cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định 88/2017/QĐ-UBND quy định về cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại tỉnh Thừa Thiên Huế

  • Số hiệu văn bản: 88/2017/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Ngày ban hành: 09-10-2017
  • Ngày có hiệu lực: 20-10-2017
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2592 ngày (7 năm 1 tháng 7 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
THỪA THIÊN HU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 88/2017/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 09 tháng 10 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ svà dịch vụ chứng thực chữ ký s;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định s 106/2011/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ quy định sửa đi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký svà dịch vụ chứng thực chữ ký s;

Căn cứ Nghị định số 170/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định sửa đổi, bsung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký svà dịch vụ chứng thực chữ ký số và Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2017 và thay thế Quyết định số 90/2016/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh ban hành Quy định tạo lập và sử dụng hồ sơ điện tử, thẻ điện tử trong giao dịch thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Thông tin & Truyền thông;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Cục kiểm tra VBQPPL-B
TP;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- VP: CVP và các PCVP;
- Lưu: VT, CT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 

 

QUY ĐỊNH

CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HU
(Ban hành kèm theo Quyết định s
ố: 88/2017/QĐ-UBND ngày 09/10/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm việc tạo lập tài khoản; quy trình khai; tiếp nhận, xlý thông tin khai và trả kết quả thủ tục hành chính bằng phương thức điện t; xây dựng, quản lý và vận hành Hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND cấp xã, Trung tâm Hành chính công các cấp; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

2. Tchức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hệ thống dịch vụ công trực tuyến tỉnh Thừa Thiên Huế (sau đây viết tắt là Hệ thống dịch vụ công trực tuyến) là hệ thống giao dịch điện ttrên môi trường mạng để thực hiện việc tiếp nhận, xử lý và trả kết quả thủ tục hành chính thuộc tỉnh Tha Thiên Huế tại địa chỉ: dichvucong.thuathienhue.gov.vn;

2. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến (sau đây gọi là Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính) là các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND cấp xã, Trung tâm Hành chính công các cấp thực hiện tiếp nhận, xử lý và trả kết quả thủ tục hành chính theo quy định của Quy định này và pháp luật chuyên ngành;

3. Hsơ điện tử là các chứng từ, các thành phần hồ sơ kèm theo thủ tục hành chính ca tổ chức, cá nhân được shóa, các quyết định cấp phép, giấy phép, giấy chứng nhận, xác nhận hoặc kết quả xử lý khác đối với thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước ban hành đưc số hóa, hệ thống dữ liệu quan từ các cơ sở dữ liệu quốc gia và dùng chung của tỉnh trong quá trình tiến hành giao dịch thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân với cơ quan nhà nước;

4. Hồ sơ hành chính trực tuyến là một phần hồ sơ điện tử sử dụng để giao dch trực tuyến đối với một thủ tục hành chính cụ thể.

Điều 4. Nguyên tắc cung cấp dịch vụ công trực tuyến

1. Tuân thủ quy định pháp luật về giao dịch điện tử, pháp luật bảo vệ bí mật nhà nước; pháp luật chuyên ngành quy định thủ tục hành chính thực hiện qua H thng dịch vụ công trực tuyến.

2. Quy trình thực hiện th tc hành chính trên Hệ thống dịch vụ công trực tuyến tuân thủ theo quy trình đã quy định tại văn bản pháp luật có liên quan.

3. Đảm bảo tính pháp lý, chính xác, khách quan, đầy đủ và kịp thời của các giao dịch điện tử thực hiện qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Điều 5. Hệ thống dịch vụ công trực tuyến

1. Hệ thống dch v công trực tuyến bao gồm: Cổng dịch vụ công trực tuyến thực hiện tiếp nhận, xử lý và trả kết quả thủ tục hành chính; các cơ sdữ liệu, hệ thống công nghệ thông tin và các hệ thống xử lý chuyên ngành có liên quan.

2. Hệ thống dịch v công trực tuyến được tích hợp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoạt động, cung cấp dịch vụ theo thời gian 24 giờ trong một ngày và 7 ngày trong một tuần.

