Thông tư số 34/2010/TT-BTC ngày 12/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện xoá nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp chuyển đổi trước ngày 01/7/2007 (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 34/2010/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
- Ngày ban hành: 12-03-2010
- Ngày có hiệu lực: 26-04-2010
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 17-01-2014
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1362 ngày (3 năm 8 tháng 27 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 17-01-2014
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2010/TT-BTC | Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2010 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN XOÁ NỢ THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN SẮP XẾP CHUYỂN ĐỔI TRƯỚC NGÀY 01/7/2007
Căn cứ quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Thuế, Pháp lệnh thuế.
Căn cứ Nghị định 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước, Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển Công ty nhà nước thành Công ty cổ phần, Nghị định 109/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/6/2007 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và các Thông tư hướng dẫn thi hành các Nghị định (nêu trên) của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 7088/VPCP-KTTH ngày 12/10/2009 của Văn phòng Chính phủ về việc xử lý nợ thuế đối với doanh nghiệp nhà nước sắp xếp, chuyển đổi trước ngày 01 tháng 7 năm 2007.
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xoá nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN của các DNNN thực hiện sắp xếp, chuyển đổi trước 01/7/2007 như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG.
Điều 1. Đối tượng xử lý.
Đối tượng được xử lý xoá nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN (sau đây gọi chung là xoá nợ thuế) bao gồm: các Tổng công ty, Công ty, Nhà máy, Xí nghiệp...(sau đây gọi chung là DNNN) được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước tổ chức hạch toán độc lập, thực hiện sắp xếp, chuyển đổi trước 01/7/2007 theo quyết định của cấp có thẩm quyền thuộc các trường hợp được xoá nợ thuế theo quy định tại Quyết định số 172/2001/QĐ-TTg ngày 05/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Bao gồm các trường hợp cụ thể sau:
1. DNNN thực hiện cổ phần hoá.
2. DNNN thực hiện giao, bán.
3. DNNN sáp nhập vào DNNN khác.
Điều 2. Phạm vi xử lý xoá nợ thuế.
Các khoản nợ thuế và khoản phải nộp NSNN được xử lý bao gồm: thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế nhà đất, thuế lợi tức, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp; thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu về sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước, khấu hao cơ bản, phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nước; tiền phạt chậm nộp.
Điều 3. Các DNNN chuyển đổi được xoá nợ thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này phải đáp ứng các điều kiện:
1. Là các DNNN thuộc các trường hợp nêu tại Điều 1 trên đây đã sắp xếp chuyển đổi trước 01/7/2007. Căn cứ xác định chuyển đổi là quyết định chuyển đổi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đăng ký kinh doanh theo doanh nghiệp mới chuyển đổi.
2. Các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN được xoá đối với từng trường hợp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại mục II Thông tư này.
II. QUY ĐỊNH XỬ LÝ XOÁ NỢ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ.
Điều 4. Xoá nợ thuế đối với DNNN thực hiện cổ phần hoá.
Doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hoá và đăng ký kinh doanh trước ngày 01/7/2007 còn tồn tại các khoản nợ thuế nếu các khoản nợ thuế này đã được tính giảm trừ trong tổng số nợ. Số thuế được xoá tối đa không vượt quá số lỗ tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp hoặc thời điểm chính thức chuyển đổi. Đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá những năm đầu theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 và Nghị định 64/2002/NĐ/CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ, tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp không còn (âm vốn) và có lỗ luỹ kế, UBND cấp tỉnh hoặc cấp có thẩm quyền chưa có Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp có các khoản nợ thuế chưa được xử lý xoá nợ thuế cũng được xử lý theo nguyên tắc nêu trên.
Điều 5. Xoá nợ thuế đối với DNNN thực hiện giao, bán.
Doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện giao, bán đã hoàn tất việc giao bán và doanh nghiệp sau chuyển đổi đã đăng ký kinh doanh trước ngày 01/7/2007 được xoá nợ thuế nếu đảm bảo điều kiện:
Các khoản nợ phải trả (bao gồm cả nợ thuế) lớn hơn giá trị tài sản của doanh nghiệp hoặc lớn hơn số tiền thu từ bán doanh nghiệp. Số nợ thuế được xoá tối đa không vượt quá số lỗ tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp hoặc thời điểm chính thức chuyển đổi. Trường hợp trong hợp đồng mua, bán hoặc giao doanh nghiệp đã xác định rõ số thuế trong tổng số vốn và tài sản được bàn giao hoặc quy định rõ trách nhiệm doanh nghiệp mới thành lập kế thừa việc thực hiện nghĩa vụ thuế và các khoản nợ ngân sách của doanh nghiệp chuyển đổi thì không được xoá nợ (kể cả trường hợp phát sinh lỗ).
Điều 6. Xoá nợ thuế đối với các khoản nợ thuế thuộc DNNN thực hiện cổ phần hoá trước 01/7/2007 không bàn giao cho công ty cổ phần:
Doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hoá trước 01/7/2007 nhưng sau thời gian đã chuyển đổi cơ quan thuế, cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra giai đoạn DNNN hoạt động trước ngày chuyển đổi xác định doanh nghiệp có một số khoản nợ thuế hoặc thuế phát sinh phải truy thu nhưng các khoản nợ hoặc phát sinh phải truy thu này không được xác định khi xác định giá trị doanh nghiệp và/hoặc không xác định là khoản nợ trong số nợ thuế bàn giao cho Công ty cổ phần thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì các khoản nợ thuế và truy thu này được xử lý xoá nợ.
Trường hợp doanh nghiệp cổ phần tiếp nhận hàng hoá do DNNN nhập khẩu bàn giao, nhưng số thuế phải nộp đối với hàng hoá này chưa bàn giao (tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp) thì doanh nghiệp cổ phần có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế phát sinh đối với hàng hoá nhập khẩu đã nhận bàn giao đó.
Trường hợp doanh nghiệp đã nộp các khoản thuế truy thu vào NSNN hoặc điều chỉnh vốn NSNN thì không xử lý lại.
Điều 7. Xoá nợ thuế đối với DNNN sáp nhập vào DNNN khác.
Doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh bị lỗ, có nợ đọng thuế và các khoản phải nộp NSNN có Quyết định sáp nhập vào DNNN khác trước 01/7/2007, đến 31/12/2008 số nợ thuế này chưa được xử lý thì được xem xét xoá nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN tối đa bằng số lỗ của doanh nghiệp sáp nhập tại thời điểm có quyết định sáp nhập.
Điều 8. Xoá nợ tiền phạt chậm nộp và xử lý tiền phạt chậm nộp thuế.
Các khoản nợ phạt chậm nộp là các khoản phải nộp NSNN nếu đủ các điều kiện đã nêu tại mục II Thông tư này thì được xoá nợ tương ứng theo các Điều 4, Điều 5, Điều 6 tại Thông tư này. Trường hợp khi được xem xét cho xoá nợ thuế thì cũng đồng thời xoá nợ phạt chậm nộp tính trên số nợ thuế được xoá (nếu có). Riêng đối với các khoản nợ thuế xuất khẩu, nhập khẩu từ DNNN bàn giao cho công ty cổ phần thì chỉ tính phạt chậm nộp từ thời điểm bàn giao đến thời điểm công ty cổ phần nộp thuế hoặc thực tế xuất khẩu sản phẩm đối với hàng sản xuất xuất khẩu.
III. THỦ TỤC HỒ SƠ, TRÌNH TỰ VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT XOÁ NỢ THUẾ.
Điều 9. Quy định về hồ sơ xoá nợ thuế:
1. Hồ sơ xoá nợ thuế.
a) Đối với doanh nghiệp được thành lập từ DNNN cổ phần hoá.
- Văn bản đề nghị xử lý xoá nợ của đơn vị nêu rõ số thuế đề nghị xoá nợ, lý do đề nghị.
- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về thực hiện cổ phần hoá DNNN.
- Quyết toán thuế và xác nhận của cơ quan thuế về số thuế nợ đọng luỹ kế đến thời điểm cổ phần hoá. Đối với các khoản nợ thuế của hàng hoá xuất nhập khẩu phải có xác nhận của cơ quan hải quan.
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp xác định rõ số lỗ luỹ kế đến thời điểm cổ phần hóa doanh nghiệp.
- Bản tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh (theo phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này).
- Văn bản đề nghị xoá nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định về giá trị doanh nghiệp.
- Đăng ký kinh doanh thành lập công ty cổ phần.
- Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp (kèm theo báo cáo chi tiết nợ phải trả) và Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp (trừ trường hợp chưa có Quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp quy định tại Điều 4, Thông tư này).
- Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thuế tại thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần.
- Biên bản kiểm tra quyết toán thuế đến thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần.
- Biên bản bàn giao vốn, tài sản của công ty nhà nước sang công ty cổ phần.
- Quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp chưa có Quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp quy định tại Điều 4, Thông tư này)
Các tài liệu trên đây phải là bản chính hoặc bản sao có chữ ký, đóng dấu của doanh nghiệp.
b) Đối với doanh nghiệp thành lập từ DNNN giao, bán.
- Văn bản đề nghị xử lý xoá nợ của đơn vị nêu rõ số thuế đề nghị xoá nợ, lý do đề nghị.
- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về thực hiện giao, bán DNNN.
- Quyết toán thuế và xác nhận của cơ quan thuế về số thuế nợ đọng luỹ kế đến thời điểm giao, bán. Đối với các khoản nợ thuế của hàng hoá xuất nhập khẩu phải có xác nhận của cơ quan hải quan.
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp xác định rõ số lỗ luỹ kế đến thời điểm giao, bán doanh nghiệp.
- Bản tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh (theo phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này).
- Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp.
- Đăng ký kinh doanh thành lập công ty cổ phần.
- Hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng giao doanh nghiệp (trong đó nêu rõ trách nhiệm xử lý các khoản nợ ngân sách nhà nước).
Các tài liệu trên đây phải là bản chính hoặc bản sao có chữ ký, đóng dấu của doanh nghiệp.
c) Đối với DNNN sáp nhập vào DNNN khác.
- Văn bản đề nghị xử lý xoá nợ của đơn vị nêu rõ số thuế đề nghị xoá nợ, lý do đề nghị.
- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về thực hiện sáp nhập DNNN.
- Quyết toán thuế , xác nhận của cơ quan thuế về số thuế nợ đọng luỹ kế đến thời điểm sáp nhập và số thuế thực tế nợ đọng được xoá đến 31/12/2008. Đối với các khoản nợ thuế của hàng hoá xuất nhập khẩu phải có xác nhận của cơ quan hải quan.
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp xác định rõ số lỗ luỹ kế đến thời điểm sáp nhập doanh nghiệp.
- Bản tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh (theo phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này).
Các tài liệu trên đây phải là bản chính hoặc bản sao có chữ ký, đóng dấu của doanh nghiệp.
d) Hồ sơ áp dụng cho trường hợp nêu tại Điều 6- “Xoá nợ thuế đối với các khoản nợ thuế thuộc DNNN đã thực hiện cổ phần hoá trước 01/7/2007 không bàn giao cho công ty cổ phần” bao gồm:
- Văn bản đề nghị xử lý xoá nợ của đơn vị nêu rõ số thuế đề nghị xoá nợ, lý do đề nghị (giải trình rõ trường hợp và thời gian phát sinh số nợ thuế đề nghị xoá)
- Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp (kèm theo báo cáo chi tiết nợ phải trả, nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN) và Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp (trừ trường hợp chưa có Quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp quy định tại Điều 4, Thông tư này).
- Đăng ký kinh doanh thành lập công ty cổ phần.
- Biên bản kiểm tra thuế, Thông báo hoặc quyết định truy thu thuế của cơ quan thuế, cơ quan hải quan (nếu có).
Các tài liệu trên đây phải là bản chính hoặc bản sao có chữ ký, đóng dấu của doanh nghiệp.
2. Đối tượng lập hồ sơ xoá nợ thuế: Do doanh nghiệp nhà nước lập; Trường hợp DNNN đã chuyển đổi thì công ty cổ phần được thành lập từ DNNN thực hiện lập hồ sơ, hoặc bổ sung hồ sơ (nếu DNNN đã lập và gửi hồ sơ đến cơ quan thuế trước ngày DNNN chuyển đổi).
Điều 10. Thẩm quyền và trình tự giải quyết.
1. Đối với hồ sơ xoá nợ thuế quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 7 và Điều 8 Thông tư này:
a) Tổng cục Thuế xem xét xác định số thuế được xoá nợ đối với từng trường hợp theo quy định tại các điều này, lấy ý kiến Cục Tài chính doanh nghiệp, đối với các trường hợp doanh nghiệp đề nghị xoá nợ thuế có khoản nợ thuế xuất nhập khẩu thì đồng thời lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan trước khi trình Bộ Tài chính ra quyết định xóa nợ (theo mẫu số 03/QĐ ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Cục Thuế tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, thực hiện kiểm tra hồ sơ:
- Đối với các hồ sơ của doanh nghiệp thuộc đối tượng và đáp ứng các điều kiện được xoá nợ thuế, hồ sơ đã đầy đủ, Cục Thuế có công văn đề nghị cụ thể về việc xử lý số nợ đọng thuế và các khoản phải nộp NSNN của doanh nghiệp (theo Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này) và gửi toàn bộ hồ sơ về Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).
- Đối với trường hợp hồ sơ của doanh nghiệp đã lập gửi cơ quan thuế chưa thực hiện đúng quy định tại Thông tư này thì cơ quan thuế có văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung hồ sơ.
- Đối với trường hợp không thuộc đối tượng giải quyết xoá nợ thuế thì có công văn trả lời doanh nghiệp, nêu rõ căn cứ không thuộc đối tượng xoá nợ để doanh nghiệp biết và thực hiện nộp vào NSNN số nợ thuế.
2. Đối với hồ sơ xoá nợ thuế quy định tại Điều 6 Thông tư này:
a) Tổng cục Hải quan xem xét xác định xoá nợ thuế đối với trường hợp quy định tại Điều 6 Thông tư này nếu doanh nghiệp chỉ nợ thuế xuất nhập khẩu và các khoản phạt phát sinh liên quan đến thuế xuất nhập khẩu quy định tại Điều 8 Thông tư này lấy ý kiến của Cục Tài chính doanh nghiệp trình Bộ Tài chính ra quyết định xoá nợ theo quy định. Trình tự giải quyết hồ sơ xoá nợ thuế thực hiện như khoản 1b, 1c Điều 10 Thông tư này.
b) Tổng cục Thuế xem xét xác định xóa nợ thuế đối với các trường hợp nợ các khoản thuế (trừ trường hợp nợ thuế XNK nêu tại điểm 2-a trên đây). Trình tự giải quyết hồ sơ xoá nợ thuế thực hiện theo quy định tại khoản 1a, 1b và 1c Điều 10 Thông tư này.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Điều 11. Quy định về điều chỉnh số liệu.
Căn cứ vào Quyết định của Bộ Tài chính về xóa nợ các khoản nợ đọng thuế và các khoản phải nộp NSNN đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện hạch toán và điều chỉnh số liệu quyết toán tài chính, quyết toán thuế theo chế độ quy định.
Điều 12. Quy định về thẩm định hồ sơ.
Cục Thuế, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, xem xét hồ sơ, thẩm định hồ sơ của doanh nghiệp đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nợ thuế của doanh nghiệp trong thời gian là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của doanh nghiệp phải kiểm tra hồ sơ và xử lý theo thẩm quyền quy định. Đối với các trường hợp được xoá nợ thuế có công văn đề nghị (lập theo phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này) và gửi hồ sơ của doanh nghiệp đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp cần bổ sung hồ sơ hoặc xác định doanh nghiệp không thuộc đối tượng được xử lý, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết trong thời gian quy định trên đây.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------
Tên đơn vị:.......................................
KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH, NỢ ĐỌNG THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NSNN
Đơn vị tính:……….
Chỉ tiêu | Thời điểm xác định GTDN | Thời điểm chính thức chuyển sang CTCP, giao, bán, sáp nhập | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 |
I. Kết quả SXKD |
|
|
|
1. Tổng doanh thu |
|
|
|
2. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh |
|
|
|
3. Thuế và các khoản phải nộp (chi tiết từng khoản) |
|
|
|
4. Lãi, lỗ sản xuất kinh doanh |
|
|
|
5. Lãi, lỗ hoạt động tài chính Trong đó: - Chênh lệch tỷ giá |
|
|
|
6. Tổng lãi (lỗ) |
|
|
|
II. Số nợ đọng về thuế và các khoản phải nộp NSNN |
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
- Thuế DT (GTGT), trong đó khâu NK |
|
|
|
- Thuế TTĐB, trong đó khâu NK |
|
|
|
- Thuế lợi tức (TNDN) |
|
|
|
- Thuế XNK |
|
|
|
- Thu SDV |
|
|
|
- Thuế tài nguyên |
|
|
|
- Thuế nhà đất |
|
|
|
- Tiền thuê đất |
|
|
|
- Thuế SDĐ nông nghiệp |
|
|
|
- Thu KHCB |
|
|
|
- Các khoản phải nộp khác (kể cả tiền phạt nộp chậm) |
|
|
|
III. Số đề nghị giải quyết xoá nợ thuế |
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
- Thuế DT (GTGT) |
|
|
|
- Thuế TTĐB |
|
|
|
- Thuế lợi tức (TNDN) |
|
|
|
- Thuế XNK |
|
|
|
- Thu SDV |
|
|
|
- Thuế tài nguyên |
|
|
|
- Thuế nhà đất |
|
|
|
- Tiền thuê đất |
|
|
|
- Thuế SDĐ nông nghiệp |
|
|
|
- Thu KHCB |
|
|
|
- Các khoản phải nộp khác (kể cả tiền phạt chậm nộp) |
|
|
|
Cộng |
|
|
|
IV. Số lỗ còn lại sau khi được giải quyết. |
|
|
|
| Ngày ........tháng.......năm Giám đốc doanh nghiệp |
Ghi chú:
- Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, nợ đọng thuế của doanh nghiệp tại thời điểm xác định GTDN và thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần, giao, bán, sáp nhập năm có số nợ đọng thuế.
- Trường hợp sáp nhập thì bỏ cột 2, thêm cột “ Năm 2008”. Thứ tự các cột như sau: Chỉ tiêu ! Thời điểm chính thức sáp nhập! Năm 2008! Ghi chú (cột 1) (cột 2) (cột 3) (cột 4)
PHỤ LỤC 2
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ................. V/v: đề nghị xoá nợ thuế | ................, ngày ......tháng ......năm .... |
Kính gửi: Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế)
Thực hiện Thông tư số ........../....../TT-BTC ngày ......./....../...... của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện xoá nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN đối với Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện sắp xếp chuyển đổi trước ngày 01/7/2007, Cục Thuế đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị của đơn vị .................................................................
Qua kiểm tra xem xét hồ sơ của.........., Cục Thuế xác định...........thuộc đối tượng được xử lý ...............................theo quy định tại điểm ........mục......Thông tư .............................
Cục Thuế đề nghị xử lý xoá các khoản nợ đọng thuế và thu ngân sách cho đơn vị cụ thể như sau:
(Ghi cụ thể trường hợp đề nghị xoá từng khoản thuế, thu, kèm theo bản chi tiết các khoản nợ đơn vị kiến nghị và Cục Thuế đề nghị).
Số nợ thuế đến thời điểm doanh nghiệp DNNN chuyển đổi.
Số nợ thuế doanh nghiệp đề nghị xoá.
Số nợ thuế Cục Thuế đề nghị xoá (kèm theo báo cáo chi tiết)
Kính đề nghị Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) xem xét, giải quyết./.
Hồ sơ gửi kèm theo: (kê hồ sơ gửi kèm)
Nơi nhận: | CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ |
CHI TIẾT SỐ NỢ THUẾ VÀ ĐỀ NGHỊ XOÁ NỢ.
(Kèm theo phụ lục số 2)
- Cục Thuế đề nghị xử lý:...........................................
- Tên đơn vị xử lý nợ:.................................................
Đơn vị tính:…….
Chỉ tiêu | Số đề nghị của DN | Số đề nghị của Cục Thuế |
I. Kết quả SXKD |
|
|
- Lãi |
|
|
- Lỗ |
|
|
II. Số tồn đọng về thuế và các khoản phải nộp NSNN đến ......................... |
|
|
Trong đó: |
|
|
- Thuế DT (GTGT) |
|
|
- Thuế TTĐB |
|
|
- Thuế lợi tức (TNDN) |
|
|
- Thu SDV |
|
|
- Thuế Tài nguyên |
|
|
- Thuế nhà đất |
|
|
- Tiền thuê đất |
|
|
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) |
|
|
- Thu KHCB |
|
|
|
|
|
III. Đề nghị giải quyết xoá nợ thuế |
|
|
Trong đó: |
|
|
- Thuế DT (GTGT) |
|
|
- Thuế TTĐB |
|
|
- Thuế lợi tức (TNDN) |
|
|
- Thu SDV |
|
|
- Thuế tài nguyên |
|
|
- Thuế nhà đất |
|
|
- Tiền thuê đất |
|
|
- Thuế SDĐ nông nghiệp |
|
|
- Thu KHCB |
|
|
Cộng: |
|
|
| Ngày ........tháng.......năm …… Cục Thuế.......................... |
MẪU SỐ 03/QĐ
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …… /QĐ-BTC | Hà Nội, ngày …… tháng ……năm …… |
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Về việc xoá nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước của (tên doanh nghiệp) .....
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ quy định của Pháp luật thuế hiện hành;
Căn cứ Quyết định 172/2001/QĐ-TTg ngày 05/11/2001 của TTCP vê việc xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có khó khăn do nguyên nhân khách quan;
Căn cứ quy định tại Thông tư số … /2010/TT-BTC ngày …/3/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định 172/2001/QĐ-TTg ngày 05/11/2001 (nêu trên);
Căn cứ đề nghị của Cục Thuế tỉnh, TP...... tại công văn số ........... ngày .........; công văn của......ngày....tháng... năm .... và hồ sơ kèm theo.
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Doanh nghiệp (Công ty)......... được xóa các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước tính đến ngày....tháng...năm...... với số tiền là:...................(viết bằng chữ...).
Trong đó:
+ Thuế DT:....
+ Thuế TTĐB:...
+.....
Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm tính chính xác của số liệu trên hồ sơ.
Điều 2: Căn cứ quy định tại Điều 1, doanh nghiệp thực hiện hạch toán và điều chỉnh số liệu quyết
toán tài chính, quyết toán thuế theo chế độ quy định, thực hiện nộp đầy đủ kịp thời các khoản phải nộp vào NSNN.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký; doanh nghiệp....; Cục Thuế tỉnh, TP..., Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và Chánh Văn phòng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |