cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư liên tịch số 12/TTLB ngày 01/04/1994 Hướng dẫn thu hồi và sử dụng vốn vay đến hạn trả của Quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm do Bộ Lao động-Thương binh và xã hội-Tài chính ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 12/TTLB
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Cơ quan ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước
  • Ngày ban hành: 01-04-1994
  • Ngày có hiệu lực: 16-04-1994
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 23-05-1999
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1863 ngày (5 năm 1 tháng 8 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 23-05-1999
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 23-05-1999, Thông tư liên tịch số 12/TTLB ngày 01/04/1994 Hướng dẫn thu hồi và sử dụng vốn vay đến hạn trả của Quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm do Bộ Lao động-Thương binh và xã hội-Tài chính ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Thông tư liên tịch số 13/1999/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 08/05/1999 giữa Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn cho vay quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm và lập quỹ giải quyết việc làm địa phương (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH-UỶ BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 12/TTLB

Hà Nội , ngày 01 tháng 4 năm 1994

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - TÀI CHÍNH VÀ UỶ BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC (NAY LÀ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ) SỐ 12/TTLB NGÀY 1 THÁNG 4 NĂM 1994 HƯỚNG DẪN THU HỒI VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY ĐẾN HẠN TRẢ CỦA QUỸ QUỐC GIA VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

Sau hơn một năm triển khai thực hiện cho vay đối với các dự án nhỏ từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, đến nay nhiều địa phương đã có dự án đến hạn thu hồi vốn. Để đảm bảo sự dụng có hiệu quả, đúng mục tiêu và quản lý chặt chẽ nguồn vốn đến hạn trả đã được thu hồi ở các địa phương, cơ quan Trung ương các đoàn thể, các hội quần chúng, Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính và uỷ Ban Kế hoạch Nhà nước, hướng dẫn việc thu hồi và sử dụng nguồn vốn thu hồi như sau:

1. Nguyên tắc chung

- Các dự án vay vốn từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm khi hết hạn vay đều phải trả cả gốc và lãi.

- Vốn thu hồi ở địa phương nào hoặc thuộc cơ quan Trung ương các đoàn thể, hội quần chúng nào phụ trách quản lý, được dùng để cho vay tiếp ở địa phương, cơ quan Trung ương các đoàn thể, hội quần chúng đó. Trường hợp cần thiết phải điều chuyển vốn, Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - uỷ Ban Kế hoạch Nhà nước sẽ có thông báo riêng.

- Vốn đến hạn thu hồi trong năm nào, được tính trong tổng mức vốn vay của các địa phương, cơ quan Trung ương các đoàn thể, hội quần chúng trong năm đó và được quản lý tập trung thống nhất theo hệ thống quản lý quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm.

- Dự án đã được vay vốn, đến hạn trả nếu có nhu cầu thiết thực có thể được vay lại với điều kiện:

+ Đã sử dụng vốn vay đúng mục đích được duyệt.

+ Sản xuất có hiệu quả, tiếp tục thu hút thêm lao động.

+ Chủ dự án phải làm thủ tục hoàn trả đủ tiền gốc và lãi.

+ Nếu dự án được bổ sung mở rộng thì phải có tài liệu về phần bổ sung mở rộng đó và phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra đánh giá, quyết định.

Dự án đã được vay vốn mà đối tượng sản xuất có chu kỳ sinh trưởng dài hơn thời gian vay thì có thể được tiếp tục vay. Tuy nhiên, chủ dự án phải trả hết lãi vay của chu kỳ trước và phải được cấp có thẩm quyền (UBND Tỉnh hoặc cơ quan Trung ương các đoàn thể) kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự án quyết định.

2. Cách cho vay đối với nguồn vốn thu hồi

- Dự án vay lần đầu bằng vốn thu hồi, được thực hiện bình thường theo các văn bản của Liên Bộ đã hướng dẫn, nhưng trong quyết định của uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố (hay Trung ương các đoàn thể, hội quần chúng) phê duyệt cho vay và biểu tổng hợp kèm theo phải ghi rõ "dự án sử dụng vốn thu hồi" để phân biệt với dự án giải quyết cho vay bằng nguồn vốn mới.

- Đối với các dự án vùng, dự án của các đoàn thể, hội quần chúng có nhiều người vay nếu có nhu cầu vay lại, thì trước khi đến hạn thu hồi vốn, lãi ít nhất 1 tháng phải tiến hành đánh giá hiệu quả, xác định lại số người có nhu cầu vay tiếp để điều chỉnh lại số người và mức vốn vay trong kỳ hạn tiếp theo của dự án, nhưng không vượt qua số vốn vay lần đầu.

- Đối với dự án của các doanh nghiệp, người kinh doanh khi đến hạn trả vốn, lãi nếu có nhu cầu vay lại, nhất thiết phải tiến hành đánh giá tình hình sử dụng vốn vay theo các mục tiêu đã được duyệt, đặc biệt chỉ tiêu thu hút lao động và hiệu quả sử dụng vốn. Dự án nào sản xuất đã ổn định, lao động thu hút đã có việc làm thường xuyên, thu nhập đảm bảo thì không cho vay nữa để chuyển vốn cho dự án khác vay.

- Các dự án sử dung vốn vay không đúng mục tiêu, không có hiệu quả, hoặc hiệu quả thấp, thiếu các điều kiện bảo đảm hoàn trả vốn, lãi thì Chủ tịch uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng cơ quan Trung ương các đoàn thể, hội quần chúng đình chỉ việc cho vay, thu hồi vốn, lãi trước hạn.

3. Tổ chức thực hiện

- Hàng năm theo tiến độ kế hoạch uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Trung ương các đoàn thể, hội quần chúng tổ chức đánh giá tình hình thực hiện cho vay vốn dự án nhỏ trong năm, tính toán số vốn đến hạn trả và xác định nhu cầu vốn vay cho năm kế hoạch (gồm vốn đến hạn thu hồi và vốn bổ sung mới), đồng thời định kỳ báo cáo về Liên Bộ theo biểu số 02 trong Thông tư Liên Bộ số 06/TT-LB ngày 12-5-1993.

- Chi cục Kho bạc kiểm tra, đôn đốc thu nợ khi đến hạn bảo đảm thu đủ cả vốn và lãi về quỹ Quốc gia giải quyết việc làm: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, UBKH tham mưu cho uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố (hoặc cơ quan Trung ương các đoàn thể, hội quần chúng) trong việc đánh giá kết quả sử dụng vốn vay của các dự án, kiểm tra thẩm định, xử lý xét duyệt việc cho vay tiếp đối với các dự án có nhu cầu vay lại (như hướng dẫn tại điểm 2 công văn này), tổng hợp báo cáo về Liên Bộ.

- Các dự án vay lại có số vốn vay dưới 100 triệu đồng sau khi kiểm tra, đánh giá có đủ điều kiện vay lại thì uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương hoặc thủ trưởng Trung ương các đoàn thể, hội quần chúng ký quyết định cho vay và gửi quyết định này cùng biểu tổng hợp về Liên Bộ. Các dự án vay lại phải có quyết định và biểu tổng hợp riêng (theo mẫu số 01 tại Thông tư số 06/TT-LB ngày 12-5-1993).

- Đối với các dự án vay lại có số vốn vay từ 100 triệu đồng trở lên thì sau khi đã được kiểm tra, đánh giá phải lập biểu tổng hợp (theo mẫu tổng hợp kèm theo công văn này) và có văn bản đề nghị của uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố (cơ quan Trung ương các đoàn thể, hội quần chúng), gửi về Liên Bộ trước thời hạn thu hồi vốn ít nhất 30 ngày để Liên Bộ kiểm tra và chỉ đạo kho bạc Nhà nước cho vay tiếp bảo đảm tính liên tục trong sử dụng vốn vay. Sau khi có sự thoả thuận của Liên Bộ, uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng cơ quan Trung ương các đoàn thể, hội quần chúng quyết định cho vay và gửi quyết định, biểu tổng hợp các dự án vay lại đã được Liên Bộ thoả thuận về Liên Bộ để theo dõi.

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Liên Bộ để nghiên cứu và giải quyết.

Nguyễn Lương Trào

(Đã ký)

Trần Xuân Giá

(Đã ký)

Nguyễn Sinh Hùng

(Đã ký)

 

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

(THÀNH PHỐ - TRUNG ƯƠNG ĐOÀN THỂ)

PHỤ LỤC

TÓM TẮT DỰ ÁN THỰC HIỆN VÀ NHU CẦU VAY LẠI

 

 

 

 

Vốn (tr.đồng)

Lao động

 

 

 

Nhu cầu vay lại

 

S TT

Tên dự án

Chủ dự án

Địa điểm thực hiện dự án

Vốn được duyệt

Chủ dự án đã vay

Duyệt

Thực thu hút

Thời hạn vay (tháng)

Ngày tháng nhận vốn

Ngày tháng hoàn trả vốn

Số vốn (triệu đồng)

Lao động thu hút

Thời hạn vay

Tóm tắt nội dung mở rộng sản xuất, mục đích sử dụng vốn

Ghi hcú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu:

Ngày... tháng... năm 199..

 

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố

 

(Trung ương Đoàn thể)