cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư liên bộ số 02/TT-LB ngày 10/02/1995 Bổ sung thực hiện chương trình viện trợ nhân đạo của Chính phủ Cộng hoà liên bang Séc và Slô-va-kia (cũ) do Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội-Bộ Tài Chính-Ủy Ban Kế Hoạch Nhà Nước ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 02/TT-LB
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Cơ quan ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước
  • Ngày ban hành: 10-02-1995
  • Ngày có hiệu lực: 10-02-1995
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-07-2000
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1968 ngày (5 năm 4 tháng 23 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 01-07-2000
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 01-07-2000, Thông tư liên bộ số 02/TT-LB ngày 10/02/1995 Bổ sung thực hiện chương trình viện trợ nhân đạo của Chính phủ Cộng hoà liên bang Séc và Slô-va-kia (cũ) do Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội-Bộ Tài Chính-Ủy Ban Kế Hoạch Nhà Nước ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 100/2000/QĐ-BTC ngày 16/06/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Công bố Danh mục Thông tư liên tịch đã hết hiệu lực pháp luật”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH-UỶ BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/TT-LB

Hà Nội , ngày 10 tháng 2 năm 1995

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - TÀI CHÍNH - UỶ BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC SỐ 02/TT-LB NGÀY 10 THÁNG 2 NĂM 1995 HƯỚNG DẪN BỔ SUNG VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VIỆC TRỢ NHÂN ĐẠO CỦA CHÍNH PHỦ CHLB SEC VÀ SLOVAKIA (CŨ)

Căn cứ Nghị định thư ngày 3 tháng 4 năm 1992 về việc thực hiện khoản việc trợ nhân đạo một lần của Chính phủ nước CHLB Séc và Slovakia dành cho nước Công hoà XHCN Việt Nam.

Căn cứ Thông tư Liên bộ số 03/TT - LB ngày 3 năm 1993 Lao động - Thương binh và Xã hội; Tài chính; Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước hướng dẫn thực hiện Chương trình viện trợ nhân đạo của Chính phủ CHLB Séc và Slovakia (cũ) để hỗ trợ tạo việc làm và dạy nghề cho lao động Việt Nam về nước trước thời hạn.

Để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình việc trợ nhân đạo của Chính phủ CHLB Séc và Slovakia được thuận tiên nhanh chóng, đúng mục tiêu, đúng đối tượng có hiệu quả; Liên bộ hướng dẫn bổ sung một số điểm trong thông tư Liên bộ số:03/TT-LB ngày 18 tháng 3 năm 1993 như sau:

I. VỀ CHO VAY TẠO VIỆC LÀM:

1/ Đối tượng được vay vốn:

- Lao động từ Tiệp Khắc (cũ) trở về trong đó ưu tiên những người kết thúc hợp đồng về nước trước thời hạn, hiện là chủ doanh nghiệp hoặc thành viên góp vốn thành lập doanh nghiệp (tỷ lệ đóng góp ít nhất là 30% số vốn pháp định được thể hiện trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp giây phép kinh doanh) có dự án phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, thu hút được lao động mới vào làm việc.

- Các chủ doanh nghiệp khác (trong và ngoài quốc doan) có dự án mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, thu hút được lao động mới trong đó có ít nhất 30% là lao động Việt Nam từ Tiệp Khắc (cũ) trở về, trong đó ưu tiên cho những kết thúc hợp đồng về nước trước thời hạn.

- Các doanh nghiệp có quan hệ hợp tác liên doanh với phía bạn có dự án mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, thu hút được lao động mới trong đó có ít nhất 10% là lao động từ Tiệp Khắc (cũ) trở về, trong đó ưu tiên cho những người kết thúc hợp đồng về nước trước thời hạn.

- Các chủ dự án đã được vay vốn đến hạn trả nếu có nhu cầu thiết thực có thể được vay lại với các điều kiện:

+ Đã sử dụng vốn vay đúng mục đích được duyệt.

+ Sản xuất có hiệu quả, tiếp tục thu hút thêm lao động mới (trong đó có lao động từ Tiệp Khắc (cũ) trở về - đối với các dự án thu hút lao động từ Tiệp trở về).

+ Chủ dự án phải làm thủ tục hoàn trả cả vốn và lãi.

+ Các dự án vay lại không cần lập dự án mới. Trường hợp dự án bổ sung mở rộng thì phải có tài liệu về phần bổ sung mở rộng đó và phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra đánh giá phê duyệt.

+ Có báo cáo kết quả thực hiện dự án (hiệu quả về sử dụng vốn và giải quyết việc làm cho người lao động), xác định nhu cầu vay lại và số vốn lao động sẽ thu hút vào làm việc, có ý kiến của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố.

+ Các dự án vay lại sau khi đã được kiểm tra đánh giá phải lập biểu tổng hợp (theo mẫu hướng dẫn kèm theo Thông tư này) và có văn bản đề nghị của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố (Bộ, ngành) gửi về Liên Bộ trước thời hạn thu hồi vốn ít nhất 30 ngày để Liên Bộ kiểm tra và ra quyết định cho vay tiếp, đảm bảo tính liên tục trong sử dụng vốn vay.

2/ Xây dựng dự án vay vốn:

- Vận dụng theo văn bản hướng dẫn số 1979/LĐTBXH ngày 11/7/1992; công văn số 962/VL ngày 03/04/1993 và công văn số 1077/LĐTBXH - VL ngày 01/04/1994 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Kho bạc Nhà nước kiển tra, thẩm định các dự án trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố xét duyệt để gửi Liên Bộ ra quyết định.

3/ Mức vay:

- Đối với các dự án của chủ doanh nghiệp hoặc thành viên góp vốn lập doanh nghiệp là người lao động từ Tiệp Khắc (cũ) trở về, vận dụng theo những quy định về cho vay vốn dự án nhỏ từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm ( tối đa không quá 200 triệu đồng).

- Đối với các dự án thu hút lao động từ Tiệp Khắc vào làm việc, mức vay tuỳ thuộc vào nội dung dự án và số lao động mới được thu hút vào làm việc theo dự án (trong đó có ít nhất 30 % là lao động từ Tiệp trở về).

- Mức vay bình quân trên 1 chỗ làm việc mới tối đa không quá 5 triệu đồng.

4/ Thời hạn vay vốn và lãi xuất cho vay:

- Đối với các dự án trồng cây lương thực ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm... thời hạn cho vay tối đa là 12 tháng.

- Đối với các dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh lĩnh vực công nghiệp và giao thông vận tải, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo, chăn nuôi gia súc sinh sản, lấy sữa, nuôi trồng thuỷ sản... thời hạn vay vốn từ 12 tháng đến 24 tháng (tuỳ theo mục đích sử dụng vốn).

- Đối với các dự án đầu tư trồng rừng và cây công nghiệp dài ngày thời hạn vay vốn tối đa không quá 3 năm (36 tháng).

- Lãi xuất cho vay vốn vận dụng theo các văn bản hướng dẫn cho vay vốn từ quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm đối với các dự án nhỏ theo Nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

5/ Về quyết định chuyển nguồn vốn cho vay:

Sau khi tiếp nhận công văn đề nghị của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, Bộ, Ngành kèm theo hồ sơ các dự án đã được thẩm định (đầy đủ thủ tục) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức xem xét, kiểm tra về đối tượng, mục tiêu, nội dung và hiệu quả của dự án để ra quyết định cho vay. Riêng đối với các dự án có mức vay lớn hơn 500 triệu đồng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham khảo ý kiến Liên Bộ thông qua tổ tư vấn trước khi ra quyết định cho vay. Căn cứ quyết định cho vay vốn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính thực hiện việc kiểm soát và chuyển vốn sang Cục Kho bạc Nhà nước để tiến hành cho vay.

6/ Thu hồi vốn vay:

- Các dự án khi đến kỳ hạn thu nợ phải hoàn trả đủ tiền vốn và lãi.

- Khoản tiền vốn thu hồi ở địa phương nào được dùng để cho vay tiếp ở địa phương đó. Đối với các dự án khác (nếu có) theo tinh thần Thông tư Liên Bộ số 03/TT-LB ngày 18 tháng 3 năm 1993 và các văn bản hướng dẫn bổ sung. Trường hợp cần thiết phải điều chuyển vốn, Liên Bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước sẽ có thông báo riêng. Nguồn quỹ này được quản lý, điều hành tập trung ở Trung ương.

- Tiền lãi thu hồi được phân phối và sử dụng theo Quyết định số 551/QĐ-TC-CĐTC ngày 27 tháng 6 năm 1994 của Bộ Tài chính về việc phân phối và sử dụng tiền lãi cho vay từ Quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm theo các dự án nhỏ.

7/ Xử lý các dự án không thực hiện được:

Về nguyên tắc các dự án đã được duyệt phải bảo đảm thực hiện theo đúng mục tiêu kết quả đặt ra. Đối với các dự án không thực hiện được xử lý như sau:

- Đối với những dự án vì những lý do khách quan không thể thực hiện

ược, nếu chủ dự án muốn chuyển kiện thực tế thì phải có dự án mới được các cơ quan chức năng kiểm tra, thẩm định và gửi dự án thay thế về Liên Bộ để xem xét (có công văn đề nghị của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố về việc thay đổi dự án). Chậm nhất sau 6 tháng nếu dự án không thực hiện được và cũng không có dự án chuyển đổi thì Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố báo cáo về Liên Bộ để ra quyết định thu hồi vốn.

- Đối với những dự án sử dụng vốn vay không mục tiêu, không có hiệu quả, hoặc hiệu quả thấp, thiếu các điều kiện bảo đảm hoàn trẩ vốn, lãi thì Kho bạc Nhà nước phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố tạm đình chỉ việc cho vay và có công văn báo cáo về Liên Bộ để xem xét và xử lý từng trường hợp cụ thể.

II/ VỀ DẠY NGHỀ:

1/ Đối tượng được phép tổ chức thực hiện dự án dạy nghề:

- Các cơ sở dạy nghề thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; thuộc các Bộ, ngành và các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng.

- Các Công ty, Xí nghiệp, Nhà máy có dự án vay vốn thu hút lao động từ Tiệp Khắc (cũ) trở về vào làm việc cần phải đào tạo lại tay nghề để phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động (dự án dạy nghề phải xây dựng riêng nhưng đồng thời với dự án vay vốn). Chi phí dạy nghề được cấp hỗ trợ (nếu có) không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ để giảm thuế lợi tức. (Những đơn vị đã đào tạo rồi, không đặt vấn đề cấp bù).

2/ Đối tượng được học nghề miễn phí:

- Lao động Việt Nam từ Tiệp Khắc (cũ) trở về trước hạn và đúng hạn nhưng chưa có việc làm, có nhu cầu học nghề hoặc chuyển nghề để giải quyết việc làm, được tiếp nhận vào học một nghề (đào tạo ngắn hạn) không mất tiền một lần tại các cơ sở được phép tổ chức thực hiện dự án dạy nghề.

- Trong trường hợp số lao động từ Tiệp Khắc (cũ) nói trên chưa đăng ký đủ số lượng một lớp học, để đẩy nhanh tiến độ đào tạo có thể nhận thêm các đối tượng chính sách (có xác nhận của chính quyền địa phương và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội):

+ Con, em gia đình thương binh liệt sỹ hoàn cảnh khó khăn.

+ Các cháu mồ côi, không nơi nương tựa.

3/ Dự án dạy nghề:

- Triển khai thực hiện theo văn bản số 1236/LĐTBXH-VL ngày 29/4/1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn dự án dạy nghề cho lao động từ Cộng hoà Liên bang Séc và Slôvakia (cũ) trở về.

- Dự án đủ điều kiện để xem xét hỗ trợ kinh phí dạy nghề bao gồm hai loại sau:

+ Dự án có ít nhất 80% số đối tượng học nghề là lao động từ Tiệp Khắc (cũ) trở về, còn lại là các đối tượng chính sách thì được hỗ trợ kinh phí hoàn toàn.

+ Đối với những dự án có số học viên là lao động từ Tiệp Khắc (cũ) trở về thấp hơn tỷ lệ trên thì chỉ hỗ trợ kinh phí cho số lao động từ Tiệp Khắc (cũ) trở về được thu hút vào dạy nghề tương ứng.

+ Danh sách các đối tượng học nghề có xác nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đối tượng đang cư trú.

4/ Dự án bồi dưỡng kiến thức chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ:

- Các Trung tâm Xúc tiến Việc làm thuộc ngành Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc các tổ chức đoàn thể và các hội quần chúng có đủ điều kiện đảm bảo tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có thể làm chủ dự án các lớp dạy chủ doanh nghiệp.

- Dự án bồi dưỡng kiến thức quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ cho chủ doanh nghiệp triển khai thực hiện như đối với dự án dạy nghề, riêng nội dung, chương trình giảng dạy và thời gian đào tạo phải theo hướng dẫn chung thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Dự án phải được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xét duyệt và ra quyết định thực hiện.

5/ Cấp kinh phí đào tạo:

Bộ Tài chính căn cứ vào quyết định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt các dự án dạy nghề, đào tạo bồi dưỡng kiến thức chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ nêu trên để cấp kinh phí cho các chủ dự án thông qua Sở Tài chính vật giá địa phương hoặc cơ quan tài chính cấp Bộ ngành chủ quản. Việc quyết toán nguồn kinh phí này phải được thực hiện dứt điểm cho từng lớp. Nếu chưa hoàn thành quyết toán thì chưa được coi là đủ điều kiện để xét duyệt quyết định và cấp phát kinh phí cho lớp tiếp theo.

6/ Đối tượng thụ hưởng dự án (bao gồm cả dự án vay vốn và dự án dạy nghề) là người lao động từ Tiệp Khắc (cũ) trở về phải có hồ sơ cá nhân hợp lệ là Quyết định (Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ hợp tác lao động) của Ban Quản lý Lao động Việt Nam tại Tiệp Khắc (cũ) hoặc Quyết định chuyển trả lao động của Cục Hợp tác Quốc tế về Lao động (Bản sao có dấu công chứng).

Các vấn đề khác giữ nguyên như Thông tư số 03/TT-LB ngày 18/4/1993 của Liên Bộ.

III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1/ Trên cơ sở Thông tư hướng dẫn của Liên Bộ và các văn bản hướng dẫn kèm theo, các Bộ, Ngành, Địa phương chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai thực hiện Chương trình nhanh chóng, đúng mục tiêu, đúng đối tượng và có hiệu quả.

2/ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giám sát, kiểm tra việc thực hiện Chương trình, tổng hợp kết quả báo cáo Liên Bộ và thông báo cho phía Cộng hoà Séc và Cộng hoà Slôvakia.

3/ Thông tư có hiệu lự kể từ ngày ký và thay thế những điểm có liên quan tại Thông tư Liên Bộ số 03/TT-LB ngày 18/3/1993. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Liên Bộ giải quyết.

Nguyễn Lương Trào

(Đã ký)

Trần Xuân Giá

(Đã ký)

Nguyễn Sinh Hùng

(Đã ký)