Thông tư số 26/2015/TT-BGDĐT ngày 30/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường tiểu học (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 26/2015/TT-BGDĐT
- Loại văn bản: Thông tư
- Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Ngày ban hành: 30-10-2015
- Ngày có hiệu lực: 15-12-2015
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 22-12-2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1468 ngày (4 năm 0 tháng 8 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 22-12-2019
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2015/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2015 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường tiểu học.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường tiểu học.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2015.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BGDĐT Ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) cán bộ quản lý (CBQL) trường tiểu học là chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, bao gồm nội dung bồi dưỡng bắt buộc, nội dung bồi dưỡng tự chọn và hướng dẫn thực hiện chương trình.
2. Chương trình này áp dụng đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường tiểu học, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học (sau đây gọi chung là CBQL trường tiểu học) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Mục đích ban hành chương trình
1. Là căn cứ của việc quản lý, tổ chức biên soạn tài liệu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng và tự bồi dưỡng CBQL trường tiểu học.
2. Giúp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của CBQL trường tiểu học để thực hiện mục tiêu của giáo dục tiểu học, đáp ứng các yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học theo hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và theo yêu cầu của Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.
Chương II
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Điều 3. Nội dung bồi dưỡng bắt buộc
1. Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học cấp tiểu học áp dụng trong cả nước, bao gồm các nội dung về đường lối, chính sách phát triển giáo dục và giáo dục tiểu học; yêu cầu về công tác quản lý giáo dục tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định theo từng năm học (sau đây gọi là Nội dung bồi dưỡng 1).
2. Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục tiểu học theo từng thời kỳ của mỗi địa phương, bao gồm các nội dung về phát triển giáo dục tiểu học của địa phương; về quản lý việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa, kiến thức giáo dục địa phương; phối hợp với các chương trình, dự án (nếu có) do sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học (sau đây gọi tắt là Nội dung bồi dưỡng 2).
Điều 4. Nội dung bồi dưỡng tự chọn
Nội dung bồi dưỡng tự chọn (sau đây gọi là Nội dung bồi dưỡng 3), cụ thể như sau:
Lĩnh vực/ năng lực quản lý trường tiểu học | Mã mô đun | Tên và nội dung chính của mô đun | Mục tiêu bồi dưỡng | Thời lượng thực hiện (tiết) | |
Lý thuyết | Thực hành | ||||
Phần 1: Những vấn đề chung về quản lý giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay | |||||
I. Những vấn đề chung về quản lý giáo dục tiểu học theo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo | QLTH1 | Những vấn đề cơ bản về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo 1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo 2. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo 3. Những vấn đề cơ bản về đổi mới căn bản, toàn diện đối với cấp tiểu học | - Hiểu được tầm quan trọng của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và đối với cấp tiểu học; các nội dung cơ bản của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung và đối với cấp tiểu học nói riêng theo chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Vận dụng những nội dung của mô đun, xây dựng được chương trình hành động cụ thể triển khai thực hiện tại nhà trường. | 7 | 8 |
QLTH2 | Mô hình trường tiểu học dạy học cả ngày (FDS) theo hướng đổi mới đối với cấp tiểu học 1. Những vấn đề chung về dạy học cả ngày 2. Điều kiện chuyển sang dạy học cả ngày | - Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của dạy học cả ngày đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tiểu học. - Xây dựng được kế hoạch cụ thể chuyển sang dạy học cả ngày phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương. | 7 | 8 | |
Phần 2: Nâng cao năng lực quản Iý trường tiểu học | |||||
II. Năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường | QLTH3 | Năng lực xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học 1. Dự báo phát triển giáo dục tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục 2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường theo yêu cầu đổi mới giáo dục | - Hiểu được những nội dung cơ bản về dự báo phát triển giáo dục tiểu học theo yêu cầu đổi mới. - Xây dựng được quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường theo yêu cầu đổi mới giáo dục (dạy học cả ngày; học trải nghiệm, học ngoài nhà trường; trường chuẩn quốc gia; ...). - Đề xuất được các biện pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường một cách phù hợp và khả thi. | 7 | 8 |
QLTH4 | Năng lực lập kế hoạch hoạt động của nhà trường theo yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học 1. Tiến trình xây dựng kế hoạch hoạt động của trường tiểu học 2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của nhà trường theo yêu cầu đổi mới giáo dục và dạy học cả ngày 3. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch và định hướng phát triển nhà trường theo yêu cầu đổi mới | - Biết phối hợp, lồng ghép tiến trình xây dựng kế hoạch hoạt động và kế hoạch dạy học cả ngày để xây dựng trường chuẩn quốc gia theo yêu cầu đổi mới. - Đề xuất được các biện pháp thực hiện kế hoạch hoạt động và đánh giá được kết quả thực hiện kế hoạch phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương. | 7 | 8 | |
III. Năng lực quản lý tổ chức bộ máy nhà trường | QLTH5 | Năng lực xây dựng và quản lý tổ chức bộ máy theo yêu cầu đổi mới đối với cấp tiểu học 1. Tổ chức bộ máy của nhà trường theo yêu cầu đổi mới giáo dục 2. Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục | - Trình bày được tổ chức bộ máy của trường tiểu học và những nội dung cơ bản trong công tác tổ chức bộ máy của trường tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục. - Đề xuất được các biện pháp phù hợp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy, đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới giáo dục. | 7 | 8 |
QLTH6 | Năng lực quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên theo yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học 1. Tham gia thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên theo thẩm quyền 2. Sử dụng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên theo yêu cầu phát triển năng lực 3. Quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên theo yêu cầu đổi mới giáo dục 4. Tổ chức đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định | - Hiểu được những nội dung cơ bản về quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục. - Đề xuất được các biện pháp cụ thể quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên theo yêu cầu phát triển năng lực để nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ. | 7 | 8 | |
IV. Năng lực huy động học sinh và tổ chức quản lý lớp học theo yêu cầu đổi mới đối với cấp tiểu học | QLTH7 | Năng lực tổ chức huy động trẻ em trên địa bàn đi học đúng độ tuổi theo yêu cầu phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tiểu học 1. Những vấn đề cơ bản của việc huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học 2. Những biện pháp thực hiện huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học 3. Những biện pháp huy động và tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật | - Hiểu được tầm quan trọng và những nội dung cơ bản của phổ cập giáo dục đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục ở tiểu học. - Đề xuất được các biện pháp phù hợp để huy động trẻ em đi học, thực hiện phổ cập giáo dục và tổ chức giáo dục hòa nhập trẻ em khuyết tật. | 7 | 8 |
QLTH8 | Năng lực tổ chức lớp học theo yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học 1. Những yêu cầu trong tổ chức lớp học để thực hiện đổi mới giáo dục 2. Tổ chức lớp học theo Mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN) và vận dụng trong thực tiễn | - Hiểu tầm quan trọng và các yêu cầu của việc tổ chức lớp học để thực hiện đổi mới giáo dục. - Vận dụng được nội dung của mô đun vào việc tổ chức lớp học cho học sinh ở nhà trường. | 7 | 8 | |
