cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư số 32/2015/TT-BGTVT ngày 24/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Về Quy định bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

  • Số hiệu văn bản: 32/2015/TT-BGTVT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Ngày ban hành: 24-07-2015
  • Ngày có hiệu lực: 10-09-2015
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 15-08-2017
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 20-01-2022
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2324 ngày (6 năm 4 tháng 14 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 20-01-2022
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 20-01-2022, Thông tư số 32/2015/TT-BGTVT ngày 24/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Về Quy định bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông bị bãi bỏ, thay thế bởi Thông tư số 31/2021/TT-BGTVT ngày 07/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, liên tịch ban hành”. Xem thêm Lược đồ.

B GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/2015/TT-BGTVT 

Hà Nội, ngày 24 tháng 07 năm 2015

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Môi trường,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu của các hoạt động xây dựng tới môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học trong hoạt động phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

2. Báo cáo môi trường là việc lập và cung cấp các thông tin có liên quan đến số liệu, dữ liệu các thành phần môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế; về các tác động đối với môi trường; về chất thải, mức độ ô nhiễm, suy thoái và thông tin về các vấn đề môi trường khác do thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

3. Chủ dự án là cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về đầu tư, quản lý dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư, xây dựng, bao gồm:

a) Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước giao làm chủ đầu tư đại diện chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông;

b) Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức đối tác công tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chương II

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI

Điều 3. Đánh giá môi trường chiến lược

1. Cơ quan chủ trì xây dựng hoặc điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải (sau đây gọi là Cơ quan lập CQK) phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (sau đây gọi là ĐMC) theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (sau đây gọi là Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) đồng thời với quá trình xây dựng hoặc điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

2. Hình thức, cấu trúc, nội dung báo cáo ĐMC được quy định tại Phụ lục 1.2 và 1.3 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (sau đây gọi là Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT).

3. Cơ quan lập CQK tự thực hiện ĐMC, tổ chức tư vấn được thuê thực hiện ĐMC phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.

Điều 4. Đề cương và dự toán lập báo cáo ĐMC

1. Đề cương và dự toán lập báo cáo ĐMC theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 của Thông tư này phải được cơ quan lập CQK trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt ngay sau khi được giao chủ trì xây dựng hoặc điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

2. Thời gian thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán lập báo cáo ĐMC là không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để phê duyệt thì cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan lập CQK trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ và nêu rõ lý do.

3. Chi phí lập báo cáo ĐMC thuộc nguồn vốn xây dựng hoặc điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải.

4. Đối với đề cương và dự toán lập báo cáo ĐMC của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do Bộ Giao thông vận tải giao cơ quan lập CQK chủ trì, Vụ Môi trường tổ chức thẩm định, trình lãnh đạo Bộ phê duyệt.

Điều 5. Thẩm định báo cáo ĐMC

1. Cơ quan lập CQK có trách nhiệm:

a) Lập hồ sơ báo cáo ĐMC theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Bảo vệ môi trường để tổ chức thẩm định;

b) Cử cán bộ có thẩm quyền chủ động phối hợp với cơ quan thẩm định và tham gia, giải trình tại phiên họp của hội đồng thẩm định báo cáo ĐMC.

2. Đối với báo cáo ĐMC thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Giao thông vận tải, Vụ Môi trường là cơ quan thường trực thẩm định, tổ chức thực hiện hoạt động thẩm định theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và Chương V Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.

3. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải phải cử chuyên gia đáp ứng quy định tại Điều 19 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT tham gia trong thành phần hội đồng thẩm định báo cáo ĐMC theo yêu cầu của Vụ Môi trường.

Điều 6. Hoàn chỉnh báo cáo ĐMC

1. Cơ quan lập CQK phải nghiên cứu tiếp thu ý kiến thẩm định báo cáo ĐMC, tích hợp kết quả thực hiện ĐMC vào dự thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thẩm định phải gửi cơ quan thẩm định hồ sơ ĐMC quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.

2. Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo ĐMC là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải.

Chương III

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG

Mục 1: GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ DỰ ÁN

Điều 7. Đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường

1. Chủ dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (sau đây gọi là ĐTM) theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP hoặc đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường (sau đây gọi là KHBVMT) theo Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP trong giai đoạn chuẩn bị dự án.

