Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BNG ngày 20/10/2014 của Bộ Ngoại giao hợp nhất Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Nghị định 157/2005/NĐ-CP về chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài
- Số hiệu văn bản: 05/VBHN-BNG
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Cơ quan ban hành: Bộ Ngoại giao
- Ngày ban hành: 20-10-2014
- Ngày có hiệu lực: 20-10-2014
- Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 3687 ngày (10 năm 1 tháng 7 ngày)
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/VBHN-BNG | Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2014 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 157/2005/NĐ-CP NGÀY 23/12/2005 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÔNG TÁC NHIỆM KỲ TẠI CƠ QUAN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
Thông tư liên tịch số 29/2006/TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 11 năm 2006 của liên tịch Bộ Ngoại giao - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 157/2005/ NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 27 tháng 4 năm 2010 của liên tịch Bộ Ngoại giao - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 29/2006/ TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 11 năm 2006 của liên tịch Bộ Ngoại giao - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về mức sinh hoạt phí tối thiểu tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 6 năm 2010; và
Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 5 năm 2013 của liên tịch Bộ Ngoại giao - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 48/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 6 năm 2013.
Căn cứ Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài (sau đây viết tắt là Nghị định số 157/2005/NĐ-CP) liên tịch Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện các chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài như sau:1
I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
1. Cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Điều 1 Nghị định số 157/2005/NĐ-CP (sau đây gọi là cán bộ, công chức) bao gồm:
a) Cán bộ, công chức tại các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Pháp lệnh về Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài ngày 02/12/1993;
b) Cán bộ, công chức tại các Cơ quan Việt Nam khác hoạt động ở nước ngoài hưởng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.
2. Phu nhân, phu quân quy định tại Điều 9 Khoản 1 Nghị định số 157/2005/ NĐ-CP (sau đây gọi là phu nhân/phu quân) bao gồm:
a) Phu nhân/phu quân của cán bộ, công chức có chức danh ngoại giao từ Bí thư thứ nhất trở lên;
b) Phu nhân/phu quân của Trưởng Cơ quan Việt Nam khác hoạt động ở nước ngoài hưởng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp;
c) Phu nhân/phu quân của cán bộ, công chức hưởng chỉ số sinh hoạt phí ngoài nước tương đương chỉ số sinh hoạt phí của Bí thư thứ nhất (180%) trở lên.
II. CHẾ ĐỘ SINH HOẠT PHÍ (SHP):
1. Nguyên tắc:
Chế độ SHP được áp dụng thống nhất đối với cán bộ, công chức cùng công tác nhiệm kỳ tại các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài. Người giữ chức vụ cao hơn được hưởng chỉ số SHP cao hơn.
2. Mức SHP tối thiểu:
a) Mức SHP tối thiểu được xây dựng trên cơ sở tầm quan trọng của địa bàn, cường độ, khối lượng công việc và giá cả sinh hoạt của từng địa bàn, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
b) Mức SHP tối thiểu tại các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài gồm có 3 mức: 500; 450 và 400 đô-la Mỹ/người/tháng. Danh sách các nước hưởng mức SHP tối thiểu được quy định cụ thể tại Bảng mức sinh hoạt phí tối thiểu tại các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư này (Phụ lục I kèm theo), trong đó giữ nguyên mức 400 đô-la Mỹ/người/tháng để có thể điều chỉnh khi cần thiết.
3. Chỉ số SHP:
a) Chỉ số SHP của cán bộ, công chức được xác định trên cơ sở chức danh tiêu chuẩn, chức vụ và hệ số mức lương trong nước. Chỉ số SHP được quy định cụ thể trong quyết định cử cán bộ, công chức đi công tác nhiệm kỳ của cơ quan có thẩm quyền. Tiền SHP của các đối tượng được hưởng tính trên cơ sở tiền đô-la Mỹ, theo số ngày thực tế có mặt ở nước sở tại;
b) Ban hành kèm theo Thông tư này 5 Bảng chỉ số SHP (Phụ lục II kèm theo) áp dụng cho các đối tượng nêu tại Mục I của Thông tư, cụ thể như sau:
- Bảng 1: Áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ ngoại giao.
