chức vụ của họ.
5 Ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, địa chỉ, nghề nghiệp, số giấy CMND hoặc hộ chiếu đối với cá nhân bị tạm giữ tang vật, phương tiện/tên, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động, số Quyết định thành lập hoặc ĐKKD đối với tổ chức bị tạm giữ tang vật, phương tiện.
6 Ghi rõ tên, số lượng, trọng lượng, đặc điểm, tình trạng, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại tang vật, phương tiện (nếu nhiều thì lập bản thống kê riêng).
7 Ghi trong trường hợp không xác định được người vi phạm hoặc người vi phạm vắng mặt hoặc không ký biên bản.
Mẫu 10
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../...-GQ | ...2, ngày... tháng... năm... |
VĂN BẢN GIAO QUYỀN
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
Căn cứ quy định tại Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính,
Tôi:…………………………… Chức vụ:……………… Đơn vị: ……………………………
Giao quyền cho ông/bà:………………………………………… Chức vụ: ………………..
Đơn vị: …………………………………………………………………………………………..
Lý do giao quyền:4 ……………………………………………………………………………..
Nội dung giao quyền:5 …………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Được thực hiện các thẩm quyền của6 ………………………………………………………… quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày ... tháng ... năm ....đến ngày ... tháng ... năm ………… 7.
Trong khi tiến hành các hoạt động xử lý vi phạm hành chính, 8ông/bà……………… phải chịu trách nhiệm về những quyết định của mình trước người giao quyền và trước pháp luật.
NGƯỜI ĐƯỢC GIAO QUYỀN | NGƯỜI GIAO QUYỀN |
_______________
1 Ghi tên theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
2 Ghi địa danh theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
3 Ghi rõ loại văn bản (công văn, thông báo, quyết định...) giao quyền.
4 Ghi rõ lý do (vắng mặt hoặc các lý do khác).
5 Ghi rõ giao quyền (thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính).
6 Ghi rõ chức danh của người giao quyền.
7 Ghi rõ thời gian giao quyền.
8 Ghi họ tên người được giao quyền.