cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư liên tịch số 1442/1999/TTLT-TCĐC-BTC ngày 21/09/1999 giữa Tổng cục Bưu điện và Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng dẫn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Chỉ thị 18/1999/CT-TTg (Tình trạng hiệu lực không xác định)

  • Số hiệu văn bản: 1442/1999/TTLT-TCĐC-BTC
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính, Tổng cục Địa chính
  • Ngày ban hành: 21-09-1999
  • Ngày có hiệu lực: 06-10-1999
  • Tình trạng hiệu lực: Không xác định
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

BỘ TÀI CHÍNH-TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1442/1999/TTLT-TCĐC-BTC

Hà Nội, ngày 21 tháng 09 năm 1999 

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THEO CHỈ THỊ SỐ 18/1999/CT-TTG NGÀY 01/7/1999 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Thi hành Chỉ thị số 18/1999/CT-TT ngày 01/7/1999 về một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000 và Công văn số 830/CP-NN ngày 10/08/1999 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Địa chính và Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:

I. VỀ TỰ KHAI QUYỀN SỨ DỤNG ĐẤT

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyển sử dụng đất thì tự kê khai quyền sử dụng đất và tự chịu trách nhiệm về diện tích đất của mình đang sử dụng.

Nội dung tự kê khai quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp theo mẫu 6c/ĐK; đất ở tại đô thị và đất ở tại nông thôn theo mẫu 6d/ĐK. Riêng ở những xã, phường, thị trấn đã có bản đồ địa chính chính quy thì hộ gia đình, cá nhân kê khai đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định tại Thông tư số 34G/1998/ TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục Địa chính.

2. Việc xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lập hồ sơ địa chính trong trường hợp tự kê khai quyền sử dụng đất thực hiện như sau:

a) Hộ gia đình, cá nhân nộp đơn tự kê khai cho tổ đăng ký đất của cấp xã (được thành lập theo quy định tại Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 06/3/1998 của Tổng cục Địa chính) để kiểm tra, rà soát giữa diện tích tự kê khai trong đơn với các tài liệu bản đồ lập theo Chỉ thị số 299/TTg ngày 11/10/1980 của Thủ tướng Chính phủ hoặc sơ đồ đã sử dụng trong giao đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp theo Nghị định số 64/CP ngày 27/09/1993, số 02/CP ngày 05/0l/1994 của Chính phủ hoặc tài liệu tính thuế hiện có. Nếu diện tích có sự chênh lệch trên 10%, cần phải kiểm tra, xem xét, hướng dẫn các chủ sử dụng đất bổ sung, chỉnh sửa. Trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận đơn tự kê khai của hộ gia đình, cá nhân, tổ đăng ký đất phải chuyển đơn đã được kiểm tra, rà soát đến trưởng thôn (bản, ấp, tổ dân phố, đội trưởng đội sản xuất nông nghiệp nơi chưa có trưởng thôn, sau đây gọi chung là thôn) để ghi ý kiến như nội dung đã hướng dẫn trong đơn.

b) Trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận được đơn, trưởng thôn phải ghi ý kiến và chuyển đơn lên Uỷ ban nhân dân cấp xã để xét và xác nhận vào đơn tự kê khai đó. Nội dung, trình tự các bước xét duyệt cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng dất tại cấp xã, huyện, tỉnh theo hướng dẫn tại Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC (ngày 16/3/1998 của Tổng cục Địa chính).

c) Hồ sơ địa chính gồm:

Đơn kê khai quyền sử dụng đất (2 bản - lưu tại cấp xã và cấp huyện);

Sổ địa chính (3 bộ - lưu tại 3 cấp: xã, huyện, tỉnh);

Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (2 bộ - lưu tại cấp xã và cấp ký quyết định cấp giấy chứng nhận).

Nội dung lập sổ địa chính theo hướng dẫn tại Quyết định số 499/QĐ-ĐC ngày 27/7/1995 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính. Riêng Mục II của trang sổ địa chính, tại cột "Số tờ bản đồ" phải ghi "Tự kê khai".

d) Nội dung viết Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Theo hướng dẫn tại Phần III (I) Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục Địa chính; có một số chi tiết do tự kê khai nên cách ghi như sau:

Cột số tờ bản đồ: Ghi tên địa danh nơi có thửa đất;

Cột thửa đất: Ghi tên thứ tự các thửa đất mà chủ sử dụng đang sử dụng tại địa danh đó (nếu có 3 thửa trên cùng một địa danh thì ghi lần lượt từ số 1 đến số 3);

Cột phần ghi thêm: Ghi rõ "Diện tích tự kê khai".

II. CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở CÁC THÀNH PHỐ, THỊ XÃ THỊ TRẤN ĐÃ CÓ QUY HOẠCH MỞ RỘNG ĐÔ THỊ, XÂY DỰNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU DÂN CƯ VÀ CÁC CÔNG TRÌNH CƠ SỞ HẠ TẦNG KHÁC

1. Người đang sử dụng đất nông nghiệp ở các thành phố, thị xã, thị trấn, nay đã có quy hoạch mở rộng đô thị, xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư và các công trình cơ sở hạ tầng khác, nếu chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đưa vào xây dựng, thì vẫn được cấp Giấy chứng nhận quyển sử dụng đất nếu người đang sử dụng đất đó là người được giao đất theo Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ, hoặc có một trong số các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điểu 3 Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/5/1999 của Chính phủ.

