Thông tư số 21/2009/TT-BLĐTBXH ngày 15/06/2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội Quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề nhóm nghề nông, lâm nghiệp và thủy sản (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 21/2009/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Cơ quan ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Ngày ban hành: 15-06-2009
- Ngày có hiệu lực: 30-07-2009
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 30-05-2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 3591 ngày (9 năm 10 tháng 6 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 30-05-2019
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2009 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ NHÓM NGHỀ NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 06 tháng 09 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;
Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định và đề nghị của Tổng cục Dạy nghề về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ; Nuôi trồng thủy sản nước ngọt; Chăn nuôi gia súc, gia cầm; Lâm sinh; Bảo vệ thực vật;
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề đối với các nghề trên như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và Đối tượng áp dụng:
Thông tư này quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề và chương trình khung trình độ cao đẳng nghề để áp dụng đối với các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề) công lập và tư thục có đăng ký hoạt động dạy nghề các nghề được quy định tại Thông tư này;
Chương trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề quy định tại Thông tư này không bắt buộc áp dụng đối với các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều 2. Chương trình khung quy định tại Thông tư này bao gồm:
1. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Nuôi trồng thủy sản nước ngọt” (Phụ lục 1);
2. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ” (Phụ lục 2);
3. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Chăn nuôi gia súc, gia cầm” (Phụ lục 3).
4. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Bảo vệ thực vật” (Phụ lục 4).
5. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Lâm sinh” (Phụ lục 5).
Điều 3. Trách nhiệm xây dựng chương trình dạy nghề:
Căn cứ quy định tại Thông tư này, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này tổ chức xây dựng, thẩm định, duyệt chương trình dạy nghề của trường.
Điều 4. Điều khoản thi hành:
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký;
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức Chính trị - Xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1:
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2009/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
PHỤ LỤC 1A:
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
Tên nghề: Nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Mã nghề: 40620701
Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;
(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hoá phổ thông theo Quy định của Bộ Giáo dục- Đào tạo);
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 24
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề;
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức: Hiểu được kiến thức cơ bản về:
+ Công trình nuôi thủy sản, quản lý chất lượng nước, dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, bệnh động vật thủy sản và an toàn lao động trong nuôi trồng thủy sản;
+ Kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế, vận chuyển động vật thủy sản;
+ Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm sản phẩm sau thu hoạch, kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng:
+ Nhận biết được các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế;
+ Chuẩn bị được các công trình nuôi thủy sản, sử dụng hiệu quả thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, quản lý được môi trường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản;
+ Thực hiện được biện pháp kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế;
+ Thực hiện được biện pháp kỹ thuật khai thác, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức
+ Xây dựng được niềm tin, lý tưởng cách mạng cho người học; chấp hành chủ trương đường lối của Đảng và chính sách, Pháp luật của Nhà nước về nuôi trồng thủy sản;
+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác;
+ Có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.
- Thể chất, quốc phòng:
+ Có đủ sức khoẻ để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Hiểu biết một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: Thể dục, Điền kinh, Bóng chuyền;
+ Có hiểu biết cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;
+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ, vận dụng được trong công tác bảo vệ trật tự trị an;
+ Có ý thức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc;
3. Cơ hội việc làm
Nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt là nghề có phạm vi hoạt động rộng ở tất cả các vùng nông thôn, các trạm, trang trại và doanh nghiệp. Người học nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt có thể tham gia vào các vị trí sau:
+ Kỹ thuật viên sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt đào tạo trình độ 2/5;
+ Kỹ thuật viên nuôi thuỷ sản nước ngọt đào tạo trình độ 2/5;
+ Nhân viên bảo quản sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch đào tạo trình độ 2/5.
