cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư số 13-BYT/TT ngày 27/11/1993 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn tạm thời việc xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 13-BYT/TT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
  • Ngày ban hành: 27-11-1993
  • Ngày có hiệu lực: 01-04-1993
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 15-04-2004
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 28-09-2005
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 4563 ngày (12 năm 6 tháng 3 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 28-09-2005
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 28-09-2005, Thông tư số 13-BYT/TT ngày 27/11/1993 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn tạm thời việc xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Thông tư số 23/2005/TT-BYT ngày 25/08/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế Xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 13-BYT/TT

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 1993

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ 13-BYT/TT NGÀY 27 THÁNG 11 NĂM 1993 HƯỚNG DẪN TẠM THỜI VIỆC XẾP HẠNG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ

Thi hành Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang, sau khi được thỏa thuận với Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, tại công văn số 3363/LĐTBXH-TL ngày 6-10-1993. Trong khi chờ Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ nghiên cứu thống nhất lại một số điểm chưa hợp lý, Bộ Y tế tạm thời hướng dẫn thực hiện xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế như sau:

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Phục vụ cho kế hoạch sắp xếp lại màng lưới điều trị trong cả nước và xây dựng hai trung tâm y học - y tế tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

- Xác định mức phụ cấp chức vụ đối với viên chức lãnh đạo.

- Bố trí, sử dụng hợp lý công chức, viên chức.

B. PHÂN HẠNG BỆNH VIỆN:

I. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG:

- Các bệnh viện.

- Các viện nghiên cứu có giường bệnh.

- Các viện điều dưỡng.

- Khu điều trị.

II. NGUYÊN TẮC XẾP HẠNG:

- Việc xếp hạng bệnh viện, viện có giường căn cứ vào 4 nhóm chỉ tiêu:

1. Vị trí chức năng nhiệm vụ 28 điểm

2. Chất lượng chẩn đoán, điều trị và chăm sóc 30 điểm

3. Quy mô và công suất sử dụng giường bệnh 25 điểm

4. Trình độ chuyên môn công chức, viên chức 17 điểm.

- Hạng cấp của bệnh viện gồm 4 hạng từ hạng I đến hạng IV phụ thuộc vào tổng số điểm mà bệnh viện, viện đạt được. Điểm tối đa là 100.

IV. CÁC CHỈ TIÊU XẾP HẠNG:

1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ (28 điểm)

1.1. Chỉ đạo kỹ thuật và chăm sóc sức khỏe ban đầu (10 điểm)

- Toàn quốc 10 điểm

- Khu vực 8 điểm

- Tỉnh, ngành 7 điểm

- Vùng trong tỉnh 6 điểm

- Huyện 5 điểm

1.2. Đào tạo cán bộ (7 điểm)

- Đào tạo sau, trên đại học 7 điểm

- Đào tạo đại học + bổ túc sau Đại học 6 điểm

- Đào tạo Trung học 4 điểm

- Đào tạo sơ học 2 điểm

- Không tham gia đào tạo 0 điểm

1.3. Nghiên cứu khoa học (7 điểm)

- Đề tài cấp Nhà nước 7 điểm

- Đề tài cấp Bộ 6 điểm

- Đề tài cấp viện, Bệnh viện Trung ương 5 điểm

- Đề tài cấp tỉnh 4 điểm

- Đề tài cấp cơ sở 3 điểm

- Không có đề tài nghiên cứu 0 điểm

1.4. Hợp tác quốc tế (4 điểm)

- Là chủ đề tài 4 điểm

- Là người phối hợp chỉ đạo 3 điểm

- Là bên thực hiện 2 điểm

- Không tham gia hợp tác quốc tế 0 điểm

2. Chất lượng chẩn đoán điều trị và chăm sóc (30 điểm)

2.1. Phương pháp chẩn đoán (10 điểm)

- Trong chẩn đoán lâm sàng có cận lâm sàng được

trang bị các phương tiện thiết bị kỹ thuật cao 10 điểm

Cụ thể:

+ Làm đầy đủ các xét nghiệm huyết học, sinh hoá, vi sinh

+ Điều trị chẩn đoán hình bằng X quang cả sóng

+ Có máy điện tim, máy thở trong điều trị và theo dõi ở

khoa hồi sức cấp cứu.

+ Hoặc các phưong tiện kỹ thuật cao cấp của chuyên ngành.

