Thông tư số 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội Hướng dẫn kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 32/2011/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Cơ quan ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Ngày ban hành: 14-11-2011
- Ngày có hiệu lực: 01-01-2012
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-05-2014
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 851 ngày (2 năm 4 tháng 1 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 01-05-2014
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2011 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG CÁC LOẠI MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động và Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cho các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này hướng dẫn thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các loại máy, thiết bị và vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân (gọi chung là cơ sở) có sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo danh mục tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này (gọi chung là đối tượng kiểm định) và các tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, các cơ quan liên quan đến hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (gọi tắt là kiểm định) là hoạt động kỹ thuật theo một quá trình kiểm định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của đối tượng kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với đối tượng kiểm định.
2. Tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (gọi tắt là đơn vị kiểm định) là tổ chức có đăng ký hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đảm bảo các điều kiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 3. Trách nhiệm của cơ sở sử dụng đối tượng kiểm định
1. Cơ sở thông báo nhu cầu kiểm định lần đầu, định kỳ hoặc bất thường các đối tượng kiểm định đến đơn vị kiểm định bằng văn bản/bằng điện thoại/fax/thư điện tử.
2. Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu kỹ thuật liên quan đến đối tượng kiểm định để cung cấp cho kiểm định viên và cử người đại diện chứng kiến quá trình kiểm định.
3. Khắc phục các hiện tượng không bảo đảm an toàn liên quan đến công việc kiểm định, chuẩn bị và tạo điều kiện cho đơn vị kiểm định thực hiện việc kiểm định.
4. Cơ sở báo cáo ngay cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi đặt đối tượng kiểm định việc các đơn vị kiểm định từ chối tiến hành kiểm định để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
5. Hàng năm lập kế hoạch kiểm định đối với các đối tượng kiểm định.
6. Quản lý, sử dụng đối tượng theo đúng quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn lao động.
Điều 4. Trách nhiệm của đơn vị kiểm định.
1. Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu kiểm định của cơ sở, đơn vị kiểm định phải thống nhất với cơ sở về việc tiến hành kiểm định hoặc phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do trong trường hợp không thực hiện được yêu cầu kiểm định.
2. Đơn vị kiểm định chỉ được phép kiểm định lần đầu đối với các đối tượng kiểm định nhập khẩu sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan; đối với các đối tượng kiểm định sản xuất trong nước đã được chứng nhận hợp quy và đã được đăng ký hợp quy.
3. Đơn vị kiểm định tiến hành kiểm định theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn) đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành. Đối với các đối tượng kiểm định mà chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thì đơn vị kiểm định có thể căn cứ vào các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình kiểm định quốc tế hoặc của các nước đã được Việt Nam thừa nhận để thực hiện kiểm định.
4. Đơn vị kiểm định phải dán tem kiểm định của mình lên đối tượng kiểm định đạt yêu cầu (trừ các đối tượng nêu tại điểm 6 và Pa lăng điện nêu tại điểm 14 Phụ lục 01 của Thông tư này); chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày công bố biên bản kiểm định, phải cấp cho cơ sở Phiếu kết quả kiểm định (01 bản); mẫu phiếu kết quả kiểm định theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Trong quá trình kiểm định, nếu phát hiện đối tượng có nguy cơ dẫn đến sự cố, tai nạn lao động thì phải ngừng việc kiểm định, báo cho cơ sở biết để có biện pháp khắc phục.
6. Nếu đơn vị kiểm định vi phạm quy trình kiểm định mà gây thiệt hại cho cơ sở thì tùy theo mức độ thiệt hại, đơn vị kiểm định phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
7. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 5 tháng 7), một năm (trước ngày 10 tháng 01 năm sau), đơn vị kiểm định có trách nhiệm:
a) Báo cáo tình hình hoạt động kiểm định trên địa bàn địa phương với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu báo cáo tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Báo cáo tình hình hoạt động kiểm định tại các địa phương với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục An toàn lao động) theo mẫu báo cáo tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Tem kiểm định
a) Tem kiểm định có hình dạng, kích thước, màu, các thông số ghi trên tem theo quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Tem kiểm định có thể được phóng to hoặc thu nhỏ phù hợp với kích thước của đối tượng kiểm định nhưng phải đảm bảo đúng tỷ lệ và nhận biết được bằng mắt thường.
c) Tem kiểm định được dán lên đối tượng kiểm định hoặc treo ở vị trí dễ thấy, dễ đọc; tem được làm bằng vật liệu không dễ mờ và bị bong.
9. Đăng ký logo và mẫu các loại tem kiểm định của đơn vị với Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 5. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến, hướng dẫn cơ sở sử dụng đối tượng kiểm định trên địa bàn thực hiện Thông tư này.
2. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kiểm định theo thẩm quyền.
3. Báo cáo về tình hình hoạt động kiểm định tại địa phương với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khi được yêu cầu.
Điều 6. Trách nhiệm của Cục An toàn lao động
1. Giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất quản lý Nhà nước về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. Tổng hợp, trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục các loại máy, thiết bị và vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
3. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
4. Định kỳ hàng năm thông báo tình hình kiểm định trong phạm vi cả nước.
Điều 7. Trách nhiệm của các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc cơ sở thuộc phạm vi quản lý thực hiện theo đúng quy định của Thông tư này.
2. Nghiên cứu, đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.
2. Bãi bỏ Thông tư số 04/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 02 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC LOẠI MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
1. Nồi hơi các loại (bao gồm cả bộ quá nhiệt và bộ hâm nước) có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7 bar (theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7704:2007).
2. Nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115oC (theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7704:2007).
3. Đường ống dẫn hơi nước, nước nóng cấp I và II có đường kính ngoài từ 51 mm trở lên, các đường ống dẫn cấp III và cấp IV có đường kính ngoài từ 76 mm trở lên (theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6158 và 6159:1996).
4. Các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 bar (không kể áp suất thủy tĩnh) (theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010).
5. Bể (xi téc) và thùng dùng để chứa, chuyên chở khí hóa lỏng hoặc các chất lỏng có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar hoặc chất lỏng hay chất rắn dạng bột không có áp suất nhưng khi tháo ra dùng khí có áp suất cao hơn 0,7 bar (theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010).
6. Chai dùng để chứa, chuyên chở khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar (theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010 và Tiêu chuẩn ISO 1119-2002 chế tạo chai gas hình trụ bằng composite).
7. Các đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại.
8. Hệ thống lạnh các loại (theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6104:1996), trừ hệ thống lạnh có môi chất làm việc bằng nước, không khí; hệ thống lạnh có lượng môi chất nạp vào nhỏ hơn 5kg đối với môi chất làm lạnh thuộc nhóm 1, nhỏ hơn 2,5 kg đối với môi chất lạnh thuộc nhóm 2, không giới hạn lượng môi chất nạp đối với môi chất lạnh thuộc nhóm 3.
9. Hệ thống điều chế, nạp khí, khí hóa lỏng, khí hòa tan.
10. Cần trục các loại: Cần trục ô tô, cần trục bánh lốp, cần trục bánh xích, cần trục đường sắt, cần trục tháp, cần trục chân đế, cần trục công xôn, cần trục thiếu nhi.
11. Cầu trục: Cầu trục lăn, cầu trục treo.
12. Cổng trục: Cổng trục, nửa cổng trục.
13. Trục cáp chở hàng; Trục cáp chở người; Trục cáp trong các máy thi công, trục tải giếng nghiêng.
14. Pa lăng điện; Palăng kéo tay có trọng tải từ 1.000 kg trở lên.
15. Xe tời điện chạy trên ray.
16. Tời điện dùng để nâng tải, kéo tải theo phương nghiêng; bàn nâng, sàn nâng dùng để nâng người.
17. Tời thủ công có trọng tải từ 1.000 kg trở lên.
18. Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng từ 1.000 kg trở lên.
19. Xe nâng người: Xe nâng người tự hành, xe nâng người sử dụng cơ cấu truyền động thủy lực, xích truyền động bằng tay nâng người lên cao quá 2m.
20. Máy vận thăng nâng hàng; máy vận thăng nâng hàng kèm người; máy vận thăng nâng người.
21. Thang máy các loại.
22. Thang cuốn; băng tải chở người.
23. Sàn biểu diễn di động.
24. Trò chơi mang theo người lên cao từ 2m trở lên, tốc độ di chuyển của người từ 3 m/s so với sàn cố định (tàu lượn, đu quay, máng trượt) trừ các phương tiện thi đấu thể thao.
25. Hệ thống cáp treo vận chuyển người.
PHỤ LỤC 2
MẪU PHIẾU KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo TT số 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14/11/2011 của Bộ LĐ-TBXH)
MẪU PHIẾU KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
MẶT TRƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHIẾU KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
|
(Kích thước 15 x 21 cm, có 2 mặt)
Ghi chú:
- Ô số 1 ghi: Thứ tự của đối tượng theo danh mục tại Phụ lục 1.
- Ô số 2 ghi: Số thứ tự theo quy định của đơn vị kiểm định.
MẶT SAU
1. Đơn vị kiểm định: 2. Cơ sở sử dụng: Trụ sở chính: 3. Đối tượng: + Tên đối tượng - Mã hiệu: - Năm chế tạo: + Số chế tạo: + Nhà chế tạo: + Đặc tính kỹ thuật …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. Đã được kiểm định (lần đầu, định kỳ, bất thường) đạt yêu cầu theo biên bản kiểm định số … ngày … tháng … năm …. Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn lần tới ........................
|
Lưu ý: Nền có in lô gô của đơn vị kiểm định.
PHỤ LỤC 3
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo TT số 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14/11/2011 của Bộ LĐ-TBXH)
(Tên cơ quan quản lý) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………….. | ………, ngày … tháng … năm …… |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH KIỂM ĐỊNH
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Thực hiện quy định theo Thông tư số /2011/TT-BLĐTBXH ngày … tháng … năm … của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, đơn vị kiểm định ……….. báo cáo tình hình kiểm định trong (6 tháng, một năm) …….. như sau:
SỐ THỨ TỰ | TÊN CƠ SỞ, ĐỊA CHỈ CƠ SỞ, SỐ ĐIỆN THOẠI | SỐ LƯỢNG ĐỐI TƯỢNG ĐÃ KIỂM ĐỊNH ĐẠT YÊU CẦU | |||||||||||||
Nồi hơi | Bình chịu áp lực | Chai dùng để chứa | Hệ thống lạnh | Cần trục | Thang máy | Thang cuốn | |||||||||
Lần đầu | Định kỳ | Lần đầu | Định kỳ | Lần đầu | Định kỳ | Lần đầu | Định kỳ | Lần đầu | Định kỳ | Lần đầu | Định kỳ | Lần đầu | Định kỳ | ||
1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| GIÁM ĐỐC |
PHỤ LỤC 4
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo TT số 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14/11/2011 của Bộ LĐ-TBXH)
(Tên cơ quan quản lý) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ………, ngày … tháng … năm 20… |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH
(Từ ngày …/…/20… đến ngày …/…/20…)
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Thực hiện quy định theo Thông tư số /20…/TT-BLĐTBXH ngày … tháng … năm … của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, (tên đơn vị kiểm định) báo cáo tình hình hoạt động kiểm định trong (6 tháng, một năm) như sau:
1. Số lượng đối tượng đã kiểm định (Lần đầu-Định kỳ) từng đối tượng của từng địa phương theo bảng:
2. Đánh giá, kiến nghị, đề xuất
a) Đánh giá công tác kiểm định
b) Những vấn đề nảy sinh trong quá trình kiểm định
c) Đề xuất, kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nâng cao hoạt động kiểm định./.
| GIÁM ĐỐC |
SỐ THỨ TỰ | ĐỊA PHƯƠNG | SỐ LƯỢNG ĐỐI TƯỢNG ĐÃ KIỂM ĐỊNH ĐẠT YÊU CẦU | |||||||||||||
Nồi hơi | Bình chịu áp lực | Chai dùng để chứa | Hệ thống lạnh | Cần trục | Thang máy | Thang cuốn | |||||||||
Lần đầu | Định kỳ | Lần đầu | Định kỳ | Lần đầu | Định kỳ | Lần đầu | Định kỳ | Lần đầu | Định kỳ | Lần đầu | Định kỳ | Lần đầu | Định kỳ | ||
1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| GIÁM ĐỐC |
PHỤ LỤC 5
HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC CỦA TEM KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo TT số 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14/11/2011 của Bộ LĐ-TBXH)
Chú thích: 1. Thời hạn kiểm định: ghi tháng/năm kiểm định-tháng/năm kiểm định tiếp theo (ví dụ: 7/2011-7/2016). 2. No. Số thứ tự tem kiểm định, số màu đỏ. 3. Nền tem màu vàng (chi tiết hoa văn có thể do đơn vị kiểm định tự chọn). 4. Dấu hợp quy màu xanh. | 5. Màu chữ “Tên đơn vị kiểm định”: màu đỏ; các chữ còn lại: màu đen. 6. Kích thước ghi trên tem: - H = 1.5 a - C = 7.5 H - A – 15 a - B – 17 a a (cm)- Đơn vị kiểm định tự lựa chọn |