cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 05/2016/TT-BXD
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựng
  • Ngày ban hành: 10-03-2016
  • Ngày có hiệu lực: 01-05-2016
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 15-02-2020
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1385 ngày (3 năm 9 tháng 20 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 15-02-2020
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 15-02-2020, Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Thông tư số 15/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định đơn giá nhân công xây dựng”. Xem thêm Lược đồ.

B XÂY DỰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2016/TT-BXD

Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2016

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG TRONG QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25/06/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định s 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kinh tế xây dựng và Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng;

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng,

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn xác định đơn giá nhân công để quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm: tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu, giá xây dựng, giá hợp đồng, chỉ số giá xây dựng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) áp dụng các quy định của Thông tư này.

2. Khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác áp dụng các quy định của Thông tư này.

Điều 3. Nguyên tắc xác định và điều chỉnh đơn giá nhân công

1. Đơn giá nhân công xác định theo hướng dẫn tại Thông tư này đảm bảo các nguyên tắc sau:

a) Phù hp với trình độ tay nghề theo cấp bậc nhân công trong hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình.

b) Phù hợp với mặt bằng giá nhân công xây dựng (đã bao gồm các yếu tố bù đắp lương do điều kiện sinh hoạt) trên thị trường lao động của từng địa phương, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

c) Phù hợp với đặc điểm, tính chất công việc của nhân công xây dựng.

d) Đáp ứng yêu cầu chi trả một số khoản chi phí thuộc trách nhiệm của người lao động phải trả theo quy định (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp).

2. Đơn giá nhân công xây dựng được điều chỉnh khi mặt bằng giá nhân công xây dựng trên thị trường lao động có sự biến động.

Điều 4. Xác định đơn giá nhân công

Đơn giá nhân công của công nhân trực tiếp sản xuất xây dựng được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

- GNC: đơn giá nhân công tính cho một ngày công theo cấp bậc của công nhân trực tiếp sản xuất xây dựng.

- LNC: mức lương cơ sở đầu vào theo tháng để xác định đơn giá nhân công cho một ngày công theo cấp bậc của công nhân trực tiếp sản xuất xây dựng, đã bao gồm các khoản phụ cấp lương theo đặc điểm, tính chất của sản xuất xây dựng và đã tính đến các yếu tố thị trường, và các khoản bảo hiểm người lao động phải trả theo quy định (bảo him xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp). Mức lương cơ sở đầu vào công bố tại Bảng số 1 Phụ lục số 1 của Thông tư này để tham khảo.

- HCB: hệ số lương theo cấp bậc của nhân công trực tiếp sản xuất xây dựng công bố tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.

- t: 26 ngày làm việc trong tháng.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ hướng dẫn của Thông tư này chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan điều tra, khảo sát, xác định và công bố đơn giá nhân công xây dựng làm cơ sở lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên địa bàn.

2. Trường hợp mặt bằng đơn giá nhân công xây dựng trên thị trường của địa phương lớn hơn đơn giá nhân công xác định trên cơ sở mức lương cơ sở đầu vào ở mức cao nhất công bố tại Phụ lục số 1 nhân với hệ số cấp bậc của Phụ lục số 2 của Thông tư này chia 26 ngày thì Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất với Bộ Xây dựng trước khi công bố.

3. Mức lương cơ sở đầu vào (LNC) công bố tại Phụ lục 1 của Thông tư này sẽ được Bộ Xây dựng công bố điều chỉnh khi mặt bằng giá nhân công xây dựng trên thị trường biến động trên 10%.

Điều 6. Xử lý chuyển tiếp

1. Đơn giá nhân công trong tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng đã được phê duyệt trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư thì người quyết định đầu tư quyết định việc áp dụng theo quy định của Thông tư. Các gói thầu đã ký hợp đồng xây dựng trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư thì thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết.

2. Đối với một số dự án đầu tư xây dựng đang áp dụng mức lương và một số khoản phụ cấp có tính đặc thù riêng do cơ quan có thẩm quyền cho phép thì tiếp tục thực hiện cho đến khi kết thúc đầu tư xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng.

Điều 7. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/5/2016 và thay thế Thông tư số 01/2015/TT-BXD ngày 20/3/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Xây dựng để xem xét giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Th tướng, các PTT Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các t
nh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW Đảng và các ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- T
òa án Nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan TW của các đoàn th
;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Các Tổng công ty nhà nước;
- Sở Xây dựng các t
nh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo, Website Chính phủ, Website Bộ Xây dựng;
- Lưu VP, PC, Viện KTXD, Vụ KTXD.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Phạm Khánh

 

Phụ lục kèm theo Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng

 

PHỤ LỤC 1

Bảng số 1: Mức lương cơ sở đầu vào để xác định đơn giá nhân công xây dựng (LNC)

Đơn vị tính: đồng/tháng

Vùng I

Vùng II

Vùng III

Vùng IV

2.350.000 ÷ 2.530.000

2.150.000 ÷ 2.320.000

2.000.000 ÷ 2.154.000

1.900.000 ÷ 2.050.000

Ghi chú:

- Địa bàn áp dụng mức lương cơ sở đầu vào của các vùng I, II, III và IV theo quy định phân vùng mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

- Mức lương cơ sở đầu vào nêu trên được xác định bằng cách lấy mức lương điều tra thực tế trung bình chia cho hệ số cấp bậc tương ứng tại Phụ lục số 2 của Thông tư này. Mức lương điều tra thực tế trung bình đã bao gồm các khoản bảo hiểm mà người lao động phải nộp cho nhà nước, và chưa bao gồm các khoản bảo hiểm mà người sử dụng lao động phải nộp cho nhà nước (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp).

 

PHỤ LỤC 2

Bảng số 1: Cấp bậc, hệ số lương công nhân trực tiếp sản xuất xây dựng

Cấp bậc công nhân xây dựng

1

2

3

4

5

6

7

Nhóm I

Hệ số lương

1,55

1,83

2,16

2,55

3,01

3,56

4,20

Nhóm II

Hệ số lương

1,76

2,07

2,44

2,86

3,37

3,96

4,65

Ghi chú:

Nhóm 1: Công nhân thực hiện các công việc:

- Mộc, nề, sắt, bê tông các loại (trừ bê tông nhựa), cốp pha, hoàn thiện, đào, đắp đất;

- Khảo sát xây dựng (bao gồm cả đo đạc xây dựng);

- Vận hành các loại máy và thiết bị thi công xây dựng (máy làm đất, máy đầm, máy nâng hạ, máy khoan, máy đóng ép cọc, máy bơm, máy hàn,...) bao gồm cả nhân công thủ công trực tiếp phục vụ công tác xây dựng.

Nhóm 2: Các công việc còn lại không thuộc nhóm I

Bảng số 2: Cấp bậc, hệ số lương kỹ sư trực tiếp

Cấp bậc kỹ sư

1

2

3

4

5

6

7

8

Hệ số lương

2,34

2,65

2,96

3,27

3,58

3,89

4,20

4,51

Ghi chú:

Đối với kỹ sư trực tiếp thực hiện một số công tác như khảo sát, thí nghiệm được xác định trong hệ thống định mức dự toán hiện hành, cấp bậc, hệ số lương áp dụng theo Bảng số 2.

Bảng số 3: Cấp bậc, hệ số lương nghệ nhân

Cấp bậc nghệ nhân

1

2

Hệ số lương

6,25

6,73

Ghi chú:

Đối với nghệ nhân trực tiếp thực hiện một số công tác trong xây dựng, được xác định trong hệ thống định mức dự toán hiện hành thì áp dụng theo cấp bậc, hệ số lương tại bảng số 3.

Bảng số 4: Cấp bậc, hệ số lương công nhân lái xe

Cấp bậc công nhân

Nhóm xe

1

2

3

4

Hệ số lương

Nhóm 1

2,18

2,57

3,05

3,60

Nhóm 2

2,51

2,94

3,44

4,05

Nhóm 3

2,99

3,50

4,11

4,82

Ghi chú:

1. Nhóm 1: Ô tô vận tải thùng, ô tô tự đổ, ô tô tưới nước, tải trọng dưới 7,5T; cần trục ô tô sức nâng dưới 7,5T; xe hút mùn khoan; ô tô bán tải; xe ô tô 7 chỗ dùng trong công tác khảo sát; xe hút chân không dưới 10 tấn; máy nén thử đường ống công suất 170CV.

2. Nhóm 2: Ô tô vận tải thùng, ô tô tự đổ, ô tô tưới nước, tải trọng từ 7,5T đến dưới 25T tải trọng từ 7,5T đến dưới 25T; cần trục ô tô sức nâng từ 7,5T đến dưới 25T: ô tô chuyển trộn bê tông dung tích thùng dưới 14,5m3; xe bơm bê tông; máy phun nhựa đường.

