Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BQP năm 2017 hợp nhất Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu văn bản: 02/VBHN-BQP
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Cơ quan ban hành: Bộ Quốc phòng
- Ngày ban hành: 23-11-2024
- Ngày có hiệu lực: 23-11-2024
- Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 0 ngày (0 năm 0 tháng 0 ngày)
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/VBHN-BQP | Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2017 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN CÁC VÙNG BIỂN, ĐẢO VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 23/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2017.
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Quốc phòng,1
Chương 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt; các biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Nhóm hành vi vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định này, bao gồm:
a) Vi phạm các quy định về quản lý vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Vi phạm các quy định về hàng hải ngoài vùng nước cảng biển;
c) Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển.
3. Đối với các vi phạm hành chính trên đảo, quần đảo Việt Nam thì áp dụng các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử lý. Đối với vi phạm hành chính được phát hiện trong nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của đảo, quần đảo Việt Nam thì áp dụng xử phạt tương ứng với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Xâm phạm vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hành vi của cá nhân, tổ chức nước ngoài sử dụng, điều khiển tàu thuyền hoặc phương tiện khác hoạt động trong vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng thực hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Điều 3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa trong quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với cá nhân là 1.000.000.000 đồng, đối với tổ chức là 2.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần đối với cá nhân.
Điều 4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng trong Nghị định này bao gồm:
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Buộc người, tàu thuyền vi phạm rời khỏi vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Buộc tàu ngầm và phương tiện đi ngầm phải hoạt động nổi trên mặt nước.
4. Buộc treo Quốc kỳ Việt Nam hoặc cờ quốc tịch theo quy định.
5. Buộc di dời về vùng hoạt động cho phù hợp với cấp tàu.
Chương 2
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Mục 1. VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÙNG BIỂN, ĐẢO VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Điều 5. Vi phạm các quy định về đi qua không gây hại trong lãnh hải
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi dừng lại, neo đậu trái phép trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cập mạn, tiếp xúc với tàu thuyền khác trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi đi vào vùng cấm hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Bốc, dỡ, trao đổi, mua bán hàng hóa, tiền tệ hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh.
5. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Xả khói mù, bắn các loại súng, phóng các tín hiệu hoặc sử dụng các vật liệu nổ trong nội thủy, lãnh hải vào bất cứ mục đích gì, trừ trường hợp bắn đạn tín hiệu cấp cứu và bắn súng chào theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam;
b) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay, phương tiện khác lên tàu thuyền.
7. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thu thập thông tin trái phép liên quan đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam;
b) Luyện tập hay diễn tập trái phép dưới bất kỳ hình thức nào.
8. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4, 5, 6 và Khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người và tàu thuyền vi phạm rời khỏi vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5, 6 và Khoản 7 Điều này.
Điều 6. Vi phạm quy định về hoạt động ở trạng thái nổi của tàu ngầm, phương tiện đi ngầm
1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tàu ngầm và phương tiện đi ngầm của nước ngoài không ở trạng thái nổi trên mặt nước khi hoạt động trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm của nước ngoài hoạt động nổi trên mặt nước đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 7. Vi phạm quy định về treo Quốc kỳ Việt Nam và treo cờ quốc tịch
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không treo Quốc kỳ Việt Nam hoặc treo Quốc kỳ Việt Nam không đúng quy định của tàu thuyền Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau đây:
a) Tàu thuyền nước ngoài không treo cờ quốc tịch, Quốc kỳ Việt Nam hoặc treo không đúng quy định khi hoạt động trong nội thủy Việt Nam;
b)2 Tàu ngầm, phương tiện đi ngầm của nước ngoài không treo cờ quốc tịch khi hoạt động trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ quốc tịch.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc treo Quốc kỳ Việt Nam hoặc cờ quốc tịch theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 8. Vi phạm quy định về điều tra, thăm dò và nghiên cứu khoa học trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi mang theo phương tiện trinh sát, vũ khí, đạn dược, chất nổ, các chất độc hại khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với các hành vi điều tra, thăm dò và nghiên cứu khoa học không đúng mục đích, nội dung, địa điểm, thời gian, tuyến hành trình ghi trong giấy phép.
3. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để điều tra, thăm dò và nghiên cứu khoa học tài nguyên biển Việt Nam.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người và tàu thuyền vi phạm rời khỏi vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 9. Xâm phạm vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hoạt động du lịch
1. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hoạt động du lịch.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người và tàu thuyền vi phạm rời khỏi vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 10. Vi phạm quy định về thu cất lưới và trạng thái bảo quản máy thăm dò cá khi hoạt động trong lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam của tàu thuyền nước ngoài
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thu cất lưới hoặc các dụng cụ đánh bắt khác vào trong khoang;
b) Không đưa về trạng thái bảo quản tất cả các loại máy thăm dò, phát hiện, dụ dẫn cá.
2. Hình thức xử phạt bổ sung; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người và tàu thuyền vi phạm rời khỏi vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 11. Xâm phạm vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để khai thác, mua, bán thủy sản
1. Phạt tiền đối với hành vi xâm phạm vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để khai thác, mua, bán thủy sản như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tàu thuyền không có máy hoặc lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 45 CV;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng công suất máy chính từ 45 CV đến 90 CV;
c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng công suất máy chính từ trên 90 CV đến 135 CV;
d) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng công suất máy chính từ trên 135 CV đến 200 CV;
đ) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng công suất máy chính từ trên 200 CV đến 300 CV;
e) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng công suất máy chính từ trên 300 CV đến 400 CV;
g) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng công suất máy chính trên 400 CV.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người và tàu thuyền vi phạm rời khỏi vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 12. Vi phạm quy định về đảm bảo các hoạt động hợp pháp trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây cản trở hoạt động giao thông hàng hải, hoạt động đánh bắt, nuôi trồng hải sản và các hoạt động hợp pháp khác trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trừ quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi gây cản trở cho hoạt động hợp pháp tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và các loại tài nguyên khác trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người, tàu thuyền nước ngoài vi phạm rời khỏi vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 13. Vi phạm các quy định về đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên các vùng biển, đảo, thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thông báo chậm thông tin liên quan tới thiết lập đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển, thiết lập vành đai an toàn xung quanh và tháo dỡ một phần hay toàn bộ thiết bị, công trình trên biển theo quy định.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo thông tin liên quan tới thiết lập đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển, thiết lập vành đai an toàn xung quanh và tháo dỡ một phần hay toàn bộ thiết bị, công trình trên biển theo quy định.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không đặt các tín hiệu, báo hiệu hàng hải và tín hiệu, báo hiệu nguy hiểm thích hợp trong trường hợp thiết bị, công trình trên biển chưa kịp tháo dỡ hoàn toàn vì lý do kỹ thuật hoặc được phép gia hạn.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện xâm phạm vành đai an toàn 500 mét (m) của đảo nhân tạo, thiết bị, công trình biển.
5. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với bất cứ hành vi nào làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đảo nhân tạo, thiết bị, công trình hợp pháp trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để xây dựng, lắp đặt, sử dụng trái phép các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình.
7. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép quy định tại Khoản 6 Điều này;
b) Buộc người, tàu thuyền vi phạm rời khỏi vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4, 5 và Khoản 6 Điều này.
Điều 14. Vi phạm các quy định về đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và khai thác dòng chảy, năng lượng gió trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi khoan, cắt và mọi hành động khác làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của dây cáp và ống dẫn ngầm hợp pháp trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Đặt dây cáp và ống dẫn ngầm khi chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nhà nước Việt Nam;
b) Khai thác trái phép dòng chảy, năng lượng gió và tài nguyên phi sinh vật khác.
