Thông tư số 185/1998/TT-BTC ngày 28/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng dẫn kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị HCSN
- Số hiệu văn bản: 185/1998/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
- Ngày ban hành: 28-12-1998
- Ngày có hiệu lực: 01-01-1999
- Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 9515 ngày (26 năm 0 tháng 25 ngày)
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 185/1998/TT-BTC | Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 1998 |
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 185/1998/TT-BTC NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA ĐƠN VỊ HCSN
Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) số 02/1997/QH9 ngày 10/5/1997; Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) số 03/1997/QH9 ngày 10/5/1997;
Căn cứ Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế GTGT; Nghị định số 03/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế TNDN; Nghị định số 102/1998/NĐ-CP ngày 21/12/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 và Thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998 cuả Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 28/1998/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số 175/1998/TT-BTC ngày 24/12/1998 của Bộ Tài chính về việc "hướng dẫn thi hành Nghị định số 102/1998/NĐ-CP ngày 21/12/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế GTGT";
Căn cứ Thông tư số 100/1998/TT-BTC ngày 15/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán thuế GTGT và thuế TNDN và Thông tư số 180/1998/TT-BTC ngày 26/12/1998 hướng dẫn bổ sung kế toán thuế GTGT;
Căn cứ Quyết định số 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp.
Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán thuế GTGT và thuế TNDN cho các đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác như: Đài truyền hình, truyền thanh, trường học, bệnh viện, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang,....(gọi trung là các đơn vị hành chính sự nghiệp) có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, thuế TNDN như sau:
I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1- Các đơn vị HCSN thuộc diện chịu thuế GTGT phải đăng ký, kê khai, nộp thuế GTGT theo luật định thì số thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và giá tri vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào của những đơn vị thực hiện thuế GTGT được hạch toán theo quy định sau đây:
a- Đối với các đơn vị chịu thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế:
+ Số thu bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ, TSCĐ thanh lý, nhượng bán thuộc diện chịu thuế GTGT phản ánh trên "tài khoản 511- các khoản thu" là số tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ chưa có thuế GTGT.
+ Giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ mua vào dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT là giá mua không có thuế GTGT.
+ Đơn vị phải tổ chức công tác kế toán phản ánh được đầy đủ, chính xác các chỉ tiêu:
* Thuế GTGT đầu ra phát sinh
* Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ
* Thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp
* Thuế GTGT được hoàn lại, được giảm
b- Đối với các đơn vị tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp và các hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT:
+ Số thu bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ, thanh lý, nhượng bán TSCĐ thuộc diện chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT phản ánh vào "Tài khoản 511- các khoản thu" là tổng số tiền bán hàng mà đơn vị được hưởng bao gồm cả thuế GTGT (Tổng giá thanh toán).
+ Giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ mua vào là tổng giá mua phải thanh toán có cả thuế GTGT (Tổng giá thanh toán).
+ Số thuế GTGT phải nộp của các đơn vị được xác định căn cứ vào doanh thu và tỷ lệ (%) GTGT được tính như sau:
Số thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng x Thuế suất (%) thuế GTGT
(Giá trị gia tăng = doanh thu x Tỷ lệ (%) GTGT)
+ Đơn vị phải tổ chức công tác kế toán phản ánh chính xác số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp.
2- Các đơn vị HCSN có tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải kế toán số thu bán hàng, chi phí hợp lý làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế TNDN.
II- KẾ TOÁN THUẾ GTGT:
1- Hoá đơn chứng từ
Các đơn vị hành chính sự nghiệp nêu trên có tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh chịu thuế GTGT phải thực hiện chế độ chứng từ kế toán theo quy định tại Chế độ kế toán HCSN (Quyết định số 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 02/11/1996) và chế độ hoá đơn, chứng từ thuế GTGT theo quy định tại Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 và Quyết định số 885/1998/QĐ-BTC ngày 16/7/1998 của Bộ Tài chính.
2- Tài khoản kế toán
2.1- Bổ sung tài khoản 3113 - thuế GTGT được khấu trừ
Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ.
Việc hạch toán TK 3113- Thuế GTGT được khấu trừ phải thực hiện theo các quy định dưới đây:
- TK 3113 chỉ áp dụng cho những đơn vị, tổ chức hạch toán riêng được chi phí và thuế GTGT đầu vào cho những hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ dùng cho việc SXKD sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Đối với những hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng chung cho cả SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và cho hoạt động thường xuyên, dự án được trang trải bằng nguồn kinh phí, về nguyên tắc đơn vị phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ. Nếu không hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ được hạch toán vào TK 3113, cuối kỳ kế toán phải tính, xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ theo chế độ thuế quy định. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được hạch toán vào chi HCSN, chi dự án (TK 661, TK 662).
- Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT được dùng hoá đơn, chứng từ đặc thù (như tem bưu điện, vé cước vận tải,...) ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì đơn vị được căn cứ vào giá hàng hoá, dịch vụ mua vào đã có thuế GTGT để xác định giá mua chưa có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo phương pháp tính được quy định tại điều 10 - Mục I Phần B Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính.
- Trường hợp đơn vị có sử dụng các loại nguyên liệu là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất trực tiếp bán ra (không có hoá đơn) để chế biến thành sản phẩm khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, thì kế toán căn cứ vào bảng kê thu mua hàng hoá nông sản, lâm sản, thuỷ sản tính ra số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ (%) tính trên giá trị nguyên liệu mua vào theo đúng quy định trong chế độ thuế GTGT.
- Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định thuế GTGT phải nộp của tháng đó. Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào (=) số thuế GTGT dầu ra của tháng đó, số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế theo chế độ quy định.
- Kế toán phải mở sổ chi tiết hạch toán riêng thuế GTGT được khấu trừ của từng loại vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 3113
Bên nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Bên có:
- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ trong kỳ
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại
- Số thuế GTGT đầu vào của hàng mua trả lại người bán.
Số dư bên nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.
Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3
+ Tài khoản 31131 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ.
Tài khoản 31131 dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.
+ Tài khoản 31132 - Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ.
Tài khoản 31132 dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh dùng vào hoạt động sản xuất, kinh donh hành hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.
2.2 - Để phục vụ cho việc hạch toán thuế GTGT và thuế TNDN ở các đơn vị HCSN, sửa đổi lại nội dung các tài khoản cấp 2 của tài khoản 333 - Các khoản phải nộp Nhà nước như sau:
TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
TK 3332 - Phí và lệ phí
TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
TK 3337 - Thuế khác
TK 3338 - Các khoản phải nộp khác
Nội dung của TK 3337 "thuế khác" phản ánh các khoản thuế khác phải nộp Nhà nước, trừ thuế GTGT và thuế TNDN phải nộp đã quy định phản ánh ở TK 3331, TK 3334.
Kết cấu và phương pháp hạch toán của TK 3337 được áp dụng như quy định cho TK 3331 - Thuế (CĐKT HCSN theo Quyết định số 999/TC/QĐ/CĐKT).
Tài khoản 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Tài khoản 3331 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước của các đơn vị HCSN có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 3331
Bên Nợ: - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
- Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp
- Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN
- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại
Bên có: - Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ
- Số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu
Số dư bên Có: Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ
Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đã nộp thừa vào NSNN
Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3
+ Tài khoản 33311 - Thuế GTGT đầu ra: tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ bán ra.
+ Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng hoá nhập khẩu.
3- Hướng dẫn kế toán thuế GTGT.
3.1- Kế toán thuế GTGT ở các đơn vị HCSN tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế.
a- Kế toán thuế GTGT đầu vào.
- Khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì giá trị các loại vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ nhập kho hoặc tính trực tiếp vào chi phí kinh doanh là giá chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 152, 155 (nếu nhập kho) (giá chưa có thuế) hoặc
Nợ TK 631 (dùng ngay cho sản xuất kinh doanh)
Nợ TK 211, 213 (nếu mua TSCĐ dùng vào SXKD)
Nợ TK 3113 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331,... (Tổng giá thanh toán)
- Khi mua hàng hoá giao bán ngay cho khách hàng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (không qua kho) ghi:
Nợ TK 511 - Các khoản thu
Nợ TK 3113 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331,... (tổng giá thanh toán)
- Khi nhập khẩu hàng hoá, vật tư, TSCĐ thuộc diện chịu thuế GTGT hàng nhập khẩu dùng vào sản xuất, kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế (nếu có):
+ Khi nhập kho, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán, thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển,..., ghi:
Nợ TK 152, 155, 211, 213
Có TK 3337 - thuế khác (chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 111, 112, 331,... (tổng giá thanh toán)
+ Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 3113 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
- Đối với vật tư, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và chi hoạt động thường xuyên, chi dự án của đơn vị nhưng không tách riêng được thuế GTGT đầu vào:
+ Khi mua về nhập kho, ghi:
Nợ TK 152, 155
Nợ TK 3113 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331 (Tổng giá thanh toán)
+ Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ và số không được khấu trừ theo chế độ quy định, số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào chi hoạt động, chi dự án, ghi:
Nợ TK 661 - Chi hoạt động (số thuế GTGT tính vào chi hoạt động)
Nợ TK 662 - Chi dự án (số thuế GTGT tính vào chi dự án)
Có TK 3113 - Thuế GTGT được khấu trừ
(Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tính cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh chịu thuế GTGT nhưng chưa được khấu trừ với số thuế đầu ra trong kỳ này thì vẫn được theo dõi tiếp ở Bên nợ TK 3113 - Thuế GTGT được khấu trừ để tính khấu trừ vào kỳ kế toán sau hoặc được xét hoàn thuế).
b- Kế toán thuế GTGT đầu ra:
- Khi bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán viết hoá đơn bán hàng phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, thuế GTGT phải nộp và tổng giá thanh toán, ghi:
Nợ TK 111, 112, 311,... (tổng giá thanh toán)
Có TK 3331 - thuế GTGT phải nộp
Có TK 511 - Các khoản thu
- Khi phát sinh các khoản thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111, 112, 311,... (tổng giá thanh toán)
Có TK 3331 - thuế GTGT phải nộp
Có TK 511 - Các khoản thu
- Đối với trường hợp cho thuê TSCĐ (TSCĐ thuộc vốn kinh doanh) theo phương thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê, kế toán xác định khoản thu cung cấp dịch vụ là tổng số tiền cho thuê thu được chưa có thuế GTGT và thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511 - Các khoản thu
- Khi nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hoá, kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải thanh toán và giá trị vật tư, thiết bị, hàng hoá nhập khẩu (chưa có thuế GTGT), ghi :
Nợ TK 152, 155, 211,...
Có TK 3337 - Thuế khác (chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 111, 112, 331
Đồng thời phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu:
+ Trường hợp nhập khẩu hàng hoá dùng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì số thuế GTGT hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 3113 - thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312)
+ Trường hợp nhập khẩu hàng hoá dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp được tính theo thuế suất (%) thuế GTGT và phần GTGT do cơ quan thuế xác định, ghi:
Nợ TK 152, 155, 211,...
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312)
- Khi nộp thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33312)
Có TK 111, 112
- Cuối kỳ, kế toán tính, xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp trong kỳ:
+ Số thuế GTGT khấu trừ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp
Có TK 3113 - Thuế GTGT được khấu trừ
+ Khi nộp thuế GTGT vào NSNN trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112
* Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào bằng (=) số thuế GTGT đầu ra. Số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế.
- Trường hợp đơn vị được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoàn lại số thuế GTGT đầu vào, khi nhận được tiền NSNN trả lại, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 3113 - Thuế GTGT được khấu trừ.
- Trường hợp đơn vị được giảm thuế GTGT:
+ Nếu số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp, ghi:
Nợ TK 3331- thuế GTGT phải nộp
Có TK 511- Các khoản thu
+ Nếu số thuế GTGT được giảm được NSNN trả lại bằng tiền, khi nhận được tiền, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 511- Các khoản thu
- Trường hợp hàng bán bị trả lại (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế), kế toán ghi:
+ Phản ánh số thu của số hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 511 - Các khoán thu (giá bán chưa có thuế GTGT)
(Chi tiết hàng bán bị trả lại)
Có TK 111, 112, 311,...
+ Phản ánh số tiền trả lại cho người mua về thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, ghi:
Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112
+ Phản ánh giá vốn của hàng hoá bị trả lại nhập kho, ghi:
Nợ TK 155 - Sản phẩm, hàng hoá
Có TK 511 - Các khoản thu
3.2- Kế toán thuế GTGT ở các đơn vị HCSN tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp và các hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT.
- Khi mua hàng hoá, dịch vụ về nhập kho hoặc dùng ngay vào sản xuất kinh doanh, kế toán phản ánh giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào), ghi:
Nợ TK 152, 155, 211, 631 (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào)
Có TK 111, 112, 331,... (Tổng số tiền thanh toán cho người bán)
- Khi bán hàng hoá, dịch vụ, kế toán phản ánh các khoản thu bán hàng hoá, dịch vụ là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT), ghi:
Nợ TK 111, 112, 311 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 511 - Các khoản thu
- Cuối kỳ, kế toán tính, xác định thuế GTGT phải nộp tính trên phần GTGT do cơ quan thuế xác định, ghi
Nợ TK 511 - Các khoản thu
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
- Khi nộp thuế GTGT vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112,...
- Khi mua vật tư, hàng hoá nhập khẩu, kế toán ghi:
+ Khi nhập vật tư, hàng hoá, TSCĐ, ghi:
Nợ TK 152, 155, 211,....
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33312)
Có TK 3337 - Thuế khác (chi tiết thuế Nhập khẩu)
Có TK 111, 112, 331,...
+ Khi nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 3337 - Thuế khác (chi tiết thuế nhập khẩu)
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33312)
Có TK 111, 112,...
- Khi được giảm thuế GTGT:
+ Nếu số thuế GTGT được trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511- Các khoản thu
+ Nếu số thuế GTGT được giảm được NSNN trả lại bằng tiền, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 511 - Các khoản thu
- Đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu:
+ Khi bán hàng hoá, dịch vụ, phản ánh số thu bán hàng là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu), ghi:
Nợ TK 111, 112, 311
Có TK 511 - Các khoản thu
+ Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp, ghi:
Nợ TK 511- Các khoản thu
Có TK 3337 - Thuế khác
(chi tiết thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu)
- Khi nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3337 - Thuế khác (chi tiết thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu)
Có TK 111, 112.
II- KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1- Để hạch toán thuế TNDN sử dụng TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
a- Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế TNDN phải nộp và tính hình nộp TNDN vào NSNN của các đơn vị HCSN có tổ chức sản xuất, kinh doanh phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Đơn vị có trách nhiệm nộp tờ kê khai thuế TNDN cho cơ quan thuế. Hàng quý đơn vị tiến hành tạm nộp số thuế TNDN đầy đủ, đúng hạn vào NSNN theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế.
b- Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 3334
Bên Nợ:
- Số thuế TNDN đã nộp vào NSNN
- Số thuế TNDN được giảm trừ và số phải nộp
- Số chênh lệch giữa số thuế TNDN phải nộp theo thông báo hàng quý của cơ quan thuế lớn hơn số thuế TNDN thực tế phải nộp khi báo cáo quyết toán thuế năm được duyệt.
Bên Có: Số thuế TNDN phải nộp
Số dư bên Có: Số thuế TNDN còn phải nộp vào NSNN.
Số dư bên Nợ: Số thuế TNDN đã nộp lớn hơn số phải nộp (số thuế nộp thừa).
2- Phương pháp kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu
- Hàng quý, căn cứ vào thông báo thuế của cơ quan thuế và số thuế TNDN phải nộp theo kế hoạch, ghi:
Nợ TK 421 - Chênh lệch thu chi chưa xử lý
Có TK 333 - Các khoản phải nộp Nhà nước
(3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp)
- Khi nộp thuế TNDN vào NSNN, ghi:
Nợ TK 333 - Các khoản phải nộp Nhà nước
(3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp)
Có TK 111, 112,...
- Cuối năm, khi báo cáo quyết toán thuế được duyệt y, xác định số thuế TNDN phải nộp:
+ Trường hợp số thuế TNDN phải nộp thực tế theo quyết toán thuế năm đã duyệt y lớn hơn số phải nộp theo thông báo hàng quý của cơ quan thuế, thì số chênh lệch phải nộp thêm, ghi:
Nợ TK 421 - Chênh lệch thu chi chưa xử lý
Có TK 333 - Các khoản phải nộp Nhà nước
(3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp)
+ Trường hợp số thuế TNDN phải nộp theo thông báo hàng quý của cơ quan thuế lớn hơn số thuế TNDN phải nộp thực tế theo quyết toán thuế năm đã được duyệt y, thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 333 - Các khoản phải nộp Nhà nước
(3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp)
Có TK 421 - Chênh lệch thu chi chưa xử lý
- Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép giảm thuế TNDN, số thuế được giảm, ghi:
Nợ TK 333 - Các khoản phải nộp Nhà nước
(3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp)
Có TK 421 - Chênh lệch thu chi chưa xử lý
III - SỔ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1- Sổ kế toán: Bổ sung thêm vào hệ thống sổ kế toán của các đơn vị HCSN quy định theo Chế độ kế toán HCSN (Quyết định số 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 02/11/1996 của Bộ Tài chính) 03 mẫu sổ:
- Sổ chi tiết thuế giá trị gia tăng (Mẫu số S53a-H), (Mẫu số S53b-H),
- Sổ chi tiết thuế giá trị gia tăng được hoàn lại (Mẫu số S54-H)
| Trần Văn Tá (Đã ký) |
Bộ (Sở):.... (Mẫu số S 53a - H)
Đơn vị:.....
SỔ CHI TIẾT THUẾ GTGT
Năm:......
Chứng từ | Diễn giải | Số thuế đầu vào được khấu trừ | Số thuế đầu ra | Số thuế được giảm | Số thuế phải nộp | Số đã nộp | Số còn phải nộp | |
STT | Ngày |
|
|
|
|
|
|
|
A | B | C | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Cộng |
|
|
|
|
|
|
Ngày.... tháng..... năm.....
Người ghi sổ (Ký, họ tên) | Phụ trách kế toán (Ký, họ tên) | Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) |
Bộ (sở).... (Mẫu Số S 53b - H)
Đơn vị....
SỔ CHI TIẾT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Năm......
Chứng từ | Diễn giải | Số thuế phải nộp | Số thuế được giảm | Số thuế thực phải nộp | Số đã nộp | Số còn phải nộp | |
STT | Ngày |
|
|
|
|
|
|
A | B | C | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Cộng |
|
|
|
|
|
Ngày.... tháng..... năm....
Người ghi sổ | Phụ trách kế toán | Thủ trưởng đơn vị |
Bộ (sở):..... (Mẫu số S 54 - H)
Đơn vị:...
SỔ CHI TIẾT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐƯỢC HOÀN LẠI
Năm ......
Chứng từ | Diễn giải | Số tiền | ||
Số hiệu | Ngày tháng |
| Thuế GTGT được hoàn lại | Thuế GTGT đã hoàn lại |
A | B | C | 1 | 2 |
|
| 1- Số dư đầu kỳ |
| x |
|
| 2- Số phát sinh trong kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Cộng số phát sinh |
|
|
|
| 3 - Số dư cuối kỳ |
| x |
Ghi chú: Chỗ có dấu (x) không có số liệu
Ngày.... tháng..... năm....
Người ghi sổ | Phụ trách kế toán | Thủ trưởng đơn vị |
a- Nội dung và phương pháp ghi "sổ chi tiết thuế GTGT" (Mẫu số S 53a - H)
- Mục đích và phạm vi áp dụng:
Sổ này chỉ áp dụng cho các đơn vị HCSN có tổ chức sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế và tính số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế.
Sổ này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số thuế đầu ra,số dược giảm, số thuế phải nộp, đã nộp và số còn phải nộp của đơn vị.
- Nội dung và phương pháp ghi sổ:
+ Cột A, B, C ghi số chứng từ, ngày, tháng và nội dung của từng chứng từ
+ Cột 1: Căn cứ vào từng chứng từ mua hàng có thuế GTGT đầu vào được khấu trừ để ghi vào sổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
+ Cột 2: Căn cứ vào hoá đơn bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ ghi số tiền thuế GTGT đầu ra.
+ Cột 3: Căn cứ vào chứng từ thuế GTGT được giảm để ghi số tiền thuế được giảm.
+ Cột 4: Ghi số thuế GTGT phải nộp sau khi đã tính trừ các khoản được khấu trù (đối với đơn vị thực hiện tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế), được giảm,...
Cột 4 = Cột 2 - Cột 1 - Cột 3
+ Cột 5: Ghi số thuế GTGT đơn vị thực nộp cho NSNN
+ Cột 6: Ghi số thuế GTGT đơn vị còn phải nộp cho NSNN
Cột 6 = Cột 5 - Cột 4
Hàng tháng, quý kế toán tiến hành khoá sổ, cộng số phát sinh và tính số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ.
Cuối năm, sau khi khoá sổ kế toán người ghi sổ, phụ trách kế toán và thủ trưởng đơn vị phải ký, ghi rõ họ tên vào sổ.
b- Nội dung và phương pháp ghi "Sổ chi tiết thuế GTGT" (Mẫu số S 53b - H)
- Mục đích và phạm vị áp dụng:
Sổ này chỉ áp dụng cho các đơn vị HCSN có tổ chức sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế và tính số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp.
Sổ này dùng để phản ánh số thuế GTGT phải nộp, được giảm, đã nộp, và số còn phải nộp của đơn vị
Nội dung và phương pháp ghi sổ:
+ Cột A, B, C: Ghi số chứng từ, ngày, tháng và nội dung của từng chứng từ.
+ Cột 1: Ghi số thuế GTGT phải nộp tính được theo công thức:
Thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng x Thuế suất (%) Thuế GTGT
(Giá trị gia tăng = doanh thu x tỷ lệ (%) GTGT)
+ Cột 2: Căn cứ vào chứng từ về thuế GTGT được giảm để ghi số tiền thuế GTGT được giảm.
+ Cột 3: Ghi số thuế GTGT thực phải nộp sau khi đã tính trừ các khoản thuế GTGT được giảm.
Cột 3 = Cột 1 - Cột 2
+ Cột 4: Ghi số thuế GTGT đơn vị đã nộp cho NSNN
+ Cột 5: Ghi số thuế GTGT đơn vị còn phải nộp cho NSNN
Cột 5 = Cột 3 - Cột 4
Hàng tháng, quý, kế toán tiến hành khoá sổ, cộng số phát sinh và tính số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ.
Cuối năm, sau khi khoá sổ kế toán người ghi sổ, phụ trách kế toán và thủ trưởng đơn vị phải ký và ghi rõ họ tên vào sổ.
c- Nội dung và phương pháp ghi "Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại" (Mẫu số S 54-H)
- Mục đích:
Sổ này áp dụng cho các đơn vị HCSN thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
Sổ này dùng để ghi chép, phản ánh số thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại và còn được hoàn lại cuối kỳ báo cáo.
- Nội dung và phương pháp ghi sổ:
Sổ này được mở hàng quý, được ghi chép theo từng chứng từ về thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại trong kỳ báo cáo.
+ Cột A, B: Ghi số hiệu và ngày tháng của chứng từ.
+ Cột C: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng chứng từ.
+ Cột 1: Ghi số tiền thuế GTGT còn được hoàn lại đầu kỳ, số thuế GTGT được hoàn lại trong kỳ và số thuế GTGT còn được hoàn lại cuối kỳ báo cáo.
+ Cột 2: Ghi số tiền thuế GTGT đã hoàn lại trong kỳ báo cáo.
Cuối kỳ, kế toán tiến hành khoá sổ, cộng số phát sinh thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại và tính ra số thuế GTGT còn được hoàn lại cuối kỳ báo cáo.
Sau khi khoá sổ kế toán, người ghi sổ, phụ trách kế toán và thủ trưởng đơn vị phải ký và ghi rõ họ và tên.
2- Báo cáo tài chính:
Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho các đơn vị HCSN được thực hiện theo Quyết định số 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính và quy định tại Thông tư này.
a- Báo cáo kết quả hoạt động sự nghiệp có thu (Mẫu số: B04-H)
Báo cáo này có bổ sung thêm các chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu thuế GTGT dùng để phản ánh số thuế GTGT của hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Căn cứ số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh luỹ kế bên Có TK 333- Các khoản phải nộp Nhà nước (3331- Thuế GTGT phải nộp) đối ứng với bên nợ TK 511 - Các khoản thu trên sổ chi tiết tài khoản 3331
- Chỉ tiêu thuế TNDN phải nộp dùng để phản ánh số thuế TNDN đơn vị phải nộp Nhà nước.
Căn cứ số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh luỹ kế bên Có TK 333 - Các khoản phải nộp Nhà nước (3334 - Thuế TNDN) đối ứng với bên nợ TK 421- Chênh lệch thu chi chưa xử lý trên sổ chi tiết TK 421
b- Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B 05 -H)
Báo cáo này thêm phần IV - Tình hình thực hiện nộp NSNN: phần này phản ánh số phải nộp, số đã nộp, số còn phải nộp về thuế GTGT, thuế TNDN và các khoản phải nộp khác của đơn vị trong kỳ báo cáo.
Căn cứ để ghi vào các chỉ tiêu của phần này là số liệu trên sổ chi tiết TK 333 - Các khoản phải nộp Nhà nước.
Mã chương:....... (Mẫu số B04 - H)
Đơn vị báo cáo:..............
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP CÓ THU
Quý........ Năm
Đơn vị tính:........
STT | Chỉ tiêu | Mã số | Hoạt động | Hoạt động | Tổng cộng |
1 | Số thu chưa phân phối kỳ trước chuyển sang |
|
|
|
|
2 | Thu trong kỳ |
|
|
|
|
| Luỹ kế từ đầu năm |
|
|
|
|
3 | Chi trong kỳ |
|
|
|
|
| Trong đó |
|
|
|
|
| - Chi phí |
|
|
|
|
| - Giá vốn |
|
|
|
|
| - Thuế GTGT phải nộp (phương pháp trực tiếp) |
|
|
|
|
| Luỹ kế từ đầu năm |
|
|
|
|
4 | Chênh lệch thu, chi kỳ này |
|
|
|
|
5 | Thuế TNDN phải nộp |
|
|
|
|
6 | Số thu thực phân phối |
|
|
|
|
6.1 | Nộp NSNN |
|
|
|
|
| Luỹ kế từ đầu năm |
|
|
|
|
6.2 | Nộp cấp trên |
|
|
|
|
| Luỹ kế từ đầu năm |
|
|
|
|
6.3 | Bổ sung kinh phí |
|
|
|
|
| Luỹ kế từ đầu năm |
|
|
|
|
6.4 | Bổ sung quỹ cơ quan |
|
|
|
|
| Luỹ kế từ đầu năm |
|
|
|
|
7 | Số thu chưa phân phối đến cuối kỳ |
|
|
|
|
Ngày .... tháng ..... năm ....
Người lập biểu | Phụ trách kế toán | Thủ trưởng đơn vị |
Mã chương:...... (Mẫu số B 05-H)
Đơn vị báo cáo:..........
Ngân sách:..........
THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Năm..........
I- TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP NĂM 199...
1/ Tình hình biên chế, lao động, quỹ lương:
- Số CNVC có mặt đến ngày 31/12: Người
Trong đó: Hợp đồng, thử việc: Người
- Tăng trong năm: Người
- Giảm trong năm: Người
- Tổng quỹ lương thực hiện cả năm: Đồng
Trong đó: Lương hợp đồng: Đồng
2/ Thực hiện các chỉ tiêu của nhiệm vụ cơ bản:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
II- CÁC CHỈ TIÊU CHI TIẾT
Đơn vị tính:.........
STT | Chỉ tiêu | Mã số | Dư đầu kỳ | Dư cuối kỳ |
A | B | 1 | 2 | 3 |
1 | I- Tiền | 01 |
|
|
| - Tiền mặt tồn quỹ | 02 |
|
|
| - Tiền gửi NH, KB | 03 |
|
|
2 | II- Vật tư tồn kho | 11 |
|
|
| - |
|
|
|
| - |
|
|
|
3 | III- Nợ phải thu | 21 |
|
|
| - |
|
|
|
| - |
|
|
|
4 | IV-Nợ phải trả | 31 |
|
|
| - |
|
|
|
| - |
|
|
|
| - |
|
|
|
III - TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC QUỸ
Đơn vị tính:.........
STT | Chỉ tiêu | Quỹ khen thuởng | Quỹ phúc lợi | Quỹ khác | Tổng số |
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 |
1 | Số đầu kỳ |
|
|
|
|
2 | Số tăng trong kỳ |
|
|
|
|
3 | Số giảm trong kỳ |
|
|
|
|
4 | Số dư cuối kỳ |
|
|
|
|
IV- TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NỘP NGÂN SÁCH
STT | Chỉ tiêu | Số phải nộp | Số đã nộp | Số còn phải nộp |
A | B | 1 | 2 | 3 |
| - Thuế GTGT |
|
|
|
| - Thuế TN |
|
|
|
| - Khác |
|
|
|
V- THUYẾT MINH:
1- Những tình hình và phát sinh không bình thường trong năm:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
2- Nguyên nhân của các biến động tăng, giảm so với dự toán, so với năm trước.
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
VI- NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày.... tháng..... năm....
Người lập biểu | Phụ trách kế toán | Thủ trưởng đơn vị |
IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999
2- Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán, Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp, Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước, Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước TƯ, Tổng cục trưởng Tổng cục thuế, Cục thuế, Kho bạc Nhà nước, Sở Tài chính - Vật giá các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này tại các đơn vị HCSN.
3- Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các đơn vị, các địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn.