cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định 58/2017/QĐ-UBND Đề án tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách đối với lực lượng Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2017-2020

  • Số hiệu văn bản: 58/2017/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
  • Ngày ban hành: 03-08-2017
  • Ngày có hiệu lực: 13-08-2017
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 28-12-2020
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1233 ngày (3 năm 4 tháng 18 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 28-12-2020
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 28-12-2020, Quyết định 58/2017/QĐ-UBND Đề án tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách đối với lực lượng Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2017-2020 bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 55/2020/QĐ-UBND ngày 28/12/2020 Về Đề án tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 58/2017/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 03 tháng 8 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG, CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước năm 2015;

Căn cứ Luật dân quân tự vệ năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;

Căn cứ Thông tư số 33/2016/TT-BQP ngày 29/3/2016 của Bộ Quốc phòng về hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;

Căn cứ Thông tư liên tịch s102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 02/8/2010 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ;

Căn cứ Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận Về việc phê chuẩn Đề án tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách đối với lực lượng Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017 - 2020;

Theo đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tại Tờ trình số 1093/TTr-BCH ngày 28 tháng 7 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách đối với lực lượng Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017 -2020.

Điều 2. Giao Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, địa phương tham mưu triển khai thực hiện Đề án nêu trên đúng quy định.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 8 năm 2017 và thay thế Quyết định số 96/2015/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Đề án tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2016-2020.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành thuộc tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Vụ pháp chế - Bộ Quốc phòng;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT. Tỉnh ủy; TT. HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- TT. HĐND các huyện, thành phố;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Trung tâm công báo tỉnh;
- Lưu: VT, NC. NH

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lưu Xuân Vĩnh

 

ĐỀ ÁN

TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG, CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, GIAI ĐOẠN 2017- 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 58/2017/QĐ-UBND ngày 03/8/2017 của UBND tỉnh Ninh Thuận)

Phần 1

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT

Lực lượng Dân quân tự vệ (DQTV) là thành phn lực lượng vũ trang của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xây dựng lực lượng DQTV là một nội dung quan trọng trong đường lối quân sự của Đảng, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Lực lượng DQTV đặt dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của các cấp ủy đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, sự chỉ đạo, chhuy của cơ quan quân sự địa phương các cấp. Xây dựng lực lượng DQTV là để tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quân sự, quốc phòng trong mọi tình huống, góp phần giữ vững ổn định ở cơ sở trong thời bình và chuẩn bị nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa khi đất nước chuyển vào các trạng thái về quốc phòng.

Gần 07 năm thực hiện Luật DQTV, Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ và Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 05/10/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và gần 02 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 48/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định số 96/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh về việc ban hành “Đề án tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách đối với DQTV trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020”, cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Luật DQTV đạt chất lượng và hiệu quả thiết thực. Lực lượng DQTV được tổ chức chặt chẽ, thường xuyên củng cố, kiện toàn về số lượng và chất lượng. Hàng năm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ và huấn luyện DQTV đạt trên 85% quân s; nhận thức và năng lực hoạt động của cán bộ, chiến sỹ DQTV được nâng lên, phối hợp hoạt động với các lực lượng trong hệ thống chính trị cơ sở bảo vệ ANCT - TTATXH, phòng thủ dân sự đạt chất lượng và hiệu quả; thực hiện chế độ, chính sách có bước phát triển mới.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW, Luật DQTV và Đề án Tổ chức, xây dựng, hoạt động, chế độ chính sách đối với lực lượng DQTV trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020, vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập đó là:

- Thứ nhất: Việc quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản pháp luật về DQTV ở một số địa phương, cơ sở còn hạn chế; tổ chức đăng ký, quản lý lực lượng DQTV rộng rãi thiếu chặt chẽ; xây dựng về chính trị có nơi tỷ lệ đảng viên còn thấp; thời gian tập huấn, huấn luyện chưa bảo đảm; hiệu quả hoạt động còn hạn chế, chế độ chính sách bảo đảm chưa kịp thời, có nơi còn thấp hơn mức quy định của Luật DQTV. Việc phối hợp của các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố còn nhiều bất cập, nhất là trong việc lập dự toán ngân sách bảo đảm cho công tác xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng DQTV, dẫn đến một số chế độ, chính sách chưa thực hiện được, hoặc có thực hiện nhưng chưa đy đủ theo quy định; do vậy ảnh hưởng đến sức mạnh tổng hợp và hiệu quả hoạt động của lực lượng DQTV.

- Thứ hai: Nội dung chủ yếu của Nghị quyết số 48/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định số 96/2015QĐ-UBND ngày 28/12/2015 của UBND tỉnh được ban hành trên cơ sở Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ, hiện nay Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ đã thay thế Nghị định số 58/2010/NĐ-CP Một số luật như Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004; Luật ngân sách nhà nước năm 2002 đã hết hiệu lực, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo đảm ngân sách chi theo Đề án.

Để thực hiện Kết luận số 41-KL/TW của Ban Bí thư về Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng DQTV và DBĐV trong tình hình mới, Luật DQTV và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật DQTV mới ban hành; Việc ban hành Đề án Tổ chức, xây dựng, hoạt động, chế độ chính sách đối với lực lượng DQTV trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017- 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án giai đoạn 2017-2020), bảo đảm tính kế thừa Đề án giai đoạn 2011 - 2015; và Đề án giai đoạn 2016 - 2020 phát huy tốt kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại hạn chế, xây dựng Đề án giai đoạn 2017-2020 có tính thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng ở địa phương, cơ sở.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cơ s pháp lý

- Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 05/10/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng DQTV và lực lượng dự bị động viên (gọi tắt là Chỉ thị số 16-CT/TW);

- Kết luận số 41-KL/TW ngày 31/3/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW (gọi tắt là Kết luận số 41-KL/TW);

- Hướng dẫn số 246-HD/ĐU và Chương trình hành động số 247-CTr/ĐU ngày 8/7/2009 của Đảng ủy quân sự Trung ương về thực hiện Kết luận số 41-KL/TW;

- Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 21/6/2011 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng DQTV trong tình hình mới;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân khu 5 lần thứ IX, nhiệm kỳ 2015-2020;

- Luật Dân quân tự vệ ngày 23/11/2009; Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ; Thông tư số 33/2016/TT-BQP ngày 29/3/2016 của Bộ Quốc phòng; Thông tư liên tịch số 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 02/8/2010 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ; và một số văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Cơ sở thực tiễn

- Báo cáo kết quả hơn 01 năm thực hiện Đề án số 96/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh về tổ chức, hoạt động, chế độ chính sách đối với DQTV trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020;

- Các báo cáo tổng kết và thực tiễn xây dựng, hoạt động của DQTV trong những năm vừa qua, những kinh nghiệm xây dựng và hoạt động của DQTV trong hai cuộc kháng chiến trước đây và hơn 40 năm xây dựng đất nước sau khi thng nhất Tổ quốc đến nay. Đây là cơ sở để xây dựng Đề án Tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách đối với DQTV trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020.

Phần 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC XÂY DỰNG, HUẤN LUYỆN HOẠT ĐỘNG CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ TỪ NĂM 2016 ĐẾN NAY

A. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Sau gần 7 năm thực hiện Luật DQTV cũng như từ năm 2016 đến nay, việc tổ chức xây dựng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng DQTV đã đạt được những kết quả quan trọng; thực hiện phương châm xây dựng lực lượng DQTV “vững mạnh, rộng khắp”, ở đâu có dân, có tổ chức Đảng là ở đó có DQTV, đến nay các đa phương trong toàn tỉnh không còn thôn, khu phố không có tổ chức DQTV. Lực lượng DQTV được xây dựng theo đúng quy định của Luật DQTV, có số lượng hợp lý (từ 1,45%- 1,50% so với dân số); đã khắc phục được tình trạng xây dựng theo kiểu phô trương, hình thức, chạy theo chỉ tiêu, hoạt động kém hiệu quả.

I. TỔ CHỨC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DQTV

1. Lực lượng Dân quân

Tính đến tháng 12/2016 toàn tỉnh đã xây dựng lực lượng dân quân ở 65/65 xã, phường, thị trấn, được tổ chức biên chế ở cấp đại đội, trung đội, tiểu đội, tổ. Gồm: Lực lượng dân quân cơ động chiếm 22,16% (Trong đó có lực lượng dân quân thường trực chiếm 7,5% so với dân quân cơ động); lực lượng phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế chiếm 31,50%; lực lượng chiến đấu tại chỗ chiếm 44,22%; lực lượng dân quân biển chiếm 2,12% so với tổng biên chế lực lượng DQTV; 100% thôn, khu phố có tổ chức dân quân tại chỗ.

2. Lực lượng Tự vệ

Lực lượng Tự vệ xây dựng 144 đu mối cơ quan, tổ chức cơ sở, chiếm 16,85% so với cán bộ công nhân viên chức. Được tổ chức biên chế ở cấp đại đội, trung đội, tiểu đội và tổ; trong đó tự vệ tại chỗ chiếm 89,25%; lực lượng tự vệ phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế chiếm 10,75% so với tổng biên chế lực lượng tự vệ.

3. Hệ thống chỉ huy

- Kiện toàn đủ 65 Ban CHQS xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ban CHQS cấp xã), mỗi Ban chỉ huy biên chế 04 đồng chí gồm: Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chỉ huy phó, Chính trị viên phó. Hiện có 11/65 xã, phường, thị trấn biên chế 2 đ/c Chỉ huy phó các xã loại 1,2 và trọng điểm về QPAN;

- Kiện toàn 45 Ban CHQS cơ quan, tổ chức cơ sở, mỗi Ban chỉ huy biên chế đủ 04 đồng chí gồm: Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chỉ huy phó, Chính trị viên phó;

- Sắp xếp bổ nhiệm cán bộ từ tiểu đội, trung đội, thôn đội, đại đội với quân số 1.316 đ/c.

4. Số lượng, chất lượng, quy mô, tổ chức biên chế

- Dân số toàn tỉnh: 600.535 người;

- Tổng số DQTV: 8.864 đ/c, biên chế gồm: 1 đại đội; 147 trung đội; 362 tiểu đội; 504 tổ;

- Tỷ lệ DQTV toàn tỉnh đạt 1,49% so với tổng dân số, đảng viên trong DQTV chiếm 20,22%, đoàn viên trong DQTV chiếm 62,73% so với tổng số DQTV.