3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Buộc người, tàu thuyền vi phạm rời khỏi vùng biển, đảo Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 15. Vi phạm quy định về vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn hàng hóa trái phép trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Vận chuyển, sang mạn hàng hóa trên biển mà không có hợp đồng hoặc giấy tờ tương tự theo quy định của pháp luật;
b) Sử dụng phương tiện vận chuyển không phù hợp với loại hàng hóa theo quy định của pháp luật;
c) Sang mạn xăng dầu, quặng và các loại hàng hóa khác không đúng địa điểm theo quy định của pháp luật.
2.3 Phạt tiền đối với hành vi vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn hàng hóa không có giấy tờ, không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa hoặc đối với hàng hóa kinh doanh, vận chuyển có điều kiện mà tại thời điểm kiểm tra, không có hoặc không đầy đủ giấy tờ đi liền, kèm theo để chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa đó như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa có giá trị dưới 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đến dưới 70.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa có giá trị trên 100.000.000 đồng mà không truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Mục 2. VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÀNG HẢI, NGOÀI VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN
Điều 16. Vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm và giấy phép vận tải nội địa của tàu biển
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thiếu một trong các loại tài liệu, giấy chứng nhận của tàu thuyền hoặc một trong các loại tài liệu, giấy chứng nhận đó hết giá trị sử dụng, trừ giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.
2. Đối với hành vi không có giấy phép rời cảng cuối cùng theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác tàu thuyền khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn một trong các giấy chứng nhận, tài liệu của tàu thuyền;
b) Sử dụng một trong các giấy chứng nhận, tài liệu của tàu thuyền khác.
5. Đối với hành vi không có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với tàu thuyền chở khách, chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách đến dưới 100 người; tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng dung tích dưới 500 GT;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách từ 100 người đến dưới 300 người; tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;
c) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách từ 300 người trở lên; tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi tàu thuyền nước ngoài tham gia vận tải nội địa, thực hiện hoạt động đặc thù khi chưa có giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.
7. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 17. Vi phạm quy định về chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, sổ thuyền viên và hộ chiếu thuyền viên
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thuyền viên làm việc trên tàu thuyền không có đủ chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên hoặc hộ chiếu thuyền viên theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn các chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên giả mạo hoặc đã bị sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ chuyên môn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên đối với hành vi vi phạm tại Khoản 3 Điều này.
Điều 18. Vi phạm quy định về an toàn sinh mạng trên tàu biển
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có bảng phân công nhiệm vụ trong tình huống khẩn cấp tại các vị trí cần thiết hoặc có bảng phân công nhiệm vụ nhưng không phù hợp với thuyền bộ của tàu hoặc bảng quy định đã bị hư hỏng;
b) Thuyền viên không sử dụng thành thạo các trang thiết bị cứu sinh, cứu thủng của tàu.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Các trang thiết bị cứu sinh không bảo đảm chất lượng hoặc không bảo đảm sẵn sàng hoạt động được ngay;
b) Bố trí trang thiết bị cứu sinh của tàu thuyền không đúng quy định;
c) Các trang thiết bị cứu sinh đã hết hạn sử dụng.
3. Đối với hành vi không bố trí đủ định biên an toàn tối thiểu hoặc vượt quá mức cho phép của trang thiết bị cứu sinh trên tàu theo quy định; không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ các trang thiết bị cứu hỏa, cứu sinh, cứu thủng theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
4. Đối với hành vi chở hàng quá quy định của tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi chở hàng vượt đến dưới 01% so với trọng tải cho phép;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 01% đến dưới 05% so với trọng tải cho phép;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 05% đến dưới 10% so với trọng tải cho phép;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt trên từ 10% trở lên so với trọng tải cho phép.
5. Đối với hành vi chở hàng quá quy định của tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi chở hàng vượt đến dưới 01% so với trọng tải cho phép;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 01% đến dưới 05% so với trọng tải cho phép;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 05% đến dưới 10% so với trọng tải cho phép;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt trên từ 10% trở lên so với trọng tải cho phép.