2. Hình thức, cấu trúc, nội dung báo cáo ĐTM được quy định tại Phụ lục 2.2 và 2.3 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.

3. Hình thức, cấu trúc, nội dung KHBVMT được quy định tại Phụ lục 5.4, 5.5 và 5.6 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.

4. Chủ dự án tự thực hiện ĐTM, tổ chức tư vấn được thuê thực hiện ĐTM phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.

Điều 8. Đề cương và dự toán lập báo cáo ĐTM, KHBVMT

1. Đề cương và dự toán lập báo cáo ĐTM, KHBVMT theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 của Thông tư này phải được chủ dự án trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt sau khi được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án.

2. Chi phí lập báo cáo ĐTM, KHBVMT thuộc nguồn vốn đầu tư dự án.

Điều 9. Thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán lập báo cáo ĐTM, KHBVMT

1. Thời gian thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán lập báo cáo ĐTM, KHBVMT được quy định như sau:

a) Không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 8 đối với các dự án thuộc phạm vi điểm 1, 2 Phụ lục III Nghị định số 18/2015/NĐ-CP;

b) Không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 8 đối với các dự án không thuộc phạm vi điểm 1, 2 Phụ lục III Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để phê duyệt thì cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản cho chủ dự án trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ và nêu rõ lý do.

2. Đối với đề cương và dự toán lập báo cáo ĐTM, KHBVMT của các dự án do Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án, Vụ Môi trường tổ chức thẩm định, trình lãnh đạo Bộ phê duyệt.

Điều 10. Thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM và xác nhận KHBVMT

1. Chủ dự án có trách nhiệm:

a) Lập hồ sơ báo cáo ĐTM theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP để tổ chức thẩm định, phê duyệt hoặc lập hồ sơ đăng ký KHBVMT theo quy định tại Điều 33 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 32 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT để xác nhận;

b) Nộp phí thẩm định báo cáo ĐTM theo Thông tư số 218/2010/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định ĐTM;

c) Cử cán bộ có thẩm quyền chủ động phối hợp với cơ quan thẩm định trong tổ chức các hoạt động thẩm định và tham gia, giải trình tại phiên họp của hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM.

2. Đối với báo cáo ĐTM thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt của Bộ Giao thông vận tải, Vụ Môi trường là cơ quan thường trực thẩm định, tổ chức thực hiện hoạt động thẩm định theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, Điều 8 và Chương V Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.

3. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải phải cử chuyên gia đáp ứng quy định tại Điều 19 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT tham gia trong thành phần hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM theo yêu cầu của Vụ Môi trường.

Điều 11. Hoàn chỉnh báo cáo ĐTM, KHBVMT

1. Chủ dự án phải nghiên cứu tiếp thu ý kiến thẩm định, hoàn thiện báo cáo ĐTM của dự án và trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thẩm định phải gửi cơ quan thẩm định hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.

2. Trên cơ sở nội dung của báo cáo ĐTM hoặc KHBVMT, chủ dự án có trách nhiệm xác định, bố trí chi phí cho công tác bảo vệ môi trường trong tổng mức đầu tư của dự án và trong trường hợp cần thiết, điều chỉnh nội dung dự án đầu tư để bảo đảm lồng ghép các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường của dự án.

3. Chủ dự án phải gửi 01 bản sao có chứng thực quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án hoặc 01 bản sao có chứng thực văn bản xác nhận KHBVMT của dự án tới:

a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Cục chịu trách nhiệm quản lý nhà nước chuyên ngành đối với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông do Bộ Giao thông vận tải quản lý;

b) Sở Giao thông vận tải có liên quan đối với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông do địa phương quản lý.

4. Đối với các dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo ĐTM, chủ dự án phải gửi 01 bản sao có chứng thực quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án về Bộ Giao thông vận tải.

5. Chủ dự án phải thực hiện lập lại báo cáo ĐTM theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; đăng ký lại KHBVMT theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.

6. Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM là căn cứ để cấp có thẩm quyền thực hiện công việc quy định tại điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường. Xác nhận đăng ký KHBVMT là căn cứ để chủ dự án triển khai thi công dự án.

