Thông tư số 83/2002/TT-BTC ngày 25/09/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 83/2002/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
- Ngày ban hành: 25-09-2002
- Ngày có hiệu lực: 10-10-2002
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 23-01-2010
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2662 ngày (7 năm 3 tháng 17 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 23-01-2010
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 83/2002/TT-BTC | Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2002 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ VỀ TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
Căn cứ Pháp lệnh Đo lường ngày 6 tháng 10 năm 1999 và Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá ngày 24 tháng 12 năm 1999;
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001 và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng như sau:
A- CÁC KHOẢN THU PHÍ, LỆ PHÍ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
I. ĐỐI TƯỢNG THU VÀ MỨC THU
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài phải nộp phí, lệ phí quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo quy định tại Thông tư này khi được cơ quan quản lý nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc cơ quan được uỷ quyền thực hiện đăng ký, thử nghiệm, kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá và kiểm định phương tiện đo theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Mức thu phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng được quy định cụ thể tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm:
- Biểu phụ lục số 1: Mức thu phí, gồm: phí thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hoá; phí kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá; phí kiểm định phương tiện đo.
- Biểu phụ lục số 2: Mức thu lệ phí đăng ký và cấp giấy chứng nhận về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
3. Phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng quy định tại Thông tư này thu bằng Đồng Việt Nam (VNĐ).
II. TỔ CHỨC THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG
1. Cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện đăng ký, thử nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá, kiểm định phương tiện đo theo quy định của pháp luật có trách nhiệm:
a) Tổ chức thu, nộp phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo đúng quy định tại Thông tư này. Thông báo (hoặc niêm yết công khai) mức thu phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại trụ sở cơ quan thu phí, lệ phí. Khi thu tiền phí, lệ phí phải cấp biên lai thu phí, lệ phí (loại biên lai do Bộ Tài chính phát hành) cho người nộp tiền.
b) Mở sổ kế toán theo dõi số thu, nộp và sử dụng tiền phí, lệ phí theo đúng pháp luật kế toán thống kê hiện hành.
c) Đăng ký, kê khai, nộp phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo hướng dẫn của cơ quan Thuế địa phương nơi đóng trụ sở chính.
d) Thực hiện thanh toán, quyết toán biên lai thu phí, lệ phí và quyết toán thu, nộp tiền thu phí, lệ phí với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý theo chế độ quản lý biên lai, ấn chỉ của Bộ Tài chính quy định.
2. Tiền thu phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng được quản lý sử dụng như sau:
a) Cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được để lại tiền thu phí, lệ phí trước khi nộp vào ngân sách nhà nước theo tỷ lệ (%) trên tổng số tiền phí, lệ phí thực thu được, cụ thể:
- Phí thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hoá; phí kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá; phí kiểm định phương tiện đo được để lại: 85% (tám mươi lăm phần trăm).
- Lệ phí đăng ký và cấp giấy chứng nhận về tiêu chuẩn đo lường chất lượng được để lại: 10% (mười phần trăm).
b) Nộp ngân sách nhà nước phần tiền phí, lệ phí còn lại (Tổng số tiền phí, lệ phí thực thu được, trừ số đã để lại theo tỷ lệ quy định tại tiết a điểm này), gồm:
- Phí thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hoá; phí kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá; phí kiểm định phương tiện đo nộp ngân sách: 15% (mười lăm phần trăm).
- Lệ phí đăng ký và cấp giấy chứng nhận về tiêu chuẩn đo lường chất lượng nộp ngân sách: 90% (chín mươi phần trăm).
3. Các cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được sử dụng số tiền phí, lệ phí được để lại theo tỷ lệ (%) quy định tại tiết a, điểm 2 mục này để chi phí cho việc thu phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo nội dung chi cụ thể sau đây:
a) Chi cho người lao động thu phí, lệ phí về các khoản tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản chi bồi dưỡng độc hại (kể cả bảo hộ lao động nếu có), các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo chế độ quy định. Trường hợp đơn vị đã được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trả lương cho cán bộ công nhân viên trong biên chế thì chỉ được chi trả tiền công cho lao động thuê ngoài để thực hiện việc thu phí, lệ phí theo chế độ.
b) Chi các khoản thanh toán dịch vụ mua ngoài phục vụ việc thu phí, lệ phí, như: mua vật tư văn phòng, điện, nước, điện thoại, thông tin, liên lạc, công tác phí (đi lại, ở, phụ cấp lưu trú...), in (mua) tờ khai, giấy phép, các loại ấn chỉ khác theo tiêu chuẩn , định mức chi hiện hành.
c) Chi hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo nghiệp vụ, tuyên truyền quảng cáo phục vụ việc thu phí, lệ phí.
d) Chi sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ việc thu phí, lệ phí.
e) Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu, thiết bị, công cụ làm việc và các khoản chi khác phục vụ việc thu phí, lệ phí theo dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
f) Chi nộp niên liễm cho các tổ chức Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quốc tế mà Việt Nam tham gia theo quy định nhưng chưa được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí.
g) Chi trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho cán bộ, nhân viên phục vụ việc thu phí, lệ phí. Mức trích lập 2 (hai) quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu cao hơn năm trước và bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện nếu số thu thấp hơn hoặc bằng năm trước.
Cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm quản lý, sử dụng số tiền phí được để lại đúng mục đích nêu trên, có chứng từ hợp pháp, hàng năm phải quyết toán thu chi theo thực tế. Sau khi quyết toán đúng chế độ, số tiền phí được trích để lại chưa chi hết trong năm được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.
4. Thủ tục kê khai, nộp ngân sách nhà nước số tiền phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng quy định như sau:
- Cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có thu phí, lệ phí thực hiện kê khai và nộp tờ khai phí, lệ phí từng tháng cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý trong 5 ngày đầu của tháng tiếp theo về số tiền phí, lệ phí đã thu được; số tiền phí, lệ phí được để lại; số tiền phí, lệ phí phải nộp ngân sách của tháng trước và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai. Trường hợp trong tháng không phát sinh số thu phí, lệ phí vẫn phải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế.
- Trên cơ sở kê khai, cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện nộp số tiền phí, lệ phí phải nộp vào ngân sách nhà nước. Thời hạn nộp tiền vào ngân sách nhà nước của tháng trước, chậm nhất không quá ngày 15 của tháng tiếp theo (chương, loại, khoản tương ứng, mục 045, tiểu mục 04 mục lục ngân sách nhà nước hiện hành) tại Kho bạc nhà nước nơi cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đóng trụ sở chính. Số tiền phí, lệ phí do cơ quan thu trực thuộc Trung ương quản lý nộp vào ngân sách nhà nước được điều tiết cho ngân sách trung ương; số tiền phí, lệ phí do cơ quan thu trực thuộc địa phương quản lý nộp vào ngân sách nhà nước được điều tiết cho ngân sách địa phương.
- Nhận được tờ khai phí, lệ phí của cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng gửi đến, cơ quan Thuế thực hiện kiểm tra tờ khai, đối chiếu với số chứng từ thu đã phát hành, số chứng từ đã sử dụng để xác định số tiền phí, lệ phí đã thu, số tiền để lại, số tiền phải nộp ngân sách nhà nước trong kỳ và thông báo cho cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về số tiền phải nộp ngân sách nhà nước.
- Cơ quan Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đối chiếu số phí, lệ phí phải nộp theo thông báo của cơ quan Thuế với số tiền phí, lệ phí đã thực nộp ngân sách nhà nước trong kỳ, nếu nộp chưa đủ thì phải nộp tiếp số còn thiếu vào ngân sách nhà nước, nếu đã nộp thừa thì được trừ vào số tiền phải nộp ngân sách của kỳ tiếp sau.
5. Lập và chấp hành dự toán thu - chi tiền phí, lệ phí:
a) Hàng năm, căn cứ mức thu phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, nội dung chi hướng dẫn tại thông tư này và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng lập dự toán thu - chi tiền phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành và gửi cơ quan chủ quản xét duyệt, tổng hợp gửi cơ quan Tài chính đồng cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Căn cứ vào dự toán thu - chi năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng lập dự toán thu, chi hàng quý, chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành, gửi cơ quan chủ quản, Kho bạc nhà nước nơi giao dịch, cơ quan Tài chính đồng cấp để làm căn cứ kiểm soát thu - chi.
6. Quyết toán thu - chi tiền phí, lệ phí:
a) Cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm mở sổ kế toán để ghi chép, hạch toán và quyết toán số thu - chi phí, lệ phí theo Quyết định số 999/TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống chế độ kế toán hành chính sự nghiệp; Thực hiện quyết toán chứng từ thu, số tiền phí, lệ phí đã thu, nộp ngân sách; nộp báo cáo quyết toán năm về số thu, nộp phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho cơ quan Thuế trước ngày kết thúc tháng 2 năm tiếp sau năm báo cáo và phải nộp đủ số tiền phí, lệ phí còn thiếu vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo.
b) Cơ quan thuế thực hiện quyết toán số thu theo biên lai, tổng số thu, số được để lại, số phải nộp ngân sách nhà nước. Cơ quan tài chính, cơ quan thuế quyết toán số chi từ nguồn thu phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng được để lại đơn vị theo quy định tại điểm 3 mục II Phần A Thông tư này.
c) Cơ quan chủ quản cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận quyết toán thu - chi phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng của cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc và tổng hợp vào báo cáo quyết toán năm gửi cơ quan Tài chính thẩm định, ra thông báo duyệt quyết toán cùng với quyết toán năm của cơ quan chủ quản theo quy định của Luật ngân sách nhà nước hiện hành.
B- CÁC KHOẢN THU KHÁC
Cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phát sinh các khoản thu khác ngoài các khoản thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quy định tại phần A Thông tư này (như thu về hoạt động cung ứng dịch vụ khoa học kỹ thuật...) có nghĩa vụ:
1. Xác định mức thu theo nguyên tắc bảo đảm thu hồi vốn trong thời gian hợp lý, phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp theo thoả thuận.
2. Thực hiện chế độ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Trường hợp cung ứng dịch vụ có giá trị thấp dưới mức quy định không phải lập hoá đơn nếu khách hàng không có yêu cầu lập hoá đơn thì phải lập bảng kê theo quy định.
3. Mở sổ kế toán để theo dõi, hạch toán riêng chi phí, doanh thu các khoản thu khác nêu tại phần này (ngoài các khoản phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước) theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê hiện hành.
4. Thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản phải nộp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật hiện hành, số còn lại được quản lý sử dụng theo quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ và Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và các văn bản khác có liên quan.
C- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký; bãi bỏ các quy định về thu, nộp và sử dụng phí, lệ phí kiểm nghiệm, đo lường và các hoạt động khác về tiêu chuẩn đo lường chất lượng quy định tại Thông tư liên Bộ số 65/TT-LB ngày 19/8/1995 của Liên Bộ Tài chính- Khoa học công nghệ và môi trường và chế độ thu lệ phí kiểm định phương tiện đo quy định tại Thông tư số 120/1998/TT/BTC ngày 27/8/1998 của Bộ Tài chính.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước về Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thực hiện thu, nộp và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo quy định tại Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
BẢNG PHỤ LỤC MỨC THU PHÍ THỬ NGHIỆM, ĐO LƯỜNG VÀ LỆ PHÍ TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG Theo Thông số 83/2002/TT-Bộ Tài chính ngày 25 tháng 9 năm 2002 BIỂU PHỤ LỤC SỐ 1 (PHÍ) I. PHÍ THỬ NGHIỆM § Cơ khí § Hàng tiêu dùng § Xây dựng § Điện § Hoá - Môi trường § Hoá hữu cơ § Dầu khí § Thực phẩm § Vi sinh II. PHÍ KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN ĐO III. PHÍ KIỂM TRA NN VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ BIỂU PHỤ LỤC SỐ 2 (LỆ PHÍ) - CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN, CẤP CHỨNG CHỈ VĂN BẰNG94 (Biểu của Thông tư 83 đính kèm ở dưới) |
III. PHÍ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ
1. Phí kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá.
- Mức thu 0,05%/ giá trị lô hàng được kiểm tra
- Mức thu tối thiểu không dưới 300.000đ
- Mức thu tối đa không quá 10.000.000đ
2. Đối với lô hàng miễn kiểm tra:
Cấp giấy thu theo mức thu lệ phí.
BIỂU PHỤ LỤC SỐ 2: (LỆ PHÍ)
STT | Tên các loại lệ phí | Mức thu( đồng) |
| I. LỆ PHÍ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN |
|
1 | Đăng ký chứng nhận chất lượng hàng hoá | 100.000đ |
2 | Đăng ký sản xuất phương tiện đo | 100.000đ |
3 | Đăng ký nhập khẩu phương tiện đo | 100.000đ |
4 | Đăng ký uỷ quyền kiểm định phương tiện đo | 100.000đ |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|