Thông tư số 57/2013/TT-BGTVT ngày 27/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về bảo đảm an ninh tại cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài
- Số hiệu văn bản: 57/2013/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Ngày ban hành: 27-12-2013
- Ngày có hiệu lực: 15-02-2014
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 15-02-2021
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 20-01-2022
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2896 ngày (7 năm 11 tháng 11 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 20-01-2022
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/2013/TT-BGTVT | Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2013 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM AN NINH TẠI CẢNG THỦY NỘI ĐỊA TIẾP NHẬN PHƯƠNG TIỆN THỦY NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về bảo đảm an ninh tại cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định các hoạt động liên quan đến việc bảo đảm an ninh tại cảng thủy nội địa có tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.
Điều 2. Đổi tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài liên quan đến hoạt động đánh giá, phê duyệt và cấp giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.
2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có phương tiện thủy hoạt động tại cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài quy định trong Thông tư này là cầu cảng, bến cảng hoặc cảng thủy nội địa được Bộ Giao thông vận tải công bố có tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.
2. Cơ quan thực hiện công tác an ninh cảng thủy nội địa là cơ quan, đơn vị thực hiện việc đánh giá an ninh cảng thủy nội địa; thẩm định phê duyệt đánh giá an ninh cảng thủy nội địa; phê duyệt Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa; cấp Giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa và tổ chức thực hiện Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa.
3. Nhân viên an ninh cảng thủy nội địa là người được doanh nghiệp kinh doanh, khai thác cảng chỉ định và chịu trách nhiệm đối với việc xây dựng, thực thi và duy trì Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa và là đầu mối liên lạc với các sĩ quan an ninh tàu và nhân viên an ninh công ty.
4. Doanh nghiệp khai thác cảng thủy nội địa là tổ chức, cá nhân trực tiếp kinh doanh, khai thác cảng thủy nội địa.
Chương 2.
AN NINH CẢNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 4. Cấp độ an ninh cảng thủy nội địa
Cấp độ an ninh cảng thủy nội địa phân thành 03 cấp độ an ninh.
a) Cấp độ an ninh 1 là cấp độ mà các biện pháp bảo vệ an ninh thích hợp phải được duy trì liên tục;
b) Cấp độ an ninh 2 là cấp độ mà các biện pháp bảo vệ an ninh bổ sung phải được duy trì trong khoảng thời gian có nguy cơ cao của một sự cố an ninh;
c) Cấp độ an ninh 3 là cấp độ mà các biện pháp bảo vệ an ninh cụ thể phải được duy trì trong khoảng thời gian hạn chế khi một sự cố an ninh có thể xảy ra hoặc sắp xảy ra, mặc dù có thể không xác định được mục tiêu cụ thể.
Điều 5. Các biện pháp bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa
Các biện pháp bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa phải phù hợp với từng cấp độ an ninh:
1. Cấp độ an ninh 1
a) Đảm bảo duy trì thực hiện mọi nhiệm vụ an ninh cảng thủy nội địa trong Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa;
b) Theo dõi tất các hoạt động diễn ra trong khu vực cảng thủy nội địa kể cả khu vực neo đậu;
c) Kiểm soát các khu vực hạn chế trong cảng;
d) Kiểm tra, giám sát khu vực làm hàng;
đ) Kiểm tra, giám sát hoạt động nhận đồ dự trữ cho tàu;
e) Đảm bảo việc trao đổi thông tin an ninh kịp thời.
2. Cấp độ an ninh 2
Các biện pháp bảo vệ bổ sung nêu trong Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa phải được triển khai thực hiện đối với mỗi hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cấp độ an ninh 3
Các biện pháp tăng cường bảo vệ đặc biệt trong Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa phải được triển khai thực hiện đối với mỗi hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 6. Đánh giá an ninh cảng thủy nội địa
1. Đánh giá an ninh cảng thủy nội địa do doanh nghiệp khai thác cảng tổ chức thực hiện theo các nội dung quy định tại Phụ lục I của Thông tư này và có sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng thủy nội địa.
2. Những người thực hiện đánh giá an ninh cảng thủy nội địa phải có chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực được phân công đánh giá.
3. Đánh giá an ninh cảng thủy nội địa phải được thực hiện định kỳ hàng năm, lưu ý đến sự thay đổi các nguy cơ an ninh và những thay đổi của cảng thủy nội địa.
4. Đánh giá an ninh cảng thủy nội địa phải có các nội dung sau:
a) Xác định và đánh giá những tài sản và cơ sở hạ tầng cần được bảo vệ;
b) Xác định mối đe dọa có thể xảy ra đối với con người, tài sản, cơ sở hạ tầng quan trọng và khả năng xảy ra để thiết lập và ưu tiên các biện pháp an ninh;
c) Xác định các biện pháp đối phó cần được ưu tiên lựa chọn để làm giảm khả năng bị tổn hại;
d) Xác định những hạn chế về con người, cơ sở hạ tầng, quy trình và chính sách trong bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa.
Điều 7. Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa
1. Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa do doanh nghiệp khai thác cảng xây dựng theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nhằm đảm bảo việc áp dụng các biện pháp bảo vệ người, cảng, tàu, hàng hóa, các đơn vị vận chuyển hàng hóa, đồ dự trữ của tàu trong phạm vi cảng, tránh các rủi ro của một sự cố an ninh.
2. Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa phải được lập và duy trì trên cơ sở đánh giá an ninh cảng thủy nội địa. Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa phải đưa ra các biện pháp phù hợp đối với ba cấp độ an ninh.
Điều 8. Cam kết an ninh cảng thủy nội địa
Bản cam kết an ninh được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này, dựa trên cơ sở đánh giá nguy cơ rủi ro có thể xảy ra từ các hoạt động giao tiếp giữa tàu với cảng hoặc giữa tàu với tàu đối với người, tài sản và môi trường.
1. Tàu hoặc cảng có thể yêu cầu một bản cam kết an ninh trong trường hợp:
a) Tàu có cấp độ an ninh cao hơn so với cảng hoặc tàu khác mà nó đang giao tiếp;
b) Có ký kết thỏa thuận về cam kết an ninh giữa các nước ký kết đối với một số tuyến quốc tế hoặc đối với một số tàu cụ thể trên các tuyến đó;
c) Đã có mối đe dọa an ninh hoặc sự cố an ninh liên quan đến tàu hoặc cảng;
d) Tàu đang ở trong cảng, nhưng không yêu cầu cảng phải có và thực thi Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa đã được phê duyệt;
đ) Tàu đang tiến hành các hoạt động giao tiếp với tàu khác, nhưng không yêu cầu phải có và thực thi một Kế hoạch an ninh tàu được phê duyệt.
2. Nội dung trong bản cam kết an ninh phải được cảng hoặc tàu xác báo phù hợp với cấp độ an ninh của cảng và tàu.
3. Bản cam kết an ninh phải do thuyền trưởng hoặc sĩ quan an ninh tàu và nhân viên an ninh cảng thủy nội địa hoặc tổ chức chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh trên bờ thay mặt cho cảng lập.
Điều 9. Đào tạo, huấn luyện an ninh cảng thủy nội địa
1. Cán bộ, nhân viên làm công tác bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa phải hoàn thành khóa đào tạo, huấn luyện về an ninh cảng thủy nội địa tại cơ sở đào tạo có chuyên ngành đào tạo về an ninh bến cảng theo đúng chương trình đào tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Sau khi nhận được kết quả học tập của học viên và xác nhận của cơ sở đào tạo, trong thời gian 05 ngày làm việc, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo, huấn luyện an ninh cảng thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.
Điều 10. Kiểm tra, giám sát an ninh cảng thủy nội địa
1. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải, Cảng vụ Đường thủy nội địa trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác an ninh tại các cảng thủy nội địa. Danh mục kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư này.
2. Doanh nghiệp khai thác cảng thủy nội địa tự tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác an ninh, để phục vụ cho việc đánh giá an ninh và xây dựng Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa.
Điều 11. Xử lý vi phạm về bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa
Việc xử lý vi phạm về bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa thực hiện theo các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn, an ninh hàng hải.
Chương 3.
THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN LIÊN QUAN ĐẾN AN NINH CẢNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 12. Thủ tục phê duyệt đánh giá an ninh cảng thủy nội địa
1. Doanh nghiệp khai thác cảng thủy nội địa gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt đánh giá an ninh cảng thủy nội địa qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Cảng vụ Đường thủy nội địa. Hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị phê duyệt đánh giá an ninh cảng thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này;
b) Bản đánh giá an ninh cảng thủy nội địa (do lãnh đạo doanh nghiệp ký tên, đóng dấu);
c) Biên bản họp đánh giá an ninh cảng thủy nội địa có chữ ký của đại diện các cơ quan tham gia đánh giá.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cảng vụ Đường thủy nội địa phải tổ chức kiểm tra thực tế tại cảng, trên cơ sở bản đánh giá an ninh cảng thủy nội địa. Nếu hồ sơ đề nghị đánh giá đáp ứng được các yêu cầu theo quy định thì trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra tại cảng, Cảng vụ Đường thủy nội địa trình hồ sơ lên Cục Đường thủy nội địa Việt Nam. Trường hợp hồ sơ không đảm bảo các điều kiện theo quy định Cảng vụ Đường thủy nội địa hướng dẫn và yêu cầu doanh nghiệp làm lại hồ sơ.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ do Cảng vụ Đường thủy nội địa trình, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phê duyệt Đánh giá an ninh. Trường hợp không cấp được phải trả lời doanh nghiệp bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 13. Thủ tục phê duyệt Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa và cấp Giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa
1. Doanh nghiệp khai thác cảng thủy nội địa gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Cảng vụ Đường thủy nội địa. Hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị phê duyệt kế hoạch an ninh và cấp giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục VII của Thông tư này;
b) Bản đánh giá an ninh cảng thủy nội địa đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa (do lãnh đạo doanh nghiệp ký tên, đóng dấu).
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cảng vụ Đường thủy nội địa phải tổ chức kiểm tra thực tế tại cảng, trên cơ sở Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa. Nếu hồ sơ đề nghị đáp ứng được các yêu cầu theo quy định, trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra tại cảng, Cảng vụ Đường thủy nội địa trình hồ sơ lên Cục Đường thủy nội địa Việt Nam. Trường hợp hồ sơ không đảm bảo các điều kiện theo quy định phải hướng dẫn và yêu cầu doanh nghiệp làm lại hồ sơ.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ do Cảng vụ Đường thủy nội địa trình, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phê duyệt Kế hoạch an ninh đồng thời cấp Giấy chứng nhận phù hợp đối với cảng thủy nội địa. Trường hợp không cấp được phải trả lời doanh nghiệp bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 14. Thẩm quyền phê duyệt đánh giá an ninh, kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có trách nhiệm phê duyệt đánh giá an ninh, Kế hoạch an ninh và cấp Giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa trên phạm vi toàn quốc. Giấy chứng nhận phê duyệt đánh giá an ninh theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII, Giấy chứng nhận phù hợp an ninh theo mẫu quy định tại Phụ lục IX của Thông tư này.
Điều 15. Thủ tục xác nhận hàng năm Giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa
1. Doanh nghiệp khai thác cảng thủy nội địa gửi 01 bộ hồ sơ qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Cục Đường thủy nội địa Việt Nam. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị xác nhận hàng năm Giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục X của Thông tư này;
b) Bản đánh giá an ninh cảng thủy nội địa có ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng: hải quan, biên phòng, cảng vụ, y tế, cảnh sát đường thủy, công an, kiểm dịch;
c) Biên bản các buổi tập huấn hoặc diễn tập hoặc huấn luyện theo chương trình Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa dược phê duyệt;
d) Bản chính Giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam xem xét, nếu hồ sơ bảo đảm các điều kiện theo quy định thì xác nhận hàng năm Giấy chứng nhận phù hợp cảng thủy nội địa. Trường hợp hồ sơ không bảo đảm các điều kiện theo quy định phải trả lời doanh nghiệp bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 16. Trách nhiệm tổ chức thực hiện an ninh cảng thủy nội địa
1. Trách nhiệm của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này trên phạm vi toàn quốc và báo cáo kết quả thực hiện định kỳ hàng quý, hàng năm về Bộ Giao thông vận tải;
b) Tổ chức hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp khai thác cảng và kiểm tra việc thực hiện công tác bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa theo quy định tại Thông tư này;
c) Phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc tổ chức thực hiện công tác an ninh cảng thủy nội địa.
2. Trách nhiệm của Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam,
Phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải trong việc trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến an ninh tàu và an ninh cảng thủy nội địa.
3. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
a) Tổ chức hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp khai thác cảng thuộc phạm vi quản lý của địa phương và kiểm tra việc thực hiện công tác bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa theo quy định tại Thông tư này;
b) Phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện công tác an ninh cảng thủy nội địa.
4. Trách nhiệm của Cảng vụ Đường thủy nội địa
a) Chủ động phối hợp với cơ quan thiết lập cấp độ an ninh và các cơ quan hữu quan tại khu vực trách nhiệm để nắm bắt kịp thời thông tin an ninh liên quan đến tàu và cảng để có biện pháp bảo đảm an ninh phù hợp;
b) Hướng dẫn các doanh nghiệp khai thác cảng thủy nội địa đánh giá an ninh cảng thủy nội địa; xây dựng Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa;
c) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo đảm an ninh tại cảng thủy nội địa.
5. Trách nhiệm của doanh nghiệp khai thác cảng thủy nội địa
a) Tổ chức thực hiện đánh giá an ninh cảng thủy nội địa và xây dựng bản đánh giá an ninh cảng thủy nội địa có sự tham gia của đại diện các cơ quan đơn vị gồm Cảng vụ Đường thủy nội địa, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát đường thủy;
b) Xây dựng Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa theo quy định;
Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa.
6. Trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ liên quan đến bảo đảm an ninh tại cảng thủy nội địa
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại cảng thủy nội địa có tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài phải tuân thủ thực hiện các quy định về bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa.
Điều 17. Tổ chức lực lượng thực hiện công tác bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa
1. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam bố trí cán bộ, nhân viên thực hiện công tác bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa.
2. Cảng vụ Đường thủy nội địa trong phạm vi trách nhiệm có cảng thủy nội địa thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này bố trí cán bộ, nhân viên thực hiện công tác an ninh cảng thủy nội địa.
3. Các doanh nghiệp khai thác cảng thủy nội địa bố trí cán bộ, nhân viên chuyên trách và lực lượng trực tiếp thực hiện công tác bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể ngày 15 tháng 02 năm 2014.
Biều 19. Tổ chức thực hiện
1. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng thuộc Bộ, Cục trưởng các Cục: Đường thủy nội địa Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I
(Ban hành kèm theo Thông tư số 57/2013/TT-BGTVTngày 27 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
……………………….Tên cơ quan, đơn vị chủ quản……………….. ……………………..Tên cảng thủy nội địa ......................