4. Hệ thống dch vụ công trực tuyến thc hin việc tiếp nhận và phản hồi thông tin khai theo chế độ tự động ti t chức, cá nhân và tới cơ quan thc hiện thủ tục hành chính.

Điều 6. Các giao dịch điện tử trên Hệ thống dịch vụ công trực tuyến

1. Khai nhận và phản hồi thông tin về việc xử lý hồ sơ thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân.

2. Tiếp nhận, trao đổi, chuyển thông tin, hồ sơ thủ tục hành chính tới cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.

3. Nhận kết quả xử lý từ các cơ quan gii quyết thủ tục hành chính, hệ thống xử lý chuyên ngành tại Hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

4. Cung cấp tình trạng thực hiện, trả kết quả thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân trên Hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

5. Lưu chuyn hồ sơ hành chính điện tử trong nội bộ cơ quan giải quyết thủ tục hành chính.

6. Giao dịch qua dịch vụ giá trị gia tăng (tin nhắn, mạng xã hội, bưu chính công ích...) trên cơ sở thỏa thuận, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Chương II

TẠO LẬP VÀ SỬ DỤNG HỒ SƠ ĐIỆN TỬ

Điều 7. Tạo lập hồ sơ điện tử

Hồ sơ điện tử được tạo lập từ thông tin khai, kết quả xử lý, thông báo được tạo ra, gi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính:

1. Thông tin khai dưới hình thức: đơn/hồ sơ đăng ký để thực hiện thủ tục hành chính;

2. Thông báo trên Hệ thống dịch vụ công trực tuyến: tiếp nhận (chấp nhận/từ chối/yêu cầu sửa đổi, bổ sung) thông tin khai báo; văn bản xin lỗi của cơ quan;

3. Biên lai điện tử và hóa đơn điện tử trong quá trình giao dịch trực tuyến;

4. Kết quả của cơ quan thực hiện và quyết định của cấp có thẩm quyền: quyết định cấp phép, giấy phép, giấy chứng nhận, xác nhận hoặc kết quả xlý khác đối với thủ tục hành chính.

5. Đánh giá mức độ hài lòng của công dân, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.

Điều 8. Nguồn hình thành Hồ sơ điện tử

Hồ sơ điện tử được hình thành từ các nguồn sau:

1. Nguồn từ cơ sở dữ liệu tài khoản tổ chức, cá nhân đăng ký được cơ quan nhà nước xác nhận;

2. Nguồn số hóa chủ động từ tổ chức, cá nhân khi tiến hành giao dịch dịch vụ công trực tuyến;

3. Nguồn số hóa tại Trung tâm Hành chính công các cp;

4. Nguồn thông tin được số hóa trong quá trình xử lý hồ sơ tại các cơ quan thực hiện thủ tục hành chính;

5. Nguồn từ hệ thống thông tin doanh nghiệp được shóa;

6. Nguồn số hóa trong quá trình công chứng, chứng thực của các tổ chức công chứng, chứng thực;

7. Nguồn từ hệ thống thông tin công chức, viên chức được số hóa;

8. Nguồn số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan thực hiện thủ tục hành chính;

9. Nguồn từ cơ sở dữ liệu Quốc gia được liên thông với Hệ thống dịch vụ công trực tuyến;

10. Nguồn từ hệ thống thông tin khác được UBND tỉnh quy định.

Điều 9. Xác thực giá trị pháp lý của Hồ sơ điện tử

Hồ sơ điện tử của công dân, tổ chức trong quá trình giao dịch thủ tục hành chính được tạo lập và xác thực như sau:

1. Nguồn cơ sở dữ liệu tài khoản tổ chức, cá nhân đăng ký được xác nhận giá trị pháp lý sau khi được cơ quan nhà nước xác minh trực tiếp hoặc thông qua cơ sở dữ liệu Dân cư được liên thông.

2. Nguồn số hóa chủ động từ tổ chức, cá nhân khi tiến hành giao dịch dịch vụ công trực tuyến được công nhận tính pháp lý khi có đính kèm chữ ký số của tổ chức, cá nhân. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chủ động số hóa không đính kèm chữ ký số, cơ quan thực hiện thủ tục hành chính dùng làm căn cứ để xử lý thủ tục hành chính và tiến hành xác minh hồ sơ giấy tại thời điểm trả kết quả.

3. Nguồn số hóa từ bộ phận số hóa tại Trung Tâm Hành chính công các cấp được xác nhận tính pháp lý phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Thực hiện số hóa thông tin trực tiếp trên phần mềm Cổng dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua tài khoản công vụ;

b) Số hóa bởi cán bộ được phân công nhiệm vụ số hóa bằng văn bản phân công của Giám đốc Trung tâm Hành chính công các cp;

c) Đính kèm chữ ký số của nhân sự số hóa hoặc của Trung tâm hành chính công các cấp.

4. Nguồn thông tin được số hóa trong quá trình xử lý hồ sơ tại các cơ quan thực hiện thủ tục hành chính được khẳng định tính pháp lý khi đáp ứng các trường hợp sau:

a) Thực hiện số hóa thông tin trực tiếp trên phần mềm Cổng dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua tài khoản công vụ;

b) Trong trường hợp thông tin được nhập trực tiếp từ phần mềm Cổng dch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế dưới dạng ký tự (thông tin điện tử) thì được xem có giá trị trao đổi;

c) Trong trường hp thông tin được số hóa đính kèm theo dữ liệu điện tử thì kèm theo chữ ký số của nhân sự đang trực tiếp xử lý hồ sơ;

d) Trong trường hp thông tin được số hóa từ văn bản theo quy định đính kèm theo dữ liệu điện tử thì dữ liệu số hóa phải đảm bảo đầy đủ chữ ký, con dấu và đính kèm theo chữ ký số của các cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.

5. Nguồn liên thông hệ thống thông tin doanh nghiệp được số hóa theo quy định của UBND tỉnh về vận hành và khai thác hệ thống thông tin doanh nghiệp.

6. Nguồn số hóa trong quá trình công chứng, chứng thực của các tổ chức công chứng, chứng thực theo quy định của UBND tỉnh về vận hành và khai thác hệ thng thông tin công chứng, chứng thực.

7. Nguồn từ hệ thống thông tin công chức, viên chức theo quy định của UBND tỉnh về vận hành và khai thác hệ thống thông tin công chức, viên chức.

8. Nguồn số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan thực hiện thủ tục hành chính được khẳng định tính pháp lý khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

a) Thực hiện số hóa thông tin trc tiếp trên phần mềm Cổng dịch vụ công tnh Tha Thiên Huế thông qua tài khoản công vụ;

b) Bn chụp nguyên vẹn quyết đnh cp phép, giấy phép, giấy chứng nhận, xác nhận hoặc kết quả xử lý khác được cơ quan có thẩm quyền cấp sau khi đã ký và đóng dấu của đơn vị;

c) Đính kèm chữ ký số của người ký và chữ ký số của đơn vị hoặc chữ ký scủa đơn vị.

9. Nguồn từ cơ sở dữ liệu Quốc gia được liên thông với Hệ thống dịch vụng trực tuyến mặc định được khẳng đnh tính pháp lý.

10. Nguồn từ hệ thống thông tin khác của tỉnh được UBND tỉnh quy định cụ thtrước khi áp dụng.

Chương III

CUNG CẤP, SỬ DỤNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN

Điều 10. Tạo lập, thay đổi thông tin tài khoản thực hiện dịch vụ công trực tuyến

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện tạo lập tài khoản sử dụng Hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo quy định sau:

a) Tổ chức, cá nhân nhập đầy đủ thông tin theo yêu cầu trên Hệ thống dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ: dichvucong.thuathienhue.gov.vn;

b) Hệ thống dịch vụ công trực tuyến thông báo tài khoản truy nhập ban đầu qua hệ thống, thư điện tử hoặc tin nhắn trên điện thoại theo đăng ký của tổ chức, cá nhân;

c) Tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản được cấp để truy nhập Hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

2. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã có tài khoản, thì sử dụng tài khoản đó để truy nhập Hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

3. Việc thay đổi thông tin tài khoản thực hiện dịch vụ công trực tuyến trong các trường hợp sau:

a) Có sự thay đổi các thông tin đăng ký của tài khoản;

b) Yêu cầu của Hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

4. Trường hợp công dân, tổ chức trực tiếp đến nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công, bộ phận một cửa cấp xã hoặc tại các sở ngành đối với các thủ tục hành chính không tiếp nhận tại Trung tâm hành chính công thì sẽ được cán bộ có thẩm quyền hướng dẫn tạo lập tài khoản thực hiện dịch vụ công như trường hợp công dân, tổ chức tham gia dịch vụ công trực tuyến các mức.

Điều 11. Khai thông tin hồ sơ hành chính trực tuyến

1. Sau khi được cấp tài khoản, tổ chức, cá nhân truy nhập Hệ thống dịch vụ công trực tuyến, khai và gửi hồ sơ hành chính trực tuyến hoặc sửa đổi, bổ sung thông tin khai, hồ sơ hành chính trực tuyến.

2. Đối với dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; tổ chức, cá nhân thực hiện việc thanh toán phí, lệ phí (nếu có) trên Hệ thống dịch vụ công trực tuyến và được cung cấp chứng từ đã nộp phí, lệ phí điện tử theo quy định pháp luật.

3. Tổ chức, cá nhân sử dụng Hệ thống dịch vụ công trực tuyến có trách nhiệm xuất trình hồ sơ thủ tục hành chính (bản gốc hoặc bản chính hoặc bản sao có chứng thực) theo quy định của pháp luật chuyên ngành khi có yêu cầu kiểm tra, đối chiếu.

Điều 12. Sửa đổi, bổ sung thông tin hồ sơ hành chính trực tuyến

1. Việc sửa đổi, bổ sung thông tin hồ sơ hành chính trực tuyến thực hiện khi có sự thay đổi của hồ sơ hoặc theo yêu cầu của cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.

2. Hình thức sửa đổi, bổ sung thông tin hồ sơ hành chính trực tuyến như sau:

a) Sa đi, bổ sung trực tiếp trên Hệ thng dịch vụ công trực tuyến;

b) Tạo lập thông tin khai theo các tiêu chí, định dạng của các biểu mẫu của thủ tục hành chính đã quy định và gửi đến cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.

Điều 13. Tiếp nhận hồ sơ hành chính trực tuyến

1. Trong vòng 1 giờ làm việc sau khi tổ chức, cá nhân đăng ký trực tuyến, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Hành chính công các cấp có trách nhiệm kiểm tra tiếp nhận và chuyển hồ sơ đến cơ quan thực hiện thủ tục hành chính tiến hành xử lý, thẩm định hồ sơ hành chính trực tuyến theo quy định tai Điều 14 Quy chế này.

2. Trong trường hợp hồ sơ chưa đảm bảo, cán bộ tiếp nhận và trả kết quả tiến hành lập phiếu hướng dẫn hồ sơ chuyển trả cho tổ chức, cá nhân trên H thng dịch vụ công trực tuyến. Trong trường hợp có sai sót phải hướng dẫn lần 2 trở lên, cán bộ tiếp nhận và trả kết quả phải lập thư xin lỗi trình Giám đốc Trung tâm Hành chính công ký, số hóa và gửi kèm theo văn bản hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ lần 2 đến cho tổ chức, cá nhân theo Quyết định số 3461/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Ban hành Quy định về trách nhiệm công khai xin lỗi của công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Điều 14. Xử lý, thẩm định hồ sơ hành chính trực tuyến

1. Sau khi nhận được hồ sơ hành chính trực tuyến, cơ quan thực hiện thủ tục hành chính phản hồi tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm b sung đy đủ theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Việc yêu cầu bổ sung chnh sa chđược tiến hành một ln, trong trường hợp yêu cầu lần hai tr lên mà do ln đu hướng dẫn không cụ thể thì phải lập thư xin lỗi, trình Giám đốc Trung tâm nh chính công ký, số hóa và gửi kèm theo văn bản hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ ln 2 đến cho tổ chức, cá nhân theo Quyết định số 3461/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh ban hành Quy định về trách nhiệm công khai xin lỗi của công chức, viên chức làm việc ti các cơ quan, đơn vị trong giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (hoặc quy định có hiệu lực thay thế, bsung, sửa đổi quy định này).

