cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Kế hoạch 172/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 15/2016/NQ-HĐND về giải pháp tăng cường công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020

  • Số hiệu văn bản: 172/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Ngày ban hành: 13-07-2017
  • Ngày có hiệu lực: 13-07-2017
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 24-12-2018
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 529 ngày (1 năm 5 tháng 14 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 24-12-2018
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 24-12-2018, Kế hoạch 172/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 15/2016/NQ-HĐND về giải pháp tăng cường công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020 bị bãi bỏ, thay thế bởi Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 24/12/2018 Triển khai công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình năm 2019 do thành phố Hà Nội ban hành”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 172/KH-UBND

Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016-2020

Thực hiện Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về một số giải pháp tăng cường công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (Dân số - KHHGĐ) trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của HĐND Thành phố với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU ĐẾN NĂM 2020

1. Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục duy trì mức sinh thay thế, ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý; giải quyết tốt những vấn đề cơ cấu dân số, đặc biệt là giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; nâng cao chất lượng dân số góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

2. Mt số chỉ tiêu: Phấn đấu đến năm 2020:

- Quy mô dân số đạt mức 8,5 triệu người.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 1,2%.

- Giảm tỷ suất sinh bình quân 0,1‰/năm.

- Giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên bình quân 0,1%/năm.

- Tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh ít nhất 75%.

- Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc đạt ít nhất 85%.

- Tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 114 trẻ trai/100 trẻ gái.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ở mức 8%.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Công tác lãnh đạo, tổ chức và quản lý

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền; sự tham gia của các ngành, đoàn thể. Các cấp, các ngành coi công tác dân số là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, là một nội dung trọng tâm trong chương trình hoạt động của chính quyền và các ngành, đoàn thể; gắn dân số với phát triển, đưa mục tiêu, chỉ tiêu dân số là một trong các chỉ tiêu kinh tế xã hội hàng đầu trong kế hoạch hàng năm, 5 năm và từng giai đoạn của địa phương.

Xây dựng các văn bản chỉ đạo của quận, huyện, thị xã về thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về công tác Dân số - KHHGĐ giai đoạn 2016-2020 trong đó chú trọng mục tiêu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, nâng cao chất lượng dân số, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; động viên khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách dân số và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm chính sách dân số.

2. Truyền thông, giáo dục, chuyển đổi hành vi

Tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông giáo dục, tăng cường phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về dân số, sức khỏe sinh sản; nâng cao chất lượng dân số, chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi; giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.

Xây dựng Kế hoạch phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng dân cư để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách dân số; nâng cao hiệu quả công tác bình đẳng giới, an sinh xã hội làm cơ sở giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.

Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục với nội dung, hình thức và cách tiếp cận phù hợp với từng vùng, miền và từng nhóm đối tượng; ưu tiên các đối tượng khó tiếp cận thông tin và dịch vụ dân số, sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình ở địa bàn khó khăn, địa bàn có đồng bào dân tộc và địa bàn có tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên, tỷ số giới tính khi sinh còn cao. Tiếp tục đưa nội dung thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ vào hương ước, quy ước của cộng đồng.

3. Đầu tư đảm bảo nguồn lực cho công tác Dân số - KHHGĐ Thủ đô giai đon 2016-2020

a) Tiếp tục đảm bảo đủ nhân lực và chế độ chính sách cho cán bộ làm công tác dân số các cấp của Thành phố (tiếp tục duy trì định mức 07 biên chế cho Trung tâm Dân số - KHHGĐ quận, 09 biên chế cho Trung tâm Dân số - KHHGĐ các huyện, thị xã), cán bộ chuyên trách xã, phường, thị trấn và đội ngũ cộng tác viên dân s.

Hoàn thành tuyển dụng cán bộ công chức, viên chức làm công tác dân số trong năm 2017, đảm bảo đủ 01 biên chế làm công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình cho mỗi xã, phường, thị trấn thuộc Trung tâm Dân số quận, huyện, thị xã quản lý có trình độ từ trung cấp trở lên và hưởng chế độ theo quy định.

b) Đảm bảo mức thù lao cho cộng tác viên dân số ở thôn, tổ dân phố (ngoài định mức hoạt động sự nghiệp Dân số - KHHGĐ) hệ số 0,43 mức lương cơ sở ở các xã dân tộc và miền núi, hệ số 0,33 mức lương cơ sở ở các xã, phường, thị trấn còn lại. Bổ sung nguồn lực các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn và các tổ chức để động viên kịp thời và nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cộng tác viên.

c) Đảm bảo đủ kinh phí thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội theo định mức quy định tại Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND ngày 5/12/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ cho các cấp ngân sách và định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên giai đoạn 2017-2020 của thành phố Hà Nội.

d) Đảm bảo đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động cho Trung tâm Dân số - KHHGĐ các quận, huyện, thị xã và cán bộ làm công tác dân số ở xã, phường, thị trấn: UBND các quận, huyện, thị xã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo hoạt động của Trung tâm Dân số - KHHGĐ (xây mới, cải tạo, sửa chữa trụ sở, đầu tư trang thiết bị y tế) và trang thiết bị làm việc cho cán bộ làm công tác Dân số - KHHGĐ trên địa bàn, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý dữ liệu dân số, kế hoạch hóa gia đình ngay từ cơ sở.

4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp

Tiếp tục kiện toàn và ổn định tổ chức bộ máy làm công tác dân số các cấp. Tổ chức các khóa đào tạo tập huấn ngắn hạn, dài hạn về chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm dân số cơ sở về chuyên môn, kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động nhân dân về thực hiện chính sách dân số, bảo vệ chăm sóc sức khỏe.

5. Triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án nhằm hoàn thành mục tiêu và các chỉ tiêu

- Tổ chức thực hiện Đề án Tầm soát phát hiện sớm một số tật, bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020 (theo Quyết định số 2620/QĐ-UBND ngày 26/5/2016 của UBND thành phố Hà Nội).

- Triển khai thực hiện Kế hoạch số 208/KH-UBND ngày 14/11/2016 của UBND thành phố Hà Nội về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2025.

- Xây dựng và triển khai tổ chức thực hiện Đề án phát triển thể chất, tầm vóc người Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030.

- Xây dựng và triển khai tổ chức thực hiện Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2025.

6. Phát triển xã hội hóa, hợp tác trong nước và quốc tế

Huy động rộng rãi các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng tham gia công tác truyền thông, giáo dục, cung cấp dịch vụ dân số, sức khỏe sinh sản. Tăng cường học tập, nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm quốc tế về dân số, sàng lọc trước sinh, sơ sinh, sức khỏe sinh sản; tích cực tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế; huy động sự đóng góp của các tổ chức và người dân trong thụ hưởng các dịch vụ về Dân số - KHHGĐ.

7. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác dân số trong giai đoạn 2016-2020. Trong quá trình tổ chức thực hiện, cần biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; đưa kết quả thực hiện các mục tiêu dân số, kế hoạch hóa gia đình là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng của địa phương, đơn vị; đồng thời x lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm chính sách Dân số - KHHGĐ theo quy định.

Mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý dân số ngay từ cấp xã. Nâng cao chất lượng thu thập, xử lý thông tin số liệu về dân số và chất lượng dân số.

III. T CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế (đơn vị thường trực)

………………………

nghiệp viên chức làm công tác dân số tại UBND các quận, huyện, thị xã theo Thông tư liên tịch số 08/2016/TTLT-BYT-BNV ngày 15/4/2016 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số.

5. Các Sở: Văn hóa và Thể thao, Du lịch, Thông tin và Truyền thông

Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết, chính sách Dân số - KHHGĐ trên địa bàn Thành phố theo lĩnh vực quản lý.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp Sở Y tế triển khai có hiệu quả hoạt động giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, giới và giới tính; các hoạt động nâng cao thể lực, trí lực học sinh, sinh viên và thanh niên trong các trường phổ thông và các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề của Thành phố.

7. Các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội, thành viên Ban chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ Thành phố

- Chủ động xây dựng kế hoạch, hướng dẫn lồng ghép thực hiện chiến lược Dân số - KHHGĐ, các quy định về chính sách Dân số - KHHGĐ trong lĩnh vực ngành, tổ chức hoạt động.

- Phối hợp Sở Y tế thực hiện các hoạt động Dân số - KHHGĐ hàng năm; đặc biệt là các hoạt động truyền thông Dân số - KHHGĐ theo kế hoạch cụ thể.

8. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

- Căn cứ quy định về chính sách Dân số - KHHGĐ của Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện ở địa phương.

- Căn cứ hướng dẫn của Thành phố thực hiện tuyển dụng đủ cán bộ viên chức làm công tác Dân số - KHHGĐ tại Trung tâm Dân số - KHHGĐ quận, huyện, thị xã. Đảm bảo có đủ viên chức làm công tác dân số tại 100% xã, phường, thị trấn theo chỉ tiêu Thành phố giao.

- Đảm bảo đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo hoạt động của Trung tâm Dân số - KHHGĐ (xây mới, cải tạo, sửa chữa trụ sở, đầu tư trang thiết bị y tế) và trang thiết bị làm việc cho cán bộ làm công tác Dân số - KHHGĐ trên địa bàn, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý dữ liệu Dân số - KHHGĐ ngay tại cơ sở.

- Đảm bảo kinh phí thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ từ nguồn ngân sách quận, huyện, thị xã theo định mức quy định tại Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND ngày 05/12/2016 của HĐND Thành phố; phân bổ và sử dụng kinh phí đảm bảo thực hiện mục tiêu về quy mô dân số, cơ cấu dân số và nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Y tế.

UBND Thành phố đề nghị Ủy ban MTTQ Thành phố Hà Nội và các tổ chức thành viên, yêu cầu các Sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã căn cứ trách nhiệm được phân công, tổ chức xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đảm bảo mục tiêu và chỉ tiêu về công tác Dân số - KHHGĐ, định kbáo cáo UBND Thành phố (qua Sở Y tế tổng hợp)./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- TTrực: Thành ủy, HĐND TP;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND TP;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHN;
- Ban VHXH-H
ĐND TP;
- Các sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PCVP N.N.Kỳ, T.V.Dũng, KGVX, KT, TKBT, NC, TH;
- Lưu: VT, KGVXThành
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Ngô Văn Quý

 

PHỤ LỤC 1

CÁC HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 15/2016/NQ-HĐND NGÀY 06/12/2016 CỦA HĐND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Kế hoạch số 172/KH-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2017)

TT

Hoạt động trọng tâm

Đơn vị thường trực

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2030

Sở Y tế và Sở Văn hóa Thể thao

Các Sở: Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Giáo dục và đào tạo, Thông tin và truyền thông, Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, UBND các quận/huyện/thị xã

Tháng 7, năm 2017

2

Xây dựng Đề án “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2025.”

Sở Y tế

Các Sở: Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Lao động thương binh và xã hội, Thông tin và truyền thông, Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, UBND các quận/huyện/thị xã

Tháng 10, năm 2017

3

Triển khai thực hiện Đán Tầm soát phát hiện sớm một số tật, bệnh bm sinh thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020 (theo Quyết định số 2620/QĐ-UBND ngày 26/5/2016 của UBND thành phố Hà Nội) đảm bảo mục tiêu, các chỉ tiêu và hoạt động của Đề án

Sở Y tế

Các Sở: Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, UBND quận/huyn/thị xã

Giai đoạn 2016-2020

4

Triển khai thực hiện Kế hoạch Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2025 (theo Kế hoạch số 208/KH-UBND ngày 14/11/2016 của UBND thành phố Hà Nội)

Sở Y tế

Các Sở: Lao động thương binh và xã hội, Thông tin và truyền thông, Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, UBND các quận/huyện/thị xã

Giai đoạn 2016-2025

5

Triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động truyền thông chuyển đổi hành vi về Dân số và phát triển đến năm 2020 của Thành phố Hà Nội

Sở Y tế

Các Sở, ban, ngành đoàn thể trong Ban chỉ đạo công tác Dân số- KHHGĐ Thành phố, các quận/huyện/thị xã

Giai đoạn 2017-2020

6

Chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã hoàn thành tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân số còn thiếu (theo điểm a, mục 3.3 của Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND)

Sở Nội vụ

Sở Y tế, UBND các quận/huyện/thị xã

Tháng 12, năm 2017

7

Hướng dẫn các quận, huyện, thị xã đảm bảo đủ định mức kinh phí cho công tác dân số, thù lao cho cộng tác viên dân số (theo điểm b, c mục 3.3 Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 của HĐND Thành phố).

Sở Tài chính

Sở Y tế, UBND các quận/huyện/thị xã

Giai đoạn 2017-2020

 

PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP SỐ CỘNG TÁC VIÊN DÂN SỐ TẠI CÁC XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN THEO QUẬN/HUYỆN/THỊ XÃ TÍNH ĐẾN THÁNG 01/6/2017
(Kèm theo Kế hoạch s: 172/KH-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2017)

STT

Quận/huyện/thị xã

Tổng số cộng tác viên dân số

Trong đó

Ghi chú

Số CTV tại các xã miền núi, dân tộc (hưởng phụ cấp 0,43 lương cơ bản)

Số CTV còn li (hưởng phụ cấp 0,33)

1

Ba Đình

400

 

400

 

2

Hoàn Kiếm

285

 

285

 

3

Hai Bà Trưng

490

 

490

 

4

Đống Đa

550

 

550

 

5

Thanh Xuân

333

 

333

 

6

Tây Hồ

268

 

268

 

7

Cầu Giấy

305

 

305

 

8

Hoàng Mai

515

 

515

 

9

Long Biên

408

 

408

 

10

Nam Từ Liêm

231

 

231

 

11

Bắc Từ Liêm

319

 

319

 

12

Sóc Sơn

485

 

485

 

13

Đông Anh

540

 

540

 

14

Gia Lâm

405

 

405

 

15

Thanh Trì

345

 

345

 

16

Hà Đông

400

 

400

 

17

Sơn Tây

210

 

210

 

18

Ba Vì

455

111

344

 

19

Phúc Thọ

294

 

294

 

20

Đan Phượng

246

 

246

 

21

Thạch Thất

340

44

296

 

22

Hoài Đức

340

 

340

 

23

Quốc Oai

315

21

294

 

24

Chương Mỹ

470

 

470

 

25

Thanh Oai

325

 

325

 

26

Thường Tín

390

 

390

 

27

Ứng Hòa

355

 

355

 

28

Phú Xuyên

355

 

355

 

29

Mỹ Đức

301

16

285

 

30

Mê Linh

325

 

325

 

 

Tổng cộng

11.000

192

10.808