cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư liên tịch số 1385-TT/LT ngày 11/10/1997 Hướng dẫn cấp phát, quản lý trang phục cho cán bộ, nhân viên thi hành án dân sự (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 1385-TT/LT
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp
  • Ngày ban hành: 11-10-1997
  • Ngày có hiệu lực: 01-07-1997
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 15-10-2005
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3028 ngày (8 năm 3 tháng 18 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 15-10-2005
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 15-10-2005, Thông tư liên tịch số 1385-TT/LT ngày 11/10/1997 Hướng dẫn cấp phát, quản lý trang phục cho cán bộ, nhân viên thi hành án dân sự (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BTP-BTC ngày 16/09/2005 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát thẻ chấp hành viên trang phục, phù hiệu của công chức làm công tác thi hành án dân sự (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ TÀI CHÍNH-BỘ TƯ PHÁP
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1385-TT/LT

Hà Nội , ngày 11 tháng 10 năm 1997

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ TƯ PHÁP - BỘ TÀI CHÍNH SỐ 1385-TT/LT NGÀY 11 THÁNG 10 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN CẤP PHÁT, QUẢN LÝ TRANG PHỤC CHO CÁN BỘ, NHÂN VIÊN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Thực hiện Quyết định số 418/TTg ngày 14 tháng 6 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ trang phục đối với cán bộ, nhân viên thi hành án, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ cấp phát, quản lý trang phục như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN VÀ THỜI HẠN SỬ DỤNG TRANG PHỤC

1. Đối tượng

Cán bộ, nhân viên được tuyển dụng trong chỉ tiêu biên chế được duyệt công tác tại Cục Quản lý thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp và các cơ quan thi hành án dân sự địa phương (trừ Chấp hành viên) được cấp trang phục để sử dụng khi làm nhiệm vụ.

2. Tiêu chuẩn, thời hạn sử dụng trang phục.

Các đối tượng nói tại điểm 1 trên đây được cấp các loại trang phục theo tiêu chuẩn và niên hạn sử dụng như sau:

a. Tiêu chuẩn:

- Phù hiệu gắn trên mũ, ve áo;

- Quần áo thu đông, quần áo xuân hè, áo sơ mi dài tay, ca-vát, giày da, thắt lưng da, cặp da đựng tài liệu, tất chân, áo mưa, mũ Kêpi, mũ cứng. Riêng đối với quần áo thu đông, xuân hè, lần đầu cấp hai bộ; áo sơ mi dài tay lần đầu cấp hai chiếc; tất chân lần đầu cấp hai đôi.

Trang phục cấp cho cán bộ, nhân viên nói tại điểm 1 Phần I được may bằng vải sản xuất trong nước.

b. Niên hạn trang phục như sau:

Số TT

Loại trang phục

Số lượng

Thời hạn sử dụng

1

Phù hiệu

1 bộ

Cấp một lần, nếu mất, hư hỏng có lý do chính đáng thì được cấp hoặc đổi lại

2

Quần áo thu đông

1 bộ

3 năm

3

Quần áo xuân hè

1 bộ

2 năm

4

áo sơ mi dài tay

1 cái

1 năm

5

Ca-vát

1 cái

2 năm

6

Giày da

1 đôi

1 năm

7

Thắt lưng da

1 chiếc

2 năm

8

Tất chân

1 đôi

1 năm

9

áo mưa

1 chiếc

1 năm

10

Cặp đựng tài liệu

1 chiếc

3 năm

11

Mũ kêpi

1 chiếc

2 năm

12

Mũ cứng

1 chiếc

2 năm

II. LẬP DỰ TOÁN, CẤP PHÁT VÀ QUẢN LÝ TRANG PHỤC

1. Lập dự toán:

Hàng năm, cơ quan thi hành án dân sự căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được duyệt, chủng loại trang phục hết niên hạn sử dụng lập dự toán mua sắm vùng với dự toán ngân sách hàng năm gửi Bộ Tư pháp tổng hợp gửi Bộ Tài chính theo quy định chung. Riêng năm 1997 kinh phí mua sắm trang phục cho cán bộ, nhân viên thi hành án dân sự tính trong dự toán ngân sách của Bộ Tư pháp đã được Chính phủ phê duyệt và thông báo.

2. Cấp kinh phí:

Căn cứ vào dự toán chi ngân sách đã được Chính phủ giao và dự toán kinh phí mua sắm trang phục, Bộ Tài chính cấp phát kinh phí kịp thời cho Bộ Tư pháp để Bộ Tư pháp cấp cho các đơn vị mua sắm trang phục.

3. Quản lý và sử dụng trang phục

a. Các cơ quan thi hành án có trách nhiệm mở sổ theo dõi việc cấp phát trang phục theo mẫu quy định tại phụ lục kèm theo Thông tư này. Kinh phí mua sắm trang phục cho cơ quan thi hành án hàng năm được quyết toán theo Luật ngân sách và chế độ kế toán - tài chính hiện hành của Nhà nước.

b. Các trường hợp thôi việc, buộc thôi việc, nghỉ theo chế độ, thuyên chuyển công tác khác... mà trang phục vẫn còn niên hạn sử dụng thì không phải thu hồi lại (trừ phù hiệu trên mũ, ve áo), nếu đã hết niên hạn sử dụng mà chưa được cấp phát thì không được cấp phát nữa.

c. Hình thức, chất liệu, mầu sắc, kiểu dáng... của phù hiệu gắn trên mũ, ve áo của các đối tượng nói tại điểm 1 Phần I Thông tư này áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 30/CP ngày 02 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ; Riêng phù hiệu trên ve áo của cán bộ, nhân viên Cục quản lý thi hành án dân sự Bộ Tư pháp và cán bộ, nhân viên các cơ quan thi hành án địa phương có viền mầu bạch kim xung quanh phù hiệu, nhưng không có gắn lá chắn, hai thanh kiếm;

Các trang phục khi may sắm (trừ phù hiệu) phải tuân thủ về mẫu, kiểu dáng, mầu sắc và chất liệu quy định tại Quyết định số 296/QĐ-THA ngày 23 tháng 7 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

d. Việc thu hồi phù hiệu trong các trường hợp nói tại tiết b điểm 3 Phần II trên đây được hướng dẫn như sau:

- Cục trưởng Cục Quản lý thi hành án dân sự Bộ Tư pháp thu hồi phù hiệu của cán bộ, nhân viên công tác tại Cục quản lý thi hành án Bộ Tư pháp;

- Giám đốc Sở Tư pháp thu hồi phù hiệu của cán bộ, nhân viên cơ quan thi hành án địa phương thuộc địa bàn mình quản lý. Giám đốc Sở Tư pháp sau khi thu hồi phù hiệu phải báo cáo bằng văn bản về Bộ Tư pháp.

đ. Trang phục của các đối tượng được cấp phát còn trong niên hạn sử dụng mà bị mất, hư hỏng không có lý do chính đáng, thì không được cấp bổ sung; cá nhân phải tự may sắm theo chế độ trang phục đã quy định.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 1997.

Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Nguyễn Văn Sản

(Đã ký)

Tào Hữu Phùng

(Đã ký)