Thông tư số 14-BYT/TT ngày 07/04/1987 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân và Thầy thuốc ưu tú (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 14-BYT/TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
- Ngày ban hành: 07-04-1987
- Ngày có hiệu lực: 22-04-1987
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 11-02-1994
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2487 ngày (6 năm 9 tháng 27 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 11-02-1994
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14-BYT/TT | Hà Nội, ngày 07 tháng 4 năm 1987 |
THÔNG TƯ
CỦA BỘ Y TẾ SỐ 14-BYT/TT NGÀY 7-4-1987 HƯỚNG DẪN XÉT TẶNG DANH HIỆU THẦY THUỐC NHÂN DÂN VÀ THẦY THUỐC ƯU TÚ
1. Các y sĩ, bác sĩ, thầy thuốc y học dân tộc làm công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở tất cả các cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương và y tế các ngành (bao gồm các thầy thuốc lâm sàng, cận lâm sàng, X quang, vệ sinh phòng dịch, nghiên cứu khoa học).
2. Các cán bộ (chuyên môn) làm công tác quản lý ở cơ sở y tế trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật.
3. Cán bộ các cơ quan quản lý y tế mà trước đó đã có đủ thời gian trực tiếp làm công tác chuyên môn kỹ thuật y tế.
Các cán bộ mà nhiệm vụ chính là làm công tác đào tạo thì không thuộc đối tượng được xét danh hiệu thầy thuốc mà thuộc đối tượng được xét danh hiệu nhà giáo.
Sau đây là các tiêu chuẩn cụ thể:
1. Về đạo đức cách mạng.
Trung thành với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội, vững vàng trước mọi thử thách khó khăn, thiết tha yêu nghề, đoàn kết, trung thực khiêm tốn học hỏi và giúp đỡ đồng nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm đến cùng và thái độ phục vụ cao trong việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân và cứu chữa người bệnh, có ảnh hưởng rộng rãi trong đồng nghiệp và nhân dân, là tấm gương sáng về nếp sống, về phẩm chất đạo đức và tác phong trong ngành.
2. Về tài năng và cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
a) Đạt thành tích xuất sắc nhiều năm về năng suất, chất lượng, hiệu quả, được đồng nghiệp và các cấp quản lý thừa nhận.
b) Có đóng góp lớn trong xây dựng đơn vị, xây dựng chuyên ngành hoặc ngành về các mặt tổ chức quản lý, phát triển khoa học và kỹ thuật, về bồi dưỡng đào tạo cán bộ.
c) Có sáng kiến kinh nghiệm, có công trình nghiên cứu khoa học hoặc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật có giá trị lớn, nghiên cứu thừa kế hoặc có công đóng góp những kinh nghiệm chữa bệnh bằng các phương pháp y học dân tộc có hiệu quả được sử dụng rộng rãi trong đơn vị, chuyên ngành và ngành.
3. Thời gian công tác (theo như quy định của Nghị định).
B. Thầy thuốc Ưu tú là người có phẩm chất đạo đức trong sáng, mẫu mực, có tài năng và thành tích xuất sắc trong nghề, được người bệnh và đồng nghiệp yêu mến, tín nhiệm.
Sau đây là các tiêu chuẩn cụ thể.
1. Về đạo đức cách mạng. Giống như tiêu chuẩn Thầy thuốc Nhân dân.
2. Về tài năng và cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
a) Đạt thành tích tốt nhiều năm về năng suất, chất lượng, hiệu quả, được cấp trên trực tiếp quản lý thừa nhận.
b) Có nhiều đóng góp trong xây dựng đơn vị và chuyên ngành về các mặt tổ chức quản lý, phát triển khoa học kỹ thuật và xây dựng đội ngũ cán bộ.
c) Có nhiều sáng kiến, hoặc công trình nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thừa kế hoặc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật có giá trị, những phương pháp chữa bệnh bằng y học dân tộc có hiệu quả được sử dụng rộng rãi trong đơn vị để chữa người bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
3. Về thời gian công tác (theo như quy định của Nghị định).
Riêng đối với cán bộ làm công tác quản lý ở cơ quan quản lý y tế thì khi vận dụng tiêu chuẩn phải căn cứ vào hai thời kỳ là thời kỳ trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế và thời kỳ làm công tác quản lý y tế.
Thời kỳ làm chuyên môn kỹ thuật phải đạt các tiêu chuẩn đã nêu ở trên.
Khi làm công tác quản lý thực sự có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của đơn vị chuyên ngành hoặc ngành, được tập thể tín nhiệm đánh giá cao.
(Theo như quy định của Nghị định - sẽ có hướng dẫn cụ thể sau)
ở Bộ. Thành lập Hội đồng xét tặng Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú của ngành (gọi tắt là Hội động xét tặng danh hiệu Thầy thuốc). Nhiệm vụ tổ chức và lề lối làm việc của Hội đồng có quy định riêng, Hội đồng có từ 11 đến 13 thành viên.
Để giúp cho Hội đồng có tổ thư ký và hai tiểu ban chuyên ngành là chuyên ngành điều trị và chuyên ngành vệ sinh phòng dịch.
Nhiệm vụ, tổ chức và chế độ làm việc của tổ thư ký và các tiểu ban chuyên ngành có quy định riêng.
- ở tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương.
Thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu Thầy thuốc ở địa phương; hội đồng có từ 7 đến 9 thành viên. Thành phần của Hội đồng gồm có lãnh đạo Sở Y tế, Công đoàn ngành Y tế, các phòng tham mưu Sở Y tế (tổ chức cán bộ nghiệp vụ Y và Y học dân tộc) Hội Y học dân tộc, cán bộ hệ nội khoa và hệ ngoại khoa có năng lực và có tín nhiệm, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu quyết định danh sách cụ thể theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế.
- ở các đơn vị trực thuộc Bộ. Thành lập Hội đồng xét tặng do Thủ trưởng đơn vị làm chủ tịch, thư ký công đoàn đơn vị làm phó chủ tịch, trưởng phòng tổ chức làm uỷ viên thường trực và một số uỷ viên Hội đồng chọn trong số cán bộ có vị trí và uy tín trong đơn vị. Hội đồng có từ 7 đến 9 người do thủ trưởng đơn vị ra quyết định.
2. Thủ tục xét duyệt và đề nghị tặng danh hiệu.
a) ở các đơn vị trực thuộc Bộ.
- Thủ trưởng đơn vị tổ chức việc nghiên cứu để quán triệt Nghị định số 5-HĐBT ngày 9-1-1987 và Thông tư hướng dẫn của Bộ về việc xét tặng các danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú cho toàn thể cán bộ công nhân viên của đơn vị.
- Họp thầy thuốc của các khoa, phòng và giới thiệu thành tích của từng người theo 3 tiêu chuẩn. Khoa, phòng này có thể giới thiệu thầy thuốc của khoa, phòng khác.
Danh sách được tổng hợp lại thành danh sách của đơn vị. Họp toàn thể thầy thuốc của đơn vị để bỏ phiếu tín nhiệm (bỏ phiếu kín) cho từng loại danh hiệu sau khi phân tích, đánh giá từng người. Ở đơn vị lớn có thể chia thành nhiều khu vực bỏ phiếu. Chỉ những người đạt trên 1/2 số phiếu bầu của những người dự bầu mới được đưa ra hội đồng cơ sở xét.
- Họp Hội đồng xét tặng của đơn vị để nghiên cứu hồ sơ, nghiên cứu ý kiến của quần chúng, thảo luận, phân tích đánh giá từng người và bỏ phiếu kín (Phải có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng tham gia bỏ phiếu và phải được sự nhất trí của 2/3 số người tham gia bỏ phiếu thì mới được đề nghị lên Hội đồng cấp trên). Thủ trưởng đơn vị gửi danh sách đề nghị lên Hội đồng xét tặng của ngành Trung ương theo thứ tự ưu tiên.
b) ở các địa phương tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương.
- Giám đốc Sở Y tế tổ chức việc nghiên cứu quán triệt Nghị định số 5-HĐBT ngày 9-1-1987 và Thông tư hướng dẫn của Bộ về việc xét tặng các danh hiệu Thầy thuốc cho thủ trưởng các đơn vị trực thuộc của mình và các trưởng phòng y tế. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc và các trưởng phòng y tế chịu trách nhiệm tổ chức nghiên cứu quán triệt cho toàn thể cán bộ công nhân viên của đơn vị và địa phương mình (bao gồm y tế tuyến huyện, quận và các trạm y tế xã, phường). Cần tổ chức thành từng đơn vị để giới thiệu người và xét chọn (bằng bầu phiếu kín).
Bệnh viện đa khoa là một đơn vị bầu.
Các trạm chuyên khoa và Văn phòng Sở là một đơn vị bầu.
Huyện, quận (phòng y tế các đơn vị thuộc phòng Y tế và các trạm y tế xã, phường) là một đơn vị bầu.
- Số người đạt phải được trên 50% số phiếu bầu của những người tham gia bầu. Lập danh sách và đề nghị (kèm theo các loại hồ sơ) gửi lên Hội đồng xét tặng ngành địa phương.
Riêng đối với y tế tuyến huyện, quận, thị xã phải có ý kiến của Uỷ ban Nhân dân huyện, quận, thị xã mới được lập danh sách để gửi lên Hội đồng cấp trên.
- Hội đồng xét tặng danh hiệu thầy thuốc ở địa phương họp để nghiên cứu hồ sơ, nghiên cứu ý kiến của quần chúng thảo luận, phân tích, đánh giá từng người và bỏ phiếu kín (phải có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng tham gia bỏ phiếu và phải được sự nhất trí của 2/3 số người tham gia bỏ phiếu thì mới có giá trị).
Chủ tịch Hội đồng xét tặng danh hiệu thầy thuốc ở địa phương báo cáo danh sách (kèm theo các hồ sơ cần thiết) lên Hội đồng xét tặng cấp trên sau khi đã có ý kiến của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương.
c) Đối với Y tế các ngành do Bộ chủ quản tổ chức việc xét chọn theo sự hướng dẫn của Bộ Y tế. Danh sách các thầy thuốc được đề nghị đều được chuyển đến Bộ Y tế, Hội đồng xét tặng ngành trung ương sẽ tổ chức việc xét chọn cuối cùng trước khi trình lên Hội đồng Bộ trưởng và Hội đồng Nhà nước.
d) ở Hội đồng xét tặng danh hiệu thầy thuốc của ngành Y tế.
- Các tiểu ban chuyên ngành giúp việc cho Hội đồng xét tặng danh hiệu thầy thuốc của ngành họp để phân tích, đánh giá từng người thuộc hệ mình và lập danh sách theo thứ tự ưu tiên (kèm theo các hồ sơ cần thiết) để trình ra Hội đồng của ngành.
- Hội đồng xét tặng danh hiệu thầy thuốc của ngành họp nghiên cứu đánh giá lại từng người, nghe các tiểu ban chuyên ngành thuyết minh lại từng trường hợp một và trả lời những kiến nghị của thành viên Hội đồng. Hội đồng bỏ phiếu kín. Phải có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng tham gia bỏ phiếu và phải được sự nhất trí của 2/3 số người tham gia bỏ phiếu mới được trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Hội đồng Nhà nước ra quyết định công nhận.
3. Hồ sơ tài liệu để nghiên cứu xét tặng.
Hồ sơ, tài liệu gửi về Bộ Y tế gồm có:
a) Văn bản đề nghị của Thủ trưởng đơn vị (đối với các đơn vị trực thuộc Bộ) và Giám đốc Sở Y tế (có kèm theo ý kiến của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu) đối với các đơn vị địa phương quản lý.
b) Thống kê danh sách (có mẫu riêng).
c) Sơ yếu lý lịch và tóm tắt thành tích cá nhân (có mẫu riêng).
d) Thống kê các sáng kiến và công trình nghiên cứu khoa học (có mẫu riêng).
e) Các bản góp ý kiến của quần chúng.
Đây là danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước dành cho ngành Y tế, do đó Bộ Y tế đề nghị các đơn vị trực thuộc Bộ và các Sở Y tế phải có kế hoạch triển khai nghiêm túc, có chất lượng bảo đảm đúng thời gian quy định.
(Ghi chú: Bộ đã có đề nghị tiếp lên Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng Nhà nước bổ sung vào các danh hiệu thầy thuốc đối tượng là dược sĩ, lương dược. Khi được Nhà nước chấp thuận sẽ bổ sung sau).
| Nguyễn Văn Đàn (Đã ký) |