2. Sau khi nhận hồ sơ hành chính trực tuyến đầy đvà hợp lệ, cơ quan thực hiện thủ tục hành chính thực hiện xử lý, thẩm đnh hồ sơ theo quy định của pháp luật chuyên ngành và thông báo tình trạng, kết quthực hiện thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.

3. Thời gian xử lý, thẩm định hồ sơ hành chính trc tuyến thực hiện theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về trình tự, thời gian giải quyết thủ tục hành chính (tại quyết định công bố thủ tục hành chính).

4. Quy định về gia hạn thời gian hẹn tr h

Cán bộ công chức khi thực hiện giải quyết thủ tục hành chính cần thời gian gia hạn xử lý hồ sơ thì thời gian gia hạn không được vượt 1/3 tổng thời gian xử lý hồ sơ của thủ tục đó.

Quy trình gia hạn như sau:

a) Chuyên viên thụ lý hồ sơ gửi yêu cầu gia hạn cùng phiếu xin gia hn được xác nhận của lãnh đạo phòng đến Trung tâm Hành chính công;

b) Trung tâm Hành chính công tiến hành xác nhận gia hạn thì hệ thống sẽ cập nhật lại ngày hẹn trả và đồng thời gửi thông báo và thư xin li đến công dân tổ chức.

Điều 15. Thanh toán phí, lệ phí, thuế

Tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán phí, lệ phí, nộp thuế theo phương thức sau:

1. Trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công các cấp;

2. Nộp trực tuyến qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến;

3. Thanh toán từ các điểm giao dịch của hệ thống ngân hàng trên toàn tỉnh;

4. Sử dụng các công cụ, dịch vụ tiện ích khác có hỗ trợ thanh toán theo quy định pháp luật.

Điều 16. Trả kết quả dịch vụ công trực tuyến

quan thực hiện dịch vụ công trực tuyến có trách nhiệm trả kết quả cho tổ chức, cá nhân theo phương thức sau:

1. Qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến;

2. Qua dịch vụ bưu chính công ích;

3. Tại Trung tâm Hành chính công các cấp.

Điều 17. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được cung cấp dịch vụ công trực tuyến

1. Tổ chức, cá nhân có các quyền sau:

a) Được hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn, cung cấp các thông tin cần thiết khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến;

b) Được cung cấp tài khoản sử dụng, tạm dừng, hủy bỏ tài khoản qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến;

c) Được bảo đảm an toàn thông tin, bảo vệ bí mật kinh doanh và thương mại theo quy định của pháp luật;

d) Được cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình, tình trạng xử lý Hồ sơ hành chính trực tuyến; hóa đơn điện tử, biên lai điện tử (đối với dịch vụ công trực tuyến mức độ 4);

đ) Được phản ánh, kiến nghị việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau:

a) Cung cấp đầy đủ, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã đăng ký, kê khai khi thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến;

b) Cung cấp đầy đủ thông tin tạo tài khoản trên Hệ thống dịch vụ công trực tuyến;

c) Tuân thủ quy định của pháp luật chuyên ngành, giao dịch điện tử, bí mật nhà nước và sử dụng chữ ký số;

d) Không làm sai lệch, hư hỏng, thất thoát, chiếm đoạt, phá hủy, gian lận, mạo nhận trái phép và khai thác, sử dụng, phát tán thông tin, dữ liệu thủ tục hành chính;

