cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư số 08/2001/TT-BYT ngày 27/04/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành thời kỳ 2001-2005 (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 08/2001/TT-BYT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
  • Ngày ban hành: 27-04-2001
  • Ngày có hiệu lực: 12-05-2001
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 14-06-2002
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 398 ngày (1 năm 1 tháng 3 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 14-06-2002
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 14-06-2002, Thông tư số 08/2001/TT-BYT ngày 27/04/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành thời kỳ 2001-2005 (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Thông tư số 06/2002/TT-BYT ngày 30/05/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành thời kỳ 2002-2005 (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 08/2001/TT-BYT

Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2001

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ 08/2001/TT-BYT NGÀY 27 THÁNG 4 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH THỜI KỲ 2001-2005

Thực hiện Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005. Bộ Y tế hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành thời kỳ 2001-2005 như sau:

I. ĐƠN VỊ ĐƯỢC PHÉP KINH DOANH XUẤT, NHẬP KHẨU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

1.1. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế thành lập hoặc dăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam, nếu có đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế, đã được hải quan cấp mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì được phép xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị y tế.

1.2. Các doanh nghiệp sản xuất dược hoặc trang thiết bị y tế có vốn dầu tư của nước ngoài được xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị y tế theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và quy định tại Thông tư này.

II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG VIỆC XUẤT, NHẬP KHẨU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

2.1. Xuất, nhập khẩu ủy thác: Việc xuất, nhập khẩu ủy thác phải thực hiện theo quy định của Bộ Thương mại tại Công văn số 3490/TM-XNK ngày 23/7/1999.

2.2. Đơn hàng xuất, nháp khẩu trang thiết bị y tế được lập thành 3 bộ, trong đó 1 bộ gửi hải quan, 1 bộ gửi cho doanh nghiệp và 1 bộ lưu tại Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế). Bộ gửi hải quan sẽ được Bộ Y tế gửi trực tiếp đến Tổng cục Hải quan. Trên đơn hàng có đóng dấu "BỘ GỬI HẢI QUAN", "BỘ GỬI DOANH NGHIỆP", và được sử dụng "bộ gửi doanh nghiệp" để trình hải quan cửa khẩu khi nhận hàng.

2.3. Nhãn hàng hóa trang thiết bị y tế được thực hiện theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 34/1999/TT-BTM ngày 15/12/1999 của Bộ Thương mại.

III. THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỀN CẤP PHÉP XUẤT, NHẬP KHẨU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

Đơn hàng nhập khẩu trang thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành (Phụ lục 1) được gửi về Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế).

Khi lập đơn hàng, đơn vị phải nộp kèm theo các tài liệu sau:

3.1. Catalogue giới thiệu;

3.2. Giấy phép lưu hành và các chứng chỉ chất lượng (ISO, FDA, EC...) của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp (bản chính hoặc bản sao có công chứng).

IV. THỜI HẠN GIẢI QUYẾT HỒ SƠ

Sau 10 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Y tế sẽ có văn bản trả lời và cấp giấy phép nhập khẩu, hoặc nêu rõ lý do bằng văn bản với các trường hợp không giải quyết.

V. XỬ LÝ VI PHẠM

5.1. Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Thanh tra Bộ Y tế tổ chức và thực hiện việc kiểm tra thanh tra và xừ lý vi phạm theo thẩm quyền trên phạm vi cả nước về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị y tế.

5.2. Thanh tra Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (được gọi chung là tỉnh) thực hiện kiểm tra thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền về hoạt động xuất, nhập khẩu trang thiết bị y tế trên phạm vi lãnh thổ tỉnh thuộc quyền quản lý.

5.3. Các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị y tế vi phạm các quy định tại Thông tư này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

6.1.Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký loan hành và thay thế Thông tư số 13/2000/TT-BYT ngày 29/5/2000. Các quy định trước đây trái với quy định của Thông tư này đều bãi bỏ.

6.2. Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, thanh tra Bộ Y tế, Sở y tế các tỉnh, Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam, các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu trang thiết bị y tế, các công ty nước ngoài có giấy phép hoạt động sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế tại Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành quy định tại Thông tư này.

 

 

Lê Ngọc Trọng

(Đã ký)

 

 

PHỤ LỤC 1
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2001/TT- BYT ngày 27/4/2001)

I. THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH Y TẾ.

1. Máy cắt lớp điện toán (CT Scanner).

2. Máy Cộng hưởng từ hình ảnh (MRI) (Magnet Rennance lmaging).

3. Máy chụp mạch.

4. Máy X-quang chẩn đoán hình ảnh và điều trị các loại

5. Máy siêu âm Doppler mầu, đen trắng các loại

6. Thiết bị Nội soi:

- Dạ dầy - Đường hô hấp - Đại tràng

- Ổ bụng - Đáy mắt

II. THIẾT BỊ THĂM DÒ CHỨC NĂNG:

7. Máy đo chuyển hóa cơ bản.

8. Máy điện não (EEG).

9. Máy điện võng mạc.

10. Máy điện tim, máy điện tim gắng sức, máy đo cung lượng tim.

III. THIẾT BỊ HỒI SỨC CẤP CỨU VÂ THIẾT BỊ PHÒNG MỔ:

11. Máy phá rung tim.

12. Máy thở.

13. Máy gây mê.

14. Máy La se phẫu thuật các loại.

15. Dao mổ điện.

16. Các thiết bị phẫu thuật chuyên khoa (tim, não...), thiết bị mổ nội soi. .

17. Máy tim phổi nhân tạo.

18. Máy tạo nhịp tim.

19. Monitor theo dõi bệnh nhân.

20. Dao mổ siêu âm, dao mổ Laser.

IV. THIẾT BỊ PHÒNG THÍ NGHIỆM:

21. Máy xét nghiệm sinh hóa .

22. Máy xét nghiệm huyết học.

23. Máy xét nghiệm miễn dịch.

V. THIẾT BỊ XẠ TRỊ, VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG:

24. Máy gia tốc tuyến tính.

25. Máy Cobalt.

26. Máy xạ trị áp sát liều thấp.

27. Máy xạ trị áp sát liều cao.

28. Máy phá sỏi ngoài cơ thể.

29. Máy thận nhân tạo.

30. Các thiết bị vật lý trị liệu:

- Từ trị liệu - Điện trị liệu - Nhiệt trị liệu.

- Sóng ngắn trị liệu - Thủy trị liệu - Laser tri liệu

- Quang trị liệu (Phototheraphy).

VI. CÁC THIẾT BỊ CHUYÊN KHOA:

Sản:

31 . Lồng ấp trẻ sơ sinh .

32. Dụng cụ thử phát hiện thai.

33. Monitor tim thai.

Tim mạch: Các thiết bị, vật liệu cấy ghép và cơ thể trong chuyên khoa tim:

34. Bộ dây truyền máu, dịch (+ kim).

Mắt:

35. Máy mổ PHACO.

36. Thủy tinh thể nhân tạo.

Răng hàm mặt:

37. Bộ phẫu thuật răng miệng, vật liệu phục vụ nha khoa.

VII. CÁC LOẠI THIẾT BỊ KHÁC:

38. Hệ thống khí y tế.

39. Dụng cụ thử phát hiện ma túy, bệnh truyền nhiễm.

40. Ô tô cứu thương mới.

Các thiết bị dụng cụ y tế ngoài danh mục nêu trên trong Phụ lục 1 kèm Thông tư này, các doanh nghiệp nêu tại điểm 1, 2 được xuất, nhập khẩu theo nhu cầu không phải xin xác nhận của Bộ Y tế.