Thông tư số 12/2009/TT-BLĐTBXH ngày 28/04/2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội Hướng dẫn chuyển bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An sang bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Quyết định 41/2009/QĐ-TTg
- Số hiệu văn bản: 12/2009/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Cơ quan ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Ngày ban hành: 28-04-2009
- Ngày có hiệu lực: 12-06-2009
- Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 5645 ngày (15 năm 5 tháng 20 ngày)
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2009 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUYỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI NÔNG DÂN NGHỆ AN SANG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 41/2009/QĐ-TTG NGÀY 16 THÁNG 3 NĂM 2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An sang bảo hiểm xã hội tự nguyện (sau đây gọi tắt là Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg) căn cứ Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện quy định tại các Điều 2, 3, 4, và Điều 5 của Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg như sau:
Điều 1. Đối tượng áp dụng theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg bao gồm:
1. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An (kể cả người đang tạm dừng đóng) có nguyện vọng được chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An (kể cả người đang tạm dừng đóng) có nguyện vọng dừng tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng trợ cấp một lần.
3. Người nghỉ hưu đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An.
Điều 2. Thực hiện chuyển đổi về thời gian đóng, mức đóng báo hiểm xã hội nông dân Nghệ An sang bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg:
1. Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển đổi thành thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg như sau:
Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau chuyển đổi được tính bằng tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chuyển đổi của các năm đóng bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của mỗi năm được tính bằng tỷ số giữa số tiền đóng bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An trong năm với tích số giữa tỷ lệ % đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất tại năm đó với mức lương tối thiểu chung của năm tương ứng. Công thức tính như sau:
=
Trong đó:
k: năm người lao động đóng bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An;
Ck: số tiền đóng bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An tại năm k (được tính bằng tích số giữa số tháng đã đóng bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An với mức đóng hàng tháng trong năm k);
Hk: tỷ lệ % đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất tại năm k, được thể hiện tại Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: Tỷ lệ % đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất
k | Hk |
Trước năm 2007 | 15% |
Từ năm 2007 trở đi | 16% |
Lmin,k: mức lương tối thiểu chung tại năm k và được thống kê tại Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2: Mức lương tối thiểu chung từ năm 1998 đến tháng 4/2009
Năm | 1998-1999 | 2000 | 2001-2002 | 2003-2004 | 2005 | 2006-2007 | 2008 đến tháng 4/2009 |
Lmin,k (đồng/tháng) | 140.000 | 180.000 | 210.000 | 290.000 | 350.000 | 450.000 | 540.000 |
TTNg: Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chuuyển đổi từ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An.
a) Trường hợp số tiền đóng bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An trong năm k lớn hơn hoặc bằng tích số giữa số tháng tương ứng đã đóng bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An với tỷ lệ % đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất và mức lương tối thiểu chung tại năm k, thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng thời gian đóng bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An. Trong trường hợp này số tiền hàng tháng đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An là căn cứ để tính mức thu nhập đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, cách tính như quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này.
Cụ thể, nếu trong năm k số tiền đóng bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An bằng hoặc lớn hơn số tiền quy định ở Bảng 3 dưới đây (tương ứng với số tháng đã đóng bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An trong năm k) thì không thực hiện việc chuyển đổi số tháng đã đóng bảo hiểm xã hội trong năm đó.
Bảng 3:
Số tháng đóng trong năm | Năm k
Ck (đồng) | 1998-1999 | 2000 | 2001-2002 | 2003-2004 |
1 | Hk x Lmin, k | 21.000 | 27.000 | 31.500 | 43.500 |
3 | 3 x Hk x Lmin, k | 63.000 | 81.000 | 94.500 | 130.500 |
6 | 6 x Hk x Lmin, k | 126.000 | 162.000 | 189.000 | 261.000 |
9 | 9 x Hk x Lmin, k | 189.000 | 243.000 | 283.500 | 391.500 |
12 | 12 x Hk x Lmin, k | 252.000 | 324.000 | 378.000 | 522.000 |
Số tháng đóng trong năm | Năm k
Ck (đồng) | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 – 4 tháng đầu năm 2009 |
1 | Hk x Lmin, k | 52.500 | 67.500 | 72.000 | 86.400 |
3 | 3 x Hk x Lmin, k | 157.500 | 202.500 | 216.000 | 259.200 |
6 | 6 x Hk x Lmin, k | 315.000 | 405.000 | 432.000 | 518.400 |
9 | 9 x Hk x Lmin, k | 472.500 | 607.500 | 648.000 | 777.600 |
12 | 12 x Hk x Lmin, k | 630.000 | 810.000 | 864.000 | 1.036.800 |
b) Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An đóng một lần cho nhiều năm sau đó thì căn cứ vào số tiền đã đóng và số thời gian đóng ghi trong sổ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An cho lần đóng đó để tính mức tiền đóng bình quân của mỗi tháng, sau đó thực hiện việc chuyển đổi theo quy định tại khoản này.
c) Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tương ứng với một mức tiền lương tối thiểu chung sau khi được chuyển đổi nếu có số lẻ thì được làm tròn. Số lẻ từ 0,50 trở lên làm tròn là 1,00.
Ví dụ 1: Ông A tham gia bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Năm | Số tiền đóng hàng tháng (đồng/tháng) | Số tháng đóng (tháng) | Tổng số tiền đóng (đồng) |
2003 | 20.000 | 12 | 240.000 |
2004 | 30.000 | 12 | 360.000 |
2005 | 40.000 | 6 | 240.000 |
2005 | 80.000 | 6 | 480.000 |
2006 | 80.000 | 12 | 960.000 |
Tổng | 48 | 2.280.000 |
Căn cứ vào Bảng 3 nêu trên, trong năm 2005 ông A có 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An với tổng số tiền là 480.000 đóng lớn hơn mức đóng tối thiểu của bảo hiểm xã hội tự nguyện cho 6 tháng đóng trong năm 2005 (315.000 đồng) và trong năm 2006 ông A có 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An với tổng số tiền là 960.000 đồng lớn hơn mức đóng tối thiểu của bảo hiểm xã hội tự nguyện cho 12 tháng đóng trong năm 2006 (810.000 đồng) nên không thực hiện chuyển đổi thời gian này. Mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của 6 tháng trong năm 2005 và 12 tháng năm 2006 tính theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này là 533.333 đồng/tháng.
Số tháng đóng bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển đổi sang bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo công thức tại khoản 1 nêu trên như sau:
TTNg
| = | 240.000 | + | 360.000 | + | 240.000 | + 6 + 12 (tháng) |
0,15 x 290.000 | 0,15 x 290.000 | 0,15 x 350.000 | |||||
| = 5,52 + 8,28 +4,57 + 6+ 12 |
Vì năm 2003 và năm 2004 mức tiền lương tối thiểu không đổi nên số tháng chuyển đổi được tính gộp như sau:
13,8 + 4,57 + 6 + 12 = 14 + 5 + 18 = 37 (tháng)
Như vậy, tổng số thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau khi chuyển đổi của ông A là 37 tháng, với mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tương ứng với số tháng đóng như sau:
Số tháng đóng BHXH tự nguyện (tháng) | Mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện (đồng/tháng) |
14 | 290.000 |
5 | 350.000 |
18 | 533.333 |
2. Đóng bù cho thời gian còn thiếu do chuyển đổi và số tiền đóng bù quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg được hướng dẫn như sau:
a) Thời gian tối đa được đóng bù do chuyển đổi:
thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau khi chuyển đổi mà nhỏ hơn thời gian tham gia bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An thì người lao động được đóng bù cho thời gian còn thiếu. Thời gian đóng bù tính theo tháng, tối đa bằng khoảng thời gian chênh lệch giữa thời gian tham gia bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An và thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau khi chuyển đổi.
- Thời gian tối đa được đóng bù tính bằng công thức sau:
T = Tnd - Ttng |
Trong đó:
Tnd: Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An;
TTNg: Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chuyển đổi từ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An;
T: Thời gian tối đa được đóng bù do chuyển đổi.
b) Số tiền đóng bù tối thiểu cho mỗi tháng thực hiện trong năm 2009 được tính bằng 16% x 540.000 đồng/tháng = 86.400 đồng/tháng.
- Trường hợp số tiền đóng bù mỗi tháng bằng 86.400 đồng thì mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương tối thiểu chung (540.000 đồng/tháng).
- Trường hợp số tiền đóng bù cho mỗi tháng cao hơn 86.400 đồng thì mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
Ví dụ: Trường hợp ông A ở Ví dụ 1, có tổng số tháng đã đóng bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An là 48 tháng, số tháng sau khi chuyển đổi sang bảo hiểm xã hội tự nguyện là 37 tháng. Vậy số tháng ông A được đóng bù tối đa là:
48 tháng – 37 tháng = 11 tháng
a) Giả thiết ông A lựa chọn đóng bù cho cả 11 tháng với mức đóng bù bằng 86.400 đồng/tháng. Số tiền đóng bù của ông A được tính như sau:
86.400 đồng/tháng x 11 tháng = 950.400 đồng
Như vậy, sau khi thực hiện việc đóng bù, thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của ông A là 48 tháng. Trong đó, mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của 11 tháng đóng bù là 540.000 đồng/tháng.
b) Hoặc ông A chỉ lựa chọn đóng bù 10 tháng với mức đóng bù 86.400 đồng/tháng. Số tiền đóng bù của ông A được tính như sau:
86.400 đồng/tháng x 10 tháng = 864.00 đồng.
Như vậy, sau khi thực hiện việc đóng bù, thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của ông A là 47 tháng. Trong đó, mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của 10 tháng đóng bù là 540.000 đồng/tháng.
c) Hoặc ông A không thực hiện đóng bù, thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của ông A là 37 tháng.
Điều 3. Người lao động không thực hiện việc chuyển đổi thì thời gian đã tham gia bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An được bảo lưu là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg được hướng dẫn như sau:
1. Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính căn cứ vào số tiền hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An, công thức tính như sau:
Mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện |
| Số tiền đóng BHXH nông dân Nghệ An một tháng |
Hk |
Ví dụ 3: Trường hợp ông A ở Ví dụ 1 không thực hiện việc chuyển đổi theo quy định tại Điều 2 Thông tư này, thì:
a) Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An là 48 tháng.
b) Mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của ông A được tính như sau:
Năm | Số tiền đóng hàng tháng (đồng/tháng) | Số tháng đóng (tháng) | Tỷ lệ đóng | Mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện (đồng/tháng) |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) =(2)/(4) |
2003 | 20.000 | 12 | 15% | 133.333 |
2004 | 30.000 | 12 | 15% | 200.000 |
2005 | 40.000 | 6 | 15% | 266.667 |
2005 | 80.000 | 6 | 15% | 533.333 |
2006 | 80.000 | 12 | 15% | 533.333 |
Điều 4. Mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động quy định tại Điều 2 và Điều 3 Thông tư này được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt từng thời kỳ theo quy định tại Nghị định số 134/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, khi người lao động hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc hưởng chế độ tuất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội sau khi thực hiện chuyển đổi của các năm trước năm 2009 đối với đối tượng quy định tại Điều 2 và mức thu nhập tháng không thực hiện chuyển đổi của các năm trước năm 2009 đối với đối tượng quy định tại Điều 3 Thông tư này được áp dụng mức quy định của Bảng số 3 tiết b2 điểm b khoản 1 mục II Thông tư số 02/2009/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 01 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 5. Trợ cấp một lần đối với người lao động không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Trợ cấp một lần đối với người lao động không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Điều 4 Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Điều lệ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An ban hành kèm theo Quyết định số 32/2001/QĐ-UB ngày 10 tháng 4 năm 2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (sau đây gọi tắt là Điều lệ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An).
Điều 6. Người nghỉ hưu đang hưởng chế độ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An quy định tại Điều 5 Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg được hướng dẫn như sau:
1. Được tiếp tục hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức hiện hưởng.
Mức trợ cấp hàng tháng được điều chỉnh theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội hiện hành.
2. Được bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện đảm bảo.
3. Trường hợp người đang hưởng trợ cấp hàng tháng nêu tại khoản 1 Điều này bị chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần theo mức quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 15 của Điều lệ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An.
Điều 7. Điều khoản thi hành
1. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An chỉ đạo Bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An bàn giao toàn bộ tài liệu, hồ sơ của người tham gia bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An sang bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An quản lý; chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An tiếp nhận, quản lý tài liệu bàn giao, cấp và ghi sổ bảo hiểm xã hội, thực hiện chế độ đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An theo quy định tại Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg và hướng dẫn tại Thông tư này, cụ thể:
a) Tiếp nhận, quản lý hồ sơ của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ Bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An;
b) Thực hiện việc cấp và ghi sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này;
c) Thực hiện trả trợ cấp một lần cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này;
d) Thực hiện chi trả trợ cấp hàng tháng, bảo hiểm y tế cho đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư này; thực hiện chế độ tử tuất khi người đang hưởng trợ cấp hàng tháng chết.
3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để kịp thời nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |