cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư liên tịch số 03/2004/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BQP ngày 04/03/2004 giữa Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hướng dẫn điều chỉnh lương hưu của người nghỉ hưu trước tháng 4/1993 theo Nghị định 31/2004/NĐ-CP (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 03/2004/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BQP
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Cơ quan ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính
  • Ngày ban hành: 04-03-2004
  • Ngày có hiệu lực: 31-03-2004
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Ngày hết hiệu lực: 00/00/0000
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Văn bản này đã hết hiệu lực.

BỘ LAO ĐỘNG,THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ QUỐC PHÒNG-BỘ TÀI CHÍNH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03/2004/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BQP

Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2004 

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG HƯU CỦA NGƯỜI NGHỈ HƯU TRƯỚC THÁNG 4 NĂM 1993 THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 31/2004/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2004 CỦA CHÍNH PHỦ.

Thi hành Nghị định số 31/2004/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương hưu của người nghỉ hưu trước tháng 4/1993; sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ, Bộ Công an và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội- Tài chính- Quốc phòng hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức lương hưu như sau:

I - ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG.

Đối tượng thực hiện điều chỉnh mức lương hưu theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 31/2004/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ bao gồm:

1. Công nhân, viên chức nghỉ hưu theo Nghị định số 218/CP ngày 27 tháng 12 năm 1961 của Chính phủ và Nghị định số 236/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ);

2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người hưởng tiền lương theo thang bảng lương của lực lượng vũ trang nghỉ hưu theo Nghị định số 161/CP ngày 30 tháng 10 năm 1964 của Chính phủ và Nghị định số 236/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ);

II - CÁCH TÍNH ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG HƯU.

Người nghỉ hưu thuộc đối tượng quy định tại Mục I nói trên được tính hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 như sau:

1. Đối với công nhân, viên chức nghỉ hưu.

Những người nghỉ hưu theo Nghị định số 218/CP ngày 27 tháng 12 năm 1961 của Chính phủ, Nghị định số 236/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) thì lương hưu được tính như sau:

 

 

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A, chuyên viên bậc 4 nghỉ hưu tháng 6/1985 theo Nghị định số 218/CP, có lương hưu hiện hưởng tháng 12/2003 là 600.000 đồng/tháng. Từ ngày 01/01/2004 lương hưu của ông A được tính như sau:

600.000 đồng/tháng x 1,07 = 642.000 đồng/tháng

Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn B, chuyên viên bậc 5, nghỉ hưu tháng 6/1993 nhưng được tính hưởng lương hưu theo quy định tại Nghị định số 236/HĐBT, có lương hưu hiện hưởng tháng 12/2003 là 650.000 đồng/tháng. Từ ngày 01/01/2004 lương hưu của ông B được tính như sau:

650.000 đồng/tháng x 1,07 = 695.500 đồng/tháng

2. Đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người hưởng tiền lương theo thang bảng lương của lực lượng vũ trang nghỉ hưu theo Nghị định số 161/CP ngày 30 tháng 10 năm 1964 của Chính phủ và Nghị định số 236/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

a. Những người khi nghỉ hưu không giữ chức vụ lãnh đạo thì lương hưu được tính như sau:

 

 


Ví dụ 3: Ông Nguyễn Văn C, đại uý, trợ lý cán bộ quân đoàn, nghỉ hưu tháng 10/1984 theo Nghị định số 161/CP, có lương hưu hiện hưởng tháng 12/2003 là 900.000 đồng/tháng. Từ ngày 01/01/2004 lương hưu của ông C được tính như sau:

900.000 đồng/tháng x 1,07 = 963.000 đồng/tháng

Ví dụ 4: Ông Nguyễn Văn D, trung tá, trợ lý cán bộ Bộ Quốc phòng, nghỉ hưu tháng 11/1993 nhưng được tính hưởng lương hưu theo quy định tại Nghị định số 236/HĐBT, có lương hưu hiện hưởng tháng 12/2003 là 1.400.000 đồng/tháng. Từ ngày 01/01/2004 lương hưu của ông D được tính như sau:

1.400.000 đồng/tháng x 1,07 = 1.498.000 đồng/tháng

Ví dụ 5: Ông Nguyễn Văn T, chuyên viên cơ yếu hưởng lương hàm an ninh, nghỉ hưu tháng 3/1993 theo quy định tại Nghị định số 236/HĐBT, có lương hưu hiện hưởng tháng 12/2003 là 1.600.000 đồng/tháng. Từ ngày 01/01/2004 lương hưu của ông T được tính như sau:

1.600.000 đồng/tháng x 1,07 = 1.712.000 đồng/tháng

b. Những người hưởng lương cấp hàm, khi nghỉ hưu giữ chức vụ lãnh đạo được ghi trong Quyết định nghỉ hưu tương ứng với các chức vụ được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thuộc danh mục trong phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này, ngoài mức tăng thêm 7% quy định tại Tiết a Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 31/2004/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ còn được điều chỉnh tăng thêm 2% mức lương hưu hiện hưởng. Lương hưu từ ngày 01/01/2004 được tính như sau:

 

 

 


Ví dụ 6: Ông Nguyễn Văn E, trung tá, trung đoàn trưởng, nghỉ hưu tháng 2/1993 theo Nghị định số 236/HĐBT, có lương hưu hiện hưởng tháng 12/2003 là 1.400.000 đồng/tháng. Từ ngày 01/01/2004 lương hưu của ông E được tính như sau:

1.400.000 đồng/tháng x 1,09 = 1.526.000 đồng/tháng

Ví dụ 7: Ông Nguyễn Văn G, thượng tá, Giám đốc Sở Công an tỉnh, nghỉ hưu tháng 01/1993 theo Nghị định số 236/HĐBT, có lương hưu hiện hưởng tháng 12/2003 là 1.500.000 đồng/tháng. Từ ngày 01/01/2004 lương hưu của ông G được tính như sau:

1.500.000 đồng/tháng x 1,09 = 1.635.000 đồng/tháng

3. Cách điều chỉnh lương hưu theo hướng dẫn trên đây không bao gồm phụ cấp khu vực.

III - TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện và giải quyết vướng mắc thuộc phạm vi trách nhiệm của ngành mình quản lý trong quá trình thực hiện Thông tư này.

2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương thực hiện điều chỉnh lương hưu và tổ chức chi trả cho các đối tượng đúng quy định, kịp thời, đồng thời báo cáo theo phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này gửi Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.

4. Kinh phí tăng thêm do điều chỉnh lương hưu theo quy định tại Thông tư này được Bộ Tài chính cấp cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam từ nguồn ngân sách Trung ương.

IV- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

    Tiền lương hưu được điều chỉnh quy định tại Thông tư này áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2004.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Liên Bộ để nghiên cứu giải quyết.

 

K.T BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG





Huỳnh Thị Nhân

K.T BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
THỨ TRƯỞNG





Nguyễn Văn Rinh

K.T BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG,THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG
TRUNG TƯỚNG




Lê Duy Đồng

 

 Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- VP TƯ Đảng và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Sở LĐ-TBXH, Sở Tài chính, Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Công báo;
- Lưu Bộ LĐ-TBXH, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng.

Phụ lục số 1:

 

DANH MỤC

CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO TRONG LỰC LƯỢNG QUÂN ĐỘI, CÔNG AN VÀ NGÀNH CƠ YẾU LÀM CƠ SỞ ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG HƯU THEO TIẾT B KHOẢN 2 ĐIỀU 1 NGHỊ ĐỊNH SỐ 31/2004/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2004 CỦA CHÍNH PHỦ.
(Ban hành kèm theo Thông tư Liên tịch số  03 /2004/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BQP ngày  04  tháng  3  năm 2004 của Liên Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội - Tài chính - Quốc phòng)

A/ CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO TRONG QUÂN ĐỘI

I- NHÓM CHỨC VỤ CƠ BẢN:

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

- Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;

- Tổng Tham mưu trưởng, Phó Tổng Tham mưu trưởng;

- Tư lệnh, Phó Tư lệnh quân khu, quân chủng;

- Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Tổng cục (Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật, Công nghiệp quốc phòng, Xây dựng kinh tế, Tổng cục 2 );

- Tư lệnh, Phó Tư lệnh quân đoàn, binh chủng;       

- Sư đoàn trưởng, Phó Sư đoàn trưởng;

- Lữ đoàn trưởng, Phó Lữ đoàn trưởng;

- Trung đoàn trưởng, Phó Trung đoàn trưởng;

- Tiểu đoàn trưởng, Phó Tiểu đoàn trưởng;

- Đại đội trưởng, Phó Đại đội trưởng;

- Trung đội trưởng, Trung đội phó.

II- CÁC CHỨC DANH TƯƠNG ĐƯƠNG CÓ CHỨC VỤ THEO CÁC KHỐI (GỒM CẤP TRƯỞNG VÀ CẤP PHÓ, QUÂN SỰ, CHÍNH TRỊ, HẬU CẦN, KỸ THUẬT, CHUYÊN MÔN) CỦA:

1. Đội Đặc công, Đội Biên phòng, Đội xe, Đồn Biên phòng, Đoàn đặc công, ngành, tàu, thuyền, hải đội, hải đoàn, các đoàn thuộc các chuyên ngành, vùng hải quân; huyện đội, quậnđội, thị đội, Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã; tỉnh đội, thành đội, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Binh đoàn, Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thanh tra Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, các Viện kiểm sát quân sự, các Toà án quân sự; các Trung tâm chỉ huy, nghiên cứu khoa học.

2. Các Ban, Phòng, Cục, Viện, Văn phòng thuộc các cơ quan chỉ huy, chính trị, hậu cần, kỹ thuật từ cấp trung đoàn đến Bộ Quốc phòng; Uỷ ban kiểm tra Đảng, Ban công tác thanh niên, phụ nữ, công đoàn các cấp.

3. Các Học viện, nhà trường trong quân đội (trường sĩ quan, đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp kỹ thuật, thiếu sinh quân, dạy nghề): lớp, hệ, bộ môn, khoa, ban, phòng, cục, Ban Giám hiệu, Ban Giám đốc.

4. Các Bênh viện, bệnh xá trong quân đội: Các ban, khoa, phòng, Ban chỉ huy bệnh xá, Ban Giám đốc bệnh viện; Chỉ huy các đội điều trị quân y, đội vệ sinh phòng dịch trong quân đội.

5. Các loại hình kho (Tổng kho, phân kho, trạm): Chỉ huy, các phòng, ban, đội kho.

6. Các Tổng công ty, công ty, nhà máy, xí nghiệp: Ban Giám đốc, ban, phòng, quản đốc, đội, xưởng.

B/ CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO TRONG NGÀNH CÔNG AN

I- NHÓM CHỨC VỤ CƠ BẢN:

1. Cơ quan công an cấp Bộ:

- Bộ trưởng;

- Thứ trưởng;

- Tổng cục trưởng, Phó tổng cục trưởng;

- Vụ trưởng, Cục trưởng, Viện trưởng, Phó Vụ trưởng, Phó cục trưởng, Phó Viện trưởng;

- Trưởng phòng, Phó trưởng phòng.

2. Cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Trưởng Ty, Phó Trưởng Ty Công an tỉnh, thành phố;

- Giám đốc, Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố;

- Trưởng Ban, Phó Ban chỉ huy An ninh, Cảnh sát tỉnh, thành phố;

- Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc Ty, Sở Công an tỉnh, thành phố.

3. Cơ quan công an cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:

Trưởng, phó Công an quận, huyện,  thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

4. Cơ quan công an phường:

Trưởng, Phó Công an phường.

II- CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC QUẦN CHÚNG TRONG LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN.

- Chánh, Phó văn phòng, Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra chuyên trách Đảng uỷ Công an Trung ương;

- Phó chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ Tổng cục, Đảng uỷ công an thành phố Hà Nội, Công an thành phố Hồ Chí Minh;

- Trưởng, Phó  Ban công tác Thanh niên, Phụ nữ, Công đoàn Bộ Công an;

- Trưởng, Phó Ban công tác thanh niên, Phụ nữ, công đoàn chuyên trách thuộc các Tổng cục, Công an thành phố Hà Nội, Công an thành phố Hồ Chí Minh; Công an các tỉnh, Công an thành phố Hải Phòng, Công an thành phố Đà Nẵng;

- Phó chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra chuyên trách Đảng uỷ tổng cục, Phó chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra chuyên trách Đảng uỷ Công an thành phố Hà Nội, Công an thành phố Hồ Chí Minh;

- Bí thư đoàn thanh niên ở đơn vị có từ 500 đoàn viên trở lên.

C/ CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO TRONG NGÀNH CƠ YẾU

1. Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban Cơ yếu chính phủ;

2. Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục cơ yếu; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng; Viện trưởng, Phó Viện trưởng; Chánh văn phòng, Phó Văn phòng và tương đương;

3. Trưởng, Phó Phòng cơ quan Ban, Bộ và tương đương;

4. Trưởng, Phó phòng Cơ yếu tỉnh và tương đương;

5. Trưởng ban cơ yếu đơn vị, địa phuơng và tương đương;

6. Người có phụ cấp chức vụ tương đương Cục, Vụ, Viện bao gồm:

- Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học kỹ thuật mật mã;

- Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm quản lý kỹ thuật mật mã phía Nam;

- Giám đốc, Phó Giám đốc Xí nghiệp 951, Xí nghiệp M2;

- Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban nghiên cứu lịch sử ngành;

- Trưởng, Phó phòng chính trị cơ quan Ban;

7. Người có phụ cấp chức vụ tuơng đương cấp Phòng, Ban:

- Phân viện trưởng, Phân Viện phó các phân viện thuộc Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật mật mã;

- Trưởng khoa, Phó trưởng khoa các Khoa thuộc trường Đại học kỹ thuật mật mã;

- Hệ trưởng, Hệ phó các Hệ thuộc Trường Đại học kỹ thuật mật mã;

- Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm thông tin khoa học thuộc Vụ Quản lý nghiên cứu khoa học- Thông tin khoa học;

- Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm tính toán đo lường thuộc Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật mật mã;

- Đoàn trưởng, Đoàn phó đoàn xe;

- Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Chính trị cơ quan Ban;

- Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm  cơ sở sản xuất dịch vụ thuộc Văn phòng Ban;

- Xưởng trưởng, Phó Xưởng trưởng Xưởng trường thuộc Trường Đại học Kỹ thuật mật mã;

- Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm thư viện (thuộc Trường Đại học kỹ thuật mật mã);

- Quản đốc, Phó quản đốc các phân xưởng (thuộc Xí nghiệp 951, Xí nghiệp M2);

- Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm Ban kho (thuộc Vụ Kế hoạch vật tư);

- Trưởng ban các ban do Ban bổ nhiệm;

- Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm các Nhà khách và Nhà nghỉ: KC + Sầm Sơn (thuộc Văn phòng Ban), Vũng tàu + T41 (thuộc Trung tâm quản lý kỹ thuật mật mã phía Nam), cơ sở sản xuất dịch vụ khu B (thuộc xí nghiệp 951);

- Trưởng Ban các Ban do thủ trưởng các cơ quan, đơn vị bổ nhiệm;

- Trưởng các bộ môn (thuộc Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật mật mã và trường Đại học kỹ thuật mật mã);

- Đội trưởng các đội xe (thuộc đoàn xe).


Phụ lục số 2:

 

BÁO CÁO

SỐ LƯỢNG ĐỐI TƯỢNG HƯU TRÍ THUỘC DIỆN ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG HƯU THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 31/2004/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2004
VÀ  TỔNG QUỸ TĂNG THÊM

(Kèm theo Thông tư Liên tịch số  03 /2004/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BQP ngày  04 tháng 3 năm 2004 của Liên Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội - Tài chính - Quốc phòng)

 

 

 

Đối tượng

Số người hưởng lương hưu tháng 12/2003

Kinh phí trả lương hưu năm 2003

Kinh phí trả lương hưu tháng 1/2004

Kinh phí tăng thêm một tháng do điều chỉnh theo Nghị định số 31/2004/NĐ-CP

Kinh phí tăng thêm cả năm do điều chỉnh theo Nghị định số 31/2004/NĐ-CP

 

 

Ghi chú

( 1)

( 2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

1. Hưu công nhân, viên chức

a. Người hưởng lương hưu theo Nghị định số 218/CP

b. Người hưởng lương hưu theo Nghị định số 236/HĐBT

 

2. Hưu quân đội (bao gồm cả QĐ, CA, cơ yếu và người hưởng tiền lương theo thang bảng lương lực lượng vũ trang nghỉ hưu)

a. Người hưởng lương hưu theo Nghị định số 161/CP:

- Người giữ chức vụ lãnh đạo hưởng lương cấp hàm

- Người không giữ chức vụ lãnh đạo

b. Người hưởng lương hưu theo Nghị định số 236/HĐBT:

- Người giữ chức vụ lãnh đạo hưởng lương cấp hàm

- Người không giữ chức vụ lãnh đạo

 

 

 

 

 

 

 

          NGƯỜI LẬP BÁO CÁO                                                                                                                THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

                                                                                                                                                            ( Ký tên, đóng dấu