cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư số 44/2009/TT-BLĐTBXH ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội Quy định về thiết bị dạy nghề điện công nghiệp đào tạo trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 44/2009/TT-BLĐTBXH
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Cơ quan ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Ngày ban hành: 31-12-2009
  • Ngày có hiệu lực: 14-02-2010
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Ngày hết hiệu lực: 00/00/0000
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Văn bản này đã hết hiệu lực.

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------

Số: 44/2009/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2009

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ THIẾT BỊ DẠY NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CAO ĐẲNG NGHỀ

Căn cứ Luật dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 33/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, cho nghề Điện công nghiệp;
Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề Điện công nghiệp và đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề về việc ban hành quy định về thiết bị dạy nghề Điện công nghiệp, áp dụng cho đào tạo trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về thiết bị dạy nghề Điện công nghiệp đào tạo trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định cụ thể về thiết bị dạy nghề Điện công nghiệp đào tạo trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề áp dụng đối với các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề Điện công nghiệp trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề (sau đây gọi chung là các trường).

2. Thông tư này không bắt buộc áp dụng đối với các trường không đào tạo theo chương trình khung đã được ban hành kèm theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/4/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, cho nghề Điện công nghiệp.

Điều 2. Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề Điện công nghiệp

1. Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề Điện công nghiệp trình độ trung cấp nghề (Phụ lục 1 kèm theo);

2. Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề Điện công nghiệp trình độ cao đẳng nghề (Phụ lục 2 kèm theo).

Điều 3. Nội dung danh mục thiết bị tối thiểu

1. Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề Điện công nghiệp được xây dựng theo chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, cho nghề Điện công nghiệp. Danh mục thiết bị bao gồm:

a) Số lượng, chủng loại thiết bị tối thiểu để thực hiện môn học, mô-đun;

b) Yêu cầu sư phạm của từng thiết bị trong mỗi môn học, mô-đun;

c) Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho các môn học, mô-đun bắt buộc;

d) Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho từng mô-đun tự chọn;

e) Yêu cầu kỹ thuật chung của từng thiết bị.

2. Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề Điện công nghiệp trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề là danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề mà các trường phải có để tổ chức dạy và học cho 01 lớp học thực hành tối đa 18 học sinh, theo chương trình khung đã được ban hành kèm theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/4/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, cho nghề Điện công nghiệp.

Điều 4. Áp dụng danh mục thiết bị tối thiểu

Các trường căn cứ vào quy mô đào tạo (số lượng lớp học thực hành); danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề; kế hoạch thực hành cụ thể để xác định số lượng thiết bị cần thiết, đảm bảo chất lượng dạy nghề.  

Điều 5. Trách nhiệm của các trường

Căn cứ quy định tại Thông tư này, Hiệu trưởng các trường tổ chức chỉ đạo lập kế hoạch đầu tư, mua sắm, quản lý và sử dụng thiết bị dạy nghề đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư.

Điều 6. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Chính trị - Xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ; TANDTC; VKSNDTC;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Website của Chính phủ;
- Website Bộ LĐTBXH;
- Công báo;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư pháp;
- Như điều 3;
- Lưu: VP BLĐTBXH, TCDN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đàm Hữu Đắc  

 


BỘ LAO ĐỘNG-
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 1

 

DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

DẠY NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2009/TT-BLĐTBXH ngày 31/12/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã nghề: 40520405

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

 

 

 

 

PHẦN THUYẾT MINH

I. NỘI DUNG DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

1. Danh mục thiết bị tối thiểu theo từng môn học, mô-đun: Được xây dựng theo chương trình khung, trình độ trung cấp nghề điện công nghiệp. Danh mục thiết bị bao gồm:

- Số lượng, chủng loại thiết bị tối thiểu để thực hiện môn học, mô-đun.

- Yêu cầu sư phạm của từng thiết bị trong môn học, mô-đun.

(Chi tiết tại PHẦN A)

2. Tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu theo các môn học, mô-đun bắt buộc và theo các mô-đun tự chọn: (Chi tiết tại PHẦN B)

2.1. Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho các môn học, mô-đun bắt buộc:

- Tổng hợp từ các môn học, mô-đun bắt buộc (từ MH 07 đến MĐ 22), sau khi đã loại bỏ những thiết bị trùng lặp, số lượng thiết bị được tính toán cho 01 lớp học, tối đa 18 học sinh;

- Yêu cầu kỹ thuật chung của từng thiết bị.  

2.2. Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho từng mô-đun tự chọn: Mỗi bảng gồm các thông tin sau:

- Số lượng, chủng loại thiết bị tối thiểu để thực hiện môn học, mô-đun.

- Yêu cầu sư phạm của từng thiết bị trong môn học, mô-đun.

- Yêu cầu kỹ thuật chung của từng thiết bị.

II. ÁP DỤNG DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

1. Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề điện công nghiệp, trình độ trung cấp nghề là danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề mà cơ sở dạy nghề phải có để tổ chức dạy và học cho 01 lớp học thực hành tối đa 18 học sinh, theo chương trình, khung trình độ trung cấp nghề đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/4/2008.

2. Các cơ sở dạy nghề điện công nghiệp, trình độ trung cấp nghề đầu tư thiết bị theo:

- Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho các môn học, mô-đun bắt buộc;

- Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho mô-đun tự chọn tương ứng.

Trong quá trình tổng hợp mua sắm nếu có các thiết bị trùng lặp nhau giữa các bảng tổng hợp với nhau thì loại bỏ các thiết bị trùng lặp và lấy số lượng thiết bị theo số lượng cao nhất trong các bảng.

3. Các cơ sở dạy nghề căn cứ vào quy mô học sinh (số lượng lớp học thực hành), danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề và kế hoạch thực hành cụ thể để xác định số lượng thiết bị cần thiết, đảm bảo chất lượng dạy nghề và hiệu quả vốn đầu tư.

Phần A.

DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU THEO TỪNG MÔN HỌC, MÔ-ĐUN

Trình độ: Trung cấp nghề

Mục lục

Số TT

Bảng

Mã số môn học, mô-đun

Tên môn học, mô-đun

Trang

1

Bảng 1

MH07

An toàn lao động

 

2

Bảng 2

MH08

Mạch điện

 

3

Bảng 3

MH09

Vẽ kỹ thuật

 

4

Bảng 4

MH10

Vẽ điện

 

5

Bảng 5

MH11

Vật liệu điện

 

6

Bảng 6

MH12

Khí cụ điện

 

7

Bảng 7

MĐ13

Đào tạo điện tử cơ bản

 

8

Bảng 8

MĐ14

Đào tạo kỹ thuật nguội

 

9

Bảng 9

MĐ15

Đào tạo thiết bị điện gia dụng

 

10

Bảng 10

MĐ16

Đào tạo đo lường điện

 

11

Bảng 11

MĐ17

Đào tạo máy điện

 

12

Bảng 12

MĐ18

Đào tạo sửa chữa và vận hành máy điện

 

13

Bảng 13

MĐ19

Đào tạo cung cấp điện

 

14

Bảng 14

MĐ20

Đào tạo trang bị điện

 

15

Bảng 15

MĐ21

Đào tạo thực hành trang bị điện

 

16

Bảng 16

MĐ22

Đào tạo PLC cơ bản

 

 

Bảng 1. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔN HỌC AN TOÀN LAO ĐỘNG

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số môn học: MH 07

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 học sinh

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Bộ trang bị cứu thương

Bộ

3

Biết cách sử dụng bộ trang bị sơ cấp cứu nạn nhân tai nạn điện

2

Phương tiện phòng cháy, chữa cháy

Bộ

6

Biết cách bố trí các thiết bị phòng chống cháy nổ ở phân xưởng

3

Thiết bị bảo hộ lao động

Bộ

6

Nắm được các biện pháp bảo vệ an toàn cho người và thiết bị khi sử dụng điện

4

Mô hình lắp đặt hệ thống an toàn điện

Bộ

2

Nắm được: Nguyên lý hoạt động của các thiết bị, hệ thống an toàn điện; Cách lắp đặt hệ thống bảo vệ an toàn điện trong công nghiệp và dân dụng

5

Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay

Bộ

6

Sử dụng thành thạo trong quá trình thực hành

6

Thiết bị đo lường điện

Bộ

6

Sử dụng dụng cụ đo thành thạo trong quá trình thực hành

7

Thiết bị thử độ bền cách điện

Chiếc

3

Biết cách tính toán độ an toàn điện

8

Mô hình dàn trải hệ thống thông gió công nghiệp

Bộ

1

Nắm được phương pháp, tổ chức thông gió trong công nghiệp

9

Mô hình dàn trải hệ thống lọc bụi công nghiệp

Bộ

1

Biết cách bố trí các thiết bị lọc bụi công nghiệp trong nhà máy, xí nghiệp

10

Máy biến áp 1 pha

Chiếc

3

Phân tích cấu tạo, nguyên lý làm việc cơ bản của máy biến áp 1 pha

11

Máy biến áp 3 pha

Chiếc

3

Phân tích cấu tạo, nguyên lý làm việc cơ bản các máy biến áp ba pha

12

Động cơ điện 1 pha

Chiếc

1

Nắm được quy tắc an toàn khi sử dụng động cơ

13

Động cơ điện 3 pha

Chiếc

1

Nắm được quy tắc an toàn khi sử dụng động cơ

 

Bảng 2. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔN HỌC MẠCH ĐIỆN

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số môn học: MH 08

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 học sinh

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Máy vi tính

Bộ

1

Phục vụ trình chiếu mạch điện trong quá trình giảng dạy

2

Máy chiếu Projector

Bộ

1

Phục vụ trình chiếu mạch điện trong quá trình giảng dạy

3

Máy chiếu Overhead

Bộ

1

Phục vụ trình chiếu mạch điện trong quá trình giảng dạy

 

Bảng 3. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔN HỌC VẼ KỸ THUẬT

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số môn học: MH 09

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 học sinh

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Bàn, ghế, dụng cụ vẽ kỹ thuật

Bộ

18

Sử dụng đúng chức năng các loại dụng cụ dùng trong vẽ kỹ thuật

2

Một số chi tiết cơ khí

Bộ

18

Vẽ được các chi tiết trên bản vẽ đảm bảo đúng tiêu chuẩn, đúng quy ước; Phân tích được các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp của một số chi tiết cơ khí đơn giản

3

Một số mối ghép cơ khí

Bộ

18

Vẽ được các mối ghép trên bản vẽ đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật; Nhận dạng được các ký hiệu quy ước trên bản vẽ.

 

Bảng 4. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔN HỌC VẼ ĐIỆN

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số môn học: MH 10

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 học sinh

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Bàn, ghế, dụng cụ vẽ kỹ thuật

Bộ

18

Sử dụng đúng chức năng các loại dụng cụ dùng trong vẽ điện

2

Bộ thực hành điện tử cơ bản 

Bộ

6

Vẽ, nhận dạng được các ký hiệu linh kiện điện tử trong bản vẽ

3

Bộ khí cụ điện thực hành

Bộ

9

Nắm được cách vẽ, ký hiệu các loại khí cụ điện trên bản vẽ.

4

Bộ đèn các loại

Bộ

2

Biết cách vẽ ký hiệu trên bản vẽ

5

Mô hình mạch điện chiếu sáng

Bộ

2

Vẽ, phân tích các bản vẽ điện chiếu sáng; bản vẽ lắp đặt điện; cung cấp điện; sơ đồ điện tử theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.

 

Bảng 5. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔN HỌC VẬT LIỆU ĐIỆN

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số môn học: MH 11

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 học sinh

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Bộ đồ nghề điện cầm tay

Bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

2

Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay

Bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

3

Tủ sấy điều khiển được nhiệt độ

Chiếc

2

Sử dụng trong quá trình thực hành

4

Bộ lõi sắt quấn máy biến áp 1 pha, 3 pha

Bộ

6

Nhận dạng được các loại vật liệu điện thông dụng; phân loại chính xác các loại vật liệu dẫn điện, cách điện dùng trong công nghiệp và dân dụng

5

Quạt điện, mô tơ điện các loại

Bộ

3

Xác định được các dạng và nguyên nhân gây hư hỏng thường gặp ở vật liệu điện; tính chọn, thay thế vật liệu điện

6

Máy biến áp tự ngẫu

Chiếc

3

Xác định được các dạng và nguyên nhân gây hư hỏng thường gặp ở vật liệu điện; tính chọn, thay thế vật liệu điện

7

Bộ mẫu vật liệu

Bộ

1

Nhận biết được các vật liệu dẫn điện và cách điện

8

Thiết bị đo lường điện

Bộ

6

Sử dụng trong quá trình thực hành.

 

Bảng 6. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔN HỌC KHÍ CỤ ĐIỆN

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số môn học: MH 12

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 học sinh

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Bộ đồ nghề điện cầm tay

Bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

2

Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay

Bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

3

Bộ khí cụ điện thực hành  

Bộ

6

Giải thích được tính năng, tác dụng, nguyên lý hoạt động của khí cụ điện trong mạch điện, thiết bị điện.

4

Mô hình dàn trải thực hành khí cụ điện (hoạt động được)

Bộ

2

Nhận dạng, phân loại, các nguyên nhân gây hư hỏng thường gặp trong các loại khí cụ điện thường dùng trong sản xuất

5

Thiết bị đo lường điện

Bộ

6

Sử dụng trong quá trình thực hành

6

Tủ sấy điều khiển được nhiệt độ

Chiếc

2

Sử dụng trong quá trình thực hành

 

Bảng 7. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 13

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 học sinh

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Bộ thực hành điện tử cơ bản

Bộ

6

Giải thích, phân tích cấu tạo nguyên lý các linh kiện điện tử thông dụng; Nhận dạng chính xác các ký hiệu từng linh kiện, đọc được trị số của chúng

2

Thiết bị đo lường điện

Chiếc

6

Biết cách đo kiểm tra các linh kiện điện tử

3

Các bộ khuếch đại công suất

Bộ

6

Phân tích nguyên lý một số mạch ứng dụng cơ bản; Xác định chính xác sơ đồ chân linh kiện, lắp ráp cân chỉnh một số mạch ứng dụng đạt yêu cầu kỹ thuật và an toàn.

 

Bảng 8. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO KỸ THUẬT NGUỘI

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 14

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 học sinh

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay

Bộ

3

Lựa chọn và sử dụng các dụng cụ phù hợp với công việc của nghề nguội, thao tác đúng kỹ thuật phù hợp với công việc nghề nguội

2

Bàn nguội

Bộ

6

Biết cách sử dụng trong quá trình thực hành

3

Máy mài hai đá

Chiếc

3

Biết cách sử dụng trong quá trình thực hành

4

Máy khoan bàn

Chiếc

3

Vận hành được máy khoan bàn theo đúng kỹ thuật; lựa chọn mũi khoan đúng yêu cầu, đảm bảo kỹ thuật

5

Thiết bị uốn cong

Chiếc

3

Tính toán kích thước phôi khi uốn kim loại; Sử dụng thành thạo thiết bị uốn đạt tiêu chuẩn kỹ thuật

6

Khối D, khối V, bàn máp, Đe, Lò rèn

Bộ

1

Biết cách sử dụng các dụng cụ trong quá trình thực hành nguội

 

Bảng 9. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 15

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 học sinh

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Bộ đồ nghề điện cầm tay

Bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

2

Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay

Bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

3

Bộ lõi sắt quấn máy biến áp 1 pha, 3 pha

Bộ

9

Giải thích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy biến áp; tháo lắp đúng quy trình, xác định nguyên nhân và sửa chữa hư hỏng của máy biến áp đảm bảo an toàn

4

Tủ sấy điều khiển được nhiệt độ

Chiếc

2

Sử dụng trong quá trình thực hành

5

Mô hình Survolter

Bộ

2

Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Survolter; Biết cách tháo lắp đúng quy trình, xác định chính xác nguyên nhân và sửa chữa hư hỏng, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị

6

Mô hình dàn trải bình nước nóng chạy bằng điện

Bộ

2

Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị theo tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất; xác định các nguyên nhân hỏng hóc và cách sửa chữa đảm bảo an toàn cho người và thiết bị

7

Mô hình dàn trải máy bơm nước (hoạt động được)

Bộ

2

Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị theo tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất; xác định các nguyên nhân hỏng hóc và cách sửa chữa đảm bảo an toàn cho người và thiết bị

8

Bộ khí cụ điện thực hành

Chiếc

3

Nắm được tính năng tác dụng của từng loại khí cụ và thực hành lắp đặt các khí cụ điện

9

Bộ đèn các loại

Bộ

2

Giải thích, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại đèn trang trí, đèn thông thường dùng trong sinh hoạt; tháo lắp đúng quy trình; xác định chính xác nguyên nhân và sửa chữa hư hỏng của các loại đèn thông dụng, đèn trang trí đảm bảo an toàn cho người và thiết bị

10

Tai nghe gọi cửa

Chiếc

3

Thực hành lắp đặt các mạch nội thất, mạch hệ thống gọi cửa một cách chính xác theo quy trình kỹ thuật

 

Bảng 10. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO ĐO LƯỜNG ĐIỆN

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 16

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 học sinh

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Bộ thực hành điện tử cơ bản

Bộ

3

Đo, đọc chính xác trị số các đại lượng cơ bản R.L.C.

2

Bộ thí nghiệm mạch điện một chiều (DC)

Bộ

6

Đo được các thông số và đại lượng cơ bản của mạch điện U, I một chiều

3

Bộ thí nghiệm mạch điện xoay chiều 1 pha, 3 pha

Bộ

6

Đo được các thông số và đại lượng cơ bản của mạch điện

4

Bộ đồ nghề điện cầm tay

Bộ

18

Sử dụng cho tất cả các bài trong quá trình thực hành

5

Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay

Bộ

18

Sử dụng cho tất cả các bài trong quá trình thực hành

6

Thiết bị đo lường điện

Bộ

6

Sử dụng được các loại máy đo thông dụng

7

Mô hình cắt bổ hoặc các thiết bị thật cơ cấu đo các loại máy đo.

Bộ

2

Phân tích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại cơ cấu đo thông dụng.

 

Bảng 11. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO MÁY ĐIỆN

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 17

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 học sinh

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Thiết bị bảo hộ lao động

Bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành, biết sử dụng thiết bị bảo vệ an toàn cho người và thiết bị khi sử dụng điện

2

Bộ đồ nghề điện cầm tay

Bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

3

Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay

Bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

4

Thiết bị đo lường điện

Bộ

6

Sử dụng trong quá trình thực hành

5

Mô hình thực hành chứng minh tính thuận nghịch của máy điện

Bộ

2

Phân tích sự khác nhau của các loại máy điện đang hoạt động theo cấu tạo, theo nguyên tắc hoạt động, theo loại dòng điện; Giải thích quá trình phát nóng và làm mát của máy điện hiện đang hoạt động theo nguyên tắc định luật về điện

6

Mô hình thực hành máy biến áp 1 pha, 3 pha

Bộ

2

Mô tả cấu tạo, phân tích nguyên lý làm việc của máy biến áp một pha và ba pha; Xác định cực tinh và đấu dây vận hành máy biến áp một pha, ba pha đúng kỹ thuật; Đấu dây máy biến áp vận hành song song các máy biến áp; tính toán các thông số của máy biến áp ở các trạng thái không tải, có tải, ngắn mạch; lựa chọn máy biến áp phù hợp với mục đích sử dụng, sửa chữa bảo dưỡng máy biến áp theo yêu cầu

7

Mô hình thực hành động cơ 1 pha, 3 pha

Bộ

2

Nắm được nguyên lý làm việc cơ bản của động cơ một pha, ba pha

8

Mô hình cắt bổ động cơ 1 pha, 3 pha

Bộ

2

Nắm được cấu tạo cơ bản của động cơ một pha, ba pha

9

Mô hình thực hành đấu dây động cơ 3 pha 2 cấp tốc độ

Bộ

2

Biết cách vận hành, cách đấu dây động cơ 3 pha 2 cấp tốc độ

10

Mô hình mô phỏng sự cố trên máy điện xoay chiều

Bộ

2

Nắm được quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hư hỏng thông thường của máy điện xoay chiều

11

Máy phát điện xoay chiều 1 pha

Chiếc

1

Vận hành được máy phát điện xoay chiều một pha; phân tích hỏng hóc thông thường, cách khắc phục

12

Máy phát điện xoay chiều 3 pha

Chiếc

1

Vận hành được máy phát điện xoay chiều ba pha; phân tích hỏng hóc thông thường, cách khắc phục

13

Bộ thí nghiệm, thực hành máy phát điện xoay chiều 1 pha, 3 pha

Bộ

3

Nắm được quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hư hỏng thông thường của máy phát điện xoay chiều một pha, ba pha

14

Mô hình hòa đồng bộ máy phát điện 3 pha

Bộ

2

Nắm được nguyên tắc làm việc song song của máy phát điện đồng bộ

15

Mô hình cắt bổ máy phát điện một chiều

Bộ

2

Cấu tạo của máy phát điện một chiều

16

Bộ thực hành máy phát điện 1 chiều

Bộ

3

Vận hành được máy phát điện một chiều; phân tích hỏng hóc thông thường, cách khắc phục

17

Mô hình mô phỏng sự cố trong máy điện một chiều

Bộ

2

Nắm được quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hư hỏng thông thường của máy điện một chiều

18

Máy biến áp 3 pha

Chiếc

3

Phân tích cấu tạo, nguyên lý làm việc cơ bản của máy biến áp ba pha

19

Động cơ điện 1 pha

Chiếc

6

Phân tích cấu tạo, nguyên lý làm việc cơ bản của máy biến áp một pha

20

Động cơ không đồng bộ 3 pha rôto lồng sóc.

Chiếc

6

Phân tích cấu tạo, nguyên lý làm việc cơ bản của động cơ không đồng bộ 3 pha rôto lồng sóc; các phương pháp mở máy, đảo chiều quay của động cơ không đồng bộ

21

Động cơ không đồng bộ 3 pha rôto dây quấn

Chiếc

6

Phân tích cấu tạo, nguyên lý làm việc cơ bản của động cơ không đồng bộ roto dây quấn; các phương pháp mở máy, đảo chiều quay của động cơ không đồng bộ; Vẽ, phân tích chính xác sơ đồ quấn dây, stato của động cơ

22

Động cơ đồng bộ 3 pha

Chiếc

6

Phân tích cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy điện đồng bộ

 

Bảng 12. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO SỬA CHỮA VÀ VẬN HÀNH MÁY ĐIỆN

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 18

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 học sinh

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay

Bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

2

Bộ đồ nghề điện cầm tay

Bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

3

Máy mài hai đá

Chiếc

3

Sử dụng trong quá trình thực hành

4

Máy quấn dây

Chiếc

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

5

Thiết bị đo lường điện

Bộ

6

Sử dụng trong quá trình thực hành

6

Động cơ điện 1 pha

Chiếc

6

Nắm được sơ đồ dây quấn; tháo ráp; đấu dây vận hành; quấn dây động cơ điện một pha

7

Động cơ không đồng bộ 3 pha rôto lồng sóc

Chiếc

6

Nắm được sơ đồ dây quấn; tháo ráp; đấu dây vận hành; quấn dây động cơ không đồng bộ ba pha roto lồng sóc

8

Động cơ không đồng bộ 3 pha rôto dây quấn

Chiếc

6

Nắm được sơ đồ dây quấn; tháo ráp; đấu dây vận hành; quấn dây động cơ không đồng bộ ba pha roto dây quấn

9

Động cơ đồng bộ 3 pha

 

6

Nắm được sơ đồ dây quấn; tháo ráp; đấu dây vận hành; quấn dây động cơ ba pha

10

Máy biến áp tự ngẫu

Chiếc

3

Biết cách quấn dây máy biến áp tự ngẫu; Phân tích các sự cố hư hỏng và biện pháp khắc phục.

11

Máy biến áp 3 pha

Chiếc

3

Biết cách quấn dây máy biến áp ba pha; Phân tích các sự cố hư hỏng và biện pháp khắc phục.

 

Bảng 13. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO CUNG CẤP ĐIỆN

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 19

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 học sinh

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Mô hình tháo lắp, đấu dây, vận hành máy biến áp phân phối 3 pha

Bộ

2

Chọn vị trí đặt trạm phù hợp; Đấu và vận hành trạm biến áp theo tiêu chuẩn kỹ thuật, nắm chắc cấu trúc của trạm biến áp phân phối

2

Mô hình thực hành về hệ thống cung cấp điện

Bộ

1

Xác định nhu cầu điện: chọn phương pháp cung cấp điện; Tính tổn thất điện áp, tổn thất công suất, tổn thất điện năng; Lựa chọn các thiết bị trong lưới cung cấp điện; Chống sét và nối đất; Nâng cao hệ số công suất

3

Mô hình đào tạo về bảo vệ rơle

Bộ

2

Phân tích được công dụng, vai trò của các thiết bị đóng cắt, bảo vệ trong lưới điện

4

Mô hình thực hành lắp ráp mạch: các loại rơle, CB, cầu dao, cầu chì nút nhấn các loại, thiết bị tín hiệu…

Bộ

2

Lựa chọn cầu chì, cầu dao, aptomat và các loại thiết bị bảo vệ điện khác phù hợp với nhu cầu sử dụng điện

5

Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay

Bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

6

Bộ đồ nghề điện cầm tay

Bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

 

Bảng 14. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO TRANG BỊ ĐIỆN

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 20

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 học sinh

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Mô hình điều khiển tốc độ động cơ

Bộ

2

Nhận dạng, phân tích được dạng đặc tính cơ ứng với các trạng thái điều chỉnh tốc độ động cơ khác nhau

2

Bộ điều khiển động cơ

Bộ

2

Nắm được các mạch khởi động trực tiếp không đảo chiều và đảo chiều quay; các mạch khởi động gián tiếp; các mạch hãm; Mạch điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha hai cấp độ; Mạch mở điện ĐKB rôto dây quấn qua hai cấp điện trở phụ; Mạch mở máy ĐC – DC qua hai cấp điện trở phụ theo nguyên tắc thời gian.

3

Mô hình mạch điện khống chế các máy công nghiệp

Bộ

2

Đọc vẽ và phân tích sơ đồ của các loại máy công cụ; phân tích hư hỏng làm cơ sở cho việc chọn phương án cải tiến mới đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp điều kiện kinh tế của Việt Nam.

 

Bảng 15. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH TRANG BỊ ĐIỆN

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 21

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 học sinh

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Bộ khí cụ điện thực hành

Bộ

3

Phân tích được công dụng, vai trò của các thiết bị đóng cắt, bảo vệ trong thiết bị điện.

2

Tủ điện phân phối 3 pha

Bộ

3

Sử dụng trong quá trình thực hành

3

Tủ điện phân phối 1 pha

Bộ

3

Sử dụng trong quá trình thực hành

4

Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay

Bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

5

Bộ đồ nghề điện cầm tay

Bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

6

Bộ khởi động mềm động cơ 3 pha

Bộ

3

Nắm được nguyên tắc hoạt động của bộ tư động khống chế động cơ không đồng bộ 3 pha roto lồng sóc và roto dây quấn

7

Mô hình mạch máy sản xuất

Bộ

1

Mô tả nguyên lý hoạt động, cách lắp ráp và sửa chữa mạch điện máy sản xuất

 

Bảng 16. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO PLC CƠ BẢN

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 22

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 học sinh

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Bàn thực hành điều khiển, học lập trình PLC

Bộ

6

Sử dụng trong quá trình thực hành

2

Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay

Bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

3

Bộ đồ nghề điện cầm tay

Bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

4

Thiết bị lập trình PLC

Bộ

6

Nắm được đại cương về điều khiển lập trình; Các phép toán nhị phân của PLC; xử lý tín hiệu Analog; Lắp đặt mô hình điều khiển bằng PLC.

5

Máy vi tính

Bộ

6

Sử dụng trong quá trình thực hành

 

Phần B.

TỔNG HỢP DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU THEO CÁC MÔN HỌC, MÔ-ĐUN BẮT BUỘC VÀ THEO CÁC MÔ-ĐUN TỰ CHỌN

Trình độ: Trung cấp nghề

Mục lục

Số TT

Bảng

Tên môn học, mô-đun

Trang

1

Bảng 17

Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho các môn học, mô-đun bắt buộc

 

Các bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu mô-đun tự chọn

2

Bảng 18

Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu mô-đun đào tạo kỹ thuật lắp đặt điện (MĐ 24)

 

3

Bảng 19

Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu mô-đun đào tạo chuyên đề điều khiển lập trình cỡ nhỏ (MĐ 25)

 

4

Bảng 20

Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu mô-đun đào tạo điện tử ứng dụng (MĐ 26)

 

5

Bảng 21

Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu mô-đun đào tạo kỹ thuật số (MĐ 27)

 

6

Bảng 22

Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu mô-đun đào tạo kỹ thuật lạnh (MĐ 28)

 

7

Bảng 23

Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu mô-đun đào tạo điều khiển điện khí nén (MĐ 29)

 

8

Bảng 24

Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu mô-đun đào tạo kỹ thuật quấn dây (MĐ 30)

 

9

Bảng 25

Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu mô-đun đào tạo quấn dây máy điện nâng cao (MĐ 31)

 

 

Bảng 17. BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

CHO CÁC MÔN HỌC, MÔ-ĐUN BẮT BUỘC

Tên nghề: Điện công nghiệp

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 học sinh

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu kỹ thuật cơ bản của thiết bị

 

THIẾT BỊ AN TOÀN

1

Bộ trang bị cứu thương

Bộ

3

Tủ kính có khóa bấm và biểu tượng chữ thập đỏ; Các dụng cụ sơ cứu: Panh, kéo; Bông băng, gạc, cồn sát trùng; Mô hình người dùng cho thực tập sơ cấp cứu nạn nhân

2

Thiết bị bảo hộ lao động

Bộ

6

Mỗi bộ gồm: 01 đôi ủng cao su; 01 đôi găng tay cao su; 01 thảm cao su; 01 mũ bảo hộ; 01 ghế cách điện; 01 sào cách điện; 01 dây an toàn; 01 bút thử điện; 01 kính bảo hộ, khẩu trang

3

Phương tiện phòng cháy, chữa cháy

Bộ

6

Bình xịt bọt khí CO2 kèm theo các bảng tiêu lệnh chữa cháy

 

DỤNG CỤ

4

Bộ đồ nghề điện cầm tay

Bộ

9

Bao gồm: Tô vít các loại, kim cắt dây các loại, kìm tuốt dây các loại, kìm mỏ nhọn, kìm điện, kìm kẹp ống, thước dây, bút thử điện...

5

Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay

Bộ

9

Đục các loại, các cỡ; búa các loại, các cỡ; khoan tay loại nhỏ kèm theo mũi khoan, mũi khoét; Thước lá, thước cặp, êke thước đứng, khung cưa và lưỡi cưa tay, bộ mũi vạch, com pa vạch, đài vạch, đột dấu.

6

Thiết bị đo lường điện

Bộ

6

01 Ampe kìm: 01 ampe kế; 01 COSφ kế; 01 MΩ kế; 01 Om kế; 01 Tần số kế; 01 TeraΩ kế; 01 VOM/DVOM kế; 01 Vol kế; 01 Watt kế AC; cầu đo điện trở; máy biến dòng, máy biến điện áp

7

Mô hình Survolter (hoạt động được)

Bộ

2

Bao gồm: 01 máy biến áp tự ngẫu có công suất khoảng 300-500VA, Uvào = 70…….250V.

Ura = 110V, 220V, 12V (xoay chiều); 01 rơle áp; 02 chuyển mạch; 01 Ampemet 5A: 01 Vônmet 300V; 01 Bộ đèn nháy  

8

Mô hình cắt bổ hoặc các thiết bị thật cơ cấu đo các loại máy đo

Bộ

2

Cắt bổ thiết bị đo thông dụng: từ điện, điện từ, điện động, cảm ứng.

9

Mô hình hòa đồng bộ máy phát điện 3 pha

Bộ

2

Bao gồm các thiết bị: Động cơ kéo 3 pha, công suất khoảng 1kw; Bộ nguồn kích; Bộ điều chỉnh áp; Bộ điều khiển; Bộ cảm biến; Bộ đồng hồ hiển thị; dòng, áp, hệ số công suất, tần số, tốc độ máy phát; Bộ hiển thị; góc lệch pha, thứ tự pha máy phát, đèn báo độ lệch điện áp; Bộ hòa tự động với chức năng dò tần số máy phát và góc lệch pha, điện áp phát lệnh hòa đồng bộ.

10

Mô hình cắt bổ động cơ 1 pha, 3 pha

Bộ

2

P = 0.37-1KW, cắt 1/4 stato động cơ

11

Mô hình điều khiển tốc độ động cơ

Bộ

2

Mô hình được dàn trải trên một mặt phẳng bao gồm các thiết bị: Điều khiển tốc độ động cơ điện một chiều dùng hệ T-Đ; điều khiển tốc độ động cơ điện một chiều dùng bộ biến đổi DC-DC; điều khiển tốc độ động cơ điện vạn năng dùng bộ biến đổi điện áp AC; điều chỉnh tốc độ động cơ điện xoay chiều 3 pha dùng biến tần

12

Mô hình tháo lắp, đấu dây, vận hành máy biến áp phân phối 3 pha

Bộ

2

Mô hình được bố trí trên một mặt phẳng. Thể hiện được nguyên lý tháo lắp, cách đấu dây máy biến áp 3 pha

13

Mô hình thực hành máy biến áp 1 pha, 3 pha

Bộ

2

Mô hình được bố trí trên bảng bao gồm: công tắc bảo vệ giới hạn dòng; tải điện trở; tải điện dung; tải điện cảm; cầu chì; máy biến áp 1 pha; máy biến áp ba pha; bộ giắc cắm; bộ các phích cắm nối tắt an toàn.

14

Mô hình thực hành đấu dây động cơ 3 pha 2 cấp tốc độ

Bộ

2

Mô hình được bố trí trên bảng thể hiện được nguyên lý, cách đấu dây động cơ 3 pha.

15

Mô hình thực hành động cơ 1 pha, 3 pha

Bộ

2

Mô hình kết nối đảo chiều quay động cơ 3 pha roto lồng sóc; khởi động động cơ sao – tam giác động cơ 3 pha roto lồng sóc; khởi động động cơ 3 pha roto dây quấn; kết nối đảo chiều quay động cơ 3 pha roto dây quấn

16

Mô hình thực hành chứng minh tính thuận nghịch của máy điện

Bộ

2

Thiết bị gồm: Các thiết bị bảo vệ và thiết bị đo tốc độ động cơ; động cơ máy phát một chiều kích từ độc lập; máy biến áp hệ thống; phần mềm kết nối với máy tính để giám sát các tham số của động cơ trong quá trình làm việc bao gồm: dòng, áp, tốc độ, mô men.

17

Mô hình mô phỏng sự cố trên máy điện xoay chiều

Bộ

2

Mô hình được thiết kế đánh lỗi hỏng hóc bằng các công tắc và được dấu kín trong hộp

18

Mô hình mô phỏng sự cố trong máy điện một chiều

Bộ

2

Mô hình được thiết kế đánh lỗi hỏng hóc bằng các công tắc và được dấu kín trong hộp

19

Mô hình thực hành về hệ thống cung cấp điện

Bộ

1

Mô hình bao gồm: Máy biến áp hạ áp; Máy biến áp tăng áp; Tủ nhận điện đầu vào; Tủ máy cắt cao thế cấp cho máy biến áp; Tủ phân phối sau; máy biến áp; Tủ tụ bù hạ áp; Bộ tải công suất lớn dùng cho mô phỏng tải nhà máy.

20

Mô hình dàn trải thực hành khí cụ điện (hoạt động được)

Bộ

6

Mô hình được dàn trải trên một mặt phẳng, hệ thống nguồn để kiểm tra, chạy thử các khí cụ có bộ nguồn chuẩn bảo vệ ngắn mạch, quá tải, 02 ổ cắm 1 pha 3 cực 16 A, 01 nút dừng khẩn cấp, 01 đèn báo pha.

Khí cụ đóng cắt bằng tay gồm: 01 công tắc 2 cực; 01 công tắc ba cực; 01 công tắc 4 cực; 01 công tắc xoay; 01 công tắc sáu cực; 01 cầu dao hai cực; 01 Cầu dao 1 pha 2 ngả; 01 Cầu dao 3 pha; 01 cầu dao ba pha 2 nghả; 01 nút nhấn; 01 khóa điện; 01 nút cắt khẩn cấp.

Khí cụ điều khiển và bảo vệ gồm: 01 constactor; 01 Rơle điện áp; 01 Rơle dòng; 01 Rơle trung gian (8 chân, 12 chân, 14 chân); 01 Rơle số; 01 Rơle thời gian (03 loại); 01 Aptomat 1 cực, đến 3 cực; 01 Aptomat chống dò 1 pha, 3 pha; 01 bộ bảo vệ kẹt roto động cơ; 01 bộ bảo vệ mất pha, lệch pha, đao pha nguồn cung cấp   

21

Mô hình mạch điện chiếu sáng

Bộ

2

Mô hình mạch điện chiếu sáng của tòa nhà 3 tầng

22

Mô hình dàn trải máy điều hòa (hoạt động được)

Bộ

2

Được dàn trải các bộ phận: Dàn lạnh, dàn nóng, các khối đo lường, điều khiển; công suất 9000 – 12000BTU

23

Mô hình dàn trái máy bơm nước (hoạt động được)

Bộ

2

Thể hiện được nguyên lý hoạt động của máy bơm nước; công suất 500 – 1000W.

24

Mô hình dàn trải nồi cơm điện (hoạt động được)

Bộ

2

Thể hiện được nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện với đầy đủ các thiết bị hiển thị và điều khiển đóng ngắt rơle

25

Mô hình dàn trải tủ lạnh (hoạt động được)

Bộ

2

Loại tủ 120L – 180L, phá tuyết bằng quạt gió, Được dàn trải các bộ phận; Dàn lạnh, dàn nóng, các khối đo lường, điều khiển; phần điện của tủ được dàn trải trên cùng một bảng có các ổ, giắc cắm.

26

Mô hình dàn trải bình nước nóng chạy điện

Bộ

2

Mô hình gồm:

Bình nước nóng dung tích 15L – 30L, được tách các bộ phần riêng rẽ theo từng khối và gắn trên một mặt phẳng. Các điểm nối thử mạch dùng giắc cắm an toàn 4 mm.

27

Mô hình mạch máy sản xuất

Bộ

1

Mô hình được trình bày trên một mặt phẳng thể hiện nguyên lý, cấu tạo của mạch máy (máy công cụ điển hình phục vụ trong sản xuất)

28

Mô hình dàn trải hệ thống lọc bụi công nghiệp

Bộ

1

Dàn trải hệ thống xử lý lọc bụi công nghiệp; Sơ đồ hệ thống ống hút bụi, sơ đồ công nghệ hệ thống lọc bụi công nghiệp

29

Mô hình dàn trải hệ thống thông gió công nghiệp

Bộ

1

Thể hiện được hệ thống thông gió tự nhiên và hệ thống thông gió cưỡng bức

30

Mô hình lắp đặt hệ thống an toàn điện

Bộ

2

Hệ thống được lắp đặt trên một mặt phẳng bao gồm: Hệ thống bảo vệ điện áp, hệ thống bảo vệ dòng điện, hệ thống bảo vệ lệch pha.

31

Mô hình mạch điện khống chế các máy công nghiệp

Bộ

2

Được thể hiện trên một mặt phẳng bao gồm: Mô-đun điều khiển máy tiện; Mô-đun điều khiển máy phay; Mô-đun điều khiển máy khoan; Mô-đun điều khiển máy doa; Mô-đun điều khiển cầu trục.

32

Mô hình thực hành lắp ráp mạch: các loại rơle, CB, cầu dao, cầu chì nút nhấn các loại, thiết bị tín hiệu…

Bộ

2

Bao gồm: Các bo mạch có các chân cắm thể hiện được nguyên lý mạch bảo vệ, điều khiển thiết bị tín hiệu

33

Mô hình cắt bổ máy phát điện một chiều

Bộ

2

P = 1 – 2.2KW, cắt 1/4 stato Máy phát

 

THIẾT BỊ CƠ BẢN VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO

34

Bàn, ghế và dụng cụ vẽ kỹ thuật

Bộ

18

Bản vẽ kỹ thuật khổ A0 kèm theo ghế. Mặt bàn có thể điều chỉnh được độ nghiêng từ 0 ~ 45 độ. Có tích hợp sẵn hệ thống đèn chiếu sáng, thanh đỡ dụng cụ vẽ. Thước, compa, bút, dưỡng …. các loại.

35

Bàn thí nghiệm đa năng

Bộ

18

Bàn được làm từ vật liệu phổ thông trên thị trường kích thước khoảng 1500x900x750mm (dài x rộng x cao) có gắn: Hộp nguồn; Khung gá 2 tầng với chiều cao khoảng 300mm, có thể điều chỉnh được độ cao của các tầng; Trên bàn tích hợp tối thiểu các thành phần sau: 01 Khóa nguồn, 01 Atomat cấp nguồn 3 pha, 01 Atomat chống giật, 03 đèn báo nguồn 3 pha, 01 ổ cắm cấp nguồn 3 pha dạng 4 cực, 01 ổ cắm cấp nguồn ba pha dạng jack cắm 4mm. 04 ổ cắm cấp nguồn 1 pha kiểu SODOKU có nắp đậy, 01 Nguồn AC điều chỉnh 0~ 220V, 500VA, 01 Điện áp đầu ra AC; 12V,6V, đầu ra DC: ±5V, ±9V, ±12, ±15V, ±30V 1A, đầu ra DC điều chỉnh: 0 đến ±15V, 500mA, 01 bộ tín hiệu: Sin, răng cưa, vuông. Dải tần số 1Hz ~ 100 KHz

36

Máy chiếu vật thể (overhead)

Bộ

1

Cường độ sáng > = 2500 Ansilumnent

37

Máy chiếu projector

Bộ

1

Cường độ sáng > = 2500 Ansilumnent

38

Máy vi tính

Bộ

19

Loại pentium có các thông số kỹ thuật thông dụng trên thị trường tại thời điểm mua sắm

39

Bàn nguội

Bộ

6

Bàn nguội loại thông dụng cho nghề điện có kèm Êto song hành 225mm

40

Khối D, khối V, bàn máp, đe, lò rèn

Bộ

1

Loại thông dụng có sẵn trên thị trường

41

Máy khoan bàn

Chiếc

3

Loại thiết bị phổ thông được sử dụng rộng rãi trên thị trường có công suất khoảng 1-3kw. Số cấp độ trục chính nhiều cấp.

42

Máy mài hai đá

Chiếc

3

Đường kính đá khoảng 100-200mm

43

Máy quấn dây

Chiếc

9

Loại quay tay, tỉ số vòng quay 1/4, có bộ đếm 4 hàng số

44

Bộ mẫu vật liệu

Bộ

1

Bao gồm: các vật liệu dẫn điện và cách điện

45

Một số chi tiết cơ khí

Bộ

18

Các chi tiết cơ khí đơn giản

46

Một số mối ghép cơ khí

Bộ

18

Các chi tiết mối ghép đơn giản: Ghép ren, ghép then, then hoa, chốt, đinh tán

47

Thiết bị uốn cong

Chiếc

3

Thiết bị thông dụng trên thị trường tại thời điểm mua sắm. Uv = 220; P = 0,5 đến 1,5kW

48

Bộ gia công ống nhựa

Bộ

6

Bao gồm: Máy sấy, dao cắt ống, lõi cốt thép đường kính 16mm, 20mm...

 

THIẾT BỊ CHUYÊN NGÀNH

49

Bộ thí nghiệm và thực hành Máy phát điện xoay chiều một pha, ba pha

Bộ

3

Bao gồm các thiết bị: Tải điện trở; Tải điện dung; Tải điện cảm; Máy phát 1 pha nguồn kích từ độc lập P = 0,3 – 1KW; Máy phát 3 pha nguồn kích từ độc lập P = 0,5 – 1,5KW.

50

Bộ thực hành máy phát điện 1 chiều

Bộ

3

Công suất khoảng 370W

U = 220V DC

51

Máy phát điện xoay chiều 1 pha

Chiếc

1

P = 1KW

U =220V AC

52

Máy phát điện xoay chiều 3 pha

Chiếc

1

P = 3÷4,5KW;

U= 380/220V AC

53

Động cơ điện 1 pha

Chiếc

6

Có công suất khoảng 0,37KW, U = 220V

54

Động cơ đồng bộ 3 pha

Chiếc

6

Có công suất khoảng 1 ÷ 4.5KW;

U = 380V/220V

55

Động cơ không đồng bộ 3 pha rôto dây quấn

Chiếc

6

Có công suất khoảng 1 ÷ 4.5KW;

U = 380V/220V

56

Động cơ không đồng bộ 3 pha rôtô lồng sóc

Chiếc

9

Có công suất khoảng 0.55KW;

U = 380/220V – Y/D

57

Bộ điều khiển động cơ

Bộ

3

Panel thực tập: Giắc cắm nối mạch an toàn loại 4mm: Thiết bị được bảo vệ ngắn mạch, quá tải.

Thiết bị gồm: 01 Bộ điều khiển mở máy động cơ không đồng bộ ba pha (Y/Δ, qua điện trở phụ, qua cuộn cảm); 01 Bộ điều khiển mở máy động cơ một chiều qua 3 cấp điện trở phụ: 01 Bộ điều khiển động cơ một chiều dùng mạch F – Đ; 01 Bộ điều khiển động cơ ba pha dùng biến tần; Các bộ hãm: tái sinh, động năng và hãm ngược

58

Bộ khởi động mềm động cơ 3 pha

Bộ

3

Bao gồm: Nguồn điện áp điều khiển: 24VAC/DC; 110 – 230VAC/DC; khởi động và dừng êm; Khởi động qua từng bước; Bảo vệ quá tải tích hợp sẵn bên trong. Có thể hiệu chỉnh; Điện áp khởi động; Thời gian khởi động; Thời gian dừng.

59

Quạt điện, mô tơ điện các loại

Bộ

3

Mỗi bộ gồm: 1 quạt bàn khoang 35-40W, U = 220V; 01 động cơ điện một pha chạy tụ công suất khoảng 370W. U = 220V; 01 động cơ điện ba pha khoảng 0.55KW, U = 380/220V-Y/D.

60

Bộ lõi sắt quấn máy biến áp 1 pha, 3 pha

Bộ

9

Mỗi bộ gồm các loại lõi thép máy biến áp 1 pha, 3 pha công suất nhỏ (50 < S < 300VA) – (Bao gồm các loại lõi Xuyến, U, E, E-I, I-I kèm theo gông kẹp) 

61

Máy biến áp 3 pha

Chiếc

3

S = 250VA;

U1 = 380V-Y;

U2 = 40V-Y

62

Máy biến áp tự ngẫu

Chiếc

3

S = 350VA;

U1 = 220V;

U2 = 0 … 100V

63

Bộ thí nghiệm mạch điện xoay chiều (DC)

Bộ

6

Bao gồm các mạch: Mạch cảm kháng; mạch dung kháng, mạch R, L, C; mạch RC, RL…

64

Bộ thí nghiệm mạch điện xoay chiều 1 pha, 3 pha

Bộ

6

Các thiết bị gồm: Mạch góc pha; cấu trúc mạng 3 pha; mạch tải đấu sao tam giác; Bộ nguồn xoay chiều 1 pha, ba pha cách ly

65

Tủ điện phân phối 1 pha

Bộ

3

Vỏ tủ kèm Panel; kích thước khoảng C800*R6000*S350mm; Vật liệu bằng tôn 1mm, sơn tĩnh điện; đồng hồ đo, Aptomat.

66

Tủ điện phân phối 3 pha

Bộ

3

Vỏ tủ kèm Panel; kích thước C1500*R8000*S500mm; Vật liệu bằng tôn 1mm, sơn tĩnh điện; đồng hồ đo. Aptomat

67

Tủ sấy điều khiển được nhiệt độ

Chiếc

2

Tủ sấy máy điện công suất 3kW, điện áp 220VAC, có điều chỉnh khống chế nhiệt độ, tốc độ sấy; nhiệt độ sấy tối đa 150 độ C; Vỏ tủ kích thước: C1000*D1200*S600mm làm bằng Inoc, có vách cách nhiệt; 01 bộ điều khiển và hiển thị nhiệt độ sấy

68

Bộ thực hành điện tử cơ bản

Bộ

6

Mỗi bộ gồm: 03 Bo cắm thí nghiệm 6*20mm; 01 Khay đựng linh kiện 6 đến 8 ngăn; Mỗi bộ kinh kiện cơ bản gồm: tụ điện các loại, điện trở các loại, tranzitor các loại, thyritstor các loại.

69

Bộ linh kiện thực hành điện tử công suất

Bộ

6

Mỗi bộ gồm: 03 Bo cắm thí nghiệm 6*20mm; 01 Khay đựng linh kiện 6 đến 8 ngăn; Mỗi bộ linh kiện công suất gồm: triac các loại, BJT, SCR, Diac, IGBT, UJT các loại, Mosfet các loại, Diode các loại, IC ổn áp các loại, các loại rơle điện tử…

70

Các bộ khuếch đại công suất

Bộ

6

Mỗi bộ gồm: Mạch khuếch đại sử dụng khuếch đại thuật toán; Mạch khuếch đại dùng biến áp; Mạch khuếch đại dòng điện dùng Tranzitor; Các bộ khuếch đại được chế tạo thành các board mạch được gắn trên bảng gỗ phíp.

71

Bộ khí cụ điện thực hành

 

9

Cầu chì các loại; Cầu dao các loại; Công tắc 2 cực, 3 cực, 4 cực, nút nhấn; Công tắc hành trình; Công tơ điện 1 pha, 3 pha; chiết áp

72

Thiết bị lập trình PLC

Bộ

6

Thiết bị tương đương với PLC của hãng Siemens họ PLC S7-200 CPU224; Loại thông dụng của các hãng bao gồm: Mô đun mở rộng, Cáp lập trình PPI.

73

Bộ đèn các loại

Bộ

2

Mỗi bộ gồm: 01 đèn sợi đốt 220V-60W+đui; 01 Đèn Compac 220V – 18W+đui; 01 Đèn cao áp tự chấn lưu 220V-80W+đui; 01 Đèn cao áp chấn lưu ngoài 220V-160W+đui; 01 Bộ đèn huỳnh quang 220V-20W; 01 Bộ đèn halogen 220V-180W

74

Tai nghe gọi cửa

Chiếc

3

Loại thông dụng có sẵn trên thị trường, kèm theo nút nhấn, màn hình, camere.

 

Bảng 18. BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO KỸ THUẬT LẮP ĐẶT ĐIỆN

(Kèm theo bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho các môn học, mô-đun bắt buộc)

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 24

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 học sinh

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu kỹ thuật cơ bản của thiết bị

Yêu cầu sư phạm

1

Bộ dụng cụ dùng cho lắp đặt đường dây, cáp.

bộ

2

01 tời kéo dây, dựng cột, 01 Thang nhôm; 01 Khoan sắt + bê tông chuyên dụng; 01 Máy bắt vít; 01 Kéo cắt ống nhựa …

Sử dụng trong quá trình thực hành lắp đặt đường dây

2

Các mô hình, bảng điện cho thực tập điện chiếu sáng

bộ

6

Bao gồm: Thực tập nối dây dẫn điện, thực tập lắp các bảng điện, thực tập lắp đặt bóng đèn.

Nắm được kỹ năng cơ bản về lắp đặt điện chiếu sáng.

 

Bảng 19. BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO CHUYÊN ĐỀ ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ

(Kèm theo bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho các môn học, mô-đun bắt buộc)

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 25

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 học sinh

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu kỹ thuật cơ bản của thiết bị

Yêu cầu sư phạm

1

Máy vi tính

bộ

19

Loại pentium có các thông số kỹ thuật thông dụng trên thị trường tại thời điểm mua sắm..

Sử dụng trong quá trình thực hành lập trình PLC.

2

Bộ lập trình logo

bộ

6

Loại thông dụng của các hãng bao gồm cả mô đun mở rộng

Giới thiệu các chức năng cơ bản và đặc biệt của LOGO; Lập trình trực tiếp trên LOGO, phân biệt giữa các bộ lập trình

3

Bộ lập trình EASY

bộ

6

Loại thông dụng của các hãng bao gồm cả mô đun mở rộng

Giới thiệu chung về bộ điều khiển lập trình EASY cỡ nhỏ; Phân biệt giữa các bộ lập trình

4

Bộ lập trình ZEN

bộ

6

Loại thông dụng của các hãng bao gồm cả mô đun mở rộng

Giới thiệu chung về bộ điều khiển lập trình ZEN cỡ nhỏ; Phân biệt giữa các bộ lập trình

 

Bảng 20. BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG

(Kèm theo bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho các môn học, mô-đun bắt buộc)

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 26

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 học sinh

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu kỹ thuật cơ bản của thiết bị

Yêu cầu sư phạm

1

Mạch in

bộ

9

Các mạch in được ứng dụng trong thực tế: Chỉnh lưu, nghịch lưu, biến tần, điều rộng xung …

Kỹ năng lắp ráp, phân tích mạch, xử lý sự cố hỏng hóc

2

Projectboard.

chiếc

1

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm.

Giới thiệu ứng dụng điện tử, sử dụng trong quá trình thực hành, giảng dạy

3

Máy hiện sóng 2 tia, 60MHz

chiếc

3

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm.

Sử dụng trong quá trình thực hành đo kiểm tra các mạch điện.

 

Bảng 21. BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO KỸ THUẬT SỐ

(Kèm theo bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho các môn học, mô-đun bắt buộc)

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 27

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 học sinh

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu kỹ thuật cơ bản của thiết bị

Yêu cầu sư phạm

1

Máy hiện sóng 2 tia, 60MHz.

chiếc

3

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm.

Sử dụng trong quá trình thực hành đo kiểm tra các mạch điện.

2

Dụng cụ tháo, ráp vi mạch

bộ

6

Các loại dụng cụ chuyên dùng tháo, lắp các thiết bị điện tử

Sử dụng trong quá trình thực hành tháo, ráp vi mạch

3

Kít thực tập

chiếc

3

Các họ vi mạch thông dụng được ứng dụng trong thực tế. Kèm theo sơ đồ.

Nắm được quan hệ Logic cơ bản; Các họ vi mạch số thông dụng; bộ dồn kênh, phân kênh; các loại Flip-Flop cơ bản; Mạch ghi dịch; mạch đếm: Mạch mã hóa và giải mã; các bộ nhớ bán dẫn; biến đổi A/D-D/A

4

Đầu dò logic

chiếc

6

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm.

Sử dụng trong quá trình thực hành đo kiểm tra các mạch LOGIC

5

Dụng cụ đo xác định chất lượng và loại IC số TTL và CMOS

chiếc

6

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm.

Sử dụng trong quá trình thực hành đo kiểm tra chất lượng các mạch IC.

6

Panel chân cắm

chiếc

6

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm.

Sử dụng trong quá trình thực hành.

 

Bảng 22. BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO KỸ THUẬT LẠNH

(Kèm theo bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho các môn học, mô-đun bắt buộc)

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 28

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 học sinh

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu kỹ thuật cơ bản của thiết bị

Yêu cầu sư phạm

1

Mô hình điều hòa trung tâm làm lạnh nước

bộ

1

Mô hình có kích thước phù hợp với dạy học. Đầy đủ quy trình làm lạnh bằng nước, hệ thống điều khiển, thiết bị cảm biến nhiệt, thiết bị làm lạnh.

Giới thiệu kiến thức cơ bản về kỹ thuật điều hòa không khí, nắm được các quá trình nguyên lý hoạt động của hệ thống làm lạnh bằng nước của điều hòa trung tâm.

2

Mô hình điều hòa trung tâm có hệ thống dẫn gió lạnh.

bộ

1

Mô hình có kích thước phù hợp với dạy học bao gồm: Hệ thống dẫn khí theo 2 chiều (ra, vào); máy làm lạnh không khí; bộ điều khiển nhiệt độ; Thiết bị cảm biến nhiệt.

Giới thiệu kiến thức cơ bản về kỹ thuật điều hòa không khí, nắm được các quá trình nguyên lý hoạt động của hệ thống dẫn gió lạnh của điều hòa trung tâm

3

Mô hình máy nén lạnh.

bộ

1

Mô hình có kích thước phù hợp với dạy học.

Trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về máy nén lạnh bằng pittông và giới thiệu một số chủng loại máy nén lạnh khác.

4

Máy nén lạnh

chiếc

2

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm. Công suất phù hợp với dạy học.

Nắm được các quá trình nguyên lý hoạt động của máy nén lạnh

5

Tủ lạnh

chiếc

3

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm. Dung tích 180-500 lít

Trang bị cho học viên nắm được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại tủ lạnh và quy luật truyền nhiệt nói chung.

6

Máy điều hòa cửa sổ.

chiếc

1

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm.

Trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về điều hòa không khí, nắm được các quá trình nguyên lý hoạt động của máy điều hòa cửa sổ và quy luật truyền nhiệt, có phương án sửa chữa khi hỏng hóc.

7

Máy điều hòa nhiệt độ 2 phần tử.

chiếc

1

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm.

Trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hòa nhiệt độ 2 phần tử, các kỹ năng tra bảng các thông số, trạng thái của môi chất; nắm được các quá trình nguyên lý hoạt động của máy lạnh và quy luật truyền nhiệt nói chung, có phương án sửa chữa khi hỏng hóc.

8

Bơm nhiệt các loại.

chiếc

2

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm. Công suất phù hợp với dạy học.

Nắm được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại bơm nhiệt.

9

Máy điều hòa không khí kiểu tủ.

chiếc

1

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm. Công suất 24.000 BTU

Trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hòa không khí kiểu tủ, nắm được các quá trình nguyên lý hoạt động và quy luật truyền nhiệt nói chung, có phương án sửa chữa khi hỏng hóc.

10

Máy điều hòa không khí trung tâm.

chiếc

1

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm. Công suất khoảng 50.000 BTU

Trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hòa không khí, có kỹ năng tra bảng các thông số, trạng thái của môi chất; nắm được các quá trình nguyên lý hoạt động của máy lạnh và quy luật truyền nhiệt, có phương án sửa chữa khi hỏng hóc.

11

Bộ hàn hơi O2-C2H2

bộ

3

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm.

Sử dụng trong quá trình thực hành lắp đặt, sửa chữa máy lạnh, điều hòa không khí.

12

Các dàn trao đổi nhiệt ống – quạt.

bộ

2

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm.

Nắm được các quá trình nguyên lý hoạt động của các dàn trao đổi nhiệt ống – quạt

13

Máy nén khí có bình chứa

bộ

1

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm. Công suất 3HP.

Sử dụng trong quá trình thực hành

14

Chai nitơ cao áp.

chai

3

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm.

Sử dụng trong quá trình thực hành

15

Máy hút chân không.

chiếc

2

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm.

Sử dụng trong quá trình thực hành

16

Bộ đồ nghề điện lạnh chuyên dụng

bộ

6

Cả ampe kìm, nhiệt kế, mỏ lết các loại, đồng hồ đo áp suất khí ga.

Sử dụng trong quá trình thực hành

17

Bộ nong loe các loại.

bộ

3

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm

Sử dụng trong quá trình thực hành lắp đặt máy điều hòa không khí

18

Xi lanh nạp ga.

chiếc

3

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm

Sử dụng trong quá trình thực hành nạp ga cho máy lạnh và điều hòa không khí.

19

Máy thu hồi ga

chiếc

3

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm

Sử dụng trong quá trình thực hành lắp đặt, sửa chữa máy lạnh, điều hòa không khí

20

Đèn hàn ga

chiếc

6

Loại sử dụng bình ga sách tay

Sử dụng trong quá trình thực hành sửa chữa máy lạnh, điều hòa không khí.

21

Rơle nhiệt độ

bộ

3

Một số loại thông dụng dùng trong điện lạnh

Nhận biết được các loại rơle dùng trong máy lạnh và điều hòa không khí.

22

Ca bin thực tập lắp đặt máy lạnh và điều hòa không khí

bộ

3

Có bộ nguồn điện cung cấp trong quá trình lắp đặt; diện tích đủ để tháo, lắp các loại điều hòa, máy lạnh khác nhau

Sử dụng cho tất cả các bài trong quá trình thực hành lắp đặt mô hình máy lạnh và điều hòa không khí.

 

Bảng 23. BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN KHÍ NÉN

(Kèm theo bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho các môn học, mô-đun bắt buộc)

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 29

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 học sinh

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu kỹ thuật cơ bản của thiết bị

Yêu cầu sư phạm

1

Mô hình thực hành về điện khí nén

bộ

3

Mô hình điều khiển điện - khí nén dùng để điều khiển đóng mở cửa xe Bus

Nắm được nguyên lý hoạt động của thiết bị phân phối và cơ cấu chấp hành; các phần tử trong hệ thống điều khiển; thiết kế mạch điều khiển diện tích khí nén; vận hành và lắp đặt mạch điều khiển điện khí nén.

 

Bảng 24. BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO KỸ THUẬT QUẤN DÂY

(Kèm theo bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho các môn học, mô-đun bắt buộc)

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 30

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 học sinh

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu kỹ thuật cơ bản của thiết bị

Yêu cầu sư phạm

1

Động cơ điện 1 pha

chiếc

2

P = 0,37 KW, 2p = 4, U = 220V

Biết cách tính toán dây quấn động cơ 1 pha dựa trên lõi thép có sẵn

2

Động cơ đồng bộ 3 pha

chiếc

2

P = 1 ÷ 4.5 KW;

U = 380V/220V

Biết cách tính toán dây quấn động cơ 1 pha dựa trên lõi thép có sẵn

3

Động cơ không đồng bộ 3 pha rôto dây quấn

chiếc

2

P = 1 ÷ 4.5 KW;

U = 380V/220V

Biết cách tính toán dây quấn động cơ 1 pha dựa trên lõi thép có sẵn

4

Động cơ không đồng bộ 3 pha rôto lồng sóc

chiếc

2

P = 0.55KW, 2p = 4;

U = 380/220V-Y/D

Biết cách tính toán dây quấn động cơ 1 pha dựa trên lõi thép có sẵn

 

Bảng 25. BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO QUẤN DÂY MÁY ĐIỆN NÂNG CAO

(Kèm theo bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho các môn học, mô-đun bắt buộc)

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 31

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 học sinh

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu kỹ thuật cơ bản của thiết bị

Yêu cầu sư phạm

1

Máy quấn dây

chiếc

9

Loại quay tay, tỉ số vòng quay 1/4, có bộ đếm 4 hàng số.

Biết cách sử dụng và thực hành quấn dây máy điện thành thạo

2

Khoan điện

chiếc

3

Loại thiết bị phổ thông được sử dụng rộng rãi trên thị trường có công suất khoảng 0,5 – 1 kw.

Sử dụng thành thạo trong quá trình thực hành

3

Búa cao su các loại

chiếc

6

Loại 0,3 Kg và 0,4 Kg; Cán gỗ 200 đến 300mm

Sử dụng thành thạo trong quá trình thực hành

4

Động cơ vạn năng

chiếc

3

Loại thiết bị phổ thông được sử dụng rộng rãi trên thị trường có công suất khoảng 0,5 – 1kw

Biết cách tính toán dây quấn động cơ dựa trên lõi thép có sẵn

5

Máy phát điện xoay chiều và 1 chiều

chiếc

1

Công suất khoảng 0.37 đến 1KW; Uv = 220v

Biết cách tính toán dây quấn động cơ dựa trên lõi thép có sẵn

 


BỘ LAO ĐỘNG-
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 2

 

DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

DẠY NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2009/TT-BLĐTBXH ngày 31/12/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã nghề: 50520405

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

 

 

 

 

PHẦN THUYẾT MINH

I. NỘI DUNG DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

1. Danh mục thiết bị tối thiểu theo từng môn học, mô-đun: Được xây dựng theo chương trình khung, trình độ cao đẳng nghề điện công nghiệp. Danh mục thiết bị bao gồm:

- Số lượng, chủng loại thiết bị tối thiểu để thực hiện môn học, mô-đun.

- Yêu cầu sư phạm của từng thiết bị trong môn học, mô-đun.

(Chi tiết tại PHẦN A).

2. Tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu theo các môn học, mô-đun bắt buộc và theo các mô-đun tự chọn: (Chi tiết tại PHẦN B)

2.1. Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho các môn học, mô-đun bắt buộc:

- Tổng hợp từ các môn học, mô-đun bắt buộc (từ MH 07 đến MĐ 27), sau khi đã loại bỏ những thiết bị trùng lặp, số lượng thiết bị được tính toán cho 01 lớp học, tối đa 18 sinh viên

- Yêu cầu kỹ thuật chung của từng thiết bị.

2.2. Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho từng mô-đun tự chọn: Mỗi bảng gồm các thông tin sau:

- Số lượng, chủng loại thiết bị tối thiểu để thực hiện môn học, mô-đun.

- Yêu cầu sư phạm của từng thiết bị trong môn học, mô-đun.

- Yêu cầu kỹ thuật chung của từng thiết bị.

II. ÁP DỤNG DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

1. Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề điện công nghiệp, trình độ cao đẳng nghề là danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề mà cơ sở dạy nghề phải có để tổ chức dạy và học cho 01 lớp học thực hành tối đa 18 sinh viên, theo chương trình khung trình độ cao đẳng nghề đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/4/2008.

2. Các cơ sở dạy nghề điện công nghiệp, trình độ cao đẳng nghề đầu tư thiết bị theo:

- Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho các môn học, mô-đun bắt buộc;

- Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho mô-đun tự chọn tương ứng.

Trong quá trình tổng hợp mua sắm nếu có các thiết bị trùng lặp nhau giữa các bảng tổng hợp với nhau thì loại bỏ các thiết bị trùng lặp và lấy số lượng thiết bị theo số lượng cao nhất trong các bảng.

3. Các cơ sở dạy nghề căn cứ vào quy mô học sinh (số lượng lớp học thực hành), danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề và kế hoạch thực hành cụ thể để xác định số lượng thiết bị cần thiết, đảm bảo chất lượng dạy nghề và hiệu quả vốn đầu tư.

 

Phần A.

DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU THEO TỪNG MÔN HỌC, MÔ-ĐUN

Trình độ: Cao đẳng nghề

MỤC LỤC:

Số TT

Bảng

Mã số môn học, mô-đun

Tên môn học, mô-đun

Trang

1

Bảng 1

MH07

An toàn lao động

 

2

Bảng 2

MH08

Mạch điện

 

3

Bảng 3

MH09

Vẽ kỹ thuật

 

4

Bảng 4

MH10

Vẽ điện

 

5

Bảng 5

MH11

Vật liệu điện

 

6

Bảng 6

MH12

Khí cụ điện

 

7

Bảng 7

MĐ13

Đào tạo điện tử cơ bản

 

8

Bảng 8

MĐ14

Đào tạo kỹ thuật nguội

 

9

Bảng 9

MĐ15

Đào tạo thiết bị điện gia dụng

 

10

Bảng 10

MĐ16

Đào tạo thiết bị đo lường điện

 

11

Bảng 11

MĐ17

Đào tạo máy điện

 

12

Bảng 12

MĐ18

Sửa chữa và vận hành máy điện

 

13

Bảng 13

MĐ19

Đào tạo cung cấp điện

 

14

Bảng 14

MĐ20

Đào tạo trang bị điện

 

15

Bảng 15

MĐ21

Đào tạo thực hành trang bị điện

 

16

Bảng 16

MĐ22

Đào tạo PLC cơ bản

 

17

Bảng 17

MĐ23

Tổ chức sản xuất

 

18

Bảng 18

MĐ24

Đào tạo kỹ thuật cảm biến

 

19

Bảng 19

MĐ25

Đào tạo truyền động điện

 

20

Bảng 20

MĐ26

Đào tạo điện tử công suất

 

21

Bảng 21

MĐ27

Đào tạo PLC nâng cao

 

 

Bảng 1. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔN HỌC AN TOÀN LAO ĐỘNG

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số môn học: MH 07

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Bộ trang bị cứu thương

bộ

3

Biết cách sử dụng bộ trang bị sơ cấp cứu nạn nhân tai nạn điện

2

Phương tiện phòng cháy, chữa cháy

bộ

6

Biết cách bố trí các thiết bị phòng chống cháy nổ ở phân xưởng.

3

Thiết bị bảo hộ lao động

bộ

6

Nắm được các biện pháp bảo vệ an toàn cho người và thiết bị khi sử dụng điện.

4

Mô hình lắp đặt hệ thống an toàn điện

bộ

2

Nắm được: Nguyên lý hoạt động của các thiết bị, hệ thống an toàn điện; Cách lắp đặt hệ thống bảo vệ an toàn điện trong công nghiệp và dân dụng.

5

Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay

bộ

6

Sử dụng thành thạo trong quá trình thực hành

6

Thiết bị đo lường điện

bộ

6

Sử dụng dụng cụ đo thành thạo trong quá trình thực hành

7

Thiết bị thử độ bền cách điện

chiếc

3

Biết cách tính toán độ an toàn điện

8

Mô hình dàn trải hệ thống thông gió công nghiệp.

bộ

1

Nắm được phương pháp, tổ chức thông gió trong công nghiệp.

9

Mô hình dàn trải hệ thống lọc bụi công nghiệp.

bộ

1

Biết cách bố trí các thiết bị lọc bụi công nghiệp trong nhà máy, xí nghiệp.

10

Máy biến áp 1 pha

chiếc

3

Phân tích cấu tạo, nguyên lý làm việc cơ bản của máy biến áp 1 pha

11

Máy biến áp 3 pha

chiếc

3

Phân tích cấu tạo, nguyên lý làm việc cơ bản của máy biến áp ba pha

12

Động cơ điện 1 pha

chiếc

1

Nắm được quy tắc an toàn khi sử dụng động cơ

13

Động cơ điện 3 pha

chiếc

1

Nắm được quy tắc an toàn khi sử dụng động cơ

 

Bảng 2. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔN HỌC MẠCH ĐIỆN

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số môn học: MH 08

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Máy vi tính

bộ

1

Phục vụ trình chiếu các mạch điện trong quá trình giảng dạy

2

Máy chiếu Projector

bộ

1

Phục vụ trình chiếu các mạch điện trong quá trình giảng dạy

3

Máy chiếu Overhead

bộ

1

Phục vụ trình chiếu các mạch điện trong quá trình giảng dạy

 

Bảng 3. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔN HỌC VẼ KỸ THUẬT

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số môn học: MH 09

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Bàn, ghế, dụng cụ vẽ kỹ thuật

bộ

18

Sử dụng đúng chức năng các loại dụng cụ dùng trong vẽ kỹ thuật

2

Một số chi tiết cơ khí

bộ

18

Vẽ được các chi tiết trên bản vẽ đảm bảo đúng tiêu chuẩn, đúng quy ước; Phân tích được các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp của một số chi tiết cơ khí đơn giản.

3

Một số mối ghép cơ khí

bộ

18

Vẽ được các mối ghép trên bản vẽ đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật; Nhận dạng được các ký hiệu quy ước trên bản vẽ.

 

Bảng 4. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔN HỌC VẼ ĐIỆN

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số môn học: MH 10

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Bàn, ghế, dụng cụ vẽ kỹ thuật

bộ

18

Sử dụng đúng chức năng các loại dụng cụ dùng trong vẽ điện

2

Bộ thực hành điện tử cơ bản

bộ

6

Vẽ, nhận dạng được các ký hiệu linh kiện điện tử trong bản vẽ

3

Bộ khí cụ điện thực hành

bộ

9

Nắm được cách vẽ, ký hiệu các loại khí cụ điện trên bản vẽ.

4

Bộ đèn các loại

bộ

2

Biết cách vẽ ký hiệu trên bản vẽ

5

Mô hình mạch điện chiếu sáng

bộ

2

Vẽ, phân tích các bản vẽ điện chiếu sáng; bản vẽ lắp đặt điện; cung cấp điện; sơ đồ điện tử theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.

 

Bảng 5. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔN HỌC VẬT LIỆU ĐIỆN

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số môn học: MH 11

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Bộ đồ nghề điện cầm tay

bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

2

Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay

bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

3

Tủ sấy điều khiển được nhiệt độ

chiếc

2

Sử dụng trong quá trình thực hành

4

Bộ lõi sắt quấn máy biến áp 1 pha, 3 pha

bộ

6

Nhận dạng được các loại vật liệu điện thông dụng; phân loại chính xác các loại vật liệu dẫn điện, cách điện dùng trong công nghiệp và dân dụng

5

Quạt điện, mô tơ điện các loại

bộ

3

Xác định được các dạng và nguyên nhân gây hư hỏng thường gặp ở vật liệu điện; tính chọn, thay thế vật liệu điện.

6

Máy biến áp tự ngẫu

chiếc

3

Xác định được các dạng và nguyên nhân gây hư hỏng thường gặp ở vật liệu điện; tính chọn, thay thế vật liệu điện.

7

Bộ mẫu vật liệu

bộ

1

Nhận biết được các vật liệu dẫn điện và cách điện

8

Thiết bị đo lường điện

bộ

6

Sử dụng trong quá trình thực hành

 

Bảng 6. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔN HỌC KHÍ CỤ ĐIỆN

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số môn học: MH 12

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Bộ đồ nghề điện cầm tay

bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

2

Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay

bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

3

Bộ khí cụ điện thực hành

bộ

6

Giải thích được tính năng, tác dụng, nguyên lý hoạt động của khí cụ điện trong mạch điện, thiết bị điện

4

Mô hình dàn trải thực hành khí cụ điện (hoạt động được)

bộ

2

Nhận dạng, phân loại, các nguyên nhân gây hư hỏng thường gặp trong các loại khí cụ điện thường dùng trong sản xuất

5

Thiết bị đo lường điện

bộ

6

Sử dụng trong quá trình thực hành

6

Tủ sấy điều khiển được nhiệt độ

chiếc

2

Sử dụng trong quá trình thực hành

 

Bảng 7. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô - đun: MĐ 13

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Bộ thực hành điện tử cơ bản

bộ

6

Giải thích, phân tích cấu tạo nguyên lý các linh kiện điện tử thông dụng; Nhận dạng chính xác ký hiệu từng linh kiện, đọc được trị số của chúng.

2

Thiết bị đo lường điện

chiếc

6

Biết cách đo kiểm tra các linh kiện điện tử

3

Các bộ khuếch đại công suất

bộ

6

Phân tích nguyên lý một số mạch ứng dụng cơ bản; Xác định chính xác sơ đồ chân linh kiện, lắp ráp cân chỉnh một số mạch ứng dụng đạt yêu cầu kỹ thuật và an toàn.

 

Bảng 8. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO KỸ THUẬT NGUỘI

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô - đun: MĐ 14

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay

bộ

3

Lựa chọn và sử dụng các dụng cụ phù hợp với công việc của nghề nguội, thao tác đúng kỹ thuật phù hợp với công việc nghề nguội

2

Bàn nguội

bộ

6

Biết cách sử dụng trong quá trình thực hành

3

Máy mài hai đá

chiếc

3

Biết cách sử dụng trong quá trình thực hành

4

Máy khoan bàn

chiếc

3

Vận hành được máy khoan bàn theo đúng kỹ thuật; lựa chọn mũi khoan đúng yêu cầu, đảm bảo kỹ thuật.

5

Thiết bị uốn cong

chiếc

3

Tính toán kích thước phôi khi uốn kim loại; Sử dụng thành thạo thiết bị uốn đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.

6

Khối D, khối V, bàn máp, Đe, Lò rèn

bộ

1

Biết cách sử dụng các dụng cụ trong quá trình thực hành nguội

 

Bảng 9. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO THIẾT BỊ GIA DỤNG

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô - đun: MĐ 15

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Bộ đồ nghề điện cầm tay

bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

2

Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay

bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

3

Bộ lõi sắt quấn máy biến áp 1 pha, 3 pha.

bộ

9

Giải thích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy biến áp; tháo lắp đúng quy trình, xác định nguyên nhân và sửa chữa hư hỏng của máy biến áp đảm bảo an toàn

4

Tủ sấy điều khiển được nhiệt độ

chiếc

2

Sử dụng trong quá trình thực hành

5

Mô hình Survolter

bộ

2

Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Survolter; Biết cách tháo lắp đúng quy trình, xác định chính xác nguyên nhân và sửa chữa hư hỏng, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.

6

Mô hình dàn trải bình nước nóng chạy bằng điện.

bộ

2

Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị theo tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất: xác định các nguyên nhân hỏng hóc và cách sửa chữa đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.

7

Mô hình dàn trải máy bơm nước (hoạt động được)

bộ

2

Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị theo tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất; xác định các nguyên nhân hỏng hóc và cách sửa chữa đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.

8

Bộ khí cụ điện thực hành

chiếc

3

Nếu được tính năng tác dụng của từng loại khí cụ và thực hành lắp đặt các khí cụ điện.

9

Bộ đèn các loại

bộ

2

Giải thích, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại đèn trang trí, đèn thông thường dùng trong sinh hoạt; tháo lắp đúng quy trình, xác định chính xác nguyên nhân và sửa chữa hư hỏng các loại đèn thông dụng, đèn trang trí đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.

10

Tai nghe gọi cửa

chiếc

3

Thực hành lắp đặt các mạch nội thất, mạch hệ thống gọi cửa một cách chính xác theo quy trình kỹ thuật

 

Bảng 10. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO ĐO LƯỜNG ĐIỆN

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô - đun: MĐ 16

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Bộ thực hành điện tử cơ bản

bộ

3

Đo, đọc chính xác trị số các đại lượng cơ bản R, L, C.

2

Bộ thí nghiệm mạch điện một chiều (DC)

bộ

6

Đo được các thông số và đại lượng cơ bản của mạch điện U, I một chiều

3

Bộ thí nghiệm mạch điện xoay chiều 1 pha, 3 pha.

bộ

6

Đo được các thông số và đại lượng cơ bản của mạch điện

4

Bộ đồ nghề điện cầm tay

bộ

18

Sử dụng cho tất cả các bài trong quá trình thực hành

5

Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay

bộ

18

Sử dụng cho tất cả các bài trong quá trình thực hành

6

Thiết bị đo lường điện

bộ

6

Sử dụng được các loại máy đo thông dụng

7

Mô hình cắt bổ hoặc các thiết bị thật cơ cấu đo các loại máy đo.

bộ

2

Phân tích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại cơ cấu đo thông dụng.

 

Bảng 11. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO MÁY ĐIỆN

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô - đun: MĐ 17

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Thiết bị bảo hộ lao động

bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành; biết sử dụng thiết bị bảo vệ an toàn cho người và thiết bị khi sử dụng điện.

2

Bộ đồ nghề điện cầm tay

bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

3

Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay

bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

4

Thiết bị đo lường điện

bộ

6

Sử dụng trong quá trình thực hành

5

Mô hình thực hành chứng minh thuận nghịch của máy điện.

bộ

2

Phân tích sự khác nhau của các loại máy điện đang hoạt động theo cấu tạo, theo nguyên tắc hoạt động, theo loại dòng điện; Giải thích quá trình phát nóng và làm mát của máy điện hiện đang hoạt động, theo nguyên tắc định luật về điện

6

Mô hình thực hành máy biến áp 1 pha, 3 pha

bộ

2

Mô tả cấu tạo, phân tích nguyên lý làm việc của máy biến áp một pha và ba pha; Xác định cực tính và đấu dây vận hành máy biến áp một pha, ba pha đúng kỹ thuật; Đấu dây máy biến áp vận hành song song các máy biến áp; tính toán các thông số của máy biến áp ở các trạng thái không tải, có tải, ngắn mạch; lựa chọn máy biến áp phù hợp với mục đích sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng máy biếp áp theo yêu cầu.

7

Mô hình thực hành động cơ 1 pha, 3 pha.

bộ

2

Nắm được nguyên lý làm việc cơ bản của động cơ một pha, ba pha

8

Mô hình cắt bổ động cơ 1 pha, 3 pha

bộ

2

Nắm được cấu tạo cơ bản động cơ một pha, ba pha

9

Mô hình thực hành đấu dây động cơ 3 pha 2 cấp tốc độ.

bộ

2

Biết cách vận hành, cách đấu dây động cơ 3 pha 2 cấp tốc độ.

10

Mô hình mô phỏng sự cố trên máy điện xoay chiều

bộ

2

Nắm được quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hư hỏng thông thường của máy điện xoay chiều

11

Máy phát điện xoay chiều 1 pha.

chiếc

1

Vận hành được máy phát điện xoay chiều một pha; phân tích hỏng hóc thông thường, cách khắc phục.

12

Máy phát điện xoay chiều 3 pha

chiếc

1

Vận hành được máy phát điện xoay chiều ba pha; phân tích hỏng hóc thông thường, cách khắc phục.

13

Bộ thí nghiệm, thực hành máy phát điện xoay chiều 1 pha, 3 pha

bộ

3

Nắm được quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hư hỏng thông thường của máy phát điện xoay chiều một pha, ba pha.

14

Mô hình hòa đồng bộ máy phát điện 3 pha

bộ

2

Nắm được nguyên tắc làm việc song song của máy phát điện đồng bộ.

15

Mô hình cắt bổ máy phát điện một chiều

bộ

2

Cấu tạo của máy phát điện một chiều

16

Bộ thực hành máy phát điện 1 chiều

bộ

3

Vận hành được máy phát điện một chiều; phân tích hỏng hóc thông thường, cách khắc phục

17

Mô hình mô phỏng sự cố trong máy phát điện một chiều

bộ

2

Nắm được quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hư hỏng thông thường của máy phát điện một chiều

18

Máy biến áp 3 pha

chiếc

3

Phân tích cấu tạo, nguyên lý làm việc cơ bản của máy biến áp ba pha

19

Động cơ điện 1 pha

chiếc

6

Phân tích cấu tạo, nguyên lý làm việc cơ bản của máy biến áp một pha

20

Động cơ không đồng bộ 3 pha rôto lồng sóc

chiếc

6

Phân tích cấu tạo, nguyên lý làm việc cơ bản của động cơ không đồng bộ 3 pha roto lồng sóc; các phương pháp mở máy, đảo chiều quay của động cơ không đồng bộ

21

Động cơ không đồng bộ 3 pha rôto dây quấn

chiếc

6

Phân tích cấu tạo, nguyên lý làm việc cơ bản của động cơ không đồng bộ roto dây quấn; các phương pháp mở máy, đảo chiều quay của động cơ không đồng bộ; Vẽ, phân tích chính xác sơ đồ quấn dây stato của động cơ

22

Động cơ đồng bộ 3 pha

chiếc

6

Phân tích cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy điện đồng bộ.

 

Bảng 12. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN SỬA CHỮA VÀ VẬN HÀNH MÁY ĐIỆN

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô - đun: MĐ 18

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay

bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

2

Bộ đồ nghề điện cầm tay

bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

3

Máy mài hai đá

chiếc

3

Sử dụng trong quá trình thực hành

4

Máy quấn dây

chiếc

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

5

Thiết bị đo lường điện

bộ

6

Sử dụng trong quá trình thực hành

6

Động cơ điện 1 pha

chiếc

6

Nắm được sơ đồ dây quấn; tháo ráp; đấu dây vận hành; quấn dây động cơ điện một pha.

7

Động cơ không đồng bộ 3 pha rôto lồng sóc

chiếc

6

Nắm được sơ đồ dây quấn; tháo ráp; đấu dây vận hành; quấn dây động cơ không đồng bộ ba pha roto lồng sóc

8

Động cơ không đồng bộ 3 pha rôto dây quấn

chiếc

6

Nắm được sơ đồ dây quấn; tháo ráp; đấu dây vận hành; quấn dây động cơ không đồng bộ ba pha roto dây quấn

9

Động cơ đồng bộ 3 pha

 

6

Nắm được sơ đồ dây quấn; tháo ráp; đấu dây vận hành; quấn dây động cơ ba pha

10

Máy biến áp tự ngẫu

chiếc

3

Biết cách quấn dây máy biến áp tự ngẫu; Phân tích các sự cố hư hỏng và biện pháp khắc phục

11

Máy biến áp 3 pha

chiếc

3

Biết cách quấn dây máy biến áp ba pha; Phân tích các sự cố hư hỏng và biện pháp khắc phục.

 

Bảng 13. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO CUNG CẤP ĐIỆN

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô - đun: MĐ 19

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Mô hình tháo lắp, đấu dây, vận hành máy biến áp phân phối 3 pha.

bộ

2

Chọn vị trí đặt trạm phù hợp; Đấu và vận hành trạm biến áp theo tiêu chuẩn kỹ thuật, nắm chắc cấu trúc của trạm biến áp phân phối.

2

Mô hình thực hành về hệ thống cung cấp điện

bộ

1

Xác định nhu cầu điện; chọn phương pháp cung cấp điện; Tính tổn thất điện áp, tổn thất công suất, tổn thất điện năng; Lựa chọn các thiết bị trong lưới cung cấp điện; Chống sét và nối đất; Nâng cao hệ số công suất.

3

Mô hình đào tạo về bảo vệ rơle

bộ

2

Phân tích được công dụng, vai trò của các thiết bị đóng cắt, bảo vệ trong lưới điện.

4

Mô hình thực hành lắp ráp mạch: các loại rơle, CB, cầu dao, cầu chì nút nhấn các loại, thiết bị tín hiệu …

bộ

2

Lựa chọn cầu chì, cầu dao, aptomat và các loại thiết bị bảo vệ điện khác phù hợp với nhu cầu sử dụng điện.

5

Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay

bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

6

Bộ đồ nghề điện cầm tay.

bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

 

Bảng 14. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO TRANG BỊ ĐIỆN

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô - đun: MĐ 20

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Mô hình điều khiển tốc độ động cơ

bộ

2

Nhận dạng, phân tích được dạng đặc tính cơ ứng với các trạng thái điều chỉnh tốc độ động cơ khác nhau

2

Bộ điều khiển động cơ

bộ

2

Nắm được các mạch khởi động trực tiếp không đảo chiều và đảo chiều quay; các mạch khởi động gián tiếp; các mạch hãm; Mạch điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha hai cấp độ; Mạch mở máy ĐKB rôto dây quấn qua hai cấp điện trở phụ; Mạch mở máy ĐC - DC qua hai cấp điện trở phụ theo nguyên tắc thời gian.

3

Mô hình mạch điện khống chế các máy công nghiệp

bộ

2

Đọc vẽ và phân tích sơ đồ của các loại máy công cụ; phân tích hư hỏng làm cơ sở cho việc chọn phương án cải tiến mới đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp điều kiện kinh tế của Việt Nam.

 

Bảng 15. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH TRANG BỊ ĐIỆN

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô - đun: MĐ 21

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Bộ khí cụ điện thực hành

bộ

3

Phân tích được công dụng, vai trò của các thiết bị đóng cắt, bảo vệ trong thiết bị điện.

2

Tủ điện phân phối 3 pha

bộ

3

Sử dụng trong quá trình thực hành

3

Tủ điện phân phối 1 pha

bộ

3

Sử dụng trong quá trình thực hành

4

Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay

bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

5

Bộ đồ nghề điện cầm tay

bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

6

Bộ khởi động mềm động cơ 3 pha

bộ

3

Nắm được nguyên tắc hoạt động của bộ tự động khống chế động cơ không đồng bộ 3 pha roto lồng sóc và roto dây quấn

7

Mô hình mạch máy sản xuất

bộ

1

Mô tả nguyên lý hoạt động, cách lắp ráp và sửa chữa mạch điện máy sản xuất.

 

Bảng 16. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO PLC CƠ BẢN

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô - đun: MĐ 22

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Bàn thực hành điều khiển, học lập trình PLC

bộ

6

Sử dụng trong quá trình thực hành

2

Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay

bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

3

Bộ đồ nghề điện cầm tay

bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

4

Thiết bị lập trình PLC

bộ

6

Nắm được đại cương về điều khiển lập trình; Các phép toán nhị phân của PLC; xử lý tín hiệu Analog; lắp đặt mô hình điều khiển bằng PLC.

5

Máy vi tính

bộ

6

Sử dụng trong quá trình thực hành

 

Bảng 17. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔN HỌC TỔ CHỨC SẢN XUẤT

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số môn học: MH 23

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Máy chiếu vật thể (OVERHEAD)

bộ

1

Sử dụng trong quá trình thực hành

2

Máy chiếu Projector

bộ

1

Sử dụng trong quá trình thực hành

3

Máy vi tính

bộ

1

Sử dụng trong quá trình thực hành

 

Bảng 18. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ – ĐUN ĐÀO TẠO KỸ THUẬT CẢM BIẾN

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 24

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Thiết bị cảm biến (hoạt động được)

bộ

2

Nắm được khái niệm cơ bản về các loại cảm biến

2

Mô hình mô phỏng ứng dụng cảm biến nhiệt độ

bộ

2

Hiểu được các loại cảm biến nhiệt độ; Phương pháp lắp ráp, điều chỉnh được đặc tính bù của NTC, PTC

3

Mô hình mô phỏng ứng dụng cảm biến tiệm cận và các loại cảm biến xác định vị trí, khoảng cách.

bộ

2

Hiểu nguyên lý, cấu tạo các linh kiện cảm biến khoảng cách; Lắp ráp một số mạch ứng dụng dùng các loại cảm biến vị trí, khoảng cách.

4

Mô hình mô phỏng ứng dụng cảm biến đo lưu lượng

bộ

2

Nắm được một số phương pháp cơ bản xác định lưu lượng thường dùng trong lĩnh vực điện tử và đời sống; Ứng dụng kỹ thuật cảm biến để đo lưu lượng.

5

Mô hình mô phỏng ứng dụng cảm biến đo vận tốc vòng quay và góc quay.

bộ

2

Hiểu được các phương pháp cảm biến đo; Lắp ráp các mạch do ứng dụng dùng các loại cảm biến

 

Bảng 19. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ – ĐUN ĐÀO TẠO TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 25

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Hệ thống truyền động máy phát động cơ

bộ

3

Hiểu được cơ học truyền động điện; các đặc tính và trạng thái làm việc của động cơ điện

2

Bàn thí nghiệm truyền động điện

bộ

6

Sử dụng trong quá trình thực hành

3

Mô hình điều khiển động cơ Servo

bộ

2

Nhận dạng được ngõ vào, ngõ ra ở bộ máy điện SERVO; Kết nối mạch động lực cho bộ điều khiển máy điện động cơ SERVO; đặt được tốc độ làm việc, tốc độ dừng động cơ; Nhận dạng được các loại hình truyền động dùng bộ điều khiển máy điện SERVO

4

Mô hình điều khiển tốc độ động cơ

bộ

2

Giới thiệu các mạch điều khiển tốc độ động cơ; các phím chức năng; các đầu vào ra và cách kết nối.

5

Mô hình điều khiển bằng biến tần

bộ

2

Giới thiệu các loại biến tần; các phím chức năng; các đầu vào ra và cách kết nối

 

Bảng 20. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ – ĐUN ĐÀO TẠO ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 26

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Bộ thực hành điện tử công suất

bộ

6

Xác định được chức năng nhiệm vụ của từng linh kiện; Ứng dụng vào các mạch cụ thể như: chỉnh lưu, biến đổi DC-DC; Điều rộng xung, biến tần, nghịch lưu …

2

Các bộ khuếch đại điện tử công suất

bộ

6

Tổng quan về điện tử công suất; mạch chỉnh lưu; mạch biến đổi; phương pháp điều rộng xung; bộ biến tần.

 

Bảng 21. DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ – ĐUN ĐÀO TẠO PLC NÂNG CAO

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 27

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu sư phạm

1

Thiết bị cảm biến (hoạt động được)

bộ

2

Biết cách lắp đặt và kết nối với PLC để ứng dụng vào việc đếm sản phẩm.

2

Khí cụ điện thực hành

bộ

2

Biết cách lắp đặt và kết nối với PLC để ứng dụng vào việc điều khiển động cơ, điều khiển thang máy

3

Khởi động từ 1 pha

bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

4

Khởi động từ 3 pha

bộ

9

Sử dụng trong quá trình thực hành

5

Động cơ đồng bộ 3 pha

chiếc

2

Hiểu và phân tích được nguyên tắc điều khiển động cơ đồng bộ ba pha quay hai chiều có hãm lúc đảo chiều.

6

Mô hình điều khiển động cơ Servo

bộ

2

Biết cách kết nối PLC với hệ thống động cơ SERVO; nạp chương trình và vận hành thử

7

Mô hình điều khiển băng tải

bộ

1

Biết cách kết nối PLC với mô hình điều khiển băng tải

8

Thiết bị lập trình PLC

bộ

6

Sử dụng trong quá trình thực hành lập trình, điều khiển các thiết bị khác.

9

Bộ điều khiển PLC cỡ nhỏ Logo – Zen – EAZY

bộ

6

Sử dụng trong quá trình thực hành lập trình, điều khiển các thiết bị khác

10

Máy vi tính

bộ

6

Sử dụng trong quá trình thực hành

11

Mô hình điều khiển thang máy

bộ

1

Biết cách lập trình: Kết nối PLC để điều khiển mô hình thang máy; nạp chương trình và vận hành thử.

12

Mô hình lò nhiệt

bộ

1

Biết cách kết nối PLC với mô hình lò nhiệt

13

Mô hình bình trộn

bộ

1

Biết cách kết nối PLC với mô hình bình trộn

14

Màn hình cảm biến (VT-10T)

bộ

1

Biết cách kết nối PLC với màn hình cảm biến

 

Phần B.

TỔNG HỢP DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU THEO CÁC MÔN HỌC, MÔ-ĐUN BẮT BUỘC VÀ THEO CÁC MÔ-ĐUN TỰ CHỌN

Trình độ: Cao đẳng nghề

MỤC LỤC

Số TT

Bảng

Tên môn học, mô-đun

Trang

1

Bảng 22

Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho các môn học, mô-đun bắt buộc

 

Các bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu mô-đun tự chọn

2

Bảng 23

Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu mô-đun đào tạo kỹ thuật lắp đặt điện (MĐ 29)

 

3

Bảng 24

Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu mô-đun đào tạo chuyên đề lập trình cỡ nhỏ (MĐ 30)

 

4

Bảng 25

Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu mô-đun đào tạo điện tử ứng dụng (MĐ 31)

 

5

Bảng 26

Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu mô-đun đào tạo kỹ thuật số (MĐ 32)

 

6

Bảng 27

Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu mô-đun đào tạo kỹ thuật lạnh (MĐ 33)

 

7

Bảng 28

Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu mô-đun đào tạo điều khiển điện khí nén (MĐ 34)

 

8

Bảng 29

Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu mô-đun đào tạo kỹ thuật quấn dây (MĐ 35)

 

9

Bảng 30

Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu mô-đun đào tạo quấn dây máy điện nâng cao (MĐ 36)

 

10

Bảng 31

Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu mô-đun đào tạo bảo vệ rơ le (MĐ 37)

 

 

Bảng 22. BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

CHO CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN BẮT BUỘC

Tên nghề: Điện công nghiệp

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành tối đa 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu kỹ thuật cơ bản của thiết bị

 

THIẾT BỊ AN TOÀN

1

Bộ trang bị cứu thương

bộ

3

Tủ kính có khóa bấm và biểu tượng chữ thập đỏ; Các dụng cụ cơ cứu: Panh, kéo; Bông băng, gạc, cồn sát trùng; Mô hình người dùng cho thực tập sơ cấp cứu nạn nhân

2

Thiết bị bảo hộ lao động

bộ

6

Mỗi bộ gồm: 01 đôi ủng cao su; 01 đôi găng tay cao su; 01 thảm cao su; 01 mũ bảo hộ; 01 ghế cách điện; 01 sào cách điện; 01 dây an toàn; 01 bút thử điện; 01 kính bảo hộ, khẩu trang

3

Phương tiện phòng cháy, chữa cháy

bộ

6

Bình xịt bọt khí CO2 kèm theo các bảng tiêu lệnh chữa cháy.

 

DỤNG CỤ

4

Bộ đồ nghề điện cầm tay

bộ

9

Bao gồm: Tô vít các loại, kìm cắt dây các loại, kìm tuốt dây các loại, kìm mỏ nhọn, kìm điện, kìm kẹp ống, thước dây, bút thử điện …

5

Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay

bộ

9

Đục các loại, các cỡ; búa các loại, các cỡ; khoan tay loại nhỏ kèm theo mũi khoan, mũi khoét; Thước lá, thước cặp, êkê thước đứng, khung cưa và lưỡi cưa tay, bộ mũi vạch, com pa vạch, đài vạch, đột dấu

6

Thiết bị đo lường điện

bộ

6

01 Ampe kìm; 01 ampe kế; 01 COSφ kế; 01 MΩ kế; 01 Om kế; 01 Tần số kế; 01 TeraΩ kế; 01 VOM/DVOM kế; 01 Vol kế; 01 Watt kế AC; cầu đo điện trở; máy biến dòng, máy biến điện áp.

 

MÔ HÌNH HỌC CỤ

7

Mô hình Survolter (hoạt động được)

bộ

2

Bao gồm: 01 máy biến áp tự ngẫu có công suất khoảng 300-500VA, Uvào = 70...…250V.

Ura = 110V, 220V, 12V (xoay chiều): 01 rơle áp; 02 chuyển mạch; 01 Ampemet 5A; 01 Vônmet 300V; 01 Bộ đèn nháy

8

Mô hình cắt bổ hoặc các thiết bị thật cơ cấu đo các loại máy đo

bộ

2

Cắt bổ thiết bị đo thông dụng: từ điện, điện từ, điện động, cảm ứng.

9

Mô hình hòa đồng bộ máy phát điện 3 pha

bộ

2

Bao gồm các thiết bị: Đông cơ kéo 3 pha, công suất khoảng 1kw; Bộ nguồn kích; Bộ điều chỉnh áp; Bộ điều khiển; Bộ cảm biến; Bộ đồng hồ hiển thị; dòng, áp, hệ số công suất, tần số, tốc độ máy phát; Bộ hiển thị; góc lệch pha, thứ tự pha máy phát, đèn báo độ lệch điện áp; Bộ hòa tự động với chức năng dò tần số máy phát và góc lệch pha, điện áp phát lệnh hòa đồng bộ.

10

Mô hình cắt bổ động cơ 1 pha, 3 pha

bộ

2

P = 0,37-1KW, cắt 1/4 stato động cơ

11

Mô hình điều khiển động cơ Servo

bộ

2

Mỗi bộ gồm: 01 boar mạch điều khiển; 01 Động cơ Servo; Các thiết bị được gắn trên bảng các điểm nối thử mạch dùng chân cắm 4mm

12

Mô hình điều khiển tốc độ động cơ

bộ

2

Mô hình được dàn trải trên một mặt phẳng bao gồm các thiết bị: Điều khiển tốc độ động cơ điện một chiều dùng hệ T-Đ; điều khiển tốc độ động cơ điện một chiều dùng bộ biến đổi DC-DC; điều khiển tốc độ động cơ điện vạn năng dùng bộ biến đổi điện áp AC; điều chỉnh tốc độ động cơ điện xoay chiều 3 pha dùng biến tần.

13

Mô hình tháo lắp, đấu dây, vận hành máy biến áp phân phối 3 pha.

bộ

2

Mô hình được bố trí trên một mặt phẳng. Thể hiện được nguyên lý tháo lắp, cách đấu dây máy biến áp 3 pha.

14

Mô hình thực hành máy biến áp 1 pha, 3 pha

bộ

2

Mô hình được bố trí trên bảng bao gồm: công tắc bảo vệ giới hạn dòng; tải điện trở; tải điện dung; tải điện cảm; cầu chì; máy biến áp 1 pha; máy biến áp ba pha; bộ giắc cắm; bộ các phích cắm nối tắt an toàn.

15

Mô hình điều khiển tốc độ động cơ bằng biến tần

bộ

2

Mô hình mạch điện điều khiển và ổn định tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha roto lồng sóc công suất khoảng 0,55kW. Thiết bị gắn trên bảng, trên sơ đồ khối sử dụng các đầu nối an toàn.

16

Mô hình thực hành đấu dây động cơ 3 pha 2 cấp tốc độ

bộ

2

Mô hình được bố trí trên bảng thể hiện được nguyên lý, cách đấu dây động cơ 3 pha.

17

Mô hình thực hành động cơ 1 pha, 3 pha

bộ

2

Mô hình kết nối đảo chiều quay động cơ 3 pha roto lồng sóc; khởi động động cơ sao – tam giác động cơ 3 pha roto lồng sóc; khởi động động cơ 3 pha roto dây quấn; kết nối đảo chiều quay động cơ 3 pha roto dây quấn.

18

Mô hình thực hành chứng minh tính thuận nghịch của máy phát điện.

bộ

2

Thiết bị gồm: Các thiết bị bảo vệ và thiết bị đo tốc độ động cơ; động cơ máy phát một chiều kích từ độc lập; máy biến áp hệ thống; phần mềm kết nối với máy tính để giám sát các tham số của động cơ trong quá trình làm việc bao gồm: dòng, áp, tốc độ, mô men.

19

Mô hình mô phỏng sự cố trên máy điện xoay chiều.

bộ

2

Mô hình được thiết kế đánh lỗi hỏng hóc bằng các công tắc và được dấu kín trong hộp

20

Mô hình mô phỏng sự cố trên máy điện một chiều.

bộ

2

Mô hình được thiết kế đánh lỗi hỏng hóc bằng các công tắc và được dấu kín trong hộp

21

Mô hình thực hành về hệ thống cung cấp điện

bộ

1

Mô hình bao gồm: Máy biến áp hạ áp; Máy biến áp tăng áp; Tủ nhận điện đầu vào; Tủ máy cắt cao thế cấp cho máy biến áp; Tủ phân phối sau; máy biến áp; Tủ tụ bù hạ áp; Bộ tải công suất lớn dùng cho mô phỏng tải nhà máy.

22

Mô hình dàn trải thực hành khí cụ điện (hoạt động được)

bộ

6

Mô hình được dàn trải trên một mặt phẳng, hệ thống nguồn để kiểm tra, chạy thử các khí cụ có bộ nguồn chuẩn bảo vệ ngắn mạch, quá tải, 02 ổ cắm 1 pha 3 cực 16 A, 01 nút dừng khẩn cấp, 01 đèn báo pha.

Khí cụ đóng cắt bằng tay gồm: 01 công tắc 2 cực; 01 công tắc ba cực; 01 công tắc 4 cực; 01 công tắc xoay; 01 công tắc sáu cực; 01 cầu dao hai cực; 01 Cầu dao 1 pha 2 ngả; 01 Cầu dao 3 pha; 01 cầu dao ba pha 2 nghả; 01 nút nhấn; 01 khóa điện; 01 nút cắt khẩn cấp.

Khí cụ điều khiển và bảo vệ gồm: 01 constactor; 01 Rơle điện áp; 01 Rơle dòng; 01 Rơle trung gian (8 chân, 12 chân, 14 chân); 01 Rơle số; 01 Rơle thời gian (03 loại); 01 Aptomat 1 cực, đến 3 cực; 01 Aptomat chống dò 1 pha, 3 pha; 01 bộ bảo vệ kẹt roto động cơ; 01 bộ bảo vệ mất pha, lệch pha, đảo pha nguồn cung cấp.

23

Mô hình đào tạo về bảo vệ rơle

bộ

2

Mô hình các loại rơ le bảo vệ trong ngành điện công nghiệp

24

Mô hình mạch điện chiếu sáng

bộ

2

Mô hình mạch điện chiếu sáng của tòa nhà 3 tầng

25

Mô hình dàn trải máy điều hòa (hoạt động được)

bộ

2

Được dàn trải các bộ phận: Dàn lạnh, dàn nóng, các khối đo lường, điều khiển; công suất 9000 – 12000BTU

26

Mô hình dàn trải máy bơm nước (hoạt động được)

bộ

2

Thể hiện được nguyên lý hoạt động của máy bơm nước; công suất 500-1000W

27

Mô hình dàn trải nồi cơm điện (hoạt động được)

bộ

2

Thể hiện được nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện với đầy đủ các thiết bị hiển thị và điều khiển đóng ngắt rơle

28

Mô hình dàn trải tủ lạnh (hoạt động được)

bộ

2

Loại tủ 120L – 180L phá tuyến bằng quạt gió. Được dàn trải các bộ phận: Dàn lạnh, dàn nóng, các khối đo lường, điều khiển; phần điện của tủ được dàn trải trên cùng một bảng có các ổ, giắc cắm.

29

Mô hình dàn trải bình nước nóng chạy điện

bộ

2

Mô hình gồm:

Bình nước nóng dung tích 15L – 30L, được tách các bộ phần riêng rẽ theo từng khối và gắn trên một mặt phẳng. Các điểm nối thử mạch dùng giắc cắm an toàn 4mm.

30

Mô hình bình trộn

bộ

1

Hệ thống hai bồn chứa nguyên liệu thành phần và bồn trộn trong có máy khấy; Hệ thống cảm biến trọng lượng, cảm biến mức, cảm biến quang đếm …; quá trình trộn được điều khiển bởi PLC

31

Mô hình mạch máy sản xuất

bộ

1

Mô hình được trình bày trên một mặt phẳng thể hiện nguyên lý, cấu tạo của mạch máy (máy công cụ điển hình phục vụ trong sản xuất)

32

Mô hình dàn trải hệ thống lọc bụi công nghiệp

bộ

1

Dàn trải hệ thống xử lý lọc bụi công nghiệp; Sơ đồ hệ thống ống hút bụi, sơ đồ công nghệ hệ thống lọc bụi công nghiệp

33

Mô hình dàn trải hệ thống thông gió công nghiệp

bộ

1

Thể hiện được hệ thống thông gió tự nhiên và hệ thống thông gió cưỡng bức

34

Mô hình điều khiển băng tải

bộ

1

Mô hình điều khiển hệ thống băng tải vận chuyển nguyên liệu gồm 3 băng tải điều khiển bằng Vi xử lý

35

Mô hình điều khiển thang máy

bộ

1

Mô hình thang máy 04 tầng và các thiết bị kèm theo gồm: Động cơ kéo buồng thang; biến tần điều khiển tốc độ thang; cảm biến vị trí tầng: Cảm biến tiệm cận PNP 24V; khóa hạn vị hành trình: Có 2 hạn vị trên và dưới; đèn hiển thị vị trí của thang: Led 7 Thanh; đèn hiển thị chiều di chuyển thang; Led hình mũi tên; cửa thang máy; Gồm 02 cánh đóng mở nhịp nhàng đồng thời ra 2 phía khi thang tới vị trí tầng, điều chỉnh được vận tốc đóng mở cửa thang.

36

Mô hình lắp đặt hệ thống an toàn điện

bộ

2

Hệ thống được lắp đặt trên một mặt phẳng bao gồm: Hệ thống bảo vệ điện áp, hệ thống bảo vệ dòng điện, hệ thống bảo vệ lệch pha.

37

Mô hình lò nhiệt.

bộ

1

Bao gồm mô hình lò nhiệt và hệ thống hiển thị

38

Mơ hình mạch điện khống chế các máy công nghiệp

bộ

2

Được thể hiện trên một mặt phẳng bao gồm: Mô-đun điều khiển máy tiện; Mô-đun điều khiển máy phay; Mô-đun điều khiển máy khoan; Mô-đun điều khiển máy doa; Mô-đun điều khiển cầu trục.

39

Mô hình mô phỏng ứng dụng cảm biến đo lưu lượng.

bộ

2

Mô hình bao gồm: Cảm biến lưu lượng, cảm biến siêu âm đo mức, cảm biến điện dung đo mức, cảm biến áp suất và hệ thống chứa và luân chuyển chất lỏng phục vụ cho việc thực hiện cảm biến

40

Mô hình mô phỏng ứng dụng cảm biến đo vận tốc vòng quay và góc quay

bộ

2

Bao gồm: Động cơ; các loại cảm biến tốc độ; Đèn báo trạng thái quay thuận, quay nghịch; các đầu ra: Đầu ra xung tốc độ, xung chiều quay, xung vị trí.

41

Mô hình mô phỏng ứng dụng cảm biến nhiệt độ.

bộ

2

Mô hình bao gồm: Bình chứa; bộ cảm biến nhiệt độ; hệ thống cho phép điều chỉnh nhiệt độ.

42

Mô hình mô phỏng ứng dụng cảm biến tiệm cận và các loại cảm biến xác định vị trí, khoảng cách.

bộ

2

Mô hình mô phỏng hệ thống đóng, mở cửa tự động bằng cảm biến, ứng dụng cho cửa ra vào nhà.

43

Mô hình thực hành lắp ráp mạch: các loại rơle, CB, cầu dao, cầu chì nút nhấn các loại, thiết bị tín hiệu …

bộ

2

Bao gồm: Các bo mạch có các chân cắm thể hiện được nguyên lý mạch bảo vệ, điều khiển thiết bị tín hiệu

44

Mô hình cắt bổ máy phát điện một chiều

bộ

2

P = 1 – 2,2KW, cắt 1/4 stato Máy phát

 

THIẾT BỊ CƠ BẢN VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO

45

Bàn, ghế và dụng cụ vẽ kỹ thuật

bộ

18

Bản vẽ kỹ thuật khổ A0 kèm theo ghế. Mặt bàn có thể điều chỉnh được độ nghiêng từ 0 ~ 45 độ. Có tích hợp sẵn hệ thống đèn chiếu sáng, thanh đỡ dụng cụ vẽ. Thước, compa, bút, dưỡng … các loại.

46

Bàn thí nghiệm đa năng

bộ

18

Bàn được làm từ vật liệu phổ thông trên thị trường kích thước khoảng 1500x900x750mm (dài x rộng x cao) có gắn: Hộp nguồn; Khung gá 2 tầng với chiều cao khoảng 300mm, có thể điều chỉnh được độ cao của các tầng; Trên bàn tích hợp tối thiểu các thành phần sau: 01 Khóa nguồn, 01 Atomat cấp nguồn 3 pha, 01 Atomat chống giật; 03 đèn báo nguồn 3 pha, 01 ổ cắm cấp nguồn 3 pha dạng 4 cực, 01 ổ cắm cấp nguồn ba pha dạng jack cắm 4mm, 04 ổ cắm cấp nguồn 1 pha kiểu SODOKU có nắp đậy. 01 Nguồn AC điều chỉnh 0 ~ 220V, 500VA, 01 Điện áp đầu ra AC: 12V,6V, đầu ra DC: ±5V, ±9V, ±12, ±15V, ±30V 1A, đầu ra DC điều chỉnh: 0 đến ±15V, 500mA, 01 bộ tín hiệu; Sin, răng cưa, vuông. Dải tần số 1Hz ~ 100KHz.

47

Máy chiếu vật thể (overhead)

bộ

1

Cường độ sáng >= 2500 Ansilumnent

48

Máychiếu projector

bộ

1

Cường độ sáng >= 2500 Ansilumnent

49

Máy vi tính

bộ

19

Loại pentium có các thông số kỹ thuật thông dụng trên thị trường tại thời điểm mua sắm

50

Bàn nguội

bộ

6

Bàn nguội loại thông dụng cho nghề điện có kèm Êto song hành 225mm.

51

Khối D, khối V, bàn máp, đe, lò rèn

bộ

1

Loại thông dụng có sẵn trên thị trường.

52

Máy khoan bàn

chiếc

3

Loại thiết bị phổ thông được sử dụng rộng rãi trên thị trường có sông suất khoảng 1-3 kw. Số cấp độ trục chính nhiều cấp.

53

Máy mài hai đá

chiếc

3

Đường kính đá khoảng 100-200mm.

54

Máy quấn dây

chiếc

9

Loại quay tay, tỉ số vòng quay 1/4, có bộ đếm 4 hàng số.

55

Bộ mẫu vật liệu

bộ

1

Bao gồm: các vật liệu dẫn điện và cách điện

56

Một số chi tiết cơ khí

bộ

18

Các chi tiết cơ khí đơn giản

57

Một số mối ghép cơ khí

bộ

18

Các chi tiết mối ghép đơn giản; Ghép ren, ghép then, then hoa, chốt, đinh tán

58

Thiết bị uốn cong

chiếc

3

Thiết bị thông dụng trên thị trường tại thời điểm mua sắm, Uv = 220; P = 0,5 đến 1,5 KW

59

Bộ gia công ống nhựa

bộ

6

Bao gồm: Máy sấy, dao cắt ống, lõi cốt thép đường kính 16mm, 20mm …

 

THIẾT BỊ CHUYÊN NGÀNH

60

Bộ thí nghiệm và thực hành Máy phát điện xoay chiều một pha, ba pha

bộ

3

Bao gồm các thiết bị; Tải điện trở; Tải điện dung; Tải điện cảm; Mát phát 1 pha nguồn kích từ độc lập P = 0,3 – 1KW; Máy phát 3 pha nguồn kích từ độc lập P = 0,5 – 1,5 KW.

61

Bộ thực hành máy phát điện 1 chiều

bộ

3

Công suất khoảng 370W

U = 220V DC

62

Máy phát điện xoay chiều 1 pha

chiếc

1

P = 1KW

U = 220V AC

63

Máy phát điện xoay chiều 3 pha

chiếc

1

P = 3 ÷ 4,5KW;

U = 380/220V AC

64

Hệ thống truyền động máy phát động cơ

bộ

3

Mỗi bộ gồm: 01 Hệ thống truyền động máy phát điện 1 chiều 370W/220V, kích từ độc lập; 01 Hệ thống truyền động động cơ điện 1 chiều 370W/220V, kích từ độc lập; 01 bộ điều khiển – Thiết bị đặt trên giá đỡ.

65

Động cơ điện 1 pha

chiếc

6

Có công suất khoảng 0,37KW, U = 220V

66

Động cơ đồng bộ 3 pha

chiếc

6

Có công suất khoản 1 ÷ 4,5KW

U = 380V/220V

67

Động cơ không đồng bộ 3 pha rôto dây quấn

chiếc

6

Có công suất khoản 1 ÷ 4,5KW

U = 380V/220V

68

Động cơ không đồng bộ 3 pha rôto lồng sóc

chiếc

9

Có công suất khoảng 0,55KW, U = 380/220V-Y/D

69

Bộ điều khiển động cơ

bộ

3

Panel thực tập; Giắc cắm nối mạch an toàn loại 4mm; Thiết bị được bảo vệ ngắn mạch, quá tải.

Thiết bị gồm: 01 Bộ điều khiển mở máy động cơ không đồng bộ ba pha (Y/∆, qua điện trở phụ, qua cuộn cảm); 01 Bộ điều khiển mở máy động cơ một chiều qua 3 cấp điện trở phụ; 01 Bộ điều khiển động cơ một chiều dùng mạch F - Đ; 01 Bộ điều khiển động cơ ba pha dùng biến tần; Các bộ hãm: tái sinh, động năng và hãm ngược.

70

Bộ khởi động mềm động cơ 3 pha

bộ

3

Bao gồm: Nguồn điện áp điều khiển: 24VAC/DC; 110-230VAC/DC; Khởi động và dừng êm; Khởi động qua từng bước; Bảo vệ quá tải tích hợp sẵn bên trong. Có thể hiệu chỉnh; Điện áp khởi động; Thời gian khởi động; Thời gian dừng.

71

Quạt điện, mô tơ điện các loại

bộ

3

Mỗi bộ gồm: 01 quạt bàn khoảng 35-40W, U = 220V; 01 động cơ điện một pha chạy tụ công suất khoảng 370W, U = 220V; 01 động cơ điện ba pha khoảng 0.55KW, U = 380/220V-Y/D.

72

Khởi động từ 1 pha

bộ

9

Mỗi bộ gồm: 01 Contactor 22A/220VAC, 2NO+2NC; 01 Rơle nhiệt 22A

73

Khởi động từ 3 pha

bộ

9

Mỗi bộ gồm: 01 Khởi động từ kép (02 Contactor 32A/220VAC, 1NO+1NC; 01 Rơle nhiệt 32A; 01 Liên động cơ khí 32A); 01 Khởi động từ đơn (02 Contactor 32A/220VAC; 2NO+2NC; 01 Rơle nhiệt 32A)

74

Bộ lõi sắt quấn máy biến áp 1 pha, 3 pha

bộ

9

Mỗi bộ gồm các loại lõi thép máy biến áp 1 pha, 3 pha công suất nhỏ (50<S<300VA) – (Bao gồm các loại lõi Xuyến. U, E, E-I, I-I kèm theo gông kẹp).

75

Máy biến áp 3 pha

chiếc

3

S = 250VA

U1 = 380V-Y

U2 = 40V-Y

76

Máy biến áp tự ngẫu

chiếc

3

S = 350VA

U1 = 220V

U2 = 0 …..100V

77

Bộ thí nghiệm mạch điện một chiều (DC)

bộ

6

Bao gồm các mạch: Mạch cảm kháng; mạch dung kháng, mạch R, L, C; mạch RC, RL …

78

Bộ thí nghiệm mạch điện xoay chiều 1 pha, 3 pha.

bộ

6

Các thiết bị gồm: Mạch góc pha; cấu trúc mạng 3 pha; mạch tải đấu sao tam giác; Bộ nguồn xoay chiều 1 pha, ba pha cách ly

79

Tủ điện phân phối 1 pha

bộ

3

Vỏ tủ kèm Panel; kích thước khoảng C800*R6000*S350mm; Vật liệu bằng tôn 1mm, sơn tĩnh điện; đồng hồ đo, Aptomat.

80

Tủ điện phân phối 3 pha

bộ

3

Vỏ tủ kèm Panel; kích thước C1500*R8000*S500mm; Vật liệu bằng tôn 1mm, sơn tĩnh điện; đồng hồ đo, Aptomat.

81

Tủ sấy điều khiển được nhiệt độ

chiếc

2

Tủ sấy máy điện công suất 3kW, điện áp 220VAC, có điều chỉnh khống chế nhiệt độ, tốc độ sấy; nhiệt độ sấy tối đa 150 độ C; Vỏ tủ kích thước; C1000*D1200*S 600mm làm bằng Inoc, có vách cách nhiệt; 01 bộ điều khiển và hiển thị nhiệt độ sấy.

82

Bộ thực hành điện tử cơ bản.

bộ

6

Mỗi bộ gồm: 03 Bo cắm thí nghiệm 6*20mm; 01 Khay đựng linh kiện 6 đến 8 ngăn; Mỗi bộ linh kiện cơ bản gồm: tụ điện các loại, điện trở các loại, tranzitor các loại, thyristor các loại.

83

Bộ linh kiện thực hành điện tử công suất

bộ

6

Mỗi bộ gồm: 03 Bo cắm thí nghiệm 6*20mm; 01 Khay đựng linh kiện 6 đến 8 ngăn; Mỗi bộ linh kiện công suất gồm: triac các loại, BJT, SCR, Diac, IGBT, UJT các loại, Mosfet các loại, Diode các loại, IC ổn áp các loại, các loại rơle điện tử, …

84

Bộ thực tập về điện tử công suất

bộ

6

Được chế tạo dưới dạng Modul: Các thiết bị được gắn trong Modul, các đầu vào ra, nguồn được gắn lên mặt Modul, được kết nối ra ngoài qua giắc nối an toàn

85

Các bộ khuếch đại công suất

bộ

6

Mỗi bộ gồm: Mạch khuếch đại sử dụng khuếch đại thuật toán; Mạch khuếch đại dùng biến áp; Mạch khuếch đại dòng điện dùng Tranzistor; Các bộ khuếch đại được chế tạo thành các board mạch được gắn trên bảng gỗ phíp.

86

Bộ thực hành cảm biến

bộ

2

Mỗi bộ gồm: 01 Module cảm biến nhiệt; 01 Module cặp nhiệt; 01 Module cảm biến thu phát quang; 01 Module cảm biến quang trở; 01 Module cảm biến từ; 01 Module cảm biến điện dung; 01 Module cảm biến khói; 01 Module cảm biến áp suất; 01 Module cảm biến hồng ngoại; 01 Module cảm biến độ ẩm; 01 khung gá tiêu chuẩn; Các cảm biến được chế tạo dạng module có thể gá lắp trên các khung gá tiêu chuẩn.

87

Thiết bị cảm biến (hoạt động được)

bộ

2

Mỗi bộ gồm: 01 Cảm biến nhiệt trở; 01 cặp nhiệt; 01 Cảm biến thu phát quang; 01 Cảm biến quang trở; 01 Cảm biến từ; 01 Cảm biến điện dung; 01 Cảm biến khói; 01 Cảm biến áp suất; 01 Cảm biến hồng ngoại; 01 Cảm biến độ ẩm; 01 bộ nguồn thí nghiệm.

88

Bộ khí cụ điện thực hành

 

9

Cầu chì các loại; Cầu dao các loại; Công tắc 2 cực, 3 cực, 4 cực; nút nhấn; Công tắc hành trình; công tơ điện 1 pha, 3 pha; chiết áp.

89

Thiết bị lập trình PLC

bộ

6

Thiết bị tương đương với PLC của hãng Siemens họ PLC S7-200 CPU 224; Loại thông dụng của các hãng bao gồm: Mô đun mở rộng, Cáp lập trình PPI.

90

Bộ điều khiển PLC cỡ nhỏ Logo – Zen-EAZY

bộ

6

Loại thông dụng của các hãng bao gồm: Mô đun mở rộng; Cáp lập trình PPI.

91

Bộ đèn các loại

bộ

2

Mỗi bộ gồm: 01 đèn sợi đốt 220V-60W + đui; 01 Đèn Compac 220V-18W + đui; 01 Đèn cao áp tự chấn lưu 220V-80W + đui; 01 Đèn cao áp chấn lưu ngoài 220V-160W + đui; 01 Bộ đèn huỳnh quang 220V-20W; 01 Bộ đèn halogen 220V-180W.

92

Tai nghe gọi cửa

chiếc

3

Loại thông dụng có sẵn trên thị trường, kèm theo nút nhấn, màn hình, camere

93

Màn hình cảm biến (VT-10T).

bộ

1

Loại thông dụng có sẵn trên thị trường.

 

Bảng 23. BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO KỸ THUẬT LẮP ĐẶT ĐIỆN

(Kèm theo bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho các môn học, mô-đun bắt buộc)

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 29

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu kỹ thuật cơ bản của thiết bị

Yêu cầu sư phạm

1

Bộ dụng cụ cho lắp đặt đường dây, cáp.

bộ

2

Bao gồm: 01 tời kéo dây, dựng cột, 01 Thang nhôm; 01 Khoan sắt + bê tông chuyên dụng; 01 Máy bắt vít; 01 Kéo cắt ống nhựa …

Sử dụng trong quá trình thực hành lắp đặt đường dây

2

Các mô hình, bảng điện cho thực tập điện chiếu sáng

bộ

6

Bao gồm: thực tập nối dây dẫn điện, thực tập lắp các bảng điện, thực tập lắp đặt bóng đèn.

Nắm được kỹ năng cơ bản về lắp đặt điện chiếu sáng.

 

Bảng 24. BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO CHUYÊN ĐỀ LẬP TRÌNH CỠ NHỎ

(Kèm theo bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho các môn học, mô-đun bắt buộc)

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 30

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu kỹ thuật cơ bản của thiết bị

Yêu cầu sư phạm

1

Máy vi tính

bộ

19

Loại pentium có các thông số kỹ thuật thông dụng trên thị trường tại thời điểm mua sắm

Sử dụng trong quá trình thực hành lập trình PLC

2

Bộ lập trình logo

bộ

6

Loại thông dụng của các hãng bao gồm cả mô-đun mở rộng

Giới thiệu các chức năng cơ bản và đặc biệt của LOGO; Lập trình trực tiếp trên LOGO, phân biệt giữa các bộ lập trình.

3

Bộ lập trình EASY

bộ

6

Loại thông dụng của các hãng bao gồm cả mô-đun mở rộng

Giới thiệu chung về bộ điều khiển lập trình EASY cỡ nhỏ; Phân biệt giữa các bộ lập trình.

4

Bộ lập trình ZEN

bộ

6

Loại thông dụng của các hãng bao gồm cả mô-đun mở rộng

Giới thiệu chung về bộ điều khiển lập trình ZEN cỡ nhỏ, Phân biệt giữa các bộ lập trình.

 

Bảng 25. BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG

(Kèm theo bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho các môn học, mô-đun bắt buộc)

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 31

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu kỹ thuật cơ bản của thiết bị

Yêu cầu sư phạm

1

Mạch in

bộ

9

Các mạch in được ứng dụng trong thực tế: Chỉnh lưu, nghịch lưu, biến tần, điều rộng xung ..

Kỹ năng lắp ráp, phân tích mạch, xử lý sự cố hỏng hóc

2

Projectboard.

chiếc

1

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm.

Giới thiệu ứng dụng điện tử, sử dụng trong quá trình thực hành, giảng dạy.

3

Máy điện sóng 2 tia, 60MHz

chiếc

3

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm.

Sử dụng trong quá trình thực hành hành đo kiểm tra các mạch điện.

 

Bảng 26. BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO KỸ THUẬT SỐ

(Kèm theo bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho các môn học, mô-đun bắt buộc)

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 32

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu kỹ thuật cơ bản của thiết bị

Yêu cầu sư phạm

1

Máy hiện sóng 2 tia, 60MHz

chiếc

3

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm.

Sử dụng trong quá trình thực hành đo kiểm tra các mạch điện.

2

Dụng cụ tháo, ráp vi mạch.

bộ

6

Các loại dụng cụ chuyên dùng tháo, lắp các thiết bị điện tử

Sử dụng trong quá trình thực hành tháo, ráp vi mạch.

3

Kít thực tập.

bộ

3

Các họ vi mạch thông dụng được ứng dụng trong thực tế. Kèm theo sơ đồ.

Nắm được quan hệ Logic cơ bản; Các họ vi mạch số thông dụng; bộ dồn kênh, phân kênh; các loại Flip-Flop cơ bản; Mạch ghi dịch; mạch đến; Mạch mã hóa và giải mã; các bộ nhớ bán dẫn; biến đổi A/D-D/A.

4

Đầu dò logic.

chiếc

6

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm.

Sử dụng trong quá trình thực hành đo kiểm tra các mạch LOGIC.

5

Dụng cụ đo xác định chất lượng và loại IC số TTL và CMOS.

chiếc

6

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm.

Sử dụng trong quá trình thực hành đo kiểm tra chất lượng các mạch IC.

6

Panel chân cắm.

chiếc

6

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm.

Sử dụng trong quá trình thực hành.

 

Bảng 27. BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO KỸ THUẬT LẠNH

(Kèm theo bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho các môn học, mô-đun bắt buộc)

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 33

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu kỹ thuật cơ bản của thiết bị

Yêu cầu sư phạm

1

Mô hình điều hòa trung tâm làm lạnh nước.

bộ

1

Mô hình có kích thước phù hợp với dạy học. Đầy đủ quy trình làm lạnh bằng nước, hệ thống điều khiển, thiết bị cảm biến nhiệt, thiết bị làm lạnh.

Giới thiệu kiến thức cơ bản về kỹ thuật điều hòa không khí, nắm được các quá trình nguyên lý hoạt động của hệ thống làm lạnh bằng nước của hệ thống điều hòa trung tâm.

2

Mô hình điều hòa trung tâm có hệ thống dẫn gió lạnh.

bộ

1

Mô hình có kích thước phù hợp với dạy học bao gồm: Hệ thống dẫn khí theo 2 chiều (ra, vào); máy làm lạnh không khí; bộ điều khiển độ; Thiết bị cảm biến nhiệt.

Giới thiệu kiến thức cơ bản về kỹ thuật điều hòa không khí, nắm được các quá trình nguyên lý hoạt động của hệ thống dẫn gió lạnh của điều hòa trung tâm.

3

Mô hình máy nén lạnh.

bộ

1

Mô hình có kích thước phù hợp với dạy học.

Trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về máy nén lạnh bằng pittông và giới thiệu một số chủng loại máy nén lạnh khác.

4

Máy nén lạnh.

chiếc

2

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm. Công suất phù hợp với dạy học.

Nắm được các quá trình nguyên lý hoạt động của máy nén lạnh.

5

Tủ lạnh

chiếc

3

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm. Dung tích 180-500 lít.

Trang bị cho học viên nắm được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại tủ lạnh và quy luật truyền nhiệt nói chung.

6

Máy điều hòa cửa sổ

chiếc

1

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm.

Trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về điều hòa không khí, nắm được các quá trình nguyên lý hoạt động của máy điều hòa cửa sổ và quy luật truyền nhiệt, có phương án sửa chữa khi hỏng hóc.

7

Máy điều hòa nhiệt độ 2 phần tử

chiếc

1

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi tại thời điểm mua sắm.

Trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hòa nhiệt độ 2 phần tử, có kỹ năng tra bảng các thông số, trạng thái của môi chất nắm được các quá trình nguyên lý hoạt động của máy lạnh và quy luật truyền nhiệt nói chung, có phương án sửa chữa khi hỏng hóc.

8

Bơm nhiệt các loại

chiếc

2

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm. Công suất phù hợp với dạy học.

Nắm được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại bơm nhiệt.

9

Máy điều hòa không khí kiểu tủ

chiếc

1

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm. Công suất 24.000 BTU

Trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hòa không khí kiểu tủ, nắm được các quá trình nguyên lý hoạt động và quy luật truyền nhiệt nói chung, có phương án sửa chữa khi hỏng hóc.

10

Máy điều hòa không khí trung tâm.

chiếc

1

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm. Công suất khoảng 50.000 BTU

Trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hòa không khí, có kỹ năng tra bảng các thông số, trạng thái của môi chất; nắm được các quá trình nguyên lý hoạt động của máy lạnh và quy luật truyền nhiệt, có phương án sửa chữa khi hỏng hóc.

11

Bộ hàn hơi O2 – C2H2

bộ

3

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm

Sử dụng trong quá trình thực hành lắp đặt, sửa chữa máy lạnh, điều hòa không khí …

12

Các dàn trao đổi nhiệt ống – quạt.

bộ

2

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm

Nắm được các quá trình nguyên lý hoạt động của các dàn trao đổi nhiệt ống – quạt.

13

Máy nén khí có bình chứa.

bộ

1

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm. Công suất 3HP.

Sử dụng trong quá trình thực hành.

14

Chai nitơ cao áp.

chai

3

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm

Sử dụng trong quá trình thực hành.

15

Máy hút chân không.

chiếc

2

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm

Sử dụng trong quá trình thực hành.

16

Bộ đồ nghề điện lạnh chuyên dụng.

bộ

6

Cả ampe kìm, nhiệt kế, mỏ lết các loại, đồng hồ đo áp suất khí ga …

Sử dụng trong quá trình thực hành.

17

Bộ nong loe các loại

bộ

3

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm

Sử dụng trong quá trình thực hành lắp đặt máy điều hòa không khí.

18

Xi lanh nạp ga.

chiếc

3

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm

Sử dụng trong quá trình thực hành nạp ga cho máy lạnh và điều hòa không khí.

19

Máy thu hồi ga.

chiếc

3

Thiết bị thông dụng, sử dụng rộng rãi trên thị trường tại thời điểm mua sắm

Sử dụng trong quá trình thực hành lắp đặt, sửa chữa máy lạnh, điều hòa không khí.

20

Đèn hàn ga

chiếc

6

Loại sử dụng bình ga xách tay.

Sử dụng trong quá trình thực hành sửa chữa máy lạnh, điều hòa không khí …

21

Rơle nhiệt độ

bộ

3

Một số loại thông dụng dùng trong điện lạnh.

Nhận biết được các loại rơle dùng trong máy lạnh và điều hòa không khí …

22

Ca bin thực tập lắp đặt máy lạnh và điều hòa không khí.

bộ

3

Có bộ nguồn điện cung cấp trong quá trình lắp đặt; diện tích đủ để tháo, lắp các loại điều hòa, máy lạnh khác nhau

Sử dụng cho tất cả các bài trong quá trình thực hành lắp đặt mô hình máy lạnh và điều hòa không khí.

 

Bảng 28. BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN KHÍ NÉN

(Kèm theo bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho các môn học, mô-đun bắt buộc)

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 34

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu kỹ thuật cơ bản của thiết bị

Yêu cầu sư phạm

1

Mô hình thực hành về điện khí nén.

bộ

3

Mô hình điều khiển điện – khí nén dùng để điều khiển đóng mở cửa xe Bus

Nắm được nguyên lý hoạt động của thiết bị phân phối và cơ cấu chấp hành; các phần tử trong hệ thống điều khiển; thiết kế mạch điều khiển điện khí nén; vận hành và lắp đặt mạch điều khiển điện khí nén.

 

Bảng 29. BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO KỸ THUẬT QUẤN DÂY

(Kèm theo bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho các môn học, mô-đun bắt buộc)

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 35

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu kỹ thuật cơ bản của thiết bị

Yêu cầu sư phạm

1

Động cơ điện 1 pha.

chiếc

2

P = 0,37 KW, 2p = 4, U = 220V

Biết cách tính toán dây quấn động cơ 1 pha dựa trên lõi thép có sẵn.

2

Động cơ đồng bộ 3 pha

chiếc

2

P = 1 ÷ 4,5KW;

U = 380V/220V

Biết cách tính toán dây quấn động cơ 1 pha dựa trên lõi thép có sẵn.

3

Động cơ không đồng bộ 3 pha rôto dây quấn

chiếc

2

P = 1 ÷ 4,5KW;

U = 380V/220V

Biết cách tính toán dây quấn động cơ 1 pha dựa trên lõi thép có sẵn.

4

Động cơ không đồng bộ 3 pha rôto lồng sóc

chiếc

2

P = 0,55KW, 2p = 4, U = 380/220V-Y/D

Biết cách tính toán dây quấn động cơ 1 pha dựa trên lõi thép có sẵn.

 

Bảng 30. BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO QUẤN DÂY MÁY ĐIỆN NÂNG CAO

(Kèm theo bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho các môn học, mô-đun bắt buộc)

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 36

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu kỹ thuật cơ bản của thiết bị

Yêu cầu sư phạm

1

Máy quấn dây

chiếc

9

Loại quay tay, tỉ số vòng quay 1/4, có bộ đếm 4 hàng số.

Biết cách sử dụng và thực hành quấn dây máy điện thành thạo

2

Khoan điện.

chiếc

3

Loại thiết bị phổ thông được sử dụng rộng rãi trên thị trường có công suất khoảng 0.5 – 1kw.

Sử dụng thành thạo trong quá trình thực hành

3

Búa cao su các loại

chiếc

6

Loại 0,3 Kg và 0,4 Kg; Cán gỗ 200 đến 300mm

Sử dụng thành thạo trong quá trình thực hành

4

Động cơ vạn năng

chiếc

3

Loại thiết bị phổ thông được sử dụng rộng rãi trên thị trường có công suất khoảng 0.5 – 1kw.

Biết cách tính toán dây quấn động cơ dựa trên lõi thép có sẵn.

5

Máy phát điện xoay chiều và 1 chiều

chiếc

1

Công suất khoảng 0,37 đến 1KW; Uv = 220v

Biết cách tính toán dây quấn động cơ dựa trên lõi thép có sẵn.

 

Bảng 31. BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO BẢO VỆ RƠ LE

(Kèm theo bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho các môn học, mô-đun bắt buộc)

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã số mô-đun: MĐ 37

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Dùng cho lớp học thực hành 18 sinh viên

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu kỹ thuật cơ bản của thiết bị

Yêu cầu sư phạm

1

Mô hình thực hành rơle

chiếc

2

Được dàn trải trên một mặt phẳng các loại rơle bảo vệ trong ngành điện công nghiệp.

Hiểu nguyên lý cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách đo kiểm tra các loại rơle.

2

Bộ thí nghiệm thực hành rơle công nghiệp

chiếc

6

Bao gồm: các mạch bảo vệ rơle sử dụng trong công nghiệp.

Phân tích nguyên lý hoạt động của sơ đồ mạch bảo vệ rơle; lắp ráp vận hành hệ thống tự động bảo vệ rơ le trong hệ thống điện; kiểm tra xác định hư hỏng của các linh kiện mạch điện bảo vệ, có phương án thay thế.