cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư số 53/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi Thông tư 27/2009/TT-BNN về kiểm dịch nhập khẩu trâu, bò từ Lào, Cămpuchia vào Việt Nam

  • Số hiệu văn bản: 53/2014/TT-BNNPTNT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Ngày ban hành: 30-12-2014
  • Ngày có hiệu lực: 14-02-2015
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3627 ngày (9 năm 11 tháng 12 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 53/2014/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2014

 

THÔNG TƯ

V/V SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 27/2009/TT-BNN NGÀY 28/5/2009 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ KIỂM DỊCH NHẬP KHẨU TRÂU, BÒ TỪ CÁC NƯỚC LÀO VÀ CĂMPUCHIA VÀO VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;

Căn cứ Pháp lệnh giống vật nuôi ngày 24 tháng 3 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y; Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 27/2009/TT-BNN về kiểm dịch nhập khẩu trâu, bò từ các nước Lào, Cămpuchia vào Việt Nam.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2009/TT-BNN ngày 28/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về kiểm dịch nhập khẩu trâu, bò từ các nước Lào và Cămpuchia vào Việt Nam

1. Điểm c, d, đ khoản 2 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“c) Kiểm tra các bệnh: Sẩy thai truyền nhiễm, Xoắn khuẩn, Lao bò, Lở mồm long móng (LMLM) đối với từng lô trâu, bò theo tỷ lệ lưu hành ước tính là 10% (theo phụ lục Thông tư này), nếu kết quả kiểm tra âm tính thì được phép giết mổ;

d) Xử lý đàn trâu bò có kết quả kiểm tra dương tính: Nếu dương tính với bệnh LMLM thì phải cách ly, tiêm phòng vắc xin LMLM tam giá cho toàn đàn; đối với bệnh Sẩy thai truyền nhiễm, Xoắn khuẩn thì điều trị toàn đàn hoặc kiểm tra từng con trâu, bò và điều trị những con có kết quả dương tính; thời gian theo dõi cách ly kiểm dịch từ 15 đến 21 ngày, trường hợp thời gian cách ly kiểm dịch quá thời hạn thì Chi cục Thú y phải thông báo cho chủ hàng biết rõ lý do;

Riêng đối với bệnh Lao bò thì phải cách ly và kiểm tra lại từng con, nếu dương tính thì phải giết mổ bắt buộc và xử lý nhiệt đối với thân thịt không có bệnh tích Lao bò trước khi sử dụng làm thực phẩm hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng làm thức ăn chăn nuôi; đối với nội tạng, phụ phẩm và thân thịt có bệnh tích phải tiêu hủy;

đ) Thông báo kết thúc thời gian nuôi cách ly kiểm dịch đối với trâu, bò nhập khẩu đáp ứng các điều kiện sau: Khỏe mạnh về lâm sàng, đáp ứng yêu cầu quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều này, đã được phun tắm thuốc diệt ký sinh trùng ngoài da; nếu trâu, bò không đảm bảo các điều kiện để công bố kết thúc thời gian nuôi cách ly kiểm dịch thì Chi cục Thú y báo cáo về Cục Thú y để hướng dẫn xử lý kịp thời.”

2. Bãi bỏ điểm e khoản 2 Điều 6.

3. Điểm c khoản 2 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“c) Thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch trâu, bò thu gom sau nhập khẩu tại các xã biên giới theo hướng dẫn tại Thông tư này. Chi cục Thú y báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp và báo cáo Cục Thú y định kỳ theo qu‎ý, năm về tình hình kiểm dịch thu gom sau nhập khẩu”.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2015.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;
- Ban Chỉ đạo quốc gia PCDCGC;
- UBND các tỉnh, TP;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư Pháp;
- Các Bộ: Công an, Công thương, Tài chính, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng;
- Vụ Pháp chế, Trung tâm KN Quốc gia - Bộ NN&PTNT;
- Các Cục: Quản lý thị trường - Bộ Công thương; Quân nhu – Bộ Quốc phòng; Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ - Bộ Công an;
- Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính;
- Sở NN & PTNT, CCTY các tỉnh, TP;
- Các CQTY vùng, CCKDĐV vùng, TTKTVSTY TW thuộc Cục Thú y;
- Lưu
VT, TY.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám

 

PHỤ LỤC

SỐ LƯỢNG MẪU ĐƯỢC LẤY ĐỂ PHÁT HIỆN BỆNH
(Kèm theo Thông tư số: 53/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 /12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tổng đàn

Tỷ lệ lưu hành ước tính

0,1%

0,5%

1%

2%

5%

10%

20%

20

20

20

20

20

20

16

10

50

50

50

48

48

35

22

12

100

100

100

96

78

45

25

13

200

200

290

155

105

51

27

14

500

500

349

225

129

56

28

14

1.000

950

450

258

138

57

29

14

5.000

2253

564

290

147

59

29

14

10.000

2588

581

294

148

59

29

14

> 10.000

2995

598

299

149

59

29

14