cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định 741/QĐ-BNN-TTr năm 2018 về Kế hoạch Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

  • Số hiệu văn bản: 741/QĐ-BNN-TTr
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Ngày ban hành: 02-03-2018
  • Ngày có hiệu lực: 02-03-2018
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 11-01-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 315 ngày ( 10 tháng 15 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 11-01-2019
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 11-01-2019, Quyết định 741/QĐ-BNN-TTr năm 2018 về Kế hoạch Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 181/QĐ-BNN-TTr ngày 11/01/2019 Về Kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 741/QĐ-BNN-TTr

Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐẾN NĂM 2020 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều theo Luật số 01/2007/QH12 và Luật số 27/2012/QH13;

Căn cứ Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29/11/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Nội chính TW;
- Văn phòng Chính phủ;
- Thanh tra Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ;
- VP BCS, ĐU Bộ, ĐU khối CS tại Tp.HCM;
- CĐ ngành NN, C
Đ CQ Bộ;
- Lưu: VT, TTra.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Xuân Cường

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐẾN NĂM 2020 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 741/QĐ-BNN-TTr ngày 02/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29/11/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; Khắc phục những hạn chế, tồn tại, tạo chuyển biến rõ rệt trong thời gian tới, ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng; Loại bỏ các cơ hội, Điều kiện phát sinh tham nhũng trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; tạo bước chuyển biến rõ rệt về nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, đảng viên trong phòng, chống tham nhũng, tạo sự thống nhất, tự giác và quyết tâm cao trong hành động; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức kỷ cương, liêm chính.

Kế hoạch này là căn cứ để các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ xây dựng kế hoạch thực hiện công tác PCTN đến năm 2020, Kế hoạch PCTN hàng năm và tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ PCTN.

2. Yêu cầu

Kế hoạch và quá trình tổ chức thực hiện phái bảo đảm quán triệt quan điểm, Mục tiêu, giải pháp của Đảng, Nhà nước trong PCTN và đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác PCTN, trên quan điểm phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý tham nhũng là quan trọng, cấp bách. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng. Góp Phần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn ngành Nông nghiệp và PTNT trong công tác PCTN.

Các biện pháp nêu trong Kế hoạch này phải khả thi, đồng bộ, tránh hình thức.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc trong công tác PCTN

- Cấp ủy, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải xác định công tác PCTN là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đtập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Tiếp tục tổ chức quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị; Quy định số 65-QĐ/TW ngày 03/02/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chỉ đạo, định hướng cung cấp thông tin tuyên truyền PCTN. Gắn công tác PCTN với việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) một số vấn đề cp bách về xây dựng Đảng hiện nay và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ phải gương mẫu, quyết liệt, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN; chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng và các hành vi bao che, dung túng, cản trở việc chống tham nhũng; chủ động lãnh đạo, chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật các vụ việc có liên quan đến tham nhũng.

- Xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý, phụ trách theo quy định của pháp luật.

- Việc bình xét thi đua, khen thưởng đối với cơ quan, đơn vị phải được đánh giá cả tiêu chí hiệu quả công tác PCTN.

2. Tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, công chức, viên chức; hoàn thiện, thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức, cán bộ

- Tăng cường rà soát, bổ sung, khắc phục những sơ hở, bất cập trong công tác tổ chức, cán bộ, Thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng; quy định chức trách của từng vị trí công tác, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công vụ, công chức, nhất là việc thực hiện quy tắc ng xử, những việc cán bộ, công chức không được làm, trách nhiệm giải trình, việc thực công vụ.

- Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định tại Thông tư số 32/2015/TT-BNNPTNT ngày 06/10/2015 Quy định danh Mục vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm phòng ngừa tham nhũng.

- Nghiên cứu, thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế; cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

3. Kiểm soát tài sản, thu nhập; tăng cường công khai, minh bạch trong thực thi công vụ

- Thực hiện nghiêm công tác kê khai tài sản, thu nhập và chế độ báo cáo về kê khai tài sản thu nhập theo quy định của pháp luật.

- Tiếp tục thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định; Công khai minh bạch trong việc lập, phân bổ dự toán ngân sách, thẩm tra phê duyệt quyết toán ngân sách, quản lý và sử dụng kinh phí, tài sản.

- Tiếp tục thực hiện việc trả lương qua tài Khoản tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ.

4. Hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác PCTN

- Hoàn thiện chính sách, pháp luật ngành Nông nghiệp và PTNT, nhất là các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, theo hướng tăng cường tính công khai, minh bạch trong xây dựng chính sách, pháp luật ngành và kiểm tra việc thực hiện ở các địa phương.

- Chủ động thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật, các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong phạm vi quản lý nhà nước được giao; hoàn thiện các quy chế, đảm bảo thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về quản lý sử dụng vốn ngân sách, quản lý mua sắm sử dụng tài sản công, công tác đầu tư xây dựng cơ bản, chế độ hội họp, chi tiêu nội bộ, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức.

5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng; nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nhất là thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị trong công tác PCTN để phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí; kịp thời thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; xử lý kiên quyết, kịp thời đúng pháp luật những hành vi tham nhũng và những người bao che hành vi tham nhũng, ngăn cản việc chống tham nhũng.

- Tăng cường sự phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra các Bộ, ngành và các cơ quan bảo vệ pháp luật để làm tốt công tác PCTN, lãng phí trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về PCTN, phẩm chất chính trị, bản lĩnh đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức làm công tác PCTN và Ban Thanh tra nhân dân tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

6. Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong cơ quan, đơn vị

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trong việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về PCTN; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN bằng nhiều hình thức phong phú, hiệu quả.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về PCTN và đưa nội dung PCTN vào Chương trình giáo dục, đào tạo, bi dưỡng, thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những nội dung, hình thức phù hợp với từng đối tượng; gắn với việc tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07 tháng 12 năm 2015 của Bộ Chính trị khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và việc tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ của từng ngành, địa phương, đơn vị, góp Phần quan trọng tạo dư luận xã hội lên án hành vi tiêu cực, tham nhũng.

III. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ

Các nhiệm vụ cụ thể trong Kế hoạch Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện, yêu cầu về thời hạn hoàn thành được giao tại Phụ lục kèm theo.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các cp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ phải chủ động, tích cực nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình trong PCTN. Luôn xác định PCTN là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; phải cam kết về sự liêm khiết, gương mẫu; mạnh dạn phê bình, tự phê bình và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng.

2. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tình hình thực tế của đơn vị và nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 của B có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện và hàng năm xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác PCTN để triển khai thực hiện. Đồng thời, xác định rõ các lĩnh vực, các khâu dễ xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị mình để có các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trọng điểm, có hiệu quả phòng ngừa tham nhũng cao.

3. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Bộ định kỳ theo quý, 6 tháng, 9 tháng và năm (qua Thanh tra Bộ). Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, trường hợp cần sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ cụ thể, các cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ động đề xuất để Bộ xem xét, Điều chỉnh Kế hoạch này.

4. Giao Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này. Hàng năm, căn cứ vào Chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN và của Chính phủ về PCTN, Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất biện pháp và kế hoạch cụ thể thực hiện.

5. Trung tâm Tin học và Thống kê đăng tải Kế hoạch này lên trang thông tin điện tử của Bộ./.

 

PHỤ LỤC:

NHIỆM VỤ CHỦ YẾU TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 741/QĐ-BNN-TTr ngày 02/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

TT

NỘI DUNG NHIỆM VỤ

CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

THỜI HẠN THỰC HIỆN

CHỦ TRÌ

PHI HỢP

I

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc trong công tác phòng, chống tham nhũng

1

Tiếp tục tổ chức, quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị; Quy định số 65-QĐ/TW ngày 03/02/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chỉ đạo, định hướng cung cấp thông tin tuyên truyền PCTN. Gắn công tác PCTN với việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tdiễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Đảng ủy Bộ

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

Hàng năm

2

Thực hiện quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng, lãng phí.

Vụ TCCB

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

Hàng năm

II

Tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, công chức, viên chức; hoàn thiện, thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức, cán bộ

1

Tăng cường rà soát, bổ sung, khắc phục những bất cập trong công tác tổ chức, cán bộ. Quy định chức trách của từng vị trí công tác, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Vụ Tổ chức cán bộ

Các đơn vị thuộc Bộ

Hàng năm

2

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công vụ, công chức

Thanh tra Bộ

Vụ Tổ chức cán b và các đơn vị liên quan

Hàng năm

3

Tăng cường việc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm phòng ngừa tham nhũng

Vụ Tổ chức cán bộ

Các đơn vị thuộc Bộ

Hàng năm

4

Tăng cường quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm, phân cấp quản lý cán bộ; tuyển dụng, Điều động, đào tạo, nâng lương, chuyển ngạch và thi đua, khen thưởng.

Vụ Tổ chức cán bộ

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

Hàng năm

5

Tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, bổ nhiệm công chức, viên chức phù hợp với yêu cầu của Bộ

Vụ Tổ chức cán bộ

Các đơn vị thuộc Bộ

Hàng năm

III

Kiểm soát tài sản, thu nhập; tăng cường công khai, minh bạch trong thực thi công vụ

1

Thực hiện nghiêm về công tác kê khai tài sản, thu nhập và chế độ báo cáo v kê khai tài sản thu nhập

Thanh tra Bộ, Vụ TCCB.

Các đơn vị thuộc Bộ

2018-2020

2

Đôn đốc, kiểm tra việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ

Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra Bộ

Các đơn vị liên quan

Hàng năm

3

Tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng NSNN

Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính, các Tổng cục, Cục.

Các đơn vị thuộc Bộ

2018-2020

4

Tăng cường công khai, minh bạch trong công tác tiếp công dân và công tác thanh tra, giải quyết KNTC

Thanh tra Bộ và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

2018-2020

5

Tăng cường công khai, minh bạch trong cung cấp thông tin

Văn phòng Bộ

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

2018-2020

6

Tăng cường công khai các thủ tục hành chính

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

Vụ TCCB, Văn phòng Bộ.

2018-2020

IV

Hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bn về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; đảm bảo hiệu lc, hiệu qucủa công tác phòng, chống tham nhũng

1

Rà soát, kiến nghị, sửa đổi, bổ sung và xây dựng các văn bản QPPL về Nông nghiệp và PTNT, chú trọng các giải pháp công khai, minh bạch, quy định chế độ, định mức tiêu chuẩn, đơn giản hóa thủ tục hành chính để phòng ngừa tham nhũng

Vụ Pháp chế

Các Vụ, Tổng cục, Cục; Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

Hàng năm (theo Kế hoạch xây dựng văn bản QPPL của Bộ)

2

Hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các quy định, quy chế, đảm bảo thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về quản lý sử dụng vốn ngân sách, quản lý mua sắm sử dụng tài sản công, công tác đầu tư xây dựng cơ bản, chế độ hội họp, chi tiêu nội bộ, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

Vụ TCCB; Vụ Tài chính; Vụ QLDN.

Hàng năm

V

Tăng cường công tác thanh tra, kim tra, giám sát đphòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng; nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân

1

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý ngành, tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí: cổ Phần hóa doanh nghiệp, quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý vốn và tài sản công

Thanh tra Bộ, các Tổng cục, Cục.

Cục cảnh sát C49, Cục An ninh A86, các Sở NN và PTNT; Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

Hàng năm

2

Kiểm tra trách nhiệm thực hiện quy định của pháp luật về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư KNTC và phòng, chống tham nhũng tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc

Thanh tra B

 

Hàng năm

3

Kiểm tra Sở Nông nghiệp và PTNT các tnh trong việc thực hiện thanh tra chuyên ngành nông nghiệp.

Thanh tra Bộ

Các Tổng cục, các Cục thuộc Bộ.

Hàng năm

4

Kiểm tra trách nhiệm thực thi công vụ ở những vị trí trực tiếp giải quyết công việc của công dân, tổ chức, doanh nghiệp.

Các Tổng cục, Cục, Vụ.

Thanh tra Bộ; Vụ TCCB; Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

Hàng năm

5

Kiểm tra việc chấp hành pháp Luật, chính sách chế độ tài chính - kế toán các đơn vị thuộc Bộ.

Vụ Tài chính

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

2018-2020

6

Kiểm tra, giám sát công tác quản lý đầu tư xây dựng, đánh giá đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn do Bộ quản lý.

- Cục Quản lý XDCT;

- Các Tổng cục, Cục, Vụ.

Các quan, đơn vị thuộc Bộ.

2018-2020

7

Tổ chức các lớp tập hun nghiệp vụ cho cán bộ Lãnh đạo và công chức, viên chức phụ trách thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và thanh tra nhân dân tại các đơn vị thuộc Bộ.

Thanh tra bộ

Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT I và II.

2018-2020

VI

Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong cơ quan, đơn vị

1

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trong việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng

Đảng ủy Bộ, Công Đoàn Bộ

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

Hàng năm

2

Tổ chức các lớp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN

Thanh tra Bộ

Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT I và II.

Hàng năm

3

Tăng cường phổ biến, giáo dục về PCTN thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng

Vụ Tổ chức cán bộ, Các Trường trực thuộc Bộ

Thanh tra bộ, Vụ Pháp chế

Hàng năm