cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư số 08/1998/TT-BLĐTBXH ngày 07/05/1998 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội Hướng dẫn cách tính số lao động bình quân năm theo Nghị định 07/1998/NĐ-CP thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 08/1998/TT-BLĐTBXH
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Cơ quan ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Ngày ban hành: 07-05-1998
  • Ngày có hiệu lực: 22-05-1998
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 03-06-2015
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 6221 ngày (17 năm 16 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 03-06-2015
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 03-06-2015, Thông tư số 08/1998/TT-BLĐTBXH ngày 07/05/1998 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội Hướng dẫn cách tính số lao động bình quân năm theo Nghị định 07/1998/NĐ-CP thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 764/QĐ-LĐTBXH ngày 03/06/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 08/1998/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 1998

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH SỐ LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN NĂM THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 07/1998/NĐ-CP NGÀY 15/1/1998 CỦA CHÍNH PHỦ

Thi hành Nghị định số 07/1998/NĐ-CP ngày 15/1/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi), sau khi có ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cách tính số lao động bình quân năm như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

Đối tượng áp dụng cách tính số lao động bình quân năm là những đối tượng áp dụng Luật Khuyến khích đầu tư trong nước quy định tại Nghị định số 07/1998/NĐ-CP ngày 15/01/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).

II. CÁCH TÍNH SỐ LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN NĂM:

1. Số lao động bình quân năm được tính theo công thức sau:

L =

Trong đó:

L: là số lao động bình quân năm.

li: là số lao động bình quân của tháng thứ i trong năm.

i: là số nguyên, dương dùng để chỉ tháng thứ i trong năm, từ 1 đến 12.

: là tổng của số lao động bình quân các tháng trong năm.

t: là số tháng trong năm.

Riêng đối với các doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động thì số tháng trong năm được tính theo số tháng thực tế hoạt động trong năm.

Ví dụ 1: Số lao động bình quân từng tháng trong năm của doanh nghiệp A như sau:

Tháng 1: 80 người         Tháng 5: 150 người                    Tháng 9: 120 người

Tháng 2: 95 người         Tháng 6: 140 người                    Tháng 10: 110 người

Tháng 3: 110 người        Tháng 7: 120 người                    Tháng 11: 100 người

Tháng 4: 170 người        Tháng 8: 120 người                    Tháng 12: 90 người

Số lao động bình quân năm của doanh nghiệp A được tính như sau:

L =

80+95+110+170+150+140+120+120+120+110+100+90

= 117,08 (người)

12

Ví dụ 2: doanh nghiệp B bắt đầu hoạt động từ tháng 5 và có số lao động bình quân từng tháng như sau:

Tháng 5: 110 người                    Tháng 9: 120 người       

Tháng 6: 130 người                    Tháng 10: 120 người     

Tháng 7: 90 người                     Tháng 11: 180 người

Tháng 8: 100 người                    Tháng 12: 205 người

Số tháng thực tế hoạt động của doanh nghiệp là 8.

Số lao động bình quân năm được tính như sau:

L =

110 + 130 + 90 + 100 + 120 + 120 + 180 + 205

= 131,87 (người)

8

2. Số lao động bình quân từng tháng được tính theo công thức sau:

li =

Trong đó:

li: là số lao động bình quân của tháng thứ i trong năm.

Xj: là số lao động của ngày thứ j trong tháng. Đây là số lao động thực tế làm việc và số lao động nghỉ việc do: ốm, thai sản, con ốm mẹ nghỉ, tai nạn lao động, phép năm, đi học, nghỉ việc riêng có lương theo bảng chấm công của doanh nghiệp, bao gồm cả cán bộ quản lý và cán bộ của các tổ chức đoàn thể. Đối với ngày nghỉ thì lấy số lao động thực tế làm việc theo bảng chấm công của doanh nghiệp ở ngày trước liền đó, nếu ngày trước đó cũng là ngày nghỉ thì lấy ngày liền kề tiếp theo không phải là ngày nghỉ.

: là tổng của số lao động các ngày trong tháng.

n: là số ngày theo lịch của tháng (không kể doanh nghiệp có làm đủ hay không đủ số ngày trong tháng);

Ví dụ: Tháng 5 năm 1998, có 31 ngày và theo bảng chấm công của doanh nghiệp có số lao động thực tế làm việc hằng ngày như sau:

Ngày 29-4:        93 người

Ngày 30-4:        Ngày nghỉ                      Ngày 16-5:        96 người

Ngày 1-5:          Ngày nghỉ                      Ngày 17-5:        Ngày nghỉ

Ngày 2-5:          90 người                       Ngày 18-5:        98 người

Ngày 3-5:          Ngày nghỉ                      Ngày 19-5:        98 người

Ngày 4-5:          95 người                       Ngày 20-5:        96 người

Ngày 5-5:          95 người                       Ngày 21-5:        97 người

Ngày 6-5:          96 người                       Ngày 22-5:        95 người

Ngày 7-5:          92 người                       Ngày 23-5:        93 người

Ngày 8-5:          90 người                       Ngày 24-5:        Ngày nghỉ

Ngày 9-5:          92 người                       Ngày 25-5:        96 người

Ngày 10-5:        Ngày nghỉ                      Ngày 26-5:        96 người

Ngày 11-5:        95 người                       Ngày 27-5:        95 người

Ngày 12-5:        96 người                       Ngày 28-5:        97 người

Ngày 13-5:        96 người                       Ngày 29-5:        92 người

Ngày 14-5:        92 người                       Ngày 30-5:        96 người

Ngày 15-5:        95 người                       Ngày 31-5:        Ngày nghỉ

Số lao động bình quân của tháng 5 được tính như sau:

L5 =

+90+90+95+95+96+92+90+92+92+95+96+96+92+95+ 96+96+98+98+96+97+95+93+93+96+96+95+97+92+96+96

= 94,48 (người)

31

3. Đối với những doanh nghiệp có số lao động bình quân năm là số lẻ thì việc làm tròn số được áp dụng theo nguyên tắc số học, nếu phần lẻ trên 0,5 thì làm tròn lên số trên. Thí dụ: 99,58 làm tròn lên 100; 49,63 thì làm tròn lên 50; 49,31 thì làm tròn là 49. Đối với số lao động bình quân tháng có số lẻ thì được giữ nguyên sau dấu phẩy hai số và không làm tròn số.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm: theo dõi, kiểm tra theo quy định của pháp luật về cách tính lao động bình quân quy định tại Thông tư này đối với tất cả các doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng Thông tư này đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Các doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo số lao động bình quân năm với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương sở tại.

3. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này có gì vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết.

 

 

Nguyễn Thị Hằng

(Đã ký)