ĐÁNH GIÁ AN NINH CẢNG THỦY NỘI ĐỊA TIẾP NHẬN PHƯƠNG TIỆN THỦY NƯỚC NGOÀI (Lần đầu) Tên cơ quan, bộ phận thực hiện:………………………………………………………………. Thời gian tổ chức đánh giá: ………………………………………………………………. (Lưu ý: Đánh giá an ninh cảng thủy nội địa là tài liệu mật, nghiêm cấm việc sao chép, sử dụng, tiếp cận trái phép tài liệu này, trừ những người có trách nhiệm đối với công tác an ninh cảng thủy nội địa. Khi không sử dụng phải lưu giữ trong két bảo mật)
………., tháng…… năm…….. |
MỤC LỤC
Lời nói đầu
I. Khái quát về cảng (1)
II. Cơ sở pháp lý đối với việc đánh giá an ninh cảng thủy nội địa (2)
III. Phương án thực hiện đánh giá an ninh cảng thủy nội địa (3)
IV. Các tài sản, kết cấu hạ tầng quan trọng cần bảo vệ (4)
V. Các mối đe dọa đối với cảng (5)
VI. Hậu quả của các sự cố an ninh (6)
VII. Các khuyến nghị
VIII. Các Phụ lục
Phụ lục 1: Sơ đồ cảng
Phụ lục 2: Danh mục các cầu, bến cảng
Phụ lục 3: Phân tích rủi ro đối với mối đe dọa, tình huống giả định áp vào một tài sản, kết cấu hạ tầng cụ thể, bao gồm các nội dung:
- Quan sát, khảo sát ngay tại vị trí tài sản, kết cấu hạ tầng được thiết lập để mô tả các đặc điểm, yếu tố của chúng dưới góc độ bảo đảm an ninh nếu tình huống giả định xảy ra. Cụ thể cần mô tả về:
+ Vị trí;
+ Vai trò, công dụng của tài sản, kết cấu hạ tầng và ảnh hưởng của nó đối với hoạt động chung của cảng;
+ Loại, cấp cấu trúc của tài sản, kết cấu hạ tầng;
+ Các kết cấu liền kề hoặc tiếp giáp với của tài sản, kết cấu hạ tầng;
+ Hàng rào vòng ngoài;
+ Các lối, vị trí, nơi ra vào hoặc có thể tiếp cận tài sản, kết cấu hạ tầng;
+ Các hệ thống, biện pháp an ninh, bảo vệ hiện đang được vận hành; quy định ra vào, báo động, giám sát xâm nhập, chiếu sáng, camera kiểm soát tiếp cận, xâm nhập v,v...
- Nhận xét về các khiếm khuyết, điểm yếu đối với các vấn đề nêu trong các nội dung đã được mô tả, nhất là về: hàng rào; lối ra vào, tiếp cận; việc lưu thông, qua lại khu vực tài sản, kết cấu hạ tầng; quy định, cách thức kiểm tra, kiểm soát; báo động; ý thức cảnh giác của cán bộ, nhân viên và việc phổ biến, huấn luyện về an ninh v.v...
- Các biện pháp an ninh cần thiết lập, áp dụng khi các Cấp độ an ninh cao hơn được thiết lập cho cảng thủy nội địa:
+ Cấp độ an ninh 2;
+ Cấp độ an ninh 3.
- Tính toán, lập Bảng kết quả phân tích rủi ro đối với các mối đe doạ tiềm ẩn, phù hợp với tình hình an ninh thực tế của cảng mình
Giải thích các Ghi chú bằng số (...) tại trang Mục lục: - Ghi chú (1): Doanh nghiệp cảng tập hợp, thu thập thông tin về cảng thủy nội địa như sau: a) Vị trí địa lý, diện tích và ranh giới tiếp giáp (vùng đất cảng, vùng nước trước cảng); b) Vai trò của cảng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh, khu vực hoặc quốc gia; c) Số lượng và chủng loại hàng thông qua càng; d) Số lượt tàu đến cảng trong năm, loại tàu và quốc tịch tàu; đ) Loại công trình cảng; e) Các kết cấu hạ tầng của cảng; g) Sơ đồ tổ chức, điều hành sản xuất, kinh doanh; h) Các nội quy, quy định, quy trình hiện hành liên quan đến trật tự, trị an cảng; - Ghi chú (2): Nêu rõ việc thực hiện các quy định của Thông tư này. - Ghi chú (3): Nêu các nội dung: thành phần tham gia đánh giá an ninh cảng thủy nội địa gồm những ai? Nội dung tập hợp thông tin về kết cấu hạ tầng quan trọng cần bảo vệ và các vấn đề liên quan thực hiện trong bao lâu? - Ghi chú (4): tham khảo mục 15.7 phần B của Bộ luật An ninh tàu và bến cảng (Bộ luật ISPS) để xác định những tài sản, kết cấu hạ tầng cụ thể nào là quan trọng, cần bảo vệ. - Ghi chú (5): Xác định các mối đe doạ đối với cảng như trộm cắp, buôn lậu ma túy, di cư, vượt biên trái phép và lậu vé; trộm cắp có vũ trang đối với tàu biển; phá hoại; khủng bố và tham khảo mục 15.11 Phần B của Bộ luật ISPS để xác định các mối đe dọa, sự cố an ninh cụ thể có thể xảy ra đối với cảng của mình. - Ghi chú (6): nêu những hậu quả chung và hậu quả, ảnh hưởng hậu quả của các tình huống giả định. |
ĐÁNH GIÁ AN NINH CẢNG THỦY NỘI ĐỊA
STT | NỘI DUNG | ĐÁNH GIÁ | |||
I | Tổng quát | ||||
1 | Tên cảng thủy nội địa |
| |||
2 | Doanh nghiệp cảng thủy nội địa |
| |||
3 | Tên của cán bộ an ninh cảng thủy nội địa |
| |||
4 | Số lượt tàu thuộc diện áp dụng quy định bảo đảm an ninh ghé vào cảng trong năm qua |
| |||
5 | Loại tàu thuộc diện áp dụng quy định bảo đảm an ninh ghé vào cảng trong năm qua |
| |||
6 | Thời gian kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa đã được phê duyệt |
| |||
7 | Từ ngày được phê duyệt đến nay cảng có thay đổi lớn gì về kết cấu, trang thiết bị hay khai thác không? | □ Có Chuyển đến Mục VI | □ Không | ||
8 | Từ ngày được phê duyệt đến nay tại cảng có xảy ra sự cố an ninh nào không? | □ Có Chuyển đến Mục VI | □ Không | ||
II | Tổ chức an ninh cảng và trách nhiệm |
| |||
1 | Ban (bộ phận) an ninh cảng có được thành lập không? | □ Có | □ Không | ||
2 | Ban (bộ phận) an ninh cảng thủy nội địa có họp định kỳ không? | □ Có Chu kỳ: | □ Không | ||
3 | Cán bộ an ninh có được chỉ định bằng văn bản không? | □ Có | □ Không | ||
4 | Các thành viên trong ban (bộ phận) an ninh cảng thủy nội địa có hiểu rõ trách nhiệm của mình không? | □ Có | □ Không | ||
5 | Các nhân viên bảo vệ có hiểu rõ trách nhiệm của mình không? | □ Có | □ Không | ||
6 | Các nhân viên khác trong cảng có hiểu rõ trách nhiệm của mình không? | □ Có | □ Không | ||
7 | Cảng có thiết lập các quy trình nhằm bảo vệ các thông tin nhạy cảm về an ninh đường thủy nội địa, kể cả Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa không? | □ Có | □ Không | ||
8 | Cảng có thiết lập mối quan hệ với các cơ quan có liên quan đến an ninh đường thủy nội địa không? | □ Có | □ Không | ||
9 | Cảng có ký bản cam kết an ninh với tàu không? | □ Có | □ Không | ||
III | Các biện pháp an ninh |
|
| ||
1 | Các biện pháp an ninh đối với kiểm soát tiếp cận cảng thủy nội địa |
|
| ||
1.1 | Các biện pháp an ninh thủy nội địa đang áp dụng có kiểm soát được |
|
| ||
| - Cán bộ, nhân viên tiếp cận cảng thủy nội địa không? | □ Có | □ Không | ||
| - Công nhân tiếp cận cảng thủy nội địa không? | □ Có | □ Không | ||
| - Khách tiếp cận cảng thủy nội địa không? | □ Có | □ Không | ||
| - Thuyền viên tiếp cận cảng thủy nội địa không? | □ Có | □ Không | ||
| - Những người khác tiếp cận cảng thủy nội địa không? | □ Có | □ Không | ||
| - Xe máy, xe đạp tiếp cận cảng thủy nội địa không? | □ Có | □ Không | ||
