cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư số 102/2000/TT-BNN-KL ngày 02/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn lập dự toán cho các dự án theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp

  • Số hiệu văn bản: 102/2000/TT-BNN-KL
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Ngày ban hành: 02-10-2000
  • Ngày có hiệu lực: 17-10-2000
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 8803 ngày (24 năm 1 tháng 13 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 102/2000/TT-BNN-KL

Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 102/2000/TT-BNN-KL NGÀY 02 THÁNG 10 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁ N CHO CÁC DỰ ÁN THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP

Thực hiện Chỉ thị 32/2000/CT-BNN-KL ngày 27 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, Các Chi cục Kiểm lâm cần nhanh chóng xây dựng dự án và trình UBND cấp tỉnh phê duyệt để kịp ghi vốn năm 2001. Dưới đây là hướng dẫn lập dự toán cho các khâu nhập dữ liệu, số hoá bản đồ, thu thập thông tin ngoài thực địa và sử dụng ảnh viễn thám.

I. ĐỊNH MỨC CHI PHÍ VỀ LAO ĐỘNG ĐỂ SỐ HOÁ BẢN ĐỒ

Căn cứ định mức số hoá bản đồ của Phương án kinh tế kỹ thuật thực hiện chương trình lưu trữ, quản lý hồ sơ và bản đồ địa giới hành chính các cấp bằng công nghệ thông tin do Ban tổ chức cán bộ Chính phủ xây dựng được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại công văn số: 146/CP-NC ngày 13 tháng 2 năm 1998 và văn bản Số 3136 BNN/KHCN, ngày 27 tháng 8 năm 1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc phê duyệt định mức số hoá bản đồ.

Công việc

Đơn vị

Chuẩn bị (công/đ)

Số hoá (công/đ)

Biên tập (công/đ)

In và kiểm tra (công/đ)

Lưu trữ (công/đ)

Tổng số (công/đ)

Các Công đoạn

 

Công đoạn 1

Công đoạn 2

Công đoạn 3

Công đoạn 4

Công đoạn 5

 

Số hoá bản đồ tỷ lệ
1/ 2.000

mảnh

1

3

3

2

1

10

Chi phí trực tiếp
(Công+Vật tư+Máy)

25.000

75.000

75.000

50.000

25.000

250.000

Số hoá bản đồ tỷ lệ
1/ 5.000

mảnh

1

6

6

3

1

17

Chi phí trực tiếp
(Công+Vật tư+Máy)

25.000

150.000

150.000

75.000

25.000

425.000

Số hoá bản đồ tỷ lệ
1/ 10.000

mảnh

1

9

10

4

1

25

Chi phí trực tiếp
(Công+Vật tư+Máy)

25.000

225.000

250.000

100.000

25.000

625.000

Số hoá bản đồ tỷ lệ
1/ 25.000

mảnh

1.5

20

22

8

2.5

54

Chi phí trực tiếp
(Công + Vật tư+Máy)

37.500

500.000

550.000

200.000

62.500

1.350.000

Số hoá bản đồ tỷ lệ
1/ 50.000

mảnh

2

50

55

15

4

126

Chi phí trực tiếp
(Công+Vật tư+Máy)

50.000

1.250.000

1.375.000

375.000

100.000

3.150.000

Nhập thông tin văn bản

bộ hồ sơ

0.5

2

1.5

0.5

0.5

5

Chi phí trực tiếp
(Công+Vật tư+Máy)

12.500

50.000

37.500

12.500

12.500

125.000

Nếu các bản đồ có tỷ lệ nhỏ hơn 1/50.000 thì áp dụng định mức số hoá như tỷ lệ bản đồ 1/50.000

Chi phí trực tiếp (công+vật tư+máy) 25.000 đồng/công bao gồm:

a. Công lao động: 20.000 đ/công

b. Chi phí máy móc, thiết bị: 4.000 đồng (20% giá trị công lao động)

c. Chi phí vật liệu: 1.000 đồng (5% giá trị công lao động)

Chi phí quản lý chung :10% chi phí trực tiếp

Khâu số hoá bản đồ bao gồm các công đoạn chính sau:

1- Công tác chuẩn bị: Nhận tư liệu, phân loại tư liệu, kiểm tra tư liệu, xử lý cơ sở toán học bản đồ.

Công doạn chuẩn bị áp dụng cho việc số hoá mới các bản đồ.

2- Số hoá bản đồ:

Công đoạn số hoá bao gồm số hoá bằng bàn số hoá hoặc số hoá bằng quét và vector hóa.

Các lớp thông tin chính được số hoá bao gồm:

Tên lớp bản đồ

Hệ Số (Định mức)

1. Lớp đường đồng mức

0,5

2. Lớp thuỷ văn

0,2

3. Lớp giao thông

0,2

4. Lớp ranh giới hành chính

0,1

5. Lớp ranh giới chuyên đề (rừng hoặc đất)

0,4

6. Lớp ranh giới tiểu khu

0,1

a- Bản đồ địa hình, các lớp 1, 2, 3, 4 được số hoá, hệ số định mức là 1,0

b- Bản đồ rừng, các lớp 2, 5, 6 được số hoá, hệ số định mức là 0,7

c- Bản đồ tiểu khu, các lớp 2, 4, 6 được số hoá, hệ số định mức là 0,4

d- Bản đồ địa hình có thêm ranh giới rừng, các lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 được số hoá, hệ số định mức là 1, 5.

Lớp thuỷ văn luôn được số hoá vì đây là lớp dùng để hiệu chỉnh hình học, kết nối với các lớp thông tin đã số hoá trước đó.

Công doạn số hoá áp dụng cho việc số hoá mới các bản đồ:

Tuỳ loại bản đồ được số hoá, như đã nêu trong 4 trường hợp trên, ta có hệ số định mức được áp dụng cho công đoạn số hoá tương ứng là 1,0 hoặc 0,7 hoặc 0,4 hoặc 1,5. Hệ số này được nhân với định mức cơ bản của công đoạn số hoá.

3- Biên tập bản đồ:

Công đoạn biên tập bản đồ gồm:

- Kiểm tra và tích hợp các lớp thông tin.

- Chuẩn hoá dữ liệu, xử lý địa hình.

- Kiểm tra ghép mảnh, tiếp biên cho mọi lớp bản đồ.

- Trình bày bản đồ để in với các lớp địa danh, văn bản, kí hiệu theo quy định cho lớp nền và cho lớp chuyên đề, trình bày mầu cho lớp chủ đề (Ví dụ rừng, đất, loại quy họach...).

Công đoạn biên tập áp dụng cho các trường hợp:

a- Biên tập khi số hoá mới hoàn toàn một bản đồ với đầy đủ các lớp.

b- Biên tập với một vài lớp mới số hoá kết nối với các lớp cũ đã số hoá trứơc.

c- Biên tập kết nối cơ sở dữ liệu bản đồ rừng với thuộc tính các lô trạng thái rừng và phiếu 2.

d- Biên tập trong bước hiệu chỉnh hình học một ảnh viễn thám.

e- Biên tập trong bước giải đoán, khái quát hoá lớp ranh giới lô trạng thái rừng do giải đoán từ ảnh viễn thám số.

f- Biên tập một bản đồ thành qủa mới trình bầy theo chuyên đề hoặc thu phóng theo đơn vị hành chính.

Hệ số định mức cho khâu biên tập bản đồ là 1, trừ trường hợp bản đồ tiểu khu hệ số là 0,4

4 - In và kiểm tra.

Công đoạn in & kiểm tra áp dụng cho các trường hợp:

a- Sau mỗi công đoạn biên tập.

b- In nhân bản các bản đồ thành quả (áp dụng theo dịnh mức mảnh tỷ lệ 1/10.000 hoặc nếu bản đồ phức tạp dùng theo định mức mảnh tỷ lệ 1/25.000)

5- Lưu trữ

Ghi và lưu trữ chuyển dữ liệu. Công đoạn ghi và lưu trữ áp dụng cho các trường hợp:

a- Sau khi số hoá, biên tập một bản đồ mới.

b- Sau khi giải đoán ảnh viễn thám số.

II- ĐỊNH MỨC CHI TẠO LẬP TIN ĐIỆN TỬ THUỘC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Căn cứ Thông tư số: 111/1998/TT/BTC ngày 3 tháng 8 năm 1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập tin điện tử thuộc công nghệ thông tin.

Tên hạng mục công việc

Đơn vị

Mức chi

Ghi chú

1- Nhập dữ liệu có cấu trúc

Trường, mục tin

30đ - 80đ

 

2- Nhập dữ liệu phi cấu trúc

Trang

1500đ-2500đ

46 dòng x 70 ký tự

3- Quét ảnh

Trang

1000đ-3000đ

Khổ A4

4 - Tạo trang siêu văn bản đơn giản

Trang

1000đ-2500đ

Phi cấu trúc chuyển sang siêu văn bản

5 - Tạo trang siêu văn bản phức tạp

Trang

3500đ-9000đ

Có mối liên kết với các trang, hình ảnh khác.

Định mức được áp dụng cho các khâu công việc sau:

1 - Nạp thông tin phiếu 2 theo lô trạng thái (kết qủa kiểm kê rừng): áp dụng định mức nhập dữ liệu có cấu trúc, mức 80đ/trường (Vì phiếu nhập là phiếu ngoại nghiệp, khó đọc, phức tạp). Mỗi phiếu 2 gồm 30 trường, mỗi trang gồm 14 lô (dòng).

2 - Tạo lập cơ sở dữ liệu về diện tích trữ lựơng tài nguyên rừng, các trang EXEL theo tiểu khu có móc nối tương ứng với các trang của xã, huyện, tỉnh và móc nối với bản đồ tài nguyên rừng theo tiểu khu: áp dụng định mức tạo trang siêu văn bản phức tạp mức 6000đ/trang (Dùng macro của Exel và ngôn ngữ Visual Basic) mức 8000 đ/trang nếu có móc nối với bản đồ (Basic của Mapinfo).

Số trang biểu Exel theo mẫu kiểm kê 286, mỗi tiểu khu 6 biểu (2a,2b, 3a,3b, 4a,4b) ;mỗi xã 8 biểu (1a, 1b, 2a, 2b, 3a,3b, 4a, 4b) ; mỗi huyện, tỉnh (8 biểu).

III- ĐỊNH MỨC CHI CHO THEO DÕI BIẾN ĐỘNG RỪNG TRÊN THỰC ĐỊA, ĐƯA LÊN BẢN ĐỒ VÀ CẬP NHẬT VÀO CƠ SỞ DỮ LIỆU

Vận dụng theo định mức giao đất giao rừng quy định tại Thông tư liên bộ Tài chính, Lâm nghiệp số: 74/TT, LB ngày 13 tháng 10 năm 1995 hướng dẫn việc sử dụng, quản lý cấp phát và quyết toán kinh phí chi giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mức đích lâm nghiệp.

- Đất có rừng tự nhiên

không quá 17.000 đồng/ha

- Đất có rừng trồng

không quá 15.000 đồng /ha

- Đ ất trống đồi núi trọc

không quá 11.000 đồng /ha

- Rừng phòng hộ

không quá 11.000 đồng /ha

- Rừng đặc dụng

không quá 7.000 đồng /ha

- Vùng đệm rừng đặc dụng và rừng phòng hộ ít xung yếu

không quá 17.000 đồng/ ha

Định mức trên được dùng cho bước quyết toán theo diện tích biến động thực tế. Để lập dự toán theo dõi diễn biến rừng đất lâm nghiệp, cập nhật lên bản đồ và cơ sở dư liệu, tạm tính bình quân 15.000 đ/ha, khi quyết toán sẽ theo diện tích biến động thực tế.

Diện tích biến động cần cập nhật từ thực địa lên bản đồ tạm dự tính 5% tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh. Lưu ý trong chu kỳ trước mắt, diện tích biến động cần cập nhật không chỉ bao gồm các biến động thật mà có một phần là các biến đổi cần cập nhật do bản đồ không đúng với thực địa.

IV - CÁC HẠNG MỤC CỦA DỰ TOÁN

Tổng giá trị dự toán cho dự án được phân ra các hạng mục sau:

* Chi phí trực tiếp Al

- Chi phí quản lý điều hành chung là 3% A1 (chi phí gián tiếp)

- Chi phí chung quản lý, kiểm tra kỹ thuật, thu thập tài liệu, điện nước, công tác phí và các chi khác của các đơn vị thực hiện thi công là 10% Al (chi phí gián tiếp)

* Chi phí trực tiếp không tính cho phần trang thiết bị của Dự án.

- Giá thành A2 = 113% A1 (Chi phí trực tiếp + chi phí gián tiếp)

- Chi phí lập và bảo vệ dự án chiếm 0,5 % A2

Chi phí kiểm tra nghiệm thu của bên A là 2% A2

* Tổng chi phí giá thành A3 = 102,5 % A2 (0.5 % cho lập và bảo vệ dự án , 2% kiểm tra - nghiệm thu)

* Tổng dự toán A4 là 105 % A3, gồm tổng chi phí giá thành cộng 5 % tổng chi phí giá thành cho thuế doanh thu dịch vụ kỹ thuật.

V- HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH MỨC CHO CÁC CÔNG VIỆC CHÍNH

(Chi phí trực tiếp A1)
Đơn vị : triệu đồng

Hạng mục công việc

Số tiền

1- Xây dựng quy trình kỹ thuật thu thập thông tin ngoài thực địa về diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hàng năm.

5,0

2- Thiết kế hệ thống và lập trình cơ sở dữ liệu

10,0

3- Huấn luyện Chi cục và các Hạt Kiểm lâm về Quy trình kỹ thuật thu thập thông tin ngoài thực địa và sử dụng phần mềm máy tính

20,0

4- Cài đặt Cơ sở Dữ liệu tại Chi cục, các Hạt và đào tạo
Số đơn vị x 2 triệu đ/đơn vị =

 

Khởi tạo Cơ sở Dữ liệu bước 1

 

5- Nhập số liệu kết quả kiểm kê 286 (phiếu 02) :
Đơn giá 1 trang = 30 trường x 80 đ/trường = 2.400 đ
Số lô = Diện tích đất lâm nghiệp / 5 (1 lô = 5 ha)
Số trang = Tổng số lô / 14 ;
Chi phí nhập phiếu 2 = Số trang x 2400 đ

 

6- Khởi tạo Cơ sở dữ liệu rừng theo tiểu khu, xã, huyện, tỉnh
Theo 8 mẫu biểu kiểm kê 286, dự tính mỗi biểu là 1 trang exel được kết nối tự động trong cơ sở dữ liệu với Phiếu 2, giữa các mức xã, huyện, tỉnh và với bản đồ rừng.
Định mức chiphí mỗi trang là 6000đ đến 8000đ
Số tiểu khu = Tổng diện tích đất lâm nghiệp/Diện tích trung bình tiểu khu.
(Tuỳ từng tỉnh, diện tích trung bình của tiểu khu 1.000 ha)
Số trang Exel = (Số tiểu khu x 6) + (Số xã x 8) + (Số huyện x 8) + (1 tỉnh x 8)
Chi phí khởi tạo CSDL rừng = Số trang x Chi phí / trang

 

7- Số hoá bản đồ hiện trạng rừng kiểm kê 286 và nền địa hình. Tỷ lệ 1/25.000
ĐM 1 mảnh = 37.500 +500.000 x 1.5 +550.000 + 200.000 + 62.500 = 1.600.000 đ/mảnh
Chi phí số hoá = Số mảnh 25.000 x 1.600.000đ / mảnh
Nếu đã có nền địa hình được số hoá : Chỉ số hoá bản đồ hiện trạng rừng kiểm kê 286 tỷ lệ 1/25.000 và kết nối với lớp nền.
ĐM 1 mảnh= 37.500 + 500.000 x 0.7 +550.000 + 200.000 + 62.500 = 1.200.000 đ/mảnh
Chi phí số hoá = Số mảnh x 1.200.000đ

 

8- Số hoá bản đồ hiện trạng rừng kiểm kê 286 và nền địa hình. Tỷ lệ 1/50.000
ĐM 1 mảnh = 50.000 +1.250.000 x 1.5+1.375.000 +375.000+100.000= 3.775.000 đ/mảnh
Chi phí số hoá = Số mảnh 50.000 x 3.775.000 đ / mảnh
Nếu đã có nền địa hình được số hoá : Chỉ số hoá bản đồ hiện trạng rừng kiểm kê 286. Tỷ lệ 1/50.000
ĐM 1 mảnh= 50.000+1.250.000 x 0.7+1.375.000+375.000+100.000 = 2.775.000 đ/mảnh
Chi phí số hoá = Số mảnh x 2.775.000đ

 

9- Số hoá bản đồ ranh giới tiểu khu. Tỷ lệ 1/100.000
ĐM 1 mảnh=50.000+1.250.000x 0,4+1.375.000x 0,4+375.000+100.000 =1.575.000 đ/mảnh
Chi phí số hoá = Số mảnh x 1.575.000 đ / mảnh

 

10- Biên tập Kết nối Cơ sở dữ liệu bản đồ với thuộc tính các lô và phiếu 2. Tỷ lệ 1/25.000
Tính theo định mức công đoạn biên tập bản đồ 1/25.000
Chi phí biên tập kết nối = Số mảnh 25.000 x 550.000 đ /mảnh

 

Khởi tạo Cơ sở Dữ liệu bước 2

 

11- Số hoá Bản đồ độ dốc , tỷ lệ l/25.000.
Bản đồ được xử lý trên máy tính từ mô hình DEM 1/25.000, chi phí tính theo định mức công đoạn In kiểm tra.
Chi phí = Số mảnh 25.000 x 200.000 đ /mảnh

 

12- Số hoá Bản đồ lập địa tỷ lệ 1/100.000.
Chi phí = Số mảnh 100.000 x 3.150.000 đ / mảnh

 

13- Số hoá Bản đồ Phân cấp phòng hộ , tỷ lệ l/25.000 ;
Bản đồ được xử lý trên máy tính từ tích hợp các lớp bản đồ thành phần, chi phí tính theo định mức công đoạn In kiểm tra.
Chi phí = Số mảnh 25.000 x 200.000 đ /mảnh

 

14- Số hoá Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng, tỷ lệ l/25.000;
Bản đồ được xử lý trên máy tính từ tích hợp các lớp bản đồ thành phần, chi phí tính theo định mức công đoạn In kiểm tra.
Chi phí = Số mảnh 25.000 x 200.000 đ /mảnh

 

15- Nhập các thông tin theo tiểu khu:
Mảng thông tin theo Tiểu khu bao gồm:
- Thông tin hoạt động lâm nghiệp (Dự án) theo tiểu khu
- Thông tin điều kiện kinh tế xã hội theo tiểu khu
- Thông tin đặc điểm tự nhiên theo tiểu khu
Chi phí tính theo định mức nhập dữ liệu phi cấu trúc : 2.500 đ/trang.
Chi phí = Số tiểu khu x số trang/tiểu khu x 2.500đ/trang

 

16- Biên tập Kết nối Cơ sở dữ liệu bản đồ Điều kiện tự nhiên Kinh tế xã hội theo Tiểu khu trên tỷ lệ bản đồ 1/100.000
Chi phí tính theo định mức công đoạn biên tập bản đồ 1/100.000
Chi phí = Số mảnh 100.000 x 1.375.000 đ /mảnh

 

Nâng cấp Cơ sở dữ liệu
17- Chỉnh lý nâng cấp CSDL bằng Công nghệ Viễn thám
Định kỳ (3 đến 5 năm) cần nâng cấp và chỉnh lý hệ thống bản đồ rừng của cơ sở dữ liệu bằng áp dụng công nghệ viễn thám.
Chi phí dự toán theo hướng dẫn dưới đây:
Bản đồ rừng tỷ lệ 1/25.000 đã có trên máy tính.
17.1- Mua ảnh bình quân 1 tỉnh 10 triệu đ
17.2- Hiệu chỉnh hình học ảnh :
áp dụng định mức chuẩn bị & biên tập bản đồ tỷ lệ 1/50.000
Chi phí = Số mảnh x (50.000đ + 1.375.000 đ) /mảnh
17.3- Giải đoán ảnh số thành lập bản đồ rừng
Bước 1: Tiến hành giải đoán ở tỷ lệ ảnh 1/50.000 (Xử lý 2 lần để chọn lọc mẫu và mô hình giải đoán ảnh)
Cho mỗi mảnh 1/50.000 áp dụng định mức: Biên tập + 2 lần in-kiểm tra
Chi phí = Số mảnh x ( 1.375.000 đ + 2 x 375.000 đ)/mảnh
Bước 2: Giải đoán đưa ra bản đồ rừng ở tỷ lệ 1/25.000
Cho mỗi mảnh 1/25.000 áp dụng định mức: Biên tập + in-kiểm tra
Chi phí = Số mảnh x (550.000 đ + 200.000 đ) /mảnh
17.4- Hiệu chỉnh kết quả sau thực địa và biên tập
Tiến hành số hoá & biên tập bản đồ rừng 1/25.000 sau khi hiệu chỉnh thực địa; biên tập ở tỷ lệ 1/50.000 và 1/100.000
Chi phí = Số mảnh (tỷ lệ25.000) x (500.000đ + 550.000 đ) /mảnh
+ số mảnh (tỷ lệ50.000) x 1.375.000 đ / mảnh
+ số mảnh (tỷ lệ100.000) x 1.375.000 đ /mảnh
17.5- Kiểm tra, in, lưu trữ.
Chi phí = Số mảnh (tỷ lệ 25.000) x (200.000đ + 62.500 đ) /mảnh
+ Số mảnh (tỷ lệ 50.000) x (375.000 đ + 100.000đ) / mảnh
+ Số mảnh (tỷ lệ 100.000) x (375.000 đ + 100.000đ) /mảnh
17.6- Tính lại diện tích, chỉnh lý phiếu 2, chỉnh lại các biểu thống kê tiểu khu, xã, huyện, tỉnh. Hiệu chỉnh cơ sở dữ liệu rừng theo tiểu khu.
Chi phí = Chi phí mục 5 + 0,5 * Chi phí mục 6.

 

Theo dõi diễn biến cập nhật thông tin
18- Tổ chức thu thập Thông tin ngoài thực địa và cập nhật Cơ sở dữ liệu hàng năm (Cho 3 năm của Dự án)
Diện tích biến động trên thực địa cập nhật lên bản đồ và cơ sở dữ liệu tạm tính hàng năm là 5% tổng diện tích đất lâm nghiệp
Định mức áp dụng tính dự toán là 15.000 đ/Ha
Quyết toán theo diện tích biến động thực tế và định mức tương ứng cho từng đối tượng.
Chi phí theo dõi diễn biến = Diện tích cập nhật x 15.000 đ/Ha
Trong đó:
+ Ngoại nghiệp 40%
+ Nội nghiệp 15%
+ Dụng cụ kỹ thuật, văn phòng phẩm 5% + Cập nhật bản đồ, số liệu 15 %
+ Kiểm tra, nghiệm thu (Nội, ngoại nghiệp) 15% +Tổng hợp báo cáo 10%

 

Tổng Chi phí từ mục 1 đến 18 là Chi phí trực tiếp của Dự án (A1).

Phần dự toán cho trang thiết bị, đào tạo sử dụng trang thiết bị tính riêng.

Trong qua trình thực hiện, nếu có vướng mắc xin liên hệ với Cục Kiểm lâm để giải thích chi tiết.

 

Nguyễn Văn Đẳng

(Đã ký)