Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
- Số hiệu văn bản: 16/2009/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Ngày ban hành: 07-10-2009
- Ngày có hiệu lực: 01-01-2010
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 01-01-2014
- Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 5497 ngày (15 năm 0 tháng 22 ngày)
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2009/TT-BTNMT | Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2009 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÔI TRƯỜNG
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUY ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này hai (02) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường:
1. QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
2. QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 05 : 2009/BTNMT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH National technical regulation on ambient air quality
HÀ NỘI – 2009
|
Lời nói đầu
QCVN 05: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH
National technical regulation on ambient air quality
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi áp dụng
1.1.1. Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản, gồm lưu huỳnh đioxit (SO2), cacbon (CO), nitơ oxit (NOx), ôzôn (O3), bụi lơ lửng, bụi PM10 (bụi ≤ 10μm) và chì (Pb) trong không khí xung quanh.
1.1.2. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí.
1.1.3. Quy chuẩn này không áp dụng để đánh giá chất lượng không khí trong phạm vi cơ sở sản xuất hoặc không khí trong nhà.
1.2. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.2.1. Trung bình một giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian một giờ đối với các phép đo thực hiện hơn một lần trong một giờ, hoặc giá trị phép đo thực hiện 01 lần trong khoảng thời gian một giờ. Giá trị trung bình được đo nhiều lần trong 24 giờ (một ngày đêm) theo tần suất nhất định. Giá trị trung bình giờ lớn nhất trong số các giá trị đo được trong 24 giờ được lấy so sánh với giá trị giới hạn quy định tại Bảng 1.
1.2.2. Trung bình 8 giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 8 giờ liên tục.
1.2.3. Trung bình 24 giờ: là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm).
1.2.4. Trung bình năm: là trung bình số học các giá trị trung bình 24 giờ đo được trong khoảng thời gian một năm.
2. QUY CHUẨN KỸ THUẬT
Giá trị giới hạn của các thông số cơ bản trong không khí xung quanh được quy định tại Bảng 1
Bảng 1: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh
Đơn vị: Microgam trên mét khối (μg/m3)
TT | Thông số | Trung bình 1 giờ | Trung bình 3 giờ | Trung bình 24 giờ | Trung bình năm |
1 | SO2 | 350 | - | 125 | 50 |
2 | CO | 30000 | 10000 | 5000 | - |
3 | NOx | 200 | - | 100 | 40 |
4 | O3 | 180 | 120 | 80 | - |
5 | Bụi lơ lửng (TSP) | 300 | - | 200 | 140 |
6 | Bụi ≤ 10 μm (PM10) | - | - | 150 | 50 |
7 | Pb | - | - | 1,5 | 0,5 |
Ghi chú: Dấu (-) là không quy định |
3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng không khí thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế.
- TCVN 5978:1995 (ISO 4221:1980). Chất lượng không khí. Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh điôxit trong không khí xung quanh. Phương pháp trắc quang dùng thorin.
- TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990) Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh điôxit. Phương pháp tetrachloromercurat (TCM)/Pararosanilin.
- TCVN 7726:2007 (ISO 10498:2004) Không khí xung quanh. Xác định Sunfua điôxit. Phương pháp huỳnh quang cực tím.
- TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989) Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng của carbon monoxit (CO). Phương pháp sắc ký khí.
- TCVN 7725:2007 (ISO 4224:2000) Không khí xung quanh. Xác định carbon monoxit. Phương pháp đo phổ hồng ngoại không phân tán.
- TCVN 5067:1995 Chất lượng không khí. Phương pháp khối lượng xác định hàm lượng bụi.
- TCVN 6138:1996 (ISO 7996:1985) Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng của các nitơ ôxit. Phương pháp quang hóa học.
- TCVN 7171:2002 (ISO 13964:1998) Chất lượng không khí. Xác định ôzôn trong không khí xung quanh. Phương pháp trắc quang tia cực tím.
- TCVN 6157:1996 (ISO 10313:1993) Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng ôzôn. Phương pháp phát quang hóa học.
- TCVN 6152:1996 (ISO 9855:1993) Không khí xung quanh. Xác định hàm lượng chì bụi của sol khí thu được trên cái lọc. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Quy chuẩn này áp dụng thay thế tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5937:2005 – Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về phương pháp phân tích viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 06 : 2009/BTNMT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MỘT SỐ CHẤT ĐỘC HẠI TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH National technical regulation on hazardous substances in ambient air
HÀ NỘI – 2009
|
Lời nói đầu
QCVN 06 : 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ MỘT SỐ CHẤT ĐỘC HẠI TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH
National technical regulation on hazardous substances in ambient air
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi áp dụng
1.1.1. Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
1.1.2. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí.
1.1.3. Quy chuẩn này không áp dụng để đánh giá chất lượng không khí trong phạm vi cơ sở sản xuất hoặc không khí trong nhà.
1.2. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.2.1. Trung bình một giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian một giờ đối với các phép đo thực hiện hơn một lần trong một giờ, hoặc giá trị phép đo thực hiện 01 lần trong khoảng thời gian một giờ. Giá trị trung bình được đo nhiều lần trong 24 giờ (một ngày đêm) theo tần suất nhất định. Giá trị trung bình giờ lớn nhất trong số các giá trị đo được trong 24 giờ được lấy so sánh với giá trị giới hạn quy định tại Bảng 1.
1.2.2. Trung bình 8 giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 8 giờ liên tục.
1.2.3. Trung bình 24 giờ: là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm).
1.2.4. Trung bình năm: là trung bình số học các giá trị trung bình 24 giờ đo được trong khoảng thời gian một năm.
2. QUY CHUẨN KỸ THUẬT
Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh quy định tại Bảng 1.
Bảng 1: Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh
Đơn vị: Microgam trên mét khối (μg/m3)
TT | Thông số | Công thức hóa học | Thời gian trung bình | Nồng độ cho phép |
Các chất vô cơ | ||||
1 | Asen (hợp chất, tính theo As) | As | 1 giờ | 0,03 |
Năm | 0,005 | |||
2 | Asen hydrua (Asin) | AsH3 | 1 giờ | 0,3 |
Năm | 0,05 | |||
3 | Axit clohydric | HCl | 24 giờ | 60 |
4 | Axit nitric | HNO3 | 1 giờ | 400 |
24 giờ | 150 | |||
5 | Axit sunfuric | H2SO4 | 1 giờ | 300 |
24 giờ | 50 | |||
Năm | 3 | |||
6 | Bụi có chứa ôxít silic > 50% |
| 1 giờ | 150 |
24 giờ | - 50 | |||
7 | Bụi chứa amiăng Chrysotil | Mg3Si2O3(OH) | - | 1 sợi/m3 |
8 | Cadimi (khói gồm ôxit và kim loại – theo Cd) | Cd | 1 giờ | 0,4 |
8 giờ | 0,2 | |||
Năm | 0,005 | |||
9 | Clo | Cl2 | 1 giờ | 100 |
24 giờ | 30 | |||
10 | Crom VI (hợp chất, tính theo Cr) | Cr+6 | 1 giờ | 0,007 |
24 giờ | 0,003 | |||
Năm | 0,002 | |||
11 | Hydroflorua | HF | 1 giờ | 20 |
24 giờ | 5 | |||
Năm | 1 | |||
12 | Hydrocyanua | HCN | 1 giờ | 10 |
13 | Mangan và hợp chất (tính theo MnO2) | Mn/MnO2 | 1 giờ | 10 |
24 giờ | 8 | |||
Năm | 0,15 | |||
14 | Niken (kim loại và hợp chất, tính theo Ni) | Ni | 24 giờ | 1 |
15 | Thủy ngân (kim loại và hợp chất, tính theo Hg) | Hg | 24 giờ | 0,3 |
Các chất hữu cơ | ||||
16 | Acrolein | CH2=CHCHO | 1 giờ | 50 |
17 | Acrylonitril | CH2=CHCN | 24 giờ | 45 |
Năm | 22,5 | |||
18 | Anilin | C6H5NH2 | 1 giờ | 50 |
24 giờ | 30 | |||
19 | Axit acrylic | C2H3COOH | Năm | 54 |
20 | Benzen | C6H6 | 1 giờ | 22 |
Năm | 10 | |||
21 | Benzidin | NH2C6H4C6H4NH2 | 1 giờ | KPHT |
22 | Cloroform | CHCl3 | 24 giờ | 16 |
Năm | 0,04 | |||
23 | Hydrocabon | CnHm | 1 giờ | 5000 |
24 giờ | 1500 | |||
24 | Fomaldehyt | HCHO | 1 giờ | 20 |
25 | Naphtalen | C10H8 | 8 giờ | 500 |
24 giờ | 120 | |||
26 | Phenol | C6H5OH | 1 giờ | 10 |
27 | Tetracloetylen | C2Cl4 | 24 giờ | 100 |
28 | Vinyl clorua | CICH=CH2 | 24 giờ | 26 |
Các chất gây mùi khó chịu | ||||
29 | Amoniac | NH3 | 1 giờ | 200 |
30 | Acetaldehyt | CH3CHO | 1 giờ | 45 |
Năm | 30 | |||
31 | Axit propionic | CH3CH2COOH | 8 giờ | 300 |
32 | Hydrosunfua | H2S | 1 giờ | 42 |
33 | Methyl mecarptan | CH3SH | 1 giờ | 50 |
24 giờ | 20 | |||
34 | Styren | C6H5CH=CH2 | 24 giờ | 260 |
Năm | 190 | |||
35 | Toluen | C6H5CH3 | Một lần tối đa | 1000 |
1 giờ | 500 | |||
Năm | 190 | |||
36 | Xylen | C6H4(CH3)2 | 1 giờ | 1000 |
Chú thích: KPHT: không phát hiện thấy |
3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng không khí thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế:
- TCVN 5969:1995 (ISO 4220:1983) Không khí xung quanh. Xác định chỉ số ô nhiễm không khí bởi các khí axit. Phương pháp chuẩn độ phát hiện điểm cuối bằng chất chỉ thị màu hoặc đo điện thế.
- TCVN 6502:1999 (ISO 10312:1995) Không khí xung quanh. Xác định sợi amiăng. Phương pháp kính hiển vi điện tử truyền dẫn trực tiếp.
Các thông số quy định trong Quy chuẩn này chưa có tiêu chuẩn quốc gia hướng dẫn phương pháp phân tích thì áp dụng các tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Quy chuẩn này áp dụng thay thế tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5938:2005 – Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về phương pháp phân tích viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.