6. Đối với hành vi chở hàng quá quy định của tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi chở hàng vượt đến dưới 01% so với trọng tải cho phép;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 01% đến dưới 05% so với trọng tải cho phép;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 05% đến dưới 10% so với trọng tải cho phép;
d) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt trên từ 10% trở lên so với trọng tải cho phép.
7. Đối với hành vi chở khách quá số lượng quy định của tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt đến 5 người so với số lượng cho phép;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt từ 6 đến 10 người so với số lượng cho phép;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt trên 10 người so với số lượng cho phép.
8. Đối với hành vi chở khách vượt quá số lượng quy định của tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt đến 10 người so với số lượng cho phép;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt từ 11 người đến 20 người so với số lượng cho phép;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt trên 20 người so với số lượng cho phép.
9. Đối với hành vi chở khách vượt quá số lượng quy định của tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt đến 20 người so với số lượng cho phép;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt từ 21 người đến 30 người so với số lượng cho phép;
c) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt trên 30 người so với số lượng cho phép.
10. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d Khoản 5; Điểm b, c, d Khoản 6; Điểm b và c Khoản 7; Khoản 8 và Khoản 9 Điều này.
Điều 19. Vi phạm quy định về an toàn phòng, chống cháy, nổ đối với tàu biển
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có các dấu hiệu cảnh báo hoặc chỉ dẫn cần thiết ở những nơi dễ cháy, dễ nổ;
b) Không có sơ đồ hệ thống cứu hỏa, bảng phân công cứu hỏa hoặc bảng chỉ dẫn thao tác ở những vị trí trên tàu theo quy định;
c) Trang thiết bị cứu hỏa đặt không đúng vị trí quy định trên tàu thuyền.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không trang bị đầy đủ các trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ theo quy định;
b) Trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ không sử dụng được;
c) Không có kế hoạch ứng cứu trong trường hợp khẩn cấp;
d) Trang thiết bị cứu hỏa không ở trạng thái sẵn sàng hoạt động theo quy định;
đ) Sử dụng phương tiện chuyên dùng chữa cháy vào mục đích khác;
e) Chở chất dễ gây cháy, nổ cùng với hành khách.
Điều 20. Vi phạm quy định bảo đảm an toàn hàng hải
1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện vi phạm các quy tắc hành trình sau đây:
a) Không sử dụng hoặc sử dụng không đúng các loại tín hiệu theo quy định;
b) Không tuân theo quy định khi hành trình, tránh, vượt nhau trên biển.
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
d) Không đặt dấu hiệu báo hiệu các đảo nhân tạo hoặc các công trình trên biển;
e) Làm dịch chuyển hoặc làm mất tác dụng của báo hiệu hàng hải.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không tuân theo quy định khi hành trình, tránh, vượt nhau trên biển gây tai nạn hàng hải nghiêm trọng.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tàu thuyền không tuân theo quy định khi hành trình, tránh, vượt nhau trên biển gây tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
Điều 21. Vi phạm quy định khác về an ninh, an toàn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không treo cờ hiệu hoặc treo cờ hiệu không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tàu khách không có bảng nội quy đặt ở những nơi quy định trên tàu;
b) Bố trí hoặc để cho hành khách ngồi không đúng nơi quy định;
c) Không bố trí hoặc bố trí sĩ quan an ninh tàu biển không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không ghi rõ tên, số hiệu, số IMO, cảng đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn của tàu thuyền theo quy định;
b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ giấy tờ về hàng hóa nguy hiểm được vận chuyển trên tàu theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cho phương tiện khác bám, buộc sai quy định khi tàu thuyền đang hành trình;
b) Sử dụng phương tiện lai dắt không đúng chức năng;
c) Không trang bị đủ trang thiết bị hàng hải trên buồng lái theo quy định hoặc có nhưng không hoạt động hoặc không sử dụng được.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sai quy định về tuyến, vùng hoạt động của phương tiện thủy nội địa.
