cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định 3115/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch phát triển thủy sản bền vững tỉnh An Giang giai đoạn từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

  • Số hiệu văn bản: 3115/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh An Giang
  • Ngày ban hành: 20-10-2017
  • Ngày có hiệu lực: 20-10-2017
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 25-04-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2592 ngày (7 năm 1 tháng 7 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3115/QĐ-UBND

An Giang, ngày 20 tháng 10 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐỀN NĂM 2025.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1434/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 -2020 và tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 1066/QĐ-UBND ngày 05/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025;

Theo nội dung Thông báo kết luận số 158/TB-VPCP ngày 24/3/2017 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang, trong đó đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng dự án giống cá tra 3 cấp, chất lượng cao;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 229/TTr-SNN&PTNT ngày 13/10/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển thủy sản bền vững tỉnh An Giang giai đoạn từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, bao gồm các nội dung chủ yếu như sau:

I. Mục tiêu:

1. Mục tiêu tổng quát: Phát triển thủy sản theo quy hoạch, quy mô sản xuất công nghiệp, sản phẩm thủy sản đạt tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng theo yêu cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu, sản xuất thủy sản theo chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ; Sản xuất thủy sản phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và đồng thời thực hiện phát triển nông nghiệp bền vững nhằm tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai; Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật theo hướng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành hàng; Tăng thu nhập, cải thiện chất lượng đời sống, nâng cao trình độ lao động của nông dân, tăng dần mức độ hưởng lợi từ các dịch vụ cơ bản của khu vực dân cư nông thôn; Đóng góp trên 30% trong việc tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt 2,71%.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Đối với các sản phẩm thủy sản chủ lực:

a) Sản phẩm cá tra

TT

Nội dung

ĐVT

Hiện tại 2017

2020

2025

Chỉ tiêu

+/- so hiện tại

Chỉ tiêu

+/- so hiện tại

I

Đề án vùng chuyên canh sản xuất cá tra tỉnh An Giang đến năm 2020

 

 

 

 

 

 

1

Diện tích vùng chuyên canh nuôi cá tra áp dụng nuôi theo các tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế. Sử dụng nguồn giống cá tra 3 cấp chất lượng cao, cơ sở/doanh nghiệp nuôi cá tra thực hiện đăng ký cấp mã số ao nuôi, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm cá tra chế biến xuất khẩu.

%

53

80

+27

100

+47

2

Vùng chuyên canh nuôi cá tra ứng dụng dụng công nghệ cao, quy mô trên 50 ha/vùng.

vùng

-

2

+2

3

3

II

Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL tại An Giang

 

 

 

 

 

 

1

Nâng cấp Trung tâm Giống Thủy sản An Giang thành Trung tâm Giống Thủy sản chất lượng cao cấp vùng có quy mô 100 ha.

tỉ con

0,3

1

+0,7

1,75

+1,45

2

Bổ sung đàn cá tra bố mẹ chất lượng từ các viện nghiên cứu, trường đại học theo hướng tăng trưởng nhanh, kháng dịch bệnh, tỉ lệ fillet cao, phục vụ Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp của tỉnh An Giang.

ngàn con

3,5

8,5

+5

13,5

+10

3

Vùng ương giống cá tra 3 cấp tập trung ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất giống đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, có quy mô tối thiểu 20 ha/vùng.

vùng

-

1

+1

2

+2

III

Chuỗi liên kết tiêu thụ từ sản xuất giống đến tiêu thụ xuất khẩu

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ từ sản xuất giống đến tiêu thụ xuất khẩu, mỗi chuỗi liên kết phải có ít nhất là 01 cơ sở sản xuất cá tra bột, 20 cơ sở sản xuất cá tra giống, 10 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm và 01 doanh nghiệp tiêu thụ cùng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

chuỗi

-

1

+1

3

+3

2

Các cơ sở sản xuất cá tra tham gia chuỗi liên kết phải áp dụng sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế.

%

-

80

+80

100

+100

b) Sản phẩm cá rô phi, điêu hồng:

TT

Nội dung

ĐVT

Hiện tại 2017

2020

2025

Chỉ tiêu

+/- so hiện tại

Chỉ tiêu

+/- so hiện tại

I

Dự án chọn tạo đàn cá rô phi điêu hồng bố mẹ chất lượng đến năm 2020

 

 

 

 

 

 

1

Bổ sung đàn cá rô phi điêu hồng bố mẹ chất lượng từ các viện nghiên cứu, trường đại học theo hướng tăng trưởng nhanh, kháng dịch bệnh, tỉ lệ fillet cao, cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh; đồng thời, sản xuất giống chất lượng phục vụ cho nuôi thương phẩm.

Ngàn con

0,5

5,5

+5

10,5

+10

2

Xã hội hóa sản xuất cung ứng giống cá rô phi điêu hồng chất lượng cao, cung cấp cho các lồng bè nuôi thương phẩm trong tỉnh.

tr con

-

20

+20

40

+40

II

Phát triển hình thành các vùng lồng bè nuôi cá rô phi, điêu hồng chất lượng cao

 

 

 

 

 

 

1

Vùng lồng bè nuôi cá rô phi, điêu hồng trên sông đạt tiêu chuẩn chất lượng, quy mô tối thiểu 10 lồng bè/vùng) đảm bảo phù hợp với quy hoạch).

vùng

-

1

+1

2

+2

2

Vùng ương giống cá rô phi, điêu hồng tập trung ứng dụng công nghệ tiên tiến, quy trình sản xuất giống đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, có quy mô đạt tối thiểu 10 ha/vùng.

vùng

-

1

+1

2

+2

III

Chuỗi liên kết tiêu thụ từ sản xuất giống đến tiêu thụ xuất khẩu

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ từ sản xuất giống đến tiêu thụ xuất khẩu, mỗi chuỗi liên kết phải có ít nhất là 01 cơ sở sản xuất cá bột rô phi, điêu hồng, 10 cơ sở sản xuất rô phi, điêu hồng giống, 10 cơ sở nuôi rô phi, điêu hồng thương phẩm và 01 doanh nghiệp tiêu thụ cùng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

chuỗi

-

1

+1

3

+3

2

Các cơ sở sản xuất cá rô phi, điêu hồng tham gia chuỗi liên kết phải áp dụng sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng, sử dụng nguồn giống cá rô phi, điêu hồng chất lượng, sản phẩm sản xuất đáp ứng theo tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu.

%

-

80

+80

100

+100

c) Sản phẩm tôm càng xanh:

TT

Nội dung

ĐVT

Hiện tại 2017

2020

2025

Chỉ tiêu

+/- so hiện tại

Chỉ tiêu

+/- so hiện tại

I

Đề án vùng chuyên canh sản xuất tôm càng xanh tỉnh An Giang đến năm 2020

 

 

 

 

 

 

1

Diện tích vùng chuyên canh nuôi tôm càng xanh áp dụng nuôi theo các tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế, sử dụng nguồn giống tôm càng xanh toàn đực chất lượng cao.

%

5

30

+25

50

+45

2

Vùng chuyên canh nuôi tôm càng xanh ứng dụng quy trình công nghệ tiên tiến, quy mô trên 50 ha/vùng.

vùng

-

1

+1

2

+2

II

Dự án xã hội hóa sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực đến năm 2020

 

 

 

 

 

 

1

Nghiên cứu hoàn thiện Quy trình ương giống tôm càng xanh toàn đực nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng tôm giống để chủ động cung cấp đủ lượng tôm càng xanh giống phục vụ cho nhu cầu nuôi thương phẩm trong và ngoài tỉnh.

tr con

25

50

+25

80

+55

2

Bổ sung tôm càng xanh bố mẹ (tôm cái giả) chất lượng từ Israel, từ các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước phục vụ cho sản xuất giống của tỉnh An Giang.

1.000 con

8

20

+12

50

+42

III

Chuỗi liên kết tiêu thụ từ sản xuất giống đến tiêu thụ.

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ từ sản xuất giống đến tiêu thụ. Mỗi chuỗi liên kết phải có ít nhất 01 cơ sở sản xuất giống tôm càng xanh, 10 cơ sở nuôi tôm thương phẩm và 01 doanh nghiệp tiêu thụ cùng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

chuỗi

-

1

+1

2

+2

2

Các cơ sở sản xuất tôm càng xanh tham gia chuỗi liên kết phải áp dụng sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế, sử dụng nguồn giống tôm càng xanh toàn đực.

%

-

80

+80

100

+100

d) Sản phẩm cá basa:

TT

Nội dung

ĐVT

Hiện tại 2017

2020

2025

Chỉ tiêu

+/- so hiện tại

Chỉ tiêu

+/- so hiện tại

I

Dự án khôi phục nghề nuôi cá basa trong lồng bè trên sông tỉnh An Giang đến năm 2020

 

 

 

 

 

 

1

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá basa chủ động sản xuất cung cấp đủ cho nhu cầu nuôi thương phẩm của tỉnh.

tr con

2

10

+8

30

+22

2

Bổ sung cá basa bố mẹ chất lượng từ các viện nghiên cứu, trường đại học, phục vụ cho sản xuất giống của tỉnh.

Ngàn con

0,1

1,1

+0,9

3

+2,9

II

Phát triển hình thành các vùng lồng bè nuôi cá basa chất lượng cao

 

 

 

 

 

 

1

Vùng nuôi cá basa lồng bè ứng dụng công nghệ tiên tiến, áp dụng sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng, quy mô trên 20 lồng bè/vùng.

vùng

-

1

+1

2

+2

2

Vùng sản xuất giống cá basa, ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất giống đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, có quy mô tối thiểu đạt 3-5 ha/vùng.

cơ sở

-

1

+1

2

+2

III

Chuỗi liên kết tiêu thụ từ sản xuất giống đến tiêu thụ xuất khẩu

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ từ sản xuất giống đến tiêu thụ xuất khẩu, mỗi chuỗi liên kết phải có ít nhất là 01 cơ sở sản xuất cá basa bột, 10 cơ sở nuôi cá basa thương phẩm và 01 doanh nghiệp tiêu thụ cùng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

chuỗi

-

1

+1

2

+2

2

Các cơ sở sản xuất cá basa tham gia chuỗi liên kết phải áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế.

%

-

80

+80

100

+100

2.2. Đối với các sản phẩm thủy sản tiềm năng:

Các sản phẩm thủy sản tiềm năng bao gồm: cá lóc, cá nàng hai, lươn,... Tùy theo tình hình phát triển thủy sản của tỉnh, nếu các đối tượng thủy sản tiềm năng hoặc các đối tượng thủy sản khác có thị trường tiêu thụ tốt có thể chuyển đổi thành các đối tượng chủ lực và thực hiện các nội dung chủ yếu như sau:

- Nghiên cứu, chuyển giao, chọn lọc đàn cá bố mẹ chất lượng, chủ động quy trình công nghệ sản xuất giống chất lượng cung cấp đủ cho nhu cầu nuôi thương phẩm của tỉnh;

- Xây dựng vùng chuyên canh sản xuất giống, nuôi thương phẩm tập trung ứng dụng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến, giải pháp tổng hợp giảm giá thành sản phẩm đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao;

- Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ từ sản xuất giống đến tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu, các cơ sở nuôi tham gia chuỗi liên kết phải áp dụng sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế.

II. Phạm vi và thời gian thực hiện:

1. Phạm vi kế hoạch: Phạm vi kế hoạch này là triển khai phát triển sản xuất các sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang, phát triển các vùng nuôi thủy sản tập trung theo quy hoạch đã được UBND tỉnh An Giang phê duyệt.

2. Thời gian thực hiện kế hoạch: Giai đoạn từ nay đến năm 2020.

III. Nhiệm vụ của kế hoạch:

1. Tiếp tục triển khai thực hiện các đề án, dự án, chương trình đã được phê duyệt:

TT

Các Quy hoạch, Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Dự án

Nội dung

Đơn vị thực hiện

1

Quyết định số 2281/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt “Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Năm 2017:

- Công bố, công khai dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm:

+ Văn bản quyết định phê duyệt quy hoạch;

+ Các bản đồ quy hoạch;

+ Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư (tên dự án, vị trí xây dựng; quy mô/công suất; dự kiến tiến độ...).

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch.

Giai đoạn 2018-2020:

Triển khai, kiểm tra tiến độ và báo cáo kết quả triển khai thực hiện Quy hoạch.

Chi cục Thủy sản-Sở Nông nghiệp & PTNT, UBND huyện, thị, thành phố

2

Quyết định số 2282/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt Quy hoạch nuôi thủy sản trên các tuyến sông đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

Năm 2017:

- Công bố, công khai dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm:

+ Văn bản quyết định phê duyệt quy hoạch;

+ Các bản đồ quy hoạch;

+ Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư (tên dự án, vị trí xây dựng; quy mô/công suất; dự kiến tiến độ...).

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch.

Giai đoạn 2018-2020:

Triển khai, kiểm tra tiến độ và báo cáo kết quả triển khai thực hiện Quy hoạch.

Chi cục Thủy sản - Sở Nông nghiệp & PTNT, UBND huyện, thị, thành phố

3

Quyết định số 1021/QĐ-UBND ngày 02/7/2014 của UBND tỉnh An Giang Phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Năm 2017:

Xây dựng kế hoạch rà soát điều chỉnh Quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Giai đoạn 2018

Điều chỉnh Quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt

Giai đoạn 2019-2020:

Triển khai, kiểm tra tiến độ và báo cáo kết quả triển khai thực hiện Quy hoạch.

Chi cục Thủy sản-Sở Nông nghiệp & PTNT, UBND các huyện thị thành phố

4

Quyết định số 929/QĐ-UBND ngày 02/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020”.

Năm 2017-2019:

Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất, đổi mới công nghệ sản xuất giống, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc.

Vùng sản xuất cá tra thương phẩm đáp ứng được nhu cầu về chất lượng cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh gắn kết với khâu sản xuất giống và chế biến tiêu thụ trong chuỗi giá trị sản phẩm cá tra.

Đến 2020:

Xây dựng được 03 chuỗi liên kết tiêu thụ từ sản xuất giống đến tiêu thụ xuất khẩu, cơ sở sản xuất cá tra tham gia chuỗi liên kết phải áp dụng sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế.

Chi cục Thủy sản-Sở Nông nghiệp & PTNT,UBND huyện, thị xã, thành phố

5

Quyết định số 110/QĐ-UBND ngày 20/1/2015 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Đề án Đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển hoạt động khuyến nông, khuyến ngư phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2015 - 2020 và Quyết định 1744/QĐ- UBND ngày 19/6/2017 Điều chỉnh Khoản 4, Khoản 5, Điều 1 Quyết định số 110/QĐ-UBND ngày 20/1/2015 của UBND tỉnh An Giang.

Năm 2017:

Xây dựng Dự án hỗ trợ cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất thủy sản tỉnh An Giang đến năm 2020, dự án được UBND tỉnh An Giang phê duyệt.

Giai đoạn 2018-2020:

Triển khai thực hiện các nội dung của Dự án, báo cáo kết quả triển khai thực hiện.

Chi cục Thủy sản-Sở Nông nghiệp & PTNT, UBND huyện, thị xã, thành phố

2. Xây dựng mới các đề án, dự án, chương trình:

TT

Các Quy hoạch, Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Dự án

Nội dung

Đơn vị thực hiện

1

Đề án vùng chuyên canh sản xuất cá tra tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025

Giai đoạn 2017-2018:

Xây dựng hoàn chỉnh Đề án vùng chuyên canh sản xuất cá tra tỉnh An Giang đến năm 2020 và và định hướng đến năm 2025 trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

Giai đoạn 2018-2025:

Triển khai thực hiện các nội dung của Đề án, báo cáo kết quả triển khai thực hiện.

Chi cục Thủy sản-Sở Nông nghiệp & PTNT

2

Đề án vùng chuyên canh sản xuất tôm càng xanh tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

Giai đoạn 2017-2018:

Xây dựng hoàn chỉnh Đề án vùng chuyên canh sản xuất tôm càng xanh tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

Giai đoạn 2018-2025:

Triển khai thực hiện các nội dung của Đề án, báo cáo kết quả triển khai thực hiện.

Trung tâm Giống Thủy sản- Sở Nông nghiệp & PTNT

3

Đề án khôi phục nghề nuôi cá basa trong lồng bè trên sông tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025

Giai đoạn 2017-2018:

Xây dựng hoàn chỉnh Đề án khôi phục nghề nuôi cá basa trong lồng bè trên sông tỉnh An Giang đến năm 2020 và và định hướng đến năm 2025 trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

Đề án được UBND tỉnh An Giang phê duyệt

Giai đoạn 2018-2025:

Triển khai thực hiện các nội dung của Đề án, báo cáo kết quả triển khai thực hiện.

Chi cục Thủy sản, Trung tâm Giống Thủy sản- Sở Nông nghiệp & PTNT

4

Dự án xã hội hóa sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực đến năm 2020.

Giai đoạn 2017-2018:

Xây dựng Dự án xã hội hóa sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực đến năm 2020 và trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

Giai đoạn 2018-2020:

Triển khai thực hiện các nội dung của Dự án, báo cáo kết quả triển khai thực hiện.

Trung tâm Giống Thủy sản- Sở Nông nghiệp & PTNT

5

Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL tại An Giang.

Năm 2017:

Xây dựng hoàn chỉnh nội dung liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL tại An Giang, và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Giai đoạn 2018-2020:

Triển khai thực hiện các nội dung của Đề án, báo cáo kết quả triển khai thực hiện.

Chi cục Thủy sản-Sở Nông nghiệp & PTNT

6

Dự án chọn tạo đàn cá rô phi điêu hồng bố mẹ chất lượng đến năm 2020.

Giai đoạn 2017-2018:

Xây dựng hoàn chỉnh Dự án chọn tạo đàn cá rô phi điêu hồng bố mẹ chất lượng đến năm 2020 và trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

Giai đoạn 2018-2020:

Triển khai thực hiện các nội dung của Dự án, báo cáo kết quả triển khai thực hiện.

Trung tâm Giống Thủy sản- Sở Nông nghiệp & PTNT

7

Dự án Bổ sung đàn cá tra bố mẹ chất lượng từ các viện nghiên cứu, trường đại học theo hướng tăng trưởng nhanh, kháng dịch bệnh, tỉ lệ fillet cao, phục vụ cho đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp của tỉnh An Giang.

Giai đoạn 2017-2018:

Xây dựng hoàn chỉnh Dự án Bổ sung đàn cá tra bố mẹ chất lượng từ các viện nghiên cứu, trường đại học đến năm 2020 và trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

Giai đoạn 2018-2020:

Triển khai thực hiện các nội dung của Dự án, báo cáo kết quả triển khai thực hiện.

Trung tâm Giống Thủy sản - Sở Nông nghiệp & PTNT

8

Dự án Bổ sung đàn cá rô phi điêu hồng bố mẹ chất lượng từ các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước theo hướng tăng trưởng nhanh, kháng dịch bệnh, tỉ lệ fillet cao, cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh, sản xuất giống chất lượng phục vụ cho nuôi thương phẩm

Giai đoạn 2017-2018:

Xây dựng hoàn chỉnh dự án Bổ sung đàn cá rô phi điêu hồng bố mẹ chất lượng từ các viện nghiên cứu, trường đại học đến năm 2020 và trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

Giai đoạn 2018-2020:

Triển khai thực hiện các nội dung của Dự án, báo cáo kết quả triển khai thực hiện.

Trung tâm Giống Thủy sản - Sở Nông nghiệp & PTNT

9

Dự án Bổ sung tôm càng xanh bố mẹ (tôm cái giả) chất lượng từ Israel, từ các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước phục vụ cho sản xuất giống của tỉnh An Giang.

Giai đoạn 2017-2018:

Xây dựng hoàn chỉnh dự án Bổ sung tôm càng xanh bố mẹ (tôm cái giả) chất lượng từ Israel, từ các viện nghiên cứu, trường đại học đến năm 2020, và trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

Giai đoạn 2018-2020:

Triển khai thực hiện các nội dung của Dự án, báo cáo kết quả triển khai thực hiện.

Trung tâm Giống Thủy sản- Sở Nông nghiệp & PTNT

Đối với các dự án/ đề án/ kế hoạch mới chưa được phê duyệt (tại III.2): Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách và tình hình phát triển thủy sản thực tế của tỉnh, trên cơ sở được sự thống nhất của các Sở, ngành có liên quan, UBND tỉnh An Giang sẽ xem xét, quyết định, bố trí kinh phí thực hiện.

IV. Một số giải pháp chủ yếu:

1. Về thị trường:

- Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại quảng bá các sản phẩm thủy sản ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm đạt chất lượng, tìm kiếm thị trường phát triển các sản phẩm thủy sản tiềm năng của tỉnh;

- Tham gia các diễn đàn kinh tế thương mại trong và ngoài nước, kết nối với các doanh nghiệp có tiềm lực tiêu thụ các sản phẩm thủy sản, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao, phát triển các vùng nuôi các sản phẩm thủy sản có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ ổn định và đem lại hiệu quả cao cho nông dân.

2. Thu hút đầu tư:

- Ban hành các chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao, quy mô công nghiệp, áp dụng các công nghệ tiên tiến, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường;

- Chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất thủy sản ứng dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ nhằm nâng cao chất lượng của chuỗi giá trị sản phẩm nhằm nâng cao giá trị tiêu thụ của các sản phẩm thủy sản, đảm bảo đạt được mức lợi nhuận tốt nhất.

3. Khoa học công nghệ và nhân lực:

- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật theo hướng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành hàng: Nghiên cứu chọn tạo đàn cá tra bố mẹ chất lượng theo hướng tăng trưởng nhanh, kháng dịch bệnh, tỷ lệ fillet cao; các giải pháp kỹ thuật tốt nhất để nâng cao tỷ lệ sống trong ương cá tra giống và nuôi cá tra thương phẩm; ứng dụng công nghệ vi sinh, nghiên cứu và nhân rộng mô hình nuôi cá tra hữu cơ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm cá tra xuất khẩu, tăng uy tín thương hiệu cá tra của Việt Nam;

- Đào tạo nguồn nhân lực, sử dụng hiệu quả các nguồn của trung ương, của tỉnh, của các tổ chức phi chính phủ để hỗ trợ các cơ sở nuôi thủy sản được chứng nhận áp dụng sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế, chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm thủy sản phù hợp theo yêu cầu của nước nhập khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ một số sản phẩm thủy sản chủ lực, tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm thủy sản tiềm năng của tỉnh;

- Ban hành các chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp và người nuôi tiếp cận công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư chuyển giao các công nghệ chế biến tiên tiến, các công nghệ về xử lý nước thải bảo vệ môi trường. Hỗ trợ nông dân tiếp cận được các công nghệ nuôi tiên tiến, xây dựng và chuyển giao các mô hình ứng dụng công nghệ đạt hiệu quả kinh tế cao, ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa vào sản xuất để giảm giá thành sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản cung cấp cho chế biến xuất khẩu.

4. Tổ chức lại sản xuất

- Tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ, khuyến khích các doanh nghiệp thủy sản thực hiện liên kết chuỗi sản xuất tiêu thụ với nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất.

- Nhà nước thực hiện tốt vai trò hỗ trợ, kết nối, trợ giúp doanh nghiệp trong việc liên kết, hợp tác phát triển sản theo chuỗi giá trị, cùng chia sẻ lợi ích và cũng cùng chia sẻ rủi ro của các bên tham gia chuỗi, đề xuất thực hiện giải pháp bảo lãnh tín dụng cho các thành phần tham gia chuỗi giá trị;

- Đẩy mạnh việc xã hội hóa sản xuất giống các sản phẩm thủy sản chủ lực như: cá tra, tôm càng xanh, cá rô phi, cá điêu hồng, cá basa, xây dựng các mô hình, nhân rộng và chuyển giao công nghệ sản xuất giống cho các cơ sở sản xuất giống đủ điều kiện để sản xuất đủ nhu cầu giống phục vụ cho nuôi thương phẩm của tỉnh; Phát triển hệ thống cung ứng giống 3 cấp (cấp 1 là các viện trường đại học làm công tác tuyển chọn cá bố mẹ hàng năm cung cấp cho cấp 2 là các Trung tâm giống thủy sản và các cơ sở đủ điều kiện làm công tác sản xuất cá bột và cấp 3 là các cơ sở, vùng ương giống tập trung).

V. Tổ chức thực hiện:

1. Cơ quan chủ trì:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở ngành và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai các nội dung được phê duyệt tại Kế hoạch này. Đồng thời, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện, có báo cáo và hàng năm tổ chức đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất về UBND tỉnh các giải pháp để triển khai thực hiện kế hoạch những năm tiếp theo.

2. Cơ quan phối hợp:

Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Lao động thương binh và Xã hội, Ngân hàng nhà nước Việt Nam - chi nhánh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, Đại học An Giang, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan.

Điều 2. Kế hoạch này làm cơ sở cho việc xây dựng và triển khai các Kế hoạch, Đề án, dự án, Chương trình phục vụ cho phát triển thủy sản bền vững tỉnh An Giang từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT.TU, TTUBND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp & PTNT;
- Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương;
- Sở Tài chính, Sở LĐ&TBXH;
- Trung tâm XTTM&ĐT, Cục Thống kê;
- UBND huyện thị thành phố;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- P.KTN, P.HCTC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lâm Quang Thi