3. Nhóm 3: Ô tô tự đổ, tải trọng từ 25T trở lên; ô tô đầu kéo từ 200CV trở lên; ô tô chuyển trộn bê tông dung tích thùng từ 14,5m3 trở lên; cần trục ô tô sức nâng từ 25T trở lên.

Bảng số 5. Cấp bậc, hệ số lương của thợ điều khiển tàu, thuyền, thiết bị khác

Bảng số 5.1: Cấp bậc, hệ số lương thuyền trưởng, thuyền phó, máy 1, máy 2 của tàu, ca nô, cần cẩu nổi, búa đóng cọc nổi và tàu đóng cọc

Chức danh

Nhóm 1

Nhóm 2

Cấp bậc thợ

1

2

1

2

H s lương

1. Thuyền trưởng

3,73

3,91

4,14

4,36

2. Thuyền phó 1, máy 1

3,17

3,30

3,55

3,76

3. Thuyền phó 2, máy 2

2,66

2,81

2,93

3,10

Ghi chú:

1. Nhóm 1: Tàu, ca nô có công suất máy chính từ 5CV đến 150CV.

2. Nhóm 2: Tàu, ca nô có công suất máy chính trên 150CV; cần cẩu nổi; tàu đóng cọc.

Bảng số 5.2: Cấp bậc, hệ số lương thủy thủ, thợ máy, thợ điện

Chức danh

Cấp bậc thợ

1

2

3

4

Hệ số lương

1. Thủy thủ

1,93

2,18

2,51

2,83

2. Thợ máy, thợ điện

2,05

2,35

2,66

2,99

Bảng số 5.3: Cấp bậc, hệ số lương thợ điều khiển tàu hút, tàu cuốc nạo vét sông

Chức danh theo nhóm tàu

Tàu hút dưới 150m3/h

Tàu hút từ 150m3/h đến 300m3/h

Tàu hút trên 300m3/h, tàu cuốc dưới 300m3/h

Cấp bậc thợ

1

2

1

2

1

2

 

Hệ số lương

1. Thuyền trưởng

3,91

4,16

4,37

4,68

4,88

5,19

2. Máy trưởng

3,50

3,73

4,16

4,37

4,71

5,07

3. Điện trưởng

 

 

 

 

4,16

4,36

4. Máy 2, kỹ thuật viên cuốc 1, thuyền phó

3,48

3,71

4,09

4,30

4,68

4,92

5. Kỹ thuật viên cuốc 2

3,17

3,50

3,73

3,91

4,37

4,68

Bảng số 5.4: Cấp bậc, hệ số lương thợ điều khiển tàu hút, tàu cuốc, tàu đào gầu ngoạm nạo vét biển

Chức danh theo nhóm tàu

Từ 300m3/h đến 800m3/h

Từ 800m3/h tr lên

Cấp bậc th

1

2

1

2

Hệ số lương

1. Thuyền trưởng tàu hút bụng

5,19

5,41

5,41

5,75

2. Máy trưởng, thuyền trưởng tàu cuốc, tàu hút phun, tàu đào gu ngoạm

4,92

5,19

5,19

5,41

3. Điện trưởng tàu hút, tàu cuc; kỹ thuật viên cuốc 1, thuyền phó 2 tàu hút bụng; kỹ thuật viên cuốc 2 tàu cuốc, tàu hút phun, tàu đào gầu ngoạm

4,37

4,68

4,68

4,92

4. Máy 2; kỹ thuật viên cuốc 1 tàu cuốc, tàu hút phun, tàu đào gầu ngoạm

4,68

4,92

4,92

5,19

5. Thuyền phó tàu cuốc, kỹ thuật viên cuốc 2 tàu hút;

4,16

4,37

4,37

4,68

Bảng số 6: Cấp bậc, hệ số lương thợ lặn

Chức danh

Cấp bậc thợ

1

2

3

4

Hệ số lương

1. Thợ lặn

2,99

3,28

3,72

4,15

2. Thợ lặn cấp I

4,67

5,27

 

 

3. Thợ lặn cấp II

5,75

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ NHÂN CÔNG THỊ TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG

1. Nguyên tắc khảo sát và xác định giá nhân công xây dựng thị trường trong xây dựng:

- Giá nhân công thị trường trong xây dựng (giá nhân công thị trường) là mức giá nhân công cho một công việc xác định trên thị trường tại một khu vực hoặc địa phương nhất định. Mỗi công việc sẽ có các mức giá nhân công khác nhau, giá nhân công phụ thuộc vào trình độ tay nghề, uy tín của người lao động và quan hệ cung cầu lao động trên thị trường. Giá nhân công xây dựng trung bình trên thị trường cho một công việc là trung bình số học các giá nhân công khác nhau trên thị trường để thực hiện công việc đó.

