cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư liên bộ số 1-TT/LB ngày 12/01/1989 NDTC-BTP/TTLT năm 1989 thi hành Bộ luật Tố tụng Hình sự do Tòa án nhân dân tối cao-Bộ Nội vụ-Bộ Tư pháp ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 1-TT/LB
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Cơ quan ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính
  • Ngày ban hành: 12-01-1989
  • Ngày có hiệu lực: 01-01-1989
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 20-05-2000
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 4157 ngày (11 năm 4 tháng 22 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 20-05-2000
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 20-05-2000, Thông tư liên bộ số 1-TT/LB ngày 12/01/1989 NDTC-BTP/TTLT năm 1989 thi hành Bộ luật Tố tụng Hình sự do Tòa án nhân dân tối cao-Bộ Nội vụ-Bộ Tư pháp ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 471/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 05/05/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1-TT/LB

Hà Nội , ngày 12 tháng 1 năm 1989

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - TÀI CHÍNHSỐ 1-TT/LB NGÀY 12/1/1989

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 202-HĐBT NGÀY 28/12/1988 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ TIỀN LƯƠNG CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC SẢN XUẤT, KINH DOANH KHU VỰC QUỐC DOANH VÀ CÔNG TƯ HỢP DOANH

Căn cứ Quyết định số 202-HĐBT ngày 28/12/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tiền lương công nhân, viên chức sản xuất kinh doanh, sau khi trao đổi ý kiến với các Bộ, ngành liên quan, liên Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG

Đối tượng được tính lại tiền lương là các đối tượng hưởng tiền lương quy định tại Nghị định số 235-HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng và Quyết định số 97-CT ngày 14/4/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng bao gồm:

1. Công nhân, viên chức (kể cả lao động hợp đồng theo Thông tư số 1-LĐTBXH/TT ngày 9/1/1988 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội) làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh gồm liên hiệp các xí nghiệp, Tổng công ty, công ty, xí nghiệp liên hợp, xí nghiệp; các liên đoàn, đoàn đội khảo sát, điều tra thăm dò, đo đạc, bản đồ, dầu khí, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, các ban quản lý công trình xây dựng cơ bản, các ban chuẩn bị sản xuất; các ngân hàng chuyên doanh.

2. Công nhân, viên chức làm việc trong các đơn vị thuộc ngành sản xuất vật chất khác như nhà xuất bản, tạp chí, tập san, viện thiết kế và các đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ hạch toán kinh tế.

3. Công nhân, viên chức làm việc tại Lào và Cămpuchia hưởng chế độ tiền lương theo Thông tư số 1-TT/LB ngày 30/3/1987 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Tài chính.

II- CÁCH TÍNH LẠI THÔNG SỐ TIỀN LƯƠNG

1. Tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ và các khoản phụ cấp lương của các đối tượng quy định ở phần I được tính lại như sau:

a) Mức lương cấp bậc hoặc chức vụ được tính lại bằng mức lương cấp bậc hoặc chức vụ trong các thang lương, bảng lương quy định tại Nghị định số 235-HĐBT ngày 18/9/1985 và Quyết định số 97-CT ngày 14/4/1986 chia cho 220 đồng nhân với 22.500 đồng (kết quả phép tính, nếu số thập phân nhỏ hơn 0,5 thì bỏ, từ 0,5 trở lên thì làm tròn bằng 1).

Ví dụ: Mức lương bậc 1 của công nhân cơ khí 246,5 đồng tính lại là:

246,5 đ: 220 đ x 22.500 đ = 25.210 đồng.

b) Tỷ lệ phần trăm của các chế độ phụ cấp lương quy định tại các Thông tư của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 235-HĐBT, Quyết định số 97-CT ngày 14/4/1986 được tính trên mức lương cấp bậc hoặc chức vụ tính lại.

Ví dụ: Một công nhân cơ khí có mức lương bậc 1 là 246,5đ ở vùng được hưởng 15% phụ cấp khu vực, thì mức phụ cấp khu vực tính lại:

- Mức lương bậc 1 tính lại:

246,5 đ: 220 đ x 22.500 đ = 25.210 đồng/tháng

- Tiền phụ cấp khu vực là:

25.210 đ x 15% = 3.781 đồng/tháng

Mức tiền lương và phụ cấp lương tính lại nói trên chỉ là thông số để tính đơn giá tiền lương theo sản phẩm hoặc dịch vụ trên cơ sở định mức hao phí lao động hợp lý, tính nộp và chi trả bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, về hưu, mất sức...).

2. Theo chế độ quy định, Nhà nước không giao chỉ tiêu quỹ tiền lương cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Nhưng để có cơ sở cho Nhà nước định các khoản nộp ngân sách (trong đó bao gồm cả khoản nộp bảo hiểm xã hội) các đơn vị cần thiết phải xác định quỹ tiền lương dự toán tương ứng với khối lượng sản phẩm kỳ kế hoạch trên cơ sở thông số tiền lương được tính lại. Phương pháp xác định mức lao động, mức chi phí tiền lương thực hiện theo hướng dẫn tại các Thông tư số 3-TT/LB ngày 22/2/1986, số 12-TT/LB ngày 6/10/1986 của liên Bộ Lao động - Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, trừ các hệ số sau đây không tính vào mức chi phí tiền lương:

- Tỷ lệ khuyến khích lương sản phẩm và tỷ lệ tiền thưởng từ quỹ lương quy định tại Nghị định số 235-HĐBT ngày 18/9/1985 và các văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thoả thuận đối với một số Bộ, ngành từ sau Nghị định số 235-HĐBT đến nay.

- Hệ số không ổn định sản xuất.

- Phụ cấp làm thêm giờ.

- Tiền lương bù bậc cho những trường hợp cấp bậc công nhân cao hơn cấp bậc công việc.

Riêng chế độ trợ cấp thôi việc và tiền lương 3 tháng trả cho người chuẩn bị nghỉ hưu được tính vào giá thành nhưng không tính vào mức chi phí tiền lương và đơn giá trả lương.

Sau khi hoàn thành đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, phần còn lại của giá trị mới sáng tạo ra, xí nghiệp có toàn quyền sử dụng để trả lương và trích lập các quỹ xí nghiệp theo chế độ Nhà nước quy định. Trường hợp xí nghiệp làm ăn thua lỗ, phần còn lại nói trên không đủ để trả lương thì xí nghiệp phải báo cáo với các Bộ chủ quản hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương để có biện pháp xử lý theo Chỉ thị số 118-CT ngày 23/4/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Trường hợp phần còn lại bằng quỹ tiền lương dự toán, thì xí nghiệp không còn quỹ phát triển sản xuất, phúc lợi và khen thưởng. Trường hợp phần còn lại lớn hơn quỹ tiền lương dự toán, thì Hội đồng xí nghiệp và Giám đốc quyết định phương thức phân chia các quỹ xí nghiệp theo chế độ Nhà nước quy định.

III- TÍNH NỘP BẢO HIỂM XÃ HỘI

Các đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng tháng phải tính nộp bảo hiểm xã hội bằng 15% tổng quỹ lương cho ngành Lao động - Thương binh và xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý sẽ có văn bản hướng dẫn sau.

IV- BỮA ĂN GIỮA CA

Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh mà Nhà nước không định giá sản phẩm bán ra, bữa ăn giữa ca do Hội đồng xí nghiệp và Giám đốc quy định trên cơ sở hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Riêng đối với các đơn vị xây dựng cơ bản do Nhà nước cấp vốn và các đơn vị sản xuất, kinh doanh mà sản phẩm do Nhà nước định giá, bữa ăn giữa ca sẽ có văn bản quy định sau:

Chế độ bồi dưỡng ca đêm thực hiện theo phần II của Thông tư số 2-LĐ/TT ngày 9/1/1987 của Bộ Lao động, chế độ bồi dưỡng hiện vật về độc hại thực hiện theo Thông tư số 7-LĐ/TT ngày 17/7/1986 của Bộ Lao đông. Các mặt hàng theo định lượng của các chế độ này tính theo giá kinh doanh thương nghiệp, được hạch toán vào giá thành sản phẩm, nhưng không tính vào quỹ lương và đơn giá trả lương.

Đối với một số ngành nghề, Nhà nước đã quy định chế độ ăn định lượng, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và Bộ Tài chính sẽ thoả thuận với từng Bộ, ngành tuỳ theo từng điều kiện và ngành nghề cụ thể.

V- NHỮNG QUY ĐỊNH KHÔNG CÒN HIỆU LỰC THI HÀNH

Theo Quyết định số 202-HĐBT những quy định sau đây không còn hiệu lực thi hành:

1. Chế độ bù giá vào lương các mặt hàng định lượng (gạo, thịt, đường, nước mắm, xà phòng, chất đốt) theo 3 nhóm mức lương tại Quyết định số 1222- HĐBT ngày 4/10/1986 của Hội đồng Bộ trưởng.

2. Các quy định tại Quyết định số 147-HĐBT ngày 22/9/1987.

3. Tỷ lệ phần trăm phụ cấp chênh lệch giá sinh hoạt theo vùng quy định tại các Quyết định số 308-CT ngày 18/9/1985, số 86-CT ngày 4/ 4/ 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, số 122-HĐBT ngày 4/10/1986.

4. Công văn số 2555-LĐTBXH ngày 24/9/1988 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện văn bản số 1335-CN ngày 11/ 8/ 1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

5. Bữa ăn giữa ca (quy định tại phần I) của Thông tư số 2-LĐ/TT ngày 9/1/1987.

6. Các văn bản: Thông tư số 277-TTg ngày 18/9/1975 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 14-LB/TT ngày 17/8/1976 của liên Bộ Lao động - Y tế. Quyết định số 245-CT ngày 24/9/1983, Quyết định số 374-CT ngày 29/12/1983, Quyết định số 323-CT ngày 29/12/1986, Chỉ thị số 17-CT ngày 20/1/1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Công văn số 396-LĐTBXH/CN3 ngày 11/4/1987 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Công văn số 1428-V5 ngày 5/12/1987.

VI- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Các cơ quan Tài chính, Lao động - Thương binh và xã hội ở Trung ương cũng như ở địa phương phối hợp chặt chẽ với ngân hàng, kế hoạch, vật giá và các cơ quan chủ quản kiểm tra các đơn vị thực hiện Quyết định số 202-HĐBT và Thông tư hướng dẫn của liên Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Tài chính, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, bảo hiểm xã hội và phương thức phân chia các quỹ của đơn vị sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp tiền lương và thu nhập của đơn vị quá bất hợp lý so với quan hệ tiền lương và thu nhập chung, Nhà nước sẽ có chính sách điều tiết thích hợp.

Các đơn vị cần tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 118-CT ngày 23/ 4/ 1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, tiến hành tổ chức lại sản xuất và dịch vụ để sử dụng số lao động dôi ra, không giải quyết cho số lao động này về hưu hoặc mất sức lao động không đúng chế độ.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1989.

Chu Tam Thức

(Đã ký)

Trần Đình Hoan

(Đã ký)