cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư liên tịch số 09/1998/TTLT/BGDĐT-BTP ngày 31/12/1998 giữa Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Về việc cấp giấy chứng nhận trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam

  • Số hiệu văn bản: 09/1998/TTLT/BGD&ĐT-BTP
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp
  • Ngày ban hành: 31-12-1998
  • Ngày có hiệu lực: 01-01-1999
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 9458 ngày (25 năm 11 tháng 3 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-BỘ TƯ PHÁP
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 09/1998/TTLT/BGD&ĐT-BTP

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 1998

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ TƯ PHÁP SỐ 09/1998/TTLT/BGD&ĐT-BTP NGÀY 31-12-1998 HƯỚNG DẪN VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRÌNH ĐỘ TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI XIN NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM

Căn cứ Điều 8 Nghị định số 104/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch Việt Nam;
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ tu pháp hướng dẫn việc cấp Giấy chứng nhận trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam như sau:

1. Giấy chứng nhận trình độ tiếng Việt quy định tại Thông tư liên tịch này (sau đây gọi tắt là Thông tư) là căn cứ để công nhận người nước ngoài biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng xã hội Việt Nam theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 20 của Luật quốc tịch Việt Nam số 07/1998/QH10.

2. Các văn bằng và chứng chỉ sau đây có giá trị là giấy chứng nhận trình độ tiếng Việt:

a) Chứng chỉ trình độ tiếng Việt do các cơ sở đào tạo quy định tại điểm 3 của Thông tư này cấp;

b) Bằng tốt nghiệp các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp hoặc Trung học phổ thông của Việt Nam;

c) Bằng tốt nghiệp Khoa tiếng Việt của một trường đại học của nước ngoài.

3. Người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam mà không có một trong các loại văn bằng quy định tại mục b và mục c điểm 2 của thông tư này phải nộp đơn đăng ký kiểm tra trình độ tiéng Việt (theo mẫu quy định) tại một trong các trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam và nộp lệ phí kiểm tra.

4. Sau khi nhận được đơn đăng ký kiểm tra trình độ tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn phải có kế hoạch tổ chức kiểm tra và thông báo thời gian, địa điểm, nội dung kiểm tra cho người nộp đơn biết.

5. Chứng chỉ trình độ tiếng Việt được cấp cho người đạt trình độ tiếng Việt và hiểu biết về văn hoá, lịch sử, pháp luật Việt Nam theo chương trình do Bộ giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

6. Hiệu trưởng các Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn có trách nhiệm chuẩn bị chương trình giảng dạy tiếng Việt, văn hoá, lịch sử và Pháp luật Việt Nam phù hợp và bảo đảm việc kiểm tra theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Chứng chỉ trình độ tiếng Việt do Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam cấp và có giá trị trong thời hạn 2 năm.

8. Mọi tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Thông tư này thì, tuỳ theo mức độ vi phạm, đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

9. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1999.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị kịp thời phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp để xem xét, giải quyết.

Hà Hùng Cường

(Đã ký)

Nguyễn Tấn Phát

(Đã ký)