V. Năng lực quản lý chương trình giáo dục tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học | QLTH9 | Năng lực quản lý chương trình giáo dục tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục 1. Những vấn đề cơ bản về đổi mới chương trình, sách giáo khoa đối với cấp tiểu học 2. Quản lý chương trình giáo dục tiểu học 3. Phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường theo yêu cầu đổi mới | - Hiểu được những vấn đề cơ bản về đổi mới chương trình, sách giáo khoa đối với cấp tiểu học. - Trình bày được những nội dung cơ bản phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường theo yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương. - Đề xuất được các biện pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương để phát triển kế hoạch giáo dục của nhà trường. | 7 | 8 |
QLTH10 | Năng lực quản lý chương trình dạy học cả ngày theo yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học 1. Tổ chức xây dựng chương trình dạy học cả ngày theo yêu cầu đổi mới giáo dục 2. Quản lý chương trình dạy học cả ngày trong nhà trường | - Hiểu được những nội dung, biện pháp quản lý hiệu quả chương trình dạy học cả ngày của nhà trường. - Xây dựng, thực hiện được chương trình dạy học cả ngày theo yêu cầu đổi mới giáo dục và phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương. | 7 | 8 | |
QLTH11 | Năng lực quản lý trường tiểu học có yếu tố nước ngoài 1. Những chủ trương, chính sách, quy định của Việt Nam trong hợp tác phát triển giáo dục với nước ngoài và các tổ chức quốc tế 2. Quản lý trường tiểu học có yếu tố nước ngoài | - Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng và những nội dung cơ bản về chủ trương, chính sách, quy định của Việt Nam trong hợp tác phát triển giáo dục với nước ngoài và với các tổ chức quốc tế. - Vận dụng nội dung của mô đun đề xuất được các biện pháp về quản lý trường học có yếu tố nước ngoài phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương. | 7 | 8 | |
VI. Năng lực quản lý hoạt động dạy và học | QLTH12 | Năng lực quản lý hoạt động dạy và học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học 1. Những vấn đề cơ bản của tổ chức dạy học theo yêu cầu đổi mới giáo dục 2. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 3. Quản lý hoạt động học của học sinh theo yêu cầu đổi mới giáo dục | - Hiểu được tầm quan trọng và những nội dung cơ bản của việc quản lý hoạt động dạy và hoạt động học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. - Vận dụng nội dung của mô đun tổ chức, thực hiện được việc quản lý hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh theo yêu cầu đổi mới giáo dục. | 7 | 8 |
QLTH13 | Năng lực quản lý hoạt động đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh theo yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học 1. Những vấn đề chung về đổi mới đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh tiểu học 2. Tổ chức thực hiện các hoạt động đánh giá học sinh theo yêu cầu đổi mới 3. Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo yêu cầu đổi mới giáo dục | - Hiểu được tầm quan trọng và những nội dung cơ bản của hoạt động đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh (gọi tắt là đánh giá học sinh) theo yêu cầu đổi mới giáo dục. - Đề xuất được các biện pháp phù hợp quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo yêu cầu đổi mới, đồng thời áp dụng các biện pháp đó vào quá trình quản lý hoạt động đánh giá trong nhà trường. | 7 | 8 | |
QLTH14 | Năng lực quản lý hoạt động dạy học theo một số mô hình tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học 1. Hoạt động dạy học theo một số mô hình tổ chức dạy học 01 buổi/ngày; 02 buổi/ngày; cả ngày; VNEN theo yêu cầu đổi mới giáo dục 2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo một số mô hình tổ chức dạy học | - Hiểu được cách thức tổ chức dạy học theo một số mô hình tổ chức dạy học, như: 01 buổi/ngày; 02 buổi/ngày; cả ngày; VNEN. - Đề xuất được một số biện pháp quản lý phù hợp đối với mỗi mô hình tổ chức dạy học để nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học. | 7 | 8 | |
QLTH15 | Năng lực quản lý dạy học tích hợp theo yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học 1. Một số vấn đề cơ bản trong dạy học tích hợp ở tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục 2. Quản lý dạy học tích hợp ở tiểu học | - Hiểu được một số vấn đề cơ bản trong dạy học tích hợp ở tiểu học. - Đề xuất được các biện pháp tổ chức và quản lý dạy học tích hợp theo yêu cầu đổi mới giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương. | 7 | 8 | |