Mục 2: GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN DỰ ÁN

Điều 12. Đối với chủ dự án

1. Chủ dự án phải đưa cam kết bảo vệ môi trường, các biện pháp xử lý chất thải, các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường trong báo cáo ĐTM hoặc KHBVMT đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận của dự án vào hồ sơ mời thầu và hợp đồng với các nhà thầu thi công xây dựng.

2. Chủ dự án phải chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng và phải thực hiện các công việc sau:

a) Lập, phê duyệt kế hoạch quản lý môi trường của dự án theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.9 và 2.10 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT và có công văn theo mẫu tại Phụ lục 2.11 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện ĐTM để niêm yết công khai kế hoạch quản lý môi trường của dự án trước khi khởi công xây dựng;

b) Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến tới cán bộ, công nhân viên của nhà thầu các nội dung của kế hoạch quản lý môi trường và các biện pháp xử lý chất thải, các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường đối với gói thầu mà nhà thầu thi công;

c) Tổ chức giám sát, đôn đốc nhà thầu thực thi các biện pháp quản lý, thu gom, xử lý chất thải (đặc biệt là chất thải nguy hại), các biện pháp giảm bụi, ồn, rung và các biện pháp ứng phó sự cố, bảo đảm an toàn giao thông trong thi công xây dựng; định kỳ hàng tuần đánh giá sự tuân thủ môi trường của nhà thầu và lập, lưu trữ biên bản đánh giá theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư này;

d) Định kỳ tổ chức quan trắc môi trường và tổng hợp, đánh giá, lập báo cáo về việc tuân thủ các nội dung bảo vệ môi trường của dự án theo tiến độ thi công xây dựng gửi cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM;

đ) Trường hợp xảy ra sự cố môi trường phải dừng hoạt động thi công, thực hiện biện pháp khắc phục và báo cáo ngay cho cơ quan phê duyệt quyết định đầu tư dự án và Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường nơi thực hiện dự án;

e) Báo cáo giải trình cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM trong trường hợp dự án có thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo ĐTM nhưng chưa đến mức phải lập lại báo cáo ĐTM và chỉ được thực hiện những thay đổi sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM;

g) Lưu trữ hồ sơ bảo vệ môi trường của dự án; hợp tác, cung cấp thông tin liên quan cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong kiểm tra, thanh tra;

h) Xử lý vi phạm của nhà thầu thi công xây dựng về công tác bảo vệ môi trường trong gói thầu theo các điều khoản của hợp đồng đã ký kết.

Điều 13. Đối với nhà thầu thi công xây dựng

1. Nhà thầu thi công xây dựng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường và đáp ứng đầy đủ yêu cầu về bảo vệ môi trường trong hợp đồng đã ký với chủ dự án.

2. Trong thi công xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các công việc cơ bản sau:

a) Tổ chức thực hiện các yêu cầu của kế hoạch quản lý môi trường của dự án và các biện pháp xử lý chất thải, các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường đối với gói thầu do nhà thầu thi công;

b) Thường xuyên giám sát, đôn đốc cán bộ, công nhân viên tuân thủ thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với gói thầu trong quá trình thi công xây dựng; nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường cho người lao động;

c) Thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý hoặc đổ chất thải thi công rắn (như: bùn, đất đào; bùn, đất, cát, sỏi nạo vét; phế liệu, phế thải xây dựng) đúng vị trí, phương pháp và khối lượng quy định;

d) Thu gom, lưu giữ rác thải sinh hoạt và hợp đồng với đơn vị vệ sinh môi trường địa phương để vận chuyển, xử lý hoặc tự xử lý theo biện pháp được quy định;

đ) Thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại và hợp đồng với đơn vị có giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại để vận chuyển, xử lý;

e) Bố trí nhà vệ sinh, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải, công trình xử lý nước thải tạm thời trên công trường thi công, văn phòng điều hành công trường và khu vực lán trại công nhân;

g) Thực hiện các biện pháp giảm bụi, ồn, rung, các biện pháp thoát nước, chống ngập cục bộ; xây dựng và tổ chức thực hiện phương án ứng phó sự cố, bảo đảm an toàn giao thông trong suốt quá trình thi công;

h) Khai thác khoáng sản để làm vật liệu xây dựng, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo đúng quy định pháp luật về khoáng sản và tài nguyên nước; tổ chức quản lý vật liệu nổ công nghiệp và nổ mìn thi công theo đúng quy định pháp luật về vật liệu nổ công nghiệp;

i) Quản lý, bảo dưỡng, duy trì trạng thái kỹ thuật của phương tiện vận tải, phương tiện, thiết bị, máy thi công xây dựng theo đúng quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; tuân thủ quy định về tải trọng phương tiện; che chắn, ngăn ngừa rò rỉ, rơi vãi gây ô nhiễm môi trường trong vận chuyển nguyên vật liệu, chất thải trong suốt quá trình thi công;

k) Hoàn nguyên môi trường, thu dọn vệ sinh công trường, thanh thải lòng sông, kênh sau khi hoàn thành thi công gói thầu;

l) Hợp tác, cung cấp thông tin liên quan cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong kiểm tra, thanh tra.

3. Khuyến khích nhà thầu thi công xây dựng:

a) Thực hiện quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000;

b) Áp dụng những giải pháp khai thác và sử dụng nguyên vật liệu xây dựng một cách hợp lý, hiệu quả, cân bằng môi trường sinh thái;

c) Tái sử dụng, tái chế chất thải để sử dụng cho mục đích có ích; tận dụng phế liệu, phế thải xây dựng kết hợp với kết quả nghiên cứu khoa học hoặc công nghệ mới để tạo thành những sản phẩm có ích, phù hợp quy chuẩn và bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường;

d) Trích lập quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 1 Điều 149 Luật Bảo vệ môi trường.

Điều 14. Đối với nhà thầu tư vấn môi trường

1. Nhà thầu tư vấn quan trắc môi trường phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; nội dung của giấy chứng nhận phải phù hợp với các nội dung quan trắc môi trường trong quá trình thi công xây dựng dự án.

2. Nhà thầu tư vấn quan trắc môi trường phải tuân thủ các quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường, quy chuẩn kỹ thuật môi trường và chịu trách nhiệm trước chủ dự án và trước pháp luật về các thông tin, số liệu do mình tạo lập trong thực hiện công tác quan trắc môi trường.

Mục 3: GIAI ĐOẠN KẾT THÚC XÂY DỰNG ĐƯA CÔNG TRÌNH CỦA DỰ ÁN VÀO KHAI THÁC SỬ DỤNG

Điều 15. Báo cáo hoàn thành công tác bảo vệ môi trường

1. Các dự án có công trình xử lý chất thải, chủ dự án phải thực hiện vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT và khoản 4 Điều 16 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.

2. Chủ dự án của các đối tượng quy định tại cột 4 Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP phải lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ trong giai đoạn vận hành theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT gửi cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM để kiểm tra, xác nhận trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức.

3. Hoạt động kiểm tra, xác nhận công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án được quy định tại Điều 17 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và Chương IV Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.

4. Đối với các dự án do Bộ Giao thông vận tải phê duyệt báo cáo ĐTM, Vụ Môi trường tổ chức kiểm tra, trình lãnh đạo Bộ xác nhận công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án.

Chương IV

CÔNG TÁC KIỂM TRA, BÁO CÁO

Điều 16. Báo cáo môi trường hàng năm

1. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm của từng dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo mẫu tại Phụ lục 4 Thông tư này phải được chủ dự án lập, gửi trước ngày 01 tháng 12 hàng năm tới:

a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Cục trực thuộc Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý nhà nước chuyên ngành đối với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông do Bộ Giao thông vận tải quản lý;

b) Sở Giao thông vận tải có liên quan đối với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông do địa phương quản lý.

2. Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các Cục trực thuộc Bộ Giao thông vận tải tổng hợp và sao gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm của các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của mình về Bộ Giao thông vận tải trước ngày 10 tháng 12 hàng năm.

3. Các Sở Giao thông vận tải tổng hợp và sao gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm của các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông do địa phương quản lý về Bộ Giao thông vận tải trước ngày 10 tháng 12 hàng năm.

4. Vụ Môi trường tổng hợp báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm của các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông do các cơ quan quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này gửi trong lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm của ngành Giao thông vận tải.

Điều 17. Kiẩm tra công tác bảo vệ môi trường

1. Kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ môi trường được thực hiện như sau:

a) Phải được xây dựng hàng năm và thông báo công khai tới các cơ quan, đơn vị và chủ dự án có liên quan;

b) Nội dung kiểm tra gồm việc tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và các nội dung được phê duyệt trong báo cáo ĐTM, KHBVMT của dự án trong thi công xây dựng;

c) Việc kiểm tra phải được thông báo trước cho chủ dự án bằng văn bản trong thời hạn ít nhất 5 ngày trước khi thực hiện kiểm tra.

2. Vụ Môi trường, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các Cục trực thuộc Bộ Giao thông vận tải phối hợp xây dựng, thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông do Trung ương quản lý.

3. Các Sở Giao thông vận tải xây dựng, thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông do địa phương quản lý.

4. Ngoài quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp cần thiết, Vụ Môi trường tổ chức kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 18. Trách nhiệm của Tổng cục, các Cục, các Tổng công ty, các Công ty trực thuộc Bộ Giao thông vận tải

1. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định của Thông tư này.

2. Có bộ phận, cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về công tác bảo vệ môi trường.

3. Tổ chức việc thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán lập báo cáo ĐTM, KHBVMT các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư.

4. Tuyên truyền, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định của Thông tư này.

Điều 19. Trách nhiệm của các cơ quan tham mưu thuộc Bộ Giao thông vận tải

1. Vụ Môi trường có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn, triển khai công tác bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quy định tại Thông tư này;

b) Định kỳ hàng năm lập, trình lãnh đạo Bộ báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm của ngành Giao thông vận tải;

c) Chủ trì xây dựng, trình lãnh đạo Bộ phê duyệt kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và thực hiện kiểm tra việc thực thi quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định của Thông tư này trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

2. Vụ Kế hoạch - Đầu tư chủ trì trình lãnh đạo Bộ phê duyệt phân bổ kinh phí ngân sách nhà nước của Bộ phục vụ công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải và trong dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

3. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Môi trường trình lãnh đạo Bộ quyết định các hình thức khen thưởng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong thực hiện công tác bảo vệ môi trường dự án đầu tư xây dựng kế cấu hạ tầng giao thông theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định của Thông tư này.

4. Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, các Vụ, Ban thuộc Bộ theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Vụ Môi trường tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định của Thông tư này trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

Điều 20. Trách nhiệm của cơ quan địa phương

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Thông tư này trong công tác xây dựng, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông địa phương và trong dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý.

2. Các Sở Giao thông vận tải chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định của Thông tư này; chủ động nắm tình hình, diễn biến môi trường tại các công trường thi công xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn; tham gia các đoàn kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của Bộ Giao thông vận tải đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn quản lý.

Điều 21. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 9 năm 2015 và thay thế Thông tư số 09/2010/TT-BGTVT ngày 06 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và Thông tư số 13/2012/TT-BGTVT ngày 24 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2010/TT-BGTVT ngày 06 tháng 4 năm 2010.

Điều 22. Điều khoản thi hành

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, Cục trưởng các Cục chuyên ngành, Thủ trưởng các cơ quan, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 22;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GTVT;
- Báo GT; Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, MT.

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

 

PHỤ LỤC SỐ 1

MẪU ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN CHI PHÍ LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
của (Tên chiến lược/quy hoạch/kế hoạch)

A. Đề cương

I. Sự cần thiết, cơ sở pháp lý

II. Phương pháp thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)

III. Nội dung thực hiện ĐMC1

1. Phạm vi đánh giá điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng chịu tác động2

2. Đánh giá sự phù hợp của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường3

3. Đánh giá dự báo xu hướng tiêu cực, tích cực của các vấn đề môi trường trong trường hợp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

4. Đánh giá dự báo xu hướng tác động biến đổi khí hậu trong trường hợp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

5. Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược4

6. Giải pháp duy trì xu hướng tích cực, phòng ngừa giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường trong trường hợp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

7. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu

B. Dự toán chi phí

I. Căn cứ lập dự toán

II. Dự toán

Tính tổng mức chi theo quy định tại Thông tư số 50/2012/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2012.

Tổng chi phí thực hiện ĐMC là: ...........................đồng

 

Người lập
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Cơ quan lập chiến lược/quy hoạch/kế hoạch
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu

 

PHỤ LỤC SỐ 2

MẪU ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN CHI PHÍ LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG/KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
của (Tên dự án)

A. Đề cương

I. Giới thiệu về dự án

1. Mô tả tóm tắt dự án

1.1. Tên dự án

1.2. Chủ dự án

1.3. Địa chỉ liên hệ

1.4. Địa điểm thực hiện dự án1

1.5. Quy mô và các tiêu chuẩn kỹ thuật2

1.6. Hiện trạng tuyến3

1.7. Tổng mức đầu tư dự kiến

2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc lập báo cáo ĐTM/KHBVMT

2.1. Căn cứ pháp lý về dự án

2.2. Căn cứ kỹ thuật áp dụng cho dự án

II. Nội dung của báo cáo ĐTM/KHBVMT4

III. Phương pháp thực hiện

IV. Khối lượng công việc thực hiện

1. Điều tra, khảo sát5

1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất, khí hậu, khí tượng, thủy/hải văn

1.2. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường

1.3. Hiện trạng tài nguyên sinh vật

1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội

2. Tham vấn cộng đồng6

2.1. Xã (Phường, Thị trấn)

2.2. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng chịu tác động trực tiếp của dự án

3. Viết báo cáo chuyên đề7

V. Tiến độ thực hiện lập báo cáo ĐTM/KHBVMT

B. Dự toán chi phí

I. Căn cứ lập dự toán

II. Dự toán chi tiết8

TT

Hạng mục

Đơn v

Khi ng

Đơn giá (VNĐ)

Thành tin (VNĐ)

Căn cứ

I

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TNG CNG (Từ ....đến)

 

 

 

 

 

Ghi chú:

1.…

2.…

3. Bảng tính đơn giá ....

 

Người lập
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Chủ dự án
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh, đóng du)

 

PHỤ LỤC SỐ 3

MẪU BIÊN BẢN GIÁM SÁT SỰ TUÂN THỦ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông)

(Tên chdự án)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

(Địa danh), ngàythángnăm …….

 

BIÊN BẢN GIÁM SÁT SỰ TUÂN THỦ MÔI TRƯỜNG

I. Thông tin chung:

1. Dự án: …………………………………………………………………………………………

2. Gói thầu: ………………………………………………………………………………………

3. Hạng mục công việc: ………………………………………………………………………..

4. Nhà thầu thi công: ……………………………………………………………………..…….

5. Tư vấn giám sát: …………………………………………………………………………….

II. Hoạt động thi công:

1. Hạng mục công việc: ……………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………

2. Thiết bị thi công: …………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………

3. Số lưng công nhân: ……………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………

III. Đánh giá sự tuân th môi trưng:

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nội dung của kế hoạch quản lý môi trường và các biện pháp xử lý chất thải, các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường trong báo cáo ĐTM/KHBVMT của dự án.

Nội dung

Đánh giá

Tt

Trung bình

Kém

1. Quản lý chất thải

 

 

 

+ Nhà vệ sinh tại công trường: ………………………………………..

…………………………………………………………………………….

 

 

 

+ Số lượng thùng rác: ………………………………………….............

……………………………………………………………………………….

 

 

 

+ Lưu giữ chất thải thi công: …………………………………………...

………………………………………………………………………………

 

 

 

+ Lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại: ……………………………………

………………………………………………………………………………

 

 

 

+ Lưu giữ vt liu: …………………………………………....................

……………………………………………………………………………….

 

 

 

2. Kiểm soát nưc thải

 

 

 

+ Hệ thống thoát nước công trường: …………………………………..

……………………………………………………………………………….

 

 

 

+ Hệ thống hố thu nước: …………………………………………..........

……………………………………………………………………………….

 

 

 

+ Các ni dung khác: …………………………………………................

……………………………………………………………………………….

 

 

 

3. Giảm thiểu các tác động do bụi, tiếng ồn và độ rung:

 

 

 

+ Phun nước giảm bi: ………………………………………….............

……………………………………………………………………………….

 

 

 

+ Thu gom chất thải rơi vãi trên công trường và đường tiếp cận:

…………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………….

 

 

 

+ Các ni dung khác: ………………………………………….............

……………………………………………………………………………….

 

 

 

4. Hệ thống biển báo, hàng rào, an toàn lao động và phòng cháy, chữa cháy:

 

 

 

+ Hệ thống biển báo, hàng rào: …………………………………………

……………………………………………………………………………….

 

 

 

+ Thiết bị phòng cháy, chữa cháy: ……………………………………...

……………………………………………………………………………….

 

 

 

+ Dụng cụ bảo hộ lao động: ………………………………………….....

……………………………………………………………………………….

 

 

 

+ Các ni dung khác: …………………………………………...............

………………………………………………………………………………

 

 

 

5. Tác động tới khu vực nhạy cảm xung quanh công trường và dọc các đường tiếp cận:

 

 

 

+ Kế hoạch thi công của nhà thầu: ……………………………………..

……………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………….

 

 

 

+ Các tác động đến khu vực nhạy cảm xung quanh công trường:

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

 

 

 

6. Khu vc đ thải:

 

 

 

+ V trí đ thải: …………………………………………...........................

………………………………………………………………………………

 

 

 

+ Hiện trạng khu vực đổ thải: …………………………………………...

………………………………………………………………………………

 

 

 

+ Tác động tới môi trường xung quanh khu vực đổ thải:……………...

………………………………………………………………………………

 

 

 

IV. Kết luận: ……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

 

Chủ dự án
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh, đóng du)

 

Nhà thầu thi công
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh)

Tư vấn giám sát
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh)

 

PHỤ LỤC SỐ 4

MẪU BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG HÀNG NĂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông)

(Tên chủ dự án)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------

Số: ……….

(Địa danh), ngàytháng năm ……

           

BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Dự án: (Tên dự án)
Năm: ………

Kính gửi: …………………………………………………..

I. Thông tin chung

1. Tên chủ dự án: ………………………………………………………………………………

2. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………….

3. Điện thoại/Fax: ………………………………………………………………………………

4. Email: …………………………………………………………………………………………

II. Thông tin về dự án

1. Tên dự án: ……………………………………………………………………………………

2. Tiến độ thực hiện: ……………………………………………………………………………

3. Địa điểm thực hiện dự án: ………………………………………………………………….

4. Qui mô dự án: (Tóm tắt về: các hạng mục công trình, tiêu chuẩn thiết kế, công nghệ áp dụng, tổng mức đầu tư v.v...)

……………………………………………………………………………………………………………

III. Hiện trạng công tác bảo vệ môi trường của dự án

1. Quản lý môi trường chung dự án:

a) Hồ sơ:

Cấp phê duyệt:

ĐTM

Bộ TN&MT





KHBVMT

Bộ GTVT





 

UBND

 



Thời điểm phê duyệt: ………………………………………………….

Số Quyết định phê duyệt: ………………………………………………….

b) Kế hoạch quản lý môi trường:

Thời điểm phê duyệt:

c) Báo cáo giám sát, quan trắc môi trường định kỳ:

 

Số lần báo cáo đã thực hiện:



Không



…………………………………



Không



…………………………………

2. Quản lý chất thải dự án:

(Các mục từ a đến d dưới đây phải lập riêng cho từng gói thầu trong trường hợp dự án có nhiều gói thầu thi công xây dựng)

a) Hồ sơ quản lý chất thải:

+ Số đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại:



Không



+ Hợp đồng vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại:



Không



+ Hợp đồng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt:



Không



+ Thỏa thuận vị trí đổ chất thải thi công xây dựng:



Không



+ Các loại văn bản khác (như giấy phép về: khai thác nước ngầm, xả thải vào nguồn nước v.v...):



Không

 

b) Công trình xử lý chất thải:



Không



Loại công trình xử lý chất thải: ……………………………………

c) Biện pháp giảm thiu ô nhiễm bụi, n, rung đã áp dụng: ………………………………

d) Biện pháp thoát nước, phòng, chng ngập đã áp dụng: ……………………………….

