cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Văn bản hợp nhất số 02/TTHN-BNV ngày 03/10/2013 của Bộ Nội vụ hợp nhất Thông tư hướng dẫn về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định 24/2010/NĐ-CP

  • Số hiệu văn bản: 02/TTHN-BNV
  • Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
  • Cơ quan ban hành: Bộ Nội vụ
  • Ngày ban hành: 03-10-2013
  • Ngày có hiệu lực: 03-10-2013
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 4069 ngày (11 năm 1 tháng 24 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/TTHN-BNV

Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2013

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VỀ TUYỂN DỤNG VÀ NÂNG NGẠCH CÔNG CHỨC CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 24/2010/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 3 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC

Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (sau đây viết tắt là Thông tư số 13/2010/TT-BNV) có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2011, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Thông tư số 05/2012/TT-BNV ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (sau đây viết tắt là Thông tư số 13/2010/TT-BNV) có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2012.

2. Thông tư số 06/2013/TT-BNV ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ bãi bỏ Điều 19 Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (sau đây viết tắt là Thông tư số 06/2013/TT-BNV) có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2013.

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 93/2010/ NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ1;

Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (sau đây viết tắt là Nghị định số 24/2010/NĐ-CP) như sau:2

Chương 1.

VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC

Điều 1. Điều kiện đăng ký d tuyển công chức

1. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP Riêng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển do cơ quan sử dụng công chức xây dựng trên cơ sở bản mô tả công việc gắn với chuyên ngành đào tạo, các kỹ năng, kinh nghiệm theo yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức của vị trí dự tuyển.

2. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức có văn bản báo cáo về các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại khoản 1 Điều này để cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định.

3.3 Khi quy định và thông báo các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức, cơ quan quản lý công chức không phân biệt loại hình đào tạo và văn bằng, chứng chỉ (chính quy, tại chức, liên thông, chuyên tu, từ xa, theo niên hạn hoặc theo tín chỉ), không phân biệt trường công lập và trường ngoài công lập.

Điều 2. H sơ đăng ký dự tuyển công chức

H sơ đăng ký d tuyển công chc bao gồm:

1. Đơn đăng ký dtuyển công chc theo mẫu ti ph lc s 1 ban hành kèm theo Thông tư y.

2. Bản sơ yếu lý lịch t thut có c nhận ca quan có thm quyền trong thi hạn 30 ngày, nh đến ngày np h sơ d tuyn.

3. Bản sao giấy khai sinh.

4. Bn chp các văn bng, chng ch và kết qu học tập theo yêu cầu ca v trí d tuyn.

5. Giy chng nhn sc khe do cơ quan y tế có thm quyn cp trong thi hn 30 ngày, nh đến ngày np h sơ d tuyn.

6. Giy chng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyn dụng công chc (nếu có) đưc cơ quan có thm quyền chứng thc.

Điều 3. Cơ quan có thm quyền tuyển dng công chc

1. quan qun lý công chc thc hin việc tuyển chn công chc bao gồm:

a) Tòa án nhân n ti cao, Vin Kim t nhân n ti cao, Kim toán Nhà nưc;

b) Văn png Quc hội, Văn phòng Ch tịch nưc;

c) B, quan ngang B, quan thuc Chính ph;

d) Tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập;

đ) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

e) Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội;

g) Tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng công chức: Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc cơ quan quản lý công chức quy định tại các điểm a, c, đ, e, g khoản 1 Điều này nếu được giao biên chế công chức, kinh phí hoạt động, có con dấu và tài khoản riêng thì được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng công chức. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng công chức quy định tại khoản này phải xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt. Kế hoạch tuyển dụng công chức bao gồm các nội dung sau:

a) Số lượng biên chế công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao;

b) Số lượng vị trí việc làm cần tuyển theo từng ngạch công chức trong phạm vi chỉ tiêu biên chế được giao;

c) Điều kiện đăng ký dự tuyển, hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển;

d) Các nội dung khác (nếu có) theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý công chức.

3. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc cơ quan quản lý công chức nếu chưa được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng theo quy định tại khoản 2 Điều này thì cơ quan quản lý công chức quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP trực tiếp thực hiện việc tuyển dụng công chức vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc.

Điều 4. Tổ chức thi tuyển, xét tuyển và tiếp nhận không qua thi tuyển đối với công chức

1. Việc tuyển dụng công chức vào vị trí việc làm tương ứng với từng loại công chức được thực hiện như sau:

a) Công chức loại D (ngạch nhân viên, cán sự hoặc tương đương) thực hiện theo phương thức thi tuyển hoặc xét tuyển;

b) Công chức loại C (ngạch chuyên viên hoặc tương đương) thực hiện theo phương thức thi tuyển, xét tuyển hoặc theo quy trình tiếp nhận không qua thi tuyển;

c) Công chức loại B (ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương) và công chức loại A (ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương) thực hiện theo quy trình tiếp nhận không qua thi tuyển.

Trường hợp đối tượng dự tuyển vào vị trí việc làm quy định tại điểm c này không đủ điều kiện thực hiện theo quy trình tiếp nhận không qua thi tuyển thì cơ quan quản lý công chức căn cứ vào yêu cầu của từng vị trí việc làm tương ứng với công chức loại B, loại A xây dựng đề án thi tuyển đối với các vị trí việc làm này, gửi Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương để thống nhất theo thẩm quyền trước khi tổ chức thực hiện.

2. Tổ chức thi tuyển, xét tuyển và tiếp nhận không qua thi tuyển đối với công chức:

a) Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quy định tại Điều 3 Thông tư này tổ chức thực hiện việc tuyển dụng công chức theo phương thức thi tuyển hoặc xét tuyển và báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức;

b)4 Cơ quan quản lý công chức quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP:

- Căn cứ vào báo cáo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức, phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức thuộc phạm vi quản lý;

- Quyết định việc tuyển dụng vào công chức không qua thi tuyển đối với các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức theo quy định của Điều 10 Thông tư số 13/2010/TT-BNV.

3. Việc tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức được thực hiện theo Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức (phụ lục số 2) và Nội quy kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch công chức (phụ lục số 3) ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Trường hợp các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cần thiết phải có quy định cụ thể hơn về nội dung, hình thức thi tuyển, xét tuyển công chức theo yêu cầu của ngành, lĩnh vực quản lý so với quy định tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này thì phải thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ trước khi thực hiện.

Điều 5. Trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng công chức

Khi tổ chức tuyển dụng công chức, nếu số người đăng ký dự tuyển trong cùng một kỳ tuyển dụng từ 30 người trở xuống thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức không phải thành lập Hội đồng tuyển dụng.

Điều 6. Thông báo tuyển dụng

1. Thông báo tuyển dụng của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải được đăng tải ít nhất trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng là báo viết, báo nói, báo hình; đồng thời phải đăng trên trang thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức trong thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP.

2. Nội dung thông báo tuyển dụng bao gồm:

a) Điều kiện đăng ký dự tuyển;

b) Số lượng vị trí việc làm cần tuyển theo từng ngạch công chức;

c) Nội dung hồ sơ đăng ký dự tuyển, thời hạn nhận hồ sơ và địa điểm nộp hồ sơ dự tuyển, số điện thoại liên hệ;

d) Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển; thời gian và địa điểm thi tuyển hoặc xét tuyển; lệ phí thi tuyển hoặc xét tuyển.

3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng; trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng theo quy định tại Điều 5 Thông tư này thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức giao bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức để thực hiện việc tuyển dụng.

Điều 7. Thi gian các môn thi trong k thi tuyển công chc

1. Đối với trường hợp thi tuyển công chức loại D:

a) Môn kiến thức chung: thi viết thời gian 120 phút;

b) Môn nghiệp vụ chuyên ngành: thi viết thời gian 120 phút và thi trắc nghiệm thời gian 30 phút;

c) Môn ngoại ngữ: thi viết thời gian 60 phút hoặc thi vấn đáp thời gian từ 15 đến 30 phút (nếu tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự thi yêu cầu phải có trình độ ngoại ngữ);

d) Môn tin học văn phòng: thi thực hành trên máy hoặc thi trắc nghiệm, thời gian 30 phút (nếu tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự thi yêu cầu phải có trình độ tin học).

2. Đối với trường hợp thi tuyển công chức loại C:

a) Môn kiến thức chung: thi viết thời gian 180 phút;

b) Môn nghiệp vụ chuyên ngành: thi viết thời gian 180 phút và thi trắc nghiệm thời gian 45 phút;

c) Môn ngoại ngữ: thi viết thời gian 90 phút hoặc thi vấn đáp thời gian từ 15 đến 30 phút;

d) Môn tin học văn phòng: thi thực hành trên máy hoặc thi trắc nghiệm, thời gian 45 phút.

3. Đối với trường hợp thi tuyển công chức vào vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ hoặc tin học thì môn thi nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học. Thời gian thi ngoại ngữ hoặc tin học do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

4. Đối với trường hợp thi tuyển công chức vào vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc thiểu số thì môn thi ngoại ngữ được thay thế bằng thi tiếng dân tộc thiểu số. Thời gian thi tiếng dân tộc thiểu số do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

Điều 8. Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành

1. Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành trong kỳ thi tuyển công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

2. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức chưa xây dựng được ngân hàng đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức giao người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, gửi cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức để xem xét, quyết định đề thi chính thức.

Điều 9. Quyết định tuyển dụng và nhận việc

1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả tuyển dụng của cơ quan quản lý công chức, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo công nhận kết quả trúng tuyển của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức, người trúng tuyển phải đến cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức để hoàn thiện hồ sơ dự tuyển. Hồ sơ dự tuyển phải được bổ sung để hoàn thiện trước khi ký quyết định tuyển dụng bao gồm:

a) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;

b) Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp.

Thời điểm cơ quan có thẩm quyền chứng thực văn bằng, chứng chỉ, kết quả học tập và cấp phiếu lý lịch tư pháp được thực hiện trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

3. Trường hợp người trúng tuyển có lý do chính đáng mà không thể đến hoàn thiện hồ sơ dự tuyển thì phải làm đơn xin gia hạn trước khi kết thúc thời hạn hoàn thiện hồ sơ dự tuyển gửi cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức. Thời gian xin gia hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày kết thời hạn hoàn thiện hồ sơ dự tuyển quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Sau khi người trúng tuyển hoàn thiện đủ hồ sơ dự tuyển theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, trong thời hạn 15 ngày, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải ra quyết định tuyển dụng đối với người trúng tuyển; trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ dự tuyển theo quy định thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định hủy kết quả trúng tuyển.

5. Người được tuyển dụng vào công chức phải đến nhận việc trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP.

6. Trường hợp người trúng tuyển bị hủy bỏ kết quả trúng tuyển theo quy định tại khoản 4 Điều này và trường hợp người được tuyển dụng bị hủy bỏ quyết định tuyển dụng do không đến nhận việc trong thời hạn quy định tại khoản 5 Điều này thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định tuyển dụng người có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề ở vị trí tuyển dụng đó, nếu người đó bảo đảm có đủ các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP (trong trường hợp tổ chức thi tuyển công chức) hoặc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP (trong trường hợp tổ chức xét tuyển công chức).

Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề bằng nhau thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP (trong trường hợp tổ chức thi tuyển công chức) hoặc quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP (trong trường hợp tổ chức xét tuyển công chức).

Điều 10. Tiếp nhận đối với các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức

1. Điều kiện, tiêu chuẩn để xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển:

a) Người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước và người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, loại xuất sắc ở nước ngoài theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 19 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP được xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển, nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau:

- Bảo đảm các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại Điều 1 Thông tư này;

- Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tốt nghiệp thủ khoa ở trình độ đại học tại các cơ sở đào tạo ở trong nước hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, loại xuất sắc ở nước ngoài; trường hợp sau khi tốt nghiệp đã có thời gian công tác thì trong thời gian công tác này không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Việc xác định tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, loại xuất sắc ở nước ngoài được căn cứ vào xếp loại tại bằng tốt nghiệp; trường hợp bằng tốt nghiệp không xếp loại thì cơ quan quản lý công chức báo cáo cụ thể kết quả học tập toàn khóa và kết quả bảo vệ tốt nghiệp để Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương xem xét, quyết định theo thẩm quyền quản lý công chức.

b) Người có kinh nghiệm công tác theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 19 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP được xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển, nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau:

- Bảo đảm các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại Điều 1 Thông tư này;

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; hiện đang công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển; có thời hạn từ đủ 60 tháng trở lên làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo đại học, sau đại học trong ngành, lĩnh vực cần tuyển (không kể thời gian tập sự, thử việc và nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn); trong thời gian công tác 05 năm gần nhất không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

2. Quy trình xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển:

a) Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch để đánh giá về các điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu, nhiệm vụ của vị trí việc làm cần tuyển của người được đề nghị tiếp nhận không qua thi tuyển. Hội đồng kiểm tra, sát hạch có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:

- Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức;

- Một ủy viên là người đứng đầu bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan quản lý công chức;

- Một ủy viên là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến bố trí công chức sau khi được tiếp nhận;

- Các ủy viên khác là đại diện một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan, trong đó có một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng.

b) Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra, sát hạch:

- Kiểm tra về các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;

- Sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận. Hình thức và nội dung sát hạch do Hội đồng kiểm tra, sát hạch căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, báo cáo người đứng đầu cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định trước khi tổ chức sát hạch;

- Hội đồng kiểm tra, sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

c) Các trường hợp không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch khi xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển:

Các trường hợp sau đây, có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, có thời gian công tác liên tục (không kể thời gian tập sự, thử việc) từ đủ 60 tháng trở lên và trong thời gian công tác 05 năm gần nhất không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu được xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì người đứng đầu cơ quan quản lý công chức không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch:

- Những người đã là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên thuộc ngành, lĩnh vực cần tuyển, sau đó chuyển sang công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nhà nước;

- Viên chức đã được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch trước ngày 01 tháng 7 năm 2003 (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này);

- Những người đang giữ chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trở lên trong doanh nghiệp nhà nước;

- Những người là sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu.

d) Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức có văn bản gửi Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương thống nhất ý kiến trước khi quyết định tiếp nhận không qua thi tuyển đối với các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức theo quy định tại Điều này, cụ thể như sau:

- Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập gửi văn bản về Bộ Nội vụ để thống nhất ý kiến;

- Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương gửi văn bản về Ban Tổ chức Trung ương để thống nhất ý kiến.

đ)5 Đối với trường hợp là viên chức đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội, nếu có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để xem xét tuyển dụng vào công chức không qua thi tuyển theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 13/2010/TT-BNV và cơ quan, tổ chức, đơn vị còn chỉ tiêu biên chế, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định tuyển dụng vào công chức không qua thi tuyển và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Sau đó có văn bản báo cáo Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương để phục vụ công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền.

