cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư liên tịch số 30/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 29/12/2000 giữa Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Tài chính Điều chỉnh khoản 3, mục IV Thông tư liên tịch 19/2000/TTLT/BTM/BKHĐT/BCN ngày 16/10/2000 về bãi bỏ mức thu lệ phí hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU và Canada đối với một số mặt hàng (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 30/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTC
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Cơ quan ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính
  • Ngày ban hành: 29-12-2000
  • Ngày có hiệu lực: 01-01-2001
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 30-05-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 6723 ngày (18 năm 5 tháng 3 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 30-05-2019
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 30-05-2019, Thông tư liên tịch số 30/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 29/12/2000 giữa Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Tài chính Điều chỉnh khoản 3, mục IV Thông tư liên tịch 19/2000/TTLT/BTM/BKHĐT/BCN ngày 16/10/2000 về bãi bỏ mức thu lệ phí hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU và Canada đối với một số mặt hàng (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 746/QĐ-BLĐTBXH ngày 30/05/2019 Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đến hết ngày 25/5/2019”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 30/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTC

 Hà Nội , ngày 29 tháng 12 năm 2000

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ TÀI CHÍNH SỐ 30/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTC NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG KHI ĐI BIỂN ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA NGÀNH THUỶ SẢN, KHÍ TƯỢNG - THUỶ VĂN

Căn cứ Quyết định số 611/TTg ngày 04/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 854/CP-VX ngày 14/8/1999 của Chính phủ về chế độ bồi dưỡng khi làm việc trên biển đối với công nhân, viên chức các đơn vị sự nghiệp, sau khi trao đổi ý kiến với các Bộ, ngành liên quan, Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng khi đi biển đối với công nhân, viên chức một số nghề, công việc đặc biệt trong các đơn vị sự nghiệp của ngành Thủy sản, Khí tượng - Thuỷ văn như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Đối tượng áp dụng chế độ bồi dưỡng khi đi biển theo quy định tại Thông tư này là công nhân, viên chức thuộc biên chế trên tàu nghiên cứu biển thuộc các đơn vị sự nghiệp của ngành Thuỷ sản, Khí tượng - Thuỷ văn.

2. Các quy định tại Thông tư này không áp dụng đối với các đối tượng sau:

- Cán bộ, công chức đo đạc số liệu và nghiên cứu biển của ngành Khí tượng - Thủy văn (hưởng chế độ theo quy định tại Quyết định 819/TTg ngày 14/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ);

- Thanh tra viên, Kiểm soát viên bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; Cán bộ, thuyền viên thuộc biên chế làm việc trên tàu thanh tra nguồn lợi thuỷ sản (gọi tắt là tàu kiểm ngư) của ngành Thuỷ sản (hưởng chế độ theo quy định tại Quyết định 913/1997/QĐ-TTg ngày 25/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ).

II. CÁC CHẾ ĐỘ ĐƯỢC HƯỞNG

1. Chế độ ăn định lượng:

a. Các đối tượng ở mục I nêu trên được áp dụng chế độ ăn định lượng mức II trong phụ lục kèm theo Quyết định số 611/TTg ngày 04/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ.

b. Cách tính hưởng định lượng theo quy định tại điểm 3, mục I, Thông tư số 06/LB-TT ngày 28/02/1997 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính hướng dẫn Quyết định số 611/TTg ngày 04/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ.

c. Các đơn vị sự nghiệp không được chi trả bằng tiền mà phải tổ chức ăn, đảm bảo đủ tiêu chuẩn định lượng bằng hiện vật cho các đối tượng theo quy định. Trường hợp đặc biệt (đối tượng làm việc phân tán), không thể tổ chức ăn thì được cấp tiêu chuẩn định lượng bằng tiền cho công nhân, viên chức tự tổ chức ăn.

d. Đối tượng được hưởng chế độ ăn định lượng phải đóng 30% mức tiền ăn định lượng theo quy định trên, 70% chi phí chế độ ăn định lượng còn lại do đơn vị trả, nguồn chi trả từ nhiệm vụ chi thường xuyên hàng năm của đơn vị (đối với các đơn vị dự toán ngân sách) hoặc hạch toán vào giá trị công trình.

e. Đối tượng được hưởng chế độ ăn định lượng thì không hưởng chế độ bồi dưỡng độc hại, nguy hiểm bằng hiện vật; ăn giữa ca; chế độ công tác phí theo quy định hiện hành; không được tính vào đơn giá tiền lương.

2. Chế độ thiếu nước ngọt:

a. Các đối tượng nêu trên được áp dụng chế độ thiếu nước ngọt quy định tại điểm 2, Điều 1, Quyết định số 611/TTg ngày 4/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ.

b. Cách xác định vùng thiếu nước ngọt và cách tính chi phí mua, vận chuyển nước ngọt theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/LB-TT ngày 28/02/1997 của Liên bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định 611/TTg ngày 04/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ.

c. Các đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm bảo đảm cung cấp nước sạch sinh hoạt cho công nhân, viên chức theo quy định, không được chi trả bằng tiền cho công nhân, viên chức tự lo.

d. Phần chênh lệch giữa thực tế mua và vận chuyển nước sinh hoạt theo tiêu chuẩn và tiền nước sinh hoạt đã tính trong tiền lương được chi trả từ nhiệm vụ chi thường xuyên hàng năm của đơn vị (đối với các đơn vị dự toán ngân sách) hoặc hạch toán vào giá trị công trình.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2000.

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.

Lê Duy Đồng

(Đã ký)

Nguyễn Thị Kim Ngân

(Đã ký)