Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng
- Số hiệu văn bản: 46/2015/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Ngày ban hành: 15-12-2015
- Ngày có hiệu lực: 28-01-2016
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 10-12-2020
- Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 3222 ngày (8 năm 10 tháng 2 ngày)
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2015/TT-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2015 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG NHẬN HỢP QUY, CÔNG BỐ HỢP QUY GIỐNG CÂY TRỒNG
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Pháp lệnh Giống cây trồng ngày 05 tháng 4 năm 2004;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Mã lô giống là mã được đặt cho một lô giống để nhận biết, kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc.
2. Tiền kiểm là việc gieo trồng mẫu của lô giống trên ô thí nghiệm đồng ruộng để kiểm tra tính đúng giống và độ thuần, trước khi lô giống đó được cấp giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật hoặc trước khi công bố hợp quy.
3. Hậu kiểm là việc gieo trồng mẫu của lô giống đã được cấp giấy chứng nhận hợp quy trên ô thí nghiệm đồng ruộng để kiểm tra lại tính đúng giống và độ thuần.
Điều 4. Hình thức và phương thức đánh giá hợp quy
1. Hình thức đánh giá hợp quy:
a) Đối với giống cây trồng nhóm 2 nhập khẩu: Đánh giá hợp quy do tổ chức chứng nhận thực hiện. Giấy chứng nhận hợp quy lô giống nhập khẩu do tổ chức chứng nhận cấp hoặc kết quả giám định của tổ chức giám định được chỉ định là căn cứ để cơ quan hải quan thực hiện việc thông quan lô giống nhập khẩu;
b) Đối với giống cây trồng nhóm 2 sản xuất trong nước: Đánh giá hợp quy do tổ chức chứng nhận thực hiện hoặc do tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng tự thực hiện.
2. Phương thức đánh giá hợp quy giống cây trồng nhóm 2
a) Áp dụng theo phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất đối với giống cây trồng sản xuất trong nước;
b) Áp dụng theo phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô giống cây trồng đối với giống cây trồng nhập khẩu.
Điều 5. Tổ chức chứng nhận hợp quy
1. Việc chỉ định và quản lý hoạt động tổ chức chứng nhận hợp quy giống cây trồng nhóm 2 thực hiện theo quy định tại Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT).
2. Đối với chuyên gia đánh giá của tổ chức chứng nhận về giống cây trồng: Đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT và có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo (sau đây viết tắt là chứng chỉ đào tạo) về kiểm định hoặc lấy mẫu giống cây trồng theo quy định của Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.
Chương II
CHỨNG NHẬN HỢP QUY VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ HỢP QUY GIỐNG CÂY TRỒNG
Điều 6. Các bước đánh giá hợp quy giống cây trồng sản xuất trong nước
1. Kiểm định ruộng giống theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
2. Lấy mẫu giống cây trồng theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
3. Thử nghiệm mẫu giống cây trồng theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
4. Tiền kiểm thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
5. Tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho giống và cấp giống theo quy định tại Điều 19 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Điều 7. Các bước đánh giá hợp quy lô giống nhập khẩu
1. Lấy mẫu lô giống theo quy định tại Điều 9 Thông tư này tại cửa khẩu hoặc kho của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoặc kho được tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuê.
2. Thử nghiệm mẫu giống:
a) Theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;
b) Trường hợp mẫu giống cây trồng nhập khẩu không đạt chất lượng: Tổ chức chứng nhận báo cáo về Cục Trồng trọt và cơ quan hải quan nơi doanh nghiệp đăng ký tờ khai nhập khẩu ngay sau khi có kết quả thử nghiệm và đề xuất biện pháp xử lý theo quy định tại Khoản 3 Điều 36 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3. Tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho lô giống theo quy định tại Điều 19 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Điều 8. Kiểm định ruộng giống
1. Kiểm định ruộng giống do người kiểm định có chứng chỉ đào tạo thực hiện.
2. Phương pháp kiểm định ruộng giống theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8550:2011 Giống cây trồng - Phương pháp kiểm định ruộng giống (sau đây viết tắt là TCVN 8550:2011).
3. Biên bản kiểm định lập lần cuối cùng theo nội dung tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Ghi chép số liệu tại những lần kiểm định trước đó có chữ ký của người kiểm định và đại diện lô ruộng giống.
Điều 9. Lấy mẫu và lưu mẫu giống
1. Lấy mẫu
a) Lấy mẫu giống do người lấy mẫu có chứng chỉ đào tạo thực hiện;
b) Phương pháp lấy mẫu theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8548:2011 Hạt giống cây trồng - Phương pháp kiểm nghiệm (sau đây viết tắt là TCVN 8548:2011) và TCVN 8549:2011 Củ giống khoai tây - Phương pháp kiểm nghiệm (sau đây viết tắt là TCVN 8549:2011);
c) Với giống cây trồng sản xuất trong nước: Tiến hành lấy mẫu điển hình. Lấy mẫu đúp: một mẫu gửi phòng thử nghiệm được chỉ định để phân tích, một mẫu lưu tại cơ sở sản xuất có giống đó. Đối với giống yêu cầu tiền kiểm hoặc hậu kiểm phải lấy thêm một mẫu để tiền kiểm hoặc hậu kiểm;
d) Với giống cây trồng nhập khẩu: Mỗi lô giống lấy một mẫu đúp: một mẫu gửi phòng thử nghiệm được chỉ định để phân tích, một mẫu lưu tại cơ sở nhập khẩu có lô giống đó. Đối với lô giống yêu cầu hậu kiểm phải lấy thêm một mẫu để hậu kiểm;
đ) Biên bản lấy mẫu theo nội dung tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Lưu mẫu giống
Mẫu hạt giống phải được bảo quản trong điều kiện thích hợp ít nhất 06 tháng, kể từ ngày nhận mẫu.
Điều 10. Thử nghiệm mẫu giống
1. Thử nghiệm mẫu giống do phòng thử nghiệm được chỉ định thực hiện.
2. Phương pháp thử theo quy định tại TCVN 8548:2011 đối với hạt giống hoặc TCVN 8549:2011 đối với củ giống.
3. Đối với lô giống lúa lai nhập khẩu có hạt nhuộm màu, thực hiện như sau:
a) Phiếu kết quả thử nghiệm không ghi chỉ tiêu hạt khác giống có thể phân biệt được;
b) Được cấp giấy chứng nhận hợp quy nhưng chủ lô giống phải có văn bản cam kết đảm bảo đúng giống;
c) Phải thực hiện hậu kiểm; số lượng mẫu cần hậu kiểm đối với một giống và cấp giống do tổ chức chứng nhận quyết định.
Điều 11. Tiền kiểm
1. Áp dụng đối với giống bố, mẹ lúa lai hoặc giống lai F1 khi dựa vào mức độ cách ly, tỷ lệ tự thụ phấn của dòng mẹ, tỷ lệ cây khác dạng, hạt khác giống có thể phân biệt được mà chưa khẳng định được tính đúng giống và độ thuần của lô giống trong quá trình kiểm định, thử nghiệm.
2. Phương pháp tiền kiểm theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8547:2011 Giống cây trồng - Phương pháp kiểm tra tính đúng giống và độ thuần của lô hạt giống (sau đây viết tắt là TCVN 8547:2011).
3. Báo cáo kết quả tiền kiểm theo nội dung tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 12. Hậu kiểm
1. Tổ chức chứng nhận tiến hành hậu kiểm để kiểm tra lại tính đúng giống và độ thuần của các lô giống lúa lai nhập khẩu có hạt nhuộm màu hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước. Nếu lô giống không đạt yêu cầu về tính đúng giống và độ thuần thì tổ chức, cá nhân có lô giống đó bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Phương pháp hậu kiểm theo quy định tại TCVN 8547:2011.