- Về xây dựng đội ngũ cán bộ: Thường xuyên rà soát củng cố kiện toàn kịp thời, đến nay 100% Ban CHQS cấp xã có đủ theo biên chế, 65/65 đồng chí Chỉ huy trưởng là đảng viên, tham gia cấp ủy và là ủy viên ủy ban nhân dân (đạt 100%); văn hóa tốt nghiệp THPT chiếm 100%; qua đào tạo Trung cấp, Cao đẳng ngành quân sự cơ sở 65/65 (có 62 trung cấp, 03 cao đẳng). Chỉ huy phó 87 đồng chí (đảng viên đạt 98,73%, văn hóa THPT 100%; qua đào tạo Trung cấp chuyên ngành cơ sở 72,41%). Đã kiện toàn được 45. Ban CHQS cơ quan, tổ chức cơ sở.

5. Quản lý nhà nước về DQTV

Chính quyền các cấp đã từng bước nâng cao hiệu lực công tác quản lý nhà nước về DQTV, nhiều văn bản được ban hành kịp thời, phù hợp với thực tiễn của địa phương; công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác DQTV được thực hiện nghiêm túc theo định kỳ và hàng năm. Chính quyền các cấp thực hiện khá tốt vai trò quản lý Nhà nước về công tác DQTV.

II. CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, PHÁP LUẬT, HUẤN LUYỆN QUÂN SỰ

1. Đào tạo, tập huấn cán bộ

Thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn” và Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ, ngành Trung ương về đào tạo cán bộ Ban CHQS cấp xã, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chủ động chỉ đạo Bộ CHQS tỉnh tổ chức 01 khóa đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở cho 64 đng chí cán bộ quân sự cấp xã. Hàng năm tổ chức mở các lớp tập huấn cán bộ theo phân cấp với số lượng đạt từ 90% trở lên. Cán bộ Ban CHQS cấp xã, cán bộ Ban CHQS cơ quan, tổ chức cơ sở, hàng năm được tập huấn từ 7-10 ngày tại trường quân sự tỉnh; cán bộ chỉ huy từ cấp tiểu đội đến cấp đại đội DQTV bộ binh, binh chủng, thôn đội trưởng được tập huấn tại cơ quan quân sự cấp huyện, thời gian 7 ngày. Thông qua nội dung tập huấn, hội thi, trình độ, năng lực về công tác quốc phòng địa phương, công tác quản lý chỉ huy, công tác tổ chức huấn luyện của cán bộ được nâng cao, cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Huấn luyện chiến sỹ DQTV

Hàng năm cơ quan quân sự các cấp đều xây dựng kế hoạch huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị cho DQTV trình cấp trên phê duyệt; công tác huấn luyện được triển khai, tổ chức thực hiện theo đúng nội dung, chương trình, thời gian quy định, quân số huấn luyện đạt từ 50% trở lên; chất lượng huấn luyện đạt khá, giỏi từ 55 - 60%, trình độ sử dụng vũ khí trang bị, trình độ chiến thuật từng bước nâng lên. Sau huấn luyện đều tổ chức hội thao kiểm tra đánh giá kết quả huấn luyện, tham gia diễn tập chiến đấu trị an, diễn tập khu vực phòng thủ, được cấp ủy địa phương và cơ quan quân sự cấp trên đánh giá cao.

III. HOẠT ĐỘNG TÁC CHIẾN TRỊ AN

Tổ chức xây dựng được 5/6 đầu kế hoạch tác chiến theo quy định, các kế hoạch trọng tâm như: Kế hoạch chiến đấu phòng thủ, kế hoạch mrộng quy mô lực lượng DQTV trong các trạng thái về quốc phòng được xây dựng đủ 100%. Thường xuyên rà soát, bổ sung kế hoạch để sát với tình hình thực tế và tổ chức luyện tập, diễn tập theo phương án.

Lực lượng DQTV đã chủ động phối hợp với Bộ đội Biên phòng, Hải quân, Cảnh sát biển, Công an cấp xã tuần tra, kiểm tra, kiểm soát địa bàn, phát hiện và nắm chắc tình hình, tích cực tham gia đấu tranh chống xâm canh, xâm cư, phòng chống các loại tội phạm, phối hợp tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tôn giáo, truyền đạo trái pháp luật, di dịch dân cư tự do...tham gia có hiệu quả trong phòng, chống các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút ma túy và các vụ việc gây mất an ninh trật tự xã hội. Tích cực tham gia các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, phong trào xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp; cùng với các lực lượng vũ trang, ban ngành, đoàn thể cơ sở tham gia luyện tập, diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh, huyện, xã theo kế hoạch A, A2, A4 đạt kết quả khá. Những hoạt động trên đã góp phần giữ vững an ninh chính trị và ổn định trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

IV. BẢO ĐẢM CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH

Việc bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng DQTV luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, cơ quan, tổ chức cơ sở quan tâm thực hiện. Chế độ phụ cấp trách nhiệm của cán bộ, mua sm trang phục cho cán bộ, chiến sỹ DQTV được bảo đảm kịp thời, đúng chế độ tiêu chuẩn. Chế độ, chính sách cho lực lượng DQTV khi đi hun luyện, hoạt động được vận dụng linh hoạt theo điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị. Do đó, đã động viên kịp thời cho lực lượng DQTV hoàn thành nhiệm vụ được giao.

V. BẢO ĐẢM TRỤ SỞ LÀM VIỆC, NHÀ TRỰC CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN VÀ TRANG THIT BỊ CHUYÊN NGÀNH

1. Cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm xây dựng trụ sở làm việc (nhà trực) cho lực lượng Dân quân. Kết quả năm 2016 đã xây dựng được 08 trụ sở làm việc số tiền 2.700.000.000đ (Hai tỷ, bảy trăm triệu đồng). Hiện nay có 43/65 xã có nhà làm việc, đạt tỷ lệ 66,1%.

2. Danh mục trang thiết bị chuyên ngành ở trụ sở hoặc phòng làm việc của Ban CHQS cấp xã mới bảo đảm được 50% theo quy định của Bộ Quốc phòng.

B. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG TỔ CHỨC XÂY DỰNG, HUẤN LUYỆN HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DQTV

I. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ

Công tác đăng ký công dân trong độ tuổi thực hiện Luật DQTV hiệu quả hạn chế, chất lượng tổng hợp của lực lượng DQTV tuy đã được nâng lên, song chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, độ tin cậy về chính trị còn có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu. Tổ chức xây dựng lực lượng ở một số cơ sở thiếu chặt chẽ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và hiệu quả hoạt động chưa cao, nhất là khi tình hình diễn biến phức tạp. Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cán bộ Ban CHQS cấp xã còn hạn chế; tỷ lệ đảng viên trong lực lượng Dân quân còn thấp so với các địa phương trên địa bàn Quân khu, cán bộ thôn đội trưởng là đảng viên đạt thấp; năng lực cán bộ ở một số cơ sở nhất là vùng sâu, vùng xa có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu, khả năng tổ chức chỉ huy, công tác quản lý nhà nước về DQTV của chính quyền các cấp còn hạn chế.

Một số đơn vị cấp huyện tổ chức tập huấn cán bộ thời gian không bảo đảm, thiếu về nội dung, đối tượng tham gia tập huấn chưa đúng. Trong huấn luyện DQTV mới chú trọng huấn luyện lực lượng DQTV phòng không, pháo binh, cơ động, còn các lực lượng tại chỗ, y tế, hóa học chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chất lượng huấn luyện một số nội dung còn yếu.

Chất lượng hoạt động không đồng đều, công tác lãnh đạo, chỉ đạo chỉ huy, điều hành lực lượng dân quân hoạt động một số địa phương chưa thường xuyên, còn có biểu hiện ngại khó, ngại khổ, kinh phí hoạt động eo hẹp, do vậy hiệu quả hoạt động của lực lượng DQTV hạn chế.

Ngân sách bảo đảm đối với DQTV tham gia các hoạt động theo nhiệm vụ còn thiếu nhiều so với quy định của Luật DQTV. Một số chế độ như: Trợ cấp ngày công lao động cho lực lượng DQTV khi thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chế độ phụ cấp thâm niên, phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị tự vệ của các sở, ngành cấp tỉnh; chế độ đặc thù quốc phòng, quân sự, cho Chỉ huy phó quân sự cấp xã, Trung đội trưởng DQCĐ, phụ cấp hàng tháng của thôn đội trưng chưa thực hiện được.

II. NGUYÊN NHÂN

1. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nhận thức chưa đầy đủ và sâu sắc về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương, vai trò vị trí của lực lượng DQTV trong tình hình mới; do đó việc đề cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lực lượng DQTV còn hạn chế.

2. Vai trò tham mưu và năng lực chỉ đạo, tổ chức thực hiện về công tác DQTV của Ban CHQS cấp xã chưa gắn với việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở. Trình độ, năng lực cán bộ DQTV có mặt thấp hơn so với yêu cầu.

3. Quá trình tuyển chọn, kết nạp công dân tham gia vào lực lượng DQTV còn nặng về tính tự nguyện, tự giác, vận động là chính, việc xử lý các hành vi vi phạm về pháp luật DQTV đối với cá nhân, tập thể ở các địa phương gần như chưa được thực hiện.

4. Ngân sách bảo đảm chi theo Đán còn ở mức độ hạn chế; phân cấp chi ngân sách chưa cụ thể, rõ ràng, nhất là ở cấp xã.

5. Một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có xây dựng lực lượng tự vệ chưa quan tâm xây dựng, củng cố, huấn luyện, bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng tự vệ.

Phần 3

TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG, CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ TỈNH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2017 - 2020

- Căn cứ các văn bản lãnh đạo của Đảng như: Kết luận số 41-KL/TW ngày 31/3/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng DQTV và DBĐV trong tình hình mới, Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 21/6/2011 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng DQTV trong tình hình mới.;

- Căn cứ Luật DQTV số 43/2009/QH12, Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ và các Thông tư của các Bộ, ngành Trung ương hướng dẫn thi hành Luật DQTV;

- Căn cứ vào thực trạng chất lượng DQTV hiện nay của tỉnh: Về cơ bản vẫn phát huy vai trò nòng cốt, vững vàng trước mọi thử thách khó khăn, song trong xây dựng và hoạt động đã bộc lộ không ít hạn chế, bất cập cả về bản lĩnh chính trị, tư tưởng, hiệu quhoạt động và qui mô tổ chức, có mặt chưa đáp ứng được những yêu cầu của tình hình nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;

- Căn cứ vào yêu cầu xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh Ninh Thuận: Tỉnh ta có vị trí quan trọng cả về chính trị, kinh tế văn hóa xã hội và quốc phòng, an ninh đối với cả nước nói chung, Quân khu 5 nói riêng; là một mục tiêu quan trọng chống phá của các thế lực thù địch, đòi hỏi phải được bảo vệ bằng lực lượng vũ trang đủ mạnh, trong đó lực lượng DQTV giữ vai trò quan trọng. Củng c, xây dựng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng DQTV sẽ có ảnh hưởng tích cực đến đời sống chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội ở cơ sở, góp phần xây dựng củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, khả năng phòng thủ của địa phương;

- Đề án tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách đối với lực lượng DQTV tạo hành lang pháp lý quan trọng về xây dựng lực lượng DQTV trên phạm vi toàn tỉnh, trong điều kiện mới, điều kiện cơ chế kinh tế thị trưng theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; góp phần xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh ở địa phương, cơ sở, tập trung thống nhất công tác quản lý nhà nước về xây dựng lực lượng DQTV gắn với mọi hoạt động về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh ở đơn vị, địa phương đạt chất lượng, hiệu quả;

- Đề án giai đoạn 2017-2020 được ban hành tạo ra cơ sở pháp lý để kiểm tra, thanh tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Luật DQTV; qua thực tiễn thực hiện đề án để nghiên cứu, điều chỉnh sửa đổi những vấn đề vướng mắc, bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện nhằm hoàn thiện đề án có tính khả thi cao.

A. MỤC TÊU, YÊU CẦU

I. MỤC TIÊU XÂY DỰNG

Xây dựng lực lượng DQTV có số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp ngày càng cao, lấy xây dựng chất lượng chính trị, độ tin cậy là chính; tổ chức biên chế tinh gọn, chặt chẽ; trang bị vũ khí phù hợp; được giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự toàn diện, thiết thực; khả năng sẵn sàng chiến đấu và sức mnh chiến đấu ngày càng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, thực sự là lực lượng chính trị tin cậy của Đảng, chính quyền và Nhân dân địa phương, đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ, là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân, của Nhà nước; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương khi có chiến tranh, phối hợp hoạt động có hiệu quả trong giữ gìn ANCT-TTATXH, phòng, chng khắc phục thiên tai, địch họa tại cơ sở. Chú trọng xây dựng nâng cao chất lượng DQTV ở vùng trọng điểm QPAN và những địa bàn phức tạp, đảm bảo đủ sức đi phó với các tình hung xảy ra.

II. YÊU CẦU XÂY DỰNG

1. Tổ chức quán triệt sâu sắc Kết luận số 41-KL/TW ngày 31/3/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chthị số 15-CT/TW ngày 21/6/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Luật DQTV và các văn bản hướng dẫn thi hành, làm cho mọi tổ chức, cá nhân trước hết là các cấp lãnh đạo nâng cao nhận thức về vị trí chiến lược, nội dung cơ bản, tính cấp bách của nhiệm vụ xây dựng lực lượng DQTV trong tình hình mới. Nâng cao trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của chệ thống chính trị, các tổ chức trong xây dựng, hoạt động, sử dụng lực lượng DQTV.

2. Thực hiện nghiêm túc chế độ đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ DQTV theo quy định của Luật DQTV; xét duyệt, dân chủ, công khai, tuyển chọn những người có đủ năng lực, phẩm chất chính trị để kết nạp vào lực lượng. Xây dựng DQTV theo phương châm “vững mạnh, rộng khắp”, thực hiện ở đâu có dân, có tổ chức Đảng, đó có DQTV, gắn việc xây dựng lực lượng DQTV với việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở. Các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phn, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vn đầu tư nước ngoài phải thực hiện nghiêm túc việc tổ chức lực lượng tự vệ theo quy định của pháp luật.

3. Xây dựng lực lượng DQTV có số lượng hợp lý, chất lượng chính trị ngày càng cao, đng bộ, phù hợp với các vùng, min. Quy mô tổ chức cân đi gia các thành phần lực lượng, giữa số lượng và chất lượng, giữa cán bộ và chiến sỹ phù hợp với tình hình của từng địa phương. Chú trọng xây dựng, nâng cao chất lượng DQTV ở các địa bàn chiến lược, vùng trọng điểm QPAN.

4. Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, các ban, ngành, đoàn thể có trách nhiệm quan tâm bảo đm chế độ, chính sách cho lực lượng DQTV huấn luyện và hoạt động, gắn trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với quyền lợi của người tham gia DQTV ngày càng tốt hơn; tạo điều kiện động viên lực lượng DQTV cả về vật chất và tinh thần, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

5. Cán bộ, chiến sĩ DQTV cần nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí chiến lược của lực lượng DQTV trong tình hình mới. Trên cơ sở đó, đề cao trách nhiệm cá nhân, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó. Gắn nhiệm vụ xây dựng lực lượng DQTV với xây dựng khu vực phòng thủ vững chc, tăng cường quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội với phát triển thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân ở địa phương.

B. TỔ CHỨC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ

I. ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ NGUỒN, TUYỂN CHỌN LỰC LƯỢNG DQTV NÒNG CỐT, TỔ CHỨC LUÂN PHIÊN LỰC LƯỢNG DQTV

1. Tổ chức đăng ký công dân thực hiện Luật DQTV

Đăng ký công dân trong độ tuổi thực hiện Luật DQTV là nội dung trước tiên của công tác xây dựng lực lượng DQTV, là điều kiện để tuyển chọn công dân có chất lượng đkết nạp vào lực lượng DQTV trong thời bình và mở rộng quy mô lực lượng khi chuyển sang thời chiến. Trách nhiệm đăng ký là Ủy ban nhân dân cấp xã; trước khi đăng ký phải tổ chức tập huấn cho các thành phần tham gia đăng ký, thời điểm đăng ký vào tháng 4 hàng năm, địa điểm đăng ký tại thôn, khu phố hoặc cụm dân cư;

Đối tượng đăng ký là nam công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, nữ công dân từ đủ 18 tui đến hết 40 tuổi; sau đăng ký, UBND cấp xã tiến hành xét duyệt công dân đủ điều kiện kết nạp vào lực lượng DQTV, công dân đủ điều kiện sẵn sàng mở rộng khi có tình huống về quốc phòng, tng hợp kết quả đăng ký báo cáo cấp trên vào tháng 5 hàng năm.

2. Tổ chức luân phiên lực lượng DQTV

Thực hiện luân phiên là yêu cầu cần thiết, với mục đích thực hiện quân sự hóa toàn dân, đảm bảo tính công bằng xã hội, cung cấp nguồn cho lực lượng vũ trang khi có tình huống, hoặc chiến tranh xảy ra. Ban CHQS cấp xã phải lập kế hoạch trình Ban CHQS cấp huyện phê duyệt, tổ chức luân phiên theo tỷ lệ 25% so với tổng số DQTV, cho ra lực lượng DQTV đã hoàn thành nhiệm vụ theo đúng thời gian quy định. Trong điều kiện thời bình, xây dựng lực lượng DQTV phải thực hiện theo phương châm: "vững mạnh, rộng khắp"; lấy xây dựng vững mạnh toàn diện làm căn bản, trong đó vững chắc về chính trị làm khâu then chốt, 100% thôn, khu phố, cơ quan hành chính sự nghiệp phải xây dựng lực lượng DQTV;

Căn cứ số lượng dân cư, bố trí dân cư, yêu cầu khả năng kinh phí bảo đảm để xác định tỷ lệ cho phù hợp theo Luật DQTV; Ban CHQS cấp huyện phải trực tiếp chỉ đạo và cùng cơ sở rà soát lại, tính toán cụ thể để củng cố số lượng dân quân hợp lý, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình huống.

II. CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN BAN CHQS VÀ CÁN BỘ DQTV

1. Ban CHQS cấp xã

Thường xuyên bổ sung, kiện toàn đủ 04 đồng chí gồm: Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chỉ huy phó, Chính trị viên phó (đơn vị hành chính cấp xã loại 1, loại 2 và cấp xã trọng điểm về QPAN bố trí 02 Chỉ huy phó).

- Chỉ huy trưởng là công chức, ủy viên Ủy ban nhân dân cấp xã; 100% là cấp ủy viên tổ chức Đảng cùng cấp;

- Chính trị viên là Bí thư Đảng ủy xã km nhiệm;

- Chính trị viên phó là Bí thư xã đoàn kiêm nhiệm;

- Chỉ huy phó là cán bộ chuyên trách hoặc không chuyên trách.

2. Ban CHQS cơ quan, tổ chức cơ s

- Thường xuyên bổ sung kiện toàn đủ 04 đồng chí, chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm;

- Chỉ huy trưởng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; chính trị viên do Bí thư cấp ủy Đảng của cơ quan đảm nhận, Chính trị viên phó thường do Bí thư cơ sở đoàn hoặc phó Bí thư cấp ủy Đảng của cơ quan đảm nhận, Chỉ huy phó là cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.

3. Cán bộ quản lý, chỉ huy DQTV

Cán bộ phân đội DQTV được bố trí tương ứng với đơn vị phân đội DQTV từ tiểu đội đến đại đội gồm:

- Tiểu đội trưởng, trung đội trưởng, thôn đội trưởng (khu đội trưởng);

- Đại đội có Ban chỉ huy gồm: Đại đội trưởng, chính trị viên đại đội, đại đội phó quân sự, chính trị viên phó đại đội;

Khi bổ nhiệm cán bộ phân đội phải tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn về sức khỏe, chính trị, trình độ, năng lực đủ khả năng chỉ huy đơn vị DQTV hoàn thành nhiệm vụ được giao.

III. QUY ĐỊNH VỀ SỐ LƯỢNG

1. Đối với tỉnh: Tỷ lệ DQTV toàn tỉnh xây dựng ổn định từ 1,45 đến 1,50% so với tổng dân số.

2. Đối với các huyện, thành phố

Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm xây dựng lực lượng DQTV với tỷ lệ từ 1,29 - 1,31%; huyện Ninh Phước xây dựng với tỷ lệ từ 1,31 - 1,33%; huyện Ninh Hải xây dựng với tỷ lệ từ 1,34 - 1,36%; huyện Ninh Sơn xây dựng với tỷ lệ từ 1,34 - 1,36%; huyện Thuận Bắc xây dựng với tỷ lệ từ 1,9 - 2,1%; huyện Bác Ái xây dựng với tỷ lệ từ 2,9 - 3,1%; huyện Thuận Nam xây dựng với tỷ lệ từ 1,8 - 2,10% so với tng dân số.

3. Đối với xã, phường, thị trấn

* Cấp xã: Căn cứ vào dân số, địa bàn dân cư, yêu cầu nhiệm vụ QPAN của địa phương và chỉ tiêu của cơ quan quân sự cấp trên giao, để xây dựng tỷ lệ dân quân cho phù hợp, bảo đảm đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ; các xã dân số ít, các xã trọng điểm về QPAN có thể xây dựng tỷ lệ cao hơn tỷ lệ quy định, song phải do Chỉ huy trưởng quân sự tỉnh quyết định trên cơ sở đề nghị của UBND cấp huyện. Trong đó định hướng tỷ lệ như sau:

- Xã có dân số từ 1.000 đến 3.000, tỷ lệ từ 4,99% ÷ 3,3%

- Xã có dân số từ trên 3.000 đến 6.000, tỷ lệ từ 3,29% ÷ 2,2%

- Xã có dân số từ trên 6.000 đến 15.000, tỷ lệ từ 2,19% ÷ 1%

- Xã có dân số từ trên 15.000 đến 25.000, tỷ lệ từ 0,99% ÷ 0,5%

* Đối với Dân quân biển: Xây dựng lực lượng dân quân biển ở cả 3 tuyến bờ, lộng, khơi, quy mô xây dựng cấp trung đội, tiểu đội. Tiểu đội tổ chức xây dựng trên 02-03 tàu, trung đội xây dựng trên từ 05-06 tàu trên cùng ngư trường hoạt động. Các huyện, thành phố ven biển xây dựng số lượng đủ 200% chỉ tiêu theo kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 22/7/2012 của UBND tỉnh; tổ chức xây dựng 02 trung đội dân quân biển tập trung tại huyện Thuận Nam và huyện Ninh Hải. Các xã, phường ven bin xây dựng 01 tiu đội dân quân biển trở lên (kể cả những xã, phường không có phương tiện tàu thuyn).

4. Đối với lực lượng tự vệ

Định hướng tỷ lệ chung từ 10 đến 20% so với tổng số cán bộ công nhân viên chức, người lao động, cụ thể:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp tỷ lệ tự vệ đạt từ 20 đến 35% so với cán bộ công nhân viên chức.

- Đi với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, tùy theo số lượng người lao động đxác định:

+ Doanh nghiệp có từ 50 đến 500 lao động, tỷ lệ từ 15% đến 10%.

+ Doanh nghiệp có trên 500 đến 1.500 lao động, tỷ lệ từ 9,9% đến 8%.

- Đối với doanh nghiệp tư nhân, liên doanh nếu có tổ chức đảng và đủ điều kiện cần thiết, thì thống nhất với lãnh đạo doanh nghiệp để thành lập lực lượng tự vệ theo tỷ lệ phù hợp.

IV. QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG DQTV, CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẢNG, ĐOÀN

Từng bước nâng tỷ lệ đảng viên trong DQTV toàn tỉnh đạt 22% trở lên, trong đó tỷ lệ đảng viên trong dân quân đạt trên 18%, tỷ lệ đảng viên trong tự vệ đạt 60% trở lên; 100% xã, phường, thị trấn có đảng bộ được thành lập chi bộ quân sự; trong đó 70% trở lên chi bộ có cấp ủy; tiểu đội Dân quân thường trực có đảng viên, trung đội Dân quân tự vệ có tổ đảng; đại đội Pháo Phòng không 37mm TV có chi bộ quân sự. Đgóp phần nâng cao chất lượng đảng viên, hàng năm các cơ sở có kế hoạch phát triển từ 1 đến 2 đảng viên ở mỗi chi bộ quân sự. Tỷ lệ đoàn viên đạt trên 65% trở lên; 100% các trung đội dân quân cơ động hoàn thành nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống; 100% Ban CHQS các xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức hoàn thành tốt nhiệm vụ.

V. THÀNH PHẦN, QUY MÔ TỔ CHỨC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG

1. Cơ cấu thành phần lực lượng

Từ kết quả rà soát, củng cố kiện toàn về mặt tổ chức, thành phần các lực lượng cần đạt được cụ thể như sau:

- Lực lượng dân quân cơ động tổ chức cấp trung đội chiếm tỷ lệ 15 - 20% so với tổng số DQTV;

- Lực lượng DQTV tại chỗ tổ chức cấp tổ, tiểu đội, trung đội chiếm tỷ lệ 50 - 55% so với tổng số DQTV;

- Lực lượng phòng không chiếm tỷ lệ từ 5 - 7%, các lực lượng binh chủng khác chiếm tỷ lệ 10 - 15% so với tổng số DQTV.

2. Quy mô, tổ chức biên chế lực lượng DQTV

Tổ chức biên chế lực lượng DQTV bộ binh, binh chủng ở từng cấp thực hiện theo quy định tại Thông tư số 33/2016/TT-BQP ngày 29/3/2016 của Bộ Quốc phòng và quy định của Tư lệnh Quân khu 5, cụ thể:

a) Đi với cấp tỉnh: Tiếp tục xây dựng 1 đại đội Pháo Phòng không 37mm;

b) Đối với cấp huyện

* Lực lượng cơ động: Mỗi huyện, thành phố xây dựng 1-2 trung đội dân quân cơ động, lực lượng lấy những địa bàn gần trung tâm hành chính cấp huyện để tiện huy động làm nhiệm vụ khi cần thiết.

* Lực lượng Pháo binh: Mỗi huyện, thành phố xây dựng 1-2 trung đội cối 82 mm, 1-2 trung đi ĐKZ 82 mm.

* Lực lượng phòng không: Mỗi huyện, thành phố xây dựng 2 trung đội SMPK 12,7mm.

* Lực lượng binh chủng bảo đảm: Mỗi huyện, thành phố xây dựng 1 trung đội

c) Đối với cấp xã: Quy mô tổ chức chủ yếu cấp trung đội, tiểu đội và tổ; cụ thể:

- Lực lượng dân quân cơ động: Tổ chức 01 trung đội;

- Lực lượng dân quân thường trực: Các xã trọng điểm về QPAN xây dựng 01 tiểu đội trong trung đội dân quân cơ động của cấp xã;

- Lực lượng dân quân tại chỗ: Xây dựng ở các thôn, khu phố; vùng đồng bằng đô thị tổ chức từ cấp tổ đến tiu đội:

+ DQTV binh chủng : thông tin, công binh, phòng hoá, trinh sát, y tế : Chủ yếu tổ chức ở cấp xã, quy mô từ tổ đến tiểu đội.

+ Lực lượng Cối 60 mm : Các xã, phường, thị trấn trọng điểm về QPAN xây dựng 2-3 khẩu đội.

d) Đối vi Cơ quan, tổ chức

Xây dựng theo sự chỉ đạo của cơ quan quân sự tỉnh và cấp huyện, lấy đơn vị công tác, sản xuất để tổ chức lực lượng tự vệ; quy mô tổ chức là tiểu đội, trung đội chiến đu tại ch; có thể tổ chức một số đơn vị binh chủng, quy mô tiểu đội, khẩu đội, trung đội.

VI. ĐẢM BẢO VỀ VŨ KHÍ TRANG BỊ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ

1. Cấp xã quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ trang bị cho lực lượng dân quân tập trung ở tủ súng theo Thông tư của Quân khu và Bộ Quốc phòng.

2. Khi trang bị súng cho lực lượng DQTV đi làm nhiệm vụ, phải có lệnh của Chỉ huy trưởng quân sự cấp huyện, được đăng ký vào sổ (ký nhận) và cấp giấy phép sử dụng vũ khí (mẫu in của Cục DQTV); thi hành xong nhiệm vụ phải thu hồi súng và giấy phép sử dụng vũ khí đề quản lý tập trung. Nghiêm cấm việc sử dụng vũ khí của DQTV trang bị cho lực lượng khác, hoặc sử dụng sai quy định.

3. Tỷ lệ súng, đạn trang bị cho lực lượng DQTV: Thực hiện theo quy định của Bộ Quc phòng và Bộ Tư lệnh Quân khu.

C. ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN, HUẤN LUYỆN DQTV

I. ĐÀO TẠO TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC NGÀNH QUÂN SỰ CƠ SỞ

1. Đào tạo cao đng, đại học quân sự cơ sở

Để từng bước nâng cao năng lực, trình độ cán bộ quân sự xã, phường, thị trấn thực hiện Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án đào tạo cán bộ quân sự cấp xã trình độ Cao đẳng, Đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Hàng năm, tuyển chọn 10 đến 15% cán bộ đã qua đào tạo trung cấp, cao đng ngành quân sự cơ sở, đi đào tạo liên thông cao đng, đại học hệ vừa làm vừa học tại Trường quân sự Quân khu 5 và tuyển sinh đào tạo cao đẳng, đại học chính quy tại trường Sĩ quan Lục quân 2 theo chỉ tiêu được giao.

2. Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở

Tiếp tục đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở khóa IV cho cán bộ Ban CHQS cấp xã tại Trường Quân sự tỉnh.

a) Tuyển chọn theo nhu cầu

- Chiêu sinh cán bộ đang giữ chức vụ Chỉ huy phó quân sự cấp xã (số chưa qua đào tạo) hoặc cán bộ đang giữ các cương vị khác trong tổ chức chính trị xã hội ở các xã, phường, thị trấn trong quy hoạch cán bộ quân sự địa phương. Ưu tiên tuyển chọn quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự là đảng viên giữ chức Tiểu đội trưng (khẩu đội trưởng) trước khi xuất ngũ, cán bộ phân đội dân quân, song phải nguồn trong quy hoạch cán bộ quân sự cơ sở;

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức và trình độ năng lực công tác; có sức khỏe và khả năng tiếp thu kiến thức học tập;

- Có độ tuổi không quá 30 tuổi;

- Trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Tổ chức đào tạo: 01 khoá, quân số 65 người.

b) Chương trình, nội dung, thời gian đào tạo

- Thực hiện chương trình đào tạo theo Thông tư số 117/2009/TT-BQP ngày 30/12/2009 của Bộ Quốc phòng quy định về đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở; Thông tư số 96/2015/TT-BQP ngày 31/8/2015 của Bộ Quốc phòng về Ban hành Chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở; Hướng dẫn số 1690/BCĐ-BQP ngày 25/9/2015 của Ban chỉ đạo đào tạo/BQuốc phòng về Liên kết đào tạo Chương trình Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở với Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính. Tiếp tục đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở khóa 4 thời gian đào tạo tập trung 20 tháng tại trường Quân sự tỉnh, thời gian thực hiện từ năm 2016-2017.

- Chiêu sinh học viên đào tạo theo hình thức cử tuyển, theo nhu cầu quy hoạch cán bộ ở cơ sở.

c) Bố trí sắp xếp sau đào tạo

- Theo nhu cầu cán bộ quân sự ở cơ sở;

- Theo kết quả đào tạo;

- Bố trí đúng người, đúng việc, đúng chuyên ngành được đào tạo.

II. TẬP HUẤN CÁN BỘ

Theo phân cấp hàng năm, trước khi bước vào huấn luyện cấp tỉnh đến cấp huyện, tổ chức tập huấn cho cán bộ DQTV theo đúng đối tượng, đảm bảo đủ nội dung, thời gian theo Thông tư 02/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng sát với yêu cầu thực tế ở địa phương.

1. Các lớp tập huấn cán bộ do tỉnh tổ chức

- Đối tượng thành phần: 100% cán bộ Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó, Chính trị viên, Chính trị viên phó Ban CHQS cấp xã, Ban CHQS cơ quan, tổ chức cơ sở, cán bộ chỉ huy phân đội phòng không, pháo binh, công binh.

- Nội dung theo quy định của Bộ Quốc phòng và Quân khu 5.

- Thời gian: 07 ngày/năm.

- Địa điểm: Tại Trường quân sự tỉnh.

2. Các lớp tập huấn do huyện, thành phố tổ chức

Đối tượng thành phần: Thôn đội trưởng, cán bộ từ tiểu đội đến đại đội các đơn vị DQTV (trừ các thành phần do tỉnh quản lý).

Nội dung: Theo quy định tại Thông tư số 02/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng và chỉ thị về công tác DQTV hàng năm của Tư lệnh Quân khu.

- Thời gian: 05 ngày/năm.

Địa điểm: Tại Ban CHQS cấp huyện, hoặc các cụm xã, phường, thị trấn do Ban CHQS các huyện, thành phố xác định.

III. HUẤN LUYỆN CHIẾN SỸ DQTV

Tổ chức huấn luyện theo phương châm “Cơ bản, thiết thực, chất lượng”, sử dụng thành thạo vũ khí trang bị hiện có, vũ khí tự tạo; thành thục các hình thức chiến thuật của lực lượng DQTV, sát với yêu cầu nhiệm vụ, phương án tác chiến của địa phương, phù hợp với tổ chức biên chế, chức năng nhiệm vụ, lấy huấn luyện cán bộ là then cht, nâng cao năng lực thực hành là chủ yếu, thực hiện huấn luyện đúng đủ về thời gian, nội dung, chương trình theo Thông tư số 02/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng, cụ thể:

1. Quân số, thời gian huấn luyện cho các đối tượng

- Dân quân năm thứ nhất: Huấn luyện 100% quân số, thời gian 12 ngày;

- Dân quân cơ động, dân quân biển: Huấn luyện 100% quân số, thời gian 12 ngày;

- DQTV phòng không, pháo binh, công binh, hóa học, thông tin, trinh sát, y tế: Huấn luyện từ 80% quân số trở lên, thời gian 12 ngày;

- DQTV tại chỗ: Huấn luyện 70% quân số trở lên, thời gian từ 07 ngày;

- Dân quân thường trực: Huấn luyện 100% quân số, thời gian 15 ngày.

2. Tổ chức huấn luyện, tập luyện bổ sung các phương án: Kế hoạch chiến đấu phòng thủ, Kế hoạch bảo vệ cơ quan và các phương án theo yêu cầu nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền quy định, nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ địa phương.

3. Nội dung, chương trình huấn luyện thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng và chỉ thị về công tác DQTV hàng năm của Tư lệnh Quân khu 5.

D. HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DQTV

Mọi hoạt động của DQTV trong sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong bảo vệ ANCT-TTATXH và các hoạt động khác phải đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền và sự chỉ huy trực tiếp của Chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp xã, Chỉ huy trưởng Ban CHQS cơ quan, tổ chức cơ sở và sự chỉ huy, chỉ đạo của Cơ quan quân sự cấp trên.

Nhiệm vụ hoạt động chiến đấu phòng thủ, phòng chống thiên tai, địch họa và công tác dân vận của lực lượng DQTV theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và của Tư lệnh Quân khu và cơ quan quân sự địa phương cấp trên. Căn cứ vào quy đnh để tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động của lực lượng DQTV thông qua cấp ủy, chính quyền cùng cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Ban CHQS huyện, thành phố trực tiếp hướng dẫn, đôn đốc và phê chuẩn kế hoạch. Hàng năm từng đơn vị tổ chức huấn luyện, diễn tập để bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch sát với yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở đơn vị cơ sở.

I. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA DQTV

Mọi hoạt động của lực lượng DQTV trong các trạng thái về quốc phòng đều phải xây dựng kế hoạch, được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các kế hoạch hoạt động phải phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của cơ sở, có tính khả thi cao. Cơ quan quân sự địa phương các cấp và lực lượng Tự vệ xây dựng đủ số lượng kế hoạch được quy định tại Thông tư số 108/2016/TT-BQP ngày 16 tháng 8 năm 2016 Bộ Quốc phòng.

Ngoài slượng kế hoạch được quy định như trên, trong các đợt cao điểm, hoặc khi thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể, các đơn vị DQTV đều phải xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DQTV

1. Nắm tình hình, thông báo, báo cáo.

2. Thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.

3. Bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

4. Hoạt động khi an ninh trật tự ở cơ sở có diễn biến phức tạp.

5. Hoạt động chống xâm nhập, đường không, đường biển và tuyến giáp ranh.

6. Tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

7. Tham gia vận động quần chúng ở cơ sở.

8. Tham gia cùng các lực lượng phòng, chng tệ nạn xã hội trong địa bàn hoạt động.

III. ĐIỀU KIỆN ĐỂ HOẠT ĐỘNG

1. Có kế hoạch hoạt động đã được cơ quan quân sự cấp trên phê chuẩn.

2. Đã được giáo dục chính trị, hiểu biết những vấn đề cần thiết về pháp luật, được huấn luyện quân sự theo chương trình quy định.

3. Được trang bị vũ khí, hoặc công cụ hỗ trợ theo quy định của cơ quan quân sự cấp trên.

E. BẢO ĐẢM CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH CHO LỰC LƯỢNG DQTV

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được quy định tại Luật DQTV, nội dung hoạt động của lực lượng DQTV trên nhiều lĩnh vực theo yêu cầu của hoạt động xã hội trong các trạng thái về quốc phòng, song DQTV là lực lượng vũ trang qun chúng, không thoát ly sản xuất, công tác, là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân, được tổ chức xây dựng ở cơ sở xã, phường, thị trấn, cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức kinh tế. Việc bảo đảm chế độ, chính sách đối với DQTV chủ yếu từ ngân sách nhà nước của địa phương, ngân sách của cơ quan, tổ chức. Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với DQTV có ý nghĩa rất quan trọng đến chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của lực lượng DQTV, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Để lực lượng DQTV hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, chính quyền, cơ quan quân sự cấp trên giao, công tác bảo đảm chế độ chính sách đối với lực lượng DQTV phải thực hiện đúng quy định của Luật DQTV, cụ thể như sau:

I. CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM, QUẢN LÝ, CHỈ HUY ĐƠN VỊ TRẢ THEO HÀNG THÁNG

- Tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng: 0,10

- Trung đội trưởng, Thôn đội trưởng: 0,12

- Trung đội trưởng dân quân cơ động: 0,20

- Đại đội phó, chính trị viên phó đại đội: 0,15

- Đại đội trưởng, chính trị viên đại đội: 0,20

- Chỉ huy phó, Chính trị viên phó Ban CHQS cấp xã: 0,22

- Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban CHQS cấp xã: 0,24

- Chỉ huy phó, Chính trị viên phó Ban CHQS cơ quan, tổ chức cơ sở: 0,22

- Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban CHQS cơ quan, tổ chức cơ sở: 0,24

II. CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP CHO LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ

1. Chế độ phụ cấp thâm niên

- Cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên. Mức phụ cấp như sau: Sau 5 năm (đủ 60 tháng) công tác liên tục thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp hàng tháng hiện hưởng; từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%;

- Cán bộ Ban chỉ huy quân sự xã nếu có thời gian công tác liên tục ở các ngành được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề nghiệp thì được cộng nối thời gian đó với thời gian làm cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã để tính hưởng phụ cấp thâm niên.

2. Chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền ăn, công tác phí, trợ cấp của Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã; hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại.

- Cấp bổ sung ngân sách địa phương để hỗ trợ phụ cấp hàng tháng đối với chức danh Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã bằng mức lương cơ sở nhân với hệ s1,0; Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã được hưởng các chế độ khác như Quyết định số 12/2015/QĐ-UBND ngày 05/02/2015 của UBND tỉnh về việc quy định số lượng, chức danh, mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách ở các xã, phường, thị trấn và thôn - khu phtrên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; được hưởng tin ăn trong thời gian đào tạo, tập hun, huấn luyện bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sỹ bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam; được hưởng chế độ công tác phí áp dụng như công chức cấp xã. Trường hợp có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên nêu nghỉ việc được hưởng trợ cấp một lần, cứ 01 năm công tác được tính bng 1,5 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cui cùng trừ trường hợp tự ý bỏ việc, kỷ luật buộc thôi việc, bị tước quyền công dân.

- Giao địa phương cân đối nguồn ngân sách địa phương để thực hiện chế độ, chính sách đối với Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã, bảo đảm hài hòa, công bằng giữa các chức danh không chuyên trách ở địa phương.

3. Chế độ phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự

Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự xã, Trung đội trưởng dân quân cơ động được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự bằng 50% tổng mức phụ cấp hiện hưởng gồm: Phụ cấp hàng tháng, phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị, phụ cấp thâm niên (nếu có), tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm đến khi thôi giữ chức vụ đó. Trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự của tháng đó.

III. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP NGÀY CÔNG KHI HUẤN LUYỆN, HOẠT ĐỘNG CỦA DQTV

1. Chế độ, chính sách đối với Dân quân

- Chế độ, chính sách đối với Dân quân, trừ dân quân biển: Được trợ cấp ngày công lao động bằng mức hệ số 0,08 mức lương cơ sở; nếu làm nhiệm vụ từ 21 giờ đến 05 giờ sáng hôm sau, nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại thì được hưởng chế độ theo quy định của Bộ Luật lao động. Dân quân thường trực được bố trí nơi ăn, nghỉ và được hỗ trợ tiền ăn như chiến sỹ bộ binh;

- Dân quân khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hàng ngày thì được bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi, về; được hỗ trợ tiền ăn như chiến sỹ bộ binh.

2. Chế độ chính sách đối với Tự vệ

Được trả nguyên lương và các khoản phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe theo chế độ hiện hành.

3. Chế độ, chính sách đối với DQTV biển

DQTV biển khi huấn luyện, tham gia bảo vệ an ninh trật tự, tìm kiếm, cứu nạn trên biển được hưởng các chế độ, chính sách sau:

- Đối với Dân quân được trợ cấp ngày công lao động, mức trợ cấp bằng hệ số 0,12 mức lương tối thiểu chung; được hỗ trợ tiền ăn như chiến sỹ bộ binh.

- Đối với Tự vệ được cơ quan, tổ chức nơi Tự vệ làm việc trả nguyên lương và các khoản phụ cấp khác.

4. DQTV biển trong thời gian làm nhiệm vụ tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển, của nước Cộng hoà xã hội chnghĩa Việt Nam, theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng các chế độ, chính sách sau

a) Đối với Dân quân được trợ cấp ngày công lao động, mức trợ cấp tối thiểu bằng hệ số 0,25 mức lương tối thiu chung, được hưởng tiêu chuẩn tin ăn bng 0,1 tháng lương tối thiểu mỗi người mỗi ngày. Đối với thuyền trưởng và máy trưởng còn được trợ cấp thêm một khoản phụ cấp trách nhiệm bằng 0,08 lương cho mỗi người mỗi ngày.

b) Đối với Tự vệ được trnguyên lương, các khoản phụ cấp khác theo quy định và được hưởng thêm 50% lương ngạch bậc tính theo ngày thực tế huy động, được hưởng tiêu chuẩn tin án bng 0,1 tháng lương tối thiểu chung mỗi người mỗi ngày.

IV. CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DQTV KHI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BỊ ỐM, BỊ TAI NẠN, BỊ ỐM, BỊ CHẾT, BỊ THƯƠNG, HOẶC HY SINH TRONG KHI HUẤN LUYỆN, HOẠT ĐỘNG

1. Chế độ, chính sách đối với dân quân chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội khi thực hiện nhiệm vụ bị ốm, bị tai nạn, bị chết: Thực hiện theo Điều 21, Điều 22, Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ và thông tư hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương.

2. Chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ bị chết, hy sinh, bị thương: Thực hiện theo Điều 23, Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ và thông tư hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương.

V. BẢO ĐẢM TRANG PHỤC CHO DQTV

Trong thời gian đảm nhận chức vụ chỉ huy, thực hiện nhiên vụ DQTV, cán bộ, chiến sỹ DQTV được bảo đảm trang phục theo Điều 14, Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ.

VI. MUA SẮM CÔNG CỤ HỖ TRỢ

Thực hiện theo Luật DQTV, ngày 16 tháng 5 năm 2016 Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 65/2016/TT-BQP quy định và hướng dẫn về trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ của DQTV. Đbảo đm cho lực lượng DQTV phối hợp với các lực lượng trong thời bình tham gia có hiệu quả các hoạt động giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở; hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ kinh phí mua sắm vũ khí trang bị công cụ hỗ trợ cho DQTV nhằm bảo đảm xử lý các tình huống xảy ra.

VII. BẢO ĐẢM TRỤ SỞ LÀM VIỆC, NHÀ TRỰC CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN VÀ TRANG THIẾT BỊ CHUYÊN NGÀNH

1. Mỗi năm các địa phương cấp huyện đầu tư xây dựng 01 đến 02 trsở làm việc cho Ban CHQS cấp xã, nhà trực của lực lượng dân quân, bảo đảm nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt của lực lượng dân quân khi được huy động thực hiện các nhiệm vụ (trừ các huyện đã xây dựng đủ); phấn đấu đến năm 2020, 100% xã, phường, thị trấn có trụ sở làm việc kết hợp nhà trực của lực lượng dân quân. Nơi không có điều kiện xây dựng thì btrí phòng làm việc đủ diện tích cho hội họp, giao ban, luân phiên trực sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Dân quân và bố trí bàn ghế, tủ tài liệu, tủ sắt đựng súng, công cụ hỗ trợ, vật chất huấn luyện, trang phục dùng chung và một số vật chất khác.

2. Danh mục trang thiết bị chuyên ngành trụ sở hoặc phòng làm việc của Ban CHQS cấp xã thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.

G. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC XÂY DỰNG, HUẤN LUYỆN, HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DQTV CỦA TỈNH TRONG TÌNH HÌNH MỚI

1. Lực lượng DQTV phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan quân sự các cấp theo quy định của Luật DQTV, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Quốc phòng, Bộ, ngành Trung ương và các chỉ thị, hướng dẫn, kế hoạch của trên; đng thời phát huy có hiệu quả sức mnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị các cấp trong tổ chức xây dựng lực lượng DQTV.

2. Xây dựng lực lượng DQTV trước hết là xây dựng về chất lượng chính trị. Bảo đảm là lực lượng trung thành, tin cy của Đảng; là một trong những công cụ chủ yếu bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân, của Nhà nước ở cơ sở.

3. Chú trọng xây dựng nâng cao chất lượng của lực lượng DQTV phòng không, cơ động, thường trực, DQTV biển ở các địa bàn chiến lược, vùng trọng điểm; xây dựng đến đâu chắc đến đó, gắn với việc đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, đặc biệt là địa bàn trọng điểm về QPAN. Các xã ven biển phải tổ chức lực lượng dân quân biển quy mô từ tiểu đội đến trung đội dân quân, bảo đảm sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển đảo của Tquốc.

4. Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp (tỉnh, huyện, xã) các đoàn thể, mặt trận có trách nhiệm quan tâm đảm bảo chế độ, chính sách cho lực lượng DQTV.

5. Tăng cường việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, kịp thời uốn nắn những sai sót trong tổ chức xây dựng lực lượng DQTV. Tiến hành định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm phát huy những mặt tích cực tiến bộ, khắc phục những yếu kém, tồn tại nhằm xây dựng lực lượng DQTV thực sự tin cậy, chất lượng, hiệu quả.

Phần 4

NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TỔ CHỨC, XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ GIAI ĐOẠN 2017- 2020

I. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Nguồn kinh phí, ngân sách để thực hiện Đề án

- Kinh phí, ngân sách nhà nước đảm bảo cho hoạt động của DQTV được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh. Nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách theo quy định của Chính phủ, Nghị quyết Hội đồng nhân dân cp tỉnh về phân định nhiệm vụ thu, nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách giai đoạn 2017-2020;

- Ngân sách của các cơ quan, tổ chức, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội (các cơ quan, đơn vị có xây dựng lực lượng Tự vệ), ủng hộ của các tổ chức, cá nhân cho công tác xây dựng lực lượng DQTV;

- Nguồn thu hợp pháp khác.

2. Dự kiến tổng mức kinh phí: Bảo đảm thực hiện Đề án trong 4 năm (từ 2017-2020) là 89.870.362.000 đồng (Tám mươi chín tỷ, tám trăm bảy mươi triệu, ba trăm sáu mươi hai ngàn đồng) phân chia theo từng năm, trong đó:

- Ngân sách của cấp tỉnh:

31.364.417.000 đng;

- Ngân sách cấp huyện:

51.585.785.000 đồng;

- Ngân sách cấp cấp xã:

6.920.160.000 đồng.

II. PHÂN CẤP NGÂN SÁCH BẢO ĐẢM

1. Ngân sách cấp tỉnh: Bảo đảm chi cho thực hiện các chế độ sau:

- Chế độ trang phục cho lực lượng DQTV;

- Chế độ phụ cấp quản lý đơn vị chỉ huy Tự vệ, cơ quan Sở, ngành trực thuộc tỉnh.

- Mua sắm vũ khí trang bị công cụ hỗ trợ cho DQTV;

- Chế độ cho lực lượng DQTV khi Bộ CHQS tỉnh huy động thực hiện nhiệm vụ tập hun, hun luyện, hội thi, hội thao và diễn tập khu vực phòng thủ cấp tỉnh và Quân khu.

2. Ngân sách cấp huyện, thành phố: Bảo đảm ngân sách chi cho thực hiện các chế đ:

- Chế độ phụ cấp trách nhiệm quản lý chỉ huy đơn vị DQTV trực thuộc huyện, thành phố;

- Chế độ phụ cấp thâm niên;

- Chế độ phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự;

- Chế độ cho lực lượng dân quân thường trực;

- Chế độ cho lực lượng dân quân khi Ban CHQS cấp huyện huy động để thực hiện nhiệm vụ tập huấn, huấn luyện, diễn tập, hội thi, hội thao; trực SSCĐ, phòng chng thiên tai dịch họa theo phân cấp.

- Chế độ cho lực lượng dân quân bị ốm đau, tai nạn, bị chết, bị thương hoặc hy sinh trong khi hun luyện, hoạt động.

3. Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn:

- Bảo đảm chế độ cho lực lượng dân quân thực hiện nhiệm vụ huấn luyện theo phân cấp, SSCĐ, tuần tra truy quét, phòng chng bão lụt, thiên tai, địch họa theo phân cấp.

4. Việc lập dự toán ngân sách: Ngân sách quản lý, sử dụng, thanh quyết toán chi cho lực lượng DQTV thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

5. Hàng năm: Căn cứ vào khả năng ngân sách của địa phương và hỗ trợ của Trung ương, UBND tỉnh quyết định lộ trình bảo đảm ngân sách cho lực lượng DQTV để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của địa phương.

Phần 5

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh

- Bộ CHQS tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định bảo đảm chế độ chính sách đối với DQTV để bảo đảm chế độ phụ cấp thâm niên đối với Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban CHQS cấp xã; phụ cấp đặc thù quốc phòng cho Trung đội trưởng dân quân cơ động; chế độ trợ cấp ngày công lao động khi huấn luyện hoạt động đối với DQTV; chính sách đối với Dân quân tự vệ bị ốm đau, tai nạn rủi ro, bị chết, bị thương hoặc hy sinh khi huấn luyện hoạt động.

- Phối hợp cùng các Sở, ban, ngành có liên quan quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện Đề án giai đoạn 2017-2020;

- Hàng năm, Bộ CHQS tỉnh lập kế hoạch xây dựng lực lượng DQTV, báo cáo UBND tỉnh và trình Bộ Tư lệnh Quân khu phê chuẩn. Chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai cho Ban CHQS huyện, thành phố, Ban CHQS cơ quan, tổ chức cơ sở lập kế hoạch và triển khai thực hiện công tác DQTV chặt chẽ, chất lượng và hiệu quả. Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra việc lập dự toán ngân sách bảo đảm cho công tác xây dựng, hun luyện, hoạt động của lực lượng DQTV trên địa bàn tỉnh;

- Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương, đơn vị xây dựng lực lượng DQTV gắn với xây dựng nền Quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ của tỉnh ngày càng vững chắc;

- Phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, sơ kết việc thực hiện Đề án ở các địa phương cơ sở theo định kỳ hàng năm và theo từng giai đoạn, tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND tỉnh để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Đề án đã ban hành.

2. Các Sở, ngành cấp tỉnh

- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ CHQS tỉnh lập kế hoạch đầu tư ngân sách cho thực hiện các nội dung của Đề án, hướng dẫn chỉ đạo các địa phương, đơn vị căn cứ vào yêu cầu xây dựng lực lượng DQTV tại địa phương và các nội dung được xác định trong Đề án, xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện;

- Sở Nội vụ phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thường xuyên rà soát, hướng dẫn tuyển dụng, bố trí đội ngũ công chức Chỉ huy trưởng Quân sự, những người hoạt động không chuyên trách cấp xã là Chỉ huy phó đảm bảo số lượng theo đúng quy định hiện hành. Hàng năm, phối hợp với các ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh khảo sát, rà soát xác định xã trọng điểm về QPAN báo cáo Tư lệnh Quân khu theo quy định;

- Sở Tài chính phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bộ CHQS tỉnh lập kế hoạch bảo đảm ngân sách chi nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện, hoạt động, chế độ chính sách cho lực lượng DQTV và các nội dung khác được xác định trong đề án; hướng dẫn, kiểm tra việc lập, dự toán và thanh quyết toán ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác DQTV ở các Sở, ngành và các địa phương theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước;

- Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ CHQS tỉnh để khảo sát chọn vị trí xây dựng thao trường huấn luyện, trường bắn cơ bản, trận địa súng máy phòng không, pháo phòng không của lực lượng DQTV để phục vụ cho công tác huấn luyện, diễn tập và tác chiến trong khu vực phòng thủ của từng địa phương.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp và Chủ tịch UBND cấp tỉnh về thực hiện công tác DQTV, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình về công tác DQTV theo quy định của Luật DQTV; tổ chức quán triệt, chỉ đạo các cấp, các ngành thuộc quyền xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án tổ chức, hoạt động, chế độ chính sách đối với lực lượng DQTV từ năm 2017-2020 nghiêm túc, có hiệu quả;

- Chỉ đạo cơ quan quân sự cấp huyện xây dựng kế hoạch tổ chức xây dựng lực lượng DQTV từ năm 2017-2020 trình UBND huyện, thành phố phê chuẩn và báo cáo Bộ CHQS tỉnh Phê duyệt để triển khai thực hiện. Chỉ đo cơ quan quân sự địa phương cùng cấp và UBND cấp xã xây dựng, lập dự toán ngân sách bảo đảm cho xây dựng, hun luyện, hoạt động, chế độ chính sách của lực lượng DQTV trên địa bàn;

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án theo định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ CHQS tỉnh.

4. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

- Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức triển khai thực hiện công tác xây dựng, huấn luyện hoạt động và chế độ của lực lượng dân quân thuộc quyền trước cấp ủy, HĐND cùng cấp và Chủ tịch UBND cấp huyện;

- Chỉ đạo Ban CHQS cấp xã hàng năm lập kế hoạch xây dựng lực lượng dân quân, dự toán ngân sách chi cho thực hiện Đán trình UBND cùng cấp và Ban CHQS cấp huyện phê duyệt để tổ chức thực hiện;

- Bảo đảm chế độ chính sách cho lực lượng DQTV theo quy định và chính sách hậu phương quân đội.

5. Công tác thanh tra, kiểm tra, tổng kết

- Hàng năm Bộ CHQS tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra kết quả thực hiện Đề án, báo cáo cho Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh;

- Các địa phương thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện Đề án theo quyền hạn quy định;

- Kết thúc thực hiện Đề án giai đoạn 2017-2020 tổ chức tổng kết đề xuất chủ trương, biện pháp xây dựng lực lượng DQTV trong thời gian tiếp theo, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng đặt ra./.

 

DỰ TOÁN

NGÂN SÁCH BẢO ĐẢM CHI CHO THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG, CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN QUÂN TỰ VỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN NĂM 2017-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 58/2017/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Đơn vị tính: 1.000đ

TT

Nội dung chi

PHÂN CHIA TNG NĂM

Chi phân cấp

Tổng cộng

 

2017

2018

2019

2020

 

Tỉnh

Huyện

 

Tỉnh

Huyện

Tỉnh

Huyện

Tĩnh

Huyện

Tỉnh

Huyện

 

 

Tổng cộng

8.667.096

12.898.166

1.415.232

7.858.595

12.051.496

2.674.464

7.332.470

13.198.950

1.415.232

7.506.256

13.437.174

1.415.232

31.364.417

51.585.785

6.920.160

69.870.362

 

I

Chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập hun cán b

2.750.526

222.040

 

1.436.526

222.040

 

1.436.526

222.040

 

1.436.526

222.040

 

7.060.104

888.160

 

7.948.264

 

1,0

Chi cho đào tạo cán bộ quân sự cấp xã

2.407.638

 

 

1.093.638

 

 

1.093.638

 

 

1.093.638

 

 

5.688.552

 

 

5.688.552

 

1,1

Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở; quân số 65đ/c, thời gian 20 tháng; thời gian đào tạo từ tháng 5/2016 đến tháng 12/2017 định mức chi cho 01 đ/c: 2.350.000đ/tháng

1.314.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.314.000

 

 

1.314.000

 

1,2

Cử đi đào to liên thông lên trình độ Cao đẳng, Đi học ngành quân sự cơ sở; quân số 15 đ/c/1năm; thời gian đào tạo cao đng 36 tháng, Đi học 48 tháng.

1.093.638

 

 

1.093.638

 

 

1.093.638

 

 

1.093.638

 

 

4.374.552

 

 

4.374.552

 

2,0

Chi cho tập hun cán bộ DQTV

342.888

222.040

 

342.888

222.040

 

342.888

222.040

 

342.888

222.040

 

1.371.552

888.160

 

2.259.712

 

2,1

Cán bộ quân sự, CTV, CTV phó ban CHQS cấp xã, cơ quan tổ chức cơ sở, quân số 462đ/c x 50% = 231đ/c x thời gian tập huấn 7 ngày/năm, tổ chức 04 lớp/năm, đnh mức 104.000đ/ngày

168.168

 

 

168.168

 

 

168.168

 

 

168.168

 

 

672.672

 

 

672.672

 

2,2

Cán bộ đại đội, trung đội, tiểu đội, khu đội dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, công binh, biển; quân số 240đ/c, thời gian 7 ngày/năm, 01 năm tổ chức 3 lớp/năm, định mức 104.000đ/ngày

174.720

 

 

174.720

 

 

174.720

 

 

174.720

 

 

698.880

 

 

698.880

 

2,3

Cán bộ trung đội, tiu đội DQTV bộ binh thôn đội trưởng. Cán bộ tiu đội DQTV thông tin, trinh sát, phòng hoá, y tế. Tổng s 305đ/c, thi gian tập huấn 07 ngày/năm, định mức 104.000đ/ngày.

 

222.040

 

 

222.040

 

 

222.040

 

 

222.040

 

 

888.160

 

888.160

 

II

Chi cho công tác huấn luyện chiến sỹ DQTV

 

7.814.088

 

 

7.814.088

 

 

7.814.088

 

 

7.814.088

 

 

31.256.352

 

31.256.352

 

1,0

Chi trtrợ cp ngày công lao động trong thời gian tập trung huấn luyện

 

7.814.088

 

 

7.814.088

 

 

7.814.088

 

 

7.814.088

 

 

31.256.352

 

31.256.352

 

1,1

Chiến sỹ Dân quân mi kết nạp tính 20% của 7856 đ/c = 1.571 đ/c (12 ngày/ năm) trợ cấp ngày công lao động cho 01đ/c x 104.000đ/01đ/c

 

1.960.608

 

 

1.960.608

 

 

1.960.608

 

 

1.960.608

 

 

7.842.432

 

7.842.432

 

1,2

Dân quân tại chỗ: 2,290 đ/c huấn luyện 70% = 1.603 đ/c (7 ngày/ m ) trcấp ngày công lao động cho 01đ/c x 104.000đ/01/đ/c

 

1.166.984

 

 

1.166.984

 

 

1.166.984

 

 

1.166.984

 

 

4.667.936

 

4.667.936

 

1,3

Dân quân tự vệ PK, PB: 499 đ/c huấn luyện 80% = 399 đ/c (10 ngày/năm ) trợ cấp ngày công lao động cho 01đ/c x  104,000/01đ/c

 

414.960

 

 

414.960

 

 

414.960

 

 

414.960

 

 

1.659.840

 

1.659.840

 

1,4

T dân quân Trinh sát, thông tin, công binh, hoá hc, y tế cấp xã: 1.047 đ/c huấn luyện 75% = 785 đ/c (10 ngày/m ) trợ cấp ngày công lao động cho 01đ/c x 104,000đ/01đ/c

 

816.400

 

 

816.400

 

 

816.400

 

 

816.400

 

 

3.265.600

 

3.265.600

 

1,5

Dân quân bin: 213 đ/c huấn luyện 100% = 213 đ/c (12 ngày/ năm) trợ cấp ngày công lao động cho 01đ/c x 156,000đ x tiền ăn 47.000đ/01đ/c

 

518.868

 

 

518.868

 

 

518.868

 

 

518.868

 

 

2.075.472

 

2.075.472

 

1,6

Dân quân cơ động: 1.816 đ/c huấn luyện 100%= 1.816 đ/c (12 ngày/ năm ) trợ cấp ngày công lao động cho 01đ/c x 104.0000/01đ/c

 

2.266.368

 

 

2.266.368

 

 

2.266.368

 

 

2.266.368

 

 

9.065.472

 

9.065.472

 

1,7

Dân quân thường trực SSCĐ: 220 đ/c huấn luyện 100% = 220 đ/c (15/ngày/năm) trợ cấp ngày công lao động cho 01đ/c x 156,000đ/c + 47,000đ

 

669.900

 

 

669.900

 

 

669.900

 

 

669.900

 

 

2.679.600

 

2.679.600

 

III

Hội thi hội thao

 

 

 

120.000

175.000

 

 

 

 

120.000

175.000

 

240.000

350.000

 

590.000

 

1,0

Chi cho Hội thi hội thao cp tnh

 

 

 

120.000

 

 

 

 

 

120.000

 

 

240.000

 

 

240.000

 

1,1

Hội thi do tỉnh t chc 02 năm/ln, cho 1 đối tượng; bình quân 1 đợt/năm. Định mức chi cho 01 đợt 60.000.000

 

 

 

60.000

 

 

 

 

 

60.000

 

 

120.000

 

 

120.000

 

1,2

Tham gia hội thao Quân khu, Bộ quốc phòng chc 02 năm/lần, cho 1 đối tượng bình quân 1 đợt/năm. Định mức chi cho 01 đt 60.000.000đ.

 

 

 

60.000

 

 

 

 

 

60.000

 

 

120.000

 

 

120.000

 

2,0

Chi cho Hội thi hội thao cấp huyện.

 

 

 

 

175.000

 

 

 

 

 

175.000

 

 

350.000

 

350.000

 

 

Chi cho hội thi, hội thao lực lượng DQ bộ binh, binh chủng, mỗi năm 1 lần, định mức 25.000.000đ/đợt x 7 huyện, thành phố

 

 

 

 

175.000

 

 

 

 

 

175.000

 

 

350.000

 

350.000

 

IV

Chi cho hoạt động SSCĐ, bảo vệ ANCT, TTATXH

 

 

1.415.232

 

 

1.415.232

 

 

1.415.232

 

 

1.415.232

 

 

5.660.928

5.660.928

 

 

Làm nhiệm vụ trực SSCĐ, tuần tra truy quét trong các đợt cao điểm phòng chống thiên tai: (648 đ/c x 21 ngày x 104,00đ)

 

 

1.415.232

 

 

1.415.232

 

 

1.415.232

 

 

1.415.232

 

 

5.660.928

5.660.928

 

V

Chi thực hiện chế độ chính ch cho lực lượng DQTV

346.380

4.862.038

 

358.800

3.840.368

1.259.232

358.800

5.162.822

 

358.800

5.226.046

 

1.422.780

19.091.274

1.259.232

21.773.286

 

1

Phụ cp trách nhiệm (tính theo tháng, định mức chi cho 01 tháng: cách tính ly tng số người x hệ số x 1.300.000 x 12 tháng

346.380

3.159.588

 

358.800

3.272.880

 

358.800

3.272.880

 

358.800

3.272.880

 

1.422.780

12.978.228

 

14.401.008

 

1,1

Chỉ huy trưởng QS cấp xã 65đ/c x 0,24 x 1.300.000đ x 12 tháng

 

234.936

 

 

243.360

 

 

243.360

 

 

243.360

 

 

965.016

 

965.016

 

1,2

Chính trị viên QS cp xã 65đ/c x 0,24 x 1.300.000đ x 12 tháng

 

234.936

 

 

243.360

 

 

243.360

 

 

243.360

 

 

965.016

 

965.016

 

1,3

Chỉ huy phó QS cấp xã 87đ/c x 0,22 x 1.300.000đ x 12 tháng

 

288.248

 

 

298.584

 

 

298.584

 

 

298.584

 

 

1.184.000

 

1.184.000

 

1,4

Chính trị viên phó QS cấp xã 65đ/c x 0,22 x 1.300.000đ x 12 tháng

 

215.358

 

 

223.080

 

 

223.080

 

 

223.080

 

 

884.598

 

884.598

 

1,5

Chỉ huy trưởng Ban CHQS cơ quan, tổ chức 45đ/c x 0,24 x 1.300.000đ x 12 tháng

90.360

72.288

 

93.600

74.880

 

93.600

74.880

 

93.600

74.880

 

371.160

296.928

 

668.088

 

1,6

Chính trviên Ban CHQS cơ quan, tổ chức 45đ/c x 0,24 x 1.300.000đ x 12 tháng

90.360

72.288

 

93.600

74.880

 

93.600

74.880

 

93.600

74.880

 

371.160

296.928

 

668.088

 

1,7

Chỉ huy phó Ban CHQS cơ quan, tchức 45đ/c x 0,22 x 1.300.000đ x 12 tháng

82.830

66.264

 

85.800

68.640

 

85.800

68.640

 

85.800

68.640

 

340.230

272.184

 

612.414

 

1,8

Chính trị viên phó Ban CHQS cơ quan, tchức 45 đ/c x 0,22 x 1.300.000đ x 12 tháng

82.830

66.264

 

85.800

68.640

 

85.800

68.640

 

85.800

68.640

 

340.230

272.184

 

612.414

 

1,90

Trung đội trưởng Dân quân cơ động 79đ/c x 0,20 x 1.300.000đ x 12 tháng

 

237.948

 

 

246.480

 

 

246.480

 

 

246.480

 

 

977.388

 

977.388

 

1,10

Trung đội trưởng DQ binh chủng 66đ/c x 0,12 x 1.300.000đ x 12 tháng

 

119.275

 

 

123.552

 

 

123.552

 

 

123.552

 

 

489.931

 

489.931

 

1,11

Thôn đội trưởng 402đ/c x 0,12 1.300.000đ x 12 tháng

 

726.494

 

 

752.544

 

 

752.544

 

 

752.544

 

 

2.984.126

 

2.984.126

 

1,12

Tiu đội trưởng, khu đội trưởng 548đ/c x 0,10 x 1.300.000đ x 12 tháng

 

825.288

 

 

854.880

 

 

854.880

 

 

854.880

 

 

3.389.928

 

3.389.928

 

2

Chế độ p.cấp thâm niên tr theo tháng:

 

486.807

 

 

567.488

 

 

630.710

 

 

693.934

 

 

2.378.939

 

2.378.939

 

2,1

Chỉ huy trưởng: Sngười được hưởng chế độ thâm niên: 57 đ/c

 

168.236

 

 

196.020

 

 

217.770

 

 

239.519

 

 

821.545

 

821.545

 

-

Mức lương 2.26  x 1.300.000đ x 7% x 12 tháng x 25 đ/c

 

59.562

 

 

70.512

 

 

79.326

 

 

88.140

 

 

297.540

 

297.540

 

-

Mức lương 2.46 x 1.300.000đ x 8% x 12 tháng x 17 đ/c

 

50.384

 

 

58.715

 

 

65.239

 

 

71.763

 

 

246.102

 

246.102

 

-

Mức lương 2.66 x 1.300.000đ x 9% x 12 tháng x 9 đ/c

 

32.448

 

 

37.346

 

 

41.081

 

 

44.816

 

 

155.691

 

155.691

 

-

Mức lương 2.86 x 1.300.000đ x 10% x 12 tháng x 6 đ/c

 

25.842

 

 

29.447

 

 

32.124

 

 

34.800

 

 

122.213

 

122.213

 

2,2

Chính trị viên: Số người được hưởng chế độ thâm niên: 49 đ/c

 

141.719

 

 

165.357

 

 

183.912

 

 

202.466

 

 

693.454

 

693.454

 

-

Mức lương 2.26 x 1.300.000đ x 7% x 12 tháng x 23 đ/c

 

54.797

 

 

64.871

 

 

72.980

 

 

81.089

 

 

273.737

 

273.737

 

-

Mức lương 2.46 x  1.300.000đ x 8% x 12 tháng x 15 đ/c

 

44.457

 

 

51.808

 

 

57.564

 

 

63.320

 

 

217.149

 

217.149

 

-

Mức lương 2.66 x 1.300.000đ x 9% x 12 tháng x 7 đ/c

 

25.237

 

 

29.047

 

 

31.952

 

 

34.857

 

 

121.093

 

121.093

 

-

Mức lương 2.86 x 1.300.000đ x 10% x 12 tháng x 4 đ/c

 

17.228

 

 

19.631

 

 

21.416

 

 

23.200

 

 

81.475

 

81.475

 

2,3

Chỉ huy phó: Số người được hưởng chế độ thâm niên: 39 đ/c

 

95.091

 

 

110.879

 

 

123.256

 

 

135.633

 

 

464.857

 

464.857

 

-

Mức lương 1.86 x 1.300.000đ x 7% x 12 tháng x 17 đ/c

 

33.333

 

 

39.462

 

 

44.394

 

 

49.327

 

 

166.516

 

166.516

 

-

Mức lương 2,06 x 1.300.000đ x 8% x 12 tháng x 13 đ/c

 

32.264

 

 

37.599

 

 

41.777

 

 

45.954

 

 

157.594

 

157.594

 

-

Mức lương 2,26 x 1.300.000đ x 9%  x 12 tháng x 6 đ/c

 

18.379

 

 

21.154

 

 

23.269

 

 

25.384

 

 

88.186

 

88.186

 

-

Mức lương 2,46 x 1.300.000đ x 10%  x 12 tháng x 3 đ/c

 

11.114

 

 

12.664

 

 

13.815

 

 

14.967

 

 

52.560

 

52.560

 

2,4

Chính trị viên phó: Số người được hưởng chế đ thâm niên: 33 đ/c

 

81.762

 

 

95.238

 

 

105.780

 

 

116.323

 

 

399.103

 

399.103

 

-

Mc lương 1.86 x 1.300.000đ x 7%  x 12 tháng x 14 đ/c

 

27.451

 

 

32.498

 

 

36.560

 

 

40.622

 

 

137.132

 

137.132

 

-

Mức lương 2,06 x 1.300.000đ x 8%  x 12 tháng x 10 đ/c

 

24.818

 

 

28.922

 

 

32.136

 

 

35.350

 

 

121.226

 

121.226

 

-

Mức lương 2,26 x 1.300.000đ x 9% x 12 tháng x 6 đ/c

 

18.379

 

 

21.154

 

 

23.269

 

 

25.384

 

 

88.186

 

88.186

 

-

Mức lương 2,46 x 1.300.000đ x 10%  x 12 tháng x 3 đ/c

 

11.114

 

 

12.664

 

 

13.815

 

 

14.967

 

 

52.560

 

52.560

 

3

Chế độ phụ cấp đặc thù quc phòng, quân sự

-

1.215.643

 

-

1.259.232

 

-

1.259.232

 

-

1.259.232

 

 

4.993.339

 

4.993.339

 

-

Chỉ huy phó Ban CHQS cấp xã: 87 đ/c 1,22 x 50% x 12 tháng

 

799.234

 

 

827.892

 

 

827.892

 

 

827.892

 

 

3.282.910

 

3.282.910

 

-

Chế độ phụ cấp đặc thù quốc phòng cho trung đội trưởng dân quân cơ động: 79 đ/c x 0,70 x 50% x 12 tháng

 

 

416.409

 

 

431.340

 

 

431.340

 

 

431.340

 

 

1.710.429

 

1.710.429

 

VI

Chi mua sắm trang phục cho cán bộ, chiến sỹ DQTV, quân s 8,864đ/c

5.570.190

 

 

5.595.519

 

 

5.537.144

 

 

5.590.930

 

 

22.293.783

 

 

22.293.783

 

1

Cán bộ, quân số 1,009đ/c

1.943.334

 

 

1.268.228

 

 

721.333

 

 

751.406

 

 

4.684.301

 

 

4.684.301

 

2

Chiến sỹ, quân số 7.855đ/c

3.626.856

 

 

4.327.291

 

 

4.815.811

 

 

4.839.524

 

 

17.609.482

 

 

17.609.482

 

VII

Chi mua sắm vũ khí, công cụ hỗ trợ cho lực lượng DQTV

 

 

 

347.750

 

 

 

 

 

 

 

 

347.750

 

 

347.750

 

1

Mua vũ khí, công cụ hỗ trợ cho 65 xã, phường, thị trấn x  5.350.000đ/xã

 

 

 

347.750

 

 

 

 

 

 

 

 

347.750

 

 

347.750

 

Bằng chữ: Tám mươi chỉn tỉ, tám trăm bảy mươi triệu, ba trăm sáu mươi hai ngàn đồng