- Trong chẩn đoán lâm sàng có cận lâm sàng với đầy đủ

các xét nghiệm cơ bản theo phân tuyến 7 điểm

- Trong chẩn đoán lâm sàng có cận lâm sàng chưa làm đầy đủ

những xét nghiệm cơ bản 4 điểm

2.2. Thanh tiệt trùng tập trung (10 điểm)

- Có trung tâm thanh tiệt trùng tập trung trong

toàn bệnh viện 10 điểm

- Mới làm một số khoa 7 điểm

- Chưa có phương tiện hấp sấy 4 điểm

2.3. Chăm sóc người bệnh (10 điểm)

- Chăm sóc toàn diện ở tất cả các khoa 10 điểm

- Chăm sóc toàn diện ở một số khoa 7 điểm

3. Quy mô và công suất sử dụng giường bệnh (25 điểm)

3.1. Quy mô giường bệnh: (8 điểm)

a) Đối với bệnh viện

- Trên 400 giường 8 điểm

- Từ 300 đến 400 giường 7 điểm

- Từ 200 đến 300 giường 6 điểm

- Từ 100 đến dưới 200 giường 5 điểm

- Dưới 100 giường 3 điểm

b) Đối với viện nghiên cứu:

Từ 150 giường trở lên 8 điểm

Từ 100 đến dưới 150 giường 5 điểm

Dưới 100 giường 3 điểm

3.2. Công suất sử dụng giường bệnh (17 điểm)

- Từ 80% trở lên 17 điểm

- Từ 72% đến 79% 14 điểm

- Từ 64% đến 71% 9 điểm

- Từ 56% đến 63% 5 điểm

- Từ 50% đến 55% 3 điểm

- Dưới 50% 0 điểm

Công suất Tổng số ngày điều trị nôi trú x 100

sử dụng =

giường bệnh Số giường bệnh nội trú x 365

4. Trình độ công chức viên chức (17 điểm)

4.1. Cán bộ trưởng phó khoa, phòng (10 điểm)

- 50% là cán bộ có trình độ trên đại học và

50% là cán bộ có trình độ đại học 10 điểm

- 30% là cán bộ có trình độ trên đại học và

70% là cán bộ có trình độ đại học 8 điểm

-10% là cán bộ có trình độ trên đại học và

90% là cán bộ có trình độ đại học 6 điểm

- 100% cán bộ có trình độ đại học 4 điểm

- 80% cán bộ có trình độ đại học 2 điểm

- Dưới 80% cán bộ có trên đại học 0 điểm

4.2. Y tá trưởng bệnh viện, y tá trưởng khoa có trình độ trung học trở lên (7 điểm) chiếm:

- 100% 7 điểm

- 85% đến 99% 5 điểm

- 70% đến 84% 3 điểm

- 50% đến 59% 1 điểm

- Dưới 50% 0 điểm

V. BẢNG ĐIỂM CHUẨN ĐỂ XẾP HẠNG:

Hạng

I

II

III

IV

Khung điểm

91 -100

75 - 90

55 - 74

30 - 54

VI. MỨC PHỤ CẤP:

Số TT

Chức danh lãnh đạo

Hạng I

Hạng II

Hạng III

Hạng IV

1

2

3

4

5

6

Giám đốc

Phó giám đốc

Trưởng khoa

Phó trưởng khoa

Trưởng phòng, y tá trưởng BV

Phó trưởng phòng, y tá trưởng khoa

0,9

0,7

0,5

0,4

0,4

0,3

0,7

0,5

0,4

0,3

0,3

0,2

0,5

0,4

0,3

0,2

0,25

0,15

0,4

0,3

0,2

0,1

0,2

0,1

Những đơn vị đạt dưới 30 điểm không xếp hạng tổ chức, mức phụ cấp chức vụ của giám đốc không vượt quá mức phụ cấp chức vụ của Phó giám đốc hạng 4 và xem xét để sắp xếp lại mạng lưới khám chữa bệnh. Đơn vị mới thành lập chưa có số liệu, tạm xếp vào hạng IV.

C. HỆ DỰ PHÒNG TUYẾN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG, Y TẾ HUYỆN, QUẬN, Y TẾ NGÀNH VÀ Y TẾ CƠ SỞ:

- Hệ dự phòng tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Y tế huyện - thị - quận

- Y tế các ngành

- Y tế cơ sở

Trên cơ sở cân đối các mặt: Nội dung công việc, địa bàn hoạt động, đường giao thông và phương tiện đi lại, những thuận lợi, khó khăn và đặc điểm giữa các vùng nên không phân hạng mà mức phụ cấp chức vụ được quy định như sau:

Số TT

Chức danh lãnh đạo

Hệ số hưởng phụ cấp

I

1

2

3

4

5

6

7

8

II

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

III

1

2

3

4

5

6

7

8

TUYẾN TỈNH VÀ THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TW

Giám đốc trung tâm y tế dự phòng

Phó giám đốc trung tâm y tế dự phòng

Trưởng phòng trung tâm y tế dự phòng

Phó truởng phòng trung tâm y tế dự phòng

Giám đốc TT y tế còn lại và các trưởng trạm chuyên khoa

Phó giám đốc TT y tế còn lại và các phó trưởng trạm chuyên khoa

Đội trưởng Đội Y tế lưu động chống sốt rét, bướu cổ tỉnh

Phố đội trưởng Đội Y tế lưu động chống sốt rét, bướu cổ tỉnh

TUYẾN HUYỆN, THỊ, QUẬN VÀ CƠ SỞ:

Giám đốc trung tâm y tế huyện, quận

Phó giám đốc trung tâm y tế huyện, quận

Đội trưởng đội VSPD, Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình

Phó đội trưởng đội VSPD, Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình

Trưởng phòng khám khu vực, liên xã

Phó trưởng phòng khám khu vực, liên xã

Trưởng phòng, trưởng khoa thuộc TT y tế huyện, quận

Phó trưởng phòng, trưởng khoa thuộc TT y tế huyện, quận

Trưởng trạm y tế xã, phường, thị trấn

Phó trưởng trạm y tế xã, phường, thị trấn

Y TẾ CÁC NGÀNH

Giám đốc Trung tâm y tế (trạm Vệ sinh lao động) của Bộ: Nông nghiệp, Giao thông vận tải, Năng lượng

Phó giám đốc Trung tâm y tế (trạm Vệ sinh lao động) của Bộ: Nông nghiệp, Giao thông vận tải, Năng lượng

Giám đốc Trung tâm y tế (trạm Vệ sinh Lao động) các ngành còn lại.

Phó giám đốc Trung tâm y tế (trạm Vệ sinh Lao động) các ngành còn lại.

Trưởng phòng khám đa khoa

Phó trưởng phòng khám đa khoa

Trưởng trạm y tế cơ quan công, nông, lâm trường xí nghiệp, trường học

Phó trưởng trạm y tế cơ quan công, nông, lâm trường, xí nghiệp, trường học

0,5

0,4

0,25

0,15

0,4

0,3

0,25

0,15

0,3

0,2


0,15


0,1

0,15

0,1

0,15

0,1

0,15

0,1


0,5


0,4


0,4


0,3

0,2

0,1


0,2


0,1

Riêng Trung tâm y tế huyện do có một trong các đơn vị cấu thành là bệnh viện huyện, nên tạm thời tiến hành phân hạng và hưởng các mức phụ cấp chức vụ, theo các chỉ tiêu phân hạng bệnh viện và mức phụ cấp chức vụ của hạng bệnh viện.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Các đơn vị tiến hành tổng hợp phân tích đámh giá các chỉ tiêu xếp hạng (lấy số liệu đến ngày 31/12/1992 và 6 tháng đầu năm 1993, trong cùng một tiêu thức chỉ lấy một mức cao nhất đơn vị đạt được) và gửi toàn bộ hồ sơ và công văn đề nghị xấp hạng về Bộ Y tế (nếu là đơn vị trực thuộc) hoặc Sở Y tế (nếu là đơn vị trực thuộc địa phương).

2. Phân cấp quyết định xếp hạng:

2.1. Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế:

+ Các đơn vị hạng I: Bộ Y tế quyết định sau khi có sự thỏa thuận của Liên Bộ Lao động TBXH, Bộ Tài chúnh, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ.

+ Các đơn vị hạng 2 trở xuống do Bộ Y tế quyết định.

2.2. Các đơn vị thuộc địa phương quản lý:

+ Đơn vị hạng 1: Do UBND tỉnh quyết định sau khi có sự thỏa thuận của Bộ LĐTBXH, Bộ Tài chính, Ban TCCBCP và Bộ Y tế.

+ Đơn vị hạng 2: Do UBND tỉnh quyết định sau khi có sự thoả thuận của Bộ Y tế.

+ Đơn vị còn lại: Do UBND tỉnh quyết định.

3. Thời gian xem xét phân hạng là 4 năm.

4. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/4/1993, bãi bỏ các quy định trước đây về xếp hạng bệnh viện, hệ dự phòng y tế cơ sở và y tế các ngành.

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Y tế.

 

Nguyễn Trọng Nhân

(Đã ký)