II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian khoá học: 1,5 năm
- Thời gian học tập: 69 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 2379 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 131 giờ (trong đó thi tốt nghiệp: 40 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2260 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 1900 giờ; Thời gian học tự chọn: 360 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 645 giờ; Thời gian học thực hành: 1615 giờ
3. Thời gian học văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ
(Danh mục các môn học văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo lô gíc sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).
III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
I | Các môn học chung | 210 | 106 | 87 | 17 |
MH01 | Chính trị | 30 | 22 | 6 | 2 |
MH02 | Pháp luật | 15 | 10 | 4 | 1 |
MH03 | Giáo dục thể chất | 30 | 3 | 24 | 3 |
MH04 | Giáo dục quốc phòng -An ninh | 45 | 28 | 13 | 4 |
MH05 | Tin học | 30 | 13 | 15 | 2 |
MH06 | Ngoại ngữ | 60 | 30 | 25 | 5 |
II | Các môn học đào tạo nghề bắt buộc | 1900 | 506 | 1331 | 63 |
II.1 | Các môn học kỹ thuật cơ sở | 480 | 266 | 189 | 25 |
MH07 | Công trình nuôi thuỷ sản | 90 | 56 | 29 | 5 |
MH08 | Quản lý chất lượng nước trong nuôi thuỷ sản | 120 | 56 | 58 | 6 |
MH09 | Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi thủy sản | 90 | 56 | 29 | 5 |
MH10 | Bệnh động vật thuỷ sản | 120 | 56 | 58 | 6 |
MH11 | An toàn lao động trong nuôi trồng thủy sản | 60 | 42 | 15 | 3 |
II.2 | Các mođun chuyên môn nghề | 870 | 240 | 1142 | 38 |
MĐ12 | Sản xuất giống nhóm cá đẻ trứng bán trôi nổi | 120 | 30 | 85 | 5 |
MĐ13 | Sản xuất giống nhóm cá đẻ trứng dính | 120 | 30 | 85 | 5 |
MĐ14 | Nuôi cá ao nước tĩnh | 120 | 30 | 85 | 5 |
MĐ15 | Nuôi cá ruộng | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ16 | Nuôi cá lồng bè | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ17 | Nuôi tôm càng xanh | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ18 | Nuôi cá tra, ba sa | 120 | 30 | 85 | 5 |
MĐ19 | Vận chuyển động vật thuỷ sản | 120 | 30 | 85 | 5 |
MĐ20 | Thực tập tốt nghiệp | 550 |
| 550 |
|
Tổng cộng | 2110 | 618 | 1417 | 75 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.
1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun (Chọn 4 trong 10 môn học, môđun) | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ21 | Sản xuất giống cá tra, ba sa | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ22 | Sản xuất giống và nuôi ba ba | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ23 | Sản xuất giống và nuôi ếch | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ24 | Sản xuất giống và nuôi cá rô đồng | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ25 | Nuôi lươn thương phẩm | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ26 | Nuôi cá bống tượng | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ27 | Sản xuất giống và nuôi cá quả | 90 | 30 | 56 | 4 |
MH28 | Bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch | 90 | 28 | 58 | 4 |
MH29 | Kỹ năng giao tiếp | 90 | 28 | 58 | 4 |
MH30 | Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản | 90 | 28 | 58 | 4 |
(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)
Các môn học, mô đun tự chọn được gợi ý đưa vào chương trình khung là 4 môn học, mô đun với tổng thời gian học là 360 giờ, trong đó 120 giờ lý thuyết và 240 giờ thực hành. Các Trường/cơ sở dạy nghề có thể tham khảo các môn học, mô đun sau:
- Đối với các tỉnh phía Bắc
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ22 | Sản xuất giống và nuôi ba ba | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ23 | Sản xuất giống và nuôi ếch | 90 | 30 | 56 | 4 |
MH28 | Bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thủy sản sau thu hoạch | 90 | 28 | 58 | 4 |
MH30 | Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản | 90 | 28 | 58 | 4 |
- Đối với các tỉnh phía Nam
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ21 | Sản xuất giống cá tra, ba sa | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ24 | Sản xuất giống và nuôi cá rô đồng | 90 | 30 | 56 | 4 |
MH28 | Bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thủy sản sau thu hoạch | 90 | 28 | 58 | 4 |
MH30 | Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản | 90 | 28 | 58 | 4 |
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng của vùng miền của từng địa phương;
- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các trường/cơ sở dạy nghề lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được nêu trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho trường/cơ sở của mình. Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:
+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;
+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;
+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo qui định (thời gian đào tạo các môn học tự chọn chiếm khoảng (20 – 30%) tổng thời gian học tập các môn học đào tạo nghề);
+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian lý thuyết, thực hành theo qui định (thực hành chiếm từ 65- 85%, lý thuyết từ 15 – 35%).
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp
- Học sinh phải đạt điểm trung bình ≥ 5,0 các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp.
- Môn thi, hình thức thi, thời gian làm bài thi:
TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết, vấn đáp, trắc nghiệm | Không quá 120 phút |
2 | Văn hóa THPT đối với hệ tuyển sinh THCS | Viết, trắc nghiệm | Không quá 120 phút |
3 | Kiến thức, kỹ năng nghề |
|
|
| - Lý thuyết nghề | Viết, vấn đáp, trắc nghiệm | Không quá 180 phút |
| - Thực hành nghề | Bài thi thực hành | Không quá 24 giờ |
- Nội dung các môn thi tốt nghiệp:
+ Chính trị: Theo qui định hiện hành;
+ Lý thuyết nghề: kiến thức trọng tâm về: quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, bệnh động vật thủy sản, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản nước ngọt;
+ Thực hành nghề: các kỹ năng về: chuẩn bị công trình nuôi thủy sản, sử dụng thức ăn, quản lý môi trường, quản lý dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; thao tác kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản.
- Điều kiện công nhận tốt nghiệp: theo qui định hiện hành.
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá(được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện
- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường/cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo thích hợp;
- Thời gian hoạt động ngoại khoá được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá vào thời điểm thích hợp.
4. Các chú ý khác
4.1. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung hoạt động thực hành, thực tập
- Thực hành môn học, mô đun:
+ Thời gian và nội dung theo đề cương chi tiết môn học, mô đun;
+ Do đặc thù của nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt, các trường/ cơ sở dạy nghề có thể đào tạo kết thúc lý thuyết các mô đun đào tạo chuyên môn nghề, nội dung thực hành nghề được thực hiện tại cơ sở sản xuất nuôi trồng thủy sản.
- Thực tập tốt nghiệp:
+ Thời gian và nội dung theo khung chương trình;
+ Các trường/ cơ sở dạy nghề căn cứ vào khung chương trình để xây dựng đề cương thực tập, đề cương báo cáo thực tập tốt nghiệp.
4.2. Hướng dẫn thi các môn văn hóa phổ thông đối người học nghề hệ tuyển sinh trung học cơ sở được thực hiện theo quy định sau:
- Thi các môn văn hóa phổ thông được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo về thi tốt nghiệp các môn văn hóa phổ thông đối với hệ trung cấp chuyên nghiệp tuyển sinh trung học cơ sở;
- Kế hoạch thi do Hiệu trưởng các trường/ cơ sở dạy nghề quyết định, thực hiện kế hoạch thi trước khi thi tốt nghiệp khóa học nghề và được thông báo cho người học nghề biết trước 15 ngày./.
PHỤ LỤC 2B:
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
Tên nghề: Nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Mã nghề: 50620701
Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 31
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức: Hiểu được kiến thức cơ bản về:
+ Thủy sinh vật, ngư loại, quản lý môi trường ao nuôi, công trình nuôi thủy sản, dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, phòng và trị bệnh các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế và an toàn lao động trong nuôi trồng thủy sản;
+ Kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, vận chuyển động vật thủy sản;
+ Khởi sự doanh nghiệp, tổ chức quản lý sản xuất, kỹ năng giao tiếp, khuyến nông khuyến ngư, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Kỹ năng:
+ Nhận biết chính xác các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế, các loài thủy sinh vật làm thức ăn cho động vật thủy sản;
+ Chuẩn bị được các công trình nuôi thủy sản, sử dụng hiệu quả thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, quản lý được môi trường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản;
+ Thực hiện được biện pháp kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế;
+ Lập và tổ chức thực hiện được kế hoạch sản xuất;
+ Thực hiện được biện pháp kỹ thuật khai thác, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức
+ Xây dựng được niềm tin, lý tưởng cách mạng cho người học; chấp hành chủ trương đường lối của Đảng và chính sách, Pháp luật của Nhà nước về nuôi trồng thủy sản;
+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác;
+ Có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.
- Thể chất, quốc phòng:
+ Có đủ sức khoẻ để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Hiểu biết một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: Thể dục, Điền kinh, Bóng chuyền;
+ Có hiểu biết cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;
+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ, vận dụng được trong công tác bảo vệ trật tự trị an;
+ Có ý thức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm
Nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt là nghề có phạm vi hoạt động rộng ở tất cả các vùng nông thôn, các trạm, trang trại và doanh nghiệp. Người học nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt có thể tham gia vào các vị trí sau:
+ Kỹ thuật viên sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt đào tạo trình độ 3/5;
+ Kỹ thuật viên nuôi thuỷ sản nước ngọt đào tạo trình độ 4/5;
+ Nhân viên bảo quản sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch đào tạo trình độ 3/5.
II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian khoá học: 2,5 năm
- Thời gian học tập: 110 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 3837 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 183 giờ (trong đó thi tốt nghiệp: 40 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 630 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3409 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 2807 giờ; Thời gian học tự chọn: 602 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 1006 giờ; Thời gian học thực hành: 2403 giờ
III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
I | Các môn học chung | 450 | 220 | 200 | 30 |
MH01 | Chính trị | 90 | 60 | 24 | 6 |
MH02 | Pháp luật | 30 | 21 | 7 | 2 |
MH03 | Giáo dục thể chất | 60 | 4 | 52 | 4 |
MH04 | Giáo dục quốc phòng -An ninh | 75 | 58 | 13 | 4 |
MH05 | Tin học | 75 | 58 | 13 | 4 |
MH06 | Ngoại ngữ | 120 | 60 | 50 | 10 |
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc | 2900 | 796 | 2011 | 93 |
II.1 | Các môn học kỹ thuật cơ sở | 765 | 406 | 319 | 40 |
MH07 | Thủy sinh vật | 90 | 56 | 29 | 5 |
MH08 | Ngư loại | 90 | 56 | 29 | 5 |
MH09 | Công trình nuôi thuỷ sản | 120 | 56 | 58 | 6 |
MH10 | Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi thủy sản. | 120 | 56 | 58 | 6 |
MH11 | Quản lý chất lượng nước trong nuôi thuỷ sản | 135 | 70 | 58 | 7 |
MH12 | Bệnh động vật thuỷ sản | 135 | 70 | 58 | 7 |
MH13 | An toàn lao động trong nuôi trồng thủy sản | 75 | 42 | 29 | 4 |
II.2 | Các mođun chuyên môn nghề | 2135 | 390 | 1692 | 53 |
MĐ14 | Sản xuất giống nhóm cá đẻ trứng bán trôi nổi | 150 | 60 | 83 | 7 |
MĐ15 | Sản xuất giống nhóm cá đẻ trứng dính | 150 | 60 | 83 | 7 |
MĐ16 | Sản xuất giống cá rô phi đơn tính | 120 | 30 | 85 | 5 |
MĐ17 | Nuôi cá ao nước tĩnh | 150 | 60 | 83 | 7 |
MĐ18 | Nuôi cá ruộng | 120 | 30 | 85 | 5 |
MĐ19 | Nuôi cá lồng bè | 120 | 30 | 85 | 5 |
MĐ20 | Nuôi tôm càng xanh | 120 | 30 | 85 | 5 |
MĐ21 | Nuôi cá tra, ba sa | 150 | 60 | 83 | 7 |
MĐ22 | Vận chuyển động vật thuỷ sản | 120 | 30 | 85 | 5 |
MĐ23 | Thực tập sản xuất | 310 |
| 310 |
|
MĐ24 | Thực tập tốt nghiệp | 625 |
| 625 |
|
Tổng cộng | 3350 | 992 | 2243 | 115 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.
1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun (Chọn 7 trong 15 môn học, môđun) | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ25 | Sản xuất giống tôm càng xanh | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ26 | Sản xuất giống cá tra, ba sa | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ27 | Sản xuất giống và nuôi ba ba | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ28 | Sản xuất giống và nuôi ếch | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ29 | Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá cảnh | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ30 | Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá rô đồng | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ31 | Kỹ thuật nuôi lươn | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ32 | Kỹ thuật nuôi cá bống tượng | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ33 | Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá quả | 90 | 30 | 56 | 4 |
MH34 | Bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch | 90 | 28 | 58 | 4 |
MH35 | Kỹ năng giao tiếp | 90 | 28 | 58 | 4 |
MĐ36 | Sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản | 90 | 28 | 58 | 4 |
MH37 | Tổ chức quản lý sản xuất | 90 | 28 | 58 | 4 |
MH38 | Khởi sự doanh nghiệp | 90 | 28 | 58 | 4 |
MH39 | Khuyến nông - Khuyến ngư | 90 | 28 | 58 | 4 |
(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)
Các môn học, mô đun tự chọn được gợi ý đưa vào chương trình khung là 15 với tổng thời gian học là 630 giờ, trong đó 210 giờ lý thuyết và 420 giờ thực hành. Các trường/ cơ sở dạy nghề có thể tham khảo các môn học ở bảng sau:
- Đối với các tỉnh phía Bắc
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ27 | Sản xuất giống và nuôi ba ba | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ28 | Sản xuất giống và nuôi ếch | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ29 | Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá cảnh | 90 | 30 | 56 | 4 |
MH34 | Bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch | 90 | 28 | 58 | 4 |
MĐ36 | Sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản | 90 | 28 | 58 | 4 |
MH37 | Tổ chức quản lý sản xuất | 90 | 28 | 58 | 4 |
MH39 | Khuyến nông - Khuyến ngư | 90 | 28 | 58 | 4 |
- Đối với các tỉnh phía Nam
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ26 | Sản xuất giống cá tra, ba sa | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ29 | Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá cảnh | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ30 | Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá rô đồng | 90 | 30 | 56 | 4 |
MH34 | Bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch | 90 | 28 | 58 | 4 |
MĐ36 | Sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản | 90 | 28 | 58 | 4 |
MH37 | Tổ chức quản lý sản xuất | 90 | 28 | 58 | 4 |
MH39 | Khuyến nông - Khuyến ngư | 90 | 28 | 58 | 4 |
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng của vùng miền của từng địa phương;
- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các trường/ cơ sở dạy nghề lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được nêu trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho trường/ cơ sở của mình. Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:
+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;
+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;
+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo qui định (thời gian đào tạo các môn học tự chọn chiếm khoảng (20 – 30%) tổng thời gian học tập các môn học đào tạo nghề);
+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian lý thuyết, thực hành theo qui định (thực hành chiếm từ 65- 75%, lý thuyết từ 25 – 35%).
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp
- Sinh viên phải đạt điểm trung bình ≥ 5,0 các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp.
- Môn thi, hình thức thi, thời gian làm bài thi:
TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết, vấn đáp, trắc nghiệm | Không quá 120 phút |
2 | Kiến thức, kỹ năng nghề |
|
|
| - Lý thuyết nghề | Viết, vấn đáp, trắc nghiệm | Không quá 180 phút |
| - Thực hành nghề | Bài thi thực hành | Không quá 24 giờ |
| - Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành) | Bài thi lý thuyết và thực hành | Không quá 24 giờ |
- Nội dung các môn thi tốt nghiệp:
+ Chính trị: Theo qui định hiện hành;
+ Lý thuyết nghề: kiến thức trọng tâm về: quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, bệnh động vật thủy sản, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản nước ngọt;
+ Thực hành nghề: các kỹ năng về: chuẩn bị công trình nuôi thủy sản, sử dụng thức ăn, quản lý môi trường, quản lý dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; thao tác kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản.
- Điều kiện công nhận tốt nghiệp: theo qui định hiện hành.
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá(được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện
- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường/ cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo thích hợp;
- Thời gian cho hoạt động ngoại khoá được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá vào thời điểm thích hợp.
4. Các chú ý khác
4.1. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung hoạt động thực hành thực hành môn học, mô đun:
+ Thời gian và nội dung theo đề cương chi tiết môn học, mô đun;
+ Do đặc thù của nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt, các trường/ cơ sở dạy nghề có thể đào tạo kết thúc lý thuyết các mô đun đào tạo chuyên môn nghề, nội dung thực hành nghề được thực hiện tại cơ sở sản xuất nuôi trồng thủy sản.
4.2. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung hoạt động thực tập
- Thực tập sản xuất:
+ Thời gian và nội dung theo khung chương trình;
+ Các trường/ cơ sở dạy nghề căn cứ vào khung chương trình để xây dựng đề cương thực tập, đề cương báo cáo thực tập sản xuất.
- Thực tập tốt nghiệp:
+ Thời gian và nội dung theo khung chương trình;
+ Các trường/ cơ sở dạy nghề căn cứ vào khung chương trình để xây dựng đề cương thực tập, đề cương báo cáo thực tập tốt nghiệp./.
PHỤ LỤC 2:
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC MẶN, NƯỚC LỢ”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2009/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
PHỤ LỤC 2A:
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
Tên nghề: Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ
Mã nghề: 40620702
Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;
(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hoá phổ thông theo Quy định của Bộ Giáo dục- Đào tạo);
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 24
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức: Hiểu được kiến thức cơ bản về:
+ Công trình nuôi thủy sản, quản lý chất lượng nước, dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, bệnh động vật thủy sản và an toàn lao động trong nuôi trồng thủy sản;
+ Kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản nước mặn lợ có giá trị kinh tế, vận chuyển động vật thủy sản;
+ Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm sản phẩm sau thu hoạch, kỹ năng giao tiếp.
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức
+ Xây dựng được niềm tin, lý tưởng cách mạng cho người học; chấp hành chủ trương đường lối của Đảng và chính sách, Pháp luật của Nhà nước về nuôi trồng thủy sản;
+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác;
+ Có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.
- Thể chất, quốc phòng:
+ Có đủ sức khoẻ để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Hiểu biết một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: Thể dục, Điền kinh, Bóng chuyền;…
+ Có hiểu biết cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;
+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ, vận dụng được trong công tác bảo vệ trật tự trị an;
+ Có ý thức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm
Nghề nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ là nghề có phạm vi hoạt động rộng ở các vùng ven biển, các trạm, trang trại và doanh nghiệp. Người học nghề nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ có thể tham gia vào các vị trí sau:
+ Kỹ thuật viên sản xuất giống thuỷ sản nước mặn, nước lợ đào tạo trình độ 2/5;
+ Kỹ thuật viên nuôi thuỷ sản nước mặn, nước lợ đào tạo trình độ 2/5;
+ Nhân viên bảo quản sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch đào tạo trình độ 2/5.
II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian khoá học: 1,5 năm
- Thời gian học tập: 69 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 2379 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 131 giờ (trong đó thi tốt nghiệp: 40 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2260 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 1900 giờ; Thời gian học tự chọn: 360 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 645 giờ; Thời gian học thực hành: 1615 giờ
3. Thời gian học văn hoá trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1.200 giờ
(Danh mục các môn học văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo lô gíc sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả
III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
I | Các môn học chung | 210 | 106 | 87 | 17 |
MH01 | Chính trị | 30 | 22 | 6 | 2 |
MH02 | Pháp luật | 15 | 10 | 4 | 1 |
MH03 | Giáo dục thể chất | 30 | 3 | 24 | 3 |
MH04 | Giáo dục quốc phòng - An ninh | 45 | 28 | 13 | 4 |
MH05 | Tin học | 30 | 13 | 15 | 2 |
MH06 | Ngoại ngữ | 60 | 30 | 25 | 5 |
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc | 1900 | 506 | 1331 | 63 |
II.1 | Các môn học kỹ thuật cơ sở | 480 | 266 | 189 | 25 |
MH07 | Công trình nuôi thuỷ sản | 90 | 56 | 29 | 5 |
MH08 | Quản lý chất lượng nước trong nuôi thuỷ sản | 120 | 56 | 58 | 6 |
MH09 | Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi thủy sản | 90 | 56 | 29 | 5 |
MH10 | Bệnh động vật thuỷ sản | 120 | 56 | 58 | 6 |
MH11 | An toàn lao động trong nuôi trồng thủy sản | 60 | 42 | 15 | 3 |
II.2 | Các mô đun chuyên môn nghề | 870 | 240 | 1142 | 38 |
MĐ12 | Sản xuất giống cá biển | 120 | 30 | 85 | 5 |
MĐ13 | Sản xuất giống tôm sú | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ14 | Sản xuất giống tôm he chân trắng | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ15 | Nuôi cá lồng trên biển | 120 | 30 | 85 | 5 |
MĐ16 | Nuôi cá trong ao nước lợ | 120 | 30 | 85 | 5 |
MĐ17 | Nuôi tôm sú thương phẩm | 120 | 30 | 85 | 5 |
MĐ18 | Nuôi tôm he chân trắng thương phẩm | 90 | 30 | 55 | 5 |
MĐ19 | Vận chuyển động vật thuỷ sản | 120 | 30 | 85 | 5 |
MĐ20 | Thực tập tốt nghiệp | 550 |
| 550 |
|
Tổng cộng | 2110 | 618 | 1417 | 75 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO MÔN HỌC, MÔ ĐUN BẮT BUỘC
(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.
1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun (Chọn 4 trong 8 môn học, môđun) | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ21 | Nuôi cua biển | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ22 | Nuôi động vật thân mềm | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ23 | Nuôi tôm hùm | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ24 | Sản xuất giống và trồng rong biển | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ25 | Nuôi cá kèo | 90 | 30 | 56 | 4 |
MH26 | Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản | 90 | 28 | 58 | 4 |
MH27 | Bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch | 90 | 28 | 58 | 4 |
MH28 | Kỹ năng giao tiếp | 90 | 28 | 58 | 4 |
(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)
Các môn học, mô đun tự chọn được gợi ý đưa vào chương trình khung là 4 với tổng thời gian học là 360 giờ, trong đó 120 giờ lý thuyết và 240 giờ thực hành. Các Trường/Cơ sở dạy nghề có thể tham khảo các môn học ở bảng sau:
- Các tỉnh phía Bắc
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ21 | Nuôi cua biển | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ25 | Nuôi cá kèo | 90 | 30 | 56 | 4 |
MH26 | Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản | 90 | 28 | 58 | 4 |
MH27 | Bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch | 90 | 28 | 58 | 4 |
- Các tỉnh phía Nam
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ21 | Nuôi cua biển | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ22 | Nuôi động vật thân mềm | 90 | 30 | 56 | 4 |
MH26 | Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản | 90 | 28 | 58 | 4 |
MH27 | Bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch | 90 | 28 | 58 | 4 |
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng của vùng miền của từng địa phương;
- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các trường/cơ sở dạy nghề lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được nêu trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho trường/cơ sở của mình. Việc xác định các môn học tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:
+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;
+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;
+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo qui định (thời gian đào tạo các môn học tự chọn chiếm khoảng (20 – 30%) tổng thời gian học tập các môn học đào tạo nghề);
+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian lý thuyết, thực hành theo qui định (thực hành chiếm từ 65- 85%, lý thuyết từ 15 – 35%).
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp
- Học sinh phải đạt điểm trung bình ≥ 5,0 các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp.
- Môn thi, hình thức thi, thời gian làm bài thi:
TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết, vấn đáp, trắc nghiệm | Không quá 120 phút |
2 | Văn hoá THPT đối với hệ tuyển sinh THCS | Viết, trắc nghiệm | Không quá 120 phút |
3 | Kiến thức, kỹ năng nghề |
|
|
| - Lý thuyết nghề | Viết, vấn đáp, trắc nghiệm | Không quá 180 phút |
| - Thực hành nghề | Bài thi thực hành | Không quá 24 giờ |
- Nội dung các môn thi tốt nghiệp:
+ Chính trị: Theo qui định hiện hành;
+ Lý thuyết nghề: kiến thức trọng tâm về: quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, bệnh động vật thủy sản, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản nước mặn lợ;
+ Thực hành nghề: các kỹ năng về: chuẩn bị công trình nuôi thủy sản, sử dụng thức ăn, quản lý môi trường, quản lý dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; thao tác kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản nước mặn lợ.
- Điều kiện công nhận tốt nghiệp: theo qui định hiện hành;
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt đựoc mục tiêu giáo dục toàn diện
- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường/Cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo thích hợp;
- Thời gian cho hoạt động ngoại khoá được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá vào thời điểm thích hợp.
4. Các chú ý khác
4.1. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung hoạt động thực hành, thực tập
- Thực hành môn học, mô đun:
+ Thời gian và nội dung theo đề cương chi tiết môn học, mô đun;
+ Do đặc thù của nghề Nuôi trồng thủy sản nước nước mặn lợ, các trường/ cơ sở dạy nghề có thể đào tạo kết thúc lý thuyết các mô đun đào tạo chuyên môn nghề, nội dung thực hành nghề được thực hiện tại cơ sở sản xuất nuôi trồng thủy sản.
- Thực tập tốt nghiệp:
+ Thời gian và nội dung theo khung chương trình;
+ Các trường/cơ sở dạy nghề căn cứ vào khung chương trình để xây dựng đề cương thực tập, đề cương báo cáo thực tập tốt nghiệp.
4.2. Hướng dẫn thi các môn văn hóa phổ thông đối người học nghề hệ tuyển sinh trung học cơ sở được thực hiện theo quy định sau:
- Thi các môn văn hóa phổ thông được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thi tốt nghiệp các môn văn hóa phổ thông đối với hệ Trung cấp chuyên nghiệp tuyển sinh trung học cơ sở.
- Kế hoạch thi do Hiệu trưởng các trường/ cơ sở dạy nghề quyết định, thực hiện kế hoạch thi trước khi thi tốt nghiệp khóa học nghề và được thông báo cho người học nghề biết trước 15 ngày./.
PHỤ LỤC 2B:
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
Tên nghề: Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ
Mã nghề: 50620702
Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 31
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức: Hiểu được kiến thức cơ bản về:
+ Thủy sinh vật, ngư loại, quản lý môi trường ao nuôi, công trình nuôi thủy sản, dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, phòng và trị bệnh các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế và an toàn lao động trong nuôi trồng thủy sản;
+ Kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản nước mặn lợ có giá trị kinh tế, bảo quản sản phẩm sau