- Bảng 2: Áp dụng đối với cán bộ, công chức trong các ngành hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể.
- Bảng 3: Áp dụng đối với chuyên ngành quân đội, an ninh và công an không giữ chức vụ ngoại giao.
- Bảng 4: Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức kỹ thuật hậu cần, nhân viên hành chính, phục vụ.
- Bảng 5: Áp dụng đối với các đối tượng là phu nhân/phu quân.2, 3, 4
4. Nguồn kinh phí:5
Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ sinh hoạt phí, các chế độ phụ cấp, trợ cấp, chế độ phu nhân/phu quân và một số chế độ khác đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của cơ quan chủ quản để phân bổ cho cơ quan Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước.
III. CÁC CHẾ ĐỘ KHÁC:
1. Chế độ chung:
Trong thời gian công tác nhiệm kỳ tại các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, cán bộ, công chức và phu nhân/phu quân được Nhà nước thanh toán tiền nhà ở, điện, nước, chất đốt, các phương tiện làm việc và sinh hoạt thiết yếu theo quy định và hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính.
2. Thời gian làm việc và chế độ nghỉ phép:
a) Thời gian công tác nhiệm kỳ ở nước ngoài là 03 năm, tức 36 tháng (kể cả thời gian bàn giao công việc), tính từ ngày đến nhận công tác;
b) Thời gian làm việc một ngày là 8 giờ, một tuần làm việc 5 ngày.
c) Cán bộ, công chức được nghỉ phép, nghỉ những ngày lễ, Tết và nghỉ ốm đau theo quy định của pháp luật về lao động.
Ngoài ra, cán bộ, công chức được nghỉ làm việc và hưởng nguyên SHP những ngày lễ chính thức của nước sở tại.
3. Trợ cấp chiến tranh, dịch bệnh:
Cán bộ, công chức ở các địa bàn trong thời kỳ có chiến tranh, dịch bệnh nghiêm trọng đe dọa tính mạng được hưởng trợ cấp 30% mức SHP tối thiểu áp dụng đối với địa bàn đó. Căn cứ báo cáo của Thủ trưởng Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và xét tình hình thực tế tại chỗ, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ xem xét, quyết định địa bàn và thời gian được hưởng hoặc thôi không được hưởng khoản trợ cấp này.
4. Chế độ tiền lương:
Trong thời gian công tác nhiệm kỳ tại các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, cán bộ, công chức được hưởng 40% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) ở trong nước. Phu nhân/phu quân là cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian hưởng chế độ phu nhân/phu quân tại các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương cơ bản hiện hưởng trong nước.
Cơ quan quản lý và chi trả tiền lương trước khi đi nước ngoài cho các đối tượng trên đây có trách nhiệm thực hiện việc chi trả các khoản tiền lương nêu trên.
5. Chế độ bảo hiểm xã hội:
a) Trong thời gian công tác nhiệm kỳ tại các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, cán bộ, công chức thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Mục I của Thông tư được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất như khi công tác ở trong nước theo quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm xã hội.
Cơ quan quản lý cán bộ, công chức trước khi đi nước ngoài hàng tháng có trách nhiệm đóng phần đóng bảo hiểm xã hội cho chế độ hưu trí và tử tuất, đồng thời trích từ tiền lương của cán bộ, công chức để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
b) Phu nhân/phu quân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2, Mục I của Thông tư được thực hiện đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian ở nước ngoài cho chế độ hưu trí, tử tuất như sau:
- Phu nhân/phu quân là cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội như đối với cán bộ, công chức theo quy định tại điểm (a) trên đây.
- Phu nhân/phu quân không phải là cán bộ, công chức nhà nước nhưng đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trước khi đi nước ngoài thì mức đóng là tổng mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động và người sử dụng lao động cho chế độ hưu trí, tử tuất trên mức tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội trước khi đi nước ngoài.
Cơ quan quản lý cán bộ, công chức có phu nhân/phu quân thuộc đối tượng này, hàng tháng có trách nhiệm thu tiền đóng bảo hiểm xã hội của phu nhân/phu quân để đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
6. Phụ cấp đối với cán bộ, công chức nữ và phu nhân:
Nữ cán bộ, công chức và phu nhân được hưởng phụ cấp hàng tháng 5% mức SHP tối thiểu tại nước công tác.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 6,7
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ các Thông tư liên tịch số 22/2001/TTLT-BTCCBCP-BTC ngày 09/5/2001 của liên Bộ Tài chính - Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ “Hướng dẫn điều chỉnh chỉ số sinh hoạt phí đối với cán bộ, công chức công tác tại cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài” và Thông tư liên tịch số 41/TT/LB ngày 01/7/1997 của liên Bộ Tài chính - Bộ Ngoại giao “Hướng dẫn bổ sung thực hiện Điều 1-2 Mục V Nghị định số 105/CP ngày 22/6/1965 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về chế độ đối với vợ (chồng) cán bộ ngoại giao được cử đi công tác dài hạn ở nước ngoài.
2. Các chế độ quy định tại Thông tư này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.
3. Các Bộ, ngành có Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài chịu trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện Thông tư này.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành và các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có văn bản đề nghị gửi về Bộ Ngoại giao để trao đổi thống nhất với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định./.
| XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
Phụ lục 1:8
BẢNG MỨC
SINH HOẠT PHÍ TỐI THIỂU TẠI CÁC CƠ QUAN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 29/2006/TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 11 năm 2006)
Số TT | 500 USD | 450 USD | 400 USD |
01 | Trung Quốc (Bắc Kinh) |
|
|
02 | Lào (Viên Chăn) |
|
|
03 | Cămpuchia (Phnôm-Pênh) |
|
|
04 | Liên bang Nga |
|
|
05 | Nhật Bản |
|
|
06 | Thụy Sỹ |
|
|
07 | Áo |
|
|
08 | Anh |
|
|
09 | Bỉ |
|
|
10 | Canada |
|
|
11 | Pháp |
|
|
12 | Hà Lan |
|
|
13 | CHLB Đức |
|
|
14 | Italy |
|
|
15 | Thụy Điển |
|
|
16 | Đan Mạch |
|
|
17 | Phần Lan |
|
|
18 | Úc (Canberra) |
|
|
19 | Úc (Sydney) |
|
|
20 | Tây Ban Nha |
|
|
21 | New Zealand |
|
|
22 | Mỹ (Washington) |
|
|
23 | Mỹ (New York) |
|
|
24 | Cu Ba |
|
|
25 | Đài Loan |
|
|
26 | Hàn Quốc |
|
|
27 | Ấn Độ (New Delhi) |
|
|
28 | Myanmar |
|
|
29 | Indonesia |
|
|
30 | Philippines |
|
|
31 | Iraq |
|
|
32 | Iran |
|
|
33 | Bangladesh |
|
|
34 | Pakistan |
|
|
35 | Libi |
|
|
36 | Venezuela |
|
|
37 | Mông Cổ |
|
|
38 | CHDCND Triều Tiên |
|
|
39 |
| Mỹ (San Fransisco) |
|
40 |
| Hong Kong |
|
41 |
| Trung Quốc (Quảng Châu) |
|
42 |
| Trung Quốc (Nam Ninh) |
|
43 |
| Trung Quốc (Côn Minh) |
|
44 |
| Lào (Paksé) |
|
45 |
| Lào (Luông-Pra-Băng) |
|
46 |
| Lào (Savanakhet) |
|
47 |
| Cămpuchia (Battambang) |
|
48 |
| Cămpuchia (Congpongsom) |
|
49 |
| Thái Lan (Băng Cốc) |
|
50 |
| Khòn Khèn (Thái Lan) |
|
51 |