| - Xe ô tô chở (người, khách) tiếp cận cảng thủy nội địa không? | □ Có | □ Không | ||
| - Xe ô tô tải tiếp cận cảng thủy nội địa không? | □ Có ' | □ Không | ||
| - Phương tiện thủy tiếp cận cảng thủy nội địa không? | □ Có | □ Không | ||
1.2 | Cảng có xây dựng một hệ thống nhận dạng người và phương tiện ra vào cảng không? | □ Có | □ Không | ||
1.3 | Có xem xét lại tính khả thi và hiệu quả của các quy trình, biện pháp an ninh dự kiến áp dụng ở cấp độ an ninh 2 không? | □ Có | □ Không | ||
1.4 | Có xem xét lại tính khả thi và hiệu quả của các quy trình, biện pháp an ninh dự kiến áp dụng ở cấp độ an ninh 3 không? | □ Có | □ Không | ||
2 | Các biện pháp an ninh đối với kiểm soát các khu vực hạn chế trong cảng | □ Có | □ Không | ||
2.1 | Các khu vực hạn chế trong cảng có được chỉ báo rõ ràng hay không? | □ Có | □ Không | ||
2.2 | Các biện pháp an ninh hiện đang áp dụng có kiểm soát được: | □ Có | □ Không | ||
| - Cán bộ, nhân viên tiếp cận các khu vực hạn chế trong cảng thủy nội địa không? | □ Có | □ Không | ||
| - Công nhân tiếp cận các khu vực hạn chế trong cảng thủy nội địa không? | □ Có | □ Không | ||
| - Khách tiếp cận các khu vực hạn chế trong cảng thủy nội địa không? | □ Có | □ Không | ||
| - Thuyền viên tiếp cận các khu vực hạn chế trong cảng thủy nội địa không? | □ Có | □ Không | ||
| - Những người khác tiếp cận các khu vực hạn chế trong cảng thủy nội địa không? | □ Có | □ Không | ||
| - Xe máy, xe đạp tiếp cận các khu vực hạn chế trong cảng thủy nội địa không? | □ Có | □ Không | ||
| - Xe ô tô con tiếp cận các khu vực hạn chế trong cảng thủy nội địa không? | □ Có | □ Không | ||
| - Xe ô tô tải tiếp cận các khu vực hạn chế trong cảng thủy nội địa không? | □ Có | □ Không | ||
| - Tàu có tiếp cận các khu vực hạn chế trong cảng thủy nội địa không? | □ Có | □ Không | ||
2.3 | Có xem xét lại tính khả thi và hiệu quả của các quy trình, biện pháp an ninh dự kiến áp dụng ở cấp độ an ninh 2 không? | □ Có | □ Không | ||
2.4 | Có xem xét lại tính khả thi và hiệu quả của các quy trình, biện pháp an ninh dự kiến áp dụng ở cấp độ an ninh 3 không? | □ Có | □ Không | ||
3 | Các biện pháp an ninh đối với hàng hóa |
| |||
3.1 | Có thường xuyên kiểm tra giấy tờ hàng hóa để bảo đảm chỉ những hàng hóa đúng chủng loại mới được cho vào cảng và kho hay không? | □ Có | □ Không | ||
3.2 | Có thường xuyên kiểm tra người vận chuyển hàng hóa để bảo đảm những người này được phép chở hàng hóa vào cảng không? | p Có | □ Không | ||
3.3 | Có thường xuyên kiểm tra các thành phần của hàng hóa, kể cả việc kiểm tra niêm phong khi hàng hóa được đưa vào cảng, khi hàng hóa xếp trong cảng? | □ Có | □ Không | ||
3.4 | Có thường xuyên kiểm tra các phương tiện chở hàng vào cảng không? | □ Có | □ Không | ||
3.5 | Thực hiện kiểm tra hàng hóa nhằm tránh xáo trộn hàng hóa bằng: A. Mắt B. Bằng tay C. Các thiết bị dò, quét |
□ Có □ Có □ Có |
□ Không □ Không □ Không | ||
3.6 | Có xem xét lại tính khả thi và hiệu quả của các quy trình, biện pháp an ninh dự kiến áp dụng ở cấp độ an ninh 2 không? | □ Có | □ Không | ||
3.7 | Có xem xét lại tính khả thi và hiệu quả của các quy trình, biện pháp an ninh dự kiến áp dụng ở cấp độ an ninh 3 không? | □ Có | □ Không | ||
4 | Các biện pháp an ninh đối với giao, nhận hàng cung ứng cho tàu |
| |||
4.1 | Có thường xuyên kiểm tra giấy tờ hàng cung ứng để bảo đảm chỉ những mặt hàng đúng chủng loại mới được cho vào cảng để đưa lên tàu không? | □ Có Chu kỳ: | □ Không | ||
4.2 | Có thường xuyên kiểm tra người vận chuyển để bảo đảm những người này được phép chở hàng cung ứng vào cảng không? | □ Có Chu kỳ; | □ Không | ||
4.3 | Có thường xuyên kiểm tra các thành phần của hàng cung ứng, kể cả việc kiểm tra chi tiết hàng cung ứng trước khi cho phép đưa vào cảng không? | □ Có Chu kỳ: | □ Không | ||
4.4 | Có thường xuyên kiểm tra các phương tiện chở hàng cung ứng vào cảng không? | □ Có Chu kỳ: | □ Không | ||
4.5 | Thực hiện kiểm tra hàng cung ứng bằng: A. Mắt B. Bằng tay C. Các thiết bị dò, quét |
□ Có □ Có □ Có |
□ Không □ Không □ Không | ||
4.6 | Có xem xét lại tính khả thi và hiệu quả của các quy trình, biện pháp an ninh dự kiến áp dụng ở cấp độ an ninh 2 không? | □ Có | □ Không | ||
4.7 | Có xem xét lại tính khả thi và hiệu quả của các quy trình, biện pháp an ninh dự kiến áp dụng ở cấp độ an ninh 3 không? | □ Có | □ Không | ||
5 | Các biện pháp an ninh đối với hành lý gửi |
| |||
5.1 | Hành lý gửi có được đánh số, đeo thẻ và để ở những vị trí được bảo vệ thích hợp hay không? | □ Có. | □ Không | ||
5.2 | Có thường xuyên kiểm tra hành lý gửi không? | □ Có Chu kỳ: | □ Không | ||
5.3 | Thực hiện kiểm tra hành lý gửi bằng: A. Mắt B. Bằng tay C. Các thiết bị dò, quét |
□ Có □ Có □ Có |
□ Không □ Không □ Không | ||
5.4 | Có xem xét lại tính khả thi và hiệu quả của các quy trình, biện pháp an ninh dự kiến áp dụng ở cấp độ an ninh 2 không? | □ Có | □ Không | ||
5.5 | Có xem xét lại tính khả thi và hiệu quả của các quy trình, biện pháp an ninh dự kiến áp dụng ở cấp độ an ninh 3 không? | □ Có | □ Không | ||
6 | Các biện pháp an ninh đối với Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa |
| |||
6.1 | Lực lượng bảo vệ được bố trí tại các vị trí đã nêu trong Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa không? | □ Có | □ Không | ||
6.2 | Lực lượng tuần tra các khu vực trong cảng thủy nội địa thực hiện việc tuần tra bằng: A. Đi bộ B, Xe đạp, xe máy C. Ca nô |
□ Có □ Có □ Có |
□ Không □ Không □ Không | ||
6.3 | Có sử dụng camera để giám sát các khu vực nhạy cảm trong cảng thủy nội địa không? | □ Có | □ Không | ||
6.4 | Có các biện pháp để bảo đảm hệ thống chiếu sáng, hệ thống an ninh khác được cung cấp điện liên tục không? | □ Có | □ Không | ||
6.5 | Hệ thống chiếu sáng của cảng có bảo đảm đủ sáng để nhận dạng được người, phương tiện tới gần các điểm tiếp cận, hàng rào, các khu vực hạn chế và tàu, khi trời tối hay khi tầm nhìn xa bị hạn chế hay không? | □ Có | □ Không | ||
6.6 | Có xem xét lại tính khả thi và hiệu quả của các quy trình, biện pháp an ninh dự kiến áp dụng ở cấp độ an ninh 2 không? | □ Có | □ Không | ||
6.7 | Có xem xét lại tính khả thi và hiệu quả của các quy trình, biện pháp an ninh dự kiến áp dụng ở Cấp độ an ninh 3 không? | □ Có | □ Không | ||
IV | Quy trình báo cáo và các kế hoạch khẩn cấp |
| |||
1 | Có thường xuyên liên hệ với các cơ quan có liên quan không? | □ Có | □ Không | ||
2 | Có cần cập nhật, bổ sung kế hoạch sơ tán sau các đợt thực tập, diễn tập không? | □ Có | □ Không | ||
3 | Có cần cập nhật, bổ sung kế hoạch ứng phó khi phát hiện vũ khí/thuốc nổ/vật khả nghi trong cảng sau các đợt thực tập, diễn tập không? | □ Có | □ Không | ||
4 | Có cần cập nhật, bổ sung kế hoạch ứng phó khi hệ thống chiếu sáng bị mất sau các đợt thực tập, diễn tập không? | □ Có | □ Không | ||
5 | Có cần cập nhật, bổ sung Kế hoạch phòng cháy chữa cháy sau các đợt thực tập, diễn tập không? | □ Có | □ Không | ||
6 | Có cần cập nhật, bổ sung kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu sau các đợt thực tập, diễn tập không? | □ Có | □ Không | ||
V | Huấn luyện, thực tập và diễn tập |
| |||
1 | Có tổ chức huấn luyện cho ban (bộ phận) an ninh cảng biển không? | □ Có Biên bản: | □ Không | ||
2 | Có tổ chức huấn luyện cho lực lượng bảo vệ cảng không? | □ Có Biên bản: | □ Không | ||
3 | Có tổ chức huấn luyện cho các cán bộ, công nhân viên trong cảng không? | □ Có Biên bản: | □ Không | ||
4 | Có tổ chức các đợt thực tập theo kế hoạch không? | □ Có Biên bản: | □ Không | ||
5 | Có tổ chức đợt diễn tập theo kế hoạch không? | □ Có Biên bản: | □ Không | ||
VI | Đánh giá an ninh cảng thủy nội địa và kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa bổ sung |
| |||
1 | Có tiến hành đánh giá an ninh cảng thủy nội địa theo quy định không? | □ Có | □ Không Cần tiến hành ngay | ||
2 | Có tiến hành lập Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa theo quy định không? | □ Có | □ Không Cần tiến hành ngay | ||
VII | Các khuyến nghị bổ sung, sửa đổi kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa | ||||
1 | Tổ chức an ninh cảng và trách nhiệm |
| |||
2 | Các biện pháp an ninh |
| |||
2.1 | Các biện pháp an ninh đối với kiểm soát tiếp cận cảng thủy nội địa |
| |||
2.2 | Các biện pháp an ninh đối với các khu vực hạn chế trong cảng thủy nội địa |
| |||
2.3 | Các biện pháp an ninh đối với hàng hóa |
| |||
2.4 | Các biện pháp an ninh đối với giao nhận hàng cung ứng cho tàu |
| |||
2.5 | Các biện pháp an ninh đối với hành lý gửi |
| |||
2.6 | Các biện pháp an ninh đối với kiểm soát an ninh cảng thủy nội địa |
| |||
3 | Quy trình báo cáo và các kế hoạch khẩn cấp |
| |||
4 | Huấn luyện, thực tập và diễn tập |
| |||
| …., ngày…. tháng…. năm 20….. |
BẢNG KẾT QUẢ PHÂN TÍCH RỦI RO
| ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH HIỆN TẠI |
| SAU KHI ĐÃ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP AN NINH | ||||||||||
CSHT và hoạt động quan trọng | Xác định các mối đe doạ | Điểm hậu quả | Điểm khả năng tồn tại | Cấp, biện pháp xử lý | Biện pháp an ninh cần áp dụng | Điểm hậu quả | Điểm khả năng tồn tại | Cấp, biện pháp xử lý | |||||
Đối với KNXN | Đối với ANTC | Tổng điểm | Đối với KNXN | Đối với ANTC | Tổng điểm |
| |||||||
| Mối đe doạ chính 1 | -Tình huống cụ thể 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Tình huống cụ thể 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
| - …. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
| Mối đe doạ chính 2 | -Tình huống cụ thể 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| -Tình huống cụ thể 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Các mối đe dọa, tình huống giả định thường là: tấn công từ xa, đánh bom từ bên ngoài; xâm nhập trái phép; đưa vũ khí vào cảng, lên tàu; chiếm quyền kiểm soát; bắt, khống chế nhân viên; phá hoại; tấn công nhân viên, ăn trộm ...
PHỤ LỤC II
(Ban hành kèm theo Thông tư số 57/2013/TT-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
……………………….Tên cơ quan, đơn vị chủ quản……………….. ……………………..Tên cảng thủy nội địa ...................... KẾ HOẠCH AN NINH CẢNG THỦY NỘI ĐỊA TIẾP NHẬN PHƯƠNG TIỆN THỦY NƯỚC NGOÀI (Lần ) Tên cơ quan, bộ phận thực hiện:……………………………………………………………….
(Lưu ý: Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa là tài liệu mật, nghiêm cấm việc sao chép, sử dụng, tiếp cận trái phép tài liệu này, trừ những người có trách nhiệm đối với công tác an ninh cảng thủy nội địa. Khi không sử dụng phải lưu giữ trong két bảo mật)
………., tháng…… năm…….. |
MỤC LỤC
Bảng theo dõi sửa đổi, bổ sung Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa
Lời nói đầu
I. Cơ sở pháp lý đối với việc lập Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa, xem ghi chú (1)
II. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị về an ninh (2)
III. Các biện pháp an ninh (3)
IV. Quy trình báo cáo và các kế hoạch khẩn cấp (4)
V. Huấn luyện, thực tập và diễn tập (5)
VI. Xem xét lại Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa (6)
VII. Các Phụ lục
Phụ lục 1: Địa chỉ liên lạc (7)
Phụ lục 2: Đánh giá an ninh cảng thủy nội địa (8)
Phụ lục 3: Sơ đồ và các khu vực hạn chế
Phụ lục 4. Báo cáo các mối đe dọa, sự cố an ninh
BẢNG THEO DÕI SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KẾ HOẠCH AN NINH CẢNG TNĐ
STT | Ngày sửa đổi | Vị trí sửa đổi (Trang số) | Nội dung sửa đổi | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giải thích các Ghi chú bằng số (...) tại trang Mục lục:
- Ghi chú (1): Nêu rõ các căn cứ pháp lý.
- Ghi chú (2): Nêu rõ trách nhiệm về an ninh của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan.
- Ghi chú (3): Nêu tất cả các biện pháp an ninh sẽ được thiết lập, áp dụng tại cảng thủy nội địa ở cả ba cấp độ an ninh và tập hợp theo nhóm các lĩnh vực, cụ thể hóa các khuyến nghị trong bản đánh giá an ninh cảng thủy nội địa thành các biện pháp an ninh.
- Ghi chú (4): Nêu rõ trách nhiệm, quy trình thông báo, báo cáo các sự cố hoặc mối đe doạ an ninh giữa các cơ quan liên quan. Đồng thời nêu tất cả các quy trình ứng phó đối với các tình huống khẩn nguy có thể xảy ra đối với cảng (như sơ tán khỏi cảng, phát hiện vũ khí hoặc chất nổ trong cảng, các thiết bị an ninh bị hỏng.v.v...)
- Ghi chú (5): Nêu cụ thể chương trình huấn luyện, thực tập và diễn tập an ninh sẽ được triển khai tại đơn vị mình.
- Ghi chú (6): Nêu các quy trình liên quan đến việc xem xét tính hiệu quả của các biện pháp và quy trình an ninh hiện được thiết lập trong kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa.
- Ghi chú (7): Nêu rõ các thông tin về địa chỉ liên lạc của cảng thủy nội địa, doanh nghiệp cảng thủy nội địa, cán bộ an ninh cảng thủy nội địa, trực ban an ninh cảng thủy nội địa v.v...
- Ghi chú (8): Bản đánh giá an ninh cảng thủy nội địa đã được phê duyệt.
Lưu ý: Từ ngữ sử dụng trong kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa phải nhất quán với đánh giá an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài
PHỤ LỤC III
(Ban hành kèm theo Thông tư số 57/2013/TT-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BẢN CAM KẾT AN NINH
DECLARATION OF SECURITY
Bản cam kết an ninh có giá trị | Từ | Đến | Lý do |
Declaration of Security is valid | From | To | Reasons |
Tên tàu | Tên cảng | Tên tàu kia |
Name of ship | Name of Port | Other Ship(s) |
Số IMO | Chủ sở hữu | Số IMO |
IMO No | Owners | IMO No |
Cảng đăng ký | Địa chỉ | Cảng đăng ký |
Port of Registry | Address | Port of Registry |
Công ty | Số điện thoại | Công ty |
Responsible Company | Tel No | Responsible Company |
| Số điện thoại di động |
|
| Mobile No |
|
Số điện thoại liên lạc 24/24 | Số Fax | Số điện thoại liên lạc 24/24 |
24 hr Contact No | Fax No | 24 hr Contact No |
|
|
|
| Địa chỉ email |
|
| |
|
Cấp độ An ninh |
| Cấp độ An ninh |
Security Level |
| Security Level |
Bên cảng (hoặc bên tàu) và bên tàu cùng nhau thỏa thuận về các trách nhiệm và những biện pháp an ninh dưới đây nhằm tuân thủ các quy định về bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nội địa nước ngoài.
Hoạt động | Tàu | Cảng thủy nội địa | Tàu kia |
Xác nhận An ninh và các trách nhiệm Confirm Security and Responsibilities |
|
|
|
Các khu vực hạn chế: được thiết lập và kiểm soát Restricted areas: Established and Controlled |
|
|
|
Các điểm tiếp cận: được giám sát và kiểm soát Seaward perimeter monitored |
|
|
|
Vành đai phía sông được giám sát Landside perimeter monitored |
|
|
|
Chiếu sáng thích hợp ban đêm cho vành đai phía sông, phía bờ và tàu Adequate lighting during the night for the ship, land & seward perimeters |
|
|
|
Quá trình bốc xếp hàng hóa đã thống nhất Procerdures for handing cargo agreed |
|
|
|
Quá trình bốc xếp đồ dự trữ của tàu đã thống nhất Procerdures for handing ship stores agreed |
|
|
|
Kế hoạch ứng phó với: Response Pland for: Cháy . Fire Tiếp cận với những người không được phép Access by unauthorised personel Phát hiện những đồ vật khả nghi Suspicious article discovered |
|
|
|
Thông tin kiểm tra Communications Check Các tín hiệu ngầm được thỏa thuận Covert signal agreed Các báo động Alarms |
|
|
|
Nhận dạng và soi người Personel identification and screening |
|
|
|
Danh sách khách được phê duyệt Visitors list approved |
|
|
|
Các quy trình áp dụng đối với các vị khách không mời Procedures in place for unexpected visitors |
|
|
|
Chữ ký và địa chỉ liên lạc chi tiết Signatures and Contact Details | |||
|
|
| |
Tàu | Cảng thủy nội địa | Tàu | |
The ship | Inland water way Port | The ship | |
Họ và tên Full Name | Họ và tên Full Name | Họ và tên Full Name | |
Chức danh Title | Chức đanh Title | Chức đanh Title | |
Chữ ký Signature | Chữ ký Signature | Chữ ký Signature | |
Ngày Date | Ngày Date | Ngày Date | |
Số điện thoại Tel No | Số điện thoại Tel No | Số điện thoại Tel No | |
Kênh liên lạc VTD Radio channel | Kênh liên lạc VTD Radio channel | Kênh liên lạc VTD Radio channel |
PHỤ LỤC IV
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2013/TT-BGTVT ngày tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM
GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH KHÓA ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN AN NINH CẢNG THỦY NỘI ĐỊA TIẾP NHẬN PHƯƠNG TIỆN THỦY NƯỚC NGOÀI CERTIFICATE OF PARTICIPATING IN THE TRAINING COURSE ON INLAND WATER WAY PORT SECURITY ÔNG (BÀ) MR/MRS Đơn vị công tác (Company)……………………………………………………………………………….. Đã hoàn thành khóa huấn luyện an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài được tổ chức tại……………………………………………………………………………………. từ ngày ………………………..đến ngày ………………………. Fully participated in the training course on inland water way port security, which has been held at ……………….from date………. to date CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM
|
PHỤ LỤC V
DANH MỤC KIỂM TRA AN NINH CẢNG THỦY NỘI ĐỊA TIẾP NHẬN PHƯƠNG TIỆN THỦY NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 57/2013/TT-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
STT | NỘI DUNG | ĐÁNH GIÁ | |||
I | Tổng quát | ||||
1 | Tên cảng thủy nội địa |
| |||
2 | Địa chỉ cảng thủy nội địa |
| |||
3 | Tên và địa chỉ của doanh nghiệp cảng thủy nội địa |
| |||
4 | Loại tàu thuộc diện áp dụng quy định an ninh cảng thủy nội địa ghé vào cảng |
| |||
5 | Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa đã được phê duyệt vào ngày |
| |||
II | Tổ chức an ninh cảng và trách nhiệm | ||||
1 | Ban (bộ phận) an ninh cảng có được thành lập không? | □ Có Quyết định thành lập kèm theo | □ Không | ||
2 | Ban (bộ phận) an ninh cảng thủy nội địa có họp định kỳ không? | □ Có Biên bản họp kèm theo | □ Không | ||
3 | Cán bộ an ninh cảng thủy nội địa có được chỉ định bằng văn bản không? | □ Có Quyết định bổ nhiệm kèm theo | □ Không | ||
4 | Cán bộ an ninh cảng thủy nội địa có tham gia các khóa huấn luyện cán bộ an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nội địa nước ngoài không ? | □ Có Giấy chứng nhận huấn luyện kèm theo | □ Không | ||
5 | Cán bộ an ninh cảng thủy nội địa - Tên: - Địa chỉ: - Số điện thoại: |
| |||
6 | Cán bộ an ninh cảng thủy nội địa - Tên: - Địa chỉ: - Số điện thoại: |
| |||
7 | Cơ cấu và sức mạnh của lực lượng bảo vệ hiện thời có đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh không? | □ Có | □ Không | ||
8 | Tất cả các trạm gác (cố định và di động) đều có nội quy bảo vệ không? | □ Có | □ Không | ||
9 | Tất cả các nội quy bảo vệ có được cán bộ an ninh cảng thủy nội địa định kỳ rà soát không? | □ Có Chu kỳ: | □ Không | ||
10 | Lực lượng bảo vệ của cảng có bao nhiêu người ? |
| |||
11 | Ở ngoài phạm vi cảng, có bao nhiêu nhân viên bảo vệ có thể có mặt tại cảng sau: - Khi nhận được thông báo một giờ: - Khi nhận được thông báo hai giờ: |
| |||
12 | Lực lượng bảo vệ ghi hoặc báo cáo sự có mặt của họ tại các điểm trọng yếu trong cảng bằng: - Đồng hồ gác xách tay: - Trạm đồng hồ gác chung: - Điện thoại: - Thiết bị liên lạc VTĐ hai chiều - Các loại khác |
□ Có □ Có □ Có □ Có □ Có Nêu cụ thể: |
□ Không □ Không □ Không □ Không □ Không | ||
13 | Thời gian đi tuần, tuyến đường đi tuần, trình tự các điểm có thường xuyên thay đổi để tránh việc tạo thành "lối mòn" không? | □ Có | □ Không | ||
III | Kiểm soát sự di chuyển của người và phương tiện | ||||
1 | Có sử dụng hệ thống nhận diện bằng thẻ hoặc giấy thông hành nhằm xác định tất cả nhân viên trong khu vực hạn chế không? | □ Có | □ Không | ||
2 | Những người không thường xuyên phải tiếp cận các khu vực hạn chế hoặc không có các giấy thông hành hoặc thẻ nhân viên, thì có được coi là "khách" và được Cấp thẻ hoặc giấy thông hành cho khách không? | □ Có | □ Không | ||
3 | a) Nhân viên gác tại các trạm gác có so sánh ảnh trên thẻ với người cầm thẻ cả khi vào lẫn khi ra không? b/ Chỉ kiểm tra khi vào ? c/ Chỉ kiểm tra khi ra? | □ Có
□ Có | □ Không
□ Không | ||
4 | Việc giám sát, nhận dạng người và hệ thống kiểm soát có thích hợp với mọi cấp độ an ninh không | □ Có | □ Không | ||
5 | Các thẻ và số seri có được lưu trữ và kiểm soát bởi một quy trình về trách nhiệm giải trình khắt khe không? | □ Có | □ Không | ||
6 | Các thẻ bị mất có được thay thế bằng thẻ với số seri khác không? | □ Có | □ Không | ||
7 | Có quy trình về cung cấp các bảo đảm cho các thẻ tạm thời đối với những người quên mang thẻ không? | □ Có | □ Không | ||
8 | Các thẻ có được thiết kế có dấu hiệu khác nhau để bảo vệ hoặc những nhân viên khác có thể nhanh chóng nhận ra quyền và giới hạn cho người mang thẻ không? | □ Có | □ Không | ||
9 | Có quy trình đảm bảo những thẻ hết hạn hoặc khi kết thúc công việc hoặc nhiệm vụ được giao sẽ giao trả lại không? | □ Có | □ Không | ||
10 | Có thiết lập quy trình để hộ tống khách khi cần thiết không? | □ Có | □ Không | ||
11 | Khách có được hộ tống thích hợp trong khu vực hạn chế không? | □ Có | □ Không | ||
12 | Có duy trì ghi chép về các cuộc viếng thăm hay không? | □ Có Ai làm: | □ Không | ||
13 | Xe của những nhà thầu và sở hữu tư nhân được phép thường xuyên ra vào cảng có được đăng ký với nhân viên an ninh không? | □ Có | □ Không | ||
14 | Có kiểm tra ngẫu nhiên các phương tiện ra vào không? | □ Có | □ Không | ||
IV | Các cửa ra vào và hàng rào | ||||
1 | Các phần có rào của các khu vực cảng có đáp ứng các yêu cầu tối thiểu đối với hàng rào an ninh không? - Nó có kết cấu bằng các dây xích? - Nó được làm bằng thép cỡ 9 ly hoặc lớn hơn? - Các mắt lưới có nhỏ hơn 5 cm không? - Phía trên và dưới của hàng rào có dây thép gai không? - Dây thép gai ở trên hàng rào có đặt nghiêng ra phía ngoài 45°không? - Hàng rào có cao ít nhất 2,5m (kể cả dây thép gai) hay không? | □ Có
□ Có □ Có
□ Có
| □ Không
□ Không □ Không
□ Không
| ||
2 | Lực lượng bảo vệ cảng có tiến hành kiểm tra các hàng rào an ninh, kể cả khu vực trống, ít nhất một lần một tháng không? Các khiếm khuyết có được ghi nhận và sửa chữa ngay không? Nếu sử dụng tường xây thì có đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu đối với hàng rào an ninh không? | □ Có
| □ Không
| ||
3 | Tất cả các cửa ra vào có được bảo vệ thích hợp không? | □ Có | □ Không | ||
4 | Nếu sử dụng các tòa nhà làm một phần của hàng rào an ninh, thì nó có các yếu tố nguy hiểm tiềm ẩn tại các điểm tiếp nối với các phần khác của hàng rào an ninh không? | □ Có | □ Không | ||
5 | Nếu hàng rào an ninh có một phần là nước thì có áp dụng các biện pháp an ninh bổ sung tại các khu vực này hay không? | □ Có | □ Không | ||
6 | Các vị trí như ống cống, đường hầm, miệng cống thoát nước thải và các thang vỉa hè có thể tiếp cận cảng và các khu vực hạn chế có được bảo vệ thích hợp hay không? | □ Có | □ Không | ||
7 | Tất cả các cổng ở hàng rào trên hàng rào an ninh có được bảo vệ và gác không? | □ Có | □ Không | ||
8 | Các cổng và/hoặc các cửa ra vào trên hàng rào an ninh có lớn hơn số lượng yêu cầu cho sự an toàn cũng như khai thác có hiệu quả không? | □ Có | □ Không | ||
9 | Các cổng trên hàng rào an ninh có được trang bị các thiết bị khóa bảo vệ hay không? Chúng có được khóa lại khi không sử dụng không? | □ Có
| □ Không
| ||
10 | Các khu vực trống có được thiết lập cả ở phía trong và phía ngoài của hàng rào khu vực hạn chế không? Nếu không đáp ứng được các yêu cầu về khu vực trống, có các biện pháp an ninh bổ sung không? | □ Có
| □ Không
| ||
11 | Có khu vực nào trên hàng rào an ninh sử dụng hệ thống phát hiện xâm nhập không? | □ Có | □ Không | ||
V | Chiếu sáng | ||||
1 | Các khu vực xung quanh cảng và hàng rào khu vực hạn chế có được chiếu sáng thích hợp không? | □ Có | □ Không | ||
2 | Hệ thống chiếu sáng có đáp ứng được các yêu cầu cường độ sáng thích hợp không? | □ Có | □ Không | ||
3 | Chiếu sáng xung quanh hàng rào có được sử dụng sao cho lực lượng an ninh tuần tra đứng trong bóng tối không? | □ Có | □ Không | ||
4 | Các đèn được định kỳ kiểm tra vận hành hợp lý trước khi trời tối không? | □ Có Chu kỳ: | □ Không | ||
5 | Việc sửa chữa hoặc thay thế các đèn không hoạt động được tiến hành ngay lập tức không? | □ Có | □ Không | ||
6 | Chiếu sáng bổ sung có được đặt tại các cổng hoặc nơi có khả năng xâm nhập không? | □ Có | □ Không | ||
7 | Các chòi gác có được chiếu sáng thích hợp không? | □ Có | □ Không | ||
8 | Có nguồn điện độc lập cho hệ thống chiếu sáng hay không? | □ Có | □ Không | ||
9 | Có nguồn điện dự phòng cho hệ thống chiếu sáng hay không? | □ Có | □ Không | ||
10 | Nguồn điện cho Hệ thống chiếu sáng có được bảo vệ thích hợp không? | □ Có | □ Không | ||
11 | Có hệ thống chiếu sáng sự cố hoặc dự phòng không? Nếu có, thì có được kiểm tra hàng tháng hay không? Nếu có, thì nguồn dự phòng có được chuyển ngay sang khi cần thiết không? Nếu có thì nguồn dự phòng có thể tự khởi động được hay không? | □ Có □ Có □ Có
| □ Không □ Không □ Không
| ||
12 | Nguồn điện chiếu sáng chính/dự phòng/sự cố có được đặt trong khu vực hạn chế không? | □ Có | □ Không | ||
13 | Có sử dụng hệ thống dây kép không? | □ Có | □ Không | ||
14 | Có sử dụng hệ thống đa dây không? Nêu có, có bố trí các công tắc chuyển mạch không? | □ Có □ Có | □ Không □ Không | ||
15 | Các công tắc và bộ điều khiển được kiểm soát và bảo vệ thích hợp không? | □ Có | □ Không | ||
Chúng có thể chịu được gió, mưa... và chống xáo trộn không? | □ Có | □ Không | |||
Nhân viên an ninh có thể tiếp cận không? | □ Có | □ Không | |||
Chúng có được đặt tại những nơi mà người ở phía ngoài hàng rào không thể tiếp cận được không? | □ Có | □ Không | |||
Có một công tắc trung tâm điều khiển chiếu sáng bảo vệ không? | □ Có | □Không | |||
16 | Hệ thống chiếu sáng có được thiết kế và các vị trí được ghi chép lại sao cho nó có thể tiến hành sửa chữa một cách nhanh nhất trong trường hợp khẩn cấp? | □ Có | □ Không | ||
17 | Các thiết bị và vật liệu trong các khu vực chứa hàng và vận tải được chiếu sáng thích hợp không? | □ Có | □ Không | ||
18 | Nếu hàng rào có một phần là nước thì có được chiếu sáng thích hợp không | □ Có | □ Không | ||
VI | Các khuyến nghị bổ sung, sửa đổi Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài | ||||
|
| ||||
|
| ||||
|
| ||||
|
| ||||
| …., ngày….. tháng…. năm 20…… |
PHỤ LỤC VI
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2013/TT-BGTVT ngày tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TÊN DOANH NGHIỆP CẢNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……, ngày…..tháng….năm…….. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT ĐÁNH GIÁ AN NINH CẢNG THỦY NỘI ĐỊA TIẾP NHẬN PHƯƠNG TIỆN THỦY NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: Cảng vụ Đường thủy nội địa...
Tên doanh nghiệp khai thác cảng: ..........................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Số điện thoại: …………………………………Số fax:..................................................................
Tên cảng: .............................................................................................................................
Vị trí:.....................................................................................................................................
Doanh nghiệp cảng chúng tôi đã hoàn thành việc đánh giá an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài theo các yêu cầu của Thông tư số …../2013/TT-BGTVT ngày .... tháng .... năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.
Bản đánh giá an ninh cảng thủy nội địa gồm………….. trang, kể cả các Phụ lục.
Đề nghị Cảng vụ Đường thủy nội địa thẩm định và phê duyệt./.
Cán bộ an ninh cảng | Lãnh đạo doanh nghiệp |
PHỤ LỤC VII
(Ban hành kèm theo Thông tư số 57/2013/TT-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải )
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ….., ngày ….tháng …năm …. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH AN NINH VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP AN NINH CẢNG THỦY NỘI ĐỊA TIẾP NHẬN PHƯƠNG TIỆN THỦY NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: ……………………………………(1)
Tên doanh nghiệp:.................................................................................................................
Địa chỉ: ...............................................................................................................................
Số điện thoại:……………………………………Số fax: ...............................................................
Tên cảng: ............................................................................................................................
Vị trí: .................................................................................................................................
Căn cứ Thông tư số ……/2013/TT-BGTVT ngày.... tháng ... năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.
Doanh nghiệp cảng chúng tôi đã hoàn thành việc đánh giá an ninh cảng thủy nội địa và đã được Cảng vụ Đường thủy nội địa thẩm định, phê duyệt. Trên cơ sở bản đánh giá an ninh, chúng tôi đã xây dựng hoàn thiện kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa theo quy định. Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa gồm ....... trang, kể cả các Phụ lục.
Đề nghị Quý cơ quan.... cấp Giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa./.
Cán bộ an ninh cảng | Lãnh đạo doanh nghiệp |
Ghi chú: (1) Ghi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch an ninh được quy định tại Điều 14 của Thông tư số…… /2012/TT-BGTVT ngày.... tháng ... năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa
PHỤ LỤC VIII
Ban hành kèm theo Thông tư số /2013/TT-BGTVT ngày tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY CHỨNG NHẬN
PHÊ DUYỆT ĐÁNH GIÁ AN NINH CẢNG THỦY NỘI ĐỊA TIẾP NHẬN
PHƯƠNG TIỆN THỦY NƯỚC NGOÀI
(Lần )
Bản đánh giá an ninh cảng thủy nội địa của Cảng………………………………………………………
gồm………….trang, kể cả các phụ lục được gửi tới Cục Đường thủy nội địa Việt Nam……. vào ngày………… tháng …………. năm 20……
Sau khi nghiên cứu nội dung Bản đánh giá trên, kết hợp với kết quả thẩm định tại cảng, thấy rằng:
Nội dung | Phù hợp | Chưa phù hợp |
Xác định các tài sản, kết cấu hạ tầng và hoạt động quan trọng cần bảo vệ | □ | □ |
Xác định các mối đe dọa tiềm tàng đối với tài sản, kết cấu hạ tầng và hoạt động quan trọng cần bảo vệ. | □ | □ |
Xác định khả năng bị tổn hại. | □ | □ |
Xác định, lựa chọn các biện pháp cần áp dụng giảm khả năng tổn hại. | □ | □ |
Các khuyến khích cụ thể đối với nội dung chưa phù hợp (nếu có):
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
CÁN BỘ THẨM ĐỊNH | ………., ngày…..tháng…..năm 20….. |
PHỤ LỤC IX
(Ban hành kèm theo Thông tư số 57/2013/TT-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
GIẤY CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP AN NINH CẢNG THỦY NỘI ĐỊA TIẾP NHẬN PHƯƠNG TIỆN THỦY NƯỚC NGOÀI CERTIFICATE OF COMPLIANCE SECURITY OF INLAND WATER WAY PORT FACILITY Số giấy chứng nhận :……………………………………………………………………………………. Statement Number Cơ quan cấp;…………………… CHỨNG NHẬN Tên Cảng thủy nội địa:………………………………………………………………………………….. Name of the inland waterway port facility Địa chỉ của Cảng thủy nội địa:………………………………………………………………………….. Address of the inland waterway port facility Đã tuân theo các quy định tại Thông tư số /2013/TT-BGTVT ngày tháng năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và hoạt động phù hợp với Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa đã được phê duyệt. This is to certify that the compliance of this port facility with the provisions of Circular No... /2013/TT-BGTVT date ....2013 by the Minister of Transport and port facility operates in accordance with the approved Security plan of inland waterway. Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa đã được phê duyệt phù hợp với hoạt động của loại tàu: Security Plan of inland waterway port facility have been approved in accordance with the operation of ships: (Liệt kê các loại tàu phù hợp) Giấy chứng nhận phù hợp này có giá trị đến ngày ....tháng năm .... và hàng năm tùy thuộc vào việc kiểm tra (ghi ở mặt sau). This Certificate of compliance is valid until…… and every year subject to the verifycation stated on the overleaf Cấp tại ………………………………………………………………………………………………….. Issued at :
|
XÁC NHẬN HÀNG NĂM
ENDORSEMENT FOR VERIFICATIONS
CHỨNG NHẬN lần 1: Cảng thủy nội địa đã tuân thủ thực hiện các quy định về bảo đảm ninh cảng thủy nội địa.
1st VERIFICATION: Inland water way port facility have complied with the regulations implemented to ensure security of Inland waterway port.
| Chứng nhận này có giá trị đến hết ngày ... tháng .. năm |
CHỨNG NHẬN lần 2: Cảng thủy nội địa đã tuân thủ thực hiện các quy định về bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa.
2nd VERIFICATION: Inland water way port facility have complied with the regulations implemented to ensure security of Inland waterway port.
| Chứng nhận này có giá trị đến hết ngày ... tháng .. năm |
PHỤ LỤC X
(Ban hành kèm theo Thông tư số 57/2013/TT-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TÊN DOANH NGHIỆP CẢNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……, ngày …. tháng… năm….. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN HÀNG NĂM GIẤY CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP AN NINH CẢNG THỦY NỘI ĐỊA TIẾP NHẬN PHƯƠNG TIỆN THỦY NƯỚC NGOÀI
Kinh gửi: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
Tên doanh nghiệp: ...............................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Số điện thoại: …………………………………….Số fax: ........................................................
Tên cảng:..............................................................................................................................
Vị trí:.....................................................................................................................................
Căn cứ Thông tư số.../2013/TT-BGTVT ngày.... tháng ... năm 2013 trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa.
Doanh nghiệp cảng chúng tôi trong năm qua đã tuân thủ thực hiện các vụ trong Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa đã được phê duyệt. Chúng tôi (thành việc đánh giá lại an ninh cảng thủy nội địa có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng theo quy định. Bản đánh giá cảng thủy nội địa gồm…. trang, kể cả các Phụ lục.
Đề nghị Quý cơ quan xác nhận hàng năm Giấy chứng nhận phù hợp cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài cho chúng tôi./.
Cán bộ an ninh cảng | Lãnh đạo doanh nghiệp |