6. Phạt tiền đối với tàu biển có hành vi hoạt động sai tuyến, vùng được phép hoạt động như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
7. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng chứng chỉ chuyên môn của thuyền trưởng từ 03 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc di dời về vùng hoạt động cho phù hợp với cấp tàu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều này.
Điều 22. Vi phạm các quy định về tìm kiếm, cứu nạn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phát tín hiệu cấp cứu giả.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện nghĩa vụ theo quy định về tìm kiếm, cứu nạn hàng hải;
b) Thực hiện chậm trễ lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền để tìm kiếm, cứu nạn theo quy định.
3. Đối với hành vi không thực hiện lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền để tìm kiếm, cứu nạn theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
Điều 23. Vi phạm quy định về trục vớt tài sản chìm đắm trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo, báo cáo hoặc thông báo, báo cáo không đúng theo quy định về tài sản chìm đắm ở biển.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không lắp đặt hoặc lắp đặt không kịp thời báo hiệu phù hợp với vị trí tài sản bị chìm đắm;
b) Thực hiện việc trục vớt hoặc kết thúc việc trục vớt tài sản bị chìm đắm quá thời gian quy định;
c) Trục vớt tài sản chìm đắm khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền;
d) Không bàn giao hoặc bàn giao không đầy đủ tài sản chìm đắm ngẫu nhiên trục vớt được theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không trục vớt tài sản chìm đắm không gây nguy hiểm theo quy định.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm.
5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này.
Mục 3. VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN
Điều 24. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển khi tàu thuyền nước ngoài chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc tàu thuyền chuyên chở chất phóng xạ, chất độc hại hoặc nguy hiểm đi qua lãnh hải Việt Nam
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không mang đầy đủ tài liệu kỹ thuật liên quan tới tàu thuyền và hàng hóa trên tàu thuyền, tài liệu về bảo hiểm dân sự bắt buộc.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên áp dụng đối với các loại tàu thuyền này;
b) Không tuân thủ quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về việc áp dụng biện pháp phòng ngừa đặc biệt, trong trường hợp có dấu hiệu hoặc bằng chứng rõ ràng về khả năng gây rò rỉ hoặc làm ô nhiễm môi trường.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người, tàu thuyền vi phạm rời khỏi vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với hành vi vi phạm tại Khoản 2 Điều này.
Điều 25. Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường biển do tàu thuyền gây ra
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không ghi nhật ký dầu, nhật ký bơm nước la canh buồng máy, nhật ký đổ thải theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có đủ trang thiết bị phân ly dầu nước theo quy định hoặc có trang thiết bị nhưng không sử dụng được;
b) Để rò rỉ nước thải có lẫn dầu từ trên tàu xuống biển.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có kế hoạch ứng phó sự cố dầu tràn; kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu, ô nhiễm hóa chất theo quy định;
b) Không có giấy chứng nhận theo quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi xả, thải nước có lẫn dầu hoặc hợp chất có lẫn dầu không theo đúng các quy định.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi xả, thải chất thải có lẫn dầu hoặc các loại chất độc hại không theo đúng các quy định.
6. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường đối với các hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 2; Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
Điều 26. Vi phạm các quy định về hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy trình vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị chuyên dụng trong bộ hồ sơ đăng ký kèm theo Giấy phép quản lý chất thải nguy hại;
b) Không thực hiện đúng kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường trong bộ hồ sơ đăng ký kèm theo Giấy phép quản lý chất thải nguy hại.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập sổ, nhật ký theo dõi chất thải nguy hại theo quy định; không lập hồ sơ theo dõi hành trình phương tiện vận chuyển bằng GPS theo quy định;
b) Không thực hiện đúng kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không trang bị hệ thống định vị vệ tinh (GPS) đối với phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại theo quy định;
b) Vận chuyển chất thải nguy hại không theo tuyến đường, quãng đường, thời gian theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Phương tiện, thiết bị chuyên dụng thu gom, vận chuyển, đóng gói, bảo quản và lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định;
d) Để lẫn chất thải nguy hại khác loại có khả năng phản ứng, tương tác với nhau trong quá trình vận chuyển hoặc trong quá trình lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại ngoài địa bàn quy định trong giấy phép quản lý chất thải nguy hại;
b) Không thực hiện đúng các quy định trong giấy phép quản lý chất thải nguy hại trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều này.
5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại nằm ngoài danh mục chất thải nguy hại quy định trong giấy phép quản lý chất thải nguy hại;
b) Thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại vượt quá khối lượng quy định trong giấy phép quản lý chất thải nguy hại;
c) Sử dụng phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại không được đăng ký lưu hành, không có trong giấy phép quản lý chất thải nguy hại.
6. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển chất thải nguy hại khi không có Giấy phép quản lý chất thải nguy hại, trừ chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình sinh hoạt hoặc cơ sở kinh doanh, dịch vụ (không bao gồm sản xuất) quy mô hộ gia đình, cá nhân sẽ được quản lý, xử lý theo quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ.
7. Đối với hành vi nhận chìm, đổ, thải chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường thì xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp nhận chìm, đổ, thải dưới 120 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc dưới 600 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp nhận chìm, đổ, thải từ 120 kg đến dưới 500 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 600 kg đến dưới 2.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;
c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp nhận chìm, đổ, thải từ 500 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 2.000 kg đến dưới 4.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;
d) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp nhận chìm, đổ, thải từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 4.000 kg đến dưới 8.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;
đ) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp nhận chìm, đổ, thải từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 8.000 kg đến dưới 12.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;
e) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với trường hợp nhận chìm, đổ, thải từ 3.000 kg đến dưới 4.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 12.000 kg đến dưới 16.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;
g) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với trường hợp nhận chìm, đổ, thải từ 4.000 kg đến dưới 5.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 16.000 kg đến dưới 20.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;
h) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với trường hợp nhận chìm, đổ, thải từ 5.000 kg trở lên chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 20.000 kg trở lên đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác.
8. Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với các hành vi chuyển giao, cho, bán không đúng quy định; nhận chìm, đổ, thải chất thải nguy hại thuộc Danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy gây ô nhiễm môi trường hoặc nhận chìm, đổ, thải chất thải phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép hành nghề vận chuyển chất thải nguy hại từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm các quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại của đại lý vận chuyển chất thải nguy hại từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 6, 7 và Khoản 8 Điều này;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 và Khoản 8 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 và Khoản 8 Điều này gây ra;
b) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.
Điều 27. Vi phạm các quy định khác về bảo vệ môi trường biển
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ phương tiện vận tải, kho lưu giữ hàng hóa trên biển có nguy cơ gây ra sự cố môi trường mà không thông báo cho các lực lượng cứu nạn, cứu hộ quốc gia, lực lượng Cảnh sát biển, tổ chức, cá nhân liên quan khác theo quy định.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, chủ phương tiện vận chuyển xăng, dầu, hóa chất, chất phóng xạ và các chất độc hại khác trên biển không có kế hoạch, nhân lực, trang thiết bị bảo đảm phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động khai thác nguồn lợi, tài nguyên biển và hoạt động khác liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên biển thực hiện không đúng theo quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã được phê duyệt;
b) Sử dụng các biện pháp, phương tiện, công cụ có tính hủy diệt trong khai thác tài nguyên và nguồn lợi biển;
c) Xả, thải các chất thải và các yếu tố gây ô nhiễm khác từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông, vận tải, khai thác xuống vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
d) Để, lưu giữ phương tiện vận tải, kho tàng trên biển quá thời gian phải xử lý;
đ) Không thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải nguy hại theo quy định đối với hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên biển, phá dỡ phương tiện vận tải trên biển.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi đổ xuống biển chất thải thông thường của các phương tiện vận tải, các giàn khoan hoạt động trên biển mà không được xử lý theo quy định hoặc không xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; đổ chất thải rắn từ đất liền xuống biển mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định; đổ chất thải từ hoạt động nạo vét luồng lạch xuống biển mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định.
5. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi đổ các loại chất thải xuống vùng biển thuộc khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự nhiên, vùng có hệ sinh thái tự nhiên mới, khu vực sinh sản thường xuyên hoặc theo mùa của các loài thủy, hải sản.
6. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi đổ chất thải nguy hại, chất thải có chứa chất phóng xạ xuống các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3, các Khoản 4, 5 và Khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.
Chương 3
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VÀ THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN CÁC VÙNG BIỂN, ĐẢO VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Điều 28. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển Việt Nam
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 25.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và tại Khoản 2, Khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và tại Khoản 2, 4 và Khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
6. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và tại Khoản 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, b, c, đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
Điều 29. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
Bộ đội Biên phòng có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực, phạm vi địa bàn quản lý của mình như sau:
1. Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
2. Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu Biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 25.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
3. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn Biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, c, đ, i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 2, 3, 4, 5 Điều 4 Nghị định này.
Điều 30. Thẩm quyền xử phạt của Hải quan5
Hải quan có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 5 và Điều 15 Nghị định này thuộc lĩnh vực, phạm vi địa bàn quản lý của mình như sau:
1. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 25.000.000 đồng;
2. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Điều 31. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Hàng hải, Cảng vụ Hàng hải, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam; Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải6
Thanh tra Hàng hải, Cảng vụ Hàng hải, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và các chức danh Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm được quy định tại các Điều 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 và Điều 25 Nghị định này thuộc lĩnh vực, phạm vi địa bàn quản lý của mình như sau:
1. Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành Cục Hàng hải Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Giao thông vận tải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b, c, d, đ, g, h và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
2. Trưởng đại diện Cảng vụ Hàng hải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.
5. Giám đốc Cảng vụ Hàng hải, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành Cảng vụ Hàng hải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 25.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
Điều 31a. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường7
Quản lý thị trường có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 15 Nghị định này, thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý của mình như sau:
1. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
2. Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 25.000.000 đồng;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Điều 31b. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân8
Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý của địa phương mình như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 2, 4, 5 Điều 4 Nghị định này.
Điều 32. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm ngư
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến địa bàn, lĩnh vực quản lý của mình được quy định tại Điều 10, Điều 11 và Khoản 1 Điều 12 Nghị định này như sau:
1. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản, chứng chỉ hành nghề thủy sản có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động thủy sản có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
2. Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản, chứng chỉ hành nghề thủy sản có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động thủy sản có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 250.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
Điều 33. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính9
Khi thi hành công vụ, những người dưới đây có quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này gồm:
1. Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31, 31a, 31b và Điều 32 Nghị định này, lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý của mình.
2. Chiến sĩ Cảnh sát biển, Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng, lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
3. Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra chuyên ngành Hàng hải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Hàng hải, Công chức, Viên chức Cảng vụ Hàng hải, lập biên bản đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 và Điều 25 của Nghị định này.
4. Kiểm ngư viên, các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Kiểm ngư được quy định tại Điều 32 của Nghị định này, lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 10, 11 khoản 1 Điều 12 của Nghị định này.
5. Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan, lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 4 Điều 5 và Điều 15 Nghị định này.
6. Kiểm soát viên thị trường, lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
Chương 4
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 10
Điều 34. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 và thay thế Nghị định số 137/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 35. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết, nếu các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong Nghị định này có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 137/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để giải quyết.
Điều 36. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
| XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT BỘ TRƯỞNG |
1 Nghị định số 23/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.’’
2 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 23/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2017.
3 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 23/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2017.
4 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 23/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 162/2013/NĐ CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2017.
5 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 23/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2017.
6 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 23/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2017.
7 Điều này được bổ sung theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 23/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2017.
8 Điều này được bổ sung theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 23/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2017.
9 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 23/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2017.
10 Điều 2 và Điều 3 Nghị định số 23/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2017, quy định như sau:
“Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2017.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này”.