cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư số 08/2012/TT-BYT ngày 17/05/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn việc vận chuyển hàng nguy hiểm trong lĩnh vực y tế bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 08/2012/TT-BYT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
  • Ngày ban hành: 17-05-2012
  • Ngày có hiệu lực: 01-10-2013
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 13-12-2016
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1169 ngày (3 năm 2 tháng 14 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 13-12-2016
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 13-12-2016, Thông tư số 08/2012/TT-BYT ngày 17/05/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn việc vận chuyển hàng nguy hiểm trong lĩnh vực y tế bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 7292/QĐ-BYT ngày 13/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế kể từ ngày 01/7/2016 theo chuyên đề về điều kiện đầu tư kinh doanh”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 08/2012/TT-BYT

Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2012

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM TRONG LĨNH VỰC Y TẾ BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 22/2010/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc vận chuyển hàng nguy hiểm trong lĩnh vực y tế bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như sau:

MỤC I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn việc vận chuyển hàng nguy hiểm là hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế (sau đây gọi tắt là hóa chất) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:

a) Điều kiện vận chuyển hóa chất;

b) Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hóa chất.

2. Thông tư này không điều chỉnh việc vận chuyển hóa chất là nhang muỗi: kem xoa, dung dịch xoa trên da xua muỗi; tấm MAT; bả diệt kiến, gián, ruồi và các hóa chất quy định tại Khoản 2, 3, và 4 Điều 2 Nghị định 104/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi tắt là Nghị định 104/2009/NĐ-CP).

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người gửi hàng là tổ chức, cá nhân đứng tên gửi hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

2. Phiếu an toàn hóa chất là tài liệu do nhà sản xuất hoặc nhập khẩu thiết lập, ghi các thông tin về nhận dạng hóa chất; thành phần các chất; nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất; biện pháp sơ cứu về y tế; biện pháp xử lý khi có hỏa hoạn; biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố; yêu cầu về cất giữ; tác động lên người và yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân; đặc tính lý, hóa của hóa chất; mức ổn định và khả năng hoạt động của hóa chất; thông tin về sinh thái; yêu cầu trong việc thải bỏ và các thông tin cần thiết khác.

MỤC II. ĐIỀU KIỆN VẬN CHUYỂN HÓA CHẤT BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

Điều 3. Nguyên tắc vận chuyển hóa chất

1. Vận chuyển hóa chất phải tuân thủ các quy định của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Chỉ được thực hiện việc vận chuyển hóa chất sau khi đã được đóng gói, dán nhãn theo quy định tại Thông tư này.

3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi tắt là cơ sở vận chuyển) khi thực hiện việc vận chuyển hóa chất từ một nghìn ki-lô-gam (1.000kg)/xe/lần vận chuyển trở lên phải có giấy phép vận chuyển hóa chất.

4. Cơ sở vận chuyển khi thực hiện việc vận chuyển hóa chất dưới 1.000kg/xe/lần không cần phải có giấy phép vận chuyển hóa chất nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định tại Mục II Thông tư này.

5. Không được dùng xe rơ móc để vận chuyển hóa chất.

6. Không được vận chuyển các hóa chất có khả năng phản ứng với nhau trên cùng một phương tiện.

7. Không được vận chuyển hóa chất cùng với hành khách, vật nuôi, lương thực, thực phẩm, các chất dễ gây cháy, nổ và các hàng hóa khác.

Điều 4. Yêu cầu đối với bao gì, thùng chứa hoặc container (công-ten-nơ) chứa trong quá trình vận chuyển

1. Phải được làm bằng các vật liệu bảo đảm phù hợp với từng loại hóa chất theo quy định tại Điều 25 Thông tư số 29/2011/TT-BYT ngày 30/6/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;

2. Phải được dán hình tượng biểu thị tính chất vật lý của hóa chất theo Mẫu số 1 của Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Kích thước của hình tượng biểu thị tính chất vật lý của hóa chất là 100mm x 100mm đối với mỗi thùng đựng hóa chất và dán trên container là 250mm x 250mm.

3. Phải được dán biểu trưng hàng nguy hiểm theo Mẫu số 2 của Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Kích thước của biểu trưng nguy hiểm là 100mm x 100mm đối với mỗi thùng đựng hóa chất và dán trên container là 250mm x 250mm.

4. Phải có báo hiệu nguy hiểm theo Mẫu số 3 của Phụ lục 1 của Thông tư này ở vị trí phía dưới biểu trưng bày nguy hiểm. Kích thước báo hiệu nguy hiểm là 300mm x 500mm.

Điều 5. Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển

Ngoài việc đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 13 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP, phương tiện vận chuyển hóa chất phải đáp ứng các quy định sau:

1. Có dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy phù hợp với hóa chất khi vận chuyển.

2. Có mui, bạt che phủ kín, chắc chắn toàn bộ khoang chở hàng bảo đảm không thấm nước trong quá trình vận chuyển.

3. Kích thước của biểu trưng hàng nguy hiểm dán trên phương tiện là 500mm x 500mm.

Điều 6. Quy định về quá trình vận chuyển hóa chất

1. Trong quá trình vận chuyển hóa chất, người điều khiển phương tiện vận chuyển hóa chất phải tuân thủ các quy định sau:

a) Phải di chuyển theo đúng lịch trình ghi trong hợp đồng hoặc giấy tờ khác có liên quan về vận chuyển hóa chất giữa chủ phương tiện và chủ sở hữu hàng hóa;

b) Không được dừng, đỗ xe với khoảng cách dưới một trăm mét (100 m) so với nơi tập trung đông người như chợ, siêu thị, nơi đang tổ chức lễ, hội, trường học, bệnh viện hoặc nguồn nước sinh hoạt, trừ trường hợp phải dừng, đỗ xe theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ hoặc để giao hàng tại chợ, siêu thị.

2. Phương tiện chuyên chở hóa chất phải được xếp cuối cùng của mỗi chuyến phà trong trường hợp bến phà không có phà chuyên dùng cho loại hàng nguy hiểm.

MỤC III. THẨM QUYỀN, HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÓA CHẤT BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

Điều 7. Thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hóa chất

Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) cấp, thu hồi giấy phép vận chuyển hóa chất cho cơ sở vận chuyển có trụ sở đặt trên địa bàn được giao quản lý.

Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hóa chất

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hóa chất theo Mẫu số 1 của Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư của cơ sở đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hóa chất.

3. Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm đối với phương tiện giao thông cơ giới do cơ quan đăng kiểm cấp.

4. Bản sao có chứng thực giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện vận tải sẽ vận chuyển hóa chất.

5. Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn trong vận chuyển hóa chất của người điều khiển phương tiện vận tải và người áp tải hóa chất.

6. Dự kiến lịch trình vận chuyển hóa chất.

Điều 9. Trình tự cấp giấy phép vận chuyển hóa chất

1. Cơ sở vận chuyển đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hóa chất nộp hồ sơ về Sở Y tế tỉnh nơi cơ sở đặt trụ sở. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Y tế tỉnh phải tổ chức thẩm định, xét duyệt hồ sơ và cấp giấy phép vận chuyển hóa chất cho cơ sở vận chuyển.

2. Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng các yêu cầu quy định, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Y tế tỉnh phải có văn bản thông báo cho cơ sở vận chuyển đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hóa chất để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp không đồng ý cấp giấy phép vận chuyển hóa chất, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 10. Thu hồi giấy phép vận chuyển hóa chất

1. Giấy phép vận chuyển hóa chất sẽ bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Giả mạo một trong các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hóa chất;

b) Cho thuê, mượn giấy phép vận chuyển hoặc tự ý sửa đổi nội dung giấy phép vận chuyển hóa chất;

c) Không bảo đảm các điều kiện để được cấp giấy phép vận chuyển hóa chất quy định tại Mục II của Thông tư này.

2. Cơ sở vận chuyển bị thu hồi giấy phép vận chuyển hóa chất không được phép nộp hồ sơ xin cấp mới giấy phép vận chuyển hóa chất trong thời gian sáu (06) tháng kể từ ngày giấy phép vận chuyển hóa chất bị thu hồi.

Điều 11. Giá trị sử dụng và mẫu giấy phép vận chuyển hóa chất

1. Giấy phép vận chuyển hóa chất có giá trị mười hai (12) tháng kể từ ngày cấp.

2. Giấy phép vận chuyển hóa chất phải được trả lại cho cơ quan đã cấp giấy phép trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày hết hạn hoặc kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép.

