cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư liên tịch số 2462/2007/TTLT-TTCP-VKSNDTC-TANDTC-KTNN-BQP-BCA ngày 19/11/2007 giữa Tổng Thanh tra Chính phủ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với thuốc và thiết bị y tế thuộc chương trình viện trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ (Pepfar) cho phòng, chống HIV/AIDS (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 2462/2007/TTLT-TTCP-VKSNDTC-TANDTC-KTNN-BQP-BCA
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Cơ quan ban hành: Bộ Công An, Bộ Quốc phòng, Kiểm toán Nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Chính phủ
  • Ngày ban hành: 19-11-2007
  • Ngày có hiệu lực: 21-01-2008
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-02-2012
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1472 ngày (4 năm 12 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 01-02-2012
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 01-02-2012, Thông tư liên tịch số 2462/2007/TTLT-TTCP-VKSNDTC-TANDTC-KTNN-BQP-BCA ngày 19/11/2007 giữa Tổng Thanh tra Chính phủ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với thuốc và thiết bị y tế thuộc chương trình viện trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ (Pepfar) cho phòng, chống HIV/AIDS (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Thông tư liên tịch số 12/2011/TTLT-TTCP-VKSNDTC-TANDTC-KTNN-BQP-BCA ngày 15/12/2011 giữa Tổng Thanh tra Chính phủ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015”. Xem thêm Lược đồ.

THANH TRA CHÍNH PHỦ - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO - KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC - BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ CÔNG AN
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------

Số: 2462/2007/TTLT-TTCP-VKSNDTC-TANDTC-KTNN-BQP-BCA

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2007

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

QUY ĐỊNH VIỆC TRAO ĐỔI, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN, DỮ LIỆU VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng;
Căn cứ Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng;
Để xây dựng, quản lý và sử dụng có hiệu quả Hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thống nhất quy định như sau:

Mục A.

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng xây dựng, quản lý và sử dụng Hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng (sau đây gọi là Hệ thống dữ liệu chung) phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá, dự báo về tình hình tham nhũng; xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

2. Thanh tra Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cung cấp cho Hệ thống dữ liệu chung thông tin về kết quả hoạt động phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, tài sản tham nhũng theo chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định.

3. Việc cung cấp, trao đổi thông tin, dữ liệu được thực hiện định kỳ bằng văn bản hành chính hoặc thông điệp dữ liệu (hai hình thức này có giá trị pháp lý như nhau). Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm tổng hợp, xử lý những thông tin, dữ liệu do các bộ, ngành cung cấp và công bố trên Hệ thống dữ liệu chung.

4. Các bộ, ngành có trách nhiệm cung cấp, quản lý và sử dụng thông tin về phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và pháp luật về bí mật nhà nước.

Mục B.

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. NỘI DUNG TRAO ĐỔI THÔNG TIN

1. Thanh tra Chính phủ cung cấp cho Hệ thống dữ liệu chung thông tin, tài liệu sau: Báo cáo tổng hợp của ngành Thanh tra về công tác phòng, chống tham nhũng; kết quả các cuộc thanh tra đã phát hiện có dấu hiệu tham nhũng; số tiền, tài sản tham nhũng do các cơ quan thanh tra kiến nghị thu hồi; kết quả phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động giải quyết tố cáo; kết quả nghiên cứu, điều tra xã hội học và tài liệu khác liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng. Danh mục chỉ tiêu thông tin thể hiện tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này.

2. Bộ Quốc phòng cung cấp cho Hệ thống dữ liệu chung thông tin về số vụ án, số bị can bị khởi tố, điều tra, bị đề nghị truy tố về các tội phạm về tham nhũng do các cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân thực hiện, thông tin về số tiền, tài sản tham nhũng được các cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân đề nghị tịch thu sung quỹ Nhà nước. Danh mục chỉ tiêu thông tin được thể hiện tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này.

3. Bộ Công an cung cấp cho Hệ thống dữ liệu chung thông tin về số vụ án, số bị can bị khởi tố, điều tra, bị đề nghị truy tố về các tội phạm về tham nhũng do các cơ quan điều tra thuộc Công an nhân dân thực hiện, thông tin về số tiền, tài sản tham nhũng được các cơ quan điều tra thuộc Công an nhân dân đề nghị tịch thu sung quỹ Nhà nước. Danh mục chỉ tiêu thông tin được thể hiện tại Phụ lục số 3 kèm theo Thông tư này.

4. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cung cấp cho Hệ thống dữ liệu chung thông tin về số vụ án, số bị can bị Viện Kiểm sát nhân dân các cấp truy tố về các tội phạm về tham nhũng, thông tin về số tiền, tài sản tham nhũng được Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đề nghị tuyên tịch thu sung quỹ Nhà nước. Danh mục chỉ tiêu thông tin được thể hiện tại Phụ lục số 4 kèm theo Thông tư này.

5. Tòa án nhân dân tối cao cung cấp cho Hệ thống dữ liệu thông tin chung về số vụ án, số người bị kết án do tòa án nhân dân cấp sơ thẩm xét xử về các tội phạm về tham nhũng, thông tin về số tiền, tài sản tham nhũng được Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm tuyên tịch thu sung quỹ Nhà nước. Danh mục chỉ tiêu thông tin được thể hiện tại Phụ lục số 5 kèm theo Thông tư này.

6. Kiểm toán Nhà nước cung cấp cho Hệ thống dữ liệu chung thông tin về: Số cuộc kiểm toán đã thực hiện; số vụ, việc chuyển đến cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý; số người bị kiến nghị xử lý về hành vi tham nhũng; số tiền, tài sản bị quản lý và sử dụng sai được cơ quan Kiểm toán Nhà nước phát hiện, kiến nghị thu hồi; các văn bản quy phạm pháp luật do Kiểm toán Nhà nước kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung; kết quả thực hiện kiến nghị của Kiểm toán nhà nước. Danh mục chỉ tiêu thông tin được thể hiện tại Phụ lục số 6 kèm theo Thông tư này.

II. THỜI HẠN CUNG CẤP THÔNG TIN

Thanh tra Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thống kê thông tin theo các chỉ tiêu được quy định tại Mục I Phần B Thông tư này theo các kỳ: 3 tháng (lấy số liệu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 3) ; 6 tháng (lấy số liệu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 6); 9 tháng (lấy số liệu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 9); một năm (lấy số liệu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12).

Kết quả thống kê của các bộ, ngành được gửi về Thanh tra Chính phủ trong thời hạn 20 ngày (làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê để tổng hợp, xử lý và công bố trên Hệ thống dữ liệu chung.

III. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG THÔNG TIN

1. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm áp dụng các biện pháp nghiệp vụ - kỹ thuật cần thiết để bảo mật Hệ thống dữ liệu chung, bảo đảm sự chia sẻ thông tin, dữ liệu chính xác, kịp thời, hiệu quả cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được quy định tại Thông tư này.

2. Thanh tra Chính phủ cung cấp cho Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mã số truy cập và mật khẩu để khai thác thông tin từ Hệ thống dữ liệu chung thông qua mạng điện tử.

3. Ngoài các cơ quan tham gia Thông tư này, Thanh tra chính phủ có trách nhiệm chia sẻ thông tin cho các cơ quan, người có thẩm quyền sau để sử dụng, khai thác thông tin từ Hệ thống dữ liệu chung:

a) Các cơ quan Trung ương của Đảng;

b) Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc của Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội;

c) Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước;

d) Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ;

đ) Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

4. Trong trường hợp Thanh tra Chính phủ sử dụng các thông tin, dữ liệu từ Hệ thống dữ liệu chung để xây dựng các báo cáo về phòng, chống tham nhũng gửi cơ quan có thẩm quyền thì đồng gửi cho các cơ quan tham gia Thông tư này.

Mục C.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thanh tra Chính phủ giao Cục Chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ là đầu mối tiếp nhận, xử lý và cung cấp thông tin.

2. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thông báo cho Thanh tra Chính phủ đơn vị được phân công làm đầu mối để phối hợp với Cục chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ thực hiện việc trao đổi, quản lý, khai thác và sử dụng các thông tin, dữ liệu từ Hệ thống dữ liệu chung.

3. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Thanh tra Chính phủ để phối hợp với các bộ, ngành liên quan xem xét, giải quyết./.

 

KT. VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ VIỆN TRƯỞNG




Dương Thanh Biểu

KT. CHÁNH ÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ CHÁNH ÁN




Trần Văn Tú

KT. TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
PHÓ TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC





Lê Minh Khái

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
THỨ TRƯỞNG
THƯỢNG TƯỚNG




Phan Trung Kiên

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG
THƯỢNG TƯỚNG




Lê Thế Tiệm

KT. TỔNG THANH TRA
PHÓ TỔNG THANH TRA





Mai Quốc Bình

 

PHỤ LỤC 1

THÔNG TIN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA NGÀNH THANH TRA

(Từ ngày………. tháng …. năm …..đến ngày …. tháng ….. năm …)

 

I. Các văn bản do Thanh tra Chính phủ ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng:

II. Tổng số cuộc thanh tra đã thực hiện:

III. Số cuộc thanh tra đã phát hiện dấu hiệu tham nhũng:

IV. Số vụ, việc, số người đã được chuyển cho cơ quan điều tra đề nghị xử lý tiếp theo quy định của pháp luật:

V. Số người bị cơ quan Thanh tra đề nghị xử lý hành chính:

VI. Số người bị kết luận về trách nhiệm của người đứng đầu (theo khoản 4 Điều 55 Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 107/2006/NĐ-CP của Chính phủ):

1. Số người bị kết luận là yếu kém về năng lực quản lý:

2. Số người bị kết luận là thiếu trách nhiệm trong quản lý:

3. Số người bị kết luận là bao che cho người có hành vi tham nhũng:

VII. Số tiền, tài sản bị quản lý, sử dụng sai được cơ quan thanh tra kiến nghị thu hồi:

Bằng số:

Bằng chữ:

VIII. Số tiền, tài sản bị quản lý, sử dụng sai được cơ quan thanh tra tạm giữ:

Bằng số:

Bằng chữ:

IX. Kết quả phát hiện tham nhũng thông qua công tác giải quyết tố cáo:

X. Các kết quả nghiên cứu, điều tra xã hội học và tài liệu khác trong nước về phòng, chống tham nhũng:

XI. Các thông tin, tài liệu, kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tham nhũng:

 

PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ XỬ LÝ TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG

(Do các cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân thực hiện)

(Từ ngày………. tháng …. năm …..đến ngày …. tháng ….. năm …)

Ghi chú: - Nguyên tắc xác định tội danh của vụ án tham nhũng trong trường hợp vụ án có nhiều bị can và có bị can phạm nhiều tội khác nhau như sau: Thống kê theo tội danh nghiêm trọng nhất hoặc tội danh có mức hình phạt cao nhất của bị can đầu vụ. Trường hợp bị can đầu vụ phạm nhiều tội có cùng mức độ nghiêm trọng, cùng mức hình phạt thì thống kê theo tội danh nhỏ nhất theo thứ tự trong BLHS.

- Số bị can được phân loại theo từng nhóm đối tượng là cán bộ thuộc các cấp: Cao cấp, Trung cấp, Cấp khác và bị can không phải là quân nhân.

I. SỐ VỤ ÁN, SỐ BỊ CAN BỊ KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG

STT

Tội danh

Số vụ án

Số bị can

Ghi chú

Khởi tố, điều tra

Đình chỉ điều tra

Cao cấp

Trung cấp

Cấp khác

Không là quân nhân

Tổng số

1

Tham ô tài sản (Điều 278 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Nhận hối lộ (Điều 279 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 283 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Giả mạo trong công tác (Điều 284 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số =

 

 

 

 

 

 

 

 

II. SỐ VỤ ÁN, SỐ BỊ CAN BỊ KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ TRUY TỐ VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG

STT

Tội danh

Số vụ án

Số bị can

Số tiền, tài sản tham nhũng bị đề nghị tịch thu sung quỹ Nhà nước

Ghi chú

Cao cấp

Trung cấp

Cấp khác

Không là quân nhân

Tổng số

1

Tham ô tài sản (Điều 278 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Nhận hối lộ (Điều 279 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 283 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Giả mạo trong công tác (Điều 284 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số =

 

 

 

 

 

 

 

 

III. SỐ NGƯỜI BỊ CƠ QUAN ĐIỀU TRA RA KẾT LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU (THEO KHOẢN 4 ĐIỀU 55 LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 107/2006/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ):

 

PHỤ LỤC 3

KẾT QUẢ XỬ LÝ TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG

(Do các cơ quan điều tra thuộc Công an nhân dân thực hiện)

(Từ ngày………. tháng …. năm …..đến ngày …. tháng ….. năm …)

Ghi chú: - Nguyên tắc xác định tội danh của vụ án tham nhũng trong trường hợp vụ án có nhiều bị can và có bị can phạm nhiều tội khác nhau như sau: Thống kê theo tội danh nghiêm trọng nhất hoặc tội danh có mức hình phạt cao nhất của bị can đầu vụ. Trường hợp bị can đầu vụ phạm nhiều tội có cùng mức độ nghiêm trọng, cùng mức hình phạt thì thống kê theo tội danh nhỏ nhất theo thứ tự trong BLHS.

- Số bị can được phân loại theo từng nhóm đối tượng: Những người có chức vụ quyền hạn làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thuộc các cấp (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, cấp Trung ương) và trong các tổ chức khác (doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có phần vốn góp của Nhà nước hoặc các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước).

I. SỐ VỤ ÁN, SỐ BỊ CAN BỊ KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỀ TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG

STT

Tội danh

Số vụ án

Số bị can

Ghi chú

Khởi tố, điều tra

Đình chỉ điều tra

Cấp xã

Cấp huyện

Cấp tỉnh

Cấp TƯ

Tổ chức khác

Tổng số

1

Tham ô tài sản (Điều 278 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Nhận hối lộ (Điều 279 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 283 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Giả mạo trong công tác (Điều 284 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số =

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. SỐ VỤ ÁN, SỐ BỊ CAN BỊ KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRUY TỐ VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG

STT

Tội danh

Số vụ án

Số bị can

Số tiền, tài sản tham nhũng bị đề nghị tịch thu sung quỹ Nhà nước

Ghi chú

Cấp xã

Cấp huyện

Cấp tỉnh

Cấp TƯ

Tổ chức khác

Tổng số

1

Tham ô tài sản (Điều 278 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Nhận hối lộ (Điều 279 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 283 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Giả mạo trong công tác (Điều 284 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số =

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. SỐ NGƯỜI BỊ CƠ QUAN ĐIỀU TRA RA KẾT LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU (THEO KHOẢN 4 ĐIỀU 55 LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 107/2006/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ):

 

PHỤ LỤC 4

KẾT QUẢ XỬ LÝ TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG

(Do Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện)

(Từ ngày………. tháng …. năm …..đến ngày …. tháng ….. năm …)

Ghi chú: - Nguyên tắc xác định tội danh của vụ án tham nhũng trong trường hợp vụ án có nhiều bị can và có bị can phạm nhiều tội khác nhau như sau: Thống kê theo tội danh nghiêm trọng nhất hoặc tội danh có mức hình phạt cao nhất của bị can đầu vụ. Trường hợp bị can đầu vụ phạm nhiều tội có cùng mức độ nghiêm trọng, cùng mức hình phạt thì thống kê theo tội danh nhỏ nhất theo thứ tự trong BLHS.

- Số bị can được phân loại theo từng nhóm đối tượng: Những người có chức vụ, quyền hạn làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thuộc các cấp (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, cấp Trung ương) và trong các tổ chức khác (doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có phần vốn góp của Nhà nước hoặc các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước).

I. SỐ VỤ ÁN, BỊ CAN BỊ TRUY TỐ VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG

STT

Tội danh

Số vụ án

Số bị can

Số tiền, tài sản tham nhũng bị đề nghị tịch thu sung quỹ Nhà nước

Ghi chú

Cấp xã

Cấp huyện

Cấp tỉnh

Cấp TƯ

Tổ chức khác

Tổng số

1

Tham ô tài sản (Điều 278 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Nhận hối lộ (Điều 279 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 283 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Giả mạo trong công tác (Điều 284 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số =

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 5

KẾT QUẢ XỬ LÝ TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG

(Do Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm thực hiện)

(Từ ngày………. tháng …. năm …..đến ngày …. tháng ….. năm …)

Ghi chú: - Nguyên tắc xác định tội danh của vụ án tham nhũng trong trường hợp vụ án có nhiều bị cáo và có bị cáo phạm nhiều tội khác nhau như sau: Thống kê theo tội danh nghiêm trọng nhất hoặc tội danh có mức hình phạt cao nhất của bị cáo đầu vụ. Trường hợp bị cáo đầu vụ phạm nhiều tội có cùng mức độ nghiêm trọng, cùng mức hình phạt thì thống kê theo tội danh nhỏ nhất theo thứ tự trong BLHS.

