cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư liên bộ số 08/TTLB ngày 22/04/1996 Hướng dẫn về công tác xoá mù chữ (sau xoá mù chữ) cho người nghiện ma tuý, người mại dâm tại các cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 08/TTLB
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Ngày ban hành: 22-04-1996
  • Ngày có hiệu lực: 22-04-1996
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 20-02-2006
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3591 ngày (9 năm 10 tháng 6 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 20-02-2006
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 20-02-2006, Thông tư liên bộ số 08/TTLB ngày 22/04/1996 Hướng dẫn về công tác xoá mù chữ (sau xoá mù chữ) cho người nghiện ma tuý, người mại dâm tại các cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BYT ngày 18/01/2006 giữa Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn công tác dạy văn hóa, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách cho người nghiện ma túy, người bán dâm và người sau cai nghiện ma túy”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 08/TTLB

Hà Nội , ngày 22 tháng 4 năm 1996

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 08/TTLB NGÀY 22 THÁNG 4 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN VỀ CÔNG TÁC XOÁ MÙ CHỮ (SAU XOÁ CHỮ) CHO NGƯỜI NGHIỆNMA TUÝ, NGƯỜI MẠI DÂM TẠI CÁC CƠ SỞ CHỮA BỆNH(THEO PHÁP LỆNH XỬ LÝ VI PHẠMHÀNH CHÍNH NGÀY 6/7/1995)

 Căn cứ Nghị định số 20/CP ngày 13/4/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế về Cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995;
 Căn cứ Chỉ thị 01/HĐBT ngày 02 tháng 01 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ về công tác xoá nạn mù chữ.
Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác xoá mù chữ (sau xoá mù chữ) cho người nghiện ma tuý, người mại dâm tại các Cơ sở chữa bệnh (theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995 do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG:

Người nghiện ma tuý, người mại dâm đang chấp hành quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tại các Cơ sở chữa bệnh do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý theo Điều 24 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

1. Hàng năm các cơ sở chữa bệnh lập kế hoạch về xoá nạn mù chữ (sau xoá mù chữ) cho người nghiện ma tuý, người mại dâm, gửi Sở Lao động - Thương binh và xã hội để tổng hợp lập kế hoạch gửi Sở Giáo dục và Đào tạo xét trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (Cục phòng, chống tệ nạn xã hội).

Ngành Giáo dục và Đào tạo hàng năm khi lập kế hoạch xoá mù chữ cần phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện công tác xoá mù chữ (sau xoá mù chữ) cho người nghiện ma tuý, người mại dâm.

2. Ngành Lao động - Thương binh và xã hội phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc xoá mù chữ (sau xoá mù chữ) cho người nghiện ma tuý, người mại dâm tại các Cơ sở chữa bệnh.

Đối với Cơ sở chữa bệnh có đủ điều kiện, lập đề án thông qua ngành Giáo dục và Đào tạo ký kết hợp đồng trách nhiệm với ngành Giáo dục Đào tạo để mở lớp xoá mù chữ (sau xoá mù chữ). Những Cơ sở chữa bệnh chưa có đủ điều kiện thì cử cán bộ của cơ sở đi học bồi dưỡng về xoá mù chữ (sau xoá mù chữ) để tổ chức xoá mù chữ thường xuyên cho người nghiện ma tuý, người mại dâm tại các Cơ sở chữa bệnh.

3. Ngành Giáo dục và Đào tạo tạo điều kiện về kinh phí, giáo viên, huấn luyện giáo viên cho cán bộ của cơ sở chữa bệnh, cung cấp sách vở, trang thiết bị, cấp chứng chỉ... và ký kết hợp đồng trách nhiệm với ngành Lao động - Thương binh và xã hội để tổ chức lớp học xoá mù chữ (sau xoá mù chữ) cho người nghiện ma tuý, người mại dâm tại các Cơ sở chữa bệnh.

4. Chế độ đối với người tổ chức lớp học, người dạy, người học... được áp dụng theo chế độ hiện hành. Kinh phí để đảm bảo cho công tác này lấy từ kinh phí của chương trình xoá mù chữ (sau xoá mù chữ).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Hai ngành Lao động - Thương binh và Xã hội - Giáo dục và Đào tạo thường xuyên thông báo cho nhau về tình hình và kết quả về công tác xoá mù chữ, tổ chức họp định kỳ để kiểm điểm, rút kinh nghiệm về phối hợp thực hiện, động viên khen thưởng đối với tập thể và cá nhân làm tốt công tác xoá mù chữ.

Cục phòng, chống tệ nạn xã hội - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng với Vụ Giáo dục thường xuyên - Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện công tác này.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện có gì khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Liên Bộ xem xét, giải quyết.

Nguyễn Thị Hằng

(Đã ký)

Phạm Minh Hạc

(Đã ký)