cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư liên bộ số 8-TTLB ngày 14/04/1986 Sửa đổi định mức chi bình quân giường bệnh/năm áp dụng cho các bệnh viện thuộc các tỉnh, thành phố và các ngành quản lý do Bộ Y tế-Bô Tài chính ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 8-TTLB
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Y tế
  • Ngày ban hành: 14-04-1986
  • Ngày có hiệu lực: 14-04-1986
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-07-2000
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 5192 ngày (14 năm 2 tháng 22 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 01-07-2000
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 01-07-2000, Thông tư liên bộ số 8-TTLB ngày 14/04/1986 Sửa đổi định mức chi bình quân giường bệnh/năm áp dụng cho các bệnh viện thuộc các tỉnh, thành phố và các ngành quản lý do Bộ Y tế-Bô Tài chính ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 100/2000/QĐ-BTC ngày 16/06/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Công bố Danh mục Thông tư liên tịch đã hết hiệu lực pháp luật”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ TÀI CHÍNH-BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 8-TTLB

Hà Nội , ngày 14 tháng 4 năm 1986

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ Y TẾ - TÀI CHÍNH SỐ 8 - TTLB NGÀY 14 - 4 – 1986 SỬA ĐỔI ĐỊNH MỨC CHI BÌNH QUÂN GIƯỜNG BỆNH/NĂM ÁP DỤNG CHO CÁC BỆNH VIỆN THUỘC CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ VÀ CÁC NGÀNH QUẢN LÝ

Để phù hợp với hệ thống giá và lương mới, liên Bộ Y tế - Tài chính quy định lại mức chi bình quân giường bệnh/năm đối với các bệnh viện huyện, tỉnh và các thành phố trực thuộc Trung ương do ngành Y tế và các ngành khác quản lý (trước đây quy định tại Thông tư số 21-TT/LB ngày 22-7-1985 của liên Bộ như sau:

I. ĐỊNH MỨC CHI THƯỜNG XUYÊN.

1. Định mức chi bình quân giường bệnh/năm (bao gồm 3 nhóm: nhóm I: Chi về bộ máy; nhóm II: Chi về hành chính quản lý; nhóm III: Chi về nghiệp vụ chữa bệnh) áp dụng cho các loại bệnh viện, nhà điều dưỡng theo các mức sau đây:

Loại

Định mức chi bình quân giường bệnh

bệnh viện

Nhóm II + III

Nhóm I

1. Bệnh viện đa khoa tuyến III

- Bệnh viện huyện, thị xã

- Bệnh viện quận

2. Bệnh viện đa khoa tuyến IV

- Bệnh viện tỉnh

- Bệnh viện t/p trực thuộc TW

3. Bệnh viện chuyên khoa tỉnh,

thành phố trực thuộc TW

4. Nhà điều dưỡng

5. Bệnh viện các ngành

6. Trạm y tế cơ sở có giường

bệnh và nhà hộ sinh

4200 - 5300

5300 - 6500

7200 - 8500

7500 - 9500

7200 - 8500

6200 - 7700

6000 - 7200

3000 - 3500

3800 - 4200

4200 - 4500

5800 - 6500

6500 - 7000

5800 - 6500

2800 - 3300

5500 - 6300

2500 - 3000

2. Các khoản chi về lương và phụ cấp lương căn cứ vào định mức lao động theo Quyết định số 253-UBKH ngày 29-5-1978 của Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và phải kiểm tra và cấp phát chặt chẽ theo quy định Thông tư số 19-TTLB ngày 10-10 -1964 của liên Bộ Tài Chính - Ngân hàng. Các khoản chi về lương và phụ cấp lương tuy tính chung vào kinh phí nhưng là một khoản độc lập, khi thay đổi thì được xem xét cấp thêm để không ảnh hưởng đến kinh phí của nhóm II và nhóm III.

3. Định mức chi thường xuyên được cấp phát theo giường bệnh thực sự sử dụng (tổng số ngày điều trị/340 ngày). Nếu bệnh viện thực hiện vượt mức kế hoạch giường bệnh được giao thì được cấp bổ sung từ 40 đến 50% định mức chi thường xuyên theo tỷ lệ tăng lên tương ứng, nhưng không vượt quá 10% số giường bệnh kế hoạch của bệnh viện.

4. Hàng năm, định mức bình quân giường bệnh được liên bộ xem xét lại cho phù hợp với tình hình giá cả.

II. CÁC KHOẢN CHI NGOÀI ĐỊNH MỨC.

1. Chi về điều trị ngoại trú đối với công nhân viên chức Nhà nước (kể cả hưu trí, mất sức được hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng) bị mắc bệnh mãn tính, bệnh xã hội, bệnh nghề nghiệp, bệnh dịch.

2. Chi về cấp phát thuốc cho đối tượng thuộc diện chính sách.

Liên Bộ sẽ có hướng dẫn về mức chi và danh mục bệnh tật được cấp phát thuốc ngoại trú nói ở phần II điểm 1 và mức chi, biện pháp cấp phát thuốc cho các đối tượng chính sách nói ở phần II điểm 2 nói trên.

3. Chi về mua sắm trang thiết bị, dụng cụ đồ đạc có giá trị lớn, sửa chữa lớn (nhà cửa, máy móc) và xây dựng nhỏ. Các khoản chi này phải được lập dự toán cụ thể, gửi cơ quan tài chính các cấp duyệt. Chỉ được chi theo dự toán được duyệt, không được dùng kinh phí chi cho công việc khác.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Cơ quan y tế và cơ quan tài chính các cấp căn cứ vào mức chi thường xuyên quy định ở phần I và các khoản chi ngoài định mức quy định ở phần II để tính toán cụ thể mức chi cho từng bệnh viện, nhà điều dưỡng trình Uỷ ban Nhân dân các cấp xét duyệt.

2. Cơ quan y tế thuộc các Bộ, Tổng cục khác ở Trung ương căn cứ vào định mức chi quy định trên đây, tính toán cụ thể mức chi cho từng bệnh viện, nhà điều dưỡng thuộc Bộ, Tổng cục mình quản lý gửi về Bộ Tài chính xét cấp kinh phí.

3. Những bệnh viện được viện trợ thiết bị toàn bộ, hoặc đang được viện trợ theo chương trình và các bệnh viện tỉnh và thành phố có quy mô từ 500 giường bệnh trở lên, nếu được liên Sở Y tế - Tài chính xem xét đề nghị thì Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố có thể quyết định định mức chi thường xuyên cao hơn các mức chi tối đa nói trên, sau khi có sự thoả thuận của liên Bộ Y tế - Tài chính.

4. Đối với các khoản chênh lệch thu sau khi trừ chi (các khoản thu về sản xuất, pha chế thuốc, và các khoản thu về dịch vụ y tế khác), các bệnh viện có thu phải lập dự toán cụ thể để cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính xét duyệt và cho bổ sung vào kinh phí của đơn vị nhằm cải thiện điều kiện làm việc và phục vụ người bệnh.

Trường hợp bệnh viện được các Tổ chức Quốc tế viện trợ về thuốc men, trang bị và vật tư thông dụng thì thiết bị vật tư thuốc men đó phải được kiểm kê tính trị giá để quản lý theo chế độ hiện hành và phải tính toán huy động sử dụng để giảm cấp phát hàng năm của ngân sách.

5. Thông tư này thay thế Thông tư số 21-TT/LB ngày 22-7-1985 của liên Bộ và có hiệu lực từ ngày ban hành.

Ngô Thiết Thạch

(Đã ký)

Phạm Song

(Đã ký)