- Đơn giá nhân công trong chi phí trực tiếp của dự toán xây dựng công trình là đơn giá nhân công trung bình trên thị trường trong khu vực, làm việc 1 ngày 8 giờ, không bao gồm các khoản bảo hiểm mà người sử dụng lao động phải nộp cho nhà nước đã được tính trong chi phí chung (bảo hiểm xã hội, bo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp).

- Việc khảo sát giá nhân công thị trường trong xây dựng phải đảm bảo giá nhân công được tính đúng, tính đủ theo quy định của pháp luật tại tất cả các vùng, khu vực cần công bố.

2. Các bước tiến hành điều tra, khảo sát đơn giá nhân công thị trường trong xây dựng:

2.1. Phân chia khu vực (vùng): Việc phân chia khu vực để khảo sát thực hiện theo quy định của Chính phủ về lương tối thiểu vùng.

2.2. Xác định đối tượng điều tra, khảo sát:

- Điều tra, khảo sát công nhân trực tiếp xây dựng thuộc các thành phần kinh tế trên thị trường lao động, bao gồm thợ chính và thợ phụ đại diện cho từng công việc.

- Điều tra, khảo sát thợ chính và thợ phụ thuộc các thành phần kinh tế thông qua người sử dụng lao động.

2.3. Cách thức điều tra, khảo sát: phỏng vấn trực tiếp, gửi phiếu điều tra khảo sát tới đối tượng được khảo sát.

2.4. Số lượng khảo sát giá nhân công của khu vực công bố tối thiểu phải là 15 thợ chính và 15 thợ phụ, đại diện cho các công việc trong nhóm ở các địa điểm tập trung dân cư và xây dựng. Những khu vực không đủ số lượng để điều tra, khảo sát thì lấy theo số lượng khảo sát thực tế thu thập được.

2.5. Xử lý số liệu điều tra, khảo sát:

- Phương pháp: lấy "trung bình số học các mức giá nhân công xây dựng của thợ chính cộng với trung bình số học các mức giá nhân công xây dựng của thợ phụ chia cho 2", mức giá nhân công này tương ứng với giá nhân công của thợ bậc 3,5/7. Các mức giá nhân công của các bậc thợ khác xác định trên cơ sở mức giá nhân công của thợ bậc 3,5/7 và bảng cấp bậc, hệ số lương trong Phụ lục số 2.

- Xác định giá nhân công trung bình của thợ bậc 3,5/7 như công thức dưới đây:

Trong đó:

- : Đơn giá nhân công trung bình của thợ chính;

- ai: Đơn giá nhân công của thợ chính thứ i;

- : Đơn giá nhân công trung bình của thợ phụ;

- bi: Đơn giá nhân công của thợ phụ thứ i;

- n: số lượng thợ chính, thợ phụ điều tra, khảo sát trong 01 vùng, khu vực công bố n 15 (trừ trường hợp không có đủ cơ sở để khảo sát).

- : Đơn giá nhân công trung bình tương ứng với thợ bậc 3,5/7.

- Ví dụ tính toán giá nhân công sau khi đã xác định được giá nhân công trung bình của thợ bậc 3,5/7:

STT

Cấp bậc công nhân

Hệ số lương nhân công nhóm I

(đồng/ngày công)

Số ngày làm việc trong tháng (t)

Lnc
(đồng/tháng)

Đơn giá nhân công công bố (đồng/ngày công)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)=(4)*(5)/(3)

(7)=(6)*(3)/(5)

1

1/7

1,55

 

26

 

144.798

2

2/7

1,83

 

26

 

170.955

3

3/7

2,16

 

26

 

201.783

4

3,5/7

2,355

220.000

26

2.428.875

220.000

5

4/7

2,55

 

26

 

238.217

6

5/7

3,01

 

26

 

281.189

7

6/7

3,56

 

26

 

332.569

8

7/7

4,2

 

26

 

392.357

- Đơn giá nhân công đối với các công việc thuộc nhóm II được xác định tương tự đơn giá nhân công nhóm I ở ví dụ nêu trên.

2.6. Đi với các khu vực vùng sâu, vùng xa và hải đảo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc điều chỉnh giá nhân công xây dựng với hệ số không quá 1,2 mức giá nhân công trung bình tính toán theo hướng dẫn tại mục 2.5 nêu trên.