| Malaysia |
|
52 |
| Brunei |
|
53 |
| Ấn Độ (Mumbai) |
|
54 |
| Singapore |
|
55 |
| APEC VN (Singapore) |
|
56 |
| Ukraina |
|
57 |
| Belarus |
|
58 |
| Séc |
|
59 |
| Hungary |
|
60 |
| Bungari |
|
61 |
| Rumani |
|
62 |
| Thổ Nhĩ Kỳ |
|
63 |
| Ba Lan |
|
64 |
| Uzbekistan |
|
65 |
| Angeri |
|
66 |
| Ai Cập |
|
67 |
| Dubai |
|
68 |
| Cô Oét |
|
69 |
| Li Băng |
|
70 |
| Ả Rập Xê út |
|
71 |
| Mexico |
|
72 |
| Argentina |
|
73 |
| Braxin |
|
74 |
| Chi-lê |
|
75 |
| Panama |
|
76 |
| Nigeria |
|
77 |
| Nam Phi |
|
78 |
| Maroc |
|
79 |
| Angola |
|
80 |
| Tanzania |
|
81 | Kazakhstan |
|
|
82 | Quatar |
|
|
83 | Israel |
|
|
84 | Mozambique |
|
|
85 | Na Uy |
|
|
86 | Liên Bang Nga (Ekaterinburg) |
|
|
87 | Nhật Bản (Fukuoka) |
|
|
88 | Mỹ (Houston) |
|
|
89 | ASEAN VN (Indonesia) |
|
|
Phụ lục 2:
CÁC BẢNG CHỈ SỐ SINH HOẠT PHÍ
ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CÔNG TÁC TẠI CƠ QUAN ĐẠI DIỆN Ở NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 29/2006/TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 11 năm 2006 của Liên Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
BẢNG 1. CÁN BỘ, CÔNG CHỨC GIỮ CHỨC VỤ NGOẠI GIAO
Chức vụ ngoại giao | Bậc I | Bậc II | Bậc III | Bậc IV | Bậc V |
Đại sứ: - Chỉ số sinh hoạt phí ngoài nước - Hệ số lương trong nước |
238%
|
250%
|
|
|
|
Công sứ: - Chỉ số sinh hoạt phí ngoài nước - Hệ số lương trong nước |
226%
|
236%
|
|
|
|
Tham tán Công sứ, Tổng Lãnh sự: - Chỉ số sinh hoạt phí ngoài nước - Hệ số lương trong nước |
|
|
|
|
|
Tùy viên Quân sự: - Chỉ số sinh hoạt phí ngoài nước - Hệ số lương trong nước |
206%
|
214%
|
224%
|
|
|
Phó Tùy viên Quân sự: - Chỉ số sinh hoạt phí ngoài nước - Hệ số lương trong nước |
|
|
|
|
|
Tham tán, Phó Tổng Lãnh sự: - Chỉ số sinh hoạt phí ngoài nước - Hệ số lương trong nước |
|
|
|
|
|
Bí thư thứ nhất: - Chỉ số sinh hoạt phí ngoài nước - Hệ số lương trong nước |
180%
|
188%
|
|
|
|
Bí thư thứ hai: - Chỉ số sinh hoạt phí ngoài nước - Hệ số lương trong nước |
172%
3,33 trở lên |
|
|
|
|
Bí thư thứ ba: - Chỉ số sinh hoạt phí ngoài nước - Hệ số lương trong nước |
164%
|
|
|
|
|
Lãnh sự: - Chỉ số sinh hoạt phí ngoài nước - Hệ số lương trong nước |
164%
|
172%
|
180%
|
188%
|
|
Phó Lãnh sự: - Chỉ số sinh hoạt phí ngoài nước - Hệ số lương trong nước |
156%
|
164%
|
172%
|
|
|
Tùy viên Thương mại: - Chỉ số sinh hoạt phí ngoài nước - Hệ số lương trong nước |
|
|
|
180%
|
188%
|
Tùy viên, Tùy viên Lãnh sự: - Chỉ số sinh hoạt phí ngoài nước - Hệ số lương trong nước |
|
|
|
|
|
BẢNG 2. CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC NGÀNH HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP, ĐẢNG, ĐOÀN THỂ:
Chức danh | Bậc I | Bậc II | Bậc III | Bậc IV | Bậc V | Bậc VI | Bậc VII | Bậc VIII |
Trưởng Cơ quan không giữ chức vụ ngoại giao: - Chỉ số sinh hoạt phí ngoài nước - Hệ số lương trong nước |
180%
|
188%
|
196%
|
204%
|
212%
|
220%
|
|
|
Cán bộ, công chức chuyên môn nghiệp vụ hành chính, sự nghiệp, Đảng và Đoàn thể (trình độ Đại học trở lên): - Chỉ số sinh hoạt phí ngoài nước - Hệ số lương trong nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
- PCTNVK: Phụ cấp thâm niên vượt khung
BẢNG 3. CHUYÊN NGÀNH QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN KHÔNG GIỮ CHỨC VỤ NGOẠI GIAO:
Chức danh | Bậc I | Bậc II | Bậc III | Bậc IV | Bậc V | Bậc VI | Bậc VII | Bậc VIII |
Sĩ quan Quân đội, Công an, quân nhân không giữ chức vụ ngoại giao: - Chỉ số sinh hoạt phí ngoài nước - Hệ số lương trong nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
BẢNG 4. CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC KỸ THUẬT HẬU CẦN, NHÂN VIÊN HÀNH CHÍNH PHỤC VỤ:
Chức danh | Bậc I | Bậc II | Bậc III | Bậc IV | Bậc V | Bậc VI |
Cơ yếu: - Chỉ số sinh hoạt phí ngoài nước - Hệ số lương trong nước |
140%
|
146%
|
152%
|
158%
|
164%
|
170%
|
Nhân viên hành chính, kỹ thuật: - Chỉ số sinh hoạt phí ngoài nước - Hệ số lương trong nước |
|
|
|
|
|
|
Lái xe: - Chỉ số sinh hoạt phí ngoài nước - Hệ số lương trong nước |
134%
|
140%
|
146%
|
152%
|
158%
|
164%
|
Cấp dưỡng, Tạp vụ, Bảo vệ: - Chỉ số sinh hoạt phí ngoài nước - Hệ số lương trong nước |
|
|
|
|
|
|
- PCTNVK: Phụ cấp thâm niên vượt khung
BẢNG 5. - PHU NHÂN, PHU QUÂN 9
1 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 27 tháng 4 năm 2010 sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 29/2006/TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 11 năm 2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về mức sinh hoạt phí tối thiểu tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 15/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài (sau đây viết tắt là Nghị định số 157/2005/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 131/2007/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Khoản 1 và Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 157/2005/NĐ-CP;
Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung “Bảng mức sinh hoạt phí tối thiểu tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài” (Phụ lục I) ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 29/2006/TTLT-BNG-BNV- BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 11 năm 2006 của Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 157/2005/NĐ-CP (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 29/2006/TTLT-BNG-BNV- BTC-BLĐTBXH) như sau:”
Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 5 năm 2013 hướng dẫn thực hiện Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 48/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 15/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;
Căn cứ Nghị định số 61/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 48/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là Nghị định số 48/2012/NĐ-CP);
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 48/2012/NĐ-CP như sau:”
2 Bảng này bị bãi bỏ theo quy định tại tiết b) khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 5 năm 2013 hướng dẫn thực hiện Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 48/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 6 năm 2013.
3 Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 5 năm 2013 hướng dẫn thực hiện Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 48/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 6 năm 2013 quy định như sau:
“Điều 1. Chế độ sinh hoạt phí đối với phu nhân/phu quân đi theo cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
Phu nhân/phu quân đi theo cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hưởng mức sinh hoạt phí quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 48/2012/NĐ-CP cụ thể như sau:
1. Phu nhân/phu quân Đại sứ hưởng chỉ số sinh hoạt phí 125%.
2. Phu nhân/phu quân Công sứ, Tham tán Công sứ, Tham tán, Tùy viên quân sự, Phó
Tùy viên quân sự, Tổng Lãnh sự, Phó Tổng Lãnh sự và Trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không giữ chức vụ ngoại giao hưởng chỉ số sinh hoạt phí 110%.
3. Phu nhân/phu quân Bí thư thứ nhất, Bí thư thứ hai, Bí thư thứ ba, Tùy viên, Lãnh sự, Phó Lãnh sự và phu nhân/phu quân cán bộ, công chức chuyên môn, nghiệp vụ không giữ chức vụ ngoại giao hoặc lãnh sự nhưng hưởng chỉ số sinh hoạt phí tương đương hưởng chỉ số sinh hoạt phí 80%.
4. Phu nhân/phu quân cơ yếu, nhân viên hành chính, kỹ thuật, lái xe, cấp dưỡng, tạp vụ, bảo vệ hưởng chỉ số sinh hoạt phí 60%.”
4 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 5 năm 2013 hướng dẫn thực hiện Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 48/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 6 năm 2013 quy định như sau:
“Điều 2. Chế độ sinh hoạt phí đối với phu nhân/phu quân không thể đi theo cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài do hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc do địa bàn khó khăn, nguy hiểm.
1. Phu nhân/phu quân không thể đi theo cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài do hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc do địa bàn khó khăn, nguy hiểm được hưởng 50% mức sinh hoạt phí quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch này.
2. Các yếu tố để xét hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc địa bàn khó khăn, nguy hiểm nêu tại Khoản 1 Điều này gồm:
a) Hoàn cảnh gia đình khó khăn được xác định căn cứ vào một trong các yếu tố sau:
- Bản thân phu nhân/phu quân hoặc con bị ốm đau, bệnh tật.
- Phu nhân/phu quân có bố/mẹ đẻ hoặc bố/mẹ của vợ/chồng ốm đau, bệnh tật hoặc từ 70 tuổi trở lên cần chăm sóc.
- Phu nhân/phu quân đang công tác tại cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hoặc đang đảm nhiệm công việc có liên quan đến bí mật nhà nước không thể đi theo cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
- Không thể thu xếp được việc học tập của con dưới 18 tuổi.
b) Địa bàn khó khăn, nguy hiểm được xác định căn cứ vào một trong các yếu tố sau:
- Xảy ra chiến tranh, xung đột vũ trang, bạo động.
- Bất ổn về chính trị, an ninh.
- Môi trường, khí hậu khắc nghiệt ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc có dịch bệnh, thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng đe dọa tính mạng.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định danh sách địa bàn khó khăn, nguy hiểm.
3. Thời điểm tính hưởng:
a) Đối với phu nhân/phu quân không thể đi theo do hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc do địa bàn khó khăn, nguy hiểm: Thời điểm hưởng mức sinh hoạt phí được tính kể từ khi Bộ, ngành chủ quản cơ quan Việt Nam ở nước ngoài ra quyết định sau khi phu nhân/phu quân đã hoàn thành hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
b) Đối với phu nhân/phu quân đang đi theo cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải về nước do hoàn cảnh gia đình khó khăn: Thời điểm hưởng mức sinh hoạt phí được tính kể từ khi Bộ, ngành chủ quản cơ quan Việt Nam ở nước ngoài ra quyết định sau khi phu nhân/phu quân đã hoàn thành hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
c) Đối với phu nhân/phu quân đang đi theo cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải về nước do địa bàn khó khăn, nguy hiểm: Thời điểm hưởng mức sinh hoạt phí được tính kể từ ngày nhập cảnh Việt Nam.
4. Hồ sơ đề nghị:
a) Đối với trường hợp không thể đi theo do hoàn cảnh gia đình khó khăn gồm:
- Đơn đề nghị hưởng chế độ không đi theo (mẫu đơn đính kèm).
- Bản sao (có chứng thực) Giấy đăng ký kết hôn.
Đối với trường hợp bố/mẹ từ 70 tuổi trở lên cần chăm sóc: phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức công tác hoặc chính quyền nơi cư trú.
Đối với trường hợp ốm đau, bệnh tật: phải có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh hoặc bản sao hồ sơ khám chữa bệnh của cơ sở khám chữa bệnh cấp quận, huyện trở lên.
Đối với trường hợp công tác tại cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hoặc đang đảm nhiệm công việc có liên quan đến bí mật nhà nước: phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức công tác.
Đối với trường hợp không thu xếp được việc học tập của con: phải có xác nhận của nhà trường nơi con đang học.
b) Đối với trường hợp không thể đi theo do địa bàn khó khăn, nguy hiểm gồm:
- Đơn đề nghị hưởng chế độ không đi theo.
- Bản sao (có chứng thực) Giấy đăng ký kết hôn.
5. Trình tự giải quyết:
a) Cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có phu nhân/phu quân không thể đi theo gửi hồ sơ quy định tại Khoản 4 Điều này đến Vụ (Ban)
Tổ chức Cán bộ của Bộ, ngành chủ quản cán bộ, công chức trước khi đi công tác nhiệm kỳ.
b) Vụ (Ban) Tổ chức Cán bộ của các Bộ, ngành chủ quản chịu trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ.
Đối với phu nhân/phu quân của cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao ra quyết định căn cứ vào hồ sơ đã được Bộ, ngành chủ quản xét duyệt.
Đối với phu nhân/phu quân của cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại các cơ quan Việt Nam khác ở nước ngoài, người đứng đầu Bộ, ngành chủ quản ra quyết định căn cứ vào hồ sơ thẩm định của Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ.
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 Điều này, Bộ, ngành chủ quản của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm ra quyết định hưởng mức sinh hoạt phí đối với phu nhân/phu quân không thể đi theo theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện được hưởng mức sinh hoạt phí theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ, ngành chủ quản của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm trả lời phu nhân/phu quân bằng văn bản.
5 Điểm này được bổ sung theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2013/ TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 5 năm 2013 hướng dẫn thực hiện Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 48/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 6 năm 2013.
6 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 27 tháng 4 năm 2010 sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 29/2006/TTLT-BNG-BNV- BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 11 năm 2006 của Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về mức sinh hoạt phí tối thiểu tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 6 năm 2010 quy định như sau:
“Điều 2. Hiệu lực thi hành.
Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
Mức sinh hoạt phí quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch này được tính hưởng kể từ ngày Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài bắt đầu hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành và các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có văn bản đề nghị gửi về Bộ Ngoại giao để trao đổi thống nhất với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định.”
7 Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 5 năm 2013 hướng dẫn thực hiện Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 48/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 6 năm 2013 quy định như sau:
“Điều 4. Tổ chức thực hiện.
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 6 năm 2013.
2. Các chế độ quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2012.
3. Bãi bỏ các văn bản sau:
a) Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 131/2007/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
b) Bảng V - Phụ lục II Thông tư liên tịch số 29/2006/TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 11 năm 2006 của Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (hướng dẫn nội dung mức sinh hoạt phí đối với phu nhân/phu quân quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 157/2005/NĐ-CP).
4. Các Bộ, ngành chủ quản cơ quan Việt Nam ở nước ngoài chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện Thông tư liên tịch này.
5. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành và cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phản ánh về liên Bộ để xem xét, giải quyết.”
8 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BNG- BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 27 tháng 4 năm 2010 của liên tịch Bộ Ngoại giao - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 29/2006/TTLT- BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 11 năm 2006 của liên tịch Bộ Ngoại giao - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về mức sinh hoạt phí tối thiểu tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 6 năm 2010.
9 Bảng này được bãi bỏ theo quy định tại tiết b) khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 5 năm 2013 hướng dẫn thực hiện Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 48/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 6 năm 2013.