3. Trường hợp hậu kiểm theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước nếu mẫu giống hậu kiểm không đạt yêu cầu, đơn vị thực hiện hậu kiểm lập biên bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân có mẫu hậu kiểm.
4. Chậm nhất 30 ngày sau khi kết thúc hậu kiểm, đơn vị thực hiện hậu kiểm gửi báo cáo kết quả hậu kiểm theo nội dung tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này về Cục Trồng trọt, cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu hậu kiểm, chủ sở hữu lô giống.
Điều 13. Tự đánh giá hợp quy
1. Trình tự tự đánh giá hợp quy:
a) Kiểm định ruộng giống theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
b) Lấy mẫu giống theo quy định tại điểm a, b, c, đ Khoản 1 Điều 9 Thông tư này;
c) Thử nghiệm mẫu giống theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 10 Thông tư này;
d) Thực hiện tiền kiểm trước khi công bố hợp quy khi cần thiết.
2. Căn cứ kết quả kiểm định, thử nghiệm mẫu, tổ chức, cá nhân sản xuất giống làm báo cáo đánh giá giống và cấp giống phù hợp quy chuẩn kỹ thuật theo nội dung tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tiến hành công bố hợp quy theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Thông tư này.
Điều 14. Hồ sơ giống và lô giống
1. Hồ sơ giống và lô giống được tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận hợp quy
a) Giống sản xuất trong nước gồm:
Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy của giống và cấp giống đời trước; biên bản kiểm định; biên bản lấy mẫu; phiếu kết quả thử nghiệm mẫu; bản sao giấy chứng nhận hợp quy của giống và cấp giống; kết quả tiền kiểm hoặc hậu kiểm (nếu có);
b) Lô giống nhập khẩu gồm: Tờ khai hải quan; biên bản lấy mẫu; phiếu kết quả thử nghiệm mẫu; bản sao giấy chứng nhận hợp quy lô giống và cấp giống;
c) Hồ sơ giống, lô giống lưu tại tổ chức chứng nhận và tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh giống cây trồng.
2. Hồ sơ giống do tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng tự đánh giá hợp quy
a) Hồ sơ gồm: Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy của giống và cấp giống đời trước; biên bản kiểm định; biên bản lấy mẫu, phiếu kết quả thử nghiệm mẫu của lô giống; báo cáo kết quả tiền kiểm, hậu kiểm (nếu có);
b) Hồ sơ giống lưu tại tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng.
Chương III
CÔNG BỐ HỢP QUY GIỐNG CÂY TRỒNG NHÓM 2
Điều 15. Công bố hợp quy và dấu hợp quy
1. Công bố hợp quy
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu giống cây trồng nhóm 2 chỉ công bố hợp quy một lần cho một giống theo từng cấp giống. Khi có thay đổi về nội dung của ít nhất một thành phần hồ sơ công bố hợp quy đối với giống, cấp giống đã công bố thì tiến hành công bố lại;
b) Hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;
c) Trình tự, thời gian công bố hợp quy theo quy định tại Điều 22, Điều 24 của Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT.
2. Dấu hợp quy và sử dụng dấu hợp quy thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Điều 16. Hồ sơ công bố hợp quy
1. Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập 02 bộ hồ sơ công bố hợp quy; 01 bộ hồ sơ lưu tại tổ chức, cá nhân công bố hợp quy; 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.
2. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận, thành phần hồ sơ gồm:
a) Bản công bố hợp quy theo nội dung tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập;
c) Đối với giống nhập khẩu: Bản sao từ giấy chứng nhận hợp quy gốc của một lô giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
d) Đối với giống sản xuất trong nước: Bản sao từ giấy chứng nhận hợp quy gốc của một giống theo từng cấp giống do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp.
3. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng, thành phần hồ sơ gồm:
a) Bản công bố hợp quy theo nội dung tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập;
c) Bản sao biên bản kiểm định đồng ruộng của một lô ruộng giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống;
d) Bản sao 01 phiếu kết quả thử nghiệm mẫu từ bản gốc của một lô giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống trong vòng 6 tháng tính từ ngày phát hành phiếu kết quả thử nghiệm của phòng thử nghiệm được chỉ định đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy;
đ) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy chưa được chứng nhận phù hợp ISO 9001, hồ sơ công bố gồm: Quy trình sản xuất giống và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 của Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;
e) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy đã được chứng nhận phù hợp ISO 9001, hồ sơ công bố hợp quy có bản sao từ giấy chứng nhận phù hợp ISO 9001;
g) Báo cáo đánh giá hợp quy của một lô giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống trong vòng 6 tháng tính từ ngày phát hành theo nội dung tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
1. Cục Trồng trọt có trách nhiệm:
a) Trình Bộ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình sản xuất giống liên quan đến hoạt động chứng nhận hợp quy giống cây trồng nhóm 2;
b) Chỉ định và quản lý hoạt động phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp quy giống cây trồng trên phạm vi cả nước;
c) Kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng trên cả nước;
d) Hàng năm báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả hoạt động chứng nhận hợp quy giống cây trồng.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a) Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng trên địa bàn;
b) Tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy, thông báo tiếp nhận công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu giống cây trồng nhóm 2 trên địa bàn và gửi 01 bản về Cục Trồng trọt để tổng hợp.
3. Tổ chức chứng nhận hợp quy giống cây trồng có trách nhiệm:
a) Thực hiện chứng nhận hợp quy giống cây trồng theo phạm vi của quyết định chỉ định và quy định tại Thông tư này;
b) Thực hiện tiền kiểm theo quy định tại Điều 11, hậu kiểm theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này;
c) Định kỳ 6 tháng gửi báo cáo tổng hợp kết quả chứng nhận hợp quy về Cục Trồng trọt theo nội dung tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu giống cây trồng nhằm mục đích thương mại có trách nhiệm:
a) Đăng ký chứng nhận hợp quy với tổ chức chứng nhận hoặc tự đánh giá hợp quy đối với giống cây trồng sản xuất trong nước theo quy định tại Thông tư này;
b) Đăng ký chứng nhận hợp quy với tổ chức chứng nhận đối với giống cây trồng nhập khẩu theo quy định tại Thông tư này;
c) Lưu giữ hồ sơ giống, lô giống;
d) Công bố hợp quy;
đ) Quy định mã lô giống, quản lý giống cây trồng nhóm 2 theo lô và in mã lô giống trên bao bì.
Điều 18. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với người kiểm định, người lấy mẫu giống cây trồng đã được Cục Trồng trọt cấp giấy chứng nhận theo quy định của Quyết định số 106/2008/QĐ-BNN ngày 29/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón và Thông tư số 32/2010/TT-BNNPTNT ngày 17/6/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón sau khi hết thời hạn 05 năm tiếp tục được hoạt động lấy mẫu, kiểm định theo phạm vi, mã số ghi trên Giấy chứng nhận và không phải cấp lại.
2. Với bao bì đã in mã lô giống hoặc mã hiệu lô giống theo quy định của Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận và công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật (sau đây viết tắt là Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT) được phép sử dụng tiếp 18 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 19. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 01 năm 2016.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT và Thông tư số 87/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2011 Sửa đổi, bổ sung Điều 20 Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về chứng nhận và công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.
3. Trường hợp các tiêu chuẩn, văn bản quy phạm pháp luật viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo quy định của văn bản mới.
4. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, tổ chức, cá nhân có liên quan cần phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Trồng trọt) để kịp thời giải quyết.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I
BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……., ngày …. tháng .... năm ....
BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH GIỐNG CÂY TRỒNG
Số:
- Tên người kiểm định: Mã số người kiểm định:
- Địa chỉ: Số điện thoại: Fax: E-mail:
A. Thông tin chung:
1. Chủ lô ruộng giống:
- Địa chỉ:
- Điện thoại: Fax: Email:
2. Loài cây trồng: Tên giống: Cấp giống:
3. Địa điểm sản xuất:
4. Mã lô giống:
5. Diện tích lô ruộng giống kiểm định: ha
6. Nguồn giống:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất & cung ứng: - Mã lô giống:
- Tổ chức chứng nhận hợp quy: - Mã số Giấy chứng nhận hợp quy: - Ngày cấp:
7. Cây trồng vụ trước:
B. Kết quả kiểm định: (Các chỉ tiêu đánh giá tại từng lần kiểm định theo QCVN)
+ Lần kiểm định 1:
+ Lần kiểm định 2:
….
C. Kết luận:
- Diện tích lô ruộng giống kiểm định đạt yêu cầu: ha; Sản lượng dự kiến (tạ/tấn):
- Diện tích lô ruộng giống kiểm định không đạt yêu cầu: ha:
D. YÊU CẦU KHÁC
Đại diện chủ lô ruộng giống | Người kiểm định | Thủ trưởng đơn vị kiểm định |
PHỤ LỤC II
BIÊN BẢN LẤY MẪU GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TÊN ĐƠN VỊ LẤY MẪU | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …..., ngày... tháng... năm... |
BIÊN BẢN LẤY MẪU GIỐNG CÂY TRỒNG
Số ………/BBLM-.......
Tên tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu giống ……………………………………………
Địa điểm lấy mẫu: ………………………………………………………………………………..
Họ tên người lấy mẫu: …………………………………………… Mã số: ……………………
Ngày/tháng/ năm lấy mẫu: ……………………. Phương pháp lấy mẫu: ……………………
STT | Loài cây trồng | Tên giống cây trồng | Cấp giống | Mã lô giống | Khối lượng lô giống (tấn) | Số lượng bao chứa (bao) | Xử lý hóa chất (có/không) | Khối lượng mẫu lấy (kg) | Ký hiệu mẫu | Điều kiện bảo quản mẫu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôi …………….. (người lấy mẫu) cam đoan việc lấy mẫu đã được tiến hành đúng theo phương pháp quy định.
Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, đã được các bên thông qua, mỗi bên giữ 01 bản.
Đại diện đơn vị được lấy mẫu | Người lấy mẫu |
PHỤ LỤC III
BÁO CÁO KẾT QUẢ TIỀN KIỂM/HẬU KIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TÊN ĐƠN VỊ THỰC HIỆN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……., ngày tháng năm |
BÁO CÁO KẾT QUẢ TIỀN KIỂM/HẬU KIỂM
Địa điểm:
Thời vụ:
1. Vật liệu
2. Phương pháp tiền kiểm/hậu kiểm
2.1. Bố trí thí nghiệm
2.2. Theo dõi và đánh giá
3. Kết quả
3.1. Về tính đúng giống
3.2. Về độ thuần của giống
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
- Về tính đúng giống
- Về độ thuần của giống
4.2. Đề nghị
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
PHỤ LỤC IV
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HỢP QUY GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………….. | ……., ngày ... tháng .... năm …….. |
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ HỢP QUY GIỐNG CÂY TRỒNG
1. Tổ chức, cá nhân báo cáo: ……………………………………….………………………..
Địa chỉ, Điện thoại, Fax, Email, Website
2. Tên giống cây trồng, cấp giống:
3. Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật áp dụng: ………………………………………………..
4. Mã lô giống được đánh giá hợp quy:
5. Kết quả đánh giá:
5.1. Kiểm định ruộng giống
- Ngày kiểm định:
- Địa điểm kiểm định: - Diện tích lô ruộng giống kiểm định:
- Họ và tên người kiểm định: Điện thoại: Mã số:
- Đơn vị quản lý người kiểm định:
- Biên bản kiểm định số: ngày tháng năm
- Kết quả kiểm định: Diện tích lô ruộng giống kiểm định đạt yêu cầu theo QCVN: ha; Sản lượng dự kiến (tạ/tấn):
5.2. Thử nghiệm mẫu
- Ngày lấy mẫu:
- Địa điểm lấy mẫu: - Khối lượng lô giống:
- Họ và tên người lấy mẫu: Điện thoại: Mã số:
- Đơn vị quản lý người lấy mẫu:
- Tên phòng thử nghiệm:
- Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu giống số: ngày tháng năm
- Kết quả thử nghiệm: Các chỉ tiêu chất lượng đạt yêu cầu theo QCVN:
6. Các nội dung khác (nếu có): …………………………………………………………………
7. Kết luận:
Giống ……, cấp giống ... có chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật số ……..do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành (tên) ngày tháng năm.
Người lập báo cáo | Xác nhận của lãnh đạo tổ chức/cá nhân |
PHỤ LỤC V
BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY
Số …………………………..
Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………….………. Fax: ……………………………………………...........
E-mail: …………………………………………………………………………………………
CÔNG BỐ:
Giống cây trồng (loài, tên, cấp giống, đặc tính của giống)
………………………………………………………………………………………
Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp quy (kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận/tự đánh giá), phương thức đánh giá sự phù hợp: phương thức 5/phương thức 7...):
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
…. (Tên tổ chức, cá nhân) .... cam kết và chịu trách nhiệm về tính phù hợp của chất lượng (loài, tên, cấp giống) do mình sản xuất, nhập khẩu.
| ……., ngày ... tháng ... năm .... |
PHỤ LỤC VI
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……, ngày ….. tháng ….. năm 20.... |
BÁO CÁO
TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN HỢP QUY
(Từ ngày..../..../20 ... đến ngày..../..../20 ...)
Kính gửi: Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và PTNT
1. Tên tổ chức chứng nhận được chỉ định: ………………………………………………
2. Địa chỉ: …………………………………………………………………………………..
3. Điện thoại: …………………. Fax: …………………….. E-mail: ……………………….
4. Kết quả hoạt động
……………. (tên tổ chức chứng nhận được chỉ định) báo cáo kết quả hoạt động chứng nhận hợp quy từ ngày.../..../20 ... đến ngày.../…../20... như sau:
a) Đơn vị được cấp Giấy chứng nhận trong kỳ báo cáo
TT | Tên đơn vị được chứng nhận | Địa chỉ | Giống cây trồng | Tên quy chuẩn kỹ thuật | Phương thức 5 | Phương thức 7 | Ghi chú | ||||||
Loài | Giống | Cấp giống | Diện tích (ha) | Sản lượng (tấn) | Ngày/tháng/ năm cấp Giấy chứng nhận | Số lô | Khối lượng (tấn) | Ngày cấp Giấy chứng nhận | |||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Đơn vị có Giấy chứng nhận bị cảnh cáo/đình chỉ/hủy bỏ/hết hạn (nếu có)
TT | Tên đơn vị được chứng nhận | Địa chỉ | Giống cây trồng | Tên quy chuẩn kỹ thuật | Phương thức 5 | Phương thức 7 | Ghi chú |
| ||||||
Diện tích (ha) | Sản lượng (tấn) | Ngày/tháng/ năm cấp Giấy chứng nhận | Số lô | Khối lượng (tấn) | Ngày/tháng/ năm cấp Giấy chứng nhận |
| ||||||||
Loài | Giống | Cấp giống |
| |||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Các kiến nghị, đề xuất (nếu có)
…………………………………………………………………..
……………….. (tên tổ chức chứng nhận được chỉ định) báo cáo Cục Trồng trọt./.
| Tổ chức chứng nhận được chỉ định |