cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư số 24/2012/TT-BKHCN ngày 04/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hướng dẫn và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân cấp cơ sở và tỉnh (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 24/2012/TT-BKHCN
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Ngày ban hành: 04-12-2012
  • Ngày có hiệu lực: 18-01-2013
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 24-11-2014
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 675 ngày (1 năm 10 tháng 10 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 24-11-2014
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 24-11-2014, Thông tư số 24/2012/TT-BKHCN ngày 04/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hướng dẫn và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân cấp cơ sở và tỉnh (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/2012/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2012

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN LẬP VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ, SỰ CỐ HẠT NHÂN CẤP CƠ SỞ VÀ CẤP TỈNH

Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân,

MỤC 1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn việc lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cấp cơ sở và cấp tỉnh.

2. Thông tư này áp dụng đối với:

a) Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ;

b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

c) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Sự cố bức xạ và hạt nhân (sau đây gọi tắt là sự cố) là tình trạng mất an toàn bức xạ; mất an toàn hạt nhân; mất an ninh đối với nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, cơ sở bức xạ và cơ sở hạt nhân.

2. Nhóm nguy cơ gây ra sự cố (sau đây gọi tắt là nhóm nguy cơ) là nhóm các cơ sở, nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ và các hoạt động có khả năng gây ra sự cố với mức độ thiệt hại tương đương nhau.

3. Ứng phó sự cố là việc áp dụng mọi biện pháp ứng phó nhanh chóng, kịp thời nhằm giảm thiểu hậu quả của sự cố gây ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe của con người, gây thiệt hại về môi trường và tài sản.

4. Kế hoạch ứng phó sự cố là văn bản quy định về các nguyên tắc hoạt động, phân công trách nhiệm, cơ chế điều hành và phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố; đánh giá các nguy cơ; đưa ra các quy trình ứng phó chung; việc chuẩn bị sẵn sàng ứng phó sự cố nhằm giảm thiểu các hậu quả do sự cố gây ra.

Điều 3. Nguyên tắc lập kế hoạch ứng phó sự cố

Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập kế hoạch ứng phó sự cố theo các nguyên tắc sau:

1. Phù hợp với quy định của pháp luật và các kế hoạch ứng phó đối với loại sự cố khác.

2. Phù hợp với nhóm nguy cơ tương ứng đối với từng cơ sở, từng địa phương trong các hoạt động liên quan tới bức xạ, hạt nhân.

3. Kế hoạch ứng phó sự cố phải bảo đảm đạt được các tiêu chí sau: việc ứng phó được tiến hành kịp thời, được quản lý, kiểm soát, phối hợp đồng bộ và hiệu quả ở các cấp; có sự phân công trách nhiệm và chỉ đạo rõ ràng giữa các tổ chức, cá nhân tham gia chuẩn bị và ứng phó sự cố.

Điều 4. Trách nhiệm lập kế hoạch ứng phó sự cố

1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ căn cứ vào nhóm nguy cơ tương ứng được quy định tại phụ lục I của Thông tư này để lập kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào nhóm nguy cơ trên địa bàn tỉnh và các quy định tại chương II của Thông tư này để lập kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh, trình Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt theo quy định.

Điều 5. Phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố

1. Yêu cầu đối với hồ sơ trình phê duyệt

a) Hồ sơ kế hoạch ứng phó cấp cơ sở gồm có:

- Đơn đề nghị phê duyệt;

- 03 bản kế hoạch ứng phó cấp cơ sở được lập theo quy định tại chương II của Thông tư này; được người đứng đầu đơn vị ký, đóng dấu, đóng dấu giáp lai các trang và có trang bìa.

b) Hồ sơ kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh gồm có:

- Công văn đề nghị phê duyệt;

- 04 Kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh được lập theo quy định tại chương II của Thông tư này và bản kế hoạch ứng phó sự cố này phải được người đứng đầu đơn vị ký, đóng dấu, đóng dấu giáp lai các trang và có trang bìa.

2. Thẩm quyền phê duyệt

a) Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở tương ứng với thẩm quyền cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ quy định tại Điều 23 Thông tư 08/2010/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2010;

b) Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh là Bộ Khoa học và Công nghệ.