3. Trường hợp hóa chất có số lượng lớn mà phải vận chuyển bằng nhiều phương tiện trong cùng một chuyến thì chỉ cấp một giấy phép vận chuyển hóa chất.

4. Mẫu giấy phép vận chuyển hóa chất quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

MỤC IV. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN

Điều 12. Trách nhiệm của Cục Quản lý môi trường y tế

Hàng năm, chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện cấp giấy phép vận chuyển hóa chất trên phạm vi cả nước.

Điều 13. Trách nhiệm của Sở Y tế tỉnh

1. Tổ chức thẩm định, xét duyệt hồ sơ và cấp giấy phép vận chuyển hóa chất.

2. Phối hợp với ngành chức năng kiểm tra, thanh tra việc vận chuyển hóa chất của cơ sở vận chuyển đã được cấp giấy phép vận chuyển hóa chất; thu hồi giấy phép vận chuyển hóa chất khi phát hiện vi phạm theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

3. Trực tiếp hoặc ủy quyền cho cơ quan trực thuộc Sở phối hợp với các cơ sở đào tạo, dạy nghề tổ chức lớp huấn luyện về an toàn vận chuyển hóa chất theo các nội dung chương trình quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này và cấp giấy chứng nhận huấn luyện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Định kỳ sáu (06) tháng, báo cáo tình hình cấp giấy phép vận chuyển hóa chất trên địa bàn quản lý về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế).

Điều 14. Trách nhiệm của cơ sở gửi hóa chất

1. Thực hiện đúng các quy định tại Điều 4 Thông tư này trước khi gửi hóa chất.

2. Cung cấp Phiếu an toàn hóa chất cho cơ sở vận chuyển (việc xây dựng Phiếu an toàn hóa chất thực hiện theo quy định tại Điều 40 Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất).

Điều 15. Trách nhiệm của cơ sở vận chuyển hóa chất

1. Tuân thủ các quy định của Thông tư này và các quy định của pháp luật về hóa chất trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ hàng nguy hiểm.

2. Xây dựng lịch trình vận chuyển hàng nguy hiểm rõ ràng, đầy đủ.

3. Thông báo bằng văn bản thời gian cụ thể của lịch trình vận chuyển hóa chất và bản sao có chứng thực giấy phép vận chuyển và phiếu an toàn hóa chất tới Ủy ban nhân dân các tỉnh nằm trong lịch trình vận chuyển đã xây dựng để có kế hoạch giúp đỡ, hỗ trợ trong trường hợp có sự cố.

4. Trường hợp trên đường vận chuyển gặp sự cố bất khả kháng mà việc vận chuyển không thể đúng thời gian, tuyến đường đã ghi trong giấy phép hoặc phải thay đổi phương tiện, thay người áp tải, người điều khiển phương tiện hoặc mất giấy phép vận chuyển hóa chất thì trước khi vận chuyển tiếp, phải có văn bản xác nhận của cơ quan Công an từ cấp xã trở lên nơi sự cố bất khả kháng đó đã xảy ra.

Trong trường hợp này, cơ sở vận chuyển có trách nhiệm báo bằng văn bản kèm theo văn bản xác nhận của cơ quan Công an từ cấp xã trở lên nơi sự cố bất khả kháng đó đã xảy ra cho Sở Y tế tỉnh nơi đã cấp giấy phép vận chuyển trong thời gian năm (05) ngày kể từ ngày xảy ra sự cố.

5. Trường hợp có sự thay đổi về lịch trình vận chuyển hóa chất so với quy định trong giấy phép vận chuyển hóa chất đã được cấp, cơ sở vận chuyển có trách nhiệm thông báo bằng văn bản thời gian cụ thể của lịch trình vận chuyển hóa chất tới Sở Y tế tỉnh nơi đã cấp giấy phép vận chuyển và Ủy ban nhân dân các tỉnh nằm trong lịch trình vận chuyển trong thời gian hai mươi bốn (24) giờ trước khi tiến hành việc vận chuyển hóa chất.

6. Trong trường hợp bị thu hồi giấy phép vận chuyển, cơ sở vận chuyển có trách nhiệm nộp lại giấy phép vận chuyển bị thu hồi về Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cấp giấy phép vận chuyển cho cơ sở vận chuyển trong thời hạn bảy (07) ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép vận chuyển.

7. Nộp phí, lệ phí cấp giấy phép vận chuyển theo quy định của pháp luật (nếu có).

Điều 16. Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hóa chất

1. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về lịch trình vận chuyển, các yêu cầu của người gửi hàng.

2. Thực hiện ghi nhật ký quá trình vận chuyển.

3. Chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh, môi trường đối với hàng nguy hiểm trong quá trình vận chuyển.

4. Thực hiện đầy đủ những quy định của Thông tư này và các quy định của pháp luật về hóa chất trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ hàng nguy hiểm.

MỤC V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2013.

Điều 18. Tổ chức thực hiện

Cục Quản lý môi trường y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức cần kịp thời phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) để xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Phòng Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Y tế các bộ, ngành;
- Các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Tổng cục DS-KHHGĐ;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Cổng TTĐT Bộ Y tế;
- Lưu: VT, MT (03b), PC (02b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

 

PHỤ LỤC 1

HÌNH TƯỢNG BIỂU THỊ ĐỘ ĐỘC VÀ TÍNH CHẤT CỦA HÓA CHẤT ĐỘC DÙNG TRONG GIA DỤNG VÀ Y TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2012/TT-BYT ngày 17 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Mẫu 1. Hình tượng biểu thị tính chất vật lý của hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn

Tính ăn mòn

Hình tượng màu đen trên nửa nền màu vàng hoặc da cam và chữ in màu trắng trên nửa nền màu đen.

Tính dễ nổ

Hình tượng màu đen trên nền màu vàng hoặc da cam.

Rất dễ cháy

Hình tượng màu đen trên nửa nền màu trắng và nửa nền màu đỏ.

Dễ cháy

Hình tượng màu đen trên nền màu đỏ (dạng lỏng).

Hình tượng màu đen trên nền màu trắng với những kẻ sọc đỏ (dạng rắn).

Oxy hóa

Hình tượng màu đen trên nền màu vàng hoặc da cam.

Mẫu 2. Biểu trưng hàng nguy hiểm

1. Biểu trưng nguy hiểm

Mẫu 3. Báo hiệu nguy hiểm

 

PHỤ LỤC 2

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÓA CHẤT, CHẾ PHẨM DIỆT CÔN TRÙNG, DIỆT KHUẨN DÙNG TRONG GIA DỤNG VÀ Y TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2012/TT-BYT ngày 17 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN
HÓA CHẤT, CHẾ PHẨM DIỆT CÔN TRÙNG, DIỆT KHUẨN DÙNG TRONG GIA DỤNG VÀ Y TẾ

Kính gửi: …………....................……………………

Tên đơn vị đề nghị cấp giấy phép.............................................................................................

Địa chỉ:....................................................................................................................................

Điện thoại …………………….Fax...............................................................................................

Đăng ký kinh doanh số…………………ngày…..tháng…..năm......................................................

tại............................................................................................................................................

Số tài khoản………………….Tại ngân hàng................................................................................

Họ tên người đại diện pháp luật……………….........…Chức danh................................................

CMND/Hộ chiếu số………….do………….cấp ngày…./…../.........................................................

Hộ khẩu thường trú..................................................................................................................

Đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp “Giấy phép vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn” như sau:

2. Tên phương tiện, biển kiểm soát (ghi rõ trọng tải ô tô, biển kiểm soát, họ tên và số chứng minh thư/hộ chiếu của người điều khiển phương tiện, người áp tải):

TT

Tên phương tiện

Biển kiểm soát

Người điều khiển

Người áp tải

1,

 

 

1. Họ và tên:

Số CMT/hộ chiếu:

 

1. Họ và tên:

Số CMT/hộ chiếu:

 

 

 

 

2. Họ và tên:

Số CMT/hộ chiếu:

 

2. Họ và tên:

Số CMT/hộ chiếu:

 

2.

 

 

 

 

5. Loại, nhóm hóa chất độc (ghi rõ tên hóa chất, loại, nhóm hóa chất độc mã số Liên hợp quốc UN theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP):……………………………….

6. Hành trình:

TT

Tên phương tiện

Biển kiểm soát

Nơi đi

Nơi đến

1.

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

Tôi cam kết phương tiện vận chuyển này bảo đảm an toàn để tham gia giao thông và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế.

 

 

……, ngày……tháng……năm……….
Người đại diện theo pháp luật
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 3

MẪU GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÓA CHẤT, CHẾ PHẨM DIỆT CÔN TRÙNG, DIỆT KHUẨN DÙNG TRONG GIA DỤNG VÀ Y TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2012/TT-BYT ngày 17 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

SỞ Y TẾ
tỉnh, thành phố trực thuộc TW
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:………..

 

 

GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN
HÓA CHẤT, CHẾ PHẨM DIỆT CÔN TRÙNG, DIỆT KHUẨN DÙNG TRONG GIA DỤNG VÀ Y TẾ

1. Tên đơn vị đề nghị cấp phép vận chuyển...............................................................................

2. Tên chủ phương tiện:............................................................................................................

3. Tên phương tiện, biển kiểm soát:

TT

Tên phương tiện

Biển kiểm soát

Người điều khiển

Người áp tải

1,

 

 

1. Họ và tên:

Số CMT/Hộ chiếu:

 

1. Họ và tên:

Số CMT/Hộ chiếu:

 

 

 

 

2. Họ và tên:

Số CMT/Hộ chiếu:

 

2. Họ và tên:

Số CMT/Hộ chiếu:

 

2.

 

 

 

 

4. Loại, nhóm hóa chất độc......................................................................................................

5. Hành trình:

TT

Tên phương tiện

Biển kiểm soát

Nơi đi

Nơi đến

1.

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

6. Thời hạn hiệu lực của giấy phép vận chuyển:.........................................................................

 

 

……, ngày……tháng……năm……….
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 4

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN VỀ AN TOÀN VẬN CHUYỂN HÓA CHẤT, CHẾ PHẨM DIỆT CÔN TRÙNG, DIỆT KHUẨN DÙNG TRONG GIA DỤNG VÀ Y TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2012/TT-BYT ngày 17 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. CÁC NỘI DUNG HUẤN LUYỆN VỀ AN TOÀN VẬN CHUYỂN HÓA CHẤT, CHẾ PHẨM DIỆT CÔN TRÙNG, DIỆT KHUẨN DÙNG TRONG GIA DỤNG VÀ Y TẾ:

1. Các nội dung huấn luyện về an toàn lao động quy định tại Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

2. Các văn bản liên quan đến vận chuyển, bảo quản hóa chất nguy hiểm.

3. Các đặc tính của hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn.

4. Các dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của hàng hóa.

5. Các biện pháp bảo đảm an toàn khi vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn (cấp cứu, an toàn trên đường, các kiến thức cơ bản về sử dụng các dụng cụ bảo vệ).

6. Các biện pháp phòng ngừa và xử lý sự cố đối với mỗi loại hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn.

II. THỜI GIAN TẬP HUẤN: 05 ngày.

 

PHỤ LỤC 5

GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN VỀ AN TOÀN VẬN CHUYỂN HÓA CHẤT, CHẾ PHẨM DIỆT CÔN TRÙNG, DIỆT KHUẨN DÙNG TRONG GIA DỤNG VÀ Y TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2012/TT-BYT ngày 17 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

SỞ Y TẾ
tỉnh, thành phố trực thuộc TW
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:………..

 

 

 

 

 

Ảnh 4cmx6cm

 

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

HUẤN LUYỆN VỀ AN TOÀN VẬN CHUYỂN HÓA CHẤT, CHẾ PHẨM DIỆT CÔN TRÙNG, DIỆT KHUẨN DÙNG TRONG GIA DỤNG VÀ Y TẾ

 

Sở Y tế……………….chứng nhận:

Ông/bà:…………………………………………………………..

Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu……………………………

Địa chỉ:……………………………………………………………

Đã qua lớp huấn luyện về an toàn vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế từ ngày…..tháng…..năm……đến ngày…..tháng…..năm……

 

..........., ngày……tháng…….năm……….

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)