cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định 13/2017/QĐ-UBND Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn xét chọn, hợp đồng, quản lý, sử dụng đối với khuyến nông và thú y cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020

  • Số hiệu văn bản: 13/2017/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Quảng Trị
  • Ngày ban hành: 01-08-2017
  • Ngày có hiệu lực: 15-08-2017
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 12-04-2021
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2658 ngày (7 năm 3 tháng 13 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2017/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 01 tháng 8 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TIÊU CHUẨN XÉT CHỌN, HỢP ĐỒNG, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐỐI VỚI KHUYẾN NÔNG VÀ THÚ Y CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cLuật Bảo him xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, slượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và nhng người hoạt động không chuyên trách ở xã;

Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về Khuyến nông;

Căn cứ Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phvề chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trn và những người hoạt động không chuyên trách ở xã;

Căn cứ Thông tư số 29/2016/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 8 năm 2016 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chuẩn đối với nhân viên thú y xã, phường, thị trn;

Căn cứ Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 23 tháng 5 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiện toàn mạng lưới khuyến nông v thú y cơ sở tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn xét chọn, hợp đồng, quản lý, sử dụng đối với khuyến nông và thú y cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2017 và thay thế Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn, tuyển dụng, quản lý và chế độ chính sách đối với nhân viên, cộng tác viên khuyến nông cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và Quyết định số 25/2009/QĐ-UBND ngày 30/9/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Quy định về tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn, chế độ chính sách, công tác tuyển chọn và quản lý đối với cán bộ thú y cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tnh, Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Các Bộ: Nội vụ, Tài chính, LĐ-TB&XH, NN&PTNT;
- Cục Kiểm tra v
ăn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- S
Tư pháp;
- Các đoàn thể CT-XH cấp t
nh;
- Trung tâm Tin học tỉnh;
- Các PVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT,NC, NNp.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




N
guyễn Đức Chính

 

QUY ĐỊNH

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TIÊU CHUẨN XÉT CHỌN, HỢP ĐỒNG, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐỐI VỚI KHUYẾN NÔNG VÀ THÚ Y CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2017/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh Qung Trị)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn xét chọn, hợp đồng, quản lý, sử dụng đối với khuyến nông và thú y cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2020.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Khuyến nông cơ sở: gồm khuyến nông viên các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là khuyến nông viên xã) và cộng tác viên khuyến nông thôn, bản, khu ph(sau đây gọi là cộng tác viên khuyến nông).

2. Thú y cơ sở: gồm nhân viên thú y các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là nhân viên thú y xã) và cộng tác viên thú y thôn, bản, khu phố (sau đây gọi là cộng tác viên thú y).

Chương II

KHUYẾN NÔNG VIÊN VÀ NHÂN VIÊN THÚ Y XÃ

Điều 3. Bố trí khuyến nông viên và nhân viên thú y xã

1. Khuyến nông viên xã

a) Mỗi xã, phường, thị trấn bố trí 01 khuyến nông viên. Riêng Phường 1 và Phường 5 Thành phố Đông Hà; Phường 1 và Phường 3 Thị xã Quảng Trị; Thị trấn Ái Tử huyện Triệu Phong; Thị trấn Hải Lăng huyện Hải Lăng không btrí khuyến nông viên.

b) Tổng số khuyến nông viên xã trên toàn tỉnh là 135 người (Chi tiết btrí khuyến nông viên theo Phụ lục đính kèm Quy định này).

2. Nhân viên thú y xã:

a) Mi xã, phường, thị trấn bố trí 01 nhân viên thú y. Riêng Huyện đảo cồn Cbố trí 01 nhân viên thú y.

b) Tổng số nhân viên thú y xã trên toàn tỉnh là 142 người (Chi tiết bố trí nhân viên thú y theo Phụ lục đính kèm Quy định này).

Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của khuyến nông viên và nhân viên thú y xã

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của khuyến nông viên xã:

a) Giúp Ủy ban nhân dân (UBND) xã thực hiện nhiệm vụ khuyến nông và hướng dẫn sản xuất về trồng trọt, lâm nghiệp (sau đây gọi là cây trồng) theo quy hoạch, kế hoạch và phòng chống dịch bệnh trên cây trồng; quản lý hoạt động của các cơ sở cung cấp dịch vụ về cây trồng, bảo vệ thực vật và tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật; quản lý chất lượng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm theo hướng dẫn của cơ quan quản nhà nước cấp trên ở địa bàn xã; hướng dẫn nhân dân về kỹ thuật chuyên ngành phát triển cây trồng, phòng trừ dịch hại thực vật theo quy định của pháp luật; trực tiếp quản lý mạng lưới cộng tác viên khuyến nông.

b) Tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát trin và chuyển đi cơ cấu cây trng trong sản xuất nông nghiệp.

c) Tổ chức tư vấn, dịch vụ khuyến nông theo quy định và xây dựng trin khai hướng dẫn khuyến nông về trồng trọt, lâm nghiệp và phòng chống dịch bệnh trên cây trồng tại địa bàn xã.

d) Phối hợp với các cán bộ khuyến nông, trồng trọt, bảo vệ thực vật cấp huyện, tỉnh và nông dân chủ chốt triển khai các mô hình khuyến nông cây trồng, bảo vệ thực vật; tổ chức hội thảo, hội nghị đầu bờ để phổ biến, tuyên truyền nhân rộng kỹ thuật sản xuất có hiệu quả.

đ) Tuyên truyền các chủ trương chính sách, vận động nông dân trong địa bàn xã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất.

e) Hỗ trợ cán bộ khuyến nông, trồng trọt và bảo vệ thực vật cấp huyện, tỉnh trong việc tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân, theo dõi kiểm tra, giám sát việc thực hiện các mô hình khuyến nông trên địa bàn để làm cơ sở cho việc tổng kết mô hình.

g) Thường xuyên nắm bắt tình hình diễn biến sản xuất nông, lâm, tình hình diễn biến sâu bệnh hại cây trồng trên địa bàn để kịp thời báo cáo với UBND , Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) các huyện (Phòng Kinh tế các thành phố, thị xã), Trạm Khuyến nông, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV) cấp huyện giải quyết.

h) Cập nhật và cung cấp thông tin hai chiều về tình hình thị trường, giá cả các mặt hàng nông sản chính tại địa phương cho nông dân và Trạm Khuyến nông. Cung cấp các thông tin liên quan đến sản xuất kinh doanh nông, lâm cho bà con nông dân trên các phương tiện truyền thông của địa phương.

i) Tham gia trực báo và báo cáo định kỳ, đột xuất gửi Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện (Phòng Kinh tế các thành phố, thị xã), Trạm Khuyến nông, Trạm Trồng trọt và BVTV cp huyện và UBND xã theo quy định.

k) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trạm Khuyến nông, Trạm Trồng trọt và BVTV cấp huyện và UBND xã giao.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên thú y xã:

a) Giúp UBND xã thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn sản xuất về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chất lượng an toàn thực phẩm động vật và công tác thú y (bao gồm cả thú y thủy sản) theo quy hoạch, kế hoạch; giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ về chăn nuôi, thú y, thú y thủy sản và cá nhân kinh doanh thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản; quản lý chất lượng giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ở địa bàn xã; hướng dẫn nhân dân về kthuật chuyên ngành phát triển vật nuôi, phòng chng dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật; trực tiếp quản lý mạng lưới cộng tác viên thú y.

b) Tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và chuyển đổi cơ cấu vật nuôi (bao gồm cả thủy sản) trong sản xuất nông nghiệp.

c) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách và chuyên môn nghiệp vụ về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thú y, thú y thủy sản.

d) Tổng hợp, hướng dẫn kế hoạch phát triển chăn nuôi hàng năm; hướng dẫn nông, ngư dân về quy trình sản xuất, thực hiện các biện pháp kỹ thuật về chăn nuôi, thú y và chuyển đổi cơ cấu vật nuôi trong sản xuất nông, ngư nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.

đ) Thực hiện công tác khuyến nông về chăn nuôi và thú y theo kế hoạch được duyệt và các dịch vụ về thú y, thú y thủy sản trên địa bàn xã theo quy định.

e) Đề xuất, hướng dẫn biện pháp kthuật phòng, chống dịch bệnh và chữa bệnh cho động vật theo kế hoạch, hướng dẫn của Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, thành phố, thị xã; trực tiếp tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật khi dịch bệnh xảy ra.

g) Xây dựng kế hoạch, biện pháp huy động lực lượng và thực hiện hoặc phối hợp thực hiện nội dung được duyệt và hướng dẫn của Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, thành phố, thị xã.

h) Hướng dẫn thực hiện các quy định về phòng bệnh bắt buộc cho động vật, cách ly động vật, mua bán động vật, sản phẩm động vật, vệ sinh, khử trùng tiêu độc và việc sử dụng, thực hiện tiêm phòng vắc xin phòng chng dịch bệnh động vật trên địa bàn xã, phường, thị trn.

i) Phối hợp thực hiện việc khử trùng, tiêu độc cho các cơ sở hoạt động liên quan đến công tác thú y, các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và phục hồi môi trường sau khi dập tắt dịch bệnh đối với thủy sản trên địa bàn xã theo quy định.

k) Tchức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ tại địa bàn; tham gia với cơ quan có thẩm quyền trong công tác kiểm tra, giám sát điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn.

l) Tham gia trực báo và báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình chăn nuôi, dịch bệnh động vật, công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn xã gửi Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện (Phòng Kinh tế các thành phố, thị xã), Trạm Chăn nuôi và Thú y, trạm Khuyến nông cấp huyện và UBND xã theo quy định.

m) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trạm Chăn nuôi và Thú y, Trạm Khuyến nông cấp huyện và UBND xã giao.

Điều 5. Tiêu chuẩn xét chọn

1. Đối với khuyến nông viên xã:

a) Xét chọn lần đầu có tuổi đời không quá 40 tuổi đối với nam và 35 tuổi đối với n. Có sức khỏe tốt, tự nguyện tham gia và phục vụ lâu dài tại địa phương.

b) Trình độ chuyên môn: Có trình độ từ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về: trồng trọt, bảo vệ thực vật, lâm nghiệp, khuyến nông đối với địa bàn xã vùng đồng bng, ven biển; phường; thị trấn.

Có trình độ ti thiu phải tt nghiệp phthông trung học và đã qua các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn về trồng trọt, bảo vệ thực vật, lâm nghiệp từ 02 tháng trở lên đối với địa bàn xã thuộc khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

c) Có kỹ năng tập huấn và truyền nghề; có khả năng tập hợp và điều hành được các cộng tác viên khuyến nông tại địa phương.

d) Khuyến nông viên nếu kiêm nhiệm phải có cam kết hoàn thành nhiệm vụ được giao.

đ) Có đạo đức tác phong tốt, có khả năng giao tiếp tốt, nhiệt tình gắn bó với nghề nghiệp, được đa số bà con tín nhiệm.

e) Có tinh thần gương mẫu trong việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

g) Không bị các hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên.

h) Ưu tiên xét chọn những người có hộ khu thường trú tại địa phương đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trồng trọt, bảo vệ thực vật, lâm nghiệp, khuyến nông.

i) Xét chọn lại những người đã được hợp đồng thực hiện khuyến nông ở địa phương theo Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND ngày 30/01/2008 của UBND tỉnh đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, có tâm huyết, nhiệt tình, muốn tiếp tục công tác tại địa phương.

2. Đối với nhân viên thú y xã:

a) Xét chọn lần đầu có tuổi đời không quá 40 tuổi đối với nam và 35 tuổi đối với n. Có sức khỏe tốt, tự nguyện tham gia và phục vụ lâu dài tại địa phương.

b) Trình độ chuyên môn: Có trình độ từ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về: thú y, chăn nuôi thú y, bệnh học thủy sản, nuôi trồng thủy sản đối với địa bàn xã vùng đồng bng, ven biển; phường; thị trấn.

Có trình độ tối thiểu phải tốt nghiệp các lớp đào tạo nghề từ 02 tháng trở lên một trong các chuyên ngành quy định tại điểm b khoản 2 điều này đối với địa bàn xã thuộc khu vực min núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

c) Có đạo đức tác phong tốt, có sức khỏe và tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao, gn bó với nghề nghiệp, được bà con nông dân tín nhiệm.

d) Có kỹ năng tập hun và truyền nghề, có khả năng tập hợp và điều hành được các cộng tác viên thú y tại địa phương.

đ) Ý thức tổ chức kỷ luật tốt, phục tùng sự phân công và điều động của tổ chức và cấp trên.

e) Không bị các hình thức kỷ luật từ khin trách trở lên.

g) Ưu tiên xét chọn những người có hộ khu thường trú tại địa phương đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chăn nuôi, thú y, thủy sản.

h) Xét chọn lại những người đã được hợp đồng thực hiện thú y ở địa phương theo Quyết định số 25/2009/QĐ-UBND ngày 30/9/2009 của UBND tỉnh đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, có tâm huyết, nhiệt tình, muốn tiếp tục công tác tại địa phương.

Điều 6. Xét chọn, hợp đồng

1. Khuyến nông viên xã, nhân viên thú y xã do UBND xã, phường, thị trấn đề xuất. Phòng Nội vụ phối hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT huyện (Phòng Kinh tế thành phố, thị xã), Trạm Khuyến nông, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trạm Chăn nuôi và thú y huyện (thành phố, thị xã) thẩm định và trình UBND huyện (thành phố, thị xã) phê chuẩn. UBND xã thành lập Hội đồng xét chọn theo quy định sau khi có ý kiến của UBND huyện (thành phố, thị xã).

2. Tùy theo tỷ trọng và định hướng sản xuất giữa trồng trọt và lâm nghiệp; giữa chăn nuôi và thủy sản của từng địa phương, UBND xã xem xét, lựa chọn nhân viên có chuyên môn về trồng trọt, bảo vệ thực vật, lâm nghiệp, khuyến nông; chăn nuôi, thú y hoặc thủy sản.

3. Khuyến nông viên xã, nhân viên thú y xã đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp chuyên ngành cần xét chọn trở lên làm việc theo chế độ hợp đồng có thời hạn với UBND xã, phường, thị trấn.

4. Khuyến nông viên xã, nhân viên thú y xã chưa đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trung cấp chuyên ngành cần xét chọn làm việc theo chế độ hợp đồng có thời hạn với UBND xã, phường, thị trấn và phải cam kết đạt tiêu chuẩn trình độ trung cấp chuyên ngành cần xét chọn trở lên sau 2-3 năm công tác.

Điều 7. Quản lý, sử dụng

1. Khuyến nông viên xã, nhân viên thú y xã chịu sự chỉ đạo, quản lý về bố trí, hợp đồng và hoạt động của UBND xã. Đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra giám sát về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện (Phòng Kinh tế thành phố, thị xã), Trạm Khuyến nông, Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật cấp huyện đối với khuyến nông viên xã; Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện (Phòng Kinh tế thành phố, thị xã), Trạm Chăn nuôi và Thú y, Trạm Khuyến nông cấp huyện đối với nhân viên thú y xã.

2. Khuyến nông viên và nhân viên thú y xã được hướng dẫn, triển khai nhiệm vụ, sơ tổng kết; Hội đồng nhân dân xã tổ chức giám sát các hoạt động hàng năm theo phân cấp và chức năng, nhiệm vụ được giao.

3. Chấm dứt hợp đồng đối với khuyến nông viên và nhân viên thú y xã có một trong các trường hợp sau:

a) Hai năm liên tục UBND xã và Trạm Khuyến nông hoặc Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật cấp huyện (đối với khuyến nông viên) hoặc Trạm Chăn nuôi và Thú y, Trạm Khuyến nông cấp huyện (đối với nhân viên thú y) nhận xét không hoàn thành nhiệm vụ.

b) Vi phạm pháp luật bị tòa án phạt tù.

c) Khuyến nông viên xã, nhân viên thú y xã đã đến tuổi nghỉ hoạt động: đủ 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.

d) Theo đề nghị của các cơ quan, đơn vị liên quan về thôi việc khuyến nông viên, nhân viên thú y xã, UBND xã ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng Khuyến nông viên, nhân viên thú y và xét chọn người khác thay thế trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nhận được đề nghị.

Chương III

CỘNG TÁC VIÊN KHUYẾN NÔNG VÀ CỘNG TÁC VIÊN THÚ Y

Điều 8. Bố trí cộng tác viên khuyến nông và cộng tác viên thú y

1. Bố trí cộng tác viên khuyến nông (CTVKN) quản lý ít nhất 100ha trở lên đất sản xuất nông nghiệp và thủy sản (sau đây gọi tắt là đất sản xuất), cụ thể:

a) Các xã có diện tích đất sản xuất từ 100 đến 200 ha bố trí 01 CTVKN.

b) Các xã có diện tích đất sản xuất từ 201 đến 500 ha bố trí 02 CTVKN.

c) Các xã có diện tích đất sản xuất trên 500 ha b trí 03 CTVKN.

d) các xã miền núi vùng sâu, vùng xa dân cư sống rải rác btrí CTVKN theo số hộ có sản xuất nông nghiệp. Bố trí 01 CTVKN phụ trách 02 thôn có số số hộ sản xuất nông nghiệp ít (từ 11 đến 100 hộ sản xuất nông nghiệp) hoặc 01 thôn có số hộ sản xuất nông nghiệp nhiều (có từ 101 hộ sản xuất nông nghiệp trở lên). Thôn có số hộ sản xuất nông nghiệp từ 10 hộ trxuống không bố trí CTVKN mà giao cho khuyến nông viên xã đảm trách.

đ) Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, UBND xã chủ động bố trí CTVKN trên địa bàn mình cho phù hợp.

e) Tổng số cộng tác viên khuyến nông trên toàn tỉnh là 393 người (Chi tiết bố trí CTVKN theo Phụ lục đính kèm Quy định này).

2. Btrí cộng tác viên thú y (CTVTY) theo đơn vị có sản xuất chăn nuôi và không sản xuất chăn nuôi, cụ thể:

a) Đối với các xã sản xuất nông nghiệp: bố trí 02 CTVTY.

b) Đối với các phường và thị trấn có sản xuất chăn nuôi: bố trí 01 CTVTY.

c) Đối với các phường và thị trấn không có sản xuất chăn nuôi hoặc có sản xuất chăn nuôi nhưng số hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm từ 100 hộ trở xuống: không bố trí CTVTY mà do nhân viên thú ý phường, thị trấn đảm trách.

d) Tổng số cộng tác viên thú y trên toàn tỉnh là 253 người (Chi tiết bố trí CTVTY theo Phụ lục đính kèm Quy định này).

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của CTVKN và CTVTY

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của CTVKN:

a) Thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình diễn biến sản xuất về trồng trọt và sâu bệnh hại cây trồng trên địa bàn để kịp thời báo cáo với khuyến nông viên và thông báo trên phương tiện truyền thông thông tin địa phương cho bà con thôn.

b) Tham gia tổ chức thực hiện các mô hình khuyến nông về trồng trọt và bảo vệ thực vật, kiểm tra giám sát việc thực hiện mô hình của nông dân trong thôn theo hợp đồng khuyến nông.

c) Theo dõi, ghi chép số liệu của mô hình theo sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông và khuyến nông viên.

d) Tuyên truyền phổ biến khoa học kthuật về cây trồng, bảo vệ thực vật cho bà con nông dân bằng các hình thức thông tin phù hợp.

đ) Thông tin thị trường giá cả và các vn đliên quan đến sản xuất, chế biến, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm về cây trồng cho nông dân trong thôn, bản. Định kỳ tập hợp thông tin, giá cả slượng, mặt hàng nông lâm sản tại địa phương cho Trạm Khuyến nông huyện.

e) Vận động, hướng dẫn việc thành lập câu lạc bộ khuyến nông, tạo điều kiện giúp đỡ các thành viên câu lạc bộ khuyến nông tại địa phương hoạt động có hiệu quả.

g) Tham gia trực báo và báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình sản xuất, dịch bệnh cây trồng trên địa bàn theo quy định.

h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do khuyến nông viên giao.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của CTVTY

a) Thường xuyên theo dõi nm bắt tình hình chăn nuôi, diễn biến dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản để kịp thời báo cáo với nhân viên thú y và thông báo trên phương tiện truyền thông thông tin địa phương cho nhân dân trong thôn.

b) Tham gia tổ chức thực hiện các mô hình khuyến nông chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản.

c) Tuyên truyền phổ biến khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, thú y cho bà con nông, ngư dân bằng các hình thức thông tin phù hợp.

d) Trực tiếp tham gia phòng, chng dịch bệnh động vật khi dịch bệnh xảy ra; chấp hành sự điều động chống dịch khi cp trên huy động.

đ) Thực hiện các dịch vụ thú y theo quy định.

e) Tham gia trực báo và báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình chăn nuôi, dịch bệnh động vật trên địa bàn theo quy định.

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do nhân viên thú y giao.

Điều 10. Tiêu chuẩn xét chọn

1. Đối với CTVKN:

a) Đối với các phường, thị trấn, xã đồng bằng, ven biển: Ưu tiên những người có trình độ từ trung cấp trở lên đối với các chuyên ngành: trồng trọt, bảo vệ thực vật, lâm nghiệp, khuyến nông.

b) Đối với địa bàn xã thuộc khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu s, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể vận dụng xét chọn trình độ thấp hơn, tối thiu phải tt nghiệp phthông cơ sở và đã qua các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn về trồng trọt, bảo vệ thực vật, lâm nghiệp.

c) Hiểu biết và có kinh nghiệm về nông, lâm nghiệp và có khả năng tiếp thu, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp, bảo vệ thực vật cho nông dân. Nhiệt tình, gương mẫu trong việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp; thực hiện tt các chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trng vật nuôi.

d) Không bị các hình thức kỷ luật từ khin trách trở lên.

2. Đối với CTVTY:

a) Đối với các xã, phường, thị trấn đồng bằng, ven biển: Có trình độ từ trung cấp chăn nuôi, thú y hoặc trung cấp thủy sản trở lên.

b) Đối với địa bàn xã thuộc khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thvận dụng xét chọn trình độ thấp hơn, tối thiểu phải tốt nghiệp phổ thông cơ sở và đã qua các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn chăn nuôi, thú y và thủy sản.

c) Có sức khỏe và tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao, gn bó với nghề nghiệp, được bà con nông dân tín nhiệm; gương mẫu trong việc phòng chống dịch bệnh vật nuôi.

d) Có kinh nghiệm về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, phòng chống dịch bệnh vật nuôi; có khnăng tiếp thu, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh vật nuôi cho nông dân.

đ) Ý thức tổ chức kỷ luật tốt; phục tùng sự phân công và điều động của tổ chức và cấp trên.

e) Không bị các hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên.

Điều 11. Xét chọn, hợp đồng

CTVKN, CTVTY do đại diện các hộ nông dân trong thôn, bản lựa chọn, giới thiệu và UBND xã quyết định xét chọn và hợp đồng theo tiêu chuẩn quy định sau khi có sự tham vấn và chấp thuận của Trạm Khuyến nông, Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật (đối với CTVKN); Trạm Chăn nuôi và Thú y (đối với CTVTY).

Điều 12. Quản lý, sử dụng

1. CTVKN, CTVTY do UBND xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý, sử dụng đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn của khuyến nông viên xã tại địa bàn và Trạm Khuyến nông, Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật cấp huyện (đối với CTVKN); nhân viên thú y xã tại địa bàn và Trạm Chăn nuôi và Thú y, Trạm Khuyến nông cấp huyện (đối với CTVTY).

2. Đội ngũ CTVKN, CTVTY được hướng dẫn, triển khai nhiệm vụ, sơ tổng kết; HĐND xã tổ chức giám sát các hoạt động hàng năm theo phân cấp và chức năng, nhiệm vụ được giao.

3. Chấm dứt hợp đồng đối với CTVKN và CTVTY có một trong các trường hợp sau:

a) 02 năm liên tục UBND xã và Trạm Khuyến nông hoặc Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật cấp huyện (đối với CTVKN) hoặc Trạm Chăn nuôi và Thú y, Trạm Khuyến nông cấp huyện (đối với CTVTY) nhận xét không hoàn thành nhiệm vụ.

b) Vi phạm kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

c) CTVKN, CTVTY đã đến tuổi nghỉ hoạt động: đủ 60 tuổi đối với nam và 55 tui đối với nữ.

d) Theo đề nghị của các cơ quan, đơn vị liên quan về việc thay thế CTVKN, CTVTY, UBND xã ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng CTVKN, CTVTY và xét chọn người khác thay thế trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nhận được đề nghị.

Chương IV

QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI KHUYẾN NÔNG VIÊN VÀ NHÂN VIÊN THÚ Y XÃ, CỘNG TÁC VIÊN KHUYẾN NÔNG VÀ CỘNG TÁC VIÊN THÚ Y

Điều 13. Quyền lợi, nghĩa vụ của khuyến nông viên và nhân viên thú y, cộng tác viên khuyến nông, cộng tác viên thú y

1. Quyền lợi:

a) Được tham gia các khóa bồi dưỡng tập huấn đào tạo, tham quan hội nghị, hội thảo để nâng cao kiến thức, kỹ năng và phương pháp công tác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quản lý sản xuất kinh doanh.

b) Được hưởng thêm chế độ phụ cấp khi trực tiếp tham gia quản lý, triển khai thực hiện các mô hình, chương trình, dự án về sản xuất nông - lâm - ngư, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tại địa phương mình phụ trách.

c) Được phép làm dịch vụ tư vấn, vật tư kỹ thuật theo quy định của Pháp luật cho bà con nông dân trong địa bàn.

d) Được xem xét bố trí vào các vị trí cán bộ chủ chốt ở xã, phường, thị trấn nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được sự tín nhiệm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương.

đ) Được khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

2. Nghĩa vụ:

a) Chấp hành quy định pháp luật, nội quy, quy chế của địa phương.

b) Khuyến nông viên và cộng tác viên khuyến nông, nhân viên thú y và cộng tác viên thú y phải hoàn thành các nhiệm vụ được quy định tại Quy định này.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Trách nhiệm của các sở, ngành

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo UBND xã xét chọn khuyến nông viên, nhân viên thú y, CTVKN và CTVTY đảm bảo đúng tiêu chuẩn và số lượng của từng đơn vị.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch kinh phí đào tạo, tập huấn hàng năm cho mạng lưới khuyến nông và thú y cơ sở.

c) Xây dựng và ban hành Quy chế mu phối hợp trong tổ chức hoạt động của mạng lưới khuyến nông và thú y cơ sở làm cơ sở cho các địa phương xây dựng Quy chế phối hợp trong tổ chức hoạt động của các mạng lưới này.

d) Kiểm tra, đôn đốc UBND các huyện, thành phố, thị xã trong việc chỉ đạo UBND xã xét chọn khuyến nông viên, nhân viên thú y, CTVKN và CTVTY theo đúng quy định.

2. Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ làm công tác khuyến nông và thú y cơ sở.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp hoạt động của các chương trình, dự án được triển khai trên địa bàn gn với hoạt động khuyến nông, nhằm phát huy hiệu quả, mục tiêu của chương trình, dự án.

4. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các s liên quan cân đi ngân sách hàng năm cho mạng lưới khuyến nông và thú y cơ sở; hướng dẫn, giám sát việc sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả.

5. Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và Trung tâm Khuyến nông tỉnh:

a) Chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và Trạm Khuyến nông cấp huyện phối hợp với các phòng liên quan cấp huyện thẩm định xét chọn khuyến nông viên, nhân viên thú y, CTVKN, CTVTY đảm bảo đúng tiêu chuẩn và slượng; hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ đối với mạng lưới khuyến nông và thú y cơ sở.

b) Xây dựng kế hoạch đào tạo và tổ chức tập hun, bi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm cho mạng lưới khuyến nông và thú y cơ sở từ nguồn kinh phí sự nghiệp nhà nước được cấp theo kế hoạch hàng năm.

Điều 15. UBND các huyện, thành phố, thị xã

1. Chỉ đạo UBND xã tổ chức xét chọn, quản lý, sử dụng khuyến nông viên, nhân viên thú y, CTVKN và CTVTY theo đúng quy định. Chỉ đạo Phòng Nội vụ, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Phòng Kinh tế các thành phố, thị xã, các Trạm: Khuyến nông, Trồng trọt và bo vệ thực vật, Chăn nuôi và Thú y thẩm định việc xét chọn khuyến nông viên, nhân viên thú y xã theo đúng quy định.

2. Tăng cường quản lý, hỗ trợ hoạt động có hiệu quả, lng ghép các chương trình của huyện, thành phố, thị xã.

3. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trn tạo điều kiện cho mạng lưới khuyến nông và thú y cơ sở hoạt động hiệu quả, hoàn thành tt nhiệm vụ.

4. Có chính sách bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ cho địa phương đối với khuyến nông viên, nhân viên thú y trong độ tuổi, có trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được nhân dân tín nhiệm.

Điều 16. UBND xã, phường, thị trấn

1. Ký hợp đồng, quản lý, sử dụng khuyến nông viên, nhân viên thú y, CTVKN và CTVTY đúng quy định của pháp luật.

2. Tạo điều kiện về địa điểm, phương tiện làm việc cho khuyến nông viên, nhân viên thú y hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3. Chỉ đạo khuyến nông viên, nhân viên thú y, CTVKN, CTVTY thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

4. Định kỳ, tổ chức giao ban, trực báo với mạng lưới khuyến nông và thú y cơ sở.

5. Thực hiện nhận xét, đánh giá hàng năm kết quả hoạt động của mạng lưới khuyến nông và thú y cơ sở báo cáo kết quả các cấp cơ quan, đơn vị liên quan.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các ngành, địa phương phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC

BỐ TRÍ KHUYẾN NÔNG VIÊN VÀ NHÂN VIÊN THÚ Y, CỘNG TÁC VIÊN KHUYẾN NÔNG VÀ CỘNG TÁC VIÊN THÚ Y TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2017/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh Quảng Trị)

TT

Xã, Phường, Thị trấn

Tổng số hộ sản xuất nông nghiệp

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp (ha)

Diện tích đất sản xuất, nuôi trồng thủy sn (ha)

Diện tích đất lâm nghiệp (ha)

Tổng đầu gia súc

Số Thôn không có hộ sản xuất nông nghiệp

Số Thôn có 01-10 hộ sản xuất nông nghiệp

Số Thôn có 11- 100 hộ sản xuất nông nghiệp

Số thôn có 101 -200 hộ sản xuất nông nghiệp

S thôn có >200 hộ sản xuất nông nghiệp

Skhuyến nông viên

Số cộng tác viên khuyến nông

Số nhân viên thú y

Số cộng tác viên thú y

Ghi chú

 

Tổng

99.426

73.923

15.036

71.344

383.909

7.842

34

627

252

121

135

393

142

253

 

I

Đông Hà

2.821

1.168,5

123

582

9.088

22

8

44

8

0

7

8

9

6

 

1

Phường 1

62

10,5

4,8

1,8

167

9

0

1

0

0

0

0

1

0

 

2

Phường 2

201

66,5

6,5

0,0

1400

0

4

6

0

0

1

0

1

1

 

3

Phường 3

310

52,5

6,3

278,0

1715

0

1

5

1

0

1

0

1

1

 

4

Phường 4

109

19,5

9,0

110,1

381

0

3

2

0

0

1

0

1

0

 

5

Phường 5

0

0,0

0,0

0,0

295

11

0

0

0

0

0

0

1

0

 

6

P.Đông Thanh

734

268,0

12,5

153,0

822

0

0

11

0

0

1

2

1

1

 

7

P. Đông Giang

201

219,0

29,6

0,0

2470

0

0

7

3

0

1

2

1

1

 

8

P.Đông Lễ

745

289,7

30,8

3,1

770

0

0

8

2

0

1

2

1

1

 

9

P.Đông Lương

459

242,8

23,7

36,0

1068

2

0

4

2

0

1

2

1

1

 

II

TX Quảng Tr

1.951

784,6

68

443

19.730

0

5

17

3

2

3

3

5

4

 

1

Phường 1

186

1,0

0,4

3,0

446

0

0

4

0

0

0

0

1

0

 

2

Phường 2

230

35,1

1,5

0,0

739

0

2

2

1

0

1

0

1

1

 

3

Phường 3

175

41,6

1,5

0,0

351

0

2

6

0

0

0

0

1

0

 

4

P. An Đôn

230

65,0

1,5

310,0

373

0

1

3

1

0

1

0

1

1

 

5

Xã Hi Lê

1.130

642,0

63,2

130,0

17821

0

0

2

1

2

1

3

1

2

 

III

Hướng hóa

14.513

16,815,1

100,9

5.730,9

40.175

3.083

1

158

29

7

22

122

22

42

 

1

A Dơi

612

1.429,0

7,0

206,0

540

28

0

10

0

0

1

5

1

2

Xã vùng sâu

2

A Túc

506

919,4

2,7

77,0

627

45

0

9

0

0

1

5

1

2

Xã vùng sâu

3

A xing

485

538,0

2,2

139,0

717

21

0

5

2

0

1

5

1

2

Xã vùng sâu

4

Pa Tầng

687

859,0

2,0

249,0

1109

294

0

7

2

0

1

6

1

2

Xã vùng sâu

5

Xy

356

1.122,0

0,0

379,0

719

64

0

6

0

0

1

3

1

2

Xã vùng sâu

6

Hướng Lộc

514

1.029,8

4,5

10,0

1391

156

0

10

0

0

1

5

1

2

Xã vùng sâu

7

Thanh

648

804,2

0,0

163,2

1527

36

0

9

1

0

1

6

1

2

Xã vùng sâu

8

Thuận

577

725,5

0,0

214,5

1950

31

0

13

0

0

1

7

1

2

Xã vùng sâu

9

Lao Bo

475

232,9

0,3

143,8

1498

86

1

10

1

0

1

6

1

1

3 thôn người thiểu s

10

Tân Thành

540

311,6

0,0

182,1

3040

46

0

7

1

0

1

5

1

2

2 thôn người thiểu số

11

Tân Long

787

703,3

0,0

71,2

3489

18

0

7

3

0

1

7

1

2

1 thôn người thiu số

12

Tân Lập

1.051

704,7

5,5

201,0

3805

53

0

4

2

2

1

6

1

2

4 thôn người thiu s

13

Tân Liên

914

454,3

8,1

70,5

6203

37

0

9

3

0

1

8

1

2

1 thôn người thiểu s

14

Khe Sanh

1.084

413,7

20,3

40,7

2863

185

0

5

2

1

1

6

1

1

3 thôn người thiểu số

15

Húc

736

530,8

9,3

247,0

763

168

0

7

2

0

1

6

1

2

Xã vùng sâu

16

Tân Hợp

766

414,7

4,3

152,9

1205

24

0

2

1

2

1

4

1

2

1 thôn người thiểu số

17

Hướng Tân

704

136,7

9,7

365,0

1223

152

0

3

4

0

1

6

1

2

 

18

Hướng Linh

502

1.554,0

2,0

1.826,0

1280

390

0

7

0

0

1

4

1

2

 

19

Hướng Phùng

1.511

3.065,0

19,3

25,0

1709

173

0

10

3

2

1

10

1

2

 

20

Hướng Sơn

462

447,5

1,3

422,0

1706

473

0

6

1

0

1

4

1

2

 

21

Hướng Việt

268

182,0

1,0

190,0

1569

269

0

5

0

0

1

3

1

2

 

22

Hướng Lập

328

237,0

1,5

356,0

1242

334

0

7

1

0

1

5

1

2

 

IV

Đakrông

7.144

5.524

12

9.092

18.387

0

2

72

20

0

14

65

14

27

 

1

Triệu Nguyên

326

147

0

20

1698

0

0

1

2

0

1

3

1

2

Xã vùng sâu

2

A Vao

535

272

0,7

117

1214

0

0

8

1

0

1

5

1

2

Xã vùng sâu

3

Húc Nghi

327

146

0,17

88

683

0

0

3

1

0

1

3

1

2

Xã vùng sâu

4

Hi Phúc

181

43

0,36

175

468

0

0

3

0

0

1

2

1

2

Xã vùng sâu

5

Ba Lòng

564

390,5

0,1

236

2070

0

0

10

0

0

1

5

1

2

Xã vùng sâu

6

A Bung

569

235

0,8

143,9

1099

0

0

5

2

0

1

5

1

2

Xã vùng sâu

7

Krông Klang

382

380,08

0,15

1246,5

1747

0

2

1

2

0

1

3

1

1

 

8

A Ngo

650

627

1,16

260

1351

0

0

10

0

0

1

5

1

2

Xã vùng sâu

9

Ba Nang

560

202,6

1,14

2512

1814

0

0

8

1

0

1

5

1

2

Xã vùng sâu

10

Hướng Hiệp

1.031

2320,5

3,45

2320,5

1849

0

0

6

4

0

1

7

1

2

10 thôn người thiểu số

11

Tà Rụt

583

546,6

1

485,9

1213

0

0

9

0

0

1

5

1

2

Xã vùng sâu

12

Mò Ó

367

214

1,28

119,5

1226

0

0

5

0

0

1

3

1

2

Xã vùng sâu

13

Đakrông

1.069

893

1,81

1368

1955

0

0

3

7

0

1

9

1

2

Xã vùng sâu

14

Tà Long

528

246,94

1,48

214,4

1596

0

0

9

0

0

1

5

1

2

 

V

Cam lộ

9.172

5749,38

11682,36

7766

29749

2

1

65

37

2

9

20

9

17

 

1

Cam Hiếu

927

280,4

11485,0

575,4

3344

2

0

3

5

0

1

2

1

2

 

2

Cam An

761

286,3

16,0

354,7

2205

0

1

12

1

0

1

2

1

2

 

3

Cam Tuyền

1.081

487,1

7,6

2734,4

3709

0

0

8

4

0

1

2

1

2

 

4

Cam Nghĩa

1.526

1091,6

48,8

996,2

4529

0

0

5

9

0

1

3

1

2

 

5

TT. Cam L

563

118,5

9,0

87,9

2232

0

0

14

0

0

1

1

1

1

 

6

Cam Chính

1.097

1459,0

2,9

866.0

6595

0

0

10

4

0

1

3

1

2

 

7

Cam Thanh

440

221,0

73,9

75,0

1959

0

0

0

2

1

1

2

1

2

 

8

Cam Thành

1.414

1378,5

5,4

1379,4

2906

0

0

10

4

1

1

3

1

2

 

9

Cam thủy

1.363

427,0

33,8

697,0

2270

0

0

3

8

0

1

2

1

2

 

VI

Vĩnh Linh

18.743

14056,6

829,11

8386

85141

15

6

112

42

21

22

47

22

41

 

1

Vĩnh Tân

475

190,1

8,2

35,0

3844

 

0

5

1

0

1

1

1

2

 

2

TT. Hồ Xá

989

383,3

20,0

61,6

3850

8

4

12

2

0

1

2

1

1

 

3

Vĩnh Sơn

1.439

693,0

156,0

2523,0

4330

0

0

2

3

3

1

3

1

2

 

4

Vĩnh Giang

1.413

365,0

95,0

2,5

3504

0

0

1

4

2

1

2

1

2

 

5

Vĩnh Thành

875

184,3

85,4

24,0

6124

0

0

0

5

0

1

1

1

2

 

6

TT. Bến Quan

917

97,9

10,0

843,0

1548

0

1

8

3

0

1

0

1

1

 

7

Vĩnh Thủy

1.547

3400,0

61,7

1350,0

11100

0

0

1

2

4

1

3

1

2

 

8

TT. Cửa Tùng

325

302,2

5,1

29,9

5283

6

0

5

0

0

1

2

1

1

 

9

Vĩnh Khê

275

43,1

48,1

269,0

740

0

0

6

0

0

1

0

1

2

 

10

Vĩnh Ô

265

45,0

0,4

376,0

612

0

0

8

0

0

1

0

1

2

 

11

Vĩnh Thái

683

185,0

18,0

338,4

1738

0

0

4

3

0

1

1

1

2

 

12

Vĩnh Hin

593

599,9

2,6

81,6

1221

0

0

6

2

0

1

3

1

2

 

13

Vĩnh Hòa

1.061

1170,8

26,9

81,3

1486

0

0

0

1

3

1

3

1

2

 

14

Vĩnh Tú

759

853,2

40,0

122,5

2562

0

0

9

1

0

1

3

1

2

 

15

Vĩnh Chp

897

446,0

45,0

421,0

8673

0

0

8

3

0

1

2

1

2

 

16

Vĩnh Hà

516

853,0

9,9

935,0

800

0

0

8

1

0

1

3

1

2

 

17

Vĩnh Long

1.369

514,64

45,5

216,43

14297

1

1

5

8

0

1

3

1

2

 

18

Vĩnh Thạch

527

638,6

9,2

36,0

1734

0

0

10

0

0

1

3

1

2

 

19

Vĩnh Kim

798

883,0

3,1

116,5

1605

0

0

12

0

0

1

3

1

2

 

20

Vĩnh Nam

768

708,8

29,7

195,5

2210

0

0

0

0

3

1

3

1

2

 

21

Vĩnh Trung

734

828,8

22,5

247,8

3800

0

0

0

1

2

1

3

1

2

 

22

Vĩnh Lâm

1.518

671,0

87,0

80,0

4080

0

0

2

2

4

1

3

1

2

 

VII

Gio Linh

14.170

9711,6

624

5820

60470

4714

1

78

32

23

21

39

21

40

 

1

Gio Hòa

349

133,0

100,2

14,4

1314

17

0

5

0

0

1

1

1

2

 

2

Gio Thành

641

398,5

26,0

282,0

8251

574

0

1

0

2

1

2

1

2

 

3

Gio Mai

833

623,3

125,0

191,0

7300

840

0

0

1

2

1

3

1

2

 

4

Gio Quang

543

443,8

30,0

358,0

5078

286

0

2

3

0

1

2

1

2

 

5

Vĩnh Trường

171

356,0

0,0

350,0

327

130

0

5

0

0

1

2

1

2

 

6

Trung Hải

981

898,6

83,1

32,0

3578

640

0

1

3

2

1

3

1

2

 

7

Gio Hải

561

97,0

1,0

260,0

2100

90

0

3

3

0

1

0

1

2

Xã bãi ngang

8

Linh Thượng

452

104,0

0,0

151,0

563

240

0

7

0

0

1

3

1

2

Xã vùng núi

9

Gio Phong

719

698,0

20,0

10,0

5575

181

0

0

1

2

1

3

1

2

 

10

Gio Sơn

620

730,0

5,0

0,0

2599

12

0

0

0

5

1

3

1

2

 

11

Trung Giang

447

75,0

21,0

89,0

1831

16

0

0

3

2

1

0

1

2

 

12

Hi Thái

867

125,5

16,2

1078,0

2442

6

0

9

3

0

1

1

1

2

 

13

Trung Sơn

1.220

1320,3

28,7

748,4

3225

424

0

2

3

2

1

3

1

2

 

14

Gio Vit

802

95,0

58 ha, 68 tàu

100,0

537

22

0

1

4

0

1

0

1

2

Xã Cửa lạch

15

Gio Bình

493

181,3

17,7

77,0

2084

81

0

6

0

0

1

1

1

2

 

16

TT Gio Linh

551

315,7

11,0

37,1

1846

35

1

10

0

0

1

2

1

1

 

17

Gio Mỹ

1.224

808,8

79,0

751,0

6021

901

0

0

4

2

1

3

1

2

 

18

Linh Hải

624

1698,4

11,3

314,6

2389

3

0

15

0

0

1

3

1

2

 

19

Gio An

955

220,4

16,7

30,5

1110

45

0

3

4

1

1

2

1

2

 

20

Gio Châu

720

290,0

18,0

870,0

1673

19

0

1

0

3

1

2

1

2

 

21

Cửa Việt

397

99,0

14,5

76,0

627

152

0

7

0

0

1

0

1

1

Xã Cửa lạch

VIII

Triệu Phong

21.565

9462,31

1117,05

20781

57956

6

2

55

53

30

18

42

19

37

 

1

Triệu Trạch

1.327

687,3

32,5

1813,0

3388,0

0

0

1

2

3

1

3

1

2

 

2

Triệu Đại

1.205

535,8

36,2

0,0

2004,0

0

0

4

3

1

1

3

1

2

 

3

Triệu Phước

1.320

670,0

148,0

1,0

1330,0

3

0

4

5

1

1

3

1

2

 

4

Thị trn Ái T

302

55,9

3,0

0,0

799,0

0

0

6

0

0

0

0

1

1

 

5

Triu An

989

541,0

169,0

142,0

795,0

0

1

2

0

2

1

3

1

2

 

6

Triệu Độ

1.597

1083,0

51,9

60,0

10268,0

0

0

2

5

1

1

3

1

2

 

7

Triệu Thượng

1.743

531,8

49,0

5173,1

3771,0

0

0

1

5

3

1

3

1

2

 

8

Triệu Đông

1.276

870,4

0,0

0,0

4581,0

0

0

1

1

2

1

3

1

2

 

9

Triệu Thành

212

79,0

83,7

4,7

907,0

2

0

1

1

0

1

0

1

2

 

10

Triệu Lăng

1.150

450,0

60,0

220,0

1032,0

0

0

1

1

4

1

2

1

2

 

11

Triệu Văn

594

378,1

36,6

326,7

3662,0

0

0

1

3

0

1

2

1

2

 

12

Triệu Ái

1.065

385,8

0,0

4209,6

3051,0

0

1

4

3

1

1

2

1

2

 

13

Triệu Thuận

1.089

331,7

0,0

0,0

3348,0

1

0

0

6

1

1

2

1

2

 

14

Triệu Sơn

1.262

398,7

46,3

8831,0

2814,0

0

0

4

1

3

1

2

1

2

 

15

Triệu Trung

1.171

413,7

35,0

0,0

300,0

0

0

4

1

3

1

2

1

2

 

16

Triệu Hòa

1.380

740,1

7,5

0,0

2754,0

0

0

3

2

3

1

3

1

2

 

17

Triệu Tài

1.219

489,1

 

0,0

5699,0

0

0

2

5

1

1

2

1

2

 

18

Triệu Giang

1.005

350,9

350,9

0,0

2600,0

0

0

2

3

1

1

2

1

2

 

19

Triệu Long

1.659

470,0

7,5

0,0

4853,0

0

0

12

6

0

1

2

1

2

 

IX

Hải Lăng

18.908

10651,1

479

12.742

63.213

0

8

26

28

36

19

47

20

39

 

1

Hi Phú

1.067

452,0

50,0

656,0

4462

0

0

0

0

2

1

2

1

2

 

2

Hải Thượng

1.102

541,0

63,0

219,0

10613

0

0

0

0

2

1

3

1

2

 

3

Hải Quy

1.066

288,0

10,0

187,2

5690

0

0

0

0

3

1

2

1

2

 

4

Hi Xuân

654

370,5

25,5

228,9

2804

0

1

2

2

1

1

2

1

2

 

5

Hi Vĩnh

1.084

477,5

7,0

38,0

2873

0

3

0

1

2

1

2

1

2

 

6

Hi Ba

1.451

749,9

1 1,5

484,5

3005

0

0

2

2

2

1

3

1

2

 

7

Hi Quế

959

405,0

22,0

391,0

2005

0

0

0

1

2

1

2

1

2

 

8

Hi Dương

1.315

1080,0

54,9

441,5

5465

0

0

0

2

3

1

3

1

2

 

9

Hải Thành

506

353,5

5,6

0,0

2626

0

0

0

1

1

1

2

1

2

 

10

Hi Thiện

915

574,3

10,6

253,8

1977

0

0

0

4

1

1

3

1

2

 

11

Hi Thọ

1.225

1130,0

60,0

1066,6

2350

0

0

0

1

4

1

3

1

2

 

12

Hi Lâm

985

401,0

69,1

732,0

3695

0

1

0

4

1

1

2

1

2

 

13

Hi Trường

1.258

751,0

1,0

1537,0

3164

0

0

3

1

3

1

3

1

2

 

14

Hi Sơn

827

607,0

19,0

4469,0

3201

0

0

5

2

1

1

3

1

2

 

15

Hi Chánh

931

533,0

6,0

1377,0

3208

0

0

8

3

0

1

3

1

2

 

16

Hải Tân

988

557,1

10,5

0,0

1468

0

0

1

1

2

1

3

1

2

 

17

Hi Hòa

1.024

635,0

0,0

27,0

488

0

0

2

0

3

1

3

1

2

 

18

Hi An

730

80,0

31,2

107,0

1268

0

0

0

3

1

1

0

1

2

 

19

Hi K

752

647,5

22,0

526,7

2418

0

0

0

0

2

1

3

1

2

 

20

TT Hi Lăng

69

17,8

0,0

0,0

433

0

3

3

0

0

0

0

1

1

 

X

Huyện đo Cồn C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

0