3. Trình tự thủ tục phê duyệt

a) Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt bản kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở phải nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Thông tư này về cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ đáp ứng yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền sẽ phê duyệt. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền không đồng ý phê duyệt, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh phải nộp 01 hồ sơ theo quy định điểm b khoản 1 Điều 5 của Thông tư này về Bộ Khoa học và Công nghệ. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Bộ Khoa học và Công nghệ nhận đủ hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thành lập Hội đồng thẩm định kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh. Trong thời hạn 60 ngày, sau khi có kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ ra quyết định phê duyệt ứng phó sự cố cấp tỉnh. Trường hợp Bộ Khoa học và Công nghệ không đồng ý phê duyệt, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

MỤC 2. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ CẤP CƠ SỞ VÀ CẤP TỈNH

Điều 6. Kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II và III

Kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II và III gồm các nội dung sau:

1. Quy định chung

a) Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của bản kế hoạch ứng phó sự cố;

b) Giải thích khái niệm, thuật ngữ được dùng trong kế hoạch ứng phó sự cố;

c) Danh sách, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố và tổ chức, cá nhân hỗ trợ;

d) Liệt kê các kế hoạch ứng phó sự cố khác có liên quan như ứng phó sự cố đối với thiên tai, phòng cháy chữa cháy có hiệu lực trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật

a) Căn cứ pháp lý để lập kế hoạch ứng phó sự cố: văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương ban hành;

b) Căn cứ kỹ thuật: phân tích nguy cơ gây ra sự cố tại cơ sở để xác định được nhóm nguy cơ nhằm xây dựng các kịch bản ứng phó sự cố tương ứng với các nhóm tình huống được quy định tại Điều 82 Luật Năng lượng nguyên tử; khả năng huy động trang thiết bị và nhân lực ứng phó khi sự cố xảy ra.

3. Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố gồm:

a) Cơ cấu tổ chức và sơ đồ tổ chức ứng phó sự cố của cơ sở;

b) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia trong quá trình ứng phó sự cố, bao gồm: người đứng đầu cơ sở; ban chỉ đạo ứng phó sự cố; thành viên trong ban chỉ đạo; phòng ban, cá nhân tham gia ứng phó sự cố; phòng ban, cá nhân khác tham gia hỗ trợ ứng phó sự cố.

4. Công tác chuẩn bị và sẵn sàng ứng phó sự cố:

a) Nhân lực, trang thiết bị của tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó;

b) Kế hoạch đào tạo, diễn tập (kịch bản, thời gian, tần suất) cho tổ chức; cá nhân tham gia ứng phó sự cố;

c) Định kỳ cập nhật, bổ sung kế hoạch ứng phó sự cố

d) Đối với cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I hoặc II, phải chuẩn bị vùng ứng phó khẩn cấp.

5. Hoạt động ứng phó sự cố

a) Nguyên tắc ứng phó sự cố và cơ chế điều hành trong quá trình ứng phó sự cố;

b) Huy động nhân lực và trang thiết bị ứng phó tương ứng với mức báo động theo quy định của pháp luật;

c) Các giai đoạn ứng phó, tiêu chí cần đạt được của từng giai đoạn và các quy trình, hướng dẫn cụ thể để đạt được các tiêu chí đó. Các giai đoạn ứng phó cơ bản được quy định trong Phụ lục II của Thông tư này;

d) Hệ thống thông tin nội bộ, yêu cầu trợ giúp và thông báo cho công chúng.

6. Các phụ lục

a) Các tài liệu phục vụ cho công tác ứng phó sự cố như: mẫu nội dung thông báo và tiếp nhận thông tin theo quy định tại phụ lục III của Thông tư này; xác định mức độ báo động và mức độ ứng phó; mức độ điều động nhân lực và trang thiết bị; bổ nhiệm người chỉ huy hiện trường;

b) Một số chỉ dẫn và hướng dẫn cụ thể về cung cấp thông tin trong ứng phó sự cố; hướng dẫn bảo đảm an toàn cho công chúng khi sự cố xảy ra; khuyến cáo về khoanh vùng an toàn cho sự cố theo quy định tại phụ lục III của Thông tư này;

c) Tiêu chí kết thúc hoạt động ứng phó, mục tiêu cần đạt được khi lập kế hoạch khôi phục dài hạn;

d) Kịch bản và quy trình ứng phó cụ thể cho các sự cố được đánh giá theo các nguy cơ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;

đ) Các mẫu báo cáo;

e) Nhật ký ứng phó sự cố.

Điều 7. Kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở thuộc nhóm nguy cơ IV

1. Cơ sở khi tiến hành công việc bức xạ thuộc nhóm nguy cơ IV có sử dụng nguồn phóng xạ thuộc nhóm 2 quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 6:2010/BKHCN về An toàn bức xạ - Phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ (sau đây gọi tắt là QCVN 6:2010/BKHCN), xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này và phải điều chỉnh cho phù hợp với quy mô, số lượng và mức độ nguy hiểm của các nguồn phóng xạ.

2. Cơ sở khi tiến hành công việc bức xạ thuộc nhóm nguy cơ IV sử dụng nguồn phóng xạ thuộc nhóm 3, 4, 5 theo quy định tại QCVN 6:2010/BKHCN và các máy gia tốc xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố gồm các nội dung chính như sau:

a) Cơ sở pháp lý theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư này;

b) Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân trong cơ sở liên quan đến chuẩn bị và ứng phó sự cố bức xạ, trong đó nêu rõ quy định về cung cấp nguồn lực phục vụ công tác ứng phó của cơ sở;

c) Phân tích nguy cơ xảy ra sự cố tại cơ sở: xác định được nguy cơ chính của cơ sở nhằm xây dựng các kịch bản ứng phó cho các nguy cơ đó;

d) Dự kiến một số kịch bản ứng phó đối với một số sự cố như: sự cố trong vận chuyển nguồn, sự cố rơi nguồn, sự cố kẹt nguồn, sự cố mất nguồn, chiếu quá liều;

đ) Quy định về thông báo, yêu cầu trợ giúp và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Cơ sở sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bao gồm các nội dung chính sau: quy định về trách nhiệm báo cáo khi nhân viên bức xạ, bệnh nhân bị chiếu quá liều; quy định nội dung bản báo cáo sự cố; quy định về trách nhiệm, phương pháp đánh giá liều và theo dõi tình trạng sức khỏe của cá nhân bị chiếu xạ quá liều.

Điều 8. Kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh

Bản kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh được xây dựng gồm các nội dung chính sau:

1. Quy định chung theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này.

2. Các căn cứ pháp lý và kỹ thuật

a) Căn cứ pháp lý để xây dựng kế hoạch: theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 và bổ sung căn cứ pháp lý cho việc huy động, trợ giúp về nhân lực, tài sản, phương tiện và bồi hoàn hao tổn phục vụ cho công tác ứng phó sự cố;

b) Đánh giá và phân tích các nguy cơ xảy ra sự cố trên địa bàn tỉnh liên quan tới: các hoạt động bức xạ trên địa bàn tỉnh; những vấn đề mất an ninh liên quan đến việc sử dụng thiết bị phát tán chất phóng xạ, phá hoại và sử dụng nguồn phóng xạ vào mục đích xấu; nguồn phóng xạ ngoài kiểm soát; các nguy cơ gây ra sự cố từ tỉnh thành khác có thể ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh; các nguy cơ gây ra sự cố từ các quốc gia khác ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh; khả năng xảy ra sự cố thuộc nhóm nguy cơ V;

c) Xây dựng các kịch bản ứng phó sự cố phù hợp với các nhóm nguy cơ có trên địa bàn tỉnh.

3. Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố

a) Quy định rõ cơ cấu tổ chức và trình bày sơ đồ tổ chức ứng phó sự cố;

b) Quy định chi tiết trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong quá trình chuẩn bị và tham gia ứng phó sự cố, cụ thể: cơ cấu và thành phần của Ban chỉ huy ứng phó sự cố; trách nhiệm của Ban chỉ huy ứng phó sự cố; trách nhiệm của từng thành viên trong Ban chỉ huy; trách nhiệm của Trưởng Ban chỉ huy; trách nhiệm của tổ chức tham gia và trách nhiệm của tổ chức hỗ trợ.

4. Công tác chuẩn bị và sẵn sàng ứng phó sự cố:

a) Quy định về việc chuẩn bị nguồn nhân lực, trang thiết bị và nguồn kinh phí của các tổ chức tham gia ứng phó sự cố. Đối với các tỉnh có nhóm nguy cơ I hoặc II, phải chuẩn bị vùng ứng phó khẩn cấp và các phương án ứng phó tương ứng;

b) Quy định về việc đào tạo, diễn tập (kịch bản, thời gian, tần suất) cho các tổ chức, cá nhân có trong kế hoạch ứng phó;

c) Quy định về nơi làm việc của ban chỉ huy ứng phó sự cố cấp tỉnh;

d) Quy định về việc xem xét, cập nhật, bổ sung kế hoạch.

5. Hoạt động ứng phó sự cố

a) Nguyên tắc ứng phó sự cố;

b) Mức độ và cách thức điều động nguồn lực ứng phó tương ứng với mức báo động;

c) Các giai đoạn ứng phó, tiêu chí cần đạt được của từng giai đoạn và quy trình, hướng dẫn cụ thể để đạt được các tiêu chí đó. Các giai đoạn ứng phó cơ bản được quy định trong Phụ lục II của Thông tư này;

d) Xây dựng cách thức, nội dung thông báo các thông tin liên quan tới tiến trình ứng phó sự cố cho tổ chức tham gia ứng phó sự cố, phương tiện thông tin đại chúng trong quá trình ứng phó sự cố theo hướng dẫn được quy định trong phụ lục III của Thông tư này;

đ) Xây dựng quy định về thông báo, trợ giúp và yêu cầu trợ giúp tới các địa phương khác có liên quan trong ứng phó sự cố.

6. Phụ lục liên quan đến các nội dung sau:

a) Danh sách và địa chỉ liên lạc chi tiết của Ban chỉ huy, tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố;

b) Tài liệu phục vụ cho công tác ứng phó sự cố như: thông báo và tiếp nhận thông tin; xác định mức độ báo động và mức độ điều động lực lượng ứng phó; điều động và bổ nhiệm người chỉ huy hiện trường;

c) Một số chỉ dẫn và hướng dẫn như: chỉ dẫn cung cấp thông tin trong ứng phó sự cố; hướng dẫn bảo đảm an toàn cho công chúng và nhân viên ứng phó sự cố khi sự cố xảy ra; khuyến cáo về khoanh vùng an toàn cho sự cố bức xạ, hạt nhân;

d) Tiêu chí kết thúc hoạt động ứng phó, lập kế hoạch khôi phục dài hạn và mẫu báo cáo;

đ) Kịch bản cụ thể căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 8 của Thông tư này.

MỤC 3. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 9. Điều khoản chuyển tiếp

1. Tổ chức, cá nhân đã được cấp phép trước ngày Thông tư này có hiệu lực, trong thời hạn ba tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, phải nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.

2. Tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ đề nghị cấp phép tiến hành công việc bức xạ nhưng chưa được cấp giấy phép trước ngày Thông tư này có hiệu lực phải nộp bổ sung hồ sơ về kế hoạch ứng phó sự cố theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký. Thông tư này thay thế cho nội dung kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ quy định tại bản báo cáo đánh giá an toàn trong Phụ lục III của Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét sửa đổi, bổ sung./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Đình Tiến

 

PHỤ LỤC I

PHÂN LOẠI NHÓM NGUY CƠ TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC LOẠI HÌNH CƠ SỞ VÀ CÔNG VIỆC BỨC XẠ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2012/TT-BKHCN ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

Nhóm nguy cơ gây ra sự cố được phân thành 05 (năm) nhóm: nhóm I, II, III, IV và V được phân loại tương ứng với các loại hình cơ sở và công việc bức xạ như sau:

Nhóm nguy cơ

Mô tả

I

Các cơ sở có khả năng gây ra sự cố với các hiệu ứng tất định nghiêm trọng bên ngoài cơ sở. Các cơ sở này bao gồm:

- Lò phản ứng với công suất ≥ 100 MW (th) (lò năng lượng, tàu chạy năng lượng hạt nhân và các lò nghiên cứu).

- Bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng có thể chứa các thanh nhiên liệu đã cháy có tổng lượng hoạt độ lớn hơn 1017 Bq Cs-137 (tương đương với khả năng lưu giữ trong lõi lò phản ứng công suất 3000 MW (th)).

- Các cơ sở lưu giữ chất phóng xạ có thể phát tán gây nên hiệu ứng tất định nghiêm trọng ngoài khu vực

II

Các cơ sở có khả năng gây ra sự cố với liều chiếu xạ cao yêu cầu hành động bảo vệ khẩn cấp ngoài khu vực, bao gồm:

- Lò phản ứng với công suất từ 2 MW (th) tới 100 MW (th).

- Bể chứa nhiên liệu đã cháy yêu cầu hoạt động làm lạnh.

- Các cơ sở có khả năng mất kiểm soát giới hạn trong phạm vi 0,5 km từ đường biên ngoài khu vực cơ sở.

- Các cơ sở lưu giữ chất phóng xạ có thể phát tán gây nên liều yêu cầu thực hiện hành động bảo vệ khẩn cấp ngoài khu vực.

Nhóm nguy cơ II không bao gồm các cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I

III

Các cơ sở có khả năng gây ra sự cố dẫn đến liều chiếu xạ yêu cầu hành động bảo vệ khẩn cấp ngoài khu vực, bao gồm:

- Cơ sở có khả năng gây suất liều chiếu ngoài trực tiếp ≥ 100 mGy/h tại khoảng cách 1 m nếu che chắn bị mất.

- Cơ sở có khả năng mất kiểm soát giới hạn từ 0,5 km trở lên tính từ biên ngoài khu vực cơ sở.

- Lò phản ứng với công suất ≤ 2 MW (th).

- Cơ sở có lượng lưu giữ chất phóng xạ có thể phát tán gây nên liều yêu cầu thực hiện hành động bảo vệ khẩn cấp trong khu vực của cơ sở.

Nhóm nguy cơ III không bao gồm các cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I và II

IV

Các hoạt động liên quan sau:

- Các hoạt động tiến hành công việc bức xạ được cấp phép như: sử dụng nguồn phóng xạ và thiết bị bức xạ; vận chuyển nguồn phóng xạ và các hoạt động khác.

- Các hoạt động trái phép như việc buôn bán, tàng trữ bất hợp pháp nguồn phóng xạ; các hành động phá hoại, khủng bố.