3. Hồ sơ đề nghị thống nhất ý kiến đối với các trường hợp tiếp nhận không qua thi tuyển gửi Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương, bao gồm:

a) Công văn đề nghị do người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức ký, trong đó có bản mô tả công việc của vị trí việc làm cần tuyển tương ứng với từng trường hợp đề nghị tiếp nhận không qua thi tuyển; số chỉ tiêu biên chế được giao mà chưa sử dụng của cơ quan, tổ chức, đơn vị cần tuyển; dự kiến xếp ngạch, bậc lương đối với trường hợp đề nghị bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp hoặc tương đương và trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này;

b) Biên bản, kết quả họp Hội đồng kiểm tra, sát hạch đối với trường hợp phải qua kiểm tra, sát hạch. Đối với trường hợp không phải qua kiểm tra, sát hạch quy định tại điểm c khoản 2 Điều này thì phải có văn bản đề nghị tiếp nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi dự kiến bố trí công tác đối với người được tiếp nhận không qua thi tuyển;

c) Hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận không qua thi tuyển bao gồm:

- Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển đối với trường hợp tiếp nhận quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; bản sơ yếu lý lịch theo mẫu số 2c ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức (sau đây viết tắt là mẫu số 2c), có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó công tác trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển đối với trường hợp tiếp nhận quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

- Bản sao giấy khai sinh;

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;

- Bản sao kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển đối với trường hợp tiếp nhận quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;

- Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp;

- Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác và các hình thức khen thưởng đã đạt được, có nhận xét và xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó công tác đối với trường hợp tiếp nhận quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề nghị của cơ quan quản lý công chức theo quy định tại khoản 3 Điều này, Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương phải có văn bản trả lời; nếu không trả lời thì coi như đồng ý. Trường hợp hồ sơ chưa đủ theo quy định thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương phải có văn bản yêu cầu cơ quan quản lý công chức bổ sung, hoàn thiện đủ hồ sơ theo quy định.

5. Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức chịu trách nhiệm về các điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận không qua thi tuyển. Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương chịu trách nhiệm thẩm định về điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, hồ sơ thực hiện việc tiếp nhận không qua thi tuyển.

6. Việc xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển đối với viên chức đã có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 05 năm trở lên theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 58 Luật Viên chức thực hiện theo quy định của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Viên chức.

Điều 11. Xếp ngạch, bậc lương đối với trường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi được tuyển dụng

1. Đối với trường hợp đang được xếp lương theo ngạch, bậc, chức vụ, cấp hàm theo bảng lương do Nhà nước quy định:

a) Trường hợp bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở xuống:

Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định xếp ngạch, bậc lương theo thẩm quyền và theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 79/2005/TT-BNV ngày 10 tháng 8 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;

b) Trường hợp bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương:

Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phải có dự kiến phương án xếp ngạch, bậc lương cụ thể đối với từng trường hợp và có văn bản kèm theo hồ sơ đề nghị Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương thống nhất ý kiến trước khi người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định theo thẩm quyền. Hồ sơ bao gồm:

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;

- Bản chụp các quyết định xếp lương của cơ quan có thẩm quyền;

- Bản sao sổ bảo hiểm xã hội được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

c) Trường hợp bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương:

Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phải có dự kiến phương án xếp ngạch, bậc lương cụ thể đối với từng trường hợp và có văn bản kèm theo hồ sơ đề nghị Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương xem xét, quyết định. Hồ sơ bao gồm:

- Bản sơ yếu lý lịch của công chức theo mẫu số 2c, có xác nhận của cơ quan sử dụng công chức;

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;

- Bản chụp các quyết định xếp lương của cơ quan có thẩm quyền;

- Bản sao sổ bảo hiểm xã hội được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

2. Đối với trường hợp chưa được xếp lương theo ngạch, bậc, chức vụ, cấp hàm theo bảng lương do Nhà nước quy định:

Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phải có dự kiến phương án xếp ngạch, bậc lương cụ thể đối với từng trường hợp và có văn bản kèm theo bản sao sổ bảo hiểm xã hội được cơ quan có thẩm quyền xác nhận của từng trường hợp, đề nghị Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương thống nhất ý kiến trước khi thực hiện.

3. Thời hạn Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương trả lời đề nghị xếp ngạch, bậc lương đối với các trường hợp quy định tại các điểm b, điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư này.

Điều 12. Trường hợp được miễn thực hiện chế độ tập sự

1. Người được tuyển dụng được miễn thực hiện chế độ tập sự khi có đủ các điều kiện sau:

a) Đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP tương ứng với ngạch công chức được tuyển dụng;

b) Trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm a khoản này, người được tuyển dụng đã làm những công việc theo yêu cầu của ngạch công chức được tuyển dụng.

2. Người được tuyển dụng nếu không có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì phải thực hiện chế độ tập sự; thời gian người được tuyển dụng đã làm những công việc quy định tại điểm b khoản 1 Điều này (nếu có) được tính vào thời gian tập sự.

Điều 13. Xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên

1. Cán bộ cấp xã theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức khi thôi giữ chức vụ theo nhiệm kỳ và công chức cấp xã theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức, nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 25 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP và có nguyện vọng chuyển thành công chức từ cấp huyện trở lên phải có hồ sơ cá nhân gửi người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức xem xét. Hồ sơ cá nhân bao gồm:

a) Đơn đề nghị xét chuyển thành công chức từ cấp huyện trở lên;

b) Bản đánh giá, nhận xét quá trình công tác và ý kiến đồng ý cho chuyển công tác của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức cấp xã;

c) Bản sơ yếu lý lịch của cán bộ, công chức theo mẫu số 2c, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đề nghị xét chuyển đang công tác;

d) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;

đ) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị xét chuyển.

2. Khi xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch để đánh giá về các điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người đề nghị xét chuyển theo yêu cầu, nhiệm vụ của vị trí việc làm cần tuyển.

a) Hội đồng kiểm tra, sát hạch có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:

- Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức;

- Một ủy viên là người đứng đầu bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức;

- Một ủy viên là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến bố trí công chức sau khi được xét chuyển;

- Các ủy viên khác là đại diện một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan, trong đó có một số ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng.

b) Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra, sát hạch:

- Kiểm tra về các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ của người đề nghị xét chuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;

- Sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người đề nghị xét chuyển. Hình thức và nội dung sát hạch do Hội đồng kiểm tra, sát hạch căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức xem xét, quyết định trước khi tổ chức sát hạch;

- Hội đồng kiểm tra, sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

3. Thẩm quyền quyết định xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên:

a) Trường hợp cơ quan quản lý công chức theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP thực hiện việc xét chuyển thì căn cứ vào kết quả kiểm tra, sát hạch, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định xét chuyển;

b) Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng công chức theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này thực hiện việc xét chuyển thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức có văn bản (kèm theo biên bản họp Hội đồng kiểm tra, sát hạch) gửi người đứng đầu cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định.

4. Cán bộ, công chức cấp xã được xét chuyển thành công chức từ cấp huyện trở lên thì được bổ nhiệm vào ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm đảm nhiệm. Việc xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm và bảo lưu lương, phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) thực hiện như sau:

a) Đối với công chức cấp xã đang xếp lương như công chức hành chính thì tiếp tục hưởng bậc lương hiện hưởng;

b) Đối với cán bộ cấp xã:

- Trường hợp đang xếp lương như công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì tiếp tục hưởng bậc lương hiện hưởng. Nếu công việc mới đảm nhiệm không có phụ cấp chức vụ lãnh đạo hoặc có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn thì được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày được xét chuyển;

- Trường hợp đang xếp lương chức vụ thì phải thực hiện xếp lại lương vào ngạch được bổ nhiệm theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27 tháng 5 năm 2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Nếu tổng hệ số lương theo ngạch, bậc cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm thấp hơn so với hệ số lương chức vụ hiện hưởng thì được bảo lưu chênh lệch trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày được xét chuyển.

Chương 2.

NÂNG NGẠCH CÔNG CHỨC

Điều 14. Nguyên tắc tổ chức thi nâng ngạch công chức

1. Kỳ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh được thực hiện giữa các công chức trong cùng cơ quan quản lý công chức và khi cơ quan quản lý công chức có đủ các điều kiện sau:

a) Cơ quan quản lý công chức đã xây dựng được cơ cấu ngạch công chức của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý và được Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương phê duyệt theo thẩm quyền;

b) Cơ quan quản lý công chức đã mô tả, xác định được vị trí việc làm còn thiếu so với cơ cấu ngạch công chức của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý để làm cơ sở xác định chỉ tiêu nâng ngạch theo từng ngạch công chức.

2. Căn cứ vào số lượng chỉ tiêu nâng ngạch của cơ quan quản lý công chức quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, công chức có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP được đăng ký dự thi nâng ngạch theo nguyên tắc không hạn chế số lượng công chức đăng ký dự thi trên mỗi chỉ tiêu nâng ngạch.

Điều 15. Xây dựng kế hoạch thi nâng ngạch công chức

1. Chậm nhất là ngày 31 tháng 3 hàng năm, cơ quan quản lý công chức phải có văn bản báo cáo về số lượng, cơ cấu ngạch công chức hiện có của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý và đề nghị số lượng chỉ tiêu nâng ngạch của từng ngạch công chức theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này, gửi Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương để thống nhất ý kiến trước khi tổ chức các kỳ thi nâng ngạch theo thẩm quyền, cụ thể như sau:

a) Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập gửi văn bản về Bộ Nội vụ;

b) Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương gửi văn bản về Ban Tổ chức Trung ương, đồng thời gửi Bộ Nội vụ một bản để phối hợp tổ chức thực hiện.

2. Xây dựng kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch công chức:

a) Đối với kỳ thi nâng ngạch lên cán sự, chuyên viên hoặc tương đương:

Căn cứ ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương về số lượng chỉ tiêu nâng ngạch theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý công chức xây dựng kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch công chức, gửi Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương phê duyệt trước khi tổ chức thực hiện theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP.

b) Đối với kỳ thi nâng ngạch lên chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp hoặc tương đương:

Căn cứ đề nghị số lượng chỉ tiêu nâng ngạch của các cơ quan quản lý công chức, Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương xây dựng kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch công chức để tổ chức thực hiện theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 30 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP.

Điều 16. Hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch công chức

1. Hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch công chức bao gồm:

a) Bản sơ yếu lý lịch của công chức theo mẫu số 2c, có xác nhận của cơ quan sử dụng công chức;

b) Bản nhận xét, đánh giá công chức của người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức theo các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP;

c) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch đăng ký dự thi được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;

d) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự thi nâng ngạch;

đ) Các yêu cầu khác theo quy định của tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức dự thi.

2. Việc xem xét, quyết định công chức có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện tham dự kỳ thi nâng ngạch và việc lưu giữ, quản lý hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch của công chức được thực hiện như sau:

a) Đối với kỳ thi nâng ngạch lên cán sự, chuyên viên hoặc tương đương:

Cơ quan quản lý công chức chịu trách nhiệm xem xét, quyết định công chức có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện tham dự kỳ thi và lưu giữ, quản lý hồ sơ của công chức tham dự kỳ thi;

b) Đối với kỳ thi nâng ngạch lên chuyên viên chính hoặc tương đương:

- Cơ quan quản lý công chức chịu trách nhiệm về các tiêu chuẩn, điều kiện của công chức đăng ký tham dự kỳ thi và lưu giữ, quản lý hồ sơ của công chức tham dự kỳ thi;

- Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương chịu trách nhiệm thẩm định về các tiêu chuẩn, điều kiện của công chức đăng ký tham dự kỳ thi và thông báo danh sách công chức có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện tham dự kỳ thi.

c) Đối với kỳ thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp hoặc tương đương:

Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương chịu trách nhiệm xem xét, quyết định công chức có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện tham dự kỳ thi và lưu giữ, quản lý hồ sơ của công chức tham dự kỳ thi.

Điều 17. Tổ chức thi nâng ngạch công chức

1. Đối với kỳ thi nâng ngạch lên cán sự, chuyên viên hoặc tương đương:

Căn cứ kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch công chức được Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương phê duyệt theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Thông tư này, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định danh sách công chức có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện tham dự kỳ thi nâng ngạch lên cán sự, chuyên viên hoặc tương đương; thành lập Hội đồng thi nâng ngạch theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP để tổ chức kỳ thi và báo cáo kết quả kỳ thi về Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương để theo dõi theo thẩm quyền.

2. Đối với kỳ thi nâng ngạch lên chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp hoặc tương đương:

a) Căn cứ kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch công chức của Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 15 Thông tư này, cơ quan quản lý công chức lập danh sách công chức có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện tham dự kỳ thi nâng ngạch lên chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp hoặc tương đương của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này và có văn bản gửi Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương để thẩm định và tổ chức thi nâng ngạch theo thẩm quyền;

b) Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương quyết định thành lập Hội đồng thi nâng ngạch theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP để tổ chức kỳ thi theo quy định.

3. Việc tổ chức thi nâng ngạch công chức được thực hiện theo Nội quy thi tuyển, thi nâng ngạch công chức (phụ lục số 3) và Quy chế tổ chức thi nâng ngạch công chức (phụ lục số 4) ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 18. Bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch

1. Căn cứ thông báo của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức, việc bổ nhiệm ngạch đối với công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch được thực hiện như sau:

a) Đối với kỳ thi nâng ngạch lên cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính hoặc tương đương:

Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định bổ nhiệm ngạch và báo cáo kết quả theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này về Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương để theo dõi theo thẩm quyền.

b) Đối với kỳ thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp hoặc tương đương:

- Bộ Nội vụ quyết định bổ nhiệm ngạch đối với công chức thuộc các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;

- Ban Tổ chức Trung ương quyết định bổ nhiệm ngạch đối với công chức thuộc các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.

2. Việc xếp lương đối với công chức được bổ nhiệm vào ngạch mới sau khi trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2007/ TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.

Chương 3.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Điều khoản chuyển tiếp về thi nâng ngạch công chức 6(được bãi bỏ)

Đối với các kỳ thi nâng ngạch chưa đủ điều kiện thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh quy định tại Điều 14 Thông tư này thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức tổ chức thi nâng ngạch công chức theo hướng dẫn tại phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 20. Tổ chức thực hiện

1. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng chịu trách nhiệm thực hiện việc tuyển dụng công chức theo phân công, phân cấp bảo đảm đúng quy định tại Thông tư này.

2. Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức chịu trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện việc tuyển dụng và nâng ngạch công chức bảo đảm đúng quy định tại Thông tư này;

b) Khẩn trương triển khai xác định vị trí việc làm và xây dựng cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý để làm căn cứ thực hiện việc tuyển dụng và nâng ngạch công chức theo nguyên tắc cạnh tranh.

3. Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan quản lý công chức theo thẩm quyền quản lý thực hiện việc xây dựng cơ cấu ngạch công chức, xác định vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý và tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, nâng ngạch công chức theo quy định tại Thông tư này.

Điều 21. Hiệu lực thi hành7,8

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2011.

2. Bãi bỏ các văn bản sau:

a) Thông tư số 08/2004/TT-BNV ngày 19 tháng 02 năm 2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị;

b) Thông tư số 09/2004/TT-BNV ngày 19 tháng 02 năm 2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức trong các cơ quan nhà nước;

c) Thông tư số 06/2007/TT-BNV ngày 04 tháng 7 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 08/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ;

d) Thông tư số 07/2007/TT-BNV ngày 04 tháng 7 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 09/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ.

3. Bãi bỏ các quy định áp dụng đối với công chức tại các văn bản sau:

a) Quyết định số 10/2006/QĐ-BNV ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch đối với cán bộ, công chức;

b) Quyết định số 12/2006/QĐ-BNV ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Nội quy kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch đối với cán bộ, công chức;

c) Thông tư số 07/2008/TT-BNV ngày 04 tháng 9 năm 2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số quy định về thi nâng ngạch công chức.

Điều 22. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

 

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Thái Bình

 

PHỤ LỤC SỐ 1

CNGA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
c lp - Tự do - Hạnh phúc
--------------

....., ngày..... tng..... năm 20...

ĐƠN ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN CÔNG CHỨC

(Ban hành m theo Thông tư s 13/2010/TT-BNV ngày 30 tng 12 năm 2010 ca B Ni v)

Họ và tên:                                                          Nam, nữ:

Ngày sinh:

Quê quán:

Hộ khẩu thường trú:

Chỗ ở hiện nay:

Điện thoại liên lạc:

Dân tộc:

Trình độ và chuyên ngành đào tạo:

Đi tưng ưu tiên (nếu có): (1)

Sau khi nghiên cu điều kin đăng ký dtuyển công chc ca............... (2), tôi thấy đ điu kin đ tham d k thi tuyển (hoặc xét tuyn) công chc. vy, tôi m đơn y đăng ký d tuyển công chc theo tng báo ca quý cơ quan.

Nếu trúng tuyển tôi sẽ chấp hành các quy định của Nhà nước và của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.

Tôi gửi kèm theo đơn này hồ sơ dự tuyển, gồm:

1. Bản sơ yếu lý lịch tự thuật;

2. Bản sao giấy khai sinh;

3. Bản chp các văn bng, chứng ch và kết qu hc tp, gm:............... (3)

4. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.

5. 2 phong bì ghi rõ địa chỉ liên lạc, 2 ảnh cỡ 4 x 6.

Tôi cam đoan hồ sơ dự tuyển của tôi là đúng sự thật, sau khi nhận được thông báo trúng tuyển tôi sẽ hoàn thiện đủ hồ sơ dự tuyển theo quy định. Nếu sai sự thật thì kết quả tuyển dụng của tôi sẽ bị cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng hủy bỏ và tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Kính đơn
(Ký và ghi rõ h tên)

Ghi chú:

(1) Ghi rõ đối tượng ưu tiên theo quy định;

(2) Ghi đúng tên cơ quan, tổ chức, đơn vị có thông báo tuyển dụng công chức;

(3) Ghi rõ tên của các bản chụp gửi kèm đơn đăng ký dự tuyển công chức.

 

PHỤ LỤC SỐ 2

QUY CHẾ TỔ CHỨC THI TUYN,T TUYỂN CÔNG CHỨC
(Ban hành m theo Thông tư s 13/2010/TT-BNV ngày 30 tng 12 năm 2010 ca B Ni v)

Chương I

THI TUYỂN CÔNG CHỨC

Mục 1. HỘI ĐNG THI TUYỂN CÔNG CHC

Điều 1. Hi đng thi tuyển công chức

1. Hội đồng thi tuyển công chức (sau đây viết tắt là Hội đồng thi) do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định thành lập. Hội đồng thi hoạt động theo từng kỳ thi và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

3. Hội đồng thi được sử dụng con dấu, tài khoản của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức trong các hoạt động của Hội đồng.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng thi

1. Chủ tịch Hội đồng thi:

a) Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng thi theo quy định, chỉ đạo tổ chức kỳ thi bảo đảm đúng nội quy, quy chế của kỳ thi;

b) Phân công trách nhiệm cho từng thành viên của Hội đồng thi;

c) Quyết định thành lập Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban phúc khảo;

d) Tổ chức việc xây dựng đề thi, lựa chọn đề thi, bảo quản, lưu giữ đề thi theo đúng quy định; bảo đảm bí mật đề thi theo chế độ tài liệu tuyệt mật;

đ) Tổ chức việc coi thi, quản lý bài thi, đánh số phách, rọc phách, quản lý phách và chấm thi theo quy định;

e) Báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức xem xét, quyết định công nhận kết quả thi;

g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ thi.

2. Phó Chủ tịch Hội đồng thi: giúp Chủ tịch Hội đồng thi điều hành hoạt động của Hội đồng thi và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng thi theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng thi.

3. Các Ủy viên của Hội đồng thi do Chủ tịch Hội đồng thi phân công nhiệm vụ cụ thể để bảo đảm các hoạt động của Hội đồng thi thực hiện đúng quy định.

4. Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi giúp Chủ tịch Hội đồng thi:

a) Chuẩn bị các văn bản, tài liệu cần thiết của Hội đồng thi và ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng thi;

b) Tổ chức và chuẩn bị các tài liệu để hướng dẫn ôn tập cho thí sinh;

c) Tổ chức việc thu phí dự thi, quản lý chi tiêu và thanh quyết toán phí dự thi theo đúng quy định;

d) Nhận và kiểm tra niêm phong bài thi từ Trưởng ban coi thi; bàn giao bài thi cho Trưởng ban phách, nhận bài thi đã rọc phách và đánh số phách từ Trưởng ban phách; bàn giao bài thi đã rọc phách cho Trưởng ban chấm thi và thu bài thi đã có kết quả chấm thi từ Trưởng ban chấm thi theo đúng quy định;

đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả thi với Hội đồng thi;

e) Nhận đơn phúc khảo và ghi rõ ngày nhận đơn phúc khảo theo dấu văn thư của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức chuyển đến, kịp thời báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi để báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức xem xét, quyết định.

Mục 2. CÁC BỘ PHẬN GIÚP VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG THI

Điều 3. Ban coi thi

1. Ban coi thi do Chủ tịch Hội đồng thi thành lập, gồm các thành viên: Trưởng ban, Phó trưởng ban và các giám thị.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban coi thi:

a) Trưởng ban coi thi:

- Giúp Hội đồng thi tổ chức kỳ thi theo đúng quy chế và nội quy của kỳ thi;

- Bố trí phòng thi; phân công nhiệm vụ cho Phó trưởng ban coi thi; phân công giám thị phòng thi và giám thị hành lang cho từng môn thi;

- Nhận và bảo quản đề thi theo đúng quy định;

- Tạm đình chỉ việc coi thi của giám thị, kịp thời báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi quyết định; đình chỉ thi đối với thí sinh nếu thấy có căn cứ vi phạm nội quy, quy chế của kỳ thi;

- Tổ chức thu bài thi của thí sinh và niêm phong bài thi để bàn giao cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi.

b) Phó Trưởng ban coi thi:

Giúp Trưởng ban coi thi điều hành một số hoạt động của Ban coi thi theo sự phân công của Trưởng ban coi thi.

c) Giám thị phòng thi:

Mỗi phòng thi được phân công 02 giám thị, trong đó có một giám thị được Trưởng ban coi thi phân công chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thi tại phòng thi (gọi là giám thị 1). Giám thị 1 phân công nhiệm vụ cụ thể cho các giám thị tại phòng thi. Giám thị phòng thi thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Kiểm tra phòng thi, đánh số báo danh của thí sinh vào chỗ ngồi tại phòng thi;

- Gọi thí sinh vào phòng thi; kiểm tra giấy chứng minh nhân dân (hoặc một trong các loại giấy tờ tùy thân hợp pháp khác) của thí sinh; chỉ cho phép thí sinh mang vào phòng thi những vật dụng theo quy định; hướng dẫn thí sinh ngồi theo đúng vị trí;

- Ký vào giấy làm bài thi và giấy nháp theo quy định; phát giấy thi, giấy nháp cho thí sinh; hướng dẫn thí sinh các quy định về làm bài thi, nội quy thi;

- Nhận đề thi; kiểm tra niêm phong đề thi có sự chứng kiến của thí sinh; mở đề thi; đọc đề thi hoặc phát đề thi cho thí sinh theo quy định;

- Thực hiện nhiệm vụ coi thi theo nội quy, quy chế của kỳ thi;

- Xử lý các trường hợp vi phạm nội quy thi; lập biên bản và báo cáo Trưởng ban coi thi xem xét, quyết định nếu vi phạm đến mức phải đình chỉ thi;

- Thu bài thi theo đúng thời gian quy định; kiểm tra bài thi do thí sinh nộp, bảo đảm đúng họ tên, số báo danh, số tờ; ký biên bản và bàn giao bài thi, đề thi đã nhân bản chưa phát hết cho thí sinh và các biên bản vi phạm (nếu có) cho Trưởng ban coi thi.

d) Giám thị hành lang:

- Giữ gìn trật tự và bảo đảm an toàn bên ngoài phòng thi;

- Phát hiện, nhắc nhở, phê bình, cùng giám thị phòng thi lập biên bản thí sinh vi phạm nội quy, quy chế của kỳ thi ở khu vực hành lang. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng như gây mất trật tự, an toàn ở khu vực hành lang báo cáo ngay cho Trưởng ban coi thi xem xét, giải quyết;

- Không được vào phòng thi.

3. Tiêu chuẩn giám thị:

a) Người được cử làm giám thị phải là công chức, viên chức ở ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên;

b) Không cử làm giám thị đối với những người là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của bên vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng của người dự thi và những người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật;

c) Người được cử làm giám thị không được tham gia Ban đề thi và Ban chấm thi.

Điều 4. Ban phách

1. Ban phách do Chủ tịch Hội đồng thi thành lập gồm các thành viên: Trưởng ban và các ủy viên.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban phách:

a) Trưởng ban phách:

- Giúp Hội đồng thi và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban phách để tổ chức thực hiện việc đánh số phách và rọc phách các bài thi theo đúng quy định của kỳ thi;

- Niêm phong phách và bài thi đã được rọc phách, bàn giao cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi theo đúng quy định.

b) Ủy viên Ban phách:

- Đánh số phách và rọc phách các bài thi theo phân công của Trưởng ban phách;

- Bảo đảm bí mật số phách.

3. Tiêu chuẩn thành viên Ban phách:

a) Người được cử làm thành viên Ban phách phải là công chức, viên chức đang ở ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên;

b) Không cử làm thành viên Ban phách đối với những người là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của bên vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng của người dự thi và những người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật;

c) Người được cử làm thành viên Ban phách không được tham gia Ban chấm thi.

Điều 5. Ban đề thi

1. Ban đề thi do Chủ tịch Hội đồng thi thành lập gồm các thành viên: Trưởng ban và các ủy viên.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban đề thi:

a) Trưởng ban đề thi:

- Giúp Hội đồng thi tổ chức thực hiện việc xây dựng bộ đề thi hoặc ngân hàng câu hỏi theo đúng quy định;

- Giữ bí mật của bộ đề thi hoặc ngân hàng câu hỏi theo quy định.

b) Ủy viên Ban đề thi:

- Tham gia xây dựng bộ đề thi hoặc ngân hàng câu hỏi theo phân công của Trưởng ban đề thi;

- Giữ bí mật của bộ đề thi hoặc ngân hàng câu hỏi theo quy định.

3. Tiêu chuẩn thành viên Ban đề thi:

a) Người được cử làm thành viên Ban đề thi phải là công chức, viên chức, nhà quản lý, nhà nghiên cứu khoa học, giảng viên có trình độ chuyên môn trên đại học hoặc người có nhiều kinh nghiệm đối với môn thi;

b) Không cử làm thành viên Ban đề thi đối với những người là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của bên vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng của người dự thi và những người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật;

c) Người được cử làm thành viên Ban đề thi không được tham gia Ban coi thi.

Điều 6. Ban chấm thi

1. Ban chấm thi do Chủ tịch Hội đồng thi thành lập gồm các thành viên: Trưởng ban và các ủy viên.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban chấm thi:

a) Trưởng ban chấm thi:

- Giúp Hội đồng thi tổ chức thực hiện việc chấm thi theo đúng quy định;

- Phân công các ủy viên Ban chấm thi bảo đảm nguyên tắc mỗi bài thi viết, thi vấn đáp phải có ít nhất 02 thành viên chấm thi;

- Tổ chức trao đổi để thống nhất báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, phê duyệt đáp án, thang điểm chi tiết của đề thi trước khi chấm thi;

- Nhận và phân chia bài thi của thí sinh cho các thành viên Ban chấm thi, bàn giao biên bản chấm thi và kết quả chấm thi cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi;

- Lập biên bản và báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi xem xét và giải quyết khi phát hiện bài thi của thí sinh vi phạm nội quy, quy chế của kỳ thi;

- Tổng hợp kết quả chấm thi, bàn giao cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi. Giữ gìn bí mật kết quả điểm thi;

- Quyết định chấm lại bài thi trong trường hợp các thành viên chấm thi chấm chênh lệch nhau trên 10% so với điểm tối đa đối với cùng một bài thi.

b) Ủy viên Ban chấm thi:

- Chấm điểm các bài thi theo đúng đáp án và thang điểm;

- Báo cáo dấu hiệu vi phạm trong các bài thi với Trưởng ban chấm thi và đề nghị hình thức xử lý.

3. Tiêu chuẩn thành viên Ban chấm thi:

a) Người được cử làm thành viên Ban chấm thi phải là công chức, viên chức, nhà quản lý, nhà nghiên cứu khoa học, giảng viên có trình độ chuyên môn trên đại học hoặc người có nhiều kinh nghiệm đối với môn thi;

b) Không cử làm thành viên Ban chấm thi đối với những người là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của bên vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng của người dự thi và những người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật;

c) Người được cử làm thành viên Ban chấm thi không được tham gia vào Ban coi thi và Ban phách.

Mục 3. TỔ CHỨC KỲ THI TUYỂN

Điều 7. Công tác chuẩn bị kỳ thi

1. Trước ngày thi ít nhất 15 ngày, Hội đồng thi gửi thông báo triệu tập thí sinh dự thi, thông báo cụ thể thời gian, địa điểm tổ chức ôn thi (nếu có) và địa điểm tổ chức thi cho các thí sinh có đủ điều kiện dự thi.

2. Trước ngày thi 01 ngày, Hội đồng thi niêm yết danh sách thí sinh theo số báo danh và theo phòng thi, sơ đồ vị trí các phòng thi, nội quy thi, hình thức thi, thời gian thi đối với từng môn thi tại địa điểm tổ chức thi.

3. Trước ngày thi ít nhất 01 ngày, Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi phải hoàn thành các công tác chuẩn bị cho kỳ thi như sau:

a) Chuẩn bị các mẫu biểu liên quan đến tổ chức thi, gồm: danh sách thí sinh để gọi vào phòng thi; danh sách để thí sinh ký nộp bài thi; mẫu biên bản giao, nhận đề thi, mẫu biên bản mở đề thi, mẫu biên bản xử lý vi phạm nội quy thi; mẫu biên bản bàn giao bài thi và mẫu biên bản tạm giữ các giấy tờ, vật dụng của thí sinh vi phạm quy chế thi;

b) Chuẩn bị thẻ cho các thành viên Hội đồng thi, Ban coi thi, Ban giám sát kỳ thi, bộ phận phục vụ kỳ thi. Thẻ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng thi, Trưởng ban coi và Trưởng ban giám sát kỳ thi thì in đầy đủ họ tên và chức danh. Thẻ của các thành viên khác và giám sát viên chỉ in chức danh.

Điều 8. Khai mạc kỳ thi

1. Trước khi bắt đầu kỳ thi phải tổ chức lễ khai mạc kỳ thi.

2. Trình tự tổ chức lễ khai mạc như sau: chào cờ; tuyên bố lý do; giới thiệu đại biểu; công bố quyết định thành lập Hội đồng thi; công bố quyết định tổ chức kỳ thi; công bố quyết định thành lập Ban coi thi, Ban giám sát kỳ thi; Chủ tịch Hội đồng thi tuyên bố khai mạc kỳ thi; phổ biến kế hoạch thi, quy chế thi, nội quy thi.

Điều 9. Tổ chức các cuộc họp Ban coi thi

1. Sau lễ khai mạc, Trưởng ban coi thi tổ chức họp Ban coi thi; phổ biến kế hoạch, quy chế, nội quy, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các thành viên Ban coi thi; thống nhất các hướng dẫn cần thiết để giám thị thực hiện và hướng dẫn cho thí sinh thực hiện trong quá trình thi.

2. Đối với mỗi môn thi, trước giờ thi 60 phút, Trưởng ban coi thi họp Ban coi thi; phân công giám thị từng phòng thi theo nguyên tắc không lặp lại giám thị phòng thi đối với môn thi khác trên cùng một phòng thi; phổ biến những hướng dẫn và lưu ý cần thiết cho giám thị phòng thi và giám thị hành lang đối với môn thi.

3. Trường hợp cần thiết, khi kết thúc môn thi, Trưởng ban coi thi tổ chức họp Ban coi thi để rút kinh nghiệm.

Điều 10. Cách bố trí, sắp xếp trong phòng thi

1. Đối với các môn thi theo hình thức thi viết, thi trắc nghiệm: mỗi phòng thi bố trí tối đa 50 thí sinh, mỗi thí sinh ngồi một bàn hoặc ngồi cách nhau ít nhất 1 mét. Trước giờ thi 30 phút, giám thị phòng thi đánh số báo danh của thí sinh tại phòng thi và gọi thí sinh vào phòng thi.

2. Đối với các môn thi theo hình thức thi vấn đáp: phòng thi được bố trí bàn cho các thí sinh chuẩn bị trả lời sau khi bốc thăm ngẫu nhiên câu hỏi và bàn để hỏi thi vấn đáp.

3. Đối với môn thi theo hình thức thi thực hành: phòng thi phải được bố trí phù hợp với yêu cầu thực hành. Trường hợp thi thực hành trên máy, phòng thí nghiệm và phương tiện khác thì Hội đồng thi phải chuẩn bị máy, phòng thí nghiệm và phương tiện phù hợp với tình huống để thi thực hành.

Điều 11. Đề thi

1. Chủ tịch Hội đồng thi chỉ đạo Ban đề thi tổ chức việc xây dựng đề thi, Trưởng ban đề thi trình Chủ tịch Hội đồng thi quyết định lựa chọn đề thi.

2. Nội dung đề thi phải căn cứ vào tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển; kết cấu đề thi phải bảo đảm tính chính xác, khoa học. Mỗi đề thi phải có đáp án và thang điểm chi tiết. Đề thi phải được đóng trong phong bì, niêm phong và bảo quản theo chế độ tài liệu tuyệt mật; việc giao nhận, mở đề thi đều phải lập biên bản theo quy định.

3. Đối với mỗi môn thi bằng hình thức thi viết, phải chuẩn bị ít nhất một đề thi chính thức và một đề thi dự phòng.

4. Đối với mỗi môn thi bằng hình thức thi trắc nghiệm, phải chuẩn bị ít nhất 02 đề thi chính thức và 02 đề thi dự phòng. Đề thi được nhân bản để phát cho từng thí sinh, thí sinh ngồi gần nhau không được sử dụng đề thi giống nhau.

5. Đối với mỗi môn thi bằng hình thức thi vấn đáp, phải chuẩn bị ít nhất 30 đề thi, được nhân bản để thí sinh bốc thăm ngẫu nhiên.

6. Việc nhân bản đề thi (thi viết, thi trắc nghiệm) do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định, bảo đảm hoàn thành trước giờ thi 60 phút. Đề thi sau khi nhân bản được niêm phong và bảo quản theo chế độ tài liệu tuyệt mật. Người tham gia nhân bản đề thi phải được cách ly cho đến khi thí sinh bắt đầu làm bài thi.

Điều 12. Giấy làm bài thi, giấy nháp

1. Đối với hình thức thi viết, giấy làm bài thi được in sẵn theo mẫu quy định, có chữ ký của 02 giám thị phòng thi.

2. Đối với hình thức thi trắc nghiệm, thí sinh làm bài trực tiếp trên trang dành riêng để làm bài.

3. Giấy nháp: sử dụng thống nhất một loại giấy nháp do Hội đồng thi phát ra, có chữ ký của giám thị tại phòng thi.

Điều 13. Xác nhận tình trạng đề thi và mở đề thi

1. Giám thị phòng thi mời 02 đại diện thí sinh kiểm tra niêm phong phong bì đựng đề thi và ký biên bản xác nhận phong bì đựng đề thi được niêm phong theo quy định.

2. Trường hợp phong bì đựng đề thi bị mất dấu niêm phong hoặc có dấu hiệu nghi ngờ khác, giám thị phòng thi lập biên bản (có xác nhận của 02 đại diện thí sinh) tại phòng thi; đồng thời thông báo Trưởng ban coi thi để báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, giải quyết. Trường hợp sau khi đã mở đề thi, nếu phát hiện đề thi có lỗi (đề thi có sai sót, nhầm đề thi, thiếu trang, nhầm trang...) thì giám thị phòng thi (giám thị 1) phải thông báo ngay cho Trưởng ban coi thi để lập biên bản và Trưởng ban coi thi phải báo cáo ngay lên Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, giải quyết.

3. Chỉ có Chủ tịch Hội đồng thi mới có quyền cho phép sử dụng đề thi dự phòng.

Điều 14. Cách tính thời gian làm bài thi

1. Đối với hình thức thi viết: thời gian bắt đầu làm bài thi được tính từ sau khi giám thị viết xong đề thi lên bảng và đọc lại hết đề thi; trường hợp đề thi đã được nhân bản để phát cho từng thí sinh thì tính từ khi giám thị phát đủ đề thi cho thí sinh và đọc lại hết đề thi. Thời gian làm bài thi được ghi trên đề thi, giám thị phòng thi ghi thời gian bắt đầu và thời gian nộp bài lên bảng trong phòng thi.

2. Đối với hình thức thi trắc nghiệm: thời gian bắt đầu làm bài thi được tính sau 5 phút kể từ khi phát xong đề thi cho thí sinh. Thời gian làm bài được ghi trên đề thi, giám thị phòng thi ghi thời gian bắt đầu và thời gian nộp bài lên bảng trong phòng thi.

3. Đối với hình thức thi vấn đáp: thời gian chuẩn bị và trả lời câu hỏi của mỗi thí sinh tối đa là 30 phút.

4. Đối với hình thức thi thực hành: thời gian làm bài thi thực hiện theo yêu cầu của đề thi.

Điều 15. Thu bài thi và bàn giao bài thi

1. Đối với hình thức thi viết và thi trắc nghiệm:

a) Thu bài thi:

Khi hết thời gian làm bài thi, giám thị phòng thi yêu cầu thí sinh dừng làm bài và nộp bài thi. Giám thị phòng thi kiểm tra số tờ, số trang của của bài thi của từng thí sinh, ghi vào danh sách nộp bài thi và yêu cầu thí sinh, các giám thị phòng thi ký vào danh sách nộp bài thi.

b) Bàn giao bài thi:

- Giám thị từng phòng thi bàn giao toàn bộ bài thi của thí sinh, đề thi đã nhân bản chưa phát hết cho thí sinh và các văn bản khác có liên quan cho Trưởng ban coi thi. Trưởng ban coi thi bàn giao toàn bộ bài thi cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi.

- Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi chỉ được bàn giao bài thi cho Trưởng ban chấm thi sau khi toàn bộ các bài thi của thí sinh đã được đánh số phách và rọc phách.

2. Đối với hình thức thi vấn đáp và thi thực hành:

Kết quả chấm thi phải được tổng hợp vào bảng kết quả thi có chữ ký của các thành viên chấm thi và giao ngay cho Trưởng ban chấm thi. Trưởng ban chấm thi niêm phong kết quả trước sự chứng kiến của thành viên chấm thi. Trưởng ban chấm thi bàn giao toàn bộ kết quả cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi ngay khi kết thúc buổi thi.

3. Việc giao, nhận bài thi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đều phải có biên bản xác nhận đối với từng môn thi.

Điều 16. Chm thi

1. Trưởng ban chấm thi tổ chức, quản lý việc chấm thi tập trung tại địa điểm quy định, không được mang bài thi của thí sinh ra khỏi địa điểm chấm thi.

Thành viên chấm thi chỉ căn cứ vào nội dung bài thi và đáp án, thang điểm đã được Chủ tịch Hội đồng thi phê duyệt để chấm thi. Chỉ chấm những bài thi hợp lệ là bài thi làm trên giấy do Hội đồng thi phát, có đủ chữ ký của 02 giám thị phòng thi. Không chấm những bài làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳ thi đó, bài làm trên giấy nháp, bài có nhiều chữ khác nhau hoặc có viết, vẽ trái với thuần phong mỹ tục, bài có đánh dấu, bài viết từ 02 loại mực trở lên.

2. Mỗi bài thi được 02 thành viên chấm thi độc lập; nếu điểm của 02 thành viên chấm chênh lệch nhau từ 10% trở xuống so với số điểm tối đa thì lấy điểm bình quân; nếu chênh lệch trên 10% so với điểm tối đa thì thực hiện như sau:

a) Đối với môn thi bằng hình thức thi viết và thi trắc nghiệm thì bài thi đó được chấm lại bởi 02 thành viên chấm thi khác, nếu vẫn chênh lệch trên 10% so với điểm tối đa thì chuyển 02 kết quả lên Trưởng ban chấm thi để báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, quyết định;

b) Đối với môn thi bằng hình thức thi vấn đáp và thi thực hành thì các thành viên chấm thi trao đổi để thống nhất ngay khi kết thúc phần thi đối với thí sinh đó, nếu không thống nhất được thì chuyển kết quả lên Trưởng ban chấm thi để báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, quyết định.

3. Điểm của bài thi phải được thành viên chấm thi ghi rõ bằng số và bằng chữ vào phần dành để ghi điểm trên bài thi và trên bảng tổng hợp điểm chấm thi, nếu có sửa chữa thì phải có chữ ký của 02 thành viên chấm thi ở bên cạnh nơi ghi điểm đã sửa chữa. Trường hợp điểm thi của thí sinh do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì Chủ tịch Hội đồng thi cũng phải ký tên vào bên cạnh nơi ghi điểm do Chủ tịch Hội đồng thi đã quyết định.

4. Sau khi chấm xong bài thi của từng môn thi, từng thành viên chấm thi tổng hợp kết quả thi và ký vào bảng tổng hợp, nộp cho Trưởng ban chấm thi. Trưởng ban chấm thi niêm phong và bàn giao cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi quản lý theo chế độ tài liệu tuyệt mật.

Điều 17. Ghép phách và tng hp kết quả thi

1. Sau khi tổ chức chấm thi xong mới được tổ chức ghép phách. Trưởng ban phách niêm phong danh sách thí sinh sau khi ghép phách và bàn giao cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi.

2. Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi chịu trách nhiệm tổ chức tổng hợp kết quả thi sau khi ghép phách và báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi.

3. Chủ tịch Hội đồng thi báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức về kết quả thi để xem xét, trình cấp có thẩm quyền công nhận kết quả kỳ thi.

Điều 18. Giám t k thi

1. Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định thành lập Ban giám sát kỳ thi tuyển công chức, gồm các thành viên: Trưởng ban giám sát kỳ thi và các giám sát viên. Nhiệm vụ cụ thể của các giám sát viên do Trưởng ban giám sát kỳ thi phân công.

2. Nội dung giám sát gồm: việc thực hiện các quy định về tổ chức kỳ thi, về hồ sơ, tiêu chuẩn và điều kiện của người dự thi; về thực hiện quy chế và nội quy của kỳ thi.

3. Địa điểm giám sát: tại nơi làm việc của Hội đồng thi, nơi tổ chức thi, nơi tổ chức đánh số phách, rọc phách, ghép phách và nơi tổ chức chấm thi.

4. Thành viên Ban giám sát kỳ thi được quyền vào phòng thi và nơi chấm thi; có quyền nhắc nhở thí sinh, thành viên Ban coi thi, Ban phách và Ban chấm thi thực hiện đúng quy chế và nội quy của kỳ thi; khi phát hiện có sai phạm đến mức phải lập biên bản thì có quyền lập biên bản về sai phạm của thí sinh, thành viên Hội đồng thi, thành viên Ban coi thi, Ban phách và Ban chấm thi.

5. Thành viên Ban giám sát kỳ thi khi làm nhiệm vụ phải đeo thẻ và phải tuân thủ đúng quy chế, nội quy của kỳ thi; nếu vi phạm quy chế, nội quy của kỳ thi hoặc làm lộ, lọt bí mật ảnh hưởng đến kết quả của kỳ thi thì Trưởng ban coi thi, Trưởng ban phách, Trưởng ban chấm thi báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi để kịp thời báo cáo cơ quan quản lý công chức đình chỉ nhiệm vụ giám sát kỳ thi và xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Giải quyết khiếu nại, t cáo phúc kho

1. Trong quá trình tổ chức kỳ thi, trường hợp có đơn khiếu nại, tố cáo, Hội đồng thi phải xem xét giải quyết trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo.

2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết công khai kết quả thi tuyển, người dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả thi tuyển đến Hội đồng thi. Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi tổng hợp báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi để báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức chấm phúc khảo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn đề nghị phúc khảo theo quy định tại khoản này. Không giải quyết phúc khảo đối với các đơn đề nghị phúc khảo nhận được sau thời hạn quy định nêu trên (tính theo ngày đơn thư đến tại bộ phận văn thư của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức) và các đơn đề nghị phúc khảo gửi bằng thư điện tử, Fax, Telex.

3. Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập Ban phúc khảo, không bao gồm những thành viên đã tham gia vào Ban chấm thi; kết quả chấm phúc khảo được tổng hợp vào kết quả thi, Chủ tịch Hội đồng thi báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức xem xét và thông báo kết quả chấm phúc khảo cho người có đơn đề nghị phúc khảo trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này. Sau đó, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có thông báo kết quả chấm phúc khảo, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải trình người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phê duyệt kết quả kỳ thi.

Điều 20. Lưu trữ tài liệu

1. Tài liệu về kỳ thi bao gồm: các văn bản về tổ chức kỳ thi của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức, văn bản của Hội đồng thi, biên bản các cuộc họp Hội đồng thi, danh sách tổng hợp người dự thi, đề thi gốc, đáp án và thang điểm của đề thi, biên bản bàn giao đề thi, biên bản xác định tình trạng niêm phong đề thi, biên bản lập về các vi phạm quy chế, nội quy thi, biên bản bàn giao bài thi, biên bản chấm thi, bảng tổng hợp kết quả thi, quyết định công nhận kết quả thi, biên bản phúc khảo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các tài liệu khác (nếu có) của kỳ thi.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ thi (ngày cơ quan quản lý công chức phê duyệt kết quả kỳ thi), Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi chịu trách nhiệm:

a) Bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức để lưu trữ, quản lý tài liệu về kỳ thi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Bàn giao cho cơ quan được phân cấp quản lý hồ sơ công chức toàn bộ hồ sơ cá nhân của người dự thi.

3. Bài thi và phách do Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi lưu trữ trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày công bố kết quả thi.

Điều 21. Tổ chức thi tuyển trong trường hợp không thành lập Hội đồng thi tuyển công chức

Trong trường hợp không thành lập Hội đồng thi tuyển công chức thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức vẫn phải bảo đảm quy trình tổ chức kỳ thi theo quy định tại Quy chế này, trong đó nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thi do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức thực hiện.

Chương II

XÉT TUYỂN CÔNG CHỨC

Điều 22. Hi đng xét tuyển công chức

1. Hội đồng xét tuyển công chức (sau đây viết tắt là Hội đồng xét tuyển) do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định thành lập. Hội đồng xét tuyển hoạt động theo từng kỳ xét tuyển và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xét tuyển thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

3. Hội đồng xét tuyển được sử dụng con dấu, tài khoản của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức trong các hoạt động của Hội đồng.

Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hn ca các thành viên Hi đng xét tuyển

1. Chủ tịch Hội đồng xét tuyển

a) Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng xét tuyển theo quy định, chỉ đạo việc tổ chức xét tuyển bảo đảm đúng quy chế xét tuyển;

b) Phân công trách nhiệm cho từng thành viên của Hội đồng xét tuyển;

c) Quyết định thành lập Ban kiểm tra sát hạch, Ban phúc khảo;

d) Tổ chức việc xây dựng và lựa chọn đề phỏng vấn theo đúng quy định, bảo đảm bí mật đề phỏng vấn theo chế độ tài liệu tuyệt mật;

đ) Tổ chức việc phỏng vấn và tổng hợp kết quả xét tuyển theo quy định;

e) Báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức xem xét, quyết định công nhận kết quả xét tuyển;

g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ xét tuyển.

2. Phó Chủ tịch Hội đồng xét tuyển: giúp Chủ tịch Hội đồng xét tuyển điều hành hoạt động của Hội đồng xét tuyển và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng xét tuyển theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng xét tuyển.

3. Các Ủy viên của Hội đồng xét tuyển do Chủ tịch Hội đồng xét tuyển phân công nhiệm vụ cụ thể để bảo đảm các hoạt động của Hội đồng xét tuyển thực hiện theo đúng quy định.

4. Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng xét tuyển giúp Chủ tịch Hội đồng xét tuyển:

a) Chuẩn bị các văn bản, tài liệu cần thiết của Hội đồng xét tuyển và ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng xét tuyển;

b) Tổ chức và chuẩn bị các tài liệu để hướng dẫn ôn tập cho thí sinh;

c) Tổ chức việc thu phí dự xét tuyển, quản lý chi tiêu và thanh quyết toán phí dự xét tuyển theo đúng quy định;

d) Tổng hợp, báo cáo kết quả xét tuyển với Hội đồng xét tuyển;

đ) Nhận đơn phúc khảo và ghi rõ ngày nhận đơn phúc khảo theo dấu văn thư của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức chuyển đến, kịp thời báo cáo Chủ tịch Hội đồng xét tuyển để báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức xem xét, quyết định.

Điều 24. Ban kiểm tra sát hạch

1. Ban kiểm tra sát hạch do Chủ tịch Hội đồng xét tuyển thành lập gồm các thành viên: Trưởng ban và các ủy viên.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban kiểm tra sát hạch:

a) Trưởng Ban kiểm tra sát hạch:

- Giúp Chủ tịch Hội đồng xét tuyển xây dựng đề phỏng vấn và tổ chức thực hiện việc phỏng vấn người dự tuyển theo đúng quy định;

- Tổ chức bố trí người phỏng vấn bảo đảm nguyên tắc mỗi người dự phỏng vấn phải có ít nhất 02 thành viên phỏng vấn và cho điểm;

- Tổng hợp kết quả phỏng vấn và bàn giao biên bản, phiếu điểm chấm phỏng vấn cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng xét tuyển. Giữ gìn bí mật kết quả điểm phỏng vấn;

- Báo cáo Chủ tịch Hội đồng xét tuyển quyết định kết quả phỏng vấn của thí sinh trong trường hợp các thành viên chấm chênh lệch nhau trên 10% so với điểm tối đa.

b) Ủy viên Ban kiểm tra sát hạch:

- Tham gia xây dựng bộ đề phỏng vấn theo phân công của Trưởng Ban kiểm tra sát hạch;

- Thực hiện phỏng vấn, chấm điểm các thí sinh theo đúng đáp án và thang điểm của đề phỏng vấn;

- Báo cáo các dấu hiệu vi phạm trong quá trình tổ chức phỏng vấn với Trưởng ban kiểm tra sát hạch và đề nghị hình thức xử lý.

3. Tiêu chuẩn thành viên Ban kiểm tra sát hạch:

a) Người được cử làm thành viên Ban kiểm tra sát hạch phải là công chức, viên chức, nhà quản lý, nhà nghiên cứu khoa học, giảng viên có trình độ chuyên môn trên đại học hoặc người có nhiều kinh nghiệm đối với chuyên ngành, lĩnh vực phù hợp với vị trí cần tuyển.

b) Không cử làm thành viên Ban kiểm tra sát hạch đối với những người là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của bên vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng của người dự xét tuyển và những người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật;

Điều 25. Tổ chức xét tuyển

1. Các bước chuẩn bị tổ chức xét tuyển:

a) Trước ngày tổ chức phỏng vấn ít nhất 15 ngày, Hội đồng xét tuyển gửi thông báo triệu tập thí sinh dự phỏng vấn, thông báo cụ thể thời gian, địa điểm tổ chức ôn tập (nếu có) và địa điểm tổ chức phỏng vấn cho các thí sinh có đủ điều kiện dự xét tuyển;

b) Trước ngày tổ chức phỏng vấn 01 ngày, Hội đồng xét tuyển niêm yết danh sách thí sinh theo số báo danh và theo phòng tổ chức phỏng vấn, sơ đồ vị trí các phòng, nội quy xét tuyển, hình thức xét tuyển tại địa điểm tổ chức phỏng vấn;

c) Trước ngày tổ chức xét tuyển ít nhất 01 ngày, Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng xét tuyển phải hoàn thành các công tác chuẩn bị cho kỳ xét tuyển như sau:

- Chuẩn bị các mẫu biểu liên quan đến tổ chức xét tuyển, gồm: danh sách thí sinh để gọi vào phỏng vấn; danh sách để thí sinh ký xác nhận sau khi phỏng vấn; mẫu biên bản bàn giao, nhận đề, mẫu biên bản mở đề, mẫu biên bản để xử lý vi phạm quy chế xét tuyển; mẫu biên bản bàn giao kết quả phỏng vấn và mẫu biên bản tạm giữ các giấy tờ, vật dụng của thí sinh vi phạm quy chế xét tuyển;

- Chuẩn bị thẻ cho các thành viên Hội đồng xét tuyển, Ban kiểm tra sát hạch, Ban giám sát kỳ xét tuyển, bộ phận phục vụ kỳ xét tuyển. Thẻ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng xét tuyển, Trưởng Ban kiểm tra sát hạch và Trưởng ban giám sát kỳ xét tuyển thì in đầy đủ họ tên và chức danh. Thẻ của các thành viên khác và giám sát viên chỉ in chức danh.

2. Tổ chức cuộc họp Ban kiểm tra sát hạch:

a) Trước khi tổ chức phỏng vấn, Trưởng ban kiểm tra sát hạch tổ chức họp Ban kiểm tra sát hạch; phổ biến kế hoạch, quy chế, nội quy, nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm của các thành viên Ban kiểm tra sát hạch; thống nhất các hướng dẫn cần thiết để ủy viên Ban kiểm tra sát hạch thực hiện và hướng dẫn cho thí sinh thực hiện trong quá trình tổ chức phỏng vấn;

b) Trường hợp cần thiết, khi kết thúc buổi phỏng vấn. Trưởng ban kiểm tra sát hạch tổ chức họp Ban kiểm tra sát hạch để rút kinh nghiệm.

3. Tổ chức phỏng vấn:

a) Chủ tịch Hội đồng xét tuyển chỉ đạo Ban kiểm tra sát hạch tổ chức việc xây dựng đề phỏng vấn; Trưởng ban kiểm tra sát hạch trình Chủ tịch Hội đồng xét tuyển quyết định lựa chọn đề phỏng vấn, bảo đảm mỗi vị trí cần tuyển phải có ít nhất 20 đề (kèm đáp án và thang điểm); các đề phỏng vấn được nhân bản để thí sinh bốc thăm ngẫu nhiên, việc nhân bản phải hoàn thành trước giờ phỏng vấn 60 phút.

b) Nội dung đề phỏng vấn phải căn cứ vào tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển; kết cấu đề phỏng vấn phải bảo đảm tính chính xác, khoa học. Mỗi đề phỏng vấn phải có đáp án và thang điểm chi tiết. Đề phỏng vấn phải được đóng trong phong bì, niêm phong và bảo quản theo chế độ tài liệu tuyệt mật; việc giao nhận, mở đề phỏng vấn đều phải lập biên bản theo quy định;

c) Thời gian chuẩn bị và trả lời câu hỏi của mỗi thí sinh tối đa là 30 phút;

d) Khi chấm điểm phỏng vấn, các thành viên chấm độc lập. Nếu điểm của 02 thành viên chấm chênh lệch nhau từ 10% trở xuống so với điểm tối đa thì lấy điểm bình quân, nếu chênh lệch trên 10% so với điểm tối đa thì các thành viên chấm phỏng vấn trao đổi để thống nhất, nếu không thống nhất được thì chuyển kết quả lên Trưởng ban kiểm tra sát hạch để báo cáo Chủ tịch Hội đồng xét tuyển quyết định;

đ) Kết quả chấm phỏng vấn phải được tổng hợp vào bảng kết quả có chữ ký của các thành viên chấm phỏng vấn và bàn giao cho Trưởng ban kiểm tra sát hạch.

4. Tổng hợp kết quả xét tuyển:

a) Sau khi tổ chức phỏng vấn, Trưởng ban kiểm tra sát hạch bàn giao kết quả phỏng vấn của các thí sinh dự xét tuyển cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng xét tuyển;

b) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng xét tuyển có trách nhiệm tổng hợp kết quả xét tuyển của các thí sinh trên cơ sở kết quả học tập, điểm tốt nghiệp và điểm phỏng vấn để báo cáo Hội đồng xét tuyển;

c) Chủ tịch Hội đồng xét tuyển báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức về kết quả xét tuyển để xem xét, trình cấp có thẩm quyền công nhận kết quả kỳ xét tuyển.

5. Việc n giao kết qu phỏng vn quy định tại điểm đ khon 3 và điểm a khon 4 Điều y đều phi có biên bn xác nhn.

Điều 26. Giám t k xét tuyn

1. Ngưi đứng đu cơ quan qun lý công chc quyết đnh thành lp Ban giám sát k xét tuyển công chc, gồm các thành viên: Trưng ban giám t kt tuyển và các giám sát viên. Nhiệm v cụ th ca các giám sát viên do Trưng ban giám t k t tuyển pn công.

2. Nội dung giám sát gồm: việc thực hiện các quy định về tổ chức kỳ xét tuyển, về hồ sơ, tiêu chuẩn và điều kiện của người dự xét tuyển; về thực hiện quy chế tổ chức kỳ xét tuyển.

3. Địa điểm giám sát: tại nơi làm việc của Hội đồng xét tuyển, tại nơi tổ chức phỏng vấn.

4. Thành viên Ban giám sát kỳ xét tuyển được quyền vào phòng phỏng vấn; có quyền nhắc nhở thí sinh, thành viên Ban kiểm tra sát hạch thực hiện đúng quy chế tổ chức kỳ xét tuyển; khi phát hiện có sai phạm đến mức phải lập biên bản thì có quyền lập biên bản về sai phạm của thí sinh, thành viên Hội đồng xét tuyển, thành viên Ban kiểm tra sát hạch.

5. Thành viên Ban giám sát kỳ xét tuyển khi làm nhiệm vụ phải đeo thẻ và phải tuân thủ đúng quy chế ca k t tuyn; nếu vi phạm quy chế ca k xét tuyển hoc làm lộ, lt bí mật nh hưng đến kết qu ca k xét tuyển thì Trưng ban kiểm tra sát hch báo cáo Ch tịch Hội đồng xét tuyển đ kp thi báo o cơ quan quản lý công chức đình ch nhiệm v giám t kt tuyển và xử lý theo quy định ca pháp lut.

Điều 27. Giải quyết khiếu nại, t cáo phúc kho

1. Trong quá trình t chc kxét tuyn, trưng hp có đơn khiếu ni, t cáo, Hi đng xét tuyển phải xem t giải quyết trong thi hạn 10 ngày, k t ngày nhận đưc đơn khiếu ni, t cáo.

2. Trong thi hn 15 ngày, kt ngày niêm yết công khai kết qut tuyn, nếu thy có sai t ca Hội đng xét tuyn trong việc tính đim học tp, đim tốt nghip thì ngưi d tuyn có quyn gi đơn đ ngh pc kho kết qut tuyn đến Hi đồng xét tuyn. y viên kiêm Thư ký Hi đồng t tuyn tổng hpoo Ch tịch Hi đng xét tuyn đ báo cáo ngưi đng đu cơ quan có thm quyn tuyn dng công chc t chc phúc kho trong thi hn 15 ngày, k t ngày hết thi hn nhn đơn đ ngh phúc kho theo quy định ti khon y. Không giải quyết phúc kho đi vi c đơn đ ngh pc kho nhn đưc sau thi hn quy định u trên (tính theo ngày đơn thư đến ti b phn văn thư ca cơ quan có thẩm quyn tuyn dụng công chc) và c đơn đ ngh phúc kho gi bng thư đin t, Fax, Telex.

3. Chtịch Hi đng xét tuyển quyết định thành lp Ban pc kho; kết quphúc khảo đưc tổng hp vào kết qu xét tuyn, Ch tịch Hội đồng xét tuyển báo cáo ngưi đng đầu quan có thẩm quyền tuyển dụng công chc xem t và tng báo kết quphúc kho cho ngưi có đơn đngh phúc khảo trong thi hn quy định tại khon 2 Điều y. Sau đó, trong thi hạn 15 ngày, ngưi đứng đu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phi trình ngưi đứng đu cơ quan quản lý công chc phê duyệt kết qu k t tuyn.

Điều 28. Lưu trữ tài liệu

1. Tài liu v kt tuyn bao gm: c văn bn v t chc kt tuyn ca ngưi đng đu cơ quan có thm quyn tuyn dụng công chc, văn bn ca Hội đồng t tuyn, biên bn c cuc hp Hi đng xét tuyển, danh ch tng hp ngưi d tuyn, đ phỏng vn gc, thang điểm và đáp án đ phỏng vn, c biên bn n giao đphng vấn, biên bn c đnh tình trạng niêm phong đề phỏng vấn, biên bản lập về các vi phạm quy chế, nội quy xét tuyển, bảng tổng hợp kết quả phỏng vấn, kết quả xét tuyển, quyết định công nhận kết quả xét tuyển, biên bản phúc khảo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các tài liệu khác (nếu có) của kỳ xét tuyển.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ xét tuyển (ngày cơ quan quản lý công chức phê duyệt kết quả kỳ xét tuyển), Ủy viên Thư ký Hội đồng xét tuyển chịu trách nhiệm:

a) Bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức để lưu trữ, bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng lưu trữ, quản lý tài liệu về kỳ xét tuyển quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Bàn giao cho cơ quan được phân cấp quản lý hồ sơ công chức toàn bộ hồ sơ cá nhân của người dự xét tuyển.

Điều 29. Tổ chức xét tuyển trong trường hợp không thành lập Hội đồng xét tuyển công chức

Trong trường hợp không thành lập Hội đồng xét tuyển công chức thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức vẫn phải bảo đảm quy trình tổ chức kỳ xét tuyển theo quy định tại Quy chế này, trong đó nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng xét tuyển do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức thực hiện.

 

PHỤ LỤC SỐ 3

NỘI QUY KỲ THI TUYN, THI NÂNG NGẠCH CÔNG CHỨC
(Ban hành m theo Thông tư s 13/2010/TT-BNV ngày 30 tng 12 năm 2010 ca B Ni v)

Điều 1. Quy đnh đi vi thí sinh tham d k thi

1. Phi có mặt trưc png thi đúng gi quy định. Trang phc gn ng, thhin văn minh, lch sự.

2. Xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc c giấy t tùy thân hp pháp khác (có dán nh) đ giám th phòng thi đi chiếu khi gi vào phòng thi.

3. Ngi đúng ch theo số báo danh, đGiy chng minh nhân dân hoặc giấy tkhác lên mặt n đgiám th phòng thi và c thành viên Hi đồng thi kiểm tra.

4. Ch đưc mang o phòng thi bút viết, thưc k; không đưc mang vào png thi đin thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tin tng tin kc và các loại giấy tờ, tài liu có liên quan đến ni dung thi (trừ trưng hp đ thi có quy định khác).

5. Ch s dụng loi giấy thi đưc phát đm i thi, kng đưc làm bài thi trên giấy khác. Phi ghi đầy đ các mc quy định trong giấy làm bài thi. Mi tgiấy thi phải có đ ch ký ca 02 giám th phòng thi, bài thi kng có đ ch ca 02 giám th phòng thi đưc xem là không hp lệ.

6.i thi ch đưc viết bng mt loi mc có màu xanh hoặc màu đen. Không đưc s dụng các loại mc màu khác, mc nhũ, mc phản quang, bút chì đ làm bài thi.

7. Trừ phn ghi bt buc trên trang phách, thí sinh không đưc ghi h n, chký ca thí sinh, chc danh, tên cơ quan, hoặc các dấu hiệu khác n bài thi.

8. Gi trt t và không đưc hút thuc trong phòng thi.

9. Không đưc trao đi vi ngưi khác trong thi gian thi, không đưc trao đi giấy thi, giấy nháp, không đưc quay cóp bài thi ca thí sinh khác hoặc bất kmt nh đng gian lận nào khác đđt đưc kết qu thi tt hơn.

10. Nếu cn hi điều , phi hi công khai giám thị png thi.

11. Trưng hp cn viết lại thì gch chéo hoc gch ngang phần đã viết trong i thi (trừ trưng hp đ thi có quy định khác).

12. Ch đưc ra ngoài phòng thi sau hơn mt na thi gian làm i và phi đưc s đồng ý ca giám th png thi. Không giải quyết cho thí sinh ra ngoài png thi đối vi môn thi có thi gian dưi 60 phút.

13. Trong thi gian không đưc ra ngoài phòng thi theo quy định ti khon 12 Điều y, thí sinh có đau, m bất thưng thì phi báo cáo giám th phòng thi và giám th phòng thi phải báo ngay cho Trưởng ban coi thi xem xét, giải quyết.

14. Ngng m i và np bài cho gm th phòng thi ngay sau khi giám thpng thi tuyên b hết thi gian làm i thi. Phải ghi rõ s t, s trang ca bài thi đã np và ký vào danh sách np bài thi. Trường hp không làm đưc i, thí sinh cũng phải np lại giy thi.

Điều 2. X lý vi phạm đi với t sinh

1. Thí sinh vi phạm ni quy thi đu phi lập biên bản và tùy theo mc đ vi phm, thí sinh s b x lý k lut theo các hình thc sau:

a) Khin trách: áp dụng đi với thí sinh vi phạm mt trong c li:

- Cố ý ngồi không đúng ch ghi s báo danh ca mình;

- Trao đi vi ngưi khác đã b nhắc nhnhưng vn không chp hành;

- Mang i liu vào png thi nhưng chưa s dng (trừ trưng hp đ thi quy đnh đưc mang i liệu vào phòng thi).

Hình thc k luật khiển trách do gm th phòng thi lp biên bản và công bcông khai tại phòng thi. Thí sinh b khiển trách bài thi o s b trừ 20% kết quđiểm thi ca bài thi đó.

b) Cnh cáo: áp dng đi vi thí sinh vi phm mt trong các li:

- Đã b khin trách nhưng vẫn tiếp tc vi phm nội quy phòng thi;

- Sử dụng tài liu trong png thi (trừ trưng hp đ thi có quy định đưc sdụng tài liu trong phòng thi);

- Trao đi giấy nháp, i thi cho nhau;

- Chép bài ca ngưi khác;

- Sử dụng đin thoi di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính và các phương tin thông tin khác trong phòng thi (trừ trưng hp đthi có quy đnh khác).

Hình thc k luật cnh o do giám th phòng thi lp biên bn, thu tang vật công b ng khai tại phòng thi. Thí sinh b cảnh o i thi nào thì s b tr40% kết quđiểm thi ca i thi đó.

c) Đình ch thi: áp dng đi với thí sinh vi phạm đã b lp biên bn cnh cáo nhưng vn cố tình vi phạm nội quy thi;

Hình thc k luật đình ch thi do Trưng ban coi thi quyết đnh và công bcông khai tại phòng thi. Thí sinh b đình ch thi môn nào thì bài thi môn đó đưc chấm điểm 0.

d) Hy b kết qu thi: áp dụng đi vi thí sinh phát hiện đánh tráo bài thi, thi h hoặc đã b x lý k luật bài thi trưc, nhưng bài thi sau vn cố tình vi phạm ni quy đến mc cảnh cáo.

đ) Nếu thí sinh vi phm ở mc đ nghiêm trng, cố ý y mất an tn trong png thi thì sẽ b x lý theo quy đnh ca pháp lut.

2. Các trưng hp thí sinh vi phạm ni quy thi phi lp biên bn thì 02 giám th png thi và thí sinh phi ký vào biên bn. Sau khi lp biên bn và công bcông khai tại phòng thi, giám th 1 phòng thi phi o o ngay vi Trưởng ban coi thi.

3. Thí sinh có quyền t giác nhng ngưi vi phạm nội quy, quy chế thi cho giám thị, Trưng ban coi thi hoc Hội đng thi.

Điều 3. Quy đnh đi vi giám thị phòng thi, gm th nh lang

1. Phi có mặt tại địa điểm thi đúng gi quy đnh. Trang phục gn gàng thhin văn minh, lch sự.

2. Thc hin đúng chức trách, nhiệm v đưc giao theo quy chế và ni quy ca k thi.

3. Gitrt t, kng đưc hút thuc, không đưc s dụng đin thoi di đng, máy nh trong png thi.

4. Không đưc trao đi riêng vi bt k thí sinh nào trong thi gian thi.

Điều 4. X lý vi phạm đi với gm thị phòng thi, giám th hành lang

1. Gm th png thi, gm thị hành lang vi phạm các quy định ti Điều 3 ca Ni quy y thì y theo mc đ vi phạm, Trưởng ban coi thi nhc nh hoặc đề ngh Ch tch Hội đồng thi đình ch nhiệm v giám thị.

2. Trưng hp gm th phòng thi có các hành vi làm lộ đ thi, chuyển đ thi ra ngoài, chuyển đáp án tngoài o phòng thi thì Ch tịch Hi đồng thi đình chnhiệm v giám th. Trưng hp vi phạm nghiêm trng, y nh hưng đến kết quk thi thì b xem t x lý k lut theo quy định đi vi cán bộ, công chc, viên chc hoặc b truy t theo quy định ca pháp lut.

 

PHỤ LỤC SỐ 4

QUY CHẾ TỔ CHỨC THI NÂNG NGẠCH CÔNG CHỨC
(Ban hành m theo Thông tư s 13/2010/TT-BNV ngày 30 tng 12 năm 2010 ca B Ni v)

Chương I

HỘI ĐỒNG THI NÂNG NGẠCH, CÁC BỘ PHẬN GIÚP VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG THI NÂNG NGẠCH CÔNG CHỨC

Mục 1. HỘI ĐNG THI NÂNG NGẠCHNG CHỨC

Điều 1. Hi đng thi nâng ngạch công chức

1. Hội đồng thi nâng ngạch công chc (sau đây viết tt là Hi đồng thi) do ngưi đng đu quan có thẩm quyền t chc thi nâng ngch công chc quyết định thành lp. Hội đng thi hoạt đng theo từng kthi và t giải th sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

2. Nhiệm vụ, quyền hn ca Hội đng thi thc hin theo quy định tại khon 2 Điều 32 Ngh định s 24/2010/-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 ca Chính phquy đnh v tuyển dụng, s dụng và qun lý công chc.

3. Hội đng thi đưc s dụng con du, tài khon ca quan có thẩm quyền tổ chc thi nâng ngch công chc trong các hoạt đng ca Hội đng.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hn ca các thành viên Hi đng thi

1. Ch tch Hội đng thi:

a) Chu trách nhiệm t chc thc hin các nhiệm v ca Hội đng thi theo quy định, ch đo t chc k thi bảo đảm đúng ni quy, quy chế ca k thi;

b) Phân công trách nhiệm cho từng thành viên ca Hi đng thi, trong s các thành viên phân công mt ngưi m y viên thưng trc Hội đng thi;

c) Quyết đnh thành lập Ban đ thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban phúc kho;

d) T chc việc xây dựng đ thi, la chn đ thi, bo qun, lưu trữ các đ thi theo đúng quy định; bo đảm bí mật đthi theo chế đ tài liu tuyệt mt;

đ) T chc việc coi thi, qun lý bài thi, đánh s phách, rc phách, quản phách và chấm thi theo quy định;

e) Báo cáo ngưi đng đầu quan có thẩm quyền t chc thi nâng ngch công chc xem xét, quyết định công nhn kết quk thi;

g) Gii quyết khiếu ni, t cáo trong quá trình t chc k thi.

2. y viên thưng trc Hi đồng thi: giúp Ch tch Hi đng thi điu nh hoạt đng ca Hi đồng thi và thc hin mt s nhiệm v c th ca Hội đồng thi theo s phân công ca Ch tch Hi đồng thi.

3. Các y viên ca Hi đồng thi do Ch tịch Hi đồng thi phân công nhiệm vụ cụ th đbảo đảm các hoạt động ca Hi đồng thi thc hiện đúng quy định.

4.y viên kiêm Thư ký Hi đồng thi gp Ch tch Hi đồng thi:

a) Chun b các văn bn, tài liu cn thiết ca Hội đồng thi và ghi bn bn các cuc họp ca Hi đng thi;

b) T chc và chun b các tài liu đhưng dn ôn tp cho thí sinh;

c) T chc việc thu phí dthi nâng ngch, quản lý chi tiêu và thanh quyết toán phí d thi nâng ngch theo đúng quy định;

d) Nhn và kiểm tra niêm phong bài thi t Trưởng ban coi thi; bàn giao bài thi cho Trưng ban pch, nhận bài thi đã rc phách và đánh s phách t Trưng ban phách; bàn giao bài thi đã rc phách cho Trưởng ban chấm thi và thu i thi đã có kết quchấm thi t Trưng ban chấm thi theo đúng quy đnh;

đ) Tổng hp, báo cáo kết quthi vi Hội đng thi;

e) Nhận đơn phúc khảo và ghi rõ ngày nhận đơn phúc khảo theo dấu văn thư ca cơ quan có thẩm quyền t chc thi nâng ngch chuyển đến, kịp thi báo cáo Ch tịch Hi đồng thi đ báo o ngưi đứng đu quan có thẩm quyền t chc thi nâng ngch xem xét, quyết định.

Mục 2. C BỘ PHN GIÚP VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG THI

Điều 3. Ban coi thi

1. Ban coi thi do Ch tịch Hội đồng thi thành lp, gồm các thành viên: Trưng ban, Phó trưng ban và các giám th.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn ca các thành viên Ban coi thi:

a) Trưởng ban coi thi:

- Giúp Hi đng thi t chc k thi theo đúng quy chế và nội quy ca k thi;

- Bố trí phòng thi; phân công nhiệm v cho Phó trưng ban coi thi; phân công giám th phòng thi và giám thị hành lang cho từng môn thi;

- Nhận và bảo quản đthi theo đúng quy đnh;

- Tm đình ch việc coi thi ca giám th, kịp thời báo o Chủ tịch Hi đồng thi quyết đnh hoặc đình ch thi đi vi thí sinh nếu thấy căn cứ vi phạm nội quy, quy chế ca k thi;

- T chc thu bài thi ca thí sinh và niêm phong i thi đ n giao cho y viên kiêm Thư ký Hội đng thi.

b) Phó Trưng ban coi thi:

Giúp Trưng ban coi thi điều nh mt s hoạt động ca Ban coi thi theo sphân công ca Trưng ban coi thi.

c) Giám th phòng thi:

Mi phòng thi đưc phân công 02 giám thị, trong đó có mt giám th đưc Trưởng ban coi thi phân công chu trách nhiệm chính trong vic t chc thi tại png thi (gi là giám th 1). Gm th 1 phân công nhiệm v cụ th cho các giám th ti png thi. Giám th phòng thi thc hin các nhiệm v sau:

- Kiểm tra phòng thi, đánh s báo danh ca thí sinh vào ch ngi tại png thi;

- Gi thí sinh vào phòng thi; kiểm tra giấy chng minh nhân n (hoặc mt trong các loi giấy t tùy thân hp pháp khác) ca thí sinh; ch cho phép thí sinh mang o phòng thi nhng vt dụng theo quy định; hưng dn thí sinh ngi theo đúng v trí;

- Ký vào giấym i thi và giấy nháp theo quy đnh; phát giấy thi, giấy nháp cho thí sinh; hưng dẫn thí sinh các quy đnh vlàm i thi, ni quy thi;

- Nhận đ thi; kiểm tra niêm phong đ thi có s chứng kiến ca thí sinh; m đề thi; đc đ thi hoặc phát đ thi cho thí sinh theo quy đnh;

- Thc hiện nhiệm v coi thi theo ni quy, quy chế ca k thi;

- X lý c trưng hp vi phạm nội quy thi; lập biên bn và báo cáo Trưng ban coi thi xem xét, quyết định nếu vi phm đến mc phi đình ch thi;

- Thu i thi theo đúng thi gian quy định; kiểm tra bài thi do thí sinh nộp, đảm bảo đúng h tên, s báo danh, s t; ký biên bản và bàn giao bài thi, đ thi đã nhân bản chưa phát hết cho thí sinh và c biên bn vi phạm (nếu có) cho Tng ban coi thi.

d) Gm th hành lang:

- Gi gìn trật t và bo đảm an tn bên ngoài phòng thi;

- Phát hin, nhắc nh, phê bình, ng giám thị png thi lp bn bản thí sinh vi phạm nội quy, quy chế ca k thi khu vc hành lang. Trường hp vi phạm nghiêm trng như gây mất trật t, an toàn khu vc hành lang phi báo ngay cho Trưởng ban coi thi xem xét, giải quyết;

- Không đưc vào phòng thi.

3. Tiêu chun gm thị:

a) Ngưi đưc cử làm giám th phải là công chc, viên chc ngch chuyên viên hoc tương đương trở n;

b) Không cử m giám th đi với những ngưi là cha, mẹ, anh, ch, em ruột ca bên vợ hoặc chng, v hoặc chồng ca ngưi d thi và nhng ngưi đang trong thi gian b xem t x lý k lut hoặc đang thi hành quyết định k lut;

c) Ngưi đưc c m giám th không đưc tham gia Ban đ thi và Ban chm thi.

Điều 4. Ban phách

1. Ban pch do Ch tịch Hi đồng thi thành lp gồm các thành viên: Tng ban và các y viên.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn ca các thành viên Ban phách:

a) Trưởng ban pch:

- Giúp Hội đồng thi và phân công nhim v cụ th cho các thành viên Ban phách đ t chc thc hin việc đánh s pch và rc phách các bài thi theo đúng quy đnh ca k thi;

- Nm phong pch và i thi đã đưc rc pch, bàn giao cho y viên kiêm Thư ký Hi đồng thi theo đúng quy đnh. b) y viên Ban pch:

- Đánh s phách và rc phách c i thi theo phân công của Trưng ban phách;

- Bảo đảm bí mật s phách.

3. Tiêu chun thành vn Ban phách:

a) Ngưi đưc cử làm thành viên Ban phách phi là công chc, viên chc đang ở ngch chuyên viên hoặc tương đương trở n;

b) Không cử làm thành viên Ban phách đi vi những ngưi cha, mẹ, anh, chị, em ruột ca bên v hoặc chồng, v hoặc chồng ca ngưi d thi và những ngưi đang trong thi gian b xem t x lý k luật hoặc đang thi hành quyết đnh k lut;

c) Ngưi đưc c m thành viên Ban phách không đưc tham gia Ban chấm thi.

Điều 5. Ban đề thi

1. Ban đ thi do Ch tch Hội đng thi thành lập gm các thành viên: Tng ban và các y viên.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn ca các thành viên Ban đthi:

a) Trưởng ban đthi:

- Giúp Hi đồng thi t chc thc hin việc xây dựng b đ thi hoặc ngân hàng u hi theo đúng quy định;

- Gi bí mật ca b đthi hoặc ngân hàng câu hi theo quy định.

b) y viên Ban đthi:

- Tham gia xây dựng b đ thi hoặc ngân hàng câu hi theo phân công ca Trưởng ban đ thi;

- Gi bí mật ca b đthi hoặc ngân hàng câu hi theo quy định.

3. Tiêu chun thành vn Ban đthi:

a) Ngưi đưc cử làm thành vn Ban đ thi phi là công chc, viên chc, nhà quản lý, nhà nghiên cu khoa hc, ging vn có trình đ chuyên môn trên đi hc hoặc ngưi có nhiu kinh nghiệm đối vi môn thi;

b) Không cử làm thành viên Ban đ thi đi vi những ngưi là cha, mẹ, anh, chị, em ruột ca bên v hoặc chồng, v hoặc chồng ca ngưi d thi và những ngưi đang trong thi gian b xem t x lý k luật hoặc đang thi hành quyết đnh k lut;

c) Ngưi đưc cử làm thành viên Ban đ thi không đưc tham gia Ban coi thi.

Điều 6. Ban chm thi

1. Ban chấm thi do Ch tch Hội đồng thi thành lập gm các thành viên: Trưởng ban và các y viên.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn ca các thành viên Ban chấm thi:

a) Trưởng ban chấm thi:

- Giúp Hi đng thi t chc thc hiện việc chấm thi theo đúng quy định;

- Phân công các y viên Ban chấm thi bảo đảm nguyên tắc mi i thi viết, thi vn đáp phi có ít nhất 02 thành viên chm thi;

- T chc trao đi đ thng nht o cáo Ch tịch Hi đồng thi xem xét, phê duyệt đáp án, thang điểm chi tiết ca đthi trưc khi chấm thi;

- Nhn và phân chia i thi ca thí sinh cho các thành viên Ban chấm thi, bàn giao biên bản chấm thi và kết quả chấm thi cho y viên kiêm Thư ký Hi đng thi;

- Lập biên bn và báoo Ch tịch Hi đồng thi xem t và gii quyết khi phát hin i thi ca thí sinh vi phạm nội quy, quy chế ca k thi;

- Tng hp kết qu chấm thi, bàn giao cho y viên kiêm Thư ký Hội đồng thi. Gi gìn bí mật kết quđiểm thi;

- Quyết đnh chấm lại bài thi trong trưng hợp các thành viên chấm thi chấm chênh lch nhau trên 10% so vi điểm tối đa đối vi cùng mti thi.

b) y viên Ban chấm thi:

- Chấm điểm các bài thi theo đúng đáp án và thang đim;

- o cáo dấu hiệu vi phạm trong các bài thi vi Trưng ban chấm thi và đề ngh hình thc x lý.

3. Tiêu chun thành vn Ban chấm thi:

a) Ngưi đưc cử làm thành viên Ban chm thi phi là công chc, viên chc, nhà quản lý, nhà nghiên cu khoa học, giảng viên có trình đ chuyên môn trên đại hc hoặc ngưi có nhiều kinh nghiệm đối vi môn thi;

b) Không cử m thành viên Ban chấm thi đi vi những ni là cha, mẹ, anh, ch, em ruột ca bên v hoặc chồng, vhoặc chồng ca ngưi d thi và nhng ngưi đang trong thi gian b xem t x lý k luật hoặc đang thi hành quyết đnh k lut;

c) Ngưi đưc cử làm thành viên Ban chm thi không đưc tham gia vào Ban coi thi và Ban pch.

Chương II

TỔ CHỨC KỲ THI NÂNG NGẠCH

Điều 7. Công tác chuẩn bị k thi

1. Trước ngày thi ít nhất 15 ngày, Hội đồng thi gửi thông báo triệu tập thí sinh dự thi, thông báo cụ thể thời gian, địa điểm tổ chức ôn thi (nếu có) và địa điểm tổ chức thi cho các thí sinh có đủ điều kiện dự thi.

2. Trước ngày thi 01 ngày, Hội đồng thi niêm yết danh sách thí sinh theo số báo danh và theo phòng thi, sơ đồ vị trí các phòng thi, nội quy thi, hình thức thi, thời gian thi đối với từng môn thi tại địa điểm tổ chức thi.

3. Trước ngày thi ít nhất 01 ngày, Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi phải hoàn thành các công tác chuẩn bị cho kỳ thi như sau:

a) Chuẩn bị các mẫu biểu liên quan đến tổ chức thi, gồm: danh sách thí sinh để gọi vào phòng thi; danh sách để thí sinh ký nộp bài thi; mẫu biên bản bàn giao, nhận đề thi, mẫu biên bản mở đề thi, mẫu biên bản xử lý vi phạm nội quy thi; mẫu biên bản bàn giao bài thi và mẫu biên bản tạm giữ các giấy tờ, vật dụng của thí sinh vi phạm quy chế thi;

b) Chuẩn bị thẻ cho các thành viên Hội đồng thi, Ban coi thi, Ban giám sát kỳ thi, bộ phận phục vụ kỳ thi. Thẻ của Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng thi, Trưởng ban coi thi và Trưởng ban giám sát kỳ thi thì in đầy đủ họ tên và chức danh. Thẻ của các thành viên khác và giám sát viên chỉ in chức danh.

Điều 8. Khai mc k thi

1. Trước khi bắt đầu kỳ thi phải tổ chức lễ khai mạc kỳ thi.

2. Trình tự tổ chức lễ khai mạc như sau: chào cờ; tuyên bố lý do; giới thiệu đại biểu; công bố quyết định thành lập Hội đồng thi; công bố quyết định tổ chức kỳ thi; công bố quyết định thành lập Ban coi thi, Ban giám sát kỳ thi; Chủ tịch Hội đồng thi nâng ngạch tuyên bố khai mạc kỳ thi; phổ biến kế hoạch thi, quy chế thi, nội quy thi.

Điều 9. T chức các cuc hp Ban coi thi

1. Sau lễ khai mạc, Trưởng ban coi thi tổ chức họp Ban coi thi; phổ biến kế hoạch, quy chế, nội quy, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các thành viên Ban coi thi; thống nhất các hướng dẫn cần thiết để giám thị thực hiện và hướng dẫn cho thí sinh thực hiện trong quá trình thi.

2. Đối với mỗi môn thi, trước giờ thi 60 phút, Trưởng ban coi thi họp Ban coi thi; phân công giám thị từng phòng thi theo nguyên tắc không lặp lại giám thị phòng thi đối với môn thi khác trên cùng một phòng thi; phổ biến những hướng dẫn và lưu ý cần thiết cho các giám thị phòng thi và giám thị hành lang đối với môn thi.

3. Trường hợp cần thiết, khi kết thúc môn thi, Trưởng ban coi thi tổ chức họp Ban coi thi để rút kinh nghiệm.

Điều 10. Cách b trí, sắp xếp trong phòng thi

1. Đối với các môn thi theo hình thức thi viết, thi trắc nghiệm: mỗi phòng thi bố trí tối đa 50 thí sinh, mỗi thí sinh ngồi một bàn hoặc ngồi cách nhau ít nhất 1 mét. Trước giờ thi 30 phút, giám thị phòng thi đánh số báo danh của thí sinh tại phòng thi và gọi thí sinh vào phòng thi.

2. Đối với các môn thi theo hình thức thi vấn đáp: phòng thi được bố trí bàn cho các thí sinh chuẩn bị trả lời sau khi bốc thăm ngẫu nhiên câu hỏi và bàn để hỏi thi vấn đáp. Đối với môn thi bảo vệ đề án, phòng thi được bố trí như phòng bảo vệ luận án, luận văn.

3. Đối với môn thi theo hình thức thi thực hành: phòng thi phải được bố trí phù hợp với yêu cầu thực hành. Trường hợp thi thực hành trên máy, phòng thí nghiệm và phương tiện khác thì Hội đồng thi phải chuẩn bị máy, phòng thí nghiệm và phương tiện phù hợp với tình huống để thi thực hành.

Điều 11. Đề thi

1. Ch tch Hi đng thi ch đo Ban đ thi t chc vic ra đ thi và trình Chtịch Hội đồng thi quyết định la chọn đ thi.

2. Ni dung đ thi phải căn cứ o tiêu chun nghip v ca ngch d thi, kết cấu đ thi phi bo đảm tính chính xác, khoa hc. Mi đ thi phi có đáp án và thang điểm chi tiết. Đ thi phi đưc đóng trong phong , nm phong và bo quản theo chế đ tài liệu tuyệt mt; việc giao nhn, m đ thi đu phi lp biên bn theo quy đnh.

3. Đi vi mi môn thi bng hình thc thi viết, phi chuẩn b ít nhất mt đthi chính thc và mt đthi d png.

4. Đi vi mi môn thi bng hình thc thi trắc nghim, phi chun b ít nht 02 đề thi chính thc và 02 đthi d phòng. Đthi đưc nhân bn để phát cho từng tsinh, thí sinh ngồi gn nhau không đưc s dng đthi giống nhau.

5. Đối vi mi môn thi bng hình thc thi vn đáp, phi chun b ít nhất 30 đề thi, đưc nhân bn đ thí sinh bc thăm ngẫu nhiên.

6. Vic nhân bn đ thi (thi viết, thi trc nghim) do Ch tch Hội đng thi quyết định, bảo đảm hoàn thành trưc gi thi 60 phút. Đ thi sau khi nhân bản đưc nm phong và bo quản theo chế đ i liu tuyệt mt. Ngưi tham gia nhân bn đ thi phi đưc cách ly cho đến khi thí sinh bt đầu m i thi.

Điều 12. Giấy làm i thi, giy nháp

1. Đi vi nh thc thi viết, giấy m i thi đưc in sẵn theo mẫu quy định, có ch ký ca 02 giám th phòng thi.

2. Đối vi hình thc thi trắc nghim, thí sinh m i trực tiếp trên trang nh riêng đm bài.

3. Giấy nháp: s dng thống nht mt loi giấy nháp do Hội đng thi phát ra, ch ký ca giám th tại phòng thi.

Điều 13. Xác nhn tình trng đề thi và mở đề thi

1. Gm th phòng thi mi 02 đại diện thí sinh kiểm tra niêm phong phong đựng đ thi và ký biên bn c nhn phong bì đựng đ thi đưc niêm phong theo quy đnh.

2. Trường hp phong bì đng đ thi b mt dấu niêm phong hoc dấu hiệu nghi ng khác, giám th phòng thi lập biên bản (có c nhn ca 02 đại diện thí sinh) tại phòng thi; đồng thi thông o Trưng ban coi thi đ báo cáo Ch tch Hi đồng thi xem xét, giải quyết. Trường hp sau khi đã m đ thi, nếu phát hiện đ thi li (đ thi sai sót, nhầm đ thi, thiếu trang, nhm trang...) thì giám thphòng thi (giám th 1) phi thông báo ngay cho Trưởng ban coi thi đ lập biên bản và Trưng ban coi thi phải báo cáo ngay lên Ch tch Hi đồng thi xem xét, giải quyết.

3. Ch có Ch tch Hi đồng thi mi có quyn cho phép s dụng đ thi d phòng.

Điều 14. Cách tính thời gian làm i thi

1. Đối vi hình thc thi viết: Thi gian bt đu m bài thi đưc tính t sau khi giám th viết xong đ thi lên bng và đc lại hết đ thi; trưng hp đ thi đã đưc nhân bản đphát cho từng thí sinh thì nh t giám th phát đ đ thi cho thí sinh và đc li hết đ thi. Thi gian làm i thi đưc ghi trên đ thi, giám th png thi ghi thi gian bắt đu và thi gian np bài lên bng trong png thi. Trường hp thi viết đán thì thi gian làm i là 01 ngày theo hưng dẫn ca Hội đng thi.

2. Đối vi hình thc thi trắc nghim: Thi gian bắt đu m i thi đưc tính sau 5 pt k t khi pt xong đ thi cho thí sinh. Thời gian làm i đưc ghi trên đ thi, giám th phòng thi ghi thi gian bt đu và thi gian np bài lên bng trong png thi.

3. Đi vi hình thc thi vn đáp: Thi gian chuẩn b và trả li câu hi ca mi thí sinh ti đa là 30 phút.

4. Đi vi nh thc thi thc hành: Thi gian m i thi thc hin theo yêu cầu ca đthi.

5. Đối vi hình thc thi bo v đ án: Thi gian bo vđ án ca mi thí sinh ti đa là 30 pt.

Điều 15. Thu bài thi và bàn giao bài thi

1. Đi vi hình thc thi viết và thi trắc nghim:

a) Thu bài thi:

Khi hết thi gian làm bài thi, giám th png thi yêu cu thí sinh dừng m bài và np i thi. Giám th phòng thi kiểm tra s tờ, s trang ca i thi ca từng tsinh, ghi vào danh sách npi thi và yêu cầu thí sinh, các giám th png thi vào danhch np i thi;

b) Bàn giao bài thi:

- Giám th tng phòng thi bàn giao tn b bài thi ca thí sinh, đ thi đã nhân bn chưa phát hết cho thí sinh các n bản khác có liên quan cho Trưng ban coi thi. Trưng ban coi thi bàn giao toàn b bài thi cho y viên kiêm Thư ký Hội đồng thi.

- y viên kiêm Thư ký Hi đng thi ch đưc bàn giao bài thi cho Trưng ban chm thi sau khi toàn b c i thi của thí sinh đã đưc đánh s phách và rc phách.

2. Đi vi hình thc thi vn đáp, thi thc hành hoặc thi bo vđề án:

Kết qu chấm thi phải đưc tng hp vào bng kết qu thi có ch ký ca các thành viên chấm thi và giao ngay cho Trưng ban chấm thi. Trưởng ban chấm thi niêm phong kết qu trưc s chng kiến ca thành viên chm thi. Trưng ban chấm thi bàn giao toàn b kết qu cho y viên kiêm Thư ký Hội đồng thi ngay khi kết tc bui thi.

3. Việc giao, nhn bài thi quy định ti khoản 1 và khon 2 Điu y đu phi có biên bản c nhn đi vi từng môn thi.

Điều 16. Chm thi

1. Trưng ban chấm thi t chc, qun lý vic chấm thi tập trung ti đa điểm quy đnh, kng đưc mang bài thi ca thí sinh ra khi đa điểm chấm thi.

Thành viên chấm thi ch căn cứ vào ni dung bài thi và đáp án, thang điểm đã đưc Ch tch Hi đng thi phê duyệt đ chấm thi. Ch chấm những bài thi hp llà bài thi m trên giấy do Hi đồng thi phát, có đ ch ký ca 02 giám th phòng thi. Không chấm nhng bài m trên giấy khác với giấy ng cho k thi đó, bài làm trên giấy nháp, bài có nhiu ch khác nhau hoặc có viết, v trái vi thun phong m tục, bài có đánh du, bài viết t 02 loi mc trở lên.

2. Mi bài thi đưc 02 thành vn chấm thi độc lp; nếu đim ca 02 thành viên chấm chênh lch như t 10% trở xung so vi s điểm tối đa thì lấy điểm bình quân; nếu chênh lệch trên 10% so vi điểm tối đa thì thc hiện như sau:

a) Đi vi môn thi bng nh thc thi viết và thi trắc nghiệm thì bài thi đó đưc chấm lại bi 02 thành viên chấm thi khác, nếu vn cnh lch trên 10% so vi điểm tối đa thì chuyển 02 kết qu n Trưng ban chấm thi đ báo cáo Ch tch Hi đồng thi xem xét, quyết đnh;

b) Đi vi môn thi bng nh thc thi vn đáp, thi thc hành và thi bảo v đề án thì các thành viên chấm thi trao đi đ thống nht ngay khi kết thúc phn thi đi vi thí sinh đó, nếu kng thng nht đưc thì chuyển kết qu n Trưng ban chấm thi đbáo cáo Ch tch Hi đồng thi xem xét, quyết đnh.

3. Đim ca bài thi phải được thành viên chm thi ghi bng s và bng chvào phn dành đ ghi đim trên bài thi và trên bng tổng hp đim chm thi, nếu có sa cha thì phải có ch ký ca 02 thành viên chm thi bên cnh nơi ghi đim đã sa chữa. Trường hợp đim thi ca thí sinh do Ch tch Hi đồng thi quyết định theo quy đnh tại đim a và đim b khon 2 Điu này thì Ch tch Hội đng thi cũng phải ký tên vào bên cạnh nơi ghi đim do Ch tch Hội đng thi đã quyết định.

4. Sau khi chấm xong bài thi ca từng môn thi, từng thành viên chấm thi tổng hp kết qu thi và ký o bng tng hp, np cho Trưng ban chấm thi. Trưng ban chấm thi nm phong và bàn giao cho y viên kiêm Thư ký Hi đng thi quản lý theo chế đ i liệu tuyệt mt.

Điều 17. Ghép phách và tng hp kết quả thi

1. Sau khi t chc chấm thi xong mi đưc t chc ghép phách. Trưng ban phách niêm phong danh sách thí sinh sau khi ghép phách và bàn giao cho y viên kiêm Thư ký Hội đng thi.

2. y viên kiêm Thư ký Hội đng thi chu trách nhiệm t chc tng hp kết quthi sau khi ghép phách và o o Ch tch Hi đng thi.

3. Ch tch Hội đồng thi o o ngưi đứng đu quan thẩm quyền tổ chc thi ng ngch v kết qu k thi nâng ngch đ xem xét, công nhn kết quk thi.

Điều 18. Giám t k thi

1. Ngưi đng đu cơ quan có thẩm quyn t chc thi nâng ngạch công chc quy đnh tại Điều 31 Ngh đnh s 24/2010/-CP quyết đnh thành lp Ban giám sát k thi nâng ngch công chc, gồm các thành viên: Trưng ban giám sát k thi các giám sát viên. Nhiệm v cụ th ca các giám sát viên do Trưng ban giám t k thi phân công.

2. Ni dung giám t gm: vic thc hiện các quy đnh v t chc k thi, về h, tiêu chuẩn và điu kin ca ngưi d thi; v thc hin quy chế và ni quy ca k thi.

3. Đa điểm giám sát: tại nơi m việc ca Hi đồng thi, nơi t chc thi, nơi tổ chc đánh s phách, rc phách, ghép phách và nơi t chc chấm thi.

4. Thành viên Ban giám t kỳ thi đưc quyền vào phòng thi và nơi chấm thi; có quyền nhắc nh thí sinh, thành viên Ban coi thi, Ban phách và Ban chấm thi thc hin đúng quy chế và ni quy ca k thi; khi phát hin có sai phạm đến mc phải lập biên bn thì có quyền lp biên bản v sai phạm ca thí sinh, thành viên Hi đồng thi, thành vn Ban coi thi, Ban pch và Ban chấm thi.

5. Thành viên Ban giám t kỳ thi khi m nhiệm v phi đeo th và phi tuân th đúng quy chế, ni quy ca k thi; nếu vi phạm quy chế, ni quy ca k thi hoc m lộ, lọt bí mật nh hưng đến kết qu ca k thi thì Trưng ban coi thi, Trưng ban pch, Trưởng ban chấm thi báo o Ch tch Hội đng thi đ kp thi báo cáo cơ quan có thẩm quyền t chc thi nâng ngch ng chc đình ch nhiệm v giám t k thi và x lý theo quy định ca pháp lut.

Điều 19. Giải quyết khiếu nại, t cáo phúc kho

1. Trong quá trình t chc k thi, trưng hp có đơn khiếu ni, t cáo, Hội đồng thi phải xem t gii quyết trong thi hn 10 ngày, k t ngày nhận đưc đơn khiếu ni, t cáo.

2. Trong thi hn 15 ngày, k t ngày có thông báo điểm thi, ngưi d thi quyền gi đơn đngh phúc khảo kết qu bài thi đến Hi đồng thi. y viên kiêm Thư ký Hội đồng thi tổng hp, báo cáo Ch tch Hội đồng thi đ t chc chấm phúc kho và tng báo kết qu chấm phúc khảo cho ngưi có đơn đ ngh phúc khảo trong thời hn 15 ngày, k t ngày hết thời hn nhn đơn phúc khảo theo quy định tại khoản y. Không gii quyết phúc khảo đi vi các đơn đngh phúc kho nhận đưc sau thi gian quy định nêu trên (tính theo ngày đơn thư đến ti b phn văn thư ca quan thẩm quyền t chức thi nâng ngch ng chc) các đơn đngh phúc khảo gi bng thư điện t, Fax, Telex.

3. Chtịch Hi đồng thi quyết định tnh lập Ban phúc kho, không bao gm nhng thành viên đã tham gia vào Ban chấm thi; kết qu chm phúc kho đưc tổng hp vào kết qu thi. Sau đó, trong thi hn 15 ngày, k t ny thông o kết qu phúc kho, Chtịch Hội đồng thi o o ngưi đứng đu quan có thm quyền t chc thi nâng ngch công chc xem xét, công nhận kết quk thi.

Điều 20. Lưu trữ tài liệu

1. i liu v k thi bao gồm: các văn bn v t chc k thi ca ngưi đng đu quan có thẩm quyền t chc thi nâng ngch công chc, văn bn ca Hội đồng thi, biên bn các cuc hp Hội đồng thi, danh ch tng hp ngưi dthi, đề thi gc, đáp án và thang điểm ca đ thi, bn bn bàn giao đ thi, bn bn xác định nh trng niêm phong đ thi, biên bn lập v các vi phạm quy chế, ni quy thi, biên bn bàn giao bài thi, biên bn chm thi, bng tổng hp kết qu thi, quyết định công nhn kết qu thi, biên bn phúc kho, gii quyết khiếu ni, t cáo và các i liệu khác (nếu có) ca k thi.

2. Trong thi hn 30 ngày, k tngày kết tc kthi (ngày cơ quan có thẩm quyền t chc thi nâng ngch công nhn kết qu k thi), y viên kiêm Thư ký Hội đồng thi chu trách nhim:

a) Bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền t chc thi nâng ngch công chc để lưu tr, quản lý i liệu v k thi quy đnh tại khoản 1 Điu y;

b) n giao cho quan đưc phân cp qun lý h sơ công chc toàn b h sơ cá nhân ca ngưi d thi.

3. i thi và phách do y viên kiêm Thư ký Hi đồng thi lưu trữ trong thi hn 02 năm, kt ngày công b kết quthi.

Điều 22. Áp dụng quy chế đi vi trưng hp y quyền t chức thi nâng ngch công chc

Đi vi k thi nâng ngạch công chc do quan có thẩm quyền t chc thi nâng ngch y quyền cho quan qun lý công chc thc hin thì vic thành lp Hi đng thi, việc xây dng đ thi và t chc chấm thi thc hiện theo quyết đnh ca quan có thẩm quyền t chc thi ng ngch ng chc và quy đnh ti Quy chế y.

 

MẪU SỐ 1

Tên Bộ, ngành, địa phương:.....................................

OO SỐ LƯỢNG, CƠ CẤU NGCH CÔNG CHỨC HIỆN CÓ VÀ ĐNGHỊ SỐ LƯỢNG CHỈ TIÊU NÂNG NGẠCH CỦA TỪNG NGẠCH CÔNG CHỨC NĂM....
(Ban hành m theo Thông tư s 13/2010/TT-BNV ngày 30 tng 12 năm 2010 ca B Ni v)

TT

Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị

Tổng số

Số lượng, cơ cấu ngạch công chức hiện có

Đề nghị số lượng chỉ tiêu nâng ngạch của từng ngạch công chức

Ghi chú

CVCC hoặc tương đương

CVC hoặc tương đương

CV hoặc tương đương

CS hoặc tương đương

Nhân viên

CVCC hoặc tương đương

CVC hoặc tương đương

CV hoặc tương đương

CS hoặc tương đương

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

I

Ngạch hành chính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Ngạch thanh tra

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Ngạch kế toán

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Mẫu báo cáo này áp dụng trong k thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh được gi kèm theo văn bản của cơ quan quản lý công chức gửi Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương.

 

 

..............., ngày..... tháng..... năm 20............
Thủ trưng B, ngành, đa phương
(Ký tên, đóng du)

 

MẪU SỐ 2

Tên Bộ, ngành, địa phương:.............................

OO SỐ LƯỢNG CÔNG CHỨC HIỆN CÓ VÀ ĐĂNG KÝ NHU CẦU CCÔNG CHỨC CÓ Đ CÁC TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN DTHI NÂNG NGẠCH NĂM....
(Ban hành kèm theo Thông tư số…/2010/TT-BNV ngày … tháng … năm 2010 của Bộ Nội vụ)

TT

Ngạch công chức chuyên ngành

Tổng số

Số lượng công chức hiện có theo từng ngạch công chức

Đăng ký nhu cầu cử công chức có đủ các tiên chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch

Ghi chú

CVCC hoặc tương đương

CVC hoặc tương đương

CV hoặc tương đương

CS hoặc tương đương

Nhân viên

CVCC hoặc tương đương

CVC hoặc tương đương

CV hoặc tương đương

CS hoặc tương đương

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

1

Hành chính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Thanh tra

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Kế toán

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Thuế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Hải quan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Quản lý thị trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Ngân hàng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Mẫu báo cáo này áp dụng trong k thi nâng ngạch chưa theo nguyên tắc cnh tranh được gi kèm theo văn bản của cơ quan quản công chc gi Bộ Nội v hoc Ban Tổ chc Trung ương.

 

 

..............., ngày..... tháng..... năm 20............
Thủ trưng B, ngành, đa phương
(Ký tên, đóng du)

 

MẪU SỐ 3

Tên Bộ, ngành, địa phương:.................................

DANH SÁCHNG CHỨC CÓ Đ CÁC TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN DTHI NÂNG NGẠCH TỪ NGẠCH......N NGẠCH...... NĂM.............
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ)

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Chức vụ hoặc chức danh công tác

Cơ quan, đơn vị đang làm việc

Thời gian giữ ngạch (kể cả ngạch TĐ)

Mức lương hiện hưởng

Văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch dự thi

Có đề án, công trình

Được miễn thi

Ngoại ngữ đăng ký thi

Ghi chú

Nam

Nữ

Hệ số lương

Mã số ngạch hiện giữ

Trình độ chuyên môn

Trình độ lý luận chính trị

Trình độ QLNN

Trình độ tin học

Trình độ ngoại ngữ

Tin học

Ngoại ngữ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Mu báo cáo này áp dụng chung đối với các k thi nâng ngch (theo nguyên tắc cnh tranh và chưa theo nguyên tắc cạnh tranh) được gi kèm theo văn bản của quan quản công chc gi Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chc Trung ương.

 

 

..............., ngày..... tháng..... năm 20............
Thủ trưng B, ngành, đa phương
(Ký tên, đóng du)

 

MẪU SỐ 4

Tên Bộ, ngành, địa phương:................................

DANH SÁCHNG CHỨC ĐƯC BỔ NHIỆM NGẠCH SAU KHI TRÚNG TUYỂN KỲ THI NÂNG NGẠCH TỪ NGẠCH......N NGẠCH...... NĂM.............
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ)

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Cơ quan, đơn vị đang làm việc

Ngạch, bậc lương hiện hưởng trước khi thi nâng ngạch

Ngạch, bậc lương được bổ nhiệm sau khi trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch

Ghi chú

 

Thời gian giữ ngạch (kể cả ngạch TĐ)

Mã số ngạch hiện giữ

Hệ số lương

Thời gian xét nâng bậc lương lần sau

Ngày bổ nhiệm ngạch

Mã số ngạch được bổ nhiệm

Hệ số lương

Thời gian xét nâng bậc lương lần sau

 

Nam

Nữ

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Mu báo cáo này áp dụng chung đối với các k thi nâng ngch (theo nguyên tắc cnh tranh và chưa theo nguyên tắc cạnh tranh) được gi kèm theo văn bản của quan quản công chc gi Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chc Trung ương.

 

 

..............., ngày..... tháng..... năm 20............
Thủ trưng B, ngành, đa phương
(Ký tên, đóng du)

 



1 Nghị định số số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ đã được thay thế bởi Nghị định số 61/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ.

2 - Thông số 05/2012/TT-BNV có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng quản công chức Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi một s điu của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 61/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2012 ca Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cu tổ chức ca Bộ Nội vụ; Theo đề nghị của Vụ trưng Vụ ng chức - Viên chức, B Nội vụ;

Bộ trưng B Nội v ban hành Thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết mt số điều về tuyển dụng nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản công chức (sau đây viết tắt là Thông số 13/2010/TT-BNV),”;

- Thông số 06/2013/TT-BNV có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy đinh về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

Căn cứ Nghị định số 61/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2012 ca Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cu tổ chức ca Bộ Nội vụ;

Theo đề nghị của Vụ trưng Vụ ng chức - Viên chức, B Nội vụ:

B tng B Ni v ban hành Thông tư bãi b Điu 19 Thông tư s 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dng và nâng ngạch ng chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy đnh v tuyển dụng, sử dụng quản công chức (sau đây viết tt là Thông s 13/2010/TT-BNV) như sau:.

3 Khoản này được bổ sung theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông số 05/2012/ TT-BNV ngày 24 tháng 10 năm 2012.

4 Điểm này được sa đổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 05/2012/TT-BNV ngày 24 tháng 10 năm 2012.

5 Đim này được bổ sung theo quy định tại Khoản 3 Điu 1 Thông số 05/2012/TT- BNV ngày 24 tháng 10 năm 2012.

6 Điu này đưc bãi b theo quy đnh ti Điu 1 Thông tư s 06/2013/TT-BNV ngày 17 tháng 7 năm 2013, hiệu lc kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2013;

7,8 Điều 2 Thông số 05/2012/TT-BNV quy định “Thông này hiệu lc kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2012”;

Điều 2 Thông số 06/2013/TT-BNV quy định “Thông này hiệu lc kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2013”.