Thông tư số 28/2000/TT-BVHTT ngày 31/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá thông tin Hướng dẫn Nghị định 26/2000/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 48/CP về tổ chức hoạt động điện ảnh (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 28/2000/TT-BVHTT
- Loại văn bản: Thông tư
- Cơ quan ban hành: Bộ Văn hoá-Thông tin
- Ngày ban hành: 31-10-2000
- Ngày có hiệu lực: 15-11-2000
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-11-2012
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 4369 ngày (11 năm 11 tháng 24 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 01-11-2012
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ VĂN HÓA THÔNG TIN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2000/TT-BVHTT | Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2000 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 26/2000/NĐ-CP NGÀY 3-8 2000 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 48/ CP NGÀY 17.7.1995 VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH
- Ngày 3-8-2000 Chính phủ đã ban hành Nghị định 26/2000/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 48/CP ngày 17-7-1995 về tổ chức và hoạt động. Nghị định số 26/2000/NĐ-CP đươc ban hành nhằm khuyến khích phát triển hệ thống rạp chiếu phim trong cả nước, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá và nghệ thuật của nhân dân, góp phần mở rộng giao lưu văn hoá với nước ngoài. Để thực hiện tốt Nghị định 26/2000/NĐ-CP Bộ Văn hoá Thông tin hướng dẫn một số điểm về xuất nhập khẩu phim nhựa để kinh doanh như sau:
Điều 1: Cơ sở sản xuất phim quy định tại khoản 1 điều 2 Nghị định 26/2000/NĐ-CP có đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố được quyền xuất khẩu, nếu chưa có đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thì được quyền uỷ thác xuất khẩu phim do mìn sản xuất đã được Bộ Văn hoá Thông tin, hoặc Sở văn hoá Thông tin tỉnh, thành phố cho phép phổ biến theo phân cấp. Hàng năm cơ sở sản xuất phim có phim xuất khẩu phải báo cáo với Bộ Văn hoá Thông tin số liệu phim đã xuất, thời hạn báo cáo trước ngày 31 tháng 12.
Điều 2: Cơ sở kinh doanh điện ảnh quy định tại khoản 2 điều 2 Nghị định 26/2000/NĐ-CP là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế bao gồm cả doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, được thành lập hợp tác tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh theo quy định pháp luật trong các lĩnh vực sản xuất phim, phát hành phim, chiếu phim, xuất khẩu phim, nhập khẩu phim cung ứng vật tư kỹ thuật điện ảnh.
Điều 3: Cơ sở kinh doanh điện ảnh có đủ các điều kiện sau đây thì được quyền nhập khẩu phim nhựa:
1/ Có rạp chiếu phim nhựa thuộc quyền sở hữu của mình hoặc quyền sử dụng có thời hạn 5 năm trở lên. Rạp chiếu phim phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo Quy phạm số 240/BXD ngày 30 tháng 9 năm 1989 do Bộ Văn hoá Thông tin và Bộ xây dựng ban hành.
2/ Có mã số kinh doanh nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Điều 4:
1/ Cơ sở kinh doanh điện ảnh có đủ điều kiện quy định tại Điều 3 Thông tư này, hàng năm trình Cục Điện ảnh (Bộ Văn hoá Thông tin) duyệt kế hoạch nhập khẩu phim nhựa vào tháng 10 của năm trước. Trường hợp cần thay đổi kế hoạch sẽ điều chỉnh vào tháng 10 năm sau.
Cơ sở kinh doanh điện ảnh trình duyệt kế hoạch nhập khẩu phim lần đầu phải kèm theo giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng rạp.
2/ Căn cứ kế hoạch nhập khẩu phim nhựa được Cục điện ảnh duyệt, mỗi lần nhập khẩu phim, cơ sở kinh doanh điện ảnh phải làm thủ tục kiểm tra nhập khẩu văn hoá phẩm tại phòng quản lý Xuất nhập khẩu văn hoá phẩm thuộc văn phòng Bộ Văn phòng Bộ Văn hoá Thông tin hoặc Sở Văn hoá Thôg tin nới nhập khẩu.
3/ Phim Nhập khẩu trước khi phổ biến đều phải trình duyệt tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định hiện hành.
4/ Khi trình duyệt phim nhựa cơ sở kinh doanh điện ảnh phải ghi đầy đủ nội dung tờ đăng ký trình duyệt tác phẩm điện ảnh theo mẫu của Cục điện ảnh, nếu phim không được phép phổ biến, cơ sở nhập khẩu phim phải có trách nhiệm quản lý không để thất thoát ra ngoài, phải làm thủ tục tái xuất và gửi giấy báo đã hoàn hành thủ tục tái xuất đến Cục điện ảnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định không cho phép phổ biến phim.
5/ Cơ sở kinh doanh điện ảnh nhập khẩu phim nhựa có thể trình duyệt bằng hình (đã in thuyết minh tiếng Việt ); khi chính thức đưa phim nhựa ra chiếu; cơ quan có thẩm quyền duyệt phim sẽ kiểm tra đối chiếu lại.
6/ Cơ sở có phim trình duyệt phải cử người đến thuyết minh trong trường hợp trình Hội đồng duyệt trực tiếp bằng phim nhựa.
7/ Cơ sở trình duyệt phim phải nộp một khoản lệ phí duyệt phim theo đúng quy định hiện hành; khi được phép phổ biến phim, phải nộp lưu chiểu theo quy định.
8/Cơ sở nhập khẩu phim quy định tại Điều 2 Thông tư này có đăng ký kinh doanh phát hành phim, sau khi khai thác chiếu phim, sau khi khai thác chiếu phim tại rạp của mình được quyền phát hành phim đó. Nghiêm cấm việc lợi dụng quyền nhập khẩu phim truyện nhựa chỉ nhằm mục đích phát hành.
9/ Chức năng phát hành phim của Công ty FAFIM VN vẫn áp dụng theo quy định hiện hành của Bộ Văn hoá Thông tin.
Điều 5: Phòng quản lý Xuất nhập khẩu Văn hoá phẩm thuộc văn phòng Bộ Văn hoá Thông tin, các Sở văn hoá Thông tin tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm kiểm tra nội dung, làm thủ tục nhập khẩu phim nhựa cho cơ sở kinh doanh điện ảnh quy định tại điều 2 Thông tư này theo kế hoạch đã được Cục điện ảnh duyệt và kiểm tra nội dung làm thủ tục xuất khẩu phim cho các cơ sở quy định tại điều 1 Thông tư này theo chức năng nhiệm vụ đã được giao.
Điều 6: Cục điện ảnh chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Thông tư này.
Điều 7: Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Nơi nhận: | K/T BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ THÔNG TIN |