2. Việc ghi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngoài các hướng dẫn nêu tại Thông tư số 346/1998/ TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục Địa chính, bổ sung như sau:

a) Nếu thửa đất, lô đất nằm trọn trong khu vực quy hoạch mở rộng thì tại trang 2 của Giấy chứng nhận quyển sử dụng đất, không ghi thời hạn sử dụng đất đối với thửa đất, lô đất đó, nhưng tại cột "Phần ghi thêm", phải ghi rõ "Trong khu vực quy hoạch mở rộng để xây dựng...".

b) Nếu thửa đất, lô đất có một phần diện tích trong khu vực quy hoạch mở rộng thì tại cột ghi diện tích, phải ghi riêng 2 loại diện tích: Diện tích của cả thửa đất, lô đất và diện tích của phần trong chỉ giới quy hoạch; không ghi thời hạn sử dụng đối với phần trong chỉ giới quy hoạch; cột "Phần ghi thêm", ghi như hướng dẫn tại điểm II (2a) nói trên.

Tại trang 3 của giấychứng nhận phải vẽ sơ đồ trích lục thửa đất, trên sơ đồ thể hiện rõ chỉ giới, diện tích phần đất trong khu vực quy hoạch mở rộng.

III. VỀ GHI NỢ VÀO GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

1. Việc ghi nợ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất ở tại đô thị hoặc đất ở tại nông thôn được áp dụng trong trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ban đầu đối với hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 1999. Các khoản nợ về tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ được ghi vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo từng mục cụ thể (nếu có) sau đây:

a) Người được Nhà nước giao đất phải nộp tiền sử dụng đất nhưng chưa nộp hoặc chưa nộp đủ theo quy định của pháp luật tại thời điểm được giao đất;

b) Người đang sử dụng đất không thuộc đối tượng nêu tại điểm III (1a) trên, để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

c) Người có hành vi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản và đất làm muối để sử dụng vào mục đích đất ở thuộc đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất nhưng chưa nộp.

d) Các trường hợp chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất;

e) Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ban đầu thuộc đối tượng nộp lệ phí trước bạ nhưng chưa nộp.

2. Trình tự, nội dung ghi nợ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

a) Căn cứ hồ sơ xét duyệt của Uỷ ban nhân dân cấp xã theo hướng dẫn tại Phần I của Thông tư này, cơ quan địa chính lập danh sách người sử dụng đất và những thửa đất mà người đó đang sử dụng thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Uỷ ban nhân dân cấp mình nhưng chưa nộp tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ để trình Uỷ ban nhân dân phê duyệt. Danh sách được Uỷ ban nhân dân phê duyệt phải đóng dấu giáp lai tại tất cả các trang và cấp thành 2 bộ: l bộ chuyển về cơ quan địa chính, l bộ chuyển đến cơ quan thuế cùng cấp.

b) Căn cứ danh sách ghi nợ đã được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan địa chính ghi vào trang 4 giấy chứng nhận các nội dung sau đây:

Tại cột 2: Tùy theo từng trường hợp cụ thể, nội dung ghi như sau: "Chưa nộp tiền sử dụng đất" hoặc "Chưa nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất" hoặc "Chưa nộp lệ phí trước bạ".

Tại cột 3: Do thủ trưởng cơ quan địa chính cùng cấp với Uỷ ban nhân dân nơi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xác nhận và đóng dấu.

c) Việc ghi nợ phải thực hiện đồng thời với việc ghi các nội dung tại trang 2 của giấy chứng nhận trước khi trình Ủy ban nhân dán cấp có thẩm quyền ký và đóng dấu.

3. Thời gian hoàn thành nghĩa vụ những khoản phải nộp nói trên, mức và phương thức thanh toán, thực hiện theo quy định riêng của Bộ Tài chính.

IV. MIỄN LỆ PHÍ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Việc miễn lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được áp dụng đối với những hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại 1.715 xã và 1.073 thôn thuộc khu vực III, theo Quyết định số 42/UB-QĐ ngày 23/5/1997 số 21/1998/QĐ-UBDTMN ngày 25/2/1998 và số 26/1998/QĐ-UB ngày 18/3/1998 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận 3 khu vực miền núi, vùng cao và vùng dân tộc đồng bằng.

V. VỀ NGUỒN KINH PHÍ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

1. Căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư này và điều kiện cụ thể của địa phương mình; căn cứ định mức lao động, vật tư và chế độ tài chính hiện hành, Sở Địa chính (Sở Địa chính - Nhà đất) lập dự toán gửi Sở Tài chính - Vật giá xem xét trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện cấp phát, quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

2. Hàng năm, Sở Địa chính (Sở Địa chính - Nhà đất) phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá lập dự toán chi ngân sách đảm bảo cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của địa phương mình trình cấp có thẩm quyển quyết định. Riêng năm 1999, Sở Địa chính (Sở Địa chính - Nhà đất) phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá lập phương án kinh phí để đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách địa phương.

Tổng cục Địa chính và Bộ Tài chính yêu cầu Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp thuộc địa phương mình thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg ngày 01/07/1999 của Thủ tướng chính phủ theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này; hàng tháng, hàng quý có báo cáo gửi về Tồng cục Địa chính và Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo trình Chính phủ. Trong quá trình triển khai, nếu gặp khó khăn vướng mắc, đề nghị thông báo về liên Bộ để cùng trao đổi thống nhất cách giải quyết.

Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, các quy định trước đây trái với Thông tư liên tịch này đều bãi bỏ./.

TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
 


 
Nguyễn Đình Bồng

BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
 


 
 Nguyễn Thị Kim Ngân