Thông tư số 02TC/NTNT ngày 28/01/1989 Sửa đổi Thông tư 10TC/NT-1988 quy định chế độ tài chính đối với cán bộ đi công tác nước ngoài được các nước hoặc các tổ chức quốc tế đài thọ chi phí (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 02TC/NTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
- Ngày ban hành: 28-01-1989
- Ngày có hiệu lực: 28-01-1989
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 20-05-1993
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1573 ngày (4 năm 3 tháng 23 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 20-05-1993
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 02TC/NTNT | Hà Nội ngày 28 tháng 01 năm 1989 |
THÔNG TƯ
BỔ SUNG VÀ SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỂM CỦA THÔNG TƯ SỐ 10TC/NT NGÀY 24/3/1988 CỦA BỘ TÀI CHÍNH
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 10 TC/NT ngày 24/3/1988 quy định chế độ tài chính đối với cán bộ đi công tác nước ngoài được các nước hoặc các tổ chức quốc tế đài thọ chi phí.
Trên cơ sở tình hình thực tế thi hành Thông tư nói trên, Bộ Tài chính bổ sung, sửa đổi và quy định cụ thể như sau:
I. VỀ CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ :
1/ Cách tính tổng thu nhập (tại điểm 2 mục II của Thông tư số 10TC/NT):
Tổng thu nhập là số tiền mà cán bộ ta được tổ chức nước ngoài cấp, gồm:
- Tiền lưu trú ở nước sở tại và lưu trú ở nước quá cảnh (tiền ăn, ở, tiêu vặt ).
- Tiền tạm cấp trước khi đi (nếu có )
- Các khỏan trợ cấp khác trong thời gian ở nước ngoài và sau khi đoàn về nước (nếu có).
Nếu có quà tặng có giá trị cao thì Bộ chủ quản xem xét theo chế độ hiện hành, không tính gộp vào tổng thu nhập này.
2/ Các khoản được trừ ra khỏi tổng số tiền thu nhập để tính điều tiết gồm:
- Tiền thuê khách sạn hoặc nhà ở với điều kiện có hoá đơn thanh toán hoặc hợp đồng thuê nhà hợp lệ.
- Tiền được cấp để mua sách vở và tiền cước tài liệu (có chứng nhận của phía cấp tiền ).
-Tiền viện phí trong trường hợp phải nằm bệnh viện điều trị mà có giá nộp viện phí.
-Đóng tiền bảo hiểm sức khoẻ trong số tiền được cấp và có biên lai nộp tiền.
3/ Cách tính thời gian công tác:
Thời gian công tác bao gồm số ngày thực tế làm việc, học tập và số ngày đi đường (ngay đi đường ở đây bao gồm cả những ngày lưu trú quá cảnh). Nhưng thời gian đi đường chỉ được tỉnh trong phạm vi 7 ngày nếu quá cảnh tại Bangkok 4 ngày tại Paria và 4 ngày tại Matxcơva cho cả lượt đi và về. Trường hợp ở Matxcơva phải vượt số ngày trên đây do không có chuyến bay thích hợp thì thời gian có thể dài hơn trên cơ sở được Đại sứ quán xác nhận.
4/ Trường hợp đoàn đi công tác tại một nước XHCN, được tổ chức quốc tế đài thọ sẽ được giải quyết như sau:
- Trường hơp chỉ được lĩnh hoàn toàn bằng tiền nước sở tại thì được áp dụng chế độ điều tiết như đối với các đoàn đi các nước XHCN đã quy định trong Thông tư số 10TC/NT ngày 24/3/1988.
- Nếu thực lĩnh một phần bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, một phần bằng tiền nước sở tại thì quy đổi ra cùng một loại tiền theo loại tiền chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng số tiền được cấp.
5/ Tỷ gía dùng để tính toán quy đổi vẫn áp dụng như quy định trong Thông tư 10 TC/NT, song thời điểm để lấy tỷ giá là thời điểm đoàn nộp tiền vào quỹ tạm giữ cho ngân sách Nhà nước ở các Đại sứ quán hoặc thời điểm đoàn về nước trong trường hợp mang tiên về nộp ngân sách Nhà nước.
6/ Mức điều tiết đối với tiền tiêu vặt quy định tại điểm 4 mục II của thông tư số 10 TC/NT: Có hai trường hợp:
a) Trường hợp các tổ chức nước ngoài mời và sắp xếp, bố trí việc ăn ở, chỉ cấp tiền tiêu vặt cho đoàn thì tỷ lệ điều tiết 20% chỉ áp dụng đối với mức tiêu vặt trên 5 đô la Mỹ/ngày/người, không phụ thuộc vào thời gian công tác của đoàn, cụ thể là:
Số tiền phải nộp = [Tổng số tiền được cấp - (Số ngày công tác x 5US$)] x 20%.
b) Trường hợp được cấp cả tiền tiêu vặt và tiền đi đường thì tiền cấp đi đường được cộng vào tiền tiêu vặt để tính mức điều tiết.
Ví dụ: Đồng chí A đi khảo sát ở Pháp 30 ngày, được phía mời bao việc ăn, ở và được cấp 300 đôla Mỹ để tiêu vặt và 100 đô la để đi đường, thời gian quá cảnh cả đi và về là 5 ngày.
Trong trường hợp này đồng chí A phải nộp ngân sách Nhà nước là:
[(300 US$ + 100 US$ - (35ngày x 5 US$)] x 20% = 45$.
II. VỀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Việc nộp nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước (tại điểm 2 mục III của Thông tư số 10 TC/NT) :
Về nguyên tắc các đoàn đi công tác phải mang ngoại tệ mạnh về nước nộp ngân sách Nhà nước. Nhưng trong trường hợp đoàn đi dài này ( trên 6 tháng ) hoặc lĩnh tiền địa phương mà Ngân hàng Ngoại thương của ta khó sử dụng thì có thể nộp nghĩa vụ tại Đại sứ quán ta ở nước sở tại hoặc ở nước được uỷ nhiệm . Trong trường hợp này Đại sứ quán của ta thu hộ và làm thủ tục xác nhận việc nộp cho đoàn (người nộp). Sau đó trả lại các chứng từ gốc đó cho đoàn để đoàn ra quyết toán với Bộ Tài chính.
Trường hợp các đoàn ở nước ngoài cần được xác nhận số thu nhập thì phải do các Đại sứ quán của ta ở các nước sở tại xác nhận. Những nơi không có cơ quan ngoại giao của ta thì mới lấy xác nhận số thu nhập của các cơ quan đại diện khác (như Đại diện Thương mại v.v...) nhưng phải chuyển đổi ngoại tệ mạnh đem về nước nộp cho ngân sách Nhà nước.
Những quy định khác ngoài những điểm sưả đổi, bổ sung và cụ thể hoá trong thông tư này vẫn áp dụng theo Thông tư số 10 TC/NT ngày 24/3/1988 của Bộ Tài chính.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký. Đề nghị các Bộ, các ngành, các Đại sứ quán ta ở nướcngoài phổ biến cho các cán bộ đi công tác được rõ để thực hiện ./.
Nơi nhận : | KT BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |