cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư số 23/2009/TT-BLĐTBXH ngày 15/06/2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội Quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề nhóm nghề sức khỏe và dịch vụ xã hội (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 23/2009/TT-BLĐTBXH
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Cơ quan ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Ngày ban hành: 15-06-2009
  • Ngày có hiệu lực: 30-07-2009
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 30-05-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3591 ngày (9 năm 10 tháng 6 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 30-05-2019
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 30-05-2019, Thông tư số 23/2009/TT-BLĐTBXH ngày 15/06/2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội Quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề nhóm nghề sức khỏe và dịch vụ xã hội (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 746/QĐ-BLĐTBXH ngày 30/05/2019 Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đến hết ngày 25/5/2019”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
 
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 23/2009/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2009

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ NHÓM NGHỀ SỨC KHỎE VÀ DỊCH VỤ XÃ HỘI

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 06 tháng 09 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;
Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định và đề nghị của Tổng cục Dạy nghề về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Kỹ thuật sản xuất dược; Sản xuất dụng cụ chỉnh hình; Dịch vụ chăm sóc gia đình;
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề đối với các nghề trên như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và Đối tượng áp dụng:

Thông tư này quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề và chương trình khung trình độ cao đẳng nghề để áp dụng đối với các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung trường trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề) công lập và tư thục có đăng ký hoạt động dạy nghề các nghề được quy định tại Thông tư này;

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề quy định tại Thông tư này không bắt buộc áp dụng đối với các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều 2. Chương trình khung quy định tại Thông tư này bao gồm:

1. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Kỹ thuật sản xuất dược” (Phụ lục 1);

2. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Sản xuất dụng cụ chỉnh hình” (Phụ lục 2);

3. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Chăm sóc dịch vụ gia đình” (Phụ lục 3).

Điều 3. Trách nhiệm xây dựng chương trình dạy nghề:

Căn cứ quy định tại Thông tư này, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này tổ chức xây dựng, thẩm định, duyệt chương trình dạy nghề của trường.

Điều 4. Điều khoản thi hành:

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký;

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Tổ chức Chính trị - Xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp;
- Công báo Website Chính phủ (2b)
- Lưu: Vụ Pháp chế, VP, TCDN (20b)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đàm Hữu Đắc

 

PHỤ LỤC 1

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO DẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯỢC”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2009/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

PHỤ LỤC 1A

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

Tên nghề: Kỹ thuật thiết bị sản xuất dược

Mã nghề: 40521207

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hoá phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo)

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 38

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Có kiến thức về chức năng, cấu tạo cơ bản của các thiết bị sản xuất dược phẩm;

+ Có kiến thức về nguyên lý hoạt động của thiết bị sản xuất dược;

+ Biết được quy trình vận hành các thiết bị sản xuất dược;

- Kỹ năng:

+ Lắp đặt đúng kỹ thuật thiết bị sản xuất dược;

+ Vận hành đúng quy trình thiết bị sản xuất dược;

+ Thực hiện được các công việc bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ thiết bị sản xuất dược;

+ Phát hiện được các sự cố và sửa chữa được các hư hỏng thông thường của các thiết bị sản xuất dược;

+ Lập sổ lý lịch máy và ghi chép theo dõi tình trạng hoạt động của thiết bị sản xuất dược.

+ Có khả năng làm việc độc lập hoặc tổ chức làm việc theo nhóm.

2. Chính trị, đạo đức, thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Tiếp thu được truyền thống dân tộc, hiểu biết đường lối chính sách của Nhà nước; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân; trung thành với Tổ quốc;

+ Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động, có vốn hiểu biết xã hội, có kỹ năng sống để sống tự lập, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

- Thể chất, Quốc phòng:

+ Có đủ sức khoẻ để sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn;

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quốc phòng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

- Làm việc tại:

+ Phòng kỹ thuật, vận hành thiết bị tại các xưởng, phân xưởng của các cơ sở sản xuất dược phẩm;

+ Phòng thiết kế, lắp đặt, bảo hành, bảo trì các cơ quan đơn vị sản xuất thiết bị sản xuất dược;

+ Phòng bảo hành, bảo trì các cơ quan đơn vị kinh doanh thiết bị sản xuất dược;

+ Xưởng thực hành của các trường Trung cấp dược;

+ Các viện nghiên cứu khoa học.

II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 2 năm

- Thời gian học tập: 94 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2615 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi tốt nghiệp: 168 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 40 giờ).

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2405 giờ

Trong đó :

+ Thời gian học bắt buộc: 1960 giờ; Thời gian học tự chọn: 445 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 612 giờ; Thời gian thực hành: 1348 giờ

3. Thời gian học văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở:1200 giờ

(Danh mục các môn văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo(giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I.

Các môn học chung

210

106

87

17

MH01

Chính trị

30

22

6

2

MH02

Pháp luật

15

10

4

1

MH03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH04

Giáo dục quốc phòng- An ninh

45

28

13

4

MH05

Tin học

30

13

15

2

MH06

Ngoại ngữ

60

30

25

5

II.

Các môn học/mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1960

612

1240

108

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

585

327

222

36

MH07

Hình hoạ -vẽ kỹ thuật

75

52

18

5

MH08

Kỹ thuật điện

90

54

30

6

MH09

Kỹ thuật xung

75

58

12

5

MH10

Linh kiện điện tử

75

33

39

3

MH11

Kỹ thuật mạch điện tử

90

48

36

6

MH12

Kỹ thuật số

90

37

47

6

MH13

Kỹ thuật đo lường

90

45

40

5

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1375

285

1018

72

MH14

An toàn lao động

45

32

10

3

MH15

Công nghệ bào chế dược phẩm

45

41

 

4

MH16

Kỹ thuật sấy

45

42

 

3

MH17

Điều khiển tự động

60

20

36

4

MH18

Kỹ thuật lập trình PLC1

45

22

20

3

MĐ19

Máy ép vỉ

30

10

18

2

MĐ20

Hệ thống xử lý nước

30

14

14

2

MĐ21

Máy trộn siêu tốc

45

14

28

3

MĐ22

Nồi hấp tiệt trùng

45

14

28

3

MĐ23

Tủ sấy tầng sôi

45

14

28

3

MĐ24

Hệ thống thuỷ lực

45

14

28

3

MĐ25

Máy dập viên 1

30

10

18

2

MĐ26

Hệ thống khí nén

60

20

36

4

MĐ27

Máy sấy điện

45

18

24

3

MĐ28

Thực tập tại cơ sở, tốt nghiệp

760

 

730

30

Tổng cộng:

2445

612

1755

78

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ :

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và Chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Chương trình khung đào tạo là văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hoá cơ cấu nội dung, số môn học, thời lượng của các môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, thực tập của khoá học hai năm được cấu trúc thành một hệ thống hoàn chỉnh và phân bố hợp lý về thời gian theo quy định của Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, nhằm đáp ứng mục tiêu và yêu cầu chất lượng đào tạo. Chương trình khung này chỉ áp dụng cho hình thức đào tạo chính quy, các hình thức đào tạo không chính quy được thực hiện theo Chương trình khung riêng.

1.1. Danh mục mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn và phân bổ thời gian:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH29

Sắc ký

60

31

29

4

MH30

Hiển vi điện tử truyền qua

60

49

7

4

MH31

Dược liệu

60

56

0

4

MH32

Hệ thống điều khiển bằng khí nén

60

34

22

4

MĐ33

Kỹ thuật lập trình PLC3

60

 

56

4

MĐ34

Máy dập viên II

75

28

43

4

MĐ35

Cơ sở kỹ thuật thiết bị khuấy trộn

60

29

27

4

MĐ36

Kỹ thuật lạnh trong sản xuất dược

45

14

28

3

MĐ37

Quang kỹ thuật

60

29

27

4

MĐ38

Máy ép vỉ II

75

14

55

6

MĐ39

Thiết bị làm mềm nước BD/60-110

75

14

55

6

MĐ40

Máy nén khí ELGI

75

14

55

6

MĐ41

Máy trộn siêu tốc M300

75

14

55

6

MĐ42

Nồi hấp

75

14

55

6

MĐ43

Tủ sấy tầng sôi GFG120

75

14

55

6

(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)

Ví dụ: có thể chọn các môn học/mô đun tự chọn sau đây:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH31

Dược liệu

60

56

0

4

MH32

Hệ thống điều khiển bằng khí nén

60

34

22

4

MĐ35

Cơ sở kỹ thuật thiết bị khuấy trộn

60

29

27

4

MĐ36

Kỹ thuật lạnh trong sản xuất dược

45

14

28

3

MĐ40

Máy nén khí ELGI

75

14

55

6

MĐ41

Máy trộn siêu tốc M300

75

14

55

6

MĐ42

Nồi hấp

75

14

55

6

Tổng cộng:

450

175

242

33

1.2. Hướng dẫn xây dựng Chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Các môn học, mô đun tự chọn được xây dựng theo định hướng phát triển hoặc theo chuyên môn sâu, hoặc theo hướng mở rộng kiến thức, kỹ năng nghề;

- Để phát triển chuyên môn thì các môn học được xây dựng cập nhật theo sự phát triển, tiến bộ của khoa học công nghệ nghề kỹ thuật thiết bị sản xuất dược;

- Để mở rộng được kiến thức, kỹ năng nghề các môn học được xây dựng theo các nghề có liên hệ gắn với nghề kỹ thuật thiết bị sản xuất dược, như nghề kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế, nghề kỹ thuật thiết bị điện tử y tế, nghề kỹ thuật thiết bị xét nghiệm y tế, nghề kỹ thuật thiết bị cơ điện y tế và các môn học mô đun này cũng đựơc cập nhật theo tiến bộ của chuyên ngành tương ứng.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

- Hình thức kiểm tra hết môn: có thể áp dụng một trong những phương pháp sau: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành.

- Thời gian kiểm tra:

+ Lý thuyết: không quá 120 phút

+ Thực hành: không quá 8 giờ

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Văn hoá THPT đối với hệ tuyển sinh THCS

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

- Thực hành nghề

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

 

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm,

Bài thi thực hành

Bài thi lý thuyết và thực hành

 

Không quá 180 phút

Không quá 24 giờ

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Tham quan các cơ sở sản xuất dược, các cơ sở sản xuất, sửa chữa, kinh doanh thiết bị sản xuất dược, Viện nghiên cứu khoa học công nghệ;

- Tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học giới thiệu và trình bày các tiến bộ, công nghệ mới và các thiết bị hiện đại do các hãng trong và ngoài nước thực hiện;

- Tổ chức các hoạt động sáng tạo, nghiên cứu khoa học trong học sinh, sinh viên;

- Tổ chức các sinh hoạt chuyên đề.

4. Các chú ý khác:

- Những tài liệu tham khảo được đưa ra kèm theo các môn học là những tài liệu được sử dụng để tham khảo xây dựng Chương trình các môn học/môđun và đây cũng là tài liệu cho giáo viên và người học có thể sử dụng để giảng dạy, học tập;

- Đối với các cơ sở thực tập ngoài trường đào tạo nghề kỹ thuật thiết bị sản xuất dược bao gồm: các cơ sở sản xuất dược, các cơ sở sản xuất, sửa chữa, kinh doanh thiết bị sản xuất dược, Viện nghiên cứu khoa học công nghệ với đội ngũ cán bộ kỹ thuật đủ khả năng hướng dẫn thực tập./.

 

PHỤ LỤC 1B

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

Tên nghề: Kỹ thuật thiết bị sản xuất dược

Mã nghề: 50521207

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 56

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

Sau khi học xong, sinh viên Cao đẳng nghề kỹ thuật Thiết bị sản xuất dược có thể trình bày được một cách hệ thống kiến thức giáo dục đại cương bậc Cao đẳng về một số môn cơ sở phù hợp với nghề đào tạo.

+ Có kiến thức về chức năng, cấu tạo cơ bản của các thiết bị sản xuất dược;

+ Có kiến thức về nguyên lý hoạt động của thiết bị sản xuất dược;

+ Có kiến thức về quy trình vận hành các thiết bị sản xuất dược;

+ Đề xuất các giải pháp về công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

- Kỹ năng:

+ Lắp đặt thiết bị sản xuất dược đúng kỹ thuật;

+ Vận hành thiết bị sản xuất dược đúng quy trình;

+ Lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa nhỏ các thiết bị sản xuất dược;

+ Thực hiện được các công việc bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ thiết bị sản xuất dược;

+ Phát hiện được các sự cố và sửa chữa được các hư hỏng thông thường của các thiết bị sản xuất dược;

+ Sửa chữa được các thiết bị có ứng dụng công nghệ tiên tiến;

+ Theo dõi và giám sát tham gia quá trình sửa chữa thiết bị sản xuất dược của các chuyên gia kỹ thuật;

+ Lập sổ lý lịch máy và ghi chép theo dõi tình trạng hoạt động của thiết bị sản xuất dược.

+ Có khả năng làm việc độc lập hoặc tổ chức làm việc theo nhóm.

2. Chính trị, đạo đức, thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Tiếp thu được truyền thống dân tộc, trung thành với Tổ quốc, hiểu biết đường lối chính sách của Nhà nước; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân.

+ Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động, có vốn hiểu biết xã hội, có kỹ năng sống để sống tự lập, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

- Về thể chất, quốc phòng:

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quốc phòng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

- Sau khi học xong có khả năng làm việc tại:

+ Phòng kỹ thuật, vận hành thiết bị tại các xưởng, phân xưởng của các cơ sở sản xuất dược phẩm;

+ Phòng thiết kế, lắp đặt, bảo hành, bảo trì các cơ quan đơn vị sản xuất thiết bị sản xuất dược;

+ Phòng bảo hành, bảo trì các cơ quan đơn vị kinh doanh thiết bị sản xuất dược;

+ Xưởng thực hành của các trường Trung cấp dược, cao đẳng dược, đại học dược;

+ Các viện nghiên cứu khoa học, các cơ sở sản xuất và sử dụng thiết bị hoá chất.

II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 156 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3730 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi tốt nghiệp: 211 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 40 giờ).

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3055 giờ

Trong đó:

+ Thời gian học bắt buộc: 3055 giờ; Thời gian học tự chọn : 675 giờ

+ Thời gian học lý thuyết tối thiểu:1137 giờ; Thời gian thực hành: 1918 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo(giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH01

Chính trị

90

60

24

6

MH02

Pháp luật

30

21

7

2

MH03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH04

Giáo dục quốc phòng

75

58

13

4

MH05

Tin học cơ bản

75

17

54

4

MH06

Ngoại ngữ

120

60

50

10

II

Các môn học/mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2605

916

1539

150

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

1005

572

369

64

MH07

Ứng dụng ma trận trong kỹ thuật thiết bị sản xuất dược

60

41

15

4

MH08

Phương pháp tính

45

27

15

3

MH09

Xác suất và thống kê

45

30

12

3

MH10

Vật lý ứng dụng trong thiết bị sản xuất dược

60

31

25

4

MH11

Hoá dược

45

22

20

3

MH12

Hình hoạ - vẽ kỹ thuật

75

52

18

5

MH13

Cơ lý thuyết

30

21

7

2

MH14

Cơ kỹ thuật

45

30

12

3

MH15

Kỹ thuật điện

90

54

30

6

MH16

Kỹ thuật xung

75

58

12

5

MH17

Linh kiện điện tử

75

33

39

3

MH18

Kỹ thuật mạch điện tử

90

48

36

6

MH19

Kỹ thuật số

90

37

47

6

MH20

Cấu trúc máy tính

90

43

41

6

MH21

Kỹ thuật đo lường

90

45

40

5

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1600

344

1170

86

MH22

An toàn lao động

45

32

10

3

MH23

Công nghệ bào chế dược phẩm

45

41

0

4

MH24

Kỹ thuật sấy

45

42

0

3

MĐ25

Hệ thống điều khiển tự động

60

20

36

4

MĐ26

Kỹ thuật lập trình PLCI

45

22

20

3

MĐ27

Kỹ thuật lập trình PLCII

105

10

89

6

MĐ28

Máy ép vỉ I

30

10

18

2

MĐ29

Hệ thống xử lý nước

30

14

14

2

MĐ30

Máy nén khí

30

14

14

2

MĐ31

Máy trộn siêu tốc

45

14

28

3

MĐ32

Nồi hấp tiệt trùng

45

14

28

3

MĐ33

Tủ sấy tầng sôi

45

14

28

3

MĐ34

Quạt công nghiệp

30

10

18

2

MĐ35

Máy bơm

30

12

16

2

MĐ36

Hệ thống thuỷ lực

45

14

28

3

MĐ37

Máy dập viên I

30

10

18

2

MĐ38

Máy tạo hạt

30

13

15

2

MĐ39

Hệ thống khí nén

60

20

36

4

MĐ40

Máy sấy điện

45

18

24

3

MH41

Thực tập tại cơ sở, tốt nghiệp

760

0

730

30

Tổng cộng:

3055

1137

1747

171

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO

đẳng nghề để xác định Chương trình đào tạo nghề:

Chương trình khung đào tạo là văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hoá cơ cấu nội dung, số môn học, thời lượng của các môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, thực tập của khoá học 3 năm được cấu trúc thành một hệ thống hoàn chỉnh và phân bố hợp lý về thời gian theo quy định của Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, nhằm đáp ứng mục tiêu và yêu cầu chất lượng đào tạo. Chương trình khung này chỉ áp dụng cho hình thức đào tạo chính quy theo niên chế, các hình thức đào tạo không chính quy được thực hiện theo Chương trình khung riêng.

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và Chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Trong đó yêu cầu tối thiểu người học phải đăng ký tham gia học các mô đun tự chọn ít nhất có tổng số thời gian : 675 giờ

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH42

Sắc ký

60

27

29

4

MH43

Hiển vi điện tử truyền qua

60

49

7

4

MH44

Dược liệu

60

56

0

4

MH45

Hệ thống điều khiển bằng khí nén

60

34

22

4

MĐ46

Kỹ thuật lập trình PLCIII

60

0

56

4

MĐ47

Máy dập viên II

75

28

43

4

MĐ48

Cơ sở kỹ thuật thiết bị khuấy trộn

60

29

27

4

MĐ49

Kỹ thuật lạnh trong sản xuất dược

45

14

28

3

MĐ50

Quang kỹ thuật

60

29

27

4

MĐ51

Máy ép vỉ ha-02-107b

75

14

55

6

MĐ52

Thiết bị làm mềm nước BD/60-110

75

14

55

6

MĐ53

Máy nén khí ELGI

75

14

55

6

MĐ54

Máy trộn siêu tốc M300

75

14

55

6

MĐ55

Nồi hấp

75

14

55

6

MĐ56

Tủ sấy tầng sôi GFG120

75

14

55

6

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

Ví dụ: Có thể chọn các môn học tự chọn sau đây

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH42

Sắc ký

60

27

29

4

MH44

Dược liệu

60

56

0

4

MH45

Hệ thống điều khiển bằng khí nén

60

34

22

4

MĐ48

Cơ sở kỹ thuật thiết bị khuấy trộn

60

29

27

4

MĐ50

Quang kỹ thuật

60

29

27

4

MĐ51

Máy ép vỉ ha-02-107b

75

14

55

6

MĐ52

Thiết bị làm mềm nước BD/60-110

75

14

55

6

MĐ53

Máy nén khí ELGI

75

14

55

6

MĐ54

Máy trộn siêu tốc M300

75

14

55

6

MĐ56

Tủ sấy tầng sôi GFG120

75

14

55

6

Tổng cộng:

675

245

380

50

1.2. Hướng dẫn xây dựng Chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Các môn học, mô đun tự chọn được xây dựng theo định hướng phát triển hoặc theo chuyên môn sâu, hoặc theo hướng mở rộng kiến thức, kỹ năng nghề;

- Để phát triển chuyên môn, các môn học được xây dựng cập nhật theo sự phát triển, tiến bộ của khoa học công nghệ nghề kỹ thuật thiết bị sản xuất dược;

- Để mở rộng được kiến thức, kỹ năng nghề các môn học được xây dựng theo các nghề có liên hệ gắn với nghề kỹ thuật thiết bị sản xuất dược, như nghề kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế, nghề kỹ thuật thiết bị điện tử y tế, nghề kỹ thuật thiết bị xét nghiệm y tế, nghề kỹ thuật thiết bị cơ điện y tế và các môn học mô đun này cũng đựơc cập nhật theo tiến bộ của chuyên ngành tương ứng.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

- Thực hành nghề

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

 

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm,

Bài thi thực hành

Bài thi lý thuyết và thực hành

 

Không quá 180 phút

Không quá 24 giờ

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Tham quan các cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở sản xuất, sửa chữa, kinh doanh sản xuất dược, Viện nghiên cứu khoa học công nghệ;

- Tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học giới thiệu và trình bày các tiến bộ, công nghệ mới và các thiết bị hiện đại do các hãng trong và ngoài nước thực hiện ;

- Tổ chức các hoạt động sáng tạo, nghiên cứu khoa học trong học sinh, sinh viên;

- Tổ chức các sinh hoạt chuyên đề.

4. Các chú ý khác:

- Những tài liệu tham khảo được đưa ra kèm theo các môn học là những tài liệu được sử dụng để tham khảo xây dựng Chương trình các môn học/môđun và đây cũng là tài liệu cho giáo viên và người học có thể sử dụng để giảng dạy, học tập.

- Các cơ sở thực tập ngoài trường bao gồm: các cơ sở sản xuất dược, các cơ sở sản xuất, sửa chữa, kinh doanh thiết bị sản xuất dược, Viện nghiên cứu khoa học công nghệ với đội ngũ cán bộ kỹ thuật đủ khả năng hướng dẫn thực tập./.

 

PHỤ LỤC 2

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ CHO NGHỀ “SẢN XUẤT DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2009/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)

PHỤ LỤC 2A

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

Tên nghề : Sản xuất dụng cụ chỉnh hình

Mã số nghề: 40521301

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hoá phổ thông theo Qui định của Bộ giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 25

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Có kiến thức cơ bản về giải phẫu, bệnh lý, sinh cơ học, vật liệu và các kiến thức về kỹ thuật chân giả để thực hiện đúng và chính xác chỉ định thiết kế về Nẹp chỉnh hình mà nhóm phục hội chức năng đề ra. Vì vậy, những kiến thức cơ bản phải có được chia làm hai nhóm;

+ Nhóm thứ nhất gọi là kiến thức Y học gồm; Giải phẫu, Bệnh lý, Vận động sinh lý của cơ xương khớp thuộc chi dưới;

+ Nhóm thứ hai gọi là kiến thức Nẹp chỉnh hình gồm; Cơ khí, vật liệu và Sinh cơ lý.

- Kỹ năng:

+ Học sinh trung cấp nghề sản xuất dụng cụ chỉnh hình sau khi ra trường với khối lượng kiến thức chuyên môn được đào tạo toàn diện về sản xuất nẹp chỉnh hình. Họ có thể làm việc tương đối độc lập, từ khâu tiếp nhận, thăm khám và thực hiện theo các thiết kế về Nẹp chỉnh hình ;

+ Tham gia hoạt động toán y học phục hồi với tư cách là một thành viên đầy đủ về lĩnh vực nẹp chỉnh hình , tham gia ứng dụng các kỹ thuật mới;

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng.

- Chính trị, đạo đức.

+ Nền tảng chính trị đạo đức của mỗi học sinh trong quá trình đào tạo cũng như sau tốt nghiệp, trở thành kỹ thuật viên chỉnh hình phục vụ trong ngành Y tế đó là: Trung thành với lợi ích, Tổ quốc, Đảng và Dân tộc. Luôn phấn đấu hết mình vì sự nghiệp phục vụ nhân dân;

+ Trong quá trình phục vụ người bệnh, bất kỳ phục vụ ở đâu, bất kỳ lúc nào cũng luôn gìn giữ phẩm chất của người cán bộ Y tế “Lương y phải như từ mẫu”;

+ Về nhận thức, xuất phát từ mục tiêu chung của nhà nước, trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho chiến lược lâu dài: Hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước.

- Thể chất, quốc phòng.

+ Trong thời gian đào tạo, việc rèn luyện thể chất, là không ngừng nâng cao sức khỏe. Ngoài phẩm chất tốt về chính trị, đạo đức, cũng cần yếu tố sức khỏe để học tập tốt và công tác tốt, tham gia các hoạt động xã hội và sinh hoạt cộng đồng;

+ Tăng cường rèn luyện thể chất để tham gia các yêu cầu rèn luyện quốc phòng, thực hiện nghĩa vụ quân sự hay tham gia các tổ chức trong hệ thống quốc phòng toàn dân. Khi cần, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc;

3. Cơ hội việc làm:

Kỹ thuật viên Nẹp chỉnh hình sau khi tốt nghiệp, có kiến thức và tay nghề có cơ hội việc làm tại các cơ sở sau:

- Các xưởng chỉnh hình, tại các Viện, các Trung tâm chỉnh hình và Phục hồi chức năng;

- Các xưởng chỉnh hình, tại các Bệnh viện Trung ương hay các bệnh viện lớn địa phương;

- Các xưởng chỉnh hình, thuộc các dự án của các Phi chính phủ và Quốc tế;

- Các xưởng chỉnh hình tư nhân;

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian khóa học: 2 năm.

- Thời gian học tập: 90 tuần.

- Thời gian thực học tối thiểu: 2512 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 10 tuần. (Trong đó thi tốt nghiệp 200 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2302 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1802 giờ; Thời gian học tự chọn: 500 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 1136 giờ; Thời gian học thực hành: 1166 giờ

3. Thời gian học văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC VÀ THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN.

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH01

Chính trị

30

22

6

2

MH02

Pháp luật

15

10

4

1

MH03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH04

Giáo dục quốc phòng- An ninh

45

28

13

4

MH05

Tin học

30

13

15

2

MH06

Ngoại ngữ

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun

1802

840

816

146

 

đào tạo bắt buộc

 

 

 

 

II. 1

Các môn học mô đun

753

590

116

48

 

kỹ thuật cơ sở

 

 

 

 

MH07

Giải phẫu

124

100

16

8

MH10

Sinh cơ học

160

120

30

10

MH11

Cơ học/vật lý

85

70

10

5

MH12

Toán học

43

35

5

3

MH13

Công nghệ xưởng

94

74

14

6

MH14

Lâm sàng

91

60

25

6

II.2

Các môn học mô đun chuyên môn

1049

250

700

99

MĐ15

Kỹ năng cơ khí chỉnh hình

200

45

145

10

MĐ16

Lấy mẫu chi dưới

96

25

65

6

MĐ17

Nẹp chỉnh hình chi dưới 1

230

55

155

20

MĐ18

Nẹp chỉnh hình chi dưới 2

195

40

140

15

MĐ19

Nẹp bàn chân khoèo

88

20

60

8

MĐ20

Nẹp chỉnh hình chi dưới 3

240

65

135

40

Tổng cộng:

2012

840

816

146

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC.

(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo).

V, HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ.

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

1.1 Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ21

Nẹp áo cố định

200

55

140

5

MĐ22

Nẹp chỉnh hình chi trên

150

35

110

5

MĐ23

Dụng cụ hỗ trợ bàn chân chỉnh hình

100

25

70

5

MĐ24

Kỹ thuật máng nẹp chi trên

88

20

60

8

MĐ25

Áo chỉnh hình

200

55

140

5

Ví dụ có thể lựa chọn các mô đun tự chọn theo các bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ21

Nẹp áo cố định

200

55

140

5

MĐ23

Dụng cụ hỗ trợ bàn chân chỉnh hình

100

25

70

5

MĐ25

Áo chỉnh hình

200

55

140

5

Tổng cộng:

500

135

350

15

1.2 Hướng dẫn xây dựng Chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

- Trong Chương trình môn học, mô đun tự chọn cần đảm bảo tối thiếu là 500 giờ.

- Cặp mô đun 21, 25 và mô đun 22, 24 là các mô đun có tính tiếp nối thứ tự và lô gíc, vậy khi lựa chọn cần chú ý sau khi hoàn thành mô đun 21 thì mới đủ điều kiện học mô đun 25. cặp mô đun 22 và 24 tương tự.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp.

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Văn hoá THPT đối với hệ tuyển sinh THCS:

Viết, trắc nghiệm

Không quá 180 phút

3

Kiến thức, kỹ năng nghề

Kiến thức nghề Kỹ năng nghề

Trắc nghiệm, viết vấn đáp

Bài tập thực hành

Không quá 180 phút

Không quá 80giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.

Số TT

Nội dung

Thời gian

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

1

Tham quan thực tế các Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng

3 ngày

3 ngày

2

Tham quan thực tế các Bệnh viện (có khoa Phục hồi chức năng)

 

4 ngày

3

Sinh viên tình nguyện

2 tuần

 

4. Các chú ý khác

Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học/mô đun tự chọn có thể sắp xếp lại mã môn học/mô đun trong Chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi quản lý./.

 

PHỤ LỤC 2 B

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

Tên nghề: Sản xuất dụng cụ chỉnh hình

Mã số nghề: 50521301

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 33

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức.

+ Nghề sản xuất các dụng cụ chỉnh hình thuộc loại hình hoạt động Kỹ thuật – Y học (Medical Engineering);

+ Thiết kế dựa trên những kết quả thăm khám, đánh giá trực tiếp trên người bệnh trên nhiều phương diện, và được sản xuất bởi sự phối kết hợp nhiều lọai vật liệu, bán thành nhằm thay thế chức năng thiếu hụt hay bị mất. Dụng cụ chỉnh hình được gắn trực tiếp vào cơ thể người bệnh (hoặc là tạm thời hoặc là suốt đời);

+ Những kiến thức phải có được chia làm hai nhóm:

Nhóm thứ nhất gọi là kiến thức Y học gồm; Giải phẫu, Bệnh lý, Vận động sinh lý của cơ xương khớp;

Nhóm thứ hai gọi là kiến thức Kỹ thuật chỉnh hình gồm; Cơ khí, vật liệu và sinh cơ lý.

- Kỹ năng.

+ Sinh viên Cao đẳng nghề sản xuất các dụng cụ chỉnh hình sau khi ra trường với khối lượng kiến thức chuyên môn được đào tạo toàn diện;

+ Sinh viên có thể làm việc độc lập, từ khâu; Tiếp nhận, thăm khám, tư vấn, chỉ định và thiết kế các dụng cụ chỉnh hình cơ bản đến khâu; Sản xuất, lắp ráp, hướng dẫn bệnh nhân tập luyện lại chức năng với các dụng cụ chỉnh hình do họ tạo ra, một cách có hiệu quả;

+ Làm việc độc lập trong quá trình sản xuất dụng cụ chỉnh hình;

+ Tham gia tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của một xưởng chỉnh hình, hoạt động trong toán y học phục hồi với tư cách là một chuyên gia đầy đủ về lĩnh vực dụng cụ chỉnh hình;

+ Cập nhật các kỹ thuật mới và triển khai ứng dụng;

+ Tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng.

- Chính trị, đạo đức.

+ Nền tảng chính trị đạo đức của mỗi học sinh trong quá trình đào tạo cũng như sau tốt nghiệp, trở thành kỹ thuật viên chỉnh hình phục vụ trong ngành Y tế đó là: Trung thành với lợi ích, Tổ quốc, Đảng và Dân tộc. Luôn phấn đấu hết mình vì sự nghiệp phục vụ nhân dân;

+ Trong quá trình phục vụ người bệnh, bất kỳ phục vụ ở đâu, bất kỳ lúc nào cũng luôn gìn giữ phẩm chất của người cán bộ Y tế “Lương y phải như từ mẫu”;

+ Về nhận thức, xuất phát từ mục tiêu chung của nhà nước, trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho chiến lược lâu dài: Hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước.

- Thể chất, quốc phòng.

+ Trong thời gian đào tạo, việc rèn luyện thể chất, là không ngừng nâng cao sức khỏe. Ngoài phẩm chất tốt về chính trị, đạo đức, cũng cần yếu tố sức khỏe để học tập tốt và công tác tốt, tham gia các hoạt động xã hội và sinh hoạt cộng đồng;

+ Tăng cường rèn luyện thể chất để tham gia các yêu cầu rèn luyện quốc phòng, thực hiện nghĩa vụ quân sự hay tham gia các tổ chức trong hệ thống quốc phòng toàn dân. Khi cần, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc;

3. Cơ hội việc làm:

Kỹ thuật viên chỉnh hình sau khi tốt nghiệp, có kiến thức và tay nghề có cơ hội việc làm tại các cơ sở sau:

- Các xưởng chỉnh hình, tại các Viện, các Trung tâm chỉnh hình và Phục hồi chức năng;

- Các xưởng chỉnh hình hay Khoa phục hồi chức năng, tại các Bệnh viện Trung ương hay các bệnh viện lớn địa phương;

- Các xưởng chỉnh hình, thuộc các dự án của các Phi chính phủ và Quốc tế;

- Các xưởng chỉnh hình tư nhân;

- Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phục hồi chức năng tại cộng đồng.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian khóa học: 3 năm.

- Thời gian học tập: 130 tuần.

- Thời gian thực học tối thiểu: 3.891 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 10 tuần. (Trong đó thi tốt nghiệp 200 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3.411 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2731 giờ; Thời gian học tự chọn: 710 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 1609 giờ; Thời gian học thực hành: 1832 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC VÀ THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN.

Mã MH, MĐ

Tên môn học

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH01

Chính trị

90

60

24

6

MH02

Pháp luật

30

21

7

2

MH03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH04

Giáo dục quốc phòng- An ninh

75

58

13

4

MH05

Tin học

75

17

54

4

MH06

Ngoại ngữ

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc

2731

1179

1327

225

II. 1

Các môn học mô đun kỹ thuật cơ sở

950

739

152

59

MH07

Giải phẫu

124

100

16

8

MH10

Sinh cơ học

267

200

50

17

MH11

Cơ học/vật lý

85

70

10

5

MH12

Toán học

43

35

5

3

MH13

Công nghệ xưởng

115

88

20

7

MH14

Lâm sàng

91

60

25

6

MH15

Kinh tế xưởng

53

40

10

3

II.2

Các môn học mô đun chuyên môn

1781

440

1175

166

MĐ16

Kỹ năng cơ khí chỉnh hình

200

45

145

10

MĐ17

Lấy mẫu chi dưới

96

25

65

6

MĐ18

Nẹp chỉnh hình chi dưới 1

230

55

155

20

MĐ19

Nẹp chỉnh hình chi dưới 2

195

40

140

15

MĐ20

Cốt âm ở chân giả

96

25

65

6

MĐ21

Chân giả dưới gối

149

35

105

9

MĐ22

Gia công chân giả trên gối

235

60

160

15

MĐ23

Nẹp bàn chân khoèo

80

20

55

5

MĐ24

Nẹp chỉnh hình chi dưới 3

240

65

135

40

MĐ25

Chân giả chi dưới

260

70

150

40

Tổng cộng:

3181

1179

1327

225

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC.

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo).

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐĂNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ.

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

1.1 Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ26

Nẹp áo cố định

150

35

110

5

MĐ27

Nẹp chỉnh hình chi trên

100

25

70

5

MĐ28

Sản xuất bàn chân giả

80

15

60

5

MĐ29

Kỹ thuật tay giả

100

25

70

5

MĐ30

Kỹ thuật chân giả khớp hông

120

30

85

5

MĐ31

Dụng cụ hỗ trợ bàn chân chỉnh hình

85

20

60

5

MĐ32

Kỹ thuật máng nẹp chi trên

80

20

55

5

MĐ33

Áo chỉnh hình

160

40

115

5

(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo).

Ví dụ mô đun tự chọn theo các bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ26

Nẹp áo cố định

150

35

110

5

MĐ27

Nẹp chỉnh hình chi trên

100

25

70

5

MĐ29

Kỹ thuật tay giả

100

25

70

5

MĐ30

Kỹ thuật chân giả khớp hông

120

30

85

5

MĐ32

Kỹ thuật máng nẹp chi trên

80

20

55

5

MĐ33

áo chỉnh hình

160

40

115

5

Tổng cộng:

710

175

505

30

1.2 Hướng dẫn xây dựng Chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

- Trong Chương trình môn học, mô đun tự chọn cần đảm bảo tối thiếu 710 giờ.

- Cặp mô đun 26, 33 và mô đun 27, 32 là các mô đun có tính tiếp nối thứ tự và lô gíc, vậy khi lựa chọn cần chú ý sau khi hoàn thành mô đun 26 thì mới đủ điều kiện học mô đun 33. cặp mô đun 27 và 32 tương tự. Các mô đun còn lại thì độc lập.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

- Kiến thức nghề; gồm các môn học.

- Kỹ năng nghề; gồm các mô đun.

 

Trắc nghiệm, viết, vấn đáp.

Bài tập thực hành

 

Không quá 180 phút

 

Không quá 80h

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.

Số TT

Nội dung

Thời gian

 

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Năm thứ ba

1

Tham quan thực tế các Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng

3 ngày

3 ngày

5 ngày

2

Tham quan thực tế các Bệnh viện (có khoa Phục hồi chức năng)

 

4 ngày

5 ngày

3

Sinh viên tình nguyện

2 tuần

2 tuần

 

4. Các chú ý khác

Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học/mô đun tự chọn có thể sắp xếp lại mã môn học/mô đun trong Chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi quản lý./.

 

PHỤ LỤC 3

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “DỊCH VỤ CHĂM SÓC GIA ĐÌNH”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2009/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

PHỤ LỤC 3A

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

Tên nghề: Dịch vụ chăm sóc gia đình

Mã nghề: 40760101

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 28

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề “Dịch vụ chăm sóc gia đình” có khả năng làm việc độc lập; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ; tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng làm trở thành một nhân viên chuyên nghiệp phục vụ trong các gia đình, trung tâm, công sở hoặc tự tạo việc làm đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động, hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày được các yêu cầu, nguyên tắc và quy trình làm sạch, bài trí sắp xếp nhà cửa, các đồ dùng vật dụng trong gia đình đảm bảo hợp lý, thẩm mỹ, an toàn và vệ sinh;

+ Vận dụng được những kiến thức về tâm lý học và sinh lý học theo lứa tuổi, giao tiếp để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình một cách phù hợp và hiệu quả;

+ Áp dụng được những kiến thức về dinh dưỡng và y tế thường thức trong việc chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình và xử lý các tình huống cấp cứu;

+ Mô tả được nguyên tắc hoạt động, tính năng công dụng và qui trình vận hành của một số máy móc, thiết bị, dụng cụ thường dùng trong gia đình;

+ Trình bày được cơ sở xây dựng thực đơn hợp lý và quy trình thực hiện việc chế biến các món ăn, đồ uống và đồ tráng miệng thông thường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

+ Nêu được các yêu cầu và nguyên tắc trong chăm sóc cây trồng và vật nuôi trong gia đình;

+ Phân biệt được các nguyên tắc và các nhiệm vụ chủ yếu trong việc chăm sóc các thành viên đặc biệt trong gia đình: Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già và người ốm trong gia đình;

+ Trình bày được các công việc cần làm và các bước thực hiện trong quản lý các công việc gia đình đảm bảo tin cậy và an toàn;

+ Xác định được một số tình huống bất ngờ và sự cố xẩy ra trong sinh hoạt và đời sống của gia đình; Vận dụng các kiến thức về pháp luật, văn hóa, giáo dục, giao tiếp và khoa học kỹ thuật để xử lý các tình huống.

- Kỹ năng:

+ Làm sạch được nhà cửa và các đồ dùng vật dụng trong gia đình; bố trí, sắp xếp nhà cửa theo đúng yêu cầu, đảm bảo an toàn và có tính thẩm mỹ bằng phương pháp thủ công hoặc sử dụng các máy móc, thiết bị chuyên dụng và hóa chất phổ biến;

+ Xử lý được các hỏng hóc thông thường của các máy móc thiết bị và vật dụng trong gia đình;

+ Xây dựng được thực đơn phù hợp với yêu cầu dinh dưỡng của lứa tuổi; Chế biến được các món ăn, đồ uống và đồ tráng miệng thông thường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phù hợp với khẩu vị;

+ Thực hiện chăm sóc vệ sinh và giáo dục trẻ sơ sinh và trẻ em trong gia đình đảm bảo an toàn và theo yêu cầu của gia chủ;

+ Chăm sóc người già và người ốm trong gia đình theo yêu cầu của gia chủ với thái độ hòa nhã và ân cần;

+ Chăm sóc được vườn cây và vật nuôi trong gia đình đúng kỹ thuật và đảm bảo vệ sinh, an toàn;

+ Phát hiện và xử lý được một số sự cố xảy ra trong sinh hoạt và đời sống của gia đình đảm bảo an ninh và an toàn cho gia đình;

+ Lập được kế hoạch và tổ chức thực hiện các sự kiện đơn giản trong gia đình;

+ Tính toán và theo dõi chi tiêu thường ngày trong gia đình và tư vấn cho gia chủ khi được yêu cầu

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Vận dụng những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt nam, truyền thống của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động có phẩm chất chính trị có đạo đức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ;

+ Thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;

+ Tuân thủ theo pháp luật và nguyên tắc nghề nghiệp; tuân thủ sự giao việc của gia chủ và đạo đức và lương tâm nghề nghiệp;

+ Thực hiện công việc với tinh thần trung thực, tự giác;

+ Khiêm tốn học hỏi kính già, yêu trẻ và có tinh thần thương yêu, giúp đỡ người khác;

+ Nhanh nhẹn, cẩn thận, gọn gàng ngăn nắp và cư xử đúng mực.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khỏe, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp;

+ Thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản của các môn thể dục thể thao phổ biến như: thể dục buổi sáng, điền kinh, xà đơn, xà kép, bóng chuyền;

+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; có ý thức làm tốt công tác quốc phòng, an ninh ở cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;

+ Thực hiện được một số kỹ năng quân sự cần thiết như: đội ngũ, bắn súng, ném lựu đạn...biết vận dụng vào phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ an toàn cho gia chủ và đơn vị, cơ sở.

3. Cơ hội việc làm

Nghề “Dịch vụ chăm sóc gia đình” là nghề có nhu cầu rất khác nhau và ngày càng cao trong xã hội hiện đại. Sau học nghề, người lao động có thể đảm nhận được nhiều vị trí việc làm chuyên nghiệp hoặc có thời hạn đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao của thị trường lao động hiện nay. Cụ thể là các nhóm việc:

- Nhóm việc làm dịch vụ chăm sóc tại gia đình: giúp việc nhà, chăm sóc người già, người ốm, trẻ nhỏ;

- Nhóm việc làm dịch vụ chăm sóc tại các trung tâm cung ứng dịch vụ chăm sóc gia đình, các cơ sở dưỡng lão, các cơ sở dịch vụ chăm sóc các đối tượng xã hội, cơ sở chăm sóc người tàn tật, làng SOS;

- Nhóm việc làm tự tạo: Tự mở các cơ sở hoặc trung tâm cung cấp dịch vụ giúp việc gia đình, nghề nội trợ, nghề tự chăm sóc và quản lý gia đình;

- Nhóm việc làm phục vụ trong các cơ quan, nhà máy, công ty;

- Nhóm việc làm nâng cao chất lượng cuộc sống bản thân và gia đình: Sau học nghề người học (cả nam và nữ) tự làm tốt các công việc phục vụ cho bản thân và gia đình để nâng cao chất lượng sống;

- Nhóm việc làm xuất khẩu lao động ra nước ngoài: Bao gồm các vị trí việc làm như trên tại nước ngoài.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khoá học: 1,5 năm

- Thời gian học tập: 60 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 1980 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 150 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 100 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 1.770 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1.350 giờ; Thời gian học tự chọn: 420 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 507 giờ; Thời gian học thực hành: 1.263 giờ

3. Thời gian học văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1.200 giờ

(Danh mục các môn học văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH01

Chính trị

30

22

6

2

MH02

Pháp luật

15

10

4

1

MH03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH04

Giáo dục quốc phòng -An ninh

45

28

13

4

MH05

Tin học

30

13

15

2

MH06

Ngoại ngữ

60

30

25

5

II

Các mônhọc, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1350

341

933

76

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

225

118

90

17

MH07

Tâm lý học

60

28

28

4

MH08

Y học thông thường

75

45

25

5

MH09

Kỹ năng giao tiếp

45

20

20

5

MH10

Thẩm mỹ

45

25

17

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1125

223

843

59

MĐ11

Dọn dẹp nhà cửa

60

11

45

4

MĐ12

Phuc vụ ăn

150

35

107

8

MĐ13

Phục vụ uống

60

16

38

6

MĐ14

Giáo dục trẻ em 1

90

20

65

5

MĐ15

Chăm sóc trẻ nhỏ

90

20

62

8

MĐ16

Chăm sóc người già

90

25

61

4

MĐ17

Chăm sóc người bệnh nằm tại chỗ

105

24

73

8

MĐ18

Chăm sóc vườn cây của gia đình

45

12

30

3

MĐ19

Chăm sóc vật nuôi tại gia đình

45

13

28

4

MĐ20

Sử dụng các trang thiết bị trong gia đình

60

17

41

2

MĐ21

Quản lý công việc gia đình 1

120

30

83

7

MĐ22

Thực hành nghiệp vụ

210

0

210

0

Tổng cộng

1560

458

1011

91

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH23

Kế toán cơ bản

75

25

45

5

MH24

Trang trí nội thất

60

25

30

5

MH25

Văn hóa Gia đình

60

28

28

4

MH26

Dinh dưỡng học

60

36

20

4

MĐ27

Kỹ năng sống

45

11

30

4

MĐ28

Tiếng Anh chuyên ngành

120

30

80

10

MĐ29

Kỹ năng tìm việc làm

45

13

28

4

 

Cộng

465

168

261

36

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

- Các cơ sở dạy nghề có thể lựa chọn 6 trong 7 môn học, mô đun tự chọn đã gợi ý, hoặc bổ sung thêm các môn học, mô đun tự chọn khác, tùy theo đặc điểm hoặc yêu cầu của từng khóa học. Về thời gian đào tạo các mô đun tự chọn, các Cơ sở dạy nghề tự bố trí cân đối vào các học kỳ cho phù hợp với tiến độ và tính chất mô đun (có thể bố trí vào năm học thứ nhất hoặc năm học thứ 2 tuỳ theo tính chất của mô mô đun). Về thời lượng và nội dung trong các môn học, mô đun, các cơ sở dạy nghề cũng có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu và đặc điểm của từng khóa học.

- Cần căn cứ vào các nội dung chính trong đề cương chi tiết chương trình của từng môn học để xây dựng chương trình cho môn học đó. Những nội dung chủ yếu bao gồm:

+ Mục tiêu môn học

+ Nội dung môn học, bao gồm nội dung tổng quát, phân bổ thời gian, nội dung chi tiết từng chương, bài

+ Điều kiện thực hiện chương trình

+ Phương pháp và nội dung đánh giá

+ Hướng dẫn chương trình

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp

Không quá 120 phút

2

Văn hoá THPT đối với hệ tuyển sinh THCS

Viết, trắc nghiệm

Thời gian không quá 180 phút

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Kiến thức

- Kỹ năng

 

- Viết, vấn đáp

- Tích hợp lý thuyết với thực hành

 

Viết không quá 180 phút và thực hành không quá 4giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện).

- Trước trong và sau đào tạo nghề các cơ sở dạy nghề cần thông qua nhiều hình thức khác nhau tổ chức các hoạt động ngoại khoá để “Giáo dục định hướng nghề Dịch vụ chăm sóc gia đình” cho người học và cho xã hội. Cung cấp mục tiêu đào tạo nghề, cơ hội việc làm, vị trí vai trò của nghề trong gia đình và xã hội nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức trong xã hội và người học về nghề nghiệp, giúp người học yêu nghề, ý thức được đạo đức lương tâm nghề nghiệp, trách nhiệm hành nghề;

- Trong thời gian nghỉ hè trường tổ chức các hoạt động đi thực tế, dã ngoại và tham gia các hoạt động xã hội để bổ trợ kỹ năng và kiến thức thực tế nghề nghiệp;

- Tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật như: âm nhạc, múa, nghệ thuật tạo hình để nâng cao các năng lực chuyên môn nghề nghiệp.

Nội dung

Thời gian

1. Thể dục thể thao

5 đến 6 giờ, 17 đến 18 giờ hàng ngày

2. Văn hoá văn nghệ

Ngoài giờ học hàng ngày

Vào các ngày lễ lớn, ngày nhà giáo Việt Nam

3. Hoạt động thư viện

Vào tất cả các ngày trong tuần

4. Vui chơi giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên, Ban cán sự lớp tổ chức vào cuối tuần, các ngày kỷ niệm

5. Tham quan thực tế

Mỗi học kỳ 1 lần

6. Giáo dục định hướng nghề “Dịch vụ chăm sóc gia đình”

Trước, trong và sau đào tạo nghề

4. Các chú ý khác

- Môi trường làm việc của người lao động sau học nghề “Dịch vụ chăm sóc gia đình” có nhiều đặc thù, các cơ sở dạy nghề trình độ trung cấp nghề cần tuân thủ Chương trình khung trình độ trung cấp nghề “Dịch vụ chăm sóc gia đình” đồng thời quan tâm đến môi trường thực hành và chất lượng thực hành nghề và định hướng nghề nghiệp trong quá trình đào tạo;

- Các cở sở dạy nghề khác có thể sử dụng các mô đun, môn học hoặc bài học của chương trình này để biên soạn nội dung giảng dạy phù hợp theo nhu cầu thị trường./.

 

PHỤ LỤC 3B

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

Tên nghề: Dịch vụ chăm sóc gia đình

Mã nghề: 50760101

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 38

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Chương trình cao đẳng nghề “Dịch vụ chăm sóc gia đình” đào tạo người lao động có năng lực làm việc độc lập và biết ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp và sức khoẻ để làm việc trong lĩnh vực dịch vụ chăm sóc gia đình chuyên nghiệp, đáp ứng được nhu cầu xã hội và thị trường lao động trong và ngoài nước, hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày được các yêu cầu, nguyên tắc, quy trình và phương pháp dọn dẹp, bài trí nhà cửa, vườn tược, làm sạch các đồ dùng, vật dụng trong gia đình đảm bảo vệ sinh, an toàn và phù hợp với các nguyên tắc thẩm mỹ;

+ Giải thích được cơ sở khoa học về dinh dưỡng, các nguyên tắc và phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm khi thực hiện công việc lập các loại thực đơn, chế biến thực phẩm và phục vụ ăn uống trong gia đình phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm dân tộc, đặc điểm các vùng miền và đặc điểm các gia đình người Việt Nam hoặc gia đình người nước ngoài;

+ Vận dụng các kiến thức về thẩm mỹ, tâm lý, giao tiếp và văn hóa gia đình trong các mối quan hệ và ứng xử phù hợp với vị trí, địa vị xã hội, lứa tuổi và đặc điểm tính cách của các thành viên trong gia đình người Việt Nam, gia đình người nước ngoài và ngoài xã hội;

+ Trình bày được các nguyên tắc và phương pháp dục trẻ theo độ tuổi trong gia đình. Mô tả được mục đích và phương pháp thực hiện một số trò chơi giáo dục cho trẻ theo các độ tuổi trong gia đình;

+ Vận dụng được các kiến thức về y học và phòng chống các bệnh thông thường trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già, người ốm; đưa ra được phương án xử lý phù hợp với các tình huống cấp cứu có thể xảy ra trong gia đình;

+ Trình bày được các yêu cầu và nội dung công việc lập kế hoạch và tổ chức các sự kiện tại gia đình và phương pháp quản lý tài chính trong gia đình đảm bảo sự hợp lý, an toàn và sự tin cậy của gia chủ;

+ Xác định được vị trí, yêu cầu và tính chất hoạt động nghề nghiệp của nghề “Dịch vụ chăm sóc gia đình” trong xã hội hiện đại để hình thành các thói quen nghề nghiệp và rèn luyện thái độ, đạo đức cũng như phong cách làm việc một cách chuyên nghiệp.

- Kỹ năng:

+ Bố trí, dọn dẹp được nhà cửa, vườn tược và các đồ dùng vật dụng trong gia đình đảm bảo sạch sẽ, ngăn nắp, thẩm mỹ bằng các phương pháp thủ công hoặc có sự hỗ trợ của các máy móc, thiết bị chuyên dụng và hóa chất phổ biến;

+ Lập được thực đơn ăn hàng ngày, ngày lễ, ngày tết, cho các sự kiện được tổ chức trong gia đình; chế biến được các món ăn, đồ uống và đồ tráng miệng hàng ngày và các món ăn cao cấp trong các dịp tết, lễ, sự kiện kể cả với gia đình người nước ngoài đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi và phù hợp với khẩu vị của người ăn;

+ Giáo dục, hướng dẫn được cho trẻ học ăn, học nói, tập đi; tổ chức các trò chơi học tập, cho trẻ vận động và rèn luyện khả năng tự lập, tự phục vụ và ứng xử lễ phép trong gia đình;

+ Thực hiện được việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già, người ốm trong gia đình phù hợp với các nguyên tắc chăm sóc bảo vệ sức khỏe và đáp ứng tối đa các yêu cầu của gia chủ;

+ Thực hiện được một số biện pháp chăm sóc y tế và phục hồi sức khỏe cho người bệnh được điều trị tại nhà, kể cả các công việc khá chuyên biệt như cho ăn uống bằng ống xông; tắm rửa, thay quần áo, đi vệ sinh tại giường, thay băng các vết thương, cho thở ô xy, hút đờm bằng máy;

+ Lập kế hoạch và tổ chức được các sự kiện trong gia đình; lập kế hoạch và theo dõi chi tiêu hàng ngày; thực hiện công việc quản lý trong gia đình theo yêu cầu của gia chủ hoặc tư vấn cho gia chủ về các phương án phù hợp khi cần có sự thay đổi về chi tiêu và tài chính;

+ Chăm sóc được vườn cây và vật nuôi trong gia đình đúng kỹ thuật và đảm bảo vệ sinh, an toàn;

+ Làm sạch, bảo quản và xử lý được các hư hỏng thông thường đối với các dụng cụ, máy móc, thiết bị và vật dụng trong gia đình;

+ Xử lý được các tình huống nảy sinh, các sự cố thường xảy ra trong sinh hoạt và đời sống của gia đình phù hợp với phong tục, tập quán và các chuẩn mực văn hóa của người Việt Nam hoặc gia đình người nước ngoài, đảm bảo đoàn kết, an ninh và an toàn cho gia đình và xã hội;

+ Giao tiếp được bằng tiếng Anh các vấn đề thông thường trong sinh hoạt gia đình và xã hội với người nước ngoài.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Vận dụng những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

+ Thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;

+ Thực hiện công việc với tinh thần trung thực, tự giác, đạo đức nghề nghiệp và qui định của Pháp luật;

+ Hình thành được các thói quen nghề nghiệp, tác phong nhanh nhẹn, cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp, khiêm tốn học hỏi và cư xử đúng mực.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khỏe, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp;

+ Thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản của các môn thể dục thể thao phổ biến như: thể dục buổi sáng, điền kinh, xà đơn, xà kép, bóng chuyền;

+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; có ý thức làm tốt công tác quốc phòng, an ninh ở cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;

+ Thực hiện được một số kỹ năng quân sự cần thiết như: đội ngũ, bắn súng, ném lựu đạn... biết vận dụng vào phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở.

3. Cơ hội việc làm

Nghề “Dịch vụ chăm sóc gia đình” là nghề có nhu cầu rất khác nhau và ngày càng cao trong xã hội hiện đại.

Sau học nghề, người lao động có thể đảm nhận được nhiều vị trí việc làm chuyên nghiệp hoặc có thời hạn đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao của thị trường lao động hiện nay. Cụ thể là các nhóm việc:

- Nhóm việc làm dịch vụ chăm sóc tại gia đình: giúp việc nhà, chăm sóc người già, người ốm, trẻ nhỏ;

- Nhóm việc làm dịch vụ chăm sóc tại các trung tâm cung ứng dịch vụ chăm sóc gia đình, các cơ sở dưỡng lão, các cơ sở dịch vụ chăm sóc các đối tượng xã hội, cơ sở chăm sóc người tàn tật, làng SOS;

- Nhóm việc làm tự tạo: Tự mở các cơ sở hoặc trung tâm cung cấp dịch vụ giúp việc gia đình, nghề nội trợ, nghề tự chăm sóc và quản lý gia đình;

- Nhóm việc làm phục vụ trong các cơ quan, nhà máy, công ty;

- Nhóm việc làm nâng cao chất lượng cuộc sống bản thân và gia đình: Sau học nghề người học (cả nam và nữ) tự làm tốt các công việc phục vụ cho bản thân và gia đình để nâng cao chất lượng sống;

- Nhóm việc làm xuất khẩu lao động ra nước ngoài: Bao gồm các vị trí việc làm như trên tại nước ngoài.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khoá học: 2,5 năm

- Thời gian học tập: 108 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3255 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 150 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2805 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2160 giờ; Thời gian học tự chọn: 645 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 850 giờ ; Thời gian học thực hành: 1955 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN.

Mã MH MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung(*)

450

220

200

30

MH01

Chính trị

90

60

24

6

MH02

Pháp luật

30

21

7

2

MH03

Giáo dục th chất

60

4

52

4

MH04

Giáo dục quốc phòng - An ninh.

75

58

13

4

MH05

Tin học

75

17

54

4

MH06

Ngoại ngữ

120

60

50

10

II

Các môn học, đun đào to nghề bt buộc

2150

582

1469

109

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật s

375

192

158

25

MH07

Tâm học

60

28

28

4

MH08

Y học thông thưng

75

45

25

5

MH09

Dinh dưng học

60

36

20

4

MH10

Kỹ ng giao tiếp

75

30

40

5

MH11

Thẩm m

45

25

17

3

MH12

Văn hóa Gia đình

60

28

28

4

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1785

390

1311

84

MĐ13

Dọn dẹp nhà cửa

60

11

45

4

MĐ14

Phuc vụ ăn

150

35

107

8

MĐ15

Phục vụ uống

60

16

38

6

MĐ16

Giáo dục trẻ em I

90

20

65

5

MĐ17

Chăm sóc trẻ nhỏ

90

20

62

8

MĐ18

Chăm sóc người già

90

30

56

4

MĐ19

Chăm sóc người bệnh nằm tại chỗ

105

24

73

8

MĐ20

Chăm sóc vườn cây của gia đình

45

12

30

3

MĐ21

Chăm sóc vật nuôi tại gia đình

45

13

28

4

MĐ22

Sử dụng các trang thiết bị trong gia đình

60

17

41

2

MĐ23

Quản lý công việc gia đình I

120

30

83

7

MĐ24

Phục vụ ăn uống nâng cao

120

40

75

5

MĐ25

Giáo dục trẻ em II

60

20

35

5

MĐ26

Chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh

120

42

72

6

MĐ27

Quản lý công việc gia đình II

120

40

75

5

MĐ28

Kỹ năng tham vấn cho gia chủ

60

20

36

4

MĐ29

Thực tập tốt nghiệp

390

0

390

0

Tổng cộng

2610

851

1635

124

(*) Các môn học chung sử dụng theo chương trình Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH30

Kế toán cơ bản

90

35

50

5

MH31

Quản lý chất lượng thực phẩm

45

25

18

2

MH32

Trang trí nội thất

60

25

30

5

MĐ33

Kỹ năng sống

60

20

35

5

MH34

Nghiệp vụ văn phòng

60

30

25

5

MĐ35

Kỹ năng tìm việc làm

45

13

28

4

MĐ36

Tiếng Anh chuyên ngành

150

40

100

10

MĐ37

Kỹ năng phục vụ bàn, bar

90

25

60

5

MĐ38

An sinh trẻ em và gia đình

45

13

30

2

 

Tổng cộng

645

226

376

43

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Với thời lượng dành cho các môn học và mô đun tự chọn là 645 giờ, các cơ sở dạy nghề có thể lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn đã gợi ý; hoặc bổ sung thêm các môn học, mô đun tự chọn khác, tùy theo đặc điểm hoặc yêu cầu của từng khóa học. Về thời gian đào tạo các mô đun tự chọn, các Cơ sở dạy nghề tự bố trí cân đối vào các học kỳ cho phù hợp với tiến độ và tính chất mô đun (có thể bố trí vào năm học thứ nhất hoặc năm học thứ 2 tuỳ theo tính chất của mô mô đun). Về thời lượng và nội dung trong các môn học, mô đun, các cơ sở dạy nghề cũng có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu và đặc điểm của từng khóa học.

- Cần căn cứ vào các nội dung chính trong đề cương chi tiết chương trình của từng môn học để xây dựng chương trình cho môn học đó. Những nội dung chủ yếu bao gồm:

+ Mục tiêu môn học;

+ Nội dung môn học, bao gồm nội dung tổng quát, phân bổ thời gian, nội dung chi tiết từng chương, bài;

+ Điều kiện thực hiện chương trình;

+ Phương pháp và nội dung đánh giá;

+ Hướng dẫn chương trình.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

- Viết (tự luận)

- Trắc nghiệm

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

- Lý thuyết nghề

 

- Viết (tự luận)

- Vấn đáp

- Trắc nghiệm

 

Không quá 180 phút 40’chuẩn bị + 20’ trả lời/cho 1 thí sinh

- Thực hành nghề

- Bài thi kỹ năng tổng hợp

Không quá 8 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Trong thời gian nghỉ hè và đông, trường tổ chức các hoạt động đi thực tế, dã ngoại và tham gia các hoạt động xã hội để bổ trợ kỹ năng và kiến thức thực tế nghề nghiệp;

- Tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật như: âm nhạc, múa, nghệ thuật tạo hình để nâng cao các năng lực chuyên môn nghề nghiệp.

Nội dung

Thời gian

1. Thể dục thể thao

5 đến 6 giờ, 17 đến 18 giờ hàng ngày

2. Văn hoá văn nghệ

Ngoài giờ học hàng ngày, vào các ngày lễ lớn, ngày nhà giáo Việt Nam

3. Hoạt động thư viện

Vào tất cả các ngày trong tuần

4. Vui chơi giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên, Ban cán sự lớp tổ chức vào cuối tuần, các ngày kỷ niệm

5. Tham quan thực tế

Mỗi học kỳ 1 lần

6. Giáo dục định hướng nghề nghiệp thông qua các hoạt động diễn đàn, thi, hoạt động của đoàn thanh niên… và lồng ghép trong tất cả các môn học và mô đun của CTK

Đầu mồi kỳ học