3. Thống kê nguyên nhiên vật liệu:

TT

Tên gói thầu thi công

Loại nguyên nhiên vật liệu

Lượng sử dụng trong năm (theo tấn hoặc m3)

Tn

m3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số:

 

 

4. Thống kê chất thải thi công xây dựng:

TT

Tên gói thầu thi công

Tên chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/bùn)

Lượng phát sinh trong năm (theo tấn hoặc m3)

Vị trí đổ thải

Tn

m3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng số:

 

 

 

 

5. Thống kê rác thải sinh hoạt:

TT

Tên gói thầu thi công

Lượng phát sinh trong năm
(theo kg hoặc m3)

Tổ chức tiếp nhận, xử lý

kg

m3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng số:

 

 

 

6. Thống kê chất thải nguy hại:

TT

Tên gói thầu thi công

Tên chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/bùn)

Lượng phát sinh trong năm (theo kg hoặc m3 )

Tổ chức tiếp nhận, xử lý

kg

m3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng số:

 

 

 

 

7. Hiện trạng, diễn biến môi trường khu vực dự án:

(Môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội; các tác động môi trường, tai biến, sự cố, các vấn đề bức xúc về môi trường và nguyên nhân, dự báo thách thức về môi trường)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

8. Kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với công tác bảo vệ môi trường dự án:

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

9. Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường:

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

IV. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: …

Chủ dự án
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)





 



1 Từng nội dung ĐMC cần nêu rõ công việc cần thực hiện như điều tra, thu thập số liệu, đo đạc, viết báo cáo chuyên đề và các công tác khác; nhân công, thời gian thực hiện nội dung đó.

2 Phạm vi không gian, trong đó chỉ rõ những vùng lãnh thổ đã xác định để thực hiện ĐMC; phạm vi thời gian thực hiện ĐMC.

3 Nêu rõ các vấn đề môi trường chính liên quan đến chiến lược/quy hoạch/kế hoạch cần xem xét trong ĐMC; các mục tiêu môi trường trong các văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch hành động về bảo vệ môi trường có liên quan đến các vấn đề môi trường đã xác định ở trên; các vấn đề môi trường chính được tiếp tục xem xét trong các bước thực hiện ĐMC; Trường hợp dự tho chiến lược/quy hoạch/kế hoạch có nhiều phương án, phải xác định các vấn đề môi trường; chính cho từng phương án.

4 Mô tả quá trình tổ chức tham vấn các bên liên quan, trong đó nêu rõ việc tham vấn các bên liên quan sẽ được thực hiện ở các bước nào trong quá trình ĐMC, mục đích tiến hành tham vấn, đối tượng tiến hành tham vn, phương pháp tham vấn, nội dung tham vấn.

1 Nêu rõ phạm vi thực hiện dự án theo địa danh hành chính.

2 Lưu ý trình bày làm rõ về quy mô dự án theo quy định tại Phụ lục số II và Phụ lục số III của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.

3 Đối với dự án nâng cấp, cải tạo phải nêu rõ cấp hiện tại, lưu lượng giao thông, mặt cắt đặc trưng, các giao cắt, khu dân cư, trường học, bệnh viện, đền, chùa, khu di tích v.v...

4 Ngoài các nội dung quy định tại các Phụ lục số 2.3, 5.5, 5.6 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT cần nêu rõ các đặc điểm riêng và nội dung cần đánh giá, thực hiện đối với dự án.

5 Từng nội dung điều tra khảo sát cần nêu rõ thời gian, nhân công thực hiện; thông số, phương pháp đo dạc, lấy mẫu phân tích. Thuyết minh rõ nhu cầu đo đạc, lấy mẫu phân tích từng thông số môi trường gắn với tác động môi trường từ các hoạt động của dự án.

6 Nêu rõ thời gian, nhân công thực hiện, hình thức tham vấn, nội dung và đối tượng tham vấn.

7 Trình bày rõ tên, nội dung của từng chuyên đề cần thực hiện.

8 Lập dự toán theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Trường hợp chưa có đơn giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành, phải có phần ghi chú giải thích rõ phương pháp tính toán để xác định đơn giá áp dụng trong dự toán chi tiết.