đ) Lưu giữ hồ sơ hành chính trực tuyến theo quy đnh của pháp luật giao dịch điện tử và pháp luật chuyên ngành; cung cấp các chứng từ điện tử/chứng từ giấy có liên quan để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra (nếu có);

e) Không được cản trở hoạt động cung cấp và sử dụng các dịch vụ, giả mạo, sử dụng mật khẩu trái phép, chiếm quyền điều khiển; tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, vi-rút máy tính; phá hoại cơ sở hạ tầng kỹ thuật Hệ thng dịch vụ công trực tuyến;

g) Nộp thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Chương IV

XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN

Điều 18. Thẩm quyền truy nhập, xử lý trên Hệ thống dịch vụ công trực tuyến

1. Thm quyền truy nhập, xử lý trên Hệ thống dịch vụ công trực tuyến:

a) Tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính truy nhập Hệ thống dịch công trực tuyến để khai thông tin, nhận phản hi thông tin v việc xử lý hồ sơ, nhận kết quxử lý đối với thủ tục hành chính;

b) Người có thẩm quyền, cơ quan thực hiện thủ tục hành chính và các đơn vị liên quan tiếp nhận xử lý, trao đổi, cung cấp thông tin, tình trạng xử lý, kiểm soát việc sử dụng, khai thác thông tin và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính;

c) Sở Thông tin và Truyền thông truy cập hệ thống để quản lý tài khoản người dùng và quản lý, vận hành kỹ thuật Hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

2. Cán bộ, công chức, viên chức sử dụng tài khoản công vụ để giải quyết thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến theo quy định.

Điều 19. Bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu

1. H thng dch vụ công trực tuyến phải được áp dụng các biện pháp an toàn, bảo mật thông tin, dữ liệu để đảm bảo cung cấp thông tin, dữ liệu kịp thời và hiệu quả cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử thuộc Sở Thông tin và Truyền thông có giao trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Trung tâm Tin học hành chính thuộc Văn phòng UBND tỉnh (hoặc bộ phận có nhiệm vụ tương đương) triển khai các bin pháp an toàn, bảo mật thông tin, dữ liệu của Hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

3. Tổ chức, cá nhân tham gia Hệ thng dịch vụ công trực tuyến có trách nhiệm truy nhập đúng thẩm quyền quy định và tuân thủ các quy định về an toàn thông tin, dữ liệu.

Điều 20. Bảo mật thông tin

1. Đơn vị quản lý, vận hành kỹ thuật Hệ thống dịch vụ công trực tuyến, người có thẩm quyền, Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính có trách nhiệm bảo mật và lưu giữ thông tin của tổ chức, cá nhân trừ trường hợp phải cung cấp thông tin này cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo mật tài khoản và mật khẩu đăng nhập được cấp.

Điều 21. Xử lý sự cố

Trường hợp Hệ thống dịch vụ công trực tuyến xảy ra sự cố không thực hiện được cung cấp trực tuyến:

1 . Đơn vị quản lý, vận hành kỹ thuật Hệ thống dịch vụ công trực tuyến có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân và cơ quan có liên quan bằng hình thức phù hợp và trên Hệ thống dịch vụ công trực tuyến đồng thời khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý sự cố đưa hệ thống vào hoạt động.

2. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản, qua điện thoại hoặc thư điện tử theo thông tin đã đăng ký và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thành các thủ tục đang thực hiện theo các phương thức khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

3. Trong thời gian khắc phục sự cố, các thủ tục hành chính được thực hiện theo các phương thức khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Điều 22. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

1. Tiếp nhận, xử lý, thẩm định hồ sơ, phê duyệt hoặc từ chi phê duyệt, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định này và pháp luật chuyên ngành.

2. Tiếp nhận thông tin, đề xuất, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến, hướng dẫn tổ chức, cá nhân sử dụng các dịch vụ của Hệ thống dịch vụ công trực tuyến, phối hợp với các đơn vị liên quan bảo đảm thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đúng quy định.

3. Phối hợp với đơn vị quản lý, vận hành kỹ thuật Hệ thống dịch vụ công trực tuyến quản lý tài khoản truy nhập của tổ chức, cá nhân; thu phí, lệ phí và các khoản thu khác của thủ tục hành chính theo quy định.

4. Cung cấp cho đơn vị quản lý, vận hành kỹ thuật Hệ thống dịch vụ công trực tuyến các yêu cầu kỹ thuật kết nối hệ thống thuộc phạm vi qun lý, tiêu chí thông tin, định dạng mẫu của hồ sơ hành chính trực tuyến theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

5. Thông báo cho đơn vị quản lý, vận hành kỹ thuật Hệ thống dịch vụ công trực tuyến khi có sự ckỹ thuật đcó biện pháp khc phục kịp thời.

6. Lưu trữ, bảo quản hồ sơ hành chính trực tuyến theo quy định của pháp luật.

7. Trường hợp trả kết quả quá hạn hồ sơ hành chính trực tuyến theo quy định do lỗi của công chức, viên chức giải quyết hồ sơ thì khi chuyển kết qucông chức, viên chức giải quyết hồ sơ để xảy ra tình trạng quá hạn phải chịu trách nhiệm trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị ký Thư xin lỗi, số hóa và gửi kèm theo kết quả cho tổ chức, cá nhân theo quy định tại Quyết định số 3461/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh ban hành quy định về trách nhiệm công khai xin li của công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan đơn vị trong giải quyết hành chính cho cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 23. Trách nhiệm của đơn vị quản lý, vận hành kỹ thuật Hệ thống dịch vụ công trực tuyến

Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông thuộc Sở Thông tin và Truyền thông là đơn vị quản lý, vận hành kỹ thuật Hệ thống dịch vụ công trực tuyến, có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm Tin học hành chính thuộc Văn phòng UBND tỉnh (hoặc bộ phận có nhiệm vụ tương đương);

1. Quản lý, vận hành, bào trì, nâng cấp phần mềm, hệ thống an ninh, an toàn cho Hệ thống dịch vụ công trực tuyến đáp ứng các yêu cầu của cơ quan thực hiện thủ tục hành chính, tổ chức, cá nhân liên quan.

2. Làm đầu mối tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp bảo đảm việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đúng quy định.

3. Quản lý, xác thực tài khoản, kích hoạt các tài khoản quên hoặc mất mật khẩu truy nhập, tạm dừng tài khoản của tổ chức, cá nhân khi có hành vi gây nguy hại đến hệ thống.

4. Thông báo đến các cơ quan thực hiện thủ tục hành chính và tổ chức, cá nhân thời gian khắc phục sự cố trong trường hợp Hệ thống dịch vụ công trực tuyến gặp sự cố.

5. Tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn cơ quan thực hiện thủ tục hành chính và tổ chức, cá nhân sử dụng Hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

6. Tổ chức đánh giá chất lượng, sử dụng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trên Hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Điều 24. Nâng cấp dịch vụ công trực tuyến

Trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, đơn vị quản lý, vận hành kỹ thuật Hệ thống dịch vụ công trực tuyến phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và tham mưu Sở Thông tin và Truyền thông trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch bổ sung, nâng cấp dịch vụ công trực tuyến (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) thực hiện trong năm sau.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 25. Chế độ báo cáo

1. Chế độ báo cáo theo định kỳ từng quý và đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo UBND tỉnh hoặc do công tác quản lý điều hành.

2. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến có trách nhiệm báo cáo tình hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo nhiệm vụ được phân công gửi Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

3. Đơn vị quản lý, vận hành kỹ thuật Hệ thng dịch vụ công trực tuyến có trách nhiệm báo cáo về tình hình quản lý, vận hành Hệ thống dịch vụ công trực tuyến, kế hoạch triển khai bổ sung và nâng cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định này.

Điều 26. Kinh phí bảo đảm hoạt động dịch vụ công trực tuyến

1. Đơn vị quản lý, vận hành kỹ thuật Hệ thống dịch vụ công trực tuyến là đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan lập dự toán kinh phí xây dựng, duy trì vận hành và nâng cấp dịch vụ công trực tuyến gửi Sở Thông tin và Truyền thông.

2. Hàng năm Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm lập phương án phân bổ kinh phí cho công tác xây dựng, duy trì, vận hành, nâng cấp dịch vụ công trực tuyến từ nguồn ngân sách Nhà nước gửi Sở Tài Chính thẩm định trước khi trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.

Điều 27. Trách nhiệm thi hành

1. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND các phường, xã, thị trn, Giám đốc Trung tâm Hành chính công các cấp và các cơ quan nhà nước, tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy định này.

2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan cung cấp dịch vụ công trực tuyến có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp trình UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.