cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị quyết 69/2017/NQ-HĐND về Quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; chế độ đối với người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng, quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên

  • Số hiệu văn bản: 69/2017/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Điện Biên
  • Ngày ban hành: 13-07-2017
  • Ngày có hiệu lực: 23-07-2017
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-01-2020
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 892 ngày (2 năm 5 tháng 12 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 01-01-2020
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 01-01-2020, Nghị quyết 69/2017/NQ-HĐND về Quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; chế độ đối với người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng, quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên bị bãi bỏ, thay thế bởi Nghị quyết số 16/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên Quy định về mức hỗ trợ và các khoản đóng góp đối với người cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên”. Xem thêm Lược đồ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 69/2017/NQ-HĐND

Điện Biên, ngày 13 tháng 7 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC; CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI TỰ NGUYỆN CHỮA TRỊ, CAI NGHIỆN TẠI TRUNG TÂM CHỮA BỆNH - GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI GIA ĐÌNH, CỘNG ĐỒNG, QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chng ma túy ngày 03 tháng 06 năm 2008;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ Quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào Cơ sở chữa bệnh; Nghị định số 61/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chng ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy;

Căn cứ Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghin ma túy tại cộng đồng;

Căn cứ Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

Căn cứ Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghin bt buộc;

Căn cứ Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bt buộc;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 121/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 12 tháng 8 năm 2010 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ hỗ trợ đối với người sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú; chế độ đóng góp và hỗ trợ đối với người sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm qun lý sau cai nghin;

Căn cứ Thông tư liên tịch s 148/2014/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 8 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; chế độ đối với người chưa thành niên, người tự nguyện chữa trị cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng;

Xét Tờ trình s1813/TTr-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghin bt buộc; chế độ đối với người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng, quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Báo cáo thm tra của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định về quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; chế độ đối với người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng, quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

3. Thời điểm áp dụng: từ ngày 01/8/2017.

4. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 218/2011/NQ-HĐND ngày 20 tháng 4 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên về điều chỉnh, bổ sung mức trợ cấp, mức đóng góp, miễn giảm đóng góp đối với người nghiện ma túy, người bán dâm chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, tại gia đình, cộng đồng; chế độ đóng góp và hỗ trợ đối với người sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm quản lý sau cai nghiện trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên Khóa XIV khọp thứ 5 thông qua ngày 13 tháng 7 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 7 năm 2017./.

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ, Văn phòng Chính phủ;
- Các B: LĐ-TBXH; Tài chính;
- Cục KTVBQPPL, Bộ Tư pháp;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh;
- Đại biểu QH, Đại biểu HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, Đoàn thể tnh;
- HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm công báo tnh;
- Lãnh đạo, CV VP HĐND tỉnh;
- Lưu VT.

CHỦ TỊCH




Lò Văn Muôn

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC; CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI TỰ NGUYỆN CHỮA TRỊ, CAI NGHIỆN TẠI TRUNG TÂM CHỮA BỆNH - GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI GIA ĐÌNH, CỘNG ĐỒNG, QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 69/2017/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định mức chi cho công tác áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; mức chi, chế độ đóng góp, miễn giảm cho công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng; mức đóng góp, chế độ miễn giảm đối với người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội (gọi tắt là Trung tâm); chế độ hỗ trợ đối với người sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú; chế độ đóng góp và hỗ trợ đối với người sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm Quản lý sau cai trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân sử dụng nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước để đảm bảo việc áp dụng, thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; chế độ chữa trị, cai nghiện ma túy tại Trung tâm; cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng.

2. Người nghiện ma tuý bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Khoản 1, Điều 1, Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

3. Người nghiện ma túy tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm.

4. Người nghiện ma tuý chữa trị, cai nghiện tại gia đình, cộng đồng.

5. Người đã hoàn thành xong thời gian cai nghiện ma túy tại Trung tâm áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú và tại Trung tâm.

Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện

1. Kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; chế độ đối với người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng, quản lý sau cai nghiện ma túy được sử dụng từ ngân sách địa phương, bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm cho các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan theo phân cấp hiện hành.

2. Các nguồn hp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. NỘI DUNG, MỨC CHI CHO CÔNG TÁC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC, CÁC KHOẢN CHI PHÍ CHO HỌC VIÊN TRONG THỜI GIAN CHẤP HÀNH QUYẾT ĐỊNH TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC

Điều 4. Nội dung, mức chi cho công tác áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Chi cho công tác lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

a) Chi văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, cước phí bưu chính, in ấn tài liệu, mẫu biểu phục vụ cho công tác lập hồ sơ: Mức chi căn cứ vào hóa đơn thực tế và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Chi xét nghiệm xác định tình trạng nghiện ma túy: Mức chi theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành của cơ quan có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.

c) Chi công tác phí cho cán bộ (là những người làm nhiệm vụ quản lý, tổ chức công tác cai nghiện) đi xác minh nơi cư trú, bàn giao người vi phạm, xác minh, thu thập tài liệu để lập hồ sơ đề nghị hoặc thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ: Thực hiện theo chế độ hiện hành.

2. Chi hỗ trợ các tổ chức xã hội quản lý người nghiện không có nơi cư trú ổn định trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:

a) Chi hỗ trợ trực tiếp cho người của tổ chức xã hội được phân công quản lý, giúp đỡ người nghiện (tối thiểu 04 người: 01 y, bác sỹ phụ trách đơn vị điều trị ct cơn, 01 y, bác sỹ điều trị; 01 điều dưỡng viên, 01 bảo vệ), Mức chi: 150.000 đồng/người/ngày đối với phụ trách đơn vị, y sỹ, bác sỹ và mức 100.000 đồng/người/ngày đối với điều dưỡng viên, bảo vệ.

b) Chi hỗ trợ cho người nghiện không có nơi cư trú ổn định trong thời gian lưu trú tại tổ chức xã hội:

Tiền ăn: 40.000 đồng/người/ngày.

Tiền thuốc chữa bệnh thông thường: 50.000 đồng/người/tháng. Trường hợp trong thời gian lưu trú theo chỉ định của bác sỹ phải điều trị cắt cơn tại tổ chức xã hội, hỗ trợ một lần tối đa 650.000 đồng/người.

Quần áo, vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết: 400.000 đồng/người.

Tiền vệ sinh phụ nữ: 30.000 đồng/người/tháng.

Tiền điện, nước sinh hoạt: 80.000 đồng/người/tháng.

Đối với học viên bị nhiễm HIV/AIDS được trợ cấp thêm tiền thuốc chữa bệnh, tiền mua sắm các vật dụng phòng, chống lây nhiễm HIV và các khoản chi hỗ trợ khác (trừ tiền ăn, tiền thuốc chữa trị cai nghiện) theo quy định tại Quyết định số 96/2007/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, chăm sóc, tư vấn điều trị cho người nhiễm HIV và phòng lây nhiễm HIV tại các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam và các văn bản hướng dẫn Quyết định.

3. Chi tiền tàu xe hoặc thuê mướn phương tiện vận chuyển đưa người không có nơi cư trú ổn định vào tổ chức xã hội; đưa người đã có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đưa người chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà không xác định được nơi cư trú và không còn khả năng lao động vào cơ sở bảo trợ xã hội: Mức chi theo giá phương tiện công cộng phổ thông áp dụng tại địa phương. Trường hợp sử dụng phương tiện của cơ quan, đơn vị, chi phí tính theo skm và tiêu hao nhiên liệu thực tế; trường hợp thuê xe bên ngoài thì giá thuê xe theo hợp đồng, chứng từ, hóa đơn thực tế và phù hợp với giá trên địa bàn cùng thời điểm.

4. Chi truy tìm người đã có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng bỏ trốn trước khi đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; truy tìm học viên bỏ trốn khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc:

a) Chi cho cán bộ được giao nhiệm vụ truy tìm đối tượng bỏ trốn:

- Chi chế độ công tác phí: Thực hiện theo chế độ hiện hành. Ngoài chế độ công tác phí, trong những ngày truy tìm đối tượng bỏ trốn được bồi dưỡng thêm 100.000 đồng/người/ngày.

- Chi chế độ làm đêm, thêm giờ: Mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ công chức, viên chức.

b) Chi hỗ trợ cho đối tượng trong những ngày đi trên đường:

Tiền ăn 40.000 đồng/ngày/người.

Tiền ngủ (nếu có): Thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 5. Các khoản chi phí cho học viên trong thời gian chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Chi phí cai nghiện, chăm sóc sức khỏe

a) Khám sàng lọc, đánh giá mức độ nghiện, thực hiện các dịch vụ kỹ thuật xét nghiệm y tế theo chỉ định của bác sỹ: Mức chi theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành của cơ quan có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.

b) Tiền thuốc cắt cơn (trừ trường hợp đã được điều trị cắt cơn tại tổ chức xã hội), giải độc, điều trị rối loạn tâm thần và điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội; thuốc chữa bệnh thông thường; khám sức khỏe định kỳ 06 tháng/lần. Việc điều trị cắt cơn nghiện ma túy, khám sức khỏe định kỳ thực hiện theo quy định của Bộ Y tế. Mức chi theo chi phí thực tế và hóa đơn chứng từ hp pháp.

c) Học viên bị ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo vượt quá khả năng điều trị của cơ sở cai nghiện bắt buộc thì được chuyển tới cơ sở y tế hoặc đưa về gia đình để chữa trị, chăm sóc. Chi phí điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do bản thân học viên hoặc gia đình học viên tự thanh toán.

Trường hợp học viên có Thẻ bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Trường hợp học viên không có thẻ bảo hiểm y tế là thân nhân của người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng thuộc gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo. Mức chi bằng mức quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho đối tượng tương ứng. Trường hợp học viên không thuộc đối tượng này nhưng không còn thân nhân, Trung tâm thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức bằng mức quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho đối tượng thuộc hộ nghèo.

2. Định mức chi tiền chăn, màn, chiếu, gối, quần áo, đồ dùng sinh hoạt cá nhân và băng vệ sinh đối với học viên nữ hằng năm của học viên bằng 0,9 mức lương cơ sở.

3. Chế độ học văn hóa: Căn cứ vào khả năng và điều kiện thực tế, cơ sở cai nghiện bắt buộc tổ chức các lớp học xóa mù chữ, văn hóa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Định mức tiền ăn hằng tháng của học viên bằng 0,8 mức lương cơ sở. Ngày lễ, Tết dương lịch học viên được ăn thêm không quá 03 lần tiêu chuẩn ngày thường; các ngày Tết nguyên đán học viên được ăn thêm không quá 05 lần tiêu chuẩn ngày thường; chế độ ăn đối với học viên bị ốm do Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định theo chỉ định của cán bộ y tế điều trị, nhưng không thấp hơn 03 lần tiêu chuẩn ngày thường.

5. Tiền hoạt động văn nghệ, thể thao: Mức 70.000 đồng/người/năm.

6. Tiền điện, nước sinh hoạt: 80.000 đồng/người/tháng.

7. Chi thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy, phòng, chống HIV/AIDS, vệ sinh môi trường và công tác đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội cho học viên: Nội dung và mức chi theo Nghị quyết số 396/2015/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức chi bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân; công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

8. Tiền học nghề

a) Học viên chưa có nghề hoặc có nghề nhưng không phù hợp, có nhu cầu học nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng được hỗ trợ một lần chi phí học nghề. Căn cứ trình độ và năng lực của học viên; điều kiện về cơ sở vật chất của cơ sở cai nghiện bắt buộc và tình hình thực tế, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định hình thức học nghề cho phù hợp. Mức hỗ trợ cụ thể tùy theo từng đối tượng, từng nghề, thời gian học nghề thực tế và hình thức học nghề nhưng tối đa không vượt quá mức quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg; không hỗ trợ tiền học nghề cho học viên bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ lần thứ hai trở đi đã được học nghề.

b) Hình thức học nghề:

- Trường hợp học viên học nghề do cơ sở trực tiếp tổ chức thì cơ sở cai nghiện bắt buộc được chi các nội dung: Khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ nghề; mua tài liệu, giáo trình học nghề; thù lao giáo viên dạy lý thuyết và giáo viên hướng dẫn thực hành nghề; hỗ trợ nguyên, nhiên, vật liệu học nghề; chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo trình (nếu có); chi phí điện, nước, phục vụ lớp học; sửa chữa tài sản, thiết bị dạy nghề; chi thuê thiết bị dạy nghề (nếu có); chi cho công tác quản lý lớp học không quá 5% tổng kinh phí cho lớp đào tạo.

- Trường hợp học viên học nghề theo hình thức liên kết đào tạo giữa cơ sở cai nghiện bắt buộc với cơ sở dạy nghề, cơ sở cai nghiện bắt buộc thanh toán theo hợp đồng đào tạo.

9. Đối với học viên bnhiễm HIV/AIDS được trợ cấp thêm tiền thuốc chữa bệnh, tiền mua sắm các vật dụng phòng, chống lây nhiễm HIV và các khoản chi hỗ trợ khác (trừ tiền ăn, tiền thuốc chữa trị cai nghiện) theo quy định tại Quyết định số 96/2007/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, chăm sóc, tư vấn điều trị cho người nhiễm HIV và phòng lây nhiễm HIV tại các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam và các văn bản hướng dẫn việc thi hành Quyết định.

10. Tiền mai táng phí: Trường hợp học viên chết trong thời gian chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc mà không có thân nhân hoặc thân nhân không đến trong vòng 24 giờ, cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm tổ chức mai táng. Mức mai táng phí tối đa là 8.100.000 đồng/người. Trong trường hợp cần trưng cầu giám định pháp y để xác định nguyên nhân chết, cơ sở cai nghiện bắt buộc thanh toán chi phí giám định pháp y theo quy định hiện hành.

11. Chi hỗ trợ tiền ăn: 40.000 đồng/người/ngày trong những ngày đi trên đường, tối đa không quá 3 ngày; tiền tàu xe: Theo giá phương tiện công cộng phthông cho Học viên sau khi chấp hành xong quyết định được trở về nơi cư trú thuộc đối tượng là thân nhân người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, thuộc gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo.

12. Các khoản chi khác (Chi thuê chuyên gia tư vấn, mua, in ấn tài liệu, văn phòng phẩm phục vụ cho công tác tư vấn, giáo dục nâng cao nhận thức, chuyn đi hành vi phục hi nhân cách, phòng chống tái nghiện ma tuý, dự phòng lây nhiễm HIV và các bệnh truyền nhiễm khác cho học viên; chi công tác vệ sinh môi trường, phòng dịch): Mức chi căn cứ vào hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.

Mục 2. NỘI DUNG, MỨC CHI CHO CÔNG TÁC CAI NGHIỆN MA TUÝ TẠI GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG; CHẾ ĐỘ ĐÓNG GÓP VÀ MIỄN GIẢM, HỖ TRỢ TIỀN THUỐC CẮT CƠN NGHIỆN MA TÚY

Điều 6. Nội dung, mức chi cho công tác cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng

1. Chi lập, thẩm tra hồ sơ cai nghiện tự nguyện tại gia đình và cộng đồng; lập hồ sơ cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng: 30.000 đồng/hồ sơ.

2. Chi chế độ họp thẩm tra, xét duyệt hồ sơ đề nghị cai nghiện ma tuý bắt buộc tại cộng đồng: 50.000 đồng/người/buổi và tiền nước uống: 10.000đồng/người/buổi.

3. Chi hỗ trợ cho cán bộ Tổ công tác cai nghiện ma tuý khi tham gia công tác điều trị, quản lý, bảo vệ, tư vấn, hỗ trợ người cai nghiện, như sau:

a) Chi hỗ trợ công tác quản lý: Văn phòng phẩm, in hồ sơ, mua sổ sách, trang thiết bị phục vụ việc theo dõi, thống kê, lập danh sách, quản lý hồ sơ người cai nghiện ma tuý. Mức chi thanh toán theo thực tế phát sinh trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Chi hỗ trợ cán bộ tham gia công tác điều trị, quản lý, bảo vệ người cai nghiện ma tuý trong thời gian điều trị cắt cơn nghiện ma tuý bắt buộc tập trung tại cộng đồng với mức 50.000 đồng/người/ngày.

c) Chi hỗ trợ người được giao nhiệm vụ tư vấn về tâm lý, xã hội cho người cai nghiện ma tuý với mức 50.000 đồng/buổi tư vấn/người cai nghiện ma tuý, mức 70.000 đồng/buổi tư vấn/nhóm người cai nghiện ma tuý (từ hai người trở lên).

d) Chi tối đa 6 tháng cho người theo dõi, quản lý đối tượng cai nghiện tại gia đình, cộng đồng: mức 250.000đ/người/tháng, đối với những xã, phường, thị trấn có số người cai nghiện tại gia đình, cộng đồng từ 10 đến dưới 20 người; mức 350.000đ/người/tháng, đối với những xã, phường, thị trấn có sngười cai nghiện tại gia đình, cộng đồng từ 20 người trở lên.

- Số lượng người theo dõi, quản lý: Đối với xã, phường, thị trấn có dưới 20 người cai nghiện thì số cán bộ theo dõi, quản lý là 7 người; đối với những xã, phường, thị trấn có trên 20 người cai nghiện trở lên cứ thêm 3 người cai nghiện thì thêm 01 người theo dõi, quản lý.

4. Chi phí vận chuyển người nghiện ma tuý từ nơi cư trú của người nghiện đến cơ sở điều trị cắt cơn tập trung tại cộng đồng (nếu có). Mức chi theo giá phương tiện công cộng phổ thông áp dụng tại địa phương. Trường hợp sử dụng phương tiện của cơ quan, đơn vị, chi phí tính theo số km và tiêu hao nhiên liệu thực tế; trường hợp thuê xe bên ngoài thì giá thuê xe theo hp đng, chứng từ, hóa đơn thực tế và phù hợp với giá trên địa bàn cùng thời điểm.

Điều 7. Mức chi hỗ trợ người nghiện ma tuý cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng

1. Người nghiện ma tuý cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình và cộng đồng thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, người chưa thành niên, người thuộc diện bảo trợ xã hội, người khuyết tật được hỗ trợ một lần tiền thuốc điều trị cắt cơn nghiện ma túy: 400.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định.

2. Người cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, người chưa thành niên, người thuộc diện bảo trợ xã hội, người khuyết tật được hỗ trợ tiền thuốc hỗ trợ điều trị cắt cơn nghiện ma túy: 400.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định và tiền ăn trong thời gian cai nghiện tập trung: 40.000 đồng/người/ngày, thời gian tối đa không quá 15 ngày.

3. Tiền thuê người nấu ăn trong thời gian chữa trị, cai nghiện: Nếu có ít nhất từ 30 người cai nghiện trở lên thì được thuê 01 cấp dưỡng với mức hỗ trợ bằng mức lương cơ sở hiện hành.

Điều 8. Chế độ miễn, giảm

Người nghiện ma tuý cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng được giảm 50% tiền chi phí chữa trị cai nghiện (gồm tiền thuốc chữa bệnh, hỗ trợ cắt cơn nghiện, tiền chi phí tổ chức chữa trị, cai nghiện) trong thời gian cai nghiện tập trung tại cộng đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Người cai nghiện ma túy thuộc gia đình chính sách theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;

2. Người cai nghiện ma túy thuộc đối tượng cứu trợ xã hội theo quy định hiện hành của Chính phủ.

Điều 9. Các khoản đóng góp

Người cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng hoặc gia đình có trách nhiệm đóng góp các khoản chi phí trong thời gian cai nghiện (trừ trường hợp được miễn, giảm theo Điều 8 và được hỗ trợ một số khoản theo quy định tại Điều 7 Quy định này), như sau:

1. Đóng góp 50% tiền thuốc chữa bệnh, hỗ trợ cắt cơn nghiện theo phác đồ điều trị bằng thuốc cedemex theo biểu giá tại thời điểm người nghiện ma túy chữa trị, cai nghiện.

2. Tiền chi phí tổ chức chữa trị, cai nghiện tại gia đình và cộng đồng: 100.000 đồng/người/đợt điều trị.

Mục 3. CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP VÀ CHẾ ĐỘ MIỄN, GIẢM ĐỐI VỚI NGƯỜI TỰ NGUYỆN CHỮA TRỊ, CAI NGHIỆN TẠI TRUNG TÂM

Điều 10. Các khoản đóng góp

Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại Trung tâm với thời gian 6 tháng có trách nhiệm đóng góp các khoản chi phí tối thiểu như sau:

1. Tiền ăn: 0,8 mức lương cơ sở/người/tháng.

2. Tiền thuốc chữa bệnh (thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện, cấp cu, chi phí xét nghiệm và thuốc điều trị các bệnh cơ hội khác): Áp dụng mức tối thiểu của phác đồ điều trị bằng thuốc Cedemex theo biểu giá tại thời điểm người nghiện ma tuý vào chữa trị, cai nghiện. Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội có trách nhiệm định kỳ hằng tháng công bố giá thuốc.

3. Tiền hoạt động văn thể: 50.000 đồng/người/đợt điều trị.

4. Tiền điện, nước sinh hoạt, vệ sinh: 50.000 đồng/người/tháng.

5. Tiền mua sắm vật dụng cá nhân: 960.000 đồng/ngưi/đợt điều trị.

6. Tiền đóng góp sửa chữa cơ sở vật chất: 25.000 đồng/người/tháng.

7. Chi phí quản lý + phục vụ (chi tiền công, khám chữa bệnh, giáo dục, dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc....): 100.000 đồng/người/tháng.

8. Từ tháng thứ 7 trở đi nếu người nghiện ma tuý có nhu cầu tiếp tục chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm, thì hàng tháng phải đóng góp các khoản chi phí sau:

a) Tiền ăn: 0,8 mức lương cơ sở/người/tháng.

b) Tiền thuốc chữa bệnh thông thường: 10.000 đồng/ngưi/tháng.

c) Tiền điện, nước sinh hoạt, vệ sinh: 50.000 đồng/người/tháng.

d) Tiền hoạt động văn thể: 10.000 đồng/người/tháng.

đ) Tiền đóng góp sửa chữa cơ sở vật chất: 25.000 đồng/người/tháng.

e) Chi phí quản lý + phục vụ: 100.000 đồng/người/tháng.

g) Tiền mua sắm vật dụng cá nhân: 50.000 đồng/người/tháng.

h) Học nghề (nếu đối tượng có nhu cầu): Theo mức quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

i) Tiền vệ sinh phụ nữ: 20.000 đồng/người/tháng.

k) Tiền viện phí (nếu trong thời gian chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm đối tượng phải đi điều trị tại bệnh viện): Thanh toán theo thực tế.

Điều 11. Chế độ miễn, giảm

Người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm được xét giảm 50% tin chi phí chữa trị cai nghiện (gm tin thuốc chữa bệnh, hỗ trợ cắt cơn nghiện, tin chi phí tổ chức chữa trị, cai nghiện) trong thời gian cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Người cai nghiện ma túy thuộc gia đình chính sách theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;

2. Người cai nghiện ma túy thuộc đối tượng cứu trợ xã hội theo quy định hiện hành của Chính phủ.

Mục 4. CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ ĐỐI VỚI NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI NƠI CƯ TRÚ; CHẾ ĐỘ ĐÓNG GÓP VÀ CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ ĐỐI VỚI NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN

Điều 12. Chế độ hỗ trợ đối với người sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú

1. Hỗ trợ tư vấn

a) Người sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú được tư vấn miễn phí về tâm lý, xã hội liên quan đến vấn đề phòng, chống ma túy, tái hòa nhập cộng đồng.

b) Chi hỗ trợ cho người được Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã) phân công trực tiếp tham gia quản lý tư vấn về tâm lý, xã hội cho người sau cai nghiện ma túy với định mức như sau: Mức 20.000 đồng/buổi tư vấn/người sau cai nghiện ma túy; mức 30.000 đồng/buổi tư vấn/nhóm người sau cai nghiện ma túy (từ hai người trở lên).

2. Hỗ trợ học nghề

Người sau cai nghiện ma túy (nếu có nhu cầu học nghề), được Chủ tịch UBND cấp xã xem xét hỗ trợ một lần kinh phí học nghề trình độ sơ cấp nghề: 1.000.000 đồng/người/khóa học.

Điều 13. Chế độ hỗ trợ và miễn, giảm đối với người sau cai nghiện ma túy áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm

1. Chế độ hỗ trợ: Người sau cai nghiện ma túy áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm được hỗ trợ một phần tiền ăn, chi phí khám bệnh, chữa bệnh, chi phí học nghề, mua sắm vật dụng cá nhân cn thiết và các khoản chi phí khác, cụ thể:

a) Tiền ăn: 0,8 mức lương cơ sở/người/tháng trong thời gian chấp hành quyết định.

b) Tiền khám, chữa bệnh thông thường: 30.000 đồng/người/tháng.

c) Người sau cai nghiện ma túy bị ốm nặng phải chuyển đến bệnh viện của Nhà nước điều trị thì chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian nằm viện do bản thân hoặc gia đình người đó tự thanh toán. Đối với đối tượng thuộc hộ nghèo, đối tượng là gia đình chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, được Trung tâm hỗ trợ toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Đối với đối tượng thuộc hộ cận nghèo được Trung tâm hỗ trợ 50% chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm y tế.

d) Tiền mua sắm vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết: 300.000 đng/người/năm.

đ) Tiền hoạt động văn thể: 50.000 đồng/người/năm.

e) Chi phí học nghề: Người sau cai nghiện ma túy áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm lần đầu, nếu chưa qua đào tạo nghề và có nhu cầu học nghề trình độ sơ cấp, hỗ trợ kinh phí học nghề với định mức: 1.000.000 đồng/người; không hỗ trợ tiền học nghề cho những đối tượng áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm từ lần thứ hai trở đi.

- Trung tâm trực tiếp tổ chức dy nghề thì được chi các nội dung: Khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ nghề; mua tài liệu, giáo trình học nghề; thù lao giáo viên dạy lý thuyết và giáo viên hướng dẫn thực hành nghề; hỗ trợ nguyên, nhiên, vật liệu học nghề; chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo trình (nếu có).

- Trường hợp học nghề bên ngoài Trung tâm thì Trung tâm xét hỗ trợ kinh phí học nghề ngắn hạn cho người sau cai nghiện đóng học phí phù hợp với từng nghề.

g) Tiền điện, nước sinh hoạt: 50.000 đồng/người/tháng.

h) Tiền vệ sinh phụ nữ: 20.000 đồng/người/tháng.

i) Tiền ăn đường, tiền tàu xe: Người sau cai nghiện ma tuý áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm, sau khi chấp hành xong quyết định trở về nơi cư trú được trợ cấp các khoản sau:

- Tiền ăn: 25.000 đồng/người/ngày, tối đa không quá 3 ngày.