QLTH16 | Năng lực quản lý dạy học phân hóa ở tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học 1. Một số vấn đề cơ bản trong dạy học phân hóa ở tiểu học 2. Quản lý hoạt động dạy học phân hóa ở tiểu học | - Hiểu được một số vấn đề cơ bản trong dạy học phân hóa ở tiểu học. - Vận dụng được các nội dung của mô đun để tổ chức và quản lý dạy học phân hóa phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương. | 7 | 8 | |
QLTH17 | Năng lực quản lý các điểm trường, lớp ghép ở trường tiểu học 1. Biện pháp quản lý các điểm trường 2. Biện pháp quản lý các lớp ghép | - Hiểu được những đặc điểm cơ bản và tầm quan trọng của công tác quản lý các điểm trường, lớp ghép đối với việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh. - Đề xuất được các biện pháp quản lý các điểm trường, lớp ghép phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương. | 7 | 8 | |
QLTH18 | Năng lực quản lý thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường tiểu học 1. Các kỹ năng tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo tổ/trường/cụm trường 2. Các biện pháp quản lý sinh hoạt chuyên môn theo tổ/trường/cụm trường | - Hiểu được tầm quan trọng của việc sinh hoạt chuyên môn và những nội dung chủ yếu trong sinh hoạt chuyên môn theo tổ/trường/cụm trường. - Có kỹ năng tổ chức sinh hoạt chuyên môn và biện pháp quản lý sinh hoạt chuyên môn theo tổ/trường/cụm trường phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương. |
|
| |
VII. Năng lực quản lý hoạt động giáo dục | QLTH19 | Năng lực quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học 1. Những vấn đề cơ bản của công tác chủ nhiệm lớp 2. Phát triển năng lực công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên 3. Quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo yêu cầu đổi mới giáo dục | - Hiểu được những nội dung cơ bản của công tác chủ nhiệm lớp theo yêu cầu đổi mới giáo dục. - Đề xuất và tổ chức thực hiện được các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu của đổi mới giáo dục. | 7 | 8 |
QLTH20 | Năng lực quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học 1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường tiểu học 2. Tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm sáng tạo 3. Quản lý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo yêu cầu đổi mới giáo dục | - Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường tiểu học. - Đề xuất và tổ chức, quản lý được các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường tiểu học phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương. | 7 | 8 | |
QLTH21 | Năng lực quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 1. Những vấn đề cơ bản về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học 2. Biện pháp quản lý thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh | - Hiểu được tầm quan trọng và nội dung cơ bản của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. - Đề xuất và tổ chức, quản lý được các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương. | 7 | 8 | |
QLTH22 | Năng lực quản lý thực hiện phương pháp kỷ luật tích cực ở trường tiểu học 1. Những vấn đề cơ bản của phương pháp kỷ luật tích cực 2. Vận dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong việc giáo dục học sinh 3. Quản lý việc thực hiện phương pháp kỷ luật tích cực trong trường tiểu học | - Hiểu được những vấn đề cơ bản của phương pháp kỷ luật tích cực đối với việc giáo dục học sinh. - Vận dụng được các nội dung cụ thể của phương pháp kỷ luật tích cực để giáo dục học sinh. - Đề xuất và quản lý được việc thực hiện phương pháp kỷ luật tích cực phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương. | 7 | 8 | |
VIII. Năng lực quản lý tài chính, tài sản | QLTH23 | Năng lực quản lý tài chính ở trường tiểu học theo tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm 1. Những vấn đề cơ bản về đổi mới quản lý tài chính trong giáo dục theo tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm 2. Một số nghiệp vụ về quản lý tài chính giáo dục theo tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm 3. Tổ chức huy động các nguồn lực tài chính phục vụ đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học | - Hiểu được những nội dung cơ bản về đổi mới quản lý tài chính theo tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm. - Vận dụng được các kỹ năng cơ bản của nghiệp vụ quản lý tài chính vào quản lý tài chính của trường tiểu học theo tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm. - Đề xuất được các biện pháp phù hợp huy động, sử dụng, quản lý các nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động của nhà trường. | 7 | 8 |
QLTH24 | Năng lực quản lý tài sản, cơ sở vật chất phục vụ đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học 1. Những yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thực hiện đổi mới giáo dục 2. Những nội dung cơ bản trong quản lý tài sản, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học 3. Các biện pháp quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học | - Hiểu được những yêu cầu, nội dung cơ bản trong việc quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. - Đề xuất được các biện pháp tăng cường, sử dụng, quản lý tài sản, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ đổi mới giáo dục phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương. | 7 | 8 | |
IX. Năng lực quản lý hành chính và thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường | QLTH25 | Năng lực quản lý hành chính trong trường tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục 1. Định hướng đổi mới công tác quản lý hành chính của trường tiểu học 2. Biện pháp nâng cao năng lực về quản lý hành chính | - Hiểu được vị trí và tầm quan trọng của quản lý hành chính trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của nhà trường. - Thực hiện được các biện pháp về đổi mới quản lý hành chính trong nhà trường. | 7 | 8 |
QLTH26 | Năng lực tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường 1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về thực hiện dân chủ 2. Một số nội dung cơ bản của việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của trường tiểu học 3. Các biện pháp quản lý thực hiện quy chế dân chủ theo yêu cầu đổi mới quản lý và đổi mới giáo dục | - Nhận thức được tầm quan trọng và những vấn đề cơ bản của việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của trường tiểu học. - Vận dụng nội dung của mô đun trong quản lý việc thực hiện quy chế dân chủ trong trường tiểu học. | 7 | 8 | |
X. Năng lực phát triển hệ thống thông tin trong trường tiểu học | QLTH27 | Năng lực phát triển hệ thống thông tin trong nhà trường theo yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học 1. Phát triển hệ thống thông tin trong nhà trường theo yêu cầu đổi mới giáo dục 2. Những biện pháp quản lý hệ thống thông tin trong nhà trường | - Hiểu được vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông đối với hoạt động dạy học, giáo dục và quản lý nhà trường. - Hiểu được những nội dung cơ bản của việc phát triển hệ thống thông tin trong quản lý hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường. - Đề xuất và tổ chức thực hiện được những biện pháp quản lý phát triển hệ thống thông tin phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương. | 7 | 8 |
XI. Năng lực tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục | QLTH28 | Năng lực tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục trong trường tiểu học 1. Tổ chức thực hiện kiểm tra nội bộ trường học theo yêu cầu đổi mới quản lý và đổi mới giáo dục 2. Tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học theo yêu cầu đổi mới quản lý và đổi mới giáo dục | - Hiểu được tầm quan trọng, tác động và những nội dung cơ bản của công tác kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường. - Vận dụng được nội dung của mô đun trong quản lý tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục theo yêu cầu đổi mới quản lý và đổi mới giáo dục. | 7 | 8 |
XII. Năng lực tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội | QLTH29 | Năng lực tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong hoạt động giáo dục học sinh 1. Một số nội dung cơ bản của công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động giáo dục học sinh 2. Triển khai việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động giáo dục học sinh | - Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục học sinh. - Hiểu được một số nội dung cơ bản trong công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục học sinh. - Tổ chức thực hiện được các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong các hoạt động giáo dục học sinh. | 7 | 8 |
QLTH30 | Năng lực tổ chức phối hợp giữa nhà trường với địa phương trong hoạt động giáo dục học sinh và phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng 1. Một số nội dung cơ bản của công tác phối hợp giữa nhà trường và địa phương trong hoạt động giáo dục học sinh, phát triển nhà trường 2. Triển khai việc phối hợp hoạt động giáo dục giữa nhà trường và địa phương 3. Phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng, xã hội | - Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa nhà trường và địa phương trong giáo dục học sinh. - Hiểu được một số nội dung cơ bản trong công tác phối hợp giữa nhà trường và địa phương trong giáo dục học sinh. - Tổ chức thực hiện được các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và địa phương trong các hoạt động giáo dục học sinh nhằm phát triển nhà trường và phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng, xã hội. | 7 | 8 | |
XIII. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm | QLTH31 | Tự chọn một trong các mô đun của Chương trình BDTX giáo viên tiểu học hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo | Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu dạy học, giáo dục và quản lý nhà trường | 15 | |
Phần 3: Các kỹ năng hỗ trợ | |||||
XIV. Phát triển năng lực giao tiếp trong quản lý trường tiểu học | QLTH32 | Phát triển năng lực giao tiếp trong quản lý ở trường tiểu học 1. Những vấn đề chung về giao tiếp trong quản lý 2. Các kỹ năng cơ bản trong giao tiếp quản lý | - Nhận thức được tầm quan trọng của giao tiếp trong quản lý nhà trường. - Vận dụng được các kỹ năng giao tiếp cơ bản để giải quyết các tình huống trong quản lý. - Nêu, đề xuất được cách giải quyết các tình huống trong giao tiếp quản lý. | 7 | 8 |
XV. Sử dụng các phương pháp khoa học trong quản lý trường học | QLTH33 | Phương pháp tiếp cận hệ thống ứng dụng trong quản lý giáo dục 1. Khái niệm hệ thống và phương pháp tiếp cận hệ thống 2. Hệ thống giáo dục và các thành tố của một hệ thống giáo dục 3. Mối quan hệ và sự tác động của các thành tố trong hệ thống giáo dục đến chất lượng giáo dục | - Hiểu được vai trò của phương pháp tiếp cận hệ thống trong quản lý giáo dục. - Trình bày được các vấn đề cơ bản về hệ thống và phương pháp tiếp cận hệ thống; mối quan hệ giữa các thành tố và sự tác động của các thành tố đến chất lượng giáo dục. - Xác định được các thành tố trong trường tiểu học và sự tác động của công tác quản lý đến các thành tố đó để nâng cao chất lượng giáo dục. | 7 | 8 |
QLTH34 | Dự báo phát triển giáo dục 1. Một số khái niệm cơ bản về dự báo trong giáo dục 2. Một số nội dung cơ bản của dự báo trong giáo dục 3. Một số phương pháp cơ bản trong dự báo phát triển giáo dục | - Nhận thức được tầm quan trọng của dự báo trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường. - Trình bày được một số khái niệm và nội dung cơ bản của dự báo phát triển giáo dục. - Vận dụng được vào việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoạt động, phát triển nhà trường theo dự báo. | 7 | 8 | |
QLTH35 | Phương pháp giải quyết vấn đề trong quản lý giáo dục 1. Khái niệm về vấn đề trong quản lý giáo dục 2. Quy trình giải quyết vấn đề trong quản lý giáo dục 3. Xây dựng kế hoạch hành động thực hiện giải quyết vấn đề trong quản lý giáo dục | - Hiểu được tầm quan trọng của phương pháp giải quyết vấn đề trong quản lý giáo dục. - Trình bày được khái niệm và quy trình giải quyết vấn đề trong quản lý giáo dục. - Vận dụng nội dung của mô đun để giải quyết được những vấn đề trong quản lý trường tiểu học. | 7 | 8 | |
QLTH36 | Ứng dụng phương pháp mô hình hóa và sơ đồ hóa ứng dụng trong quản lý giáo dục 1. Ứng dụng phương pháp mô hình hóa trong quản lý giáo dục 2. Ứng dụng phương pháp sơ đồ hóa trong quản lý giáo dục | - Hiểu được ý nghĩa của phương pháp mô hình hóa và sơ đồ hóa trong quản lý giáo dục. - Trình bày được một số nội dung cơ bản của phương pháp mô hình hóa, phương pháp sơ đồ hóa. - Biết vận dụng nội dung của mô đun trong hoạt động quản lý ở trường tiểu học. | 7 | 8 |
Chương III
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Điều 5. Thời gian, thời lượng thực hiện bồi dưỡng thường xuyên
1. Chương trình BDTX được thực hiện trong năm học và thời gian bồi dưỡng hè hàng năm phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và của cá nhân CBQL trường tiểu học.
2. Mỗi CBQL trường tiểu học thực hiện chương trình bồi dưỡng được quy định tại Thông tư này với thời lượng 120 tiết/năm học.
a) Nội dung bồi dưỡng 1: khoảng 30 tiết/năm học.
b) Nội dung bồi dưỡng 2: khoảng 30 tiết/năm học.
c) Nội dung bồi dưỡng 3: khoảng 60 tiết/năm học.
3. Sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo theo phân cấp quản lý có thể thay đổi thời lượng bồi dưỡng ở từng nội dung bồi dưỡng sao cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục của địa phương trong từng năm học nhưng phải đảm bảo thời lượng bồi dưỡng theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Đối với Nội dung bồi dưỡng 3, CBQL tự lựa chọn các mô đun bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng của cá nhân hoặc theo quy định của sở giáo dục và đào tạo phòng giáo dục và đào tạo theo phân cấp về thời lượng thực hiện khối kiến thức này trong từng năm học.
5. CBQL trường tiểu học không phải thực hiện các quy định trong Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình BDTX giáo viên tiểu học.
Điều 6. Hình thức, tài liệu và kế hoạch thực hiện chương trình
a) Hình thức bồi dưỡng: tự học và tự học có hướng dẫn. Các lớp bồi dưỡng tập trung (nếu có) chủ yếu để báo cáo viên hướng dẫn thêm những nội dung mới hoặc khó, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn tự học, rèn luyện kỹ năng lãnh đạo và quản lý nhà trường.
2. Tài liệu bồi dưỡng:
CBQL sử dụng tài liệu bồi dưỡng do các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng biên soạn hoặc có thể tự khai thác, sử dụng các tài liệu phù hợp khác.
3. Kế hoạch thực hiện: căn cứ hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo xây dựng kế hoạch BDTX CBQL trường tiểu học để triển khai thực hiện.
Điều 7. Triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên
1. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên
a) Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX bao gồm: các đại học, học viện, trường đại học có khoa ngành quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép được đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục theo quy định tại Điều 78 của Luật Giáo dục (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
b) Các cơ sở giáo dục thực hiện BDTX theo phương thức được sở giáo dục và đào tạo giao nhiệm vụ hoặc ký hợp đồng khi đảm bảo các yêu cầu về tài liệu đối với Nội dung bồi dưỡng 3, cơ sở vật chất, thiết bị và báo cáo viên cho việc BDTX CBQL trường tiểu học.
2. Đánh giá và công nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên
a) Cơ quan quản lý giáo dục chủ trì, phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện BDTX xây dựng các tiêu chí đánh giá, tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu hoặc viết thu hoạch, báo cáo chuyên đề, ... và xếp loại theo hai mức đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu.
b) CBQL tham gia khóa bồi dưỡng được đánh giá kết quả, nếu đạt yêu cầu được phòng giáo dục và đào tạo cấp giấy chứng nhận và lưu trong hồ sơ công chức, viên chức hàng năm; kết quả BDTX là một trong những minh chứng để xếp loại CBQL theo Chuẩn hiệu trưởng và thực hiện các chế độ chính sách khác đối với CBQL trường tiểu học.
3. Kinh phí bồi dưỡng thường xuyên
Kinh phí BDTX được dự toán trong kinh phí chi thường xuyên hằng năm, từ chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, từ kinh phí hỗ trợ của các chương trình, dự án trong và ngoài nước, từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có) hoặc kinh phí do người học tự nguyện đóng góp.
Điều 8. Tổ chức thực hiện chương trình
1. Trách nhiệm của các cơ quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, đánh giá công tác BDTX CBQL trường tiểu học.
b) Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác BDTX CBQL trường tiểu học.
2. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
a) Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch BDTX CBQL trường tiểu học hàng năm.
b) Hợp đồng hoặc giao nhiệm vụ đối với các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX CBQL trường tiểu học.
c) Chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, đánh giá công tác BDTX CBQL trường tiểu học và báo cáo kết quả theo năm học về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) trước ngày 30 tháng 6 hàng năm.
3. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo
a) Chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch BDTX CBQL trường tiểu học hàng năm theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Thông tư này.
b) Chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, đánh giá công tác BDTX CBQL trường tiểu học và báo cáo kết quả theo năm học về sở giáo dục và đào tạo (theo quy định của sở giáo dục và đào tạo).
4. Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục
Các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX theo quy định tại khoản 1. Điều 7 của Thông tư này có trách nhiệm phối hợp thực hiện các hoạt động BDTX CBQL trường tiểu học và báo cáo cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp theo quy định.