- Mảnh rơi của vệ tinh chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc máy phát nhiệt bức xạ.

- Các nguồn phóng xạ nằm ngoài kiểm soát (tại các cơ sở/khu vực với khả năng lớn bắt gặp một nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát như: các cơ sở lớn xử lý phế liệu kim loại; dọc biên giới quốc gia).

Nhóm nguy cơ III không bao gồm các cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II và III

V

Sản phẩm có khả năng lớn bị nhiễm xạ do sự cố tại các cơ sở trong nhóm nguy cơ I hoặc II (tính cả các cơ sở ở các nước khác) yêu cầu các mức hạn chế sản phẩm cần thiết theo quy định của pháp luật và công ước quốc tế

 

PHỤ LỤC II

CÁC GIAI ĐOẠN ỨNG PHÓ SỰ CỐ CƠ BẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2012/TT-BKHCN ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

1. Giai đoạn tiếp nhận và xử lý thông tin ban đầu: phải đạt được mục tiêu xử lý thông tin phục vụ công tác ứng phó ban đầu; xây dựng quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin; các hướng dẫn bảo vệ công chúng và hạn chế sự lan rộng của sự cố, xác định mức báo động.

2. Giai đoạn thông báo cho các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố: phải đạt được mục tiêu thông báo kịp thời tới các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố; xây dựng quy trình về xác định và công bố mức báo động, thông báo và triệu tập các tổ chức, cá nhân liên quan, bổ nhiệm người chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường.

3. Giai đoạn huy động nguồn lực và triển khai ứng phó: phải đạt được mục tiêu huy động các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó và các nguồn lực cần thiết; quy định các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó phải xây dựng quy trình về việc huy động và triển khai các nguồn lực ứng phó tương ứng với mức báo động.

4. Giai đoạn tiến hành các biện pháp can thiệp tại hiện trường: phải đạt được các mục tiêu: đánh giá diễn biến mức bức xạ, mức độ ảnh hưởng tại hiện trường để ra quyết định liên quan tới mức báo động; tiến hành các biện pháp can thiệp (sơ tán nhân dân khi cần thiết; tiến hành phân loại người nhiễm bẩn phóng xạ và tiến hành tẩy xạ tại chỗ; thu hồi nguồn phóng xạ hoặc tẩy xạ; bảo vệ nhân viên ứng phó và dân chúng; cấp cứu và điều trị cho nạn nhân của sự cố...); yêu cầu hỗ trợ thêm; quy định các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó phải xây dựng được các quy trình tác nghiệp cụ thể để đạt được các mục tiêu nêu trên.

5. Giai đoạn kết thúc hoạt động ứng phó và chuẩn bị cho kế hoạch khắc phục dài hạn: phải đạt mục tiêu thông báo kết thúc ứng phó sự cố cho các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố và công chúng và chuẩn bị cho kế hoạch khắc phục dài hạn. Xây dựng quy trình hoặc quy định về cách thức đưa ra quyết định kết thúc sự cố cho các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó và thông báo cho công chúng về quyết định đó; dựa vào các quy chuẩn quốc gia đưa ra được các tiêu chí và lập kế hoạch kiểm soát phóng xạ và khắc phục hậu quả về môi trường, lập kế hoạch theo dõi và điều trị về sức khỏe cho nạn nhân.

6. Giai đoạn báo cáo: Đối với ứng phó sự cố cấp cơ sở: nêu rõ quy định về thời gian gửi báo cáo, nội dung của báo cáo về sự cố và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân về các vấn đề liên quan đến sự sự cố và các biện pháp khắc phục sự cố đã được tiến hành.

Đối với ứng phó sự cố cấp tỉnh: báo cáo tổng kết về sự cố và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các Bộ có liên quan khác (nếu được yêu cầu) theo quy định.

 

PHỤ LỤC III

MỘT SỐ HƯỚNG DẪN TRONG HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ SỰ CỐ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2012/TT-BKHCN ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. MẪU THÔNG BÁO VÀ TIẾP NHẬN THÔNG TIN

A. THÔNG TIN CHUNG

Họ tên người nhận điện thoại:

Địa chỉ công tác:

Sở KHCN:............................................................................................................. □

Cảnh sát 113:....................................................................................................... □

Cứu thương 115:.................................................................................................. □

Phòng cháy chữa cháy 114:................................................................................. □

Công an khu vực:.................................................................................................. □

UBND Phường:..................................................................................................... □

Đơn vị khác:.......................................................................................................... □

Số điện thoại liên hệ:

B. THÔNG TIN ĐẾN

Tên người gọi:

Thuộc đối tượng: Người dân £ Nhân viên cơ sở £ Lực lượng ứng phó £

Cơ quan hoặc địa chỉ:

Số điện thoại người gọi:                                       Giờ gọi:

Vị trí xảy ra sự cố:

(Địa chỉ cơ sở hoặc khu vực)

Mô tả sự cố:.........................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Có ảnh hưởng tới người dân:                                         Có  □                Không  □

Tình huống có yêu cầu trợ giúp không?

Yêu cầu trợ giúp gì?

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Đưa lời khuyên/khuyến cáo ngay cho người gọi (qua điện thoại):

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Xác minh cuộc gọi:                                 Có  □                Không  □

Gửi bản sao cho:           Ban chỉ huy UPSC   □            Sở KHCN  □

 

 

Người nhận điện thoại
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

II. MỘT SỐ HƯỚNG DẪN VỀ CUNG CẤP THÔNG TIN TRONG ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ, HẠT NHÂN

Lưu ý:

- Các hướng dẫn này phải được xem xét cẩn thận và sửa lại cho phù hợp với tình huống sự cố cụ thể.

- Nội dung của mẫu thông tin này phải được người chỉ huy ứng phó sự cố phê duyệt.

Các mẫu tin truyền thông được cung cấp trong các trường hợp:

- Sử dụng trước khi có các thông tin cụ thể.

- Tình huống khẩn cấp phóng xạ bao gồm thiết bị phát tán phóng xạ và các tình huống khẩn cấp khi vận chuyển.

- Nguồn có mức độ nguy hiểm cao bị mất hoặc lấy cắp.

- Phát hiện ra nguồn nguy hiểm ở nơi công cộng (ví dụ, cửa khẩu hoặc bưu điện).

A. Cung cấp thông tin ban đầu

Ngày:

Thời gian:

Số thứ tự bản tin phát ra:

[Tên tổ chức/cơ quan] xác nhận đã nhận được một báo cáo về [nguồn gốc sự cố]. Theo thông tin nhận được ở thời gian này, [sự cố] đã xảy ra tại [địa điểm] và vào lúc [thời gian]. Các báo cáo chỉ ra rằng [các thông tin về sự cố đã được xác nhận] và các biện pháp [các biện pháp ứng phó ban đầu] đã được thực hiện để bảo vệ [dân chúng, những người ứng phó, sản phẩm, thương mại, hoặc nói rõ mục khác phù hợp]. Kế hoạch ứng phó sự cố hiện tại đã được kích hoạt [và chúng tôi vừa mới khởi động trung tâm thông tin truyền thông].

[Tên tổ chức/cơ quan] đang phối hợp hoạt động của mình với những người ứng phó tại hiện trường và các tổ chức liên quan khác [nói rõ các cơ quan liên quan]. Chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin chi tiết hơn sớm nhất khi mọi việc rõ ràng. [Cung cấp chi tiết về thời gian có báo cáo hoặc cập nhật mới]. Thông báo tiếp theo sẽ được cung cấp tại [địa điểm] vào lúc [thời gian].

Để có thêm thông tin xin liên hệ:

Họ và tên [tên của người có trách nhiệm liên hệ với báo giới]:

Cơ quan:

Điện thoại:

Di động:

Email:                                                               Website:

B. Một số hướng dẫn cho một số tình huống cụ thể

1. Tình huống sự cố liên quan đến thiết bị phát tán chất phóng xạ và vận chuyển

Ngày:

Thời gian:

Số thứ tự bản tin phát ra:

[Tên tổ chức/cơ quan] xác nhận rằng có một sự cố có thể liên quan đến vật liệu phóng xạ [nguồn gốc của sự cố]. Theo thông tin nhận được cho đến thời điểm này, [sự cố] đã xảy ra tại [địa điểm] vào lúc [thời gian]. Các báo cáo cho biết rằng [các thông tin về sự cố đã được xác nhận] và các biện pháp [các biện pháp ứng phó ban đầu] đã được thực hiện để bảo vệ [dân chúng, những người ứng phó, sản phẩm, thương mại, hoặc nói rõ mục khác phù hợp]. Kế hoạch ứng phó sự cố hiện tại đã được kích hoạt [và chúng tôi vừa mới khởi động trung tâm thông tin truyền thông].

Để đảm bảo an toàn, mọi người cần tuân theo những khuyến cáo sau:

- Không cầm nắm, nhận diện [chỉ rõ] các vật có khả năng (ví dụ là mảnh bom hoặc các vật được lấy từ hiện trường) và cách ly khỏi các vật này.

- Những người rời hiện trường mà không được đánh giá bởi [chỉ rõ cá nhân/đơn vị] cần phải thay quần áo, tắm (nếu có thể), rửa tay trước khi ăn và đi đến [chỉ rõ địa điểm] để được đánh giá và nghe các hướng dẫn tiếp theo.

- Những người vận chuyển những người khác (ví dụ là nạn nhân) phải đi tới [chỉ rõ địa điểm] để kiểm soát cá nhân và kiểm soát phương tiện nếu có khả năng nhiễm bẩn phóng xạ.

* [Nếu nghi ngờ có phát thải vào không khí (chỉ rõ, phụ thuộc vào tình huống)] thì dân chúng trong phạm vi 1 km từ [mô tả rõ khu vực - đường phố, quận huyện - để dân chúng có thể hiểu được] cần tuân theo những khuyến cáo sau:

- Vẫn ở nguyên bên trong các tòa nhà cho đến khi [nói rõ khi nào sự phát thải có thể có hoặc thực tế sẽ kết thúc].

- Không ăn uống những thứ có thể bị nhiễm bẩn phóng xạ (ví dụ như rau củ trồng bên ngoài hoặc uống nước mưa) cho đến khi có thông báo khác.

- Không cho trẻ em ra chơi đùa ở các sân chơi.

- Rửa tay trước khi ăn.

- Tránh các khu vực có nhiều bụi và các hành động gây ra bụi bặm.

- Không được tự ý đi đến hiện trường để giúp đỡ hoặc tình nguyện.

Nếu cần sự hỗ trợ sẽ có thông báo cụ thể.

* Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe thì đi đến [một khu vực xác định ở xa bệnh viện địa phương để kiểm xạ và điều tra thông tin].

Các nhân viên y tế phải được cảnh báo đối với các bệnh nhân có triệu chứng bị chiếu xạ (bỏng da mà không có nguyên nhân biểu kiến - cá nhân không nhớ tại sao bị bỏng).

* Nếu bạn có câu hỏi gì đề nghị gọi vào số [cho số điện thoại nóng có thể xử lý được nhiều cuộc gọi một lúc mà không làm ảnh hưởng đến đáp ứng].

Chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin sớm nhất có thể. [Cung cấp chi tiết về thời gian có báo cáo hoặc cập nhật mới]. Thông báo tiếp theo sẽ được cung cấp tại [địa điểm] vào lúc [thời gian].

Để có thêm thông tin xin liên hệ:

Họ và tên [tên của người có trách nhiệm liên hệ với báo giới]:

Cơ quan:

Điện thoại:

Di động:

Email:                                       Website:

2. Tình huống sự cố nguồn phóng xạ bị mất hoặc lấy cắp

Ngày:

Thời gian:

Số thứ tự bản tin phát ra:

[Tên tổ chức/cơ quan] xác nhận rằng có một vật chứa chất phóng xạ bị mất/lấy cắp [nói rõ]. Theo thông tin nhận được cho đến thời điểm này, vật này đã bị mất/lấy cắp tại [địa điểm] vào lúc [thời gian]. [Nói rõ tổ chức chính quyền chỉ đạo ứng phó] đã thực hiện [các biện pháp ban đầu, ví dụ như tìm kiếm] và lấy thông tin từ dân chúng trong việc giúp đỡ tìm kiếm vật nguy hiểm này. Kế hoạch ứng phó sự cố hiện tại đã được kích hoạt [và chúng tôi vừa mới khởi động trung tâm thông tin truyền thông].

Vật bị mất trông như [mô tả và cung cấp tranh ảnh nếu có thể]

Để đảm bảo an toàn dân chúng cần tuân theo những khuyến cáo sau:

- Vật này là rất nguy hiểm và nếu tìm thấy thì không được chạm vào và mọi người phải giữ khoảng cách ít nhất là 10m từ vật đó.

- Những người có thể nhìn thấy vật này phải ngay lập tức thông báo cho [nói rõ cơ quan/tổ chức sẽ nhận thông tin]

-Nếu chạm vào hoặc gần vật này bạn phải liên hệ với [cho một số điện thoại để liên lạc]

Các nhân viên y tế phải được cảnh báo đối với các bệnh nhân có triệu chứng bị chiếu xạ (bỏng da mà không có nguyên nhân biểu hiện - cá nhân không nhớ tại sao bị bỏng)

Cảnh báo cho những người thu mua kim loại phế liệu.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thông tin hữu ích, xin hãy gọi theo số [số điện thoại nóng].

Chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin sớm nhất có thể. [Cung cấp chi tiết về thời gian có báo cáo hoặc cập nhật mới]. Thông báo tiếp theo sẽ được cung cấp tại [địa điểm] vào lúc [thời gian].

Để có thêm thông tin xin liên hệ:

Họ và tên [tên của người có trách nhiệm liên hệ với báo giới]:

Cơ quan:

Điện thoại:

Di động:

Email:                                                   Website:

3. Tình huống phát hiện thấy nguồn phóng xạ ở nơi công cộng

Ngày:

Thời gian:

Số thứ tự bản tin phát ra:

[Tên tổ chức/cơ quan] xác nhận rằng vật liệu phóng xạ nguy hiểm được phát hiện vào lúc [thời gian]. Theo thông tin nhận được vào lúc này, chất này được phát hiện tại [địa điểm] vào lúc [thời gian]. Các báo cáo cho thấy [thông tin được xác nhận còn ảnh hưởng] và đã thực hiện [mô tả các biện pháp ban đầu] để bảo vệ [dân chúng hoặc những cá nhân/tổ chức thích hợp]. Kế hoạch ứng phó sự cố hiện tại đã được kích hoạt [và chúng tôi vừa mới khởi động trung tâm thông tin truyền thông].

Để đảm bảo an toàn dân chúng cần tuân theo những khuyến cáo sau:

- Những người có thể ở gần vật liệu được tìm thấy trong khoảng thời gian [nói rõ khoảng thời gian] và/hoặc có thể gần vật liệu trong khi nó đang được khuân vác và vận chuyển [nói rõ] phải liên hệ với [cơ quan/tổ chức liên quan] để được đánh giá và nhận thông báo.

Các nhân viên y tế phải được cảnh báo đối với các bệnh nhân có triệu chứng bị chiếu xạ (bỏng da mà không có nguyên nhân biểu hiện - cá nhân không nhớ tại sao bị bỏng)

Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thông tin hữu ích, xin hãy gọi theo số [số điện thoại nóng].

Chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin sớm nhất có thể. [Cung cấp chi tiết về thời gian có báo cáo hoặc cập nhật mới]. Thông báo tiếp theo sẽ được cung cấp tại [địa điểm] vào lúc [thời gian].

Để có thêm thông tin xin liên hệ:

Họ và tên [tên của người có trách nhiệm liên hệ với báo giới]:

Cơ quan:

Điện thoại:

Di động:

Email:                                                   Website:

III. MỘT SỐ HƯỚNG DẪN ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO CÔNG CHÚNG KHI SỰ CỐ XẢY RA

1. Di tản mọi người ra ngay ngoài khu vực hàng rào bán kính 30m.

2. Không cho ai được phép vào khu vực hàng rào.

3. Không cầm nắm và thông báo cho người ứng phó những vật có khả năng là chất phóng xạ ở bên trong khu vực khi lập hàng rào.

4. Yêu cầu mọi người không hút thuốc, ăn uống xung quanh khu vực hàng rào an toàn.

5. Yêu cầu mọi người hợp tác với công an để giữ gìn trật tự trị an, tạo điều kiện để ứng phó sự cố nhanh gọn, hiệu quả.

6. Yêu cầu mọi người không có nhiệm vụ đi ra khỏi khu vực, tránh bị ảnh hưởng của nhiễm bẩn phóng xạ (nếu có).

7. Những người lo lắng về sức khỏe hoặc những người liên quan (Nhân viên của cơ sở, cơ sở bên cạnh, công chúng vô tình liên quan...) phải tập hợp lại, không gây hỗn loạn. Lập danh sách và chờ đợi thông tin cụ thể sau.

8. Mọi người theo dõi thông tin và tuân theo hướng dẫn chính thức qua các phương tiện thông tin của Phường/Quận/TP và người phụ trách ứng phó.

IV. KHUYẾN CÁO VỀ KHOANH VÙNG AN TOÀN CHO SỰ CỐ BỨC XẠ, HẠT NHÂN

Tình huống

Khu vực hàng rào bên trong ban đầu (Bán kính vành đai an toàn)

Xác định ban đầu - Bên ngoài môi trường

Nguồn nguy hiểm tiềm tàng không có che chắn hoặc bị phá vỡ

30m

Tràn đổ lượng lớn nguồn nguy hiểm tiềm tàng

100m

Cháy nổ hoặc bị phun khói liên quan đến nguồn nguy hiểm tiềm tàng

300m

Nghi ngờ có bom, đã nổ hoặc chưa nổ

400m trở lên để tránh ảnh hưởng do bom nổ

Xác định ban đầu - Bên trong các khu nhà

Nguồn nguy hiểm tiềm tàng không có che chắn hoặc bị phá vỡ hoặc bị tràn đổ

Các khu vực bị ảnh hưởng và khu vực lân cận (bao gồm các sàn nhà trên và dưới)

Hỏa hoạn hoặc các sự cố khác liên quan đến nguồn nguy hiểm tiềm tàng có thể phát tán chất phóng xạ khắp tòa nhà (ví dụ qua hệ thống thông khí)

Toàn bộ tòa nhà và khoảng cách bên ngoài thích hợp như đã chỉ ra ở trên

Mở rộng vành đai dựa trên việc khảo sát bức xạ

Suất liều xung quanh 100 mSv/h

Bất cứ khu vực nào đo được giá trị này