- Tiền tàu xe: Theo giá cước vận chuyển hành khách công cộng tại thời điểm thanh toán.

k) Mai táng phí: Người sau cai nghin ma tuý đang thực hiện quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm chết mà không còn thân nhân hoặc thân nhân chưa đến kịp, Trung tâm có trách nhiệm mai táng. Mức mai táng phí là 3.000.000 đng/người. Trong trường hợp cn trưng cầu giám định pháp y để xác định nguyên nhân chết, Trung tâm thanh toán chi phí giám định pháp y theo quy định hiện hành của Nhà nước.

l) Đối với người sau cai nghiện ma túy áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm bị nhiễm HIV/AIDS được trợ cấp thêm tiền thuốc chữa bệnh, tiền mua sắm các vật dụng phòng, chống lây nhiễm HIV và các khoản chi hỗ trợ khác (trừ tiền ăn, tiền thuốc chữa bệnh thông thường) theo quy định tại Quyết định số 96/2007/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, chăm sóc, tư vấn điều trị cho người nhiễm HIV và phòng chống lây nhiễm HIV tại các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Chế độ miễn, giảm

a) Đối tượng được miễn: Người sau cai nghiện ma túy áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm được xét miễn tiền ăn, chi phí khám bệnh, chữa bệnh và các chi phí quản lý khác trong thời gian chấp hành quyết định tại Trung tâm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Đối tượng thuộc hộ nghèo; đối tượng thuộc gia đình chính sách theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

- Người chưa thành niên, người không có nơi cư trú nhất định.

- Người bị bệnh AIDS giai đoạn cuối.

b) Đối tượng được giảm: Người thuộc hộ cận nghèo được giảm 50% chi phí tiền ăn, khám bệnh, chữa bệnh và các chi phí quản lý khác trong thời gian chấp hành quyết định tại Trung tâm.

Điều 14. Chế độ đóng góp của người sau cai nghiện ma túy áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm

Người sau cai nghiện ma tuý bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm hoặc thân nhân của người sau cai nghiện ma tuý có trách nhiệm đóng góp các khoản chi phí sau (trừ những trường hợp được miễn, giảm theo quy định tại Khoản 2, Điều 13).

1. Tiền ăn: 0,8 mức lương cơ sở/người/tháng.

2. Tiền khám, chữa bệnh thông thường (thuốc cấp cứu, chi phí xét nghiệm và thuốc điều trị các bệnh cơ hội khác……. ): 30.000 đồng/người/tháng.

3. Tiền hoạt động văn thể: 50.000 đồng/người/đợt điều trị.

4. Tiền điện, nước, vệ sinh: 30.000 đồng/người/tháng.

5. Chi phí mua sắm vật dụng cá nhân cần thiết: 300.000 đồng/người/đợt điều trị.

6. Tiền đóng góp sửa chữa cơ sở vật chất: 25.000 đồng/người/tháng.

7. Chi phí quản lý + phục vụ (chi tiền công, khám chữa bệnh, giáo dục, dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc…) 100.000 đồng/người/tháng.

8. Tiền vệ sinh phụ nữ: 20.000 đồng/người/tháng.

9. Học nghề (nếu đối tượng có nhu cầu) theo mức quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thtướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020".

10. Tiền viện phí (nếu trong thời gian cai nghiện đối tượng phải đi điều trị tại bệnh viện): Thực hiện theo điểm c, khoản 1 Điều 4 Thông tư 121/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 12/8/2010 của liên bộ Tài chính - Lao động Thương binh và Xã hội.

Điều 15. Chế độ hỗ trợ tạo việc làm

1. Người sau cai nghiện ma tuý được Trung tâm giới thiệu việc làm, tư vấn: Thực hiện theo giá dịch vụ.

2. Hỗ trợ tìm việc làm: 1.000.000 đồng/người đối với người sau cai nghiện ma tuý áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú và người sau cai nghiện ma tuý sau khi chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm trở về địa phương đã có nhiều tiến bộ, cam kết không tái phạm, chưa có việc làm; bản thân, gia đình thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng./.