- Số bị cáo được phân loại theo từng nhóm đối tượng: Những người có chức vụ quyền hạn làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thuộc các cấp (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, cấp Trung ương) và trong các tổ chức khác (doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có phần vốn góp của Nhà nước hoặc các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước).

I. SỐ VỤ ÁN, SỐ NGƯỜI BỊ KẾT ÁN VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG

STT

Tội danh

Số vụ án

Số người bị kết án

Số tiền, tài sản tham nhũng bị tuyên tịch thu sung quỹ Nhà nước

Cấp xã

Cấp huyện

Cấp tỉnh

Cấp TƯ

Tổ chức khác

Tổng số

Số tiền

Vàng bạc, kim loại quý

Nhà đất,

Xe ôtô

Tài sản khác

1

Tham ô tài sản (Điều 278 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Nhận hối lộ (Điều 279 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 283 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Giả mạo trong công tác (Điều 284 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số =

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. SỐ NGƯỜI BỊ KẾT ÁN CHỊU CÁC MỨC HÌNH PHẠT:

STT

Tội danh, điều luật

Án treo

Tù từ 3 năm trở xuống

Tù từ 3 năm đến 7 năm

Tù từ 7 năm đến 15 năm

Tù từ 15 năm đến 20 năm

Tổng hợp hình phạt từ trên 20 năm đến 30 năm

Tù chung thân

Tử hình

1

Tham ô tài sản (Điều 278 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Nhận hối lộ (Điều 279 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 283 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Giả mạo trong công tác (Điều 284 BLHS)

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số =

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 6

KẾT QUẢ KIỂM TOÁN

(Do Kiểm toán Nhà nước thực hiện)

(Từ ngày………. tháng …. năm …..đến ngày …. tháng ….. năm …)

I. Số cuộc kiểm toán đã thực hiện:

II. Số vụ, việc chuyển đến cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý:

1. Cơ quan thuế để xử lý (điều tra thuế):

2. Cơ quan thanh tra (Chính phủ, bộ, ngành, địa phương):

3. Cơ quan điều tra:

III. Số người bị kiến nghị xử lý về hành vi tham nhũng:

1. Số người bị cơ quan Kiểm toán kiến nghị điều tra xử lý hình sự:

2. Số người bị cơ quan Kiểm toán đề nghị xử lý kỷ luật:

IV. Số người bị kết luận về trách nhiệm của người đứng đầu (theo khoản 4 Điều 55 Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định 107/2006/NĐ-CP của Chính phủ):

1. Số người bị kết luận là yếu kém về năng lực quản lý:

2. Số người bị kết luận là thiếu trách nhiệm trong quản lý:

3. Số người bị kết luận là bao che cho người có hành vi tham nhũng:

V. Số tiền, tài sản bị quản lý và sử dụng sai được cơ quan kiểm toán phát hiện, kiến nghị thu hồi:

1. Số tăng thu cho ngân sách nhà nước:

2. Số xuất toán thu hồi nộp ngân sách nhà nước:

3. Số giảm chi ngân sách nhà nước:

4. Số cho vay, tạm ứng sai quy định:

5. Khác.

VI. Các văn bản quy phạm pháp luật do Kiểm toán Nhà nước kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung:

1. Số văn bản kiến nghị hủy bỏ:

2. Số văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung:

VII. Kết quả thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước:

1. Về tiền và tài sản:

a) Kết quả thực hiện kiến nghị số tăng thu ngân sách nhà nước:

b) Kết quả thực hiện kiến nghị số xuất toán thu hồi nộp ngân sách nhà nước:

c) Kết quả thực hiện kiến nghị số giảm chi ngân sách nhà nước:

d) Kết quả thực hiện kiến nghị số cho vay, tạm ứng sai quy định:

đ) Kết quả thực hiện kiến nghị khác:

2. Về xử lý văn bản quy phạm pháp luật:

a) Số văn bản đã hủy bỏ

b) Số văn bản đã sửa đổi, bổ sung: