cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN ngày 28/09/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật

  • Số hiệu văn bản: 23/2007/TT-BKHCN
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Ngày ban hành: 28-09-2007
  • Ngày có hiệu lực: 04-11-2007
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 01-01-2012
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 29-12-2020
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 4804 ngày (13 năm 1 tháng 29 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 29-12-2020
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 29-12-2020, Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN ngày 28/09/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 3835/QĐ-BKHCN ngày 29/12/2020 Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ và văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2020”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
***

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*****

Số: 23/2007/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2007

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/06/2006;
Căn cứ Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 19/05/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và Nghị định số 28/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2003/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật nhu sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn chi tiết việc lập quy hoạch, kế hoạch, xây dựng, thẩm định, ban hành; rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ; trình bày và thể hiện nội dung; thông báo, phổ biến, đăng ký, xuất bản, phát hành quy chuẩn kỹ thuật.

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật.

3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3.1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành để bắt buộc áp dụng trong phạm vi toàn quốc đối với đối tượng thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được Chính phủ phân công quản lý.

3.2. Quy chuẩn kỹ thuật địa phương là quy chuẩn kỹ thuật do Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành để bắt buộc áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương đối với các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình đặc thù và yêu cầu cụ thể về môi trường của địa phương.

II.  LẬP VÀ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

1. Việc lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

2. Tuỳ theo điều kiện và yêu cầu quản lý, các Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có liên quan tổ chức việc lập, phê duyệt, sửa đổi, bổ sung quy hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực được Chính phủ phân công quản lý.

Cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ lập, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực được Chính phủ phân công quản lý và đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt.

3. Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

3.1. Quy hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phải bao gồm mục tiêu mang tính định hướng, lộ trình và giải pháp thực hiện, dự kiến kết quả cho từng giai đoạn quy hoạch và phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

3.2. Nội dung của quy hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phải thể hiện tính hệ thống, tính đồng bộ đối với các lĩnh vực và đối tượng cần xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Các đối tượng trong từng lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cần được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cho từng giai đoạn quy hoạch

3.3. Nội dung chính quy hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này

III. LẬP VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH NĂM NĂM VÀ HẰNG NĂM XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT

1. Việc lập và phê duyệt kế hoạch năm năm và hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức lập và phê duyệt kế hoạch năm năm và hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức lập dự thảo kế hoạch năm năm và hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt.

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức lập và phê duyệt kế hoạch năm năm và hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương.

3. Yêu cầu đối với kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật

3.1. Kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phải:

-  Phù hợp với quy hoạch phát triển quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã được phê duyệt (nếu có);

- Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm, hằng năm và điều kiện phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam.

3.2. Kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương phải:

- Đáp ứng yêu cầu quản lý đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình đặc thù và yêu cầu cụ thể về môi trường, điều kiện phát triển khoa học và công nghệ, quản lý của địa phương.

4. Kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật

4.1. Việc lập và phê duyệt kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của các Bộ, cơ quan ngang Bộ được quy định như sau:

4.1.1. Lập dự thảo kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

- Vào quý II của năm trước năm bắt đầu kế hoạch năm năm, căn cứ yêu cầu quản lý nhà nước và quy hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã được phê duyệt (nếu có), Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức việc lập dự thảo kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực được Chính phủ phân công quản lý kèm theo thuyết minh.

Dự thảo kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và thuyết minh được lập theo nội dung quy định tại mục 1, mục 2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. 

- Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì việc lập và phê duyệt kế hoạch gửi dự thảo kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ?ý kiến và đồng thời thông báo về việc lấy ý kiến trên trang tin điện tử (website) hoặc tạp chí, ấn phẩm chính thức của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày gửi dự thảo đi lấy ?ý kiến.

- Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì việc lập và phê duyệt kế hoạch tổ chức việc tổng hợp, xử lý các ý kiến góp ý để hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

4.1.2. Phê duyệt kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức việc phê duyệt kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; thông báo cho các cơ quan, tổ chức có liên quan và công khai trên trang tin điện tử (website) hoặc tạp chí, ấn phẩm chính thức của Bộ, cơ quan ngang Bộ trong thời hạn không quá ba mươi ngày, kể từ ngày kế hoạch được phê duyệt.

4.1.3. Sửa đổi, bổ sung kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

- Kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được sửa đổi, bổ sung theo quyết định của Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

4.2. Việc lập và phê duyệt kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của các cơ quan thuộc Chính phủ được quy định như sau:

4.2.1. Cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức việc lập dự thảo kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định tại tiết 4.1.1 điểm 4.1 khoản 4 Mục này.

4.2.2. Phê duyệt kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

- Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức việc xem xét, phê duyệt kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trên cơ sở đề nghị của cơ quan thuộc Chính phủ; thông báo cho các cơ quan, tổ chức có liên quan và công khai trên trang tin điện tử (website) hoặc tạp chí chính thức của Bộ Khoa học và Công nghệ và của cơ quan thuộc Chính phủ trong thời hạn không quá ba mươi ngày, kể từ  ngày kế hoạch được phê duyệt.

4.2.3. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

- Kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được điều chỉnh, bổ sung theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan sau khi có ý kiến thống nhất với cơ quan thuộc Chính phủ đề xuất kế hoạch.

- Việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

4.3. Việc lập và phê duyệt kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương được quy định như sau:

4.3.1. Tuỳ theo điều kiện và yêu cầu quản lý, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc lập và phê duyệt kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình đặc thù và yêu cầu cụ thể về môi trường của địa phương. Kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương kèm theo thuyết minh được lập theo nội dung quy định tại mục 1, mục 2 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

4.3.2. Việc lập và điều chỉnh4, bổ sung kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương được thực hiện theo nội dung công việc tương ứng quy định tại tiết 4.1.1, 4.1.3 điểm 4.1 khoản 4 Mục này.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương sau khi có sự thống nhất với Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý lĩnh vực chuyên ngành và cơ quan thuộc Chính phủ tương ứng.

Kế hoạch năm năm đã phê duyệt phải được thông báo cho các cơ quan, tổ chức có liên quan và công khai trên trang tin điện tử (website) (nếu có) hoặc tạp chí, ấn phẩm chính thức của Uỷ ban nhân dân hoặc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong thời hạn không quá ba mươi ngày, kể từ ngày kế hoạch được phê duyệt.

5. Kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Nội dung của kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bao gồm: tên quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cần xây dựng được sắp xếp theo chuyên ngành, lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật; loại quy chuẩn kỹ thuật, tên tổ chức biên soạn dự thảo; thời gian thực hiện; kinh phí dự kiến và nguồn kinh phí; dự kiến kế hoạch phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn kỹ thuật.

Việc lập, phê duyệt, thực hiện và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được thực hiện như sau:

5.1. Lập dự thảo kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:

- Quý II hằng năm, căn cứ vào nhu cầu xây dựng, sửa đổi, bổ sung, thay thế quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan gửi đề nghị kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho năm sau bằng văn bản đến Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ kèm theo dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để xem xét, tổng hợp.

Đề nghị kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bao gồm nội dung quy định tại mục 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bao gồm kế hoạch xây dựng mới và kế hoạch rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. 

- Căn cứ quy hoạch phát triển quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (nếu có), kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã được phê duyệt và yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật được Chính phủ phân công quản lý, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức việc tổng hợp, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các đề nghị kế hoạch xây dựng, sửa đổi, bổ sung, thay thế quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức việc xem xét dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với sự tham gia của đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan và lập dự thảo kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho năm sau.

Dự thảo kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hằng năm bao gồm các nội dung quy định tại mục 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

5.2. Lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi dự thảo kế hoạch đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến, đồng thời thông báo về việc lấy ý kiến trên trang tin điện tử (website) hoặc tạp chí, ấn phẩm chính thức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì lập và phê duyệt kế hoạch. Thời gian lấy ý kiến ít nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày gửi dự thảo đi lấy ý kiến.

- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức việc tổng hợp, xử lý các ý kiến góp ý để hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

5.3. Phê duyệt kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:

Việc xem xét, phê duyệt kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được thực hiện trong quý III của năm trước năm kế hoạch trong khuôn khổ xem xét, phê duyệt kế hoạch khoa học và công nghệ theo hướng dẫn chung về kế hoạch khoa học và công nghệ hằng năm của Bộ Khoa học và Công nghệ.

5.3.1. Phê duyệt kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức việc xem xét, phê duyệt kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; thông báo cho các cơ quan, tổ chức có liên quan, Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây viết tắt là Văn phòng TBT Việt Nam) và công khai trên tạp chí, ấn phẩm chính thức hoặc trang tin điện tử (website) của Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì lập và phê duyệt kế hoạch trong thời hạn không quá ba mươi ngày, kể từ ngày kế hoạch được phê duyệt.

5.3.2. Phê duyệt kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của các cơ quan thuộc Chính phủ

Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức việc xem xét, phê duyệt kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trên cơ sở đề nghị của cơ quan thuộc Chính phủ; thông báo cho các cơ quan, tổ chức có liên quan, Văn phòng TBT Việt Nam và công khai trên trang tin điện tử (website) hoặc tạp chí chính thức của Bộ Khoa học và Công nghệ và cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì lập kế hoạch trong thời hạn không quá ba mươi ngày, kể từ  ngày kế hoạch được phê duyệt.

5.4. Thực hiện kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt; định kỳ sáu tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu, thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) về tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

5.5. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:

- Kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được điều chỉnh, bổ sung theo đề nghị bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan. Nội dung điều chỉnh, bổ sung kế hoạch có thể bao gồm: tiến độ, đối tượng, nội dung của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, kinh phí, bổ sung hoặc rút khỏi kế hoạch.

- Việc đề nghị điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phải được thực hiện trước ngày 01 tháng 10 hằng năm. Trình tự, thủ tục điều chỉnh, bổ sung kế hoạch về xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được thực hiện theo quy định tại điểm 5.2, 5.3 khoản 5 Mục này.

Trường hợp do yêu cầu cấp thiết của quản lý nhà nướcT, việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hằng năm được thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ chủ trì lập và phê duyệt kế hoạch.

6. Kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Việc lập, phê duyệt, thực hiện, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương được thực hiện như sau:

6.1. Lập dự thảo kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương

- Quý II hằng năm, căn cứ vào nhu cầu xây dựng, sửa đổi, bổ sung, thay thế quy chuẩn kỹ thuật địa phương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan gửi đề nghị kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương cho năm sau bằng văn bản đến Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kèm theo dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương để xem xét, tổng hợp.

Đề nghị kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương bao gồm các nội dung quy định tại mục 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

Dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. 

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc xem xét dự án quy chuẩn kỹ thuật địa phương với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành và các sở, ban, ngành có liên quan của địa phương. Tùy theo nội dung, mức độ phức tạp, quy mô ảnh hưởng của đối tượng quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mời đại diện của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan trực tiếp tham gia xem xét dự án hoặc xin ý kiến bằng văn bản.  

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lập dự thảo kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương cho năm sau.

Dự thảo kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương bao gồm các nội dung quy định tại mục 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

6.2. Lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi dự thảo kế hoạch đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến, thông báo về việc lấy ý kiến trên trang tin điện tử (website) hoặc tạp chí, ấn phẩm chính thức của Uỷ ban nhân dân hoặc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày gửi dự thảo đi lấy ý kiến.

- Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức việc tổng hợp, xử lý các ý kiến góp ý để hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương.

6.3. Phê duyệt kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương:

- Việc xem xét, phê duyệt kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn địa phương được thực hiện vào quý III của năm trước năm kế hoạch, trong khuôn khổ xem xét, phê duyệt kế hoạch khoa học và công nghệ của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và theo hướng dẫn chung về kế hoạch khoa học và công nghệ hằng năm của Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc xem xét, phê duyệt kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương; thông báo đến các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan Thông báo và Điểm hỏi đáp của địa phương về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và công khai trên trang tin điện tử (website) (nếu có) hoặc tạp chí, ấn phẩm chính thức của Uỷ ban nhân dân hoặc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong thời hạn không quá ba mươi ngày, kể từ ngày kế hoạch được phê duyệt.

6.4. Thực hiện kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương:

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt; định kỳ sáu tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu,  thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) về tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch về xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.           

6.5. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương:

- Kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương có thể được điều chỉnh, bổ sung theo đề nghị bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan. Nội dung điều chỉnh, bổ sung kế hoạch có thể bao gồm: tiến độ, đối tượng, nội dung của quy chuẩn kỹ thuật địa phương, kinh phí, bổ sung hoặc rút khỏi kế hoạch.

- Việc đề nghị điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương phải được thực hiện trước thời điểm kết thúc nhiệm vụ kế hoạch được đề nghị ít nhất là sáu tháng. Trình tự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương được thực hiện theo quy định tại điểm 6.2, 6.3 khoản 6 Mục này.

Trường hợp do yêu cầu cấp thiết của quản lý nhà nước tại địa phương, trình tự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hằng năm được rút ngắn để đảm bảo đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì lập và phê duyệt kế hoạch

IV.  XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT

1. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (bao gồm cả quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mang tính liên ngành và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng) được quy định như sau:

1.1. Bước 1: Thành lập Ban soạn thảo

Tuỳ theo điều kiện cụ thể, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc chỉ định cơ quan, tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc (sau đây gọi chung là Ban soạn thảo) để xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia .

1.2. Bước 2: Biên soạn dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Ban soạn thảo thực hiện các công việc sau:

1.2.1. Chuẩn bị việc biên soạn dự thảo:

- Thu thập, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; 

- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước liên quan đến đối tượng quản lý và nội dung chính của dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan đến dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Chuẩn bị và thông qua đề cương chi tiết việc triển khai dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia kèm theo khung nội dung dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Các công việc khác có liên quan.

1.2.2. Triển khai việc biên soạn dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:

- Biên soạn dự thảo trên cơ sở khung nội dung dự thảo đã được Ban soạn thảo thống nhất và viết thuyết minh cho dự thảo. 

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, lấy ý kiến của các chuyên gia có liên quan đối với dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

- Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa dự thảo và trình Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để xem xét.

1.3. Bước 3: Lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

1.3.1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức việc xem xét dự thảo và thực hiện các công việc sau:

- Gửi dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia kèm theo thuyết minh đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến và đến Cơ quan thông báo và Điểm hỏi đáp cấp Bộ tương ứng để xác định sự cần thiết phải thông báo cho WTO theo Quyết định số 09/2006/QĐ-BKHCN ngày 04 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quy trình thông báo và hỏi đáp của mạng lưới cơ quan Thông báo và Điểm hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

- Đồng thời với việc gửi dự thảo đi lấy ý kiến, thông báo về việc lấy ý kiến trên trang tin điện tử (website) hoặc tạp chí, ấn phẩm chính thức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Thời gian góp ý cho dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày gửi dự thảo đi lấy ý kiến. Trong trường hợp cấp thiết, thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn theo quyết định của Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

1.3.2. Trên cơ sở các ý kiến góp ý, Ban soạn thảo xử lý, tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và lập hồ sơ dự thảo quy chuẩn quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (sau đây viết tắt là Nghị định số 127/2007/NĐ-CP).

1.3.3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chuyển hồ sơ dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đến Bộ Khoa học và Công nghệ để tổ chức thẩm định.

1.4. Bước 4: Thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện các công việc sau đây:

1.4.1. Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chuyển hồ sơ đến Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để hoàn chỉnh hồ sơ.

1.4.2. Tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo nội dung quy định tại Điều 33 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

1.4.3. Trên cơ sở kết quả thẩm định, lập hồ sơ thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định việc thông báo bằng văn bản kết quả thẩm định đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

1.5. Bước 5: Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

1.5.1 Đối với dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (bao gồm cả quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mang tính liên ngành) do các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng, việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được thực hiện như sau:

- Trường hợp nhất trí với ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ, cơ quan ngang Bộ hoàn thiện dự thảo và quyết định ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định;

- Trường hợp không nhất trí với ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

1.5.2. Đối với dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng, việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được thực hiện như sau:

- Trường hợp ý kiến thẩm định nhất trí với dự thảo, Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định;

- Trường hợp không nhất trí với ý kiến thẩm định, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Bộ Khoa học và Công nghệ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương được quy định như sau:

2.1. Bước 1: Thành lập Ban soạn thảo

Tuỳ theo điều kiện cụ thể, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương hoặc chỉ định cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan của địa phương để xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương (sau đây gọi chung là Ban soạn thảo).

2.2. Bước 2: Biên soạn dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Ban soạn thảo thực hiện việc biên soạn dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương theo trình tự quy định tại  điểm 1.2 khoản 1 Mục này.

2.3. Bước 3: Lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương

2.3.1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc xem xét hồ sơ, gửi dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến và đến cơ quan Thông báo và Điểm hỏi đáp của địa phương tương ứng để xác định sự cần thiết phải thông báo cho WTO theo Quyết định số 09/2006/QĐ-BKHCN ngày 04/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quy trình thông báo và hỏi đáp của mạng lưới cơ quan Thông báo và Điểm hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

Đồng thời với việc gửi dự thảo đi lấy ý kiến, thông báo về việc lấy ý kiến về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương trên trang tin điện tử (website) (nếu có) hoặc tạp chí, ấn phẩm chính thức của Uỷ ban nhân dân và Sở chuyên ngành tương ứng tại địa phương.

Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất phải là sáu mươi ngày, kể từ ngày  gửi dự thảo đi lấy ý kiến. Trong trường hợp cấp thiết, thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương.

2.3.2. Trên cơ sở các ý kiến góp ý, Ban soạn thảo hoàn chỉnh lại dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương và lập hồ sơ dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP trình uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

2.3.3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chuyển hồ sơ dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương đến Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng quy định tại Điều 23 của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP để tổ chức xem xét, cho ý kiến.

Trường hợp đối tượng của quy chuẩn kỹ thuật địa phương thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ, hồ sơ dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương phải được chuyển đến cơ quan thuộc Chính phủ tương ứng để tổ chức xem xét, cho ý kiến. 

2.4. Bước 4: Xem xét, cho ý kiến về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức việc thực hiện các công việc sau đây:

2.4.1. Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thảo quy chuẩn địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chuyển hồ sơ đến Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để hoàn chỉnh hồ sơ.

2.4.2. Xem xét dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương theo các nội dung sau:

- Sự phù hợp với  quy định của pháp luật và cam kết quốc tế có liên quan;

- Sự bảo đảm không vi phạm các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hiện hành;

- Tuân thủ các yêu cầu nghiệp vụ, trình tự, thủ tục xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương.

2.4.3. Thông báo bằng văn bản ý kiến về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương.

ý kiến về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương của cơ quan thuộc Chính phủ phải có sự thống nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ trước khi gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương.

2.5. Bước 4: Ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương được thực hiện như sau:

2.5.1. Trường hợp Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có ý kiến đồng ý với việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương.

2.5.2. Trường hợp Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có ý kiến không đồng ý với việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Ban soạn thảo tổ chức nghiên cứu, xem xét các ý kiến không nhất trí để xử lý, hoàn chỉnh dự thảo, lập lại hồ sơ dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương và gửi lấy ý kiến lại của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định tại tiết 2.3.3 điểm 2.3 khoản 2 của Mục này.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ được quyết định ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương sau khi có ý kiến đồng ý của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được phân công quản lý lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tương ứng

V. RÀ SOÁT, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ, HUỶ BỎ QUY CHUẨN KỸ THUẬT

1. Rà soát định kỳ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

1.1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức việc rà soát định kỳ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực được phân công quản lý quy định tại Điều 23 của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chỉ định cơ quan đầu mối thực hiện việc rà soát định kỳ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành.

1.2. Trình tự, thủ tục rà soát định kỳ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được quy định như sau:

- Cơ quan đầu mối lập danh mục các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đến kỳ hạn phải rà soát theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Cơ quan đầu mối thực hiện việc rà soát quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo các tiêu chí quy định tại khoản 1, 2 Điều 33 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và các tiêu chí khác có liên quan;

- Kết quả rà soát được lập thành các danh mục kèm theo bản giải trình,  bao gồm: danh mục quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giữ nguyên hiệu lực; danh mục quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cần sửa đổi, bổ sung, thay thế và danh mục quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cần huỷ bỏ. Trong từng danh mục, các quy chuẩn kỹ thuật đã được rà soát được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên;

- Cơ quan đầu mối lập hồ sơ rà soát quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, chuẩn bị báo cáo kết quả rà soát và kiến nghị việc đưa vào kế hoạch sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trình Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia xem xét.

1.3. Trường hợp do yêu cầu cấp thiết của quản lý nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định tổ chức việc rà soát quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sớm hơn định kỳ năm năm hoặc đột xuất.

2. Sửa đổi, bổ sung, thay thế quy chuẩn kỹ thuật

2.1. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế quy chuẩn kỹ thuật phải được đưa vào kế hoạch hằng năm về xây dựng quy chuẩn kỹ thuật.

2.2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc xem xét, sửa đổi, bổ sung, thay thế quy chuẩn kỹ thuật theo trình tự, thủ tục tương ứng quy định tại Điều 32 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và quy định tại Mục IV của Thông tư này.

3. Huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Việc huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 35 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Cơ quan đầu mối quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP lập hồ sơ huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Hồ sơ huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bao gồm:

3.1. Bản quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đề nghị huỷ bỏ;

3.2. Bản thuyết minh (lý do, cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học);

3.3. ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có);

3.4. Kết quả rà soát định kỳ và kiến nghị;

3.5. Văn bản đề nghị huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

3.6. ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ;

3.7. Các tài liệu khác liên quan (nếu có).

4. Hủy bỏ quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Việc huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật địa phương được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 35 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Cơ quan được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao chủ trì xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương lập hồ sơ huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Hồ sơ huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật địa phương bao gồm:

4.1. Bản quy chuẩn kỹ thuật địa phương đề nghị huỷ bỏ;

4.2. Bản thuyết minh (lý do, cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học);

4.3. ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có);

4.4. Kết quả rà soát định kỳ và kiến nghị;

4.5. Văn bản đề nghị huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật địa phương;

4.6. ý kiến của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng;

4.7. Các tài liệu khác liên quan (nếu có).

5. Trường hợp do yêu cầu cấp thiết của quản lý nhà nước, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quyết định việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật theo thủ tục, quy trình rút ngắn trên cơ sở đảm bảo tính khả thi, cơ sở khoa học và kinh phí cần thiết cho việc triển khai thực hiện.

VI. TRÌNH BÀY VÀ THỂ HIỆN NỘI DUNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT

1. Bố cục quy chuẩn kỹ thuật

Bố cục của quy chuẩn kỹ thuật bao gồm những phần chính sau:

1.1. Phần quy định chung:

- Phạm vi điều chỉnh;

- Đối tượng áp dụng;

- Giải thích từ ngữ (nếu có).

1.2. Phần quy định về kỹ thuật:

Phần này viện dẫn tiêu chuẩn hoặc đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cụ thể về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật mà đối tượng của quy chuẩn kỹ thuật phải tuân theo để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.

Các yêu cầu kỹ thuật được quy định phải đánh giá được bằng các phương pháp và phương tiện hiện có ở trong nước hoặc nước ngoài.

1.3. Phần quy định về quản lý:

Phần này thể hiện cụ thể phương thức quản lý thích hợp đối với đối tượng của quy chuẩn kỹ thuật như sau:

- Quy định về chứng nhận hợp quy (nêu rõ phương thức đánh giá sự phù hợp được lựa chọn theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, các quy định có liên quan khác);

- Quy định về công bố hợp quy (nêu rõ cơ sở để công bố hợp quy là kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc được công nhận hay là kết quả tự đánh giá của chính tổ chức thực hiện việc công bố);

- Phương thức kiểm tra;

- Quy định các hình thức quản lý khác (ví dụ: quy định về việc ghi nhãn, kiểm tra trên thị trường,...);

- Phương pháp thử, phương pháp lấy mẫu;

- Các nội dung thích hợp khác. 

1.4. Các quy định quản lý khác có liên quan (các điều kiện đặc thù liên quan đến sử dụng, vận hành,... đối tượng của quy chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu khác)

1.5. Phần quy định về giám sát và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành

1.6. Phần trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

1.7. Phần quy định về tổ chức thực hiện  

1.8. Các phụ lục (nếu có).

Tuỳ theo đối tượng quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu quản lý, nội dung của quy chuẩn kỹ thuật có thể bao gồm tất cả các mục trên, giảm bớt hoặc bổ sung cho phù hợp.

2. Trình bày quy chuẩn kỹ thuật

Việc trình bày quy chuẩn kỹ thuật phải đảm bảo tính hệ thống, hiệu lực pháp lý và không được trái với văn bản pháp luật liên quan. Ngôn ngữ của quy chuẩn kỹ thuật phải nhất quán, chính xác, phổ thông; cách diễn đạt phải đơn giản, dễ hiểu. Các thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung phải được định nghĩa trong văn bản.

2.1. Trang bìa quy chuẩn kỹ thuật

-  Quy chuẩn kỹ thuật phải có trang bìa trước và trang bìa sau.

- Mẫu trình bày trang bìa quy chuẩn kỹ thuật được quy định chi tiết tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm các yếu tố sau đây:

+ Hình quốc huy nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện theo quy định của pháp luật về quốc huy;

+ Dòng chữ “Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”;

+ Ký hiệu đầy đủ của quy chuẩn kỹ thuật theo quy định tại Điều 8 của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP;

+ Dòng chữ “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia” hoặc ” Quy chuẩn kỹ thuật địa phương";

+ Tên gọi của quy chuẩn kỹ thuật;

+ Tên gọi đầy đủ của quy chuẩn kỹ thuật bằng tiếng Anh.

+ Địa điểm và năm  ban hành quy chuẩn kỹ thuật. 

- Tên viết tắt tên Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

- Trang 2 của quy chuẩn kỹ thuật là trang thể hiện lời nói đầu trong đó ghi rõ tổ chức biên soạn dự thảo quy chuẩn kỹ thuật, cơ quan trình duyệt và cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật, số quyết định, ngày, tháng, năm ban hành quy chuẩn kỹ thuật và các nội dung khác có liên quan đến việc xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật (ví dụ về thể hiện lời nói đầu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này).

2.2. Phần trống đầu trang (header) của các trang nội dung quy chuẩn kỹ thuật (trừ trang 3) in ký hiệu đầy đủ của quy chuẩn kỹ thuật tại vị trí phía bên phải của trang đối với các trang lẻ và phía bên trái của trang đối với các trang chẵn. Kiểu chữ của ký hiệu in hoa, in đậm theo phông chữ Arial, cỡ chữ 12 của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode).

2.3. Nguyên tắc đánh số thứ tự các hạng mục nội dung của quy chuẩn kỹ thuật thực hiện theo quy định tương ứng tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. 

3. Thể thức trình bày quy chuẩn kỹ thuật:

- Khổ giấy của quy chuẩn kỹ thuật là khổ A4 (210 mm x 297 mm), sai số kích thước cho phép là ± 0,5 mm.

- Phần nội dung (bản văn) của quy chuẩn kỹ thuật được trình bày bằng chữ in thường, kiểu chữ thực hiện theo phông chữ Arial, cỡ chữ từ 12 đến 14 của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode); khi xuống dòng, chữ đầu dòng có thể lùi vào từ 1 cm đến 1,27 cm (1 default tab); khoảng cách giữa các đoạn văn (paragraph) đặt tối thiểu là 6 pt; khoảng cách giữa các dòng hay cách dòng (line spacing) chọn tối thiểu từ cách dòng đơn (single line spacing) hoặc từ 15 pt (exactly line spacing) trở lên.

- Số trang quy chuẩn kỹ thuật được tính từ trang bìa trước cho đến trang cuối cùng của quy chuẩn. Số trang quy chuẩn kỹ thuật được in trên từng trang của quy chuẩn kỹ thuật tại chính giữa phần cuối trang giấy, trừ trang bìa.

- Ký hiệu và số hiệu quy chuẩn kỹ thuật được in trên từng trang của quy chuẩn kỹ thuật ở góc ngoài phía mở của trang.

4. Khi thể hiện nội dung quy chuẩn kỹ thuật, tham khảo các hướng dẫn quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1-2.

VII. THÔNG BÁO, PHỔ BIẾN, ĐĂNG KÝ, XUẤT BẢN, PHÁT HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT

1. Việc thông báo, phổ biến, đăng ký, xuất bản, phát hành quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng có trách nhiệm thông báo về việc ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật trên công báo, trên trang tin điện tử (website) hoặc tạp chí, ấn phẩm chính thức của cơ quan trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày quy chuẩn kỹ thuật được ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng có trách nhiệm lập kế hoạch triển khai việc phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn kỹ thuật.

Việc phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn kỹ thuật cần được thực hiện ngay sau khi quy chuẩn kỹ thuật được ban hành đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thông qua các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo và các hình thức thích hợp khác.

4. Việc đăng ký quy chuẩn kỹ thuật đã ban hành thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP.

Bản đăng ký quy chuẩn kỹ thuật được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức biên soạn, định kỳ in và phát hành hằng năm danh mục quy chuẩn kỹ thuật trên cơ sở bản đăng ký quy chuẩn kỹ thuật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật.

5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật tổ chức việc xuất bản và phát hành quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày quy chuẩn kỹ thuật được ban hành.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong phạm vi lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật được phân công, căn cứ hướng dẫn tại Thông tư này, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật cho các đối tượng được phân công quản lý. Khi cần thiết, có thể quy định chi tiết hoặc bổ sung các nội dung cụ thể về xây dựng và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật cho phù hợp với đặc thù của Bộ, ngành, địa phương.

2. Việc tổ chức áp dụng quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện cụ thể như sau:

2.1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện phổ biến và hướng dẫn áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương, định kỳ in và phát hành danh mục quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương trên cơ sở thông báo chính thức của các Bộ, ngành, địa phương.

2.2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thực hiện các công việc sau:

- Tổng hợp và thông báo danh mục các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do mình ban hành cho Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Chủ động triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền, đào tạo, phổ biến, hướng dẫn áp dụng và các hoạt động liên quan khác nhằm đảm bảo việc thi hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

2.3. Các cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền, đào tạo, phổ biến, hướng dẫn áp dụng và các hoạt động liên quan khác nhằm bảo đảm việc thi hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

2.4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện các công việc sau:

- Tổng hợp và thông báo danh mục các quy chuẩn kỹ thuật địa phương do mình ban hành cho Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Chủ động triển khai các hoạt động tuyên truyền, đào tạo và phổ biến, hướng dẫn áp dụng và các hoạt động có liên quan khác nhằm đảm bảo việc thi hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương tại địa phương.

2.5. Các tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc sau:

- Nghiên cứu nắm vững nội dung, yêu cầu của  quy chuẩn kỹ thuật đã ban hành để triển khai việc thực hiện đúng các nội dung quy định trong quy chuẩn kỹ thuật;

- Phản ánh kịp thời những nội dung không phù hợp được phát hiện trong quá trình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật cho cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật để xem xét, sửa đổi, bổ sung. 

3. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

4. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vấn đề vướng mắc, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh cho Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP (để b /c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
-  Sở KH &CN các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Công báo Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Lưu VT, TĐC, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Quốc Thắng

 

PHỤ LỤC I

 NỘI DUNG QUY HOẠCH XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 09 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ)

...(Tên Bộ, ngành lập dự kiến quy hoạch)...

QUY HOẠCH  XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

Từ năm.... đến năm...

1. Định hướng, chiến lược phát triển chuyên ngành

2. Quan điểm quy hoạch

3. Mục tiêu quy hoạch 

3.1. Mục tiêu tổng quát

3.2. Mục tiêu cụ thể

4. Định hướng quy hoạch

5. Quy hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia    

5.1. Lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cần quy hoạch

5.2. Đối tượng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cần xây dựng

5.3. Phương thức xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

5.4. Tổng số quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cần xây dựng cho từng chuyên ngành, lĩnh vực, đối tượng

5.5. Nguồn lực cho việc thực hiện quy hoạch

5.6. Lộ trình thực hiện quy hoạch

5.7. Bản tổng hợp quy hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo mẫu quy định tại biểu I của Phụ lục này.

 6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

 7. Các phụ lục kèm theo (nếu có).

Biểu I

….(Tên Bộ, ngành xây dựng quy hoạch)...

BẢNG TỔNG HỢP QUY HOẠCH  XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

Từ năm.... đến năm.....

TT

Chuyên ngành/Lĩnh vực/đối tượng QCVN

Tổng Số QCVN cần xây dựng

Lộ trình thực hiện

Kinh phí  dự kiến

(triệu đồng)

Ghi chú

Bắt đầu

Kết thúc

Tổng số

NSNN

Nguồn khác

1

Chuyên ngành A

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Lĩnh vực...

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1

Đối tượng....

 

 

 

 

 

 

 

 

................

 

 

 

 

 

 

 

2

Chuyên ngành B

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Lĩnh vực...

 

 

 

 

 

 

 

2.1.1

Đối tượng....

 

 

 

 

 

 

 

 

................

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

NỘI DUNG KẾ HOẠCH NĂM NĂM XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

1. Kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

   (Tên Bộ, ngành lập  kế hoạch)

KẾ HOẠCH NĂM NĂM XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

Từ năm... đến năm....

TT

Chuyên ngành/Lĩnh vực/đối tượng cụ thể QCVN

Loại QCVN

Số lượng QCVN cần xây dựng

Kinh phí  dự kiến

 (triệu đồng)

Ghi chú

Tổng số

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

Tổng số

NSNN

Nguồn khác

1

Chuyên ngành A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Lĩnh vực...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1

Đối tượng....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Chuyên ngành B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Lĩnh vực...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1.1

Đối tượng....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Bản thuyết minh kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (kèm theo kế hoạch)

Nội dung chính của bản thuyết minh bao gồm các mục sau:

- Căn cứ xây dựng kế hoạch năm năm (phân tích sự liên quan và yêu cầu thực hiện theo quy hoạch phát triển quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, yêu cầu quản lý nhà nước, chương trình quốc gia, văn bản cấp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cam kết quốc tế, khu vực song phương và đa phương, v.v...);

- Mục tiêu;

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý trong lĩnh vực chuyên ngành được phân công;

- Xác định nhu cầu xây dựng QCVN trong từng lĩnh vực;

- Xác định đối tượng cụ thể và loại QCVN cần xây dựng;

- Dự kiến về khả năng bảo đảm nguồn kinh phí và kinh phí thực hiện;

- Dự kiến thời gian  thực hiện;

- Kiến nghị biện pháp thực hiện;

- Các nội dung khác có liên quan;

- Các phụ lục kèm theo (nếu có).

3. Kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

.. (Tên Bộ, ngành xây dựng kế hoạch)...

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA NĂM.... (NĂM KẾ HOẠCH)

TT

Chuyên ngành/ Lĩnh vực/đối tượng QCVN

Tên  QCVN

Loại

QCVN

Tổ chức biên soạn  xây dựng Dự THảO QCvn

Thời gian thực hiện

Kinh phí  dự kiến

(triệu đồng)

Ghi chú

Bắt đầu

Kết thúc

Tổng số

Ngân sách nhà nước

Nguồn khác

1

Chuyên ngành A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Lĩnh vực...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1

Đối tượng....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

Chuyên ngành B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Lĩnh vực...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1.1

Đối tượng....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phải kèm theo:

-  Dự án xây dựng QCVN cho từng đối tượng QCVN hoặc nhóm đối tượng QCVN;

-  Dự kiến chương trình phổ biến, hướng dẫn áp dụng cho các QCVN được ban hành theo kế hoạch./.

PHỤ LỤC III

MẪU DỰ ÁN XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN  ngày 28 tháng 09 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ)

DỰ ÁN XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

1. Tên gọi QCVN

2. Phạm vi và đối tượng áp dụng của QCVN

3. Cơ quan, tổ chức/cá nhân đề nghị

Tên cơ quan/tổ chức/cá nhân:...............................................................................................................

Địa chỉ:...................................................................................................................................................

Điện thoại:............................ Fax:..........................E-mail:.....................................................................

Tên cơ quan chủ quản (nếu có):  ..........................................................................................................

4. Tình hình đối tượng quy chuẩn kỹ thuật trong nước và ngoài nước

5. Lý do và mục đích xây dựng QCVN

- QCVN đáp ứng những mục tiêu quản lý nào sau đây:

+ Đảm bảo an toàn

ð

 

+ Bảo vệ động, thực vật

ð

+ Đảm bảo vệ sinh, sức khoẻ

ð

 

+ Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

ð

+ Bảo vệ môi trường

ð

 

+ Các mục tiêu quản lý khác (ghi rõ mục tiêu quản lý)

ð

+ Bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia

ð

 

 

 

 

- QCVN dùng để:                    

chứng nhận hoặc công bố hợp quy           

ð

 

- Căn cứ  về nội dung quản lý nhà nước có liên quan

.............................................................................................................................................................

+ Trích dẫn tên gọi, số chỉ thị, văn bản có liên quan đến yêu cầu quản lý nêu trên

+ Yêu cầu hài hoà trong khuôn khổ hợp tác quốc tế và khu vực

+ Các yêu cầu quản lý khác                        

6. Loại quy chuẩn kỹ thuật

+ Quy chuẩn kỹ thuật chung                                    

ð

+ Quy chuẩn kỹ thuật an toàn                                  

ð

+ Quy chuẩn kỹ thuật môi trường                            

ð

+ Quy chuẩn kỹ thuật về quá trình                           

ð

+ Quy chuẩn kỹ thuật về dịch vụ                              

ð

+ Quy chuẩn kỹ thuật khác

ð

7. Những vấn đề sẽ quy định trong QCVN

- Những vấn đề sẽ quy định (hoặc soát xét):

+ Quy định về kỹ thuật và quản lý kỹ thuật  cho lĩnh vực quản lý                                   

ð

 

 + An toàn thuốc bảo vệ thực vật                        

ð

+ Quy định về kỹ thuật và quản lý kỹ thuật cho nhóm sản phẩm, dịch vụ, quá trình                          

ð

 

+ An toàn thuốc thú y                                         

ð

+  An toàn sinh học                                                     

ð

 

+ An toàn chế phẩm sinh học và hoá chất dùng cho động thực vật                                       

ð

+ An toàn cháy nổ                             

ð

 

+ Yêu cầu về chất lượng môi trường xung quanh

ð

+ An toàn cơ học                               

ð

 

+ Yêu cầu về chất thải                                         

ð

+ An toàn công nghiệp                      

ð

 

+ Yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong sản xuất, khai tác, chế biến sản phẩm, hàng hóa                    

ð

+ An toàn xây dựng                           

ð

 

+ Yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hoá  

ð

+ An toàn hoá học                             

ð

 

+ An toàn, vệ sinh trong dịch vụ kinh doanh, thương mại                                               

ð

+ An toàn điện                                    

ð

 

+ An toàn trong dịch vụ bưu chính viễn thông     

ð

+ An toàn thiết bị y tế                        

ð

 

+ An toàn trong dịch vụ xây dựng                         

ð

+ Tương thích điện từ trường             

ð

 

+ An toàn trong dịch vụ khoa học, giáo dục         

ð

+ An toàn bức xạ và hạt nhân            

ð

 

+ An toàn trong dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ

ð

+ An toàn vệ sinh thực phẩm             

ð

 

+ An toàn vệ sinh trong dịch vụ du lịch               

ð

+ An toàn dược phẩm                         

ð

 

+ An toàn vệ sinh trong dịch vụ giải trí, văn hoá, thể thao                                                 

ð

+ An toàn mỹ phẩm                           

ð

 

+ An toàn trong dịch vụ vận tải                            

ð

+  Vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi                             

ð

 

+ An toàn trong dịch vụ môi trường                     

ð

+ An toàn phân bón                           

ð

 

+ An toàn, vệ sinh trong các lĩnh vực khác (liệt kê cụ thể)                                                     

ð

- Bố cục, nội dung các phần chính của QCVN (dự kiến):

- Nhu cầu khảo nghiệm quy chuẩn kỹ thuật trong thực tế:   ð có         ð không   

 (Nếu có, ghi rõ dự kiến nội dung cần khảo nghiệm, quy mô, địa điểm, thời gian khảo nghiệm)

8. Phương thức thực hiện và tài liệu làm căn cứ xây dựng QCVN

- Phương thức thực hiện:

     + Xây dựng QCVN trên cơ sở tiêu chuẩn                                          

ð

     + Xây dựng QCVN trên cơ sở tham khảo tài liệu, dữ liệu khác        

ð

     + Xây dựng QCVN kết hợp cả tiêu chuẩn và các tài liệu khác          

ð

- Tài liệu chính làm căn cứ xây dựng QCVN (bản sao kèm theo):...

9. Kiến nghị ban soạn thảo QCVN

-  Cơ quan, tổ chức biên soạn QCVN         ð

(tên cơ quan, tổ chức chủ trì biên soạn QCVN)

- Ban soạn thảo soạn thảo QCVN               ð

(dự kiến thành viên ban soạn thảo)

10. Cơ quan phối hợp xây dựng QCVN

- Dự kiến cơ quan, tổ chức phối hợp xây dựng dự thảo QCVN:

- Dự kiến cơ quan quản lý có liên quan bắt buộc phải lấy ý kiến về dự thảo QCVN:

- Dự kiến các  cơ quan, tổ chức, cá nhân cần lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo QCVN:

11. Dự kiến tiến độ thực hiện

TT

Nội dung công việc

Thời gian

Bắt đầu

Kết thúc

1

Chuẩn bị biên soạn dự thảo QCVN

 

 

2

Biên soạn dự thảo QCVN:

- lấy ý kiến chuyên gia,

- khảo nghiệm dự thảo,

- hoàn chỉnh dự thảo và lập hồ sơ dự thảo QCVN

 

 

3

Tổ chức thông báo và lấy ý kiến rộng rãi

 

 

4

Tổ chức Hội nghị chuyên đề

 

 

5

Hoàn chỉnh, lập hồ sơ dự thảo QCVN trình duyệt

 

 

6

Thẩm định hồ sơ dự thảo QCVN trình duyệt

 

 

7

Ban hành QCVN

 

 

12. Dự toán kinh phí thực hiện

a. Tổng kinh phí dự kiến:……...... trong đó:

- Ngân sách Nhà nước:  ...........................................................................................................

- Đóng góp của các tổ chức, cá nhân: ......................................................................................

   (ghi rõ của tổ chức cá nhân nào, nếu có)

- Nguồn khác: ..........................................................................................................................

b. Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện: (theo hướng dẫn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)

 

 

......., ngày      tháng       năm 200 ...
Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị dự án QCVN
Ký tên, đóng dấu (nếu có)

PHỤ LỤC IV

MẪU DỰ ÁN XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN  ngày 28 tháng 09 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ)

DỰ ÁN XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG

1. Tên gọi quy chuẩn kỹ thuật

2. Phạm vi và đối tượng áp dụng của quy chuẩn kỹ thuật địa phương

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị

Tên cơ quan/tổ chức/cá nhân:................................................................................................................

Địa chỉ:....................................................................................................................................................

Điện thoại:........................... Fax:............................ E-mail....................................................................

Tên cơ quan chủ quản (nếu có): ...........................................................................................................

4. Tình hình quản lý đối tượng quy chuẩn kỹ thuật địa phương hoặc đối tượng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng tại địa phương

- Đối tượng quy chuẩn kỹ thuật là: 

+ Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình đặc thù của địa phương         ð

+ Yêu cầu cụ thể về môi trường tại địa phương                                          ð

- Tên Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý đối tượng trong  lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật dự kiến ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương:

- Tình hình quản lý cụ thể đối tượng quy chuẩn kỹ thuật

5. Lý do và mục đích xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương

- Quy chuẩn kỹ thuật nhằm đáp ứng những mục tiêu quản lý nào dưới đây:

 

+ Đảm bảo an toàn                                           

ð

 

+ Bảo vệ động, thực vật                                                           

ð

+ Đảm bảo vệ sinh, sức khoẻ                            

ð

 

+ Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng                   

ð

+ Bảo vệ môi trường                                        

ð

 

+ Các mục tiêu  quản lý khác (ghi rõ mục tiêu quản lý)

ð

+ Bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia                

ð

 

 

 

 

- QCVN dùng để chứng nhận hoặc công bố hợp quy                    

ð

- Căn cứ về nội dung quản lý nhà nước có liên quan................................................................................

...................................................................................................................................................................

+ Trích dẫn tên gọi, số chỉ thị, văn bản có liên quan đến yêu cầu quản lý nêu trên

+ Yêu cầu hài hoà trong khuôn khổ hợp tác quốc tế và khu vực

+ Các yêu cầu quản lý khác   

6. Loại quy chuẩn kỹ thuật

+ Quy chuẩn kỹ thuật chung                                    

ð

+ Quy chuẩn kỹ thuật an toàn                                  

ð

+ Quy chuẩn kỹ thuật môi trường                            

ð

+ Quy chuẩn kỹ thuật về quá trình                            

ð

+ Quy chuẩn kỹ thuật về dịch vụ                               

ð

7. Những vấn đề sẽ quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương

- Những vấn đề sẽ quy định (hoặc sửa đổi, bổ sung):

+ Yêu cầu về thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn)                                                                                   

ð

+ Yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong sản xuất, khai thác, chế biến sản phẩm, hàng hóa đặc thù                                              

ð

+ Yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hóa đặc thù                             

ð

+ An toàn trong dịch vụ môi trường                                                             

ð

+ An toàn, vệ sinh trong các lĩnh vực khác thuộc lĩnh vực được phân công (liệt kê ở dưới)                                                                                            

ð

- Bố cục, nội dung các phần chính của quy chuẩn kỹ thuật dự kiến;

- Nhu cầu khảo nghiệm quy chuẩn kỹ thuật trong thực tế:   ð có         ð không   

  (Nếu có, ghi rõ dự kiến nội dung cần khảo nghiệm, quy mô, địa điểm, thời gian khảo nghiệm)

8. Phương thức thực hiện và tài liệu làm căn cứ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương

     + Xây dựng QCVN trên cơ sở tiêu chuẩn                                                       

ð

     + Xây dựng QCVN trên cơ sở tham khảo tài liệu, dữ liệu khác                     

ð

     + Xây dựng QCVN kết hợp cả tiêu chuẩn và tham khảo các tài liệu, dữ liệu   

ð

- Tài liệu chính làm căn cứ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật (bản sao kèm theo):

9. Kiến nghị ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương

-  Cơ quan, tổ chức biên soạn QCĐP         ð

 (tên cơ quan, tổ chức chủ trì biên soạn QCĐP)

- Ban soạn thảo soạn thảo QCĐP               ð

(dự kiến thành viên ban soạn thảo QCĐP)

10. Cơ quan phối hợp xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương

- Dự kiến cơ quan, tổ chức phối hợp xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật.

- Dự kiến cơ quan quản lý có liên quan bắt buộc phải lấy ý kiến về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật.

- Dự kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần lấy ý kiến về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật.

11. Dự kiến tiến độ thực hiện

TT

Nội dung công việc

Thời gian

Bắt đầu

Kết thúc

1

Chuẩn bị biên soạn dự thảo QCĐP

 

 

2

Biên soạn dự thảo QCĐP:

- Lấy ý kiến chuyên gia

- Khảo nghiệm dự thảo (nếu có)

- Hoàn chỉnh dự thảo và lập hồ sơ dự thảo QCĐP)

 

 

3

Tổ chức thông báo và lấy ý kiến rộng rãi

 

 

4

Tổ chức Hội nghị chuyên đề

 

 

5

Hoàn chỉnh, lập hồ sơ dự thảo QCĐP trình duyệt

 

 

6

Thẩm định hồ sơ dự thảo QCĐP trình duyệt

 

 

7

Ban hành QCĐP

 

 

12. Dự toán kinh phí thực hiện

a. Tổng kinh phí dự kiến:………… trong đó:

- Ngân sách Nhà nước:  .............................................................................................................

- Đóng góp của các tổ chức, cá nhân: ........................................................................................

   (ghi rõ của tổ chức cá nhân nào, nếu có)

- Nguồn khác: .............................................................................................................................

b. Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện: (theo hướng dẫn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng).

 

 

 

......., ngày    tháng    năm 200 ...
Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị dự án QCĐP
Ký tên, đóng dấu (nếu có)

 

PHỤ LỤC V

NỘI DUNG KẾ HOẠCH  XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ)

1. Kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương

...(Tên Bộ, ngành lập dự kiến kế hoạch)...

KẾ HOẠCH NĂM NĂM XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG

Từ năm... đến năm....

TT

Chuyên ngành/Lĩnh vực,đối tượng QCĐP

Loại QCĐP

Số lượng QCĐP cần xây dựng

Kinh phí  dự kiến

(triệu đồng)

Ghi chú

Tổng số

Năm1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

Tổng số

NSNN

Nguồn khác

1

Chuyên ngành A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Lĩnh vực, đối tượng SP, HH, DV, QT, MT...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Lĩnh vực, đối tượng SP, HH, DV, QT, MT...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

Chuyên ngành B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Lĩnh vực, đối tượng SP, HH, DV, QT, MT...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Lĩnh vực, đối tượng SP, HH, DV, QT, MT...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Bản thuyết minh kế hoạch năm năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương (kèm theo kế hoạch)

Nội dung chính của bản thuyết minh bao gồm các mục sau:

- Căn cứ xây dựng kế hoạch năm năm (phân tích sự liên quan và yêu cầu thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan, các yêu cầu đặc thù khác của địa phương, v.v...);

- Mục tiêu;

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý trong lĩnh vực, đối tượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình đặc thù hoặc yêu cầu cụ thể về môi trường của địa phương;

- Xác định nhu cầu xây dựng QCĐP cho các lĩnh vực, đối tượng đặc thù và yêu cầu môi trường của địa phương;

- Xác định lĩnh vực, đối tượng cụ thể  cần xây dựng QCĐP và loại QCĐP;

- Dự kiến về khả năng nguồn kinh phí và kinh phí thực hiện;

- Dự kiến thời gian thực hiện;

- Kiến nghị biện pháp thực hiện;

- Các nội dung khác có liên quan;

- Các phụ lục kèm theo (nếu có).

3. Kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương

……(Tên UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW)….

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG NĂM: ...(NĂM KẾ HOẠCH)

TT

Lĩnh vực, đối tượng quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Tên quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Cơ quan, tổ chức biên soạn QCĐP

Thời gian thực hiện

Kinh phí dự kiến (triệu đồng)

Cơ quan, tổ chưc đề nghị

Bắt đầu

Kết thúc

Tổng số

NSNN

Nguồn khác

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

…….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương phải kèm theo các dự án xây dựng QCVN cho từng đối tượng QCVN hoặc nhóm đối tượng QCVN./.

 

PHỤ LỤC VI

TRÌNH BÀY TRANG BÌA VÀ TRANG 2 CỦA QUY CHUẨN KỸ THUẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 09 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ)

1. Mẫu trang bìa Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Ví dụ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng và nhiên liệu điêzen do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2007 theo quy định tại mẫu 1 của Phụ lục này

2. Mẫu trang bìa Quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Ví dụ quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải cho vùng ven biển do Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà ban hành năm 2008theo quy định tại mẫu 2 của Phụ lục này


Mẫu 1

 (1)

 

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2)

 

 

 

 

QCVN 1 : 2007/BKHCN (3)

 

 

 

    QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA   (4)

     VỀ XĂNG VÀ NHIÊN LIỆU ĐIÊZEN  (5)

 

National technical regulation on Gasoline and diesel fuel  (6)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NỘI - 2007 (7)


 

 

 

Chú thích Mẫu 1:

 

(1)

Quốc huy nước CHXHCN Việt Nam

Hình khối vuông, mỗi cạnh 3 cm.

(2)

Dòng chữ “Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Kiểu chữ in hoa theo phông chữ Arial, cỡ chữ 14 của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode), không in dậm

(3)

Ký hiệu đầy đủ của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Kiểu chữ in hoa theo phông chữ Arial, cỡ chữ 16 của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode), in đậm

(4)

Dòng chữ “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia”

Kiểu chữ in hoa theo phông chữ Arial, cỡ chữ 16 của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode), in đậm

(5)

Tên của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bằng tiếng Việt

Kiểu chữ in hoa theo phông chữ Arial, cỡ chữ 16 của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode), in đậm

(6)

Tên đầy đủ của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bằng tiếng Anh tương ứng với phần tiếng Việt tại mục (4) và Mục (5)

Kiểu chữ in thường theo phông chữ Arial, cỡ chữ 14 của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode), in nghiêng, đậm

(7)

Địa điểm và năm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Kiểu chữ in hoa theo phông chữ Arial, cỡ chữ 12 của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode), in đậm

 


 

Mẫu 2

(1)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2)

 

 

 

 

QCĐP 1 : 2008/KH (3)

 

 

    QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG  (4)

   VỀ NƯỚC THẢI CHO VÙNG VEN BIỂN  (5)

 

Local technical regulation on Inshore water discharge  (6)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NHA TRANG - 2008 (7)

 

 

Chú thích Mẫu 2:

 

(1)

Quốc huy nước CHXHCN Việt Nam

Hình khối vuông, mỗi cạnh 3 cm.

(2)

Dòng chữ “Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Kiểu chữ in hoa theo phông chữ Arial, cỡ chữ 14 của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode), không in dậm

(3)

Ký hiệu đầy đủ quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Kiểu chữ in hoa theo phông chữ  Arial, cỡ chữ 16 của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode), in đậm

(4)

Dòng chữ “Quy chuẩn kỹ thuật địa phương”

Kiểu chữ in hoa theo phông chữ Arial, cỡ chữ 16 của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode), in đậm

(5)

Tên của quy chuẩn kỹ thuật địa phương bằng tiếng Việt

Kiểu chữ in hoa theo phông chữ Arial, cỡ chữ 16 của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode), in đậm

(6)

Tên đầy đủ của quy chuẩn kỹ thuật địa phương bằng tiếng Anh tương ứng với phần tiếng Việt tại mục (4) và Mục (5)

Kiểu chữ in thường theo phông chữ Arial, cỡ chữ 14 của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode), in nghiêng, đậm

(7)

Địa điểm và năm ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Kiểu chữ in hoa theo phông chữ  Arial, cỡ chữ 12 của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode), in đậm

3. Ví dụ về thể hiện lời nói đầu của quy chuẩn kỹ thuật

a) Đối với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Lời nói đầu

- QCVN 1: 2007/(Tên viết tắt của Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành QCVN) do (Tên đơn vị hoặc ban soạn thảo được thành lập) biên soạn, (Tên cơ quan trình duyệt) trình duyệt, (Tên Bộ, cơ quan ngang Bộ) ban hành theo Quyết định số ../2007/QĐ- (Tên viết tắt của Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành QCVN) ngày ...tháng...năm 2007.

- Các nội dung khác liên quan đến việc xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nếu thấy cần thiết

b) Đối với quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Lời nói đầu

- QCĐP 1: 2007/(Tên viết tắt của UBND tỉnh, thành phố ban hành QCĐP) do (Tên đơn vị hoặc ban soạn thảo được thành lập) biên soạn, (Tên cơ quan trình duyệt) trình duyệt, (Tên UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW) ban hành theo Quyết định số ../2007/QĐ- (Tên viết tắt của UBND tỉnh, thành phố ban hành QCĐP ) ngày ...tháng...năm 2007.

- Các nội dung khác liên quan đến việc xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương nếu thấy cần thiết

 

PHỤ LỤC VII

TÊN VIẾT TẮT TÊN BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 09 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ)

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

TT

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Tên viết tắt

1.

Bộ Quốc phòng

BQP

2.

Bộ Công an

BCA

3.

Bộ Ngoại giao

BNG

4.

Bộ Tư pháp

BTP

5.

Bộ Tài chính

BTC

6.

Bộ Công Thương

BCT

7.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

BLĐTBXH

8.

Bộ Giao thông Vận tải

BGTVT

9.

Bộ Xây dựng

BXD

10.

Bộ Thông tin và Truyền thông

BTTTT

11.

Bộ Giáo dục và Đào tạo

BGDĐT

12.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BNNPTNT

13.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

BKHĐT

14.

Bộ Nội vụ

BNV

15.

Bộ Y tế

BYT

16.

Bộ Khoa học và Công nghệ

BKHCN

17.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

BVHTTDL

18.

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BTNMT

19.

Thanh tra Chính phủ

TTrCP

20.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHNN

21.

Uỷ ban Dân tộc

UBDT

22.

Văn phòng Chính phủ

VPCP

2. Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương

TT

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Tên viết tắt

1.

UBND TP. Hà Nội

TPHN

2.

UBND TP. Hồ Chí Minh

TPHCM

3.

UBND tỉnh An Giang

AG

4.

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

BR-VT

5.

UBND tỉnh Bạc Liêu

BL

6.

UBND tỉnh Bắc Giang

BG

7.

UBND tỉnh Bắc Kạn

BC

8.

UBND tỉnh Bắc Ninh

BN

9.

UBND tỉnh Bến Tre

BTr

10.

UBND tỉnh Bình Dương

BD

11.

UBND tỉnh Bình Định

12.

UBND tỉnh Bình Phước

BP

13.

UBND tỉnh Bình Thuận

BTn

14.

UBND tỉnh Cao Bằng

CB

15.

UBND tỉnh Cà Mau

CM

16.

UBND TP. Cần Thơ

TPCT

17.

UBND TP. Hải Phòng

TPHP

18.

UBND TP. Đà Nẵng

TPĐN

19.

UBND tỉnh Gia Lai

GL

20.

UBND tỉnh Hòa Bình

HB

21.

UBND tỉnh Hà Giang

HG

22.

UBND tỉnh Hà Nam

HN

23.

UBND tỉnh Hà Tây

HT

24.

UBND tỉnh Hà Tĩnh

HTh

25.

UBND tỉnh Hưng Yên

HY

26.

UBND tỉnh Hải Dương

HD

27.

UBND tỉnh Hậu Giang

HGg

28.

UBND tỉnh Điện Biên

ĐB

29.

UBND tỉnh Đăk Lăk

ĐL

30.

UBND tỉnh Đăk Nông

ĐNg

31.

UBND tỉnh Đồng Nai

ĐN

32.

UBND tỉnh Đồng Tháp

ĐT

33.

UBND tỉnh Khánh Hòa

KH

34.

UBND tỉnh Kiên Giang

KG

35.

UBND tỉnh Kon Tom

KT

36.

UBND tỉnh Lai Châu

LCh

37.

UBND tỉnh Long An

LA

38.

UBND tỉnh Lao Cai

LC

39.

UBND tỉnh Lâm Đồng

40.

UBND tỉnh Lạng Sơn

LS

41.

UBND tỉnh Nam Định

42.

UBND tỉnh Nghệ An

NA

43.

UBND tỉnh Ninh Bình

NB

44.

UBND tỉnh Ninh Thuận

NT

45.

UBND tỉnh Phú Thọ

PT

46.

UBND tỉnh Phú Yên

PY

47.

UBND tỉnh Quảng Bình

QB

48.

UBND tỉnh Quảng Nam

QNm

49.

UBND tỉnh Quảng Ngãi

QNg

50.

UBND tỉnh Quảng Ninh

QN

51.

UBND tỉnh Quảng Trị

QT

52.

UBND tỉnh Sóc Trăng

ST

53.

UBND tỉnh Sơn La

SL

54.

UBND tỉnh Thanh Hóa

TH

55.

UBND tỉnh Thái Bình

TB

56.

UBND tỉnh Thái Nguyên

TN

57.

UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế

TT-H

58.

UBND tỉnh Tiền Giang

TG

59.

UBND tỉnh Trà Vinh

TV

60.

UBND tỉnh Tuyên Quang

TQ

61.

UBND tỉnh Tây Ninh

TN

62.

UBND tỉnh Vĩnh Long

VL

63.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc

VP

64.

UBND tỉnh Yên Bái

YB

Ghi chú: Tên viết tắt được thực hiện theo nguyên tắc tương ứng quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định số 161/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật./.

 

PHỤ LỤC VIII

MẪU BẢN ĐĂNG KÝ QUY CHUẨN KỸ THUẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 09 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

BẢN ĐĂNG KÝ QUY CHUẨN KỸ THUẬT

Số:….(số thứ tự đăng ký/năm đăng ký)

1.

Tên Bộ/cơ quan ngang Bộ/UBND tỉnh, thành phố ban hành quy chuẩn kỹ thuật:

2.

Số quyết định, ngày ban hành:

3.

Ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật:

4.

Lần ban hành, sửa đổi  (nếu có):

5.

Tên gọi quy chuẩn kỹ thuật: ..................................

6.

Phạm vi, đối tượng điều chỉnh:: ...............................................................

7.

Tóm tắt nội dung: ............................................................................

8.

Số trang:

9.

Thời gian có hiệu lực: .....................................................................................

 

 

........., ngày.......tháng........năm.........

 

Đại diện cơ quan đăng ký
(Ký tên, ghi rõ